Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp nghiên cứu cấu trúc vốn tại Cty chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của cấu trúc vốn lên chi phí đại diện, bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Khi chọn mẫu nghiên cứu, tác giả loại các mẫu có OETS trung bình cao để tránh biến động trong nghiên cứu. Khi quan sát các mẫu nghiên cứu, nhận xét OETS có giá trị trung bình nhỏ hơn 29%, vì vậy loại các mẫu có OETS đột biến. Bên cạnh đó ta loại một số ngành có mẫu đại diện là một mẫu, số mẫu nghiên cứu còn lại sẽ còn 47 công ty có OETS và DTAR trung bình được thống kê theo ngành như sau:
Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến OETS và DTAR bình quân cho các ngành
Bảng 4.1 trình bày các số liệu thống kê tóm tắt của DTAR, OTES trung bình ngành qua 5 năm nghiên cứu. Nhìn chung, các ngành xem xét đều có OETS trung bình không cao so với tỷ lệ OETS của bài nghiên cứu gốc của nhóm tác giả He Zhang and Steven Li. Mức giao động OETS trung bình của các ngành từ 3% đến 17%, trong đó ngành Hóa dược phẩm có tỷ lệ OETS trung bình cao nhất trong các doanh nghiệp được khảo sát qua 5 năm nghiên cứu với tỷ lệ tương ứng là 17%. Ngành thấp nhất là ngành bán lẻ và xây dựng 3%. Nhìn vào biểu đồ – hình 4.1, ta có thể thấy mức giao động của OETS phân bố nhiều ở tỷ lệ 4% đến 10%.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến cho ước lượng chi phí đại diện
Đối với biến phụ thuộc:
Bảng 4.2 cho chi phí đại diện năm có giá trị trung bình là 6%, chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất khá lớn 0.29, độ lệch chuẩn là 0.06, cho thấy mức độ phân tán tương đối thấp.
Đối với biến độc lập: Bảng 4.2 cho thấy biến động của các biến độc lập
Biến DTAR:
DTAR trung bình là 46%, chênh lệch giữa mức cao nhất và thấp nhất khá lớn là 0.87, độ lệch chuẩn là 0.22
Biến LOS:
LOS trung bình 13.2, chênh lệch mức cao nhất và thấp nhất là 8.26, độ lệch chuẩn là 1.29
Biến ROA:
ROA trung bình là 8%, chênh lệch giữa giá trị cao nhất và thấp nhất là 85%, độ lệch chuẩn là 0.09
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
4.2 Ước : chi phí đại diện – Mô hình tổng hợp Luận văn: Giải pháp nghiên cứu cấu trúc vốn tại Cty chứng khoán
4.2.1 Kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Ma trận tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
Bảng 4.3: Ma trận tương quan cho OETS
Từ kết quả ma trận tương quan trên cho thấy tương quan giữa các cặp biến nhỏ hơn 0.8 là một bằng chứng cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng trong mô hình, mang lại kết quả giống như trong nghiên cứu gốc của nhóm tác giả He Zhang and Steven Li.
Tác giả tìm thấy mối tương quan nghịch giữa biến phụ thuộc OETS và biến độc lập DTAR phù hợp với giả thuyết chi phí đại diện, hệ số tương quan giữa 2 biến này là (0.366).
Đối với các biến độc lập còn lại LOS và ROA, tác giả cũng tìm thấy quan hệ nghịch biến giữa chi phí đại diện với qui mô công ty và hiệu quả hoạt động của công ty phù hợp với giả thuyết như đã nêu trên, hệ số tương quan lần lượt là (0.135) và (0.109)
Bảng 4.4: Bảng kết quả hồi quy trong phương trình tổng hợp (3)
Kiểm định đa cộng tuyến
Theo kết quả từ nguồn tính toán từ Stata, tất cả các VIF đều nhỏ hơn 10, mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.
4.2.3 Chọn mô hình phù hợp Luận văn: Giải pháp nghiên cứu cấu trúc vốn tại Cty chứng khoán
Đầu tiên, tác giả kiểm định việc chọn lựa giữa mô hình OLS và Fixed Effect.
Từ kết quả kiểm định, giá trị P-value nhỏ hơn 0.05 nên bác bỏ giả thiết H0 nghĩa là các hệ số độ dốc có sự thay đổi theo thời gian hoặc theo cá nhân, nên ta không dùng phương pháp hồi quy OLS.
Tiếp theo, tác giả kiểm định Hausman để chọn lựa mô hình hồi quy FEM hay REM:
Kết quả kiểm định các phương trình cho thấy giá trị Prob lớn hơn 0.05, vì vậy với độ tin cậy 95% ta có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyêt H1, những tác động được coi là ảnh hưởng ngẫu nhiên, nên chọn lựa mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để ước lượng cho các phương trình trên sẽ giải thích tốt hơn mô hình ảnh hưởng cố định (FEM).
Sau khi chọn được mô hình hồi quy phù hợp đề tài sẽ tiến hành kiểm tra một số khuyết tật khác như hiện tượng phương sai đồng nhất và thực hiện kiểm tra sự tự tương quan giữa các phần dư .
Kết quả kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan được trình bày trong phần dưới đây
Kiểm định phương sai thay đổi
P-value =0.000 <0.05, chấp nhận giả thiết H0, với mức ý nghĩa 5%, tồn tại phương sai thay đổi trong mô hình.
Kiểm định tự tương quan
P-value =0.000 <0.05, chấp nhận giả thiết H0, với mức ý nghĩa 5% có hiện tượng tự tương quan bậc nhất.
Khắc phục phương sai thay đổi và tự tương quan
Theo nghiên cứu của Wooldrigge (2002), phương pháp hồi quy bình phương bé nhất tổng quát GLS (Generalized Least Squares) ước lượng hồi quy trong mô hình, phương pháp này sẽ kiểm soát được hiện tượng tự tương quan giữa các biến và hiện tượng phương sai thay đổi giữa các phần dư với nhau.
Bảng 4.5 Trình bày kết quả hồi quy bằng cách sử dụng phương pháp GLS, khắc phục phương sai thay đổi và tự tương quan thong qua lệnh trên Stata11: xtgls oets dtar los roa d1 d2 d3 d4 d5 d6 d7 d8 d9 d10, panels(h) corr(ar1)
Ta có phương trình tổng hợp các biến sau khi đã khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan như sau:
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan.
4.3 Ước lượng chi phí đại diện – Mô hình bỏ sót biến Luận văn: Giải pháp nghiên cứu cấu trúc vốn tại Cty chứng khoán
4.3.1 Biến DTAR và các biến giả
Bảng 4.6 – Bảng thống kê kết quả hồi qui theo biến DTAR và các biến giả
Theo Bảng 4.6 ta thấy hệ số DTAR mang giá trị âm (0.06), phù hợp với giả thuyết chi phí đại diện là đòn bẩy có quan hệ nghịch biến với chi phí đại diện.
Về tác động của các ngành công nghiệp ảnh hưởng đến các biến nghiên cứu không rõ ràng. Một số ngành có ý nghĩa thống kê trong mô hình này ở mức 1% bao gồm ngành D5,D9,D10, với mức 5% bao gồm ngành D3, mức ý nghĩa 10% bao gồm ngành D7, D8. Các ngành còn lại không có ý nghĩa thống kê.
Hệ số tự do của mô hình với mức ý nghĩa 1%.
4.3.2 Biến LOS và các biến giả Luận văn: Giải pháp nghiên cứu cấu trúc vốn tại Cty chứng khoán
Bảng 4.7 – Bảng thống kê kết quả hồi qui theo biến LOS và các biến giả
Theo Bảng 4.7, hệ số gốc của LOS là (0.008) với mức ý nghĩa là 1%, kết quả thể hiện mối quan hệ nghịch biến với chi phí đại diện, phù hợp với giả thuyết của nghiên cứu. Các biến giả ngành công nghiệp đa số mang dấu dương. Các ngành có nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là ngành D5, D8, D9, D10, có mức ý nghĩa 5% là ngành D3, D7. Các ngành còn lại không có ý nghĩa thống kê.
Hệ số tự do của mô hình 0.141 với mức ý nghĩa 1%.
4.3.3 Biến ROA và các biến giả
Bảng 4.8 – Bảng thống kê kết quả hồi qui theo biến ROA và các biến giả
Theo Bảng 4.8, hệ số gốc mang dấu âm là (0.145) với mức ý nghĩa 1% phù hợp với giả thuyết của nghiên cứu. Hệ số gốc các biến giả ngành công nghiệp mang dấu dương. Các ngành có ý nghĩa thống kê 1% là ngành D3, D5, D6, D8, D9, D10, ngành D7 có mức ý nghĩa 5%, các ngành còn lại không có ý nghĩa thống kê.
Hệ số tự do của mô hình là 0.04 có mức ý nghĩa 1%.
Nhận xét chung cho mô hình bỏ sót biến
Theo kết quả mô hình hồi qui trên ta thấy, do việc bỏ sót biến để xem xét tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc nên kết quả hồi qui trong mô hình bỏ sót biến cũng mang lại kết quả không tương đồng với mô hình tổng hợp.
Các biến độc lập DTAR, LOS và ROA khi xét trong mô hình bỏ sót biến đều có quan hệ nghịch biến với các biến phụ thuộc với mức ý nghĩa 1%. Trong khi đó, biến LOS không mang lại ý nghĩa thống kê khi xét trong mô hình tổng hợp các biến.
Đối với các biến giả: đa phần thể hiện mối quan hệ đồng biến với chi phí đại diện, chỉ có một số ngành có quan hệ nghịch biến. Kết quả của mô hình cho thấy các biến giả không có ý nghĩa thống kê, chỉ một số ngành mang lại ý nghĩa thống kê.
4.4 Kết quả ước lượng đối với toàn bộ mẫu nghiên cứu Luận văn: Giải pháp nghiên cứu cấu trúc vốn tại Cty chứng khoán
Từ kết quả mô hình nghiên cứu bỏ sót biến và tổng hợp trên, ta thống kê số liệu như sau
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả hồi qui của mô hình tổng hợp và mô hình bỏ sót biến
Ứng với mức ý nghĩa 10%, ** ứng với mức ý nghĩa 5% và *** ứng với mức ý nghĩa 1%.
Nhận xét
Cột 1: xác định các biến.
Cột 2 đến cột 5: trình bày các số liệu hồi qui cho phương trình (3) đến phương trình (6), cột 2 đến cột 4, thể hiện các biến kiểm soát trong phân tích hồi qui bỏ sót biến, cột (5) thể hiện tổng hợp kết quả hồi qui tổng hợp.
Cột 2: thể hiện mối quan hệ giữa chi phí đại diện và đòn bẩy, kết mang lại ý nghĩa thống kê 1% phù hợp với giả thuyết chi phí đại diện. Kết quả này củng cố cho giả thiết chi phí đại diện rằng: sử dụng đòn bẩy cao có thể làm giảm chi phí đại diện ở mức ý nghĩa 1%.
Cột 3: thể hiện mối quan hệ giữa chi phí đại diện và qui mô công ty, kết quả mang lại ý nghĩa thống kê lần lượt là 1% phù hợp với giả thuyết chi phí đại diện là qui mô công ty có mối quan hệ nghịch biến với chi phí đại diện, củng cố cho giả thiết chi phí đại diện rằng qui mô công ty càng lớn thì có thể làm giảm chi phí đại diện
Cột 4: thể hiện mối quan hệ giữa chi phí đại diện và kết quả hoạt động của công ty, kết quả mang lại ý nghĩa thống kê lần lượt là 1% phù hợp với giả thuyết chi phí đại diện là hiệu quả hoạt động của công ty có mối quan hệ nghịch biến với chi phí đại diện, củng cố cho giả thiết chi phí đại diện rằng công ty hoạt động càng hiệu quả có thể làm giảm chi phí đại diện.
Cột 5: Khi xét tác động tổng hợp của các biến DTAR, LOS, ROA lên chi phí đại diện OETS. Đây là kết quả mô hình tổng hợp các biến sau khi đã khắc phục các hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Kết quả hồi qui cho thấy đòn bẩy, qui mô công ty và khả năng sinh lời có tác động nghịch chiều lên chi phí đại diện với mức ý nghĩa 1%, kết quả phù hợp với mô hình bỏ sót biến.
Các biến giả ngành công nghiệp đa phần đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình tổng hợp các biến và mô hình bỏ sót biến. Trong đó, ta có thể thấy biến D3, D5, D7, D8, D9, D10 mang lại ý nghĩa thống kê cho mô hình tổng hợp các biến và mô hình bỏ sót biến. Biến D1 có ý nghĩa thống kê cho mô hình tổng hợp các biến. Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê.
Mô hình thực nghiệm
Từ mô hình nghiên cứu trên, ta có phương trình hồi qui cho nghiên cứu thực nghiệm sau
Mô hình tổng hợp
OETS = 0.157 – 0.046*DTAR – 0.007*LOS – 0.137*ROA + 0.018*D1 + 0.001*D2 + 0.024*D3 – 0.016*D4 + 0.143*D5 + 0.028*D6 + 0.029*D7 + 0.032*D8+ 0.052*D9 + 0.077*D10
Mô hình bỏ sót biến
Biến DTAR và các biến giả
OETS = 0.069 – 0.064*DTAR + 0.007*D1 – 0.008*D2 + 0.028*D3 – 0.003*D4 + 0.115*D5 + 0.005*D6 + 0.186*D7 + 0.026*D8 + 0.038*D9 + 0.055*D10
Biến LOS và các biến giả
OETS = 0.142 – 0.008*LOS + 0.018*D1 + 0.001*D2 + 0.027*D3 + 0.001*D4 + 0.0139*D5 + 0.025*D6 + 0.024*D7 + 0.041*D8 + 0.051*D9 + 0.077*
Biến ROA và các biến giả
OETS = 0.04 – 0.145*ROA + 0.012*D1 + 0.002*D2 + 0.041*D3 + 0.005*D4 + 0.148*D5 + 0.067*D6 + 0.023*D7 + 0.047*D8 + 0.048*D9 + 0.076*D10
4.5 Kiểm tra giả thuyết đòn bẩy tài chính càng cao thì chi phí đại diện càng thấp? Luận văn: Giải pháp nghiên cứu cấu trúc vốn tại Cty chứng khoán
Trong phần nghiên cứu phương trình đa biến trên, ta thấy mối quan hệ giữa đòn bẩy và chi phí đại diện là nghịch biến với mức ý nghĩa 1% phù hợp với giả thiết chi phí đại diện. Tuy nhiên, kết quả này còn mang tính tổng quát, để củng cố cho giả thiết chi phí đại diện, tác giả thực hiện thêm kiểm định sự khác biệt của chi phí đại diện giữa giai đoạn sử dụng đòn bẩy cao và giai sử dụng đòn bẩy thấp.
Như đã nói trên phần 3.1.5, cho kiểm định 1, tác giả có bảng thống kê sau:
Bảng 4.10: So sánh chi phí đại diện trong hai giai đoạn sử dụng đòn bẩy dựa trên DTAR cao nhất được sử dụng
Kết quả
Bảng 4.10 cho thấy kết quả kiểm định phần lớn không có sự khác biệt đáng kể của OETS giữa 2 nhóm HLS và LLS, ta có P-value đều lớn hơn mức ý nghĩa 10%, dữ liệu không có ý nghĩa thống kê.
Theo lý thuyết chi phí đại diện đã nói trên, có 2 nguyên nhân có thể đưa ra kết quả trên như sau:
- Chi phí phá sản trực tiếp và gián tiếp đã bao gồm trong chi phí đại diện có thể phát sinh nếu đòn bẩy tài chính được sử dụng quá cao, có thể nói, khi đòn bẩy sử dụng càng cao, chi phi phí đại diện không giảm theo giả thiết chi phí đại diện nữa, tỷ lệ nợ sử dụng quá cao báo hiệu nguy cơ vỡ nợ, và kéo theo chi phí khắc phục để giảm thiểu nguy cơ này (Theo nghiên cứu của Titman, 1984).
- Cuối cùng, việc sử dụng tiền mặt không hiệu quả quá mức bắt nguồn từ việc gia tăng đòn bẩy cho mục tiêu bành trướng thế lực từ các nhà quản lý cũng có thể đẩy chi phí đại diện lên. Cổ đông của công ty sẽ tăng cường chi phí kiểm soát cho những người đại diện này để tránh nguy cơ vỡ nợ hay tăng trưởng quá mức.(theo nghiên cứu của Jensen 1986).
Đòn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diện từ phía công ty bằng sự giám sát của chủ nợ cho vay, đây là các định chế tài chính độc lập như: ngân hàng, hay các đối tác khách hàng, nhà cung cấp (Theo nghiên cứu của Ang và cộng sự năm 2000), tránh được nguy cơ vỡ nợ có thể làm cho các nhà quản lý quyền lợi và danh tiếng trên thị trường lao động, áp lực tạo ra dòng tiền để trả nợ và lãi vay và giảm nguy cơ đầu tư quá mức.
4.6 Nếu đòn bẩy đã được sử dụng ở mức độ rất cao rồi thì việc gia tăng thêm tỷ lệ đòn bẩy sử dụng sẽ làm tăng chi phí đại diện? Luận văn: Giải pháp nghiên cứu cấu trúc vốn tại Cty chứng khoán
Cho kiểm định 2 trong mục 3.1.5, tác giả có bảng thống kê kết quả nghiên cứu sau:
Bảng 4.11: So sánh chi phí đại diện giữa các giai đoạn sử dụng đòn bẩy dựa trên mức chênh lệch DTAR giữa HLS và LLS
Dựa vào kết quả thống kê trên ta thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm HLS và LLS từ nhóm 1 đến nhóm 6. Vì vậy không có bằng chứng cho thấy sự khác biệt đáng kể của chi phí đại diện khi chênh lệch đòn bẩy sử dụng tăng cao.
Có 2 nguyên nhân giải thích cho kết quả trên:
- Hạn chế của mô hình: mẫu nghiên cứu nhỏ, chưa thể hiện hết bản chất của vấn đề mặc dù tác giả đã nỗ lực thu thập dữ liệu,
- Kết quả phụ thuộc vào phân loại nhóm đòn bẩy cao và đòn bẩy thấp, sự phân chia nhóm HLS và LLS chỉ có ý nghĩa tương đối.
Kết luận kết quả kiểm định hai giả thuyết của nghiên cứu
Thứ nhất, kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu cho thấy có bằng chứng ủng hộ giả thuyết chi phí đại diện bằng cách kiểm tra mô hình bỏ sót biến và mô hình tổng hợp dựa trên dữ liệu các CTNY ở TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012.
Trong kiểm tra phương trình tổng hợp cho giai đoạn từ năm 2008 và 2012, mối quan hệ giữa đòn bẩy và chi phí đại diện là nghịch chiều với mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra, khi xem xét đến yếu tố qui mô, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có quan hệ nghịch chiều với chi phí đại diện với mức ý nghĩa 1%. Luận văn: Giải pháp nghiên cứu cấu trúc vốn tại Cty chứng khoán
Trong phân tích nghiên cứu thứ hai, phần lớn không mang lại kết quả tương tự như thử nghiệm đa biến, tuy nhiên, khi đòn bẩy ở mức độ cao, việc gia tăng thêm đòn bẩy sẽ tác động ngược lại chi phí đại diện nhưng tác động này không đáng kể. Bên cạnh đó, không có bằng chứng đáng kể được tìm thấy khi kiểm tra có hay không ảnh hưởng của đòn bẩy lên chi phí đại diện nhiều hơn khi ở giai đoạn sử dụng đòn bẩy cao hơn.
Kết quả thực nghiệm chưa tìm thấy bằng chứng ủng hộ có ý nghĩa thống kê cho giả thuyết các công ty Việt Nam có ảnh hưởng của đòn bẩy lên chi phí đại diện trong từng giai khác nhau. Điều này là do TTCKVN trong giai đoạn này mới đi vào hoạt động nên số lượng các CTNY còn ít dẫn đến việc thiếu cơ sở dữ liệu để ủng hộ cho giả thuyết này, quá trình thu thập và xử lý số liệu còn nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Chương này trình bày các kết quả chính cũng như những đóng góp của luận án, thảo luận các giới hạn của bài nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài này.
5.1 Các kết luận chung từ bài nghiên cứu
Kết quả của bài nghiên cứu đã cung cấp thêm các bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết chi phí đại diện và đồng thời trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất cho thấy mối quan hệ chung giữa đòn bẩy và chi phí đại diện là ngược chiều, mức độ đòn bẩy càng cao thì chi phí đại diện càng thấp. Kết quả này cùng hướng với nghiên cứu gốc của He Zhang và Steven Li, và khi đòn bẩy cao hơn nữa thì nó cũng có khả năng làm giảm chi phí đại diện, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tại Việt Nam chưa có bằng chứng rõ ràng và có ý nghĩa thống kê nhiều như nghiên cứu tại nước Anh.
Cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai, kết quả chưa chứng minh được mối quan hệ nghịch chiều của đòn bẩy và chi phí đại diện không còn đúng khi tồn tại đòn bẩy ở mức độ quá cao, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu gốc. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chưa có ý nghĩa thống kê.
Bằng lý luận của nhóm tác giả He Zhang và Steven Li và các nhóm tác giả khác cho thấy trên thực tế không có cấu trúc vốn hoàn toàn thâm nợ. Tại điểm đòn bẩy quá cao, tác động của đòn bẩy đã đi ngược lại với mục đích sử dụng ban đầu của nhà đầu tư là dùng để chắn thuế và chia sẻ rủi ro và có thể giảm chi phí đại diện. Hơn nữa, đòn bẩy quá cao thì nguy cơ vỡ nợ, không có khả năng thanh toán và phá sản cũng càng cao, các chủ nợ cũng e ngại khi cho vay, chính vì vậy mà công ty phải tốn thêm chi phí như kiểm toán, chi phí đền bù rủi ro cũng như là chi phí để nhà quản lý có thể điều hành tốt công ty theo mục tiêu theo đuổi của nhà đầu tư. Kết quả, chi phí đại diện không giảm nữa mà sẽ đảo chiều tăng cùng với đòn bẩy, và do đó, chi phí đại diện cũng sẽ tăng cao.
Tại điểm đòn bẩy quá cao, đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn trong cấu trúc vốn, lúc này áp lực thanh toán tiền lãi vay và trả nợ khi đến hạn cũng làm cho nhà quản lý phải cân nhắc dòng tiền để trả nợ thay vì mở rộng qui mô. Nhà đầu tư có thể phải thu hẹp qui mô, chi phí đại diện cũng phát sinh để đảm bảo tính hoạt động liên tục, chứng minh sự thu hẹp qui mô không có rủi ro và không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty, do đó, chi phí đại diện cũng tăng cao để cung cấp bằng chứng tin cậy cho thấy mức độ an toàn hoạt động cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, kết quả thực nghiệm từ luận văn cho thấy:
Vấn đề chi phí đại diện tại Việt Nam chưa được quan tâm nhiều trong quản trị doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí đại diện trong các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam còn khá thấp so với các công ty trên thế giới.
Bài nghiên cho thấy hoạch định chi phí đại diện là một yếu tố tài chính và quản trị doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến xây dựng một cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp. Đặc biệt tại TTCKVN, là một thị trường còn tương đối trẻ, sự minh bạch thông tin còn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến sự bất cân xứng thông tin xảy ra thường xuyên và liên tục, không mang lại hiệu quả cho các nhà đầu tư tiềm năng.
5.2 Hạn chế của luận văn và hướng phát triển nghiên cứu
5.2.1 Hạn chế của luận văn Luận văn: Giải pháp nghiên cứu cấu trúc vốn tại Cty chứng khoán
Hạn chế chủ yếu nhất của đề tài nghiên cứu này là hạn chế về mặt dữ liệu nghiên cứu:
Thứ nhất, TTCKVN mới đi vào hình thành và phát triển trong hơn 10 năm qua, số lượng các CTNY còn ít cũng như ngành nghề của các công ty trên thị trường cũng chưa thật sự đầy đủ theo cơ cấu trong nền kinh tế. Mô hình phân tích yêu cầu công ty phải hoạt động liên tục ít nhất 6 năm nên số lượng CTNY trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh bị giới hạn, từ đó mẫu nghiên cứu bị giới hạn, gồm 47 công ty trong khoảng thời gian từ 2008 – 2012.
Thứ hai, bài nghiên cứu chỉ mới tập trung nghiên cứu các CTNY trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, chưa xem xét các CTNY trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng như trên thị trường phi tập trung OTC và các công ty chưa được niêm yết.
Thứ ba, dữ liệu nghiên cứu là các chỉ số kế toán, những số liệu này mang tính ước tính và hạch toán chủ quan của doanh nghiệp, tuy có theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, tuy nhiên nó cũng không phản ánh nhất quán giữa các doanh nghiệp với nhau.
Ngoài ra bài nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế khác như:
Bài nghiên cứu chưa xem xét các yếu tố khác có thể tác động đến kết quả nghiên cứu như yếu tố vĩ mô, yếu tố chủ quan của con người… Đặc biệt là khi giai đoạn nghiên cứu 2008 – 2012 là khoảng thời gian trước, trong và sau cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính lớn trên thế giới.
Do hạn chế và dữ liệu nghiên cứu nên bài nghiên cứu cũng chưa thực hiện được nhiều các kiểm định đảm bảo độ vững chắc của kết quả nghiên cứu.
5.2.2 Hướng phát triển nghiên cứu
Kết quả thực nghiệm từ bài nghiên cứu này chưa đồng nhất với giả thuyết nghiên cứu, nguyên nhân có thể là do các hạn chế về mặt dữ liệu. Vì vậy, nghiên cứu này có thể phát triển bằng cách mở rộng mẫu nghiên cứu dài và rộng hơn để có thể khẳng định chắc chắn hơn tính chính xác của giả thuyết nghiên cứu.
Bài nghiên cứu này có thể phát triển theo hướng xem xét đồng thời tác động của các nhân tố khác như tỷ lệ tăng trưởng, rủi ro, qui mô công ty, tỷ lệ tài sản vô hình hay hữu hình,…tác động đến chi phí đại diện như thế nào. Luận văn: Giải pháp nghiên cứu cấu trúc vốn tại Cty chứng khoán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Cấu trúc vốn lên chi phí từ các Cty chứng khoán