Luận văn: Giải pháp công bố thông tin tại các Cty niên yết

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Giải pháp công bố thông tin tại các Cty niên yết hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên BCKT của các công ty niêm yết ở Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

4.1. Mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh của các Công ty niêm yết hiện nay

4.1.1. Mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh của các Công ty niêm yết hiện nay.

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.

Nhìn vào bảng 4.1, ta có thể thấy rằng giá trị chỉ số thuyết minh của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất là 0,9, giá trị nhỏ nhất là 0.40, giá trị trung bình là 0.6864 với độ lệch chuẩn là 0.10904. Từ đây ta có thể thấy rằng chỉ số về mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh trung bình không cao (nhỏ hơn 0.7) và có sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp, cho thấy sự không đồng đều trong hoạt động công bố thông tin trên thuyết minh Báo cáo tài chính.

Từ đó có một vài đánh giá về mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh như sau:

  • Mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính trung bình là 68,64%; và có doanh nghiệp có mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính là 40% nhỏ hơn 50% là quá ít thông tin bắt buộc được thuyết minh vì số mục thuyết minh tự nguyện chỉ chiếm 20% tổng số mục thuyết minh được khảo sát.
  • Mức độ chênh lệch giữa doanh nghiệp có mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh cao nhất và thấp nhất là tương đối lớn 50%, và độ lệch chuẩn của chỉ số thuyết minh cao 10.904% cho thấy mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính giữa các doanh nghiệp không đồng đều.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

4.1.2. Đánh giá về mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính.

Từ kết quả thống kê về mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Bảng 4.1), tôi có một vài đánh giá về mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh như sau:

  • Mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh nghiêp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khóa Thành phố Hồ Chí Minh còn thấp. Mức trung bình là 68,64%; và có doanh nghiệp có mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính là 40% nhỏ hơn 50% là quá ít thông tin bắt buộc được thuyết minh vì số mục thuyết minh tự nguyện chỉ chiếm 20% tổng số mục thuyết minh được khảo sát.
  • Mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính giữa các doanh nghiệp là không đồng đều, có nhiều khả năng doanh nghiệp không tuân thủ đầy đủ các quy định về công bố thông tin thuyết minh Báo cáo tài chính.

4.2. Kết quả nghiên cứu các biến độc lập Luận văn: Giải pháp công bố thông tin tại các Cty niên yết

4.2.1. Thống kê các biên độc lập

Bảng 4.2. Kết quả thống kê các biến độc lập

Biến Quy mô (Quy mô Hội đồng quản trị)

Quy mô trung bình của Hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh là 5.8824, với giá trị nhỏ nhất là 4.0, lớn nhất là 10 và độ lệch chuẩn là 1.28719. Ta có thể thấy rằng quy mô của Hội đồng thành viên của các doanh nghiệp niêm yết được khảo sát không có sự chênh lệch nhiều (độ lệch chuẩn nhỏ 1.28719). Quy mô thông thường của Hội đồng quản trị khoảng 5 (số thành viên trung bình là 5.8824) thành viên là khá phù hợp trong quá trình họp và biểu quyết khi họp Hội đồng quản trị.

Biến Không điều hành (tỷ lệ thành viên không tham gia điều hành của Hội đồng quản trị)

Biến không điều hành có giá trị trung bình là 0.5261 là khá lý tưởng khi Hội đồng quản trị có trên 50% thành viên không tham gia điều hành sẽ đảm bảo tính độc lập trong quá trình giám sát công tác quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ chênh lệch của tỷ lệ thành viên không điều hành tại các doanh nghiệp được khảo sát lại tương đối lớn với giá trị nhỏ nhất là 0.14, giá trị lớn nhất là 0.88 và độ lệch chuẩn là 18.514%. Mức chênh lệch lớn cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng đề cao vao trò của các thành viên không điều hành mà chỉ có thành viên này nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của luật doanh nghiệp.

Biến Tỷ lệ nữ (Tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị)

Tỷ lệ nữ trung bình của các doanh nghiệp được khảo sát là 16.61% cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lin Liao, Le Luo, Qingliang Tang (2014) là 9.2% tại Anh. Với giá trị lớn nhất là 60% cao hơn tại Anh là 42.9%. Từ đó thấy rằng việc tham gia Hội đồng quản trị của nữ tại Việt Nam là khá phổ biến tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa các doanh nghiệp là khá lớn khi độ lệch chuẩn là 16.28% gần bằng giá trị trung bình.

Biến Vốn BGĐ (Tỷ lệ sở hữu vốn của Ban giám đốc).

Theo kết quả mô tả ở bảng 4.2, tỷ lệ sở hữu vốn của Ban giám đốc tại các doanh nghiệp đươc khảo sát là 9.5308% có độ lệch chuẩn là 12.54%, giá trị nhỏ nhất là 0% và lớn nhất là 54.29%. Giá trị thống kê này tương ứng gần với kết quả thống kê tại Malaysia (Shazrul và Mazlina Mustaphab, 2013) với giá trị trung bình là 9%, lớn nhất là 72%, nhỏ nhất là 0% và độ lệch chuẩn là 15%.

Như vậy ta có thể thấy rằng quy mô sở hữu vốn của Ban giám đốc tại Việt Nam tương đối giống với quy mô vốn của các nước tại khu vực. Tuy nhiên quy mô sở hữu vốn của các doanh nghiệp còn chưa đồng đều khi độ lệch chuẩn của số liệu thống kê tương đối lớn 12,54%.

4.2.2. Mối tương quan giữa các biến trong mô hình. Luận văn: Giải pháp công bố thông tin tại các Cty niên yết

Để phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, tôi sử dụng hệ số phân tích mối tương quan Pearson. Kiểm định Pearson được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa tất cả các biến độc lập(04 biến độc lập). Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan càng gần 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ.

Theo lý thuyết thống kê nếu không có sự liên quan nào giữa các biến độc lập vượt quá 0.5 thì có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tương quan.

Bảng 4.3. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.

Correlations

Qua bảng ma trận hệ số tương quan trình bày trong bảng 4.3 cho thấy:

  • Không có hai biến độc lập nào trong mô hình có giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan Pearson lớn hơn 0.5 (>0,5).
  • Không có hai biến độc lập nào có hệ số tương quan hạng Pearson nào có Sig. nhỏ hơn 0.05 (<0,05).

Từ đó kết luận các biến độc lập trong mô hình không có mối quan hệ tương quan với nhau.

4.2.3. Kết quả hồi quy đa biến.

Sau khi tiến hành xem xét đặc điểm cũng như tương quan giữa các cặp biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, tiến hành phân tích hồi quy đa biến và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả hồi quy đa biến được thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây.

Bảng 4.5. Kết quả hồi quy đa biến

Từ kết quả hồi quy đa biến (bảng 4.5) ta thấy rằng không có biến nào có Sig. >0,05, suy ra tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê. Tất cả các biến độc lập có VIF<5 nên không có hiện tương đa cộng tuyến xảy ra.

Hệ số tương quan R2 hiệu chỉnh= 0,33 chứng tỏ các biến trong mô hình có mối quan hệ tương quan yếu (nhỏ hơn 50%), biến Quy mô, Không điều hành, Tỷ lệ nữ, Vốn BGĐ chỉ giải thích được 33% biến phụ thuộc là chỉ số thuyết minh.

Theo kết quả phân tích phương sai ANOVA tại bảng 4.6, ta thấy F= 12,135 và Sig.= .000 <0,05 nên có thể kết luận tồn tại mối quan hệ giữa biến độc lập Quy mô, Không điều hành, Tỷ lệ nữ, Vốn BGĐ và biến phụ thuộc Chỉ số thuyết minh trên tổng thể.

Từ kết quả hồi quy đa biến (bảng 4.5) và phân tích phương sai ANOVA (bảng 4.6), mô hình hồi quy với mức ý nghĩa 0,1% (Sig. của F nhỏ hơn 0,01) có dạng như sau:

TI (Chỉ số thuyết minh) = 0,719 + 0,002 Quy mô + 0,03 Không điều hành +0,011 Tỷ lệ nữ – 0,001 Vốn BGĐ.

Như vậy kết quả hồi quy cho thấy các biến độc lập đều có tác động đến biến phụ thuộc. Kết quả này được dùng để trả lời các giả thuyết nghiên cứu được nêu ở chương 3 sẽ được trình bày trong nội dung phần Bàn luận về kết quả nghiên cứu.

4.3. Bàn Luận về kết quả nghiên cứu. Luận văn: Giải pháp công bố thông tin tại các Cty niên yết

Bảng 4.7. Giả thuyết và kết quả nghiên cứu.

Biến Quy mô Hội đồng quản trị.

Theo kết quả nghiên cứu, biến quy mô của Hội đồng quản trị có tác động thuận chiều với mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây củaBarako et al (2006). Đồng thời kết quả này trái ngược với nghiên cứu trước đây tại Việt Nam của Nguyễn Thị Thu Hảo (2014). Điều này cho thấy một doanh nghiệp có Hội đồng thành viên với quy mô lớn hơn sẽ có nhiều quan điểm khác nhau, có nhiều nền tảng kiến thức rộng hơn để thực hiện nhiệm vụ cố vấn, thực hiện tốt vai trò giám sát hơn và công bố thông tin nhiều hơn tăng mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính. Việc kết quả trái ngược với nghiên cứu trước đây tại Việt Nam do việc biến phụ thuộc được khảo sát là khác nhau về tính chất. Khi nghiên cứu trước tập trung vào mức độ công bố thông tin tự nguyện.

Từ đó chấp nhận giả thuyết

H1: Quy mô Hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính có quan hệ thuận chiều.

Biến Tỷ lệ thành viên không điều hành của Hội đồng quản trị

Biến thứ hai trong mô hình nghiên cứu có tác động đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết là biến tỷ lệ thành viên không điều hành của Hội đồng quản trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy Tỷ lệ thành viên không điều hành của Hội đồng quản trị có tương quan cùng chiều với mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính. Kết quả này tương tự như tương tự như kết quả được thực hiện trước đây tại Việt Nam của Nguyễn Thị Thu Hảo (2014), Phan Quốc Quỳnh Như (2015) và nước ngoài của Barako et al (2006) và Haniffa and Cooke (2002). Như vậy kết quả đã cho thấy vai trò quan trọng của thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị trong việc giám sát lẫn nhau giữa các thành viên và giám sát hoạt động quản trị của công ty và bảo đảm quyền lợi chung của cổ đông, giúp cải thiện mức độ công bố thông tin trên thuyết minh Báo cáo tài chính mà chỉ số thuyết minh là một tiêu chí đánh giá.

Từ đó chấp nhận giả thuyết nghiên cứu:

H2: Tỷ lệ thành viên không tham gia điều hành và mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính có quan hệ thuận chiều.

Biến Tỷ lệ nữ trong Hội đồng quản trị (tỷ lệ nữ).

Biến tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị có ảnh hưởng như thế nào đối với mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính, cũng như các chỉ số công bố thông tin khác là biến được khảo sát lần đầu tiên tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.5 cho thấy một sự tương quan thuận chiều giữa chỉ số thuyết minh Báo cáo tài chính và tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị. Kết quả này đồng thuận với kết quả trước đây được thực hiện tại Anh về tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị có quan hệ cùng chiều với mức độ công bố các thông tin về môi trường của các doanh nghiệp của Lin Liao, Le Luo, Qingliang Tang (2014). Ta có thể nhận thấy rằng vai trò của nữ giới trong Hội đồng quản trị của doanh nghiệp được đánh giá thông qua mức độ ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính. Với quan điểm và những đặc điểm riêng có về mặt giới tính mà nữ giới có tác động tích cực đến vấn đề thuyết minh Báo cáo tài chính. Từ đó đưa ra kết luận chấp nhận giả thuyết nghiên cứu.

H3: Tỷ lệ nữ trong Hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính có quan hệ thuận chiều.

Biến Tỷ lệ sở hữu vốn của Ban giám đốc (vốn BGĐ)

Trong các nghiên cứu trước đây được thực hiện tại các nước trên thế giới, có nhiều chiều hướng khác nhau về mối tương quan giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu do Ban giám đốc nắm giữ với mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng Tỷ lệ vốn do Ban giám đốc nắm giữ có mối quan hệ ngược với mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu trước đó của Mohd Nasir và Abdullah (2004) cho rằng tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi Ban giám đốc có quan hệ cùng chiều với mức độ công bố thông tin. Tuy nhiên kết quả về mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi Ban giám đốc và mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính lại đồng thuận với kết quả nghiên cứu trước đây của Guan Teik (2006) và Eng và Mak (2003),Shazrul và Mazlina Mustaphab (2013).

Kết quả về mối quan hệ ngược chiều cho thấy rằng khi Ban giám đốc, những người tham gia điều hành, quản lý trực tiếp tại doanh nghiệp giúp tăng trách nhiệm của Ban giám đốc với cổ đông, giảm mâu thuẫn đại diện và sự bất cân xứng thông tin giữa người đại diện (Ban giám đốc) và chủ doanh nghiệp (cổ đông) nên làm cho mức độ công bố thông tin ra bên ngoài giảm khi tỷ lệ nắm giữ vốn của Ban giám đốc tăng.

Từ đó bác bỏ giả thuyết nghiên cứu.

H4: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban giám đốc và mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính có quan hệ thuận chiều.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1. Kết luận

Luận văn này thực hiện phân tích tác động của các đặc điểm của Ban quản trị doanh nghiệp (Hội đồng quản trị và Ban giám đốc) đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Với dữ liệu phân tích là Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính năm 2014 được thu thập tại cơ sở dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Các đặc điểm của Ban giám đốc được đưa vào nghiên cứu là quy mô của Hội đồng quản trị (Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị), tỷ lệ thành viên không tham gia điều hành của Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị và tỷ lệ vốn thuộc sở hữu của Ban giám đốc.

Kết quả phân tích của nghiên cứu cho thấy mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính trung bình của các doanh nghiệp niêm yết tại rgiao dịch chứng khoán Thành phồ Hồ Chí Minh là 68,64% phản ánh mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính ở mức tương đối của các doanh nghiệp.

Kết luận được rút ra từ kết quả phân tích hồi quy đa biến mối quan hệ giữa các biến độc lập là quy mô Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên không điều hành của Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên nữ của Hội đồng quản trịtỷ lệ vốn thuộc sở hữu của Ban giám đốc và biến phụ thuộc là mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính, là tất cả các biến độc lập đều có tác động ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Trong đo các biến quy mô Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên không điều hành của Hội đồng quản trịtỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị có tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Bái cáo tài chính. Biến tỷ lệ vốn thuộc sở của Ban giám đốc có tác động tiêu cự đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính.

Với vai trò quan trọng là đại diện của hai bên trong mối quan hệ đại diện của doanh nghiệp, Hội đồng quản trị là đại diện giám sát của cổ đông, bên sở hữu doanh nghiệp và Ban giám đốc là người đại diện thực hiện các hoạt động quản lý trực tiếp doanh nghiệp với lý thuyết nền cơ bản là lý thuyết đại diện và mâu thuẫn đại diện, sự bất cân xứng thông tin giữa người đại diện và chủ sở hữu doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu đã giải thích được tại sao một doanh nghiệp có quy mô Hội đồng quản trị lớn hơn lại thuyết minh Báo cáo đầy đủ thông tin hơn do với nhiều thành viên với quan điểm và kiến thức khác nhau sẽ đưa ra những tư vấn bổ sung những thông tin còn thiếu sót cần phải công bố trên thuyết minh. Với vai trò giám sát công tác quản lý doanh nghiệp của Hội đồng quản trị mà những thành viên không tham gia điều hành đóng vai trò quan trọng trong việc tự giám sát lẫn nhau của các thành viên của Hội đồng quản trị giúp tăng cao hiệu quả giám sát và khuyết khích, hỗ trợ việc thuyết minh Báo cáo tài chính. Tương tự, các công ty có tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc cao thì có xu hướng tiết lộ ít thông tin hơn vì khi đó quyền sở hữu và quyền quản trị được kết hợp và công ty không quan tâm đến việc công bố thông tin thuyết minh vì trong trường hợp này chi phí đại diện thấp. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ lệ nữ và mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính chỉ ra vai trò của quan điểm và những tính cách riêng có của phái nữ như cẩn thận tỷ mỉ hơn giup thông tin được thuyết minh đầy đủ và chi tiết hơn, điều này giải thích những doanh nghiệp có thành viên nữ trong Hội đồng quản trị có xu hướng thuyết minh Báo cáo tài chính với nhiều thông tin hơn.

Từ kết quả nghiên cứu này, người sử dụng Báo cáo tài chính có thể dự báo được phần nào mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính thông qua các đặc điểm của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc được đề cập trong mô hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng gợi ý cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư các phương pháp có thể làm nâng cao mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính sẽ được trình bày trong phần tiếp theo sau đây.

5.2. Kiến nghị Luận văn: Giải pháp công bố thông tin tại các Cty niên yết

5.2.1. Các kiến nghị nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính chịu tác động bởi 04 (bốn) biến đặc điểm của Ban quản trị doanh nghiệp là: quy mô Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên không điều hành, tỷ lệ nữ trong Hội đồng quản trị và tỷ lệ vốn thuộc sở hữu của Ban giám đốc. Với tương quan thuận chiều, nghịch chiều của các biến nói trên mà một số biện pháp có thể được thực hiện để tăng cường mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính như sau:

Tăng quy mô của Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị là một bộ phận quan trọng trong bộ máy tổ chức quản lý, giám sát của doanh nghiệp, và theo kết quả nghiên cứu thì số lượng thành viên Hội đông quản trị có ý nghĩa tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là do sự cố vấn, kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm đa dạng của các thành viên Hội đồng quản trị tác động. Như vậy, việc xem xét quy mô Hội đồng quản trị để đạt được sự ảnh hưởng tốt nhất đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính là vô cùng quan trọng. Trong các nghiên cứu trước đây có kết quả số lượng thành viên không có tác động đến mức độ công bố thông tin hay có tác động nghịch chiều cũng là do doanh nghiệp chưa tận dụng được những ưu điểm khi có một Hội đồng quản trị có quy mô phù hợp. Bên cạnh đó việc tổ chức hội đồng quản trị cũng phải đảm bảo yêu cầu mối quan hệ giữa lợi ích – chi phí.

Từ đó kiến nghị về quy mô Hội đồng quản trị như sau:

  • Doanh nghiệp lựa chọn quy mô Hội đồng quản trị phù hợp với quy mô tổ chức và quản lý của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo các thành viên Hội đồng quản trị phải có sự đa dạng về kinh nghiệm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đa dạng, có trình độ và kinh nghiệm đồng đều về pháp luật, tài chính.

Kết quả nghiên cứu này có kết quả tương đồng và trái ngược với kết quả của một số nghiên cứu trước cũng cho thấy rằng tác động của quy mô của Hội đồng quản trị có tác động nhưng không lớn đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó các quy định của nhà nước về quản trị công ty đại chúng có hiệu lực cũng đã làm giảm tác động của biến quy mô Hội đồng quản trị đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính. Theo thông tư 121/2012/TT-BTC của Bộ tài chính về Quy định quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng, “Số lượng thành viên hội đồng quản trị ít nhất là ba (03) thành viên và nhiều nhất là mười một (11) thành viên. Cơ cấu Hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, tài chính và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty”.

Như vậy để tăng cường mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết cần có một Hội đồng quản trị với số lượng thành viên phù hợp không quá ít hoặc quá nhiều và các thành viên có kinh nghiệm đa dạng.

Tăng tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị để tăng mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính

Theo quy định tại thông tư 121/2012/TT- BTC, tỷ lệ thành viên độc lập (không tham gia điều hành) tối thiểu là 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Theo quy định tại điều 134 của Luật doanh nghiệp năm 2014, số thành viên độc lập phải chiếm ít nhất 20% số thành viên của Hội đồng quản trị. Như vậy có thể thấy rằng có rất nhiều doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam chưa tuân thủ quy định về số lượng tối thiểu thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan thuận chiều giữa tỷ lệ thành viên không điều hànhvà mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết, kết quả tương đồng với các nghiên cứu trước được thực hiện trong và ngoài nước. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng trong giám sát lẫn nhau giữa các thành viên Hội đồng quản trị, giúp nâng cải thiện hiệu quả hoạt động giám sát quản lý công ty của Hội đồng quản trị từ đó cải thiện mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết. Luận văn: Giải pháp công bố thông tin tại các Cty niên yết

Việc tăng tỷ lệ thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị sẽ giúp tăng cường mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính tuy nhiên với ý nghĩa là tăng mức độ độc lập của Hội đồng quản trị thì việc đảm bảo các thành viên độc lập này phải độc lập hoàn toàn với Ban điều hành của doanh nghiệp. Việc tăng số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị trong thời gian ngắn gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng về mặt dài hạn thì cần phải thực hiện. Để tăng tỷ lệ thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị cũng như đảm bảo tính độc lập của các thành viên này, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

Xây dựng tiêu chí thành viên Hội đồng quản trị, tuân thủ các quy định theo thông tư 121/2012/TT-BTC và Luật doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Độc lập trong quan hệ nhân thân:
  • Không từng là người quản lý, điều hành công ty, người đại diện vốn của công ty mẹ tại công ty con trong vòng 3-5 năm trước đó.
  • Không có mối quan hệ, liên kết với người quản lý điều hành, nhân sự cấp cáo của công ty, công ty liên kết, công ty đồng kiểm soát hay công ty mẹ.
  • Không là người tư vấn, kiểm toán cho công ty, công ty liên quan trong vòng 2 năm gần nhất với tư cách cá nhân hoặc là người quản lý điều hành, nhân viên, đối tác, chủ sở hữu, … của hãng cung cấp dịch vụ này.
  • Thời gian tham gia làm thành viên Hội đồng quản trị của công ty không quá một số năm nhất định kể từ ngày được bổ nhiệm lần đầu tiên.
  • Độc lập về mối quan hệ sở hữu và kinh tế
  • Không phải là người sáng lập, là cổ đông lớn của công ty hay người đại diện của cổ đông lớn, quy định tỷ lệ tối đa cổ phiếu mà thành viên độc lập được phép nắm giữ.

Ngoại trừ thù lao từ việc làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập không được hưởng bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ công ty.

Trong vòng một số năm nhất định không nhận các khoản bồi thường, đền bù… từ công ty trên mức quy định.

Không là đối tác hoặc người liên quan của đối tác có giao dịch hàng năm của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tỏng doanh thu hoặc tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào trong hai năm gần nhất.

Các doanh nghiệp chủ động thuê những cá nhân bên ngoài là thành viên Hội đồng quản trị để tăng tính độc lập. Tuy nhiên phải đảm bảo thành viên này có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty.

Ngoài ra việc thuê các dịch vụ nhằm đánh giá tính độc lập của thành viên Hội đồng quản trị cũng là một biện pháp giúp cải thiện tính độc lập của Hội đồng quản trị, cũng như duy trì mức độ độc lập của Hội đồng quản trị.

Tăng tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị

Như đã đề cập ở trên, một Hội đồng quản trị hoạt động hiệu quả không chỉ chịu ảnh hưởng bởi quy mô mà còn phụ thuộc và sư đa dạng của năng lực, kinh nghiệm của từng thành viên Hội đồng quản trị trong vai trò cố vấn, thực hiện công tác giám sát hoạt động quản lý doanh nghiêp. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra bên cạnh sự đa dạng của trình độ, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm của Hội đồng quản trị, sự đa dạng về giới cũng giúp cải thiện mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính. Vấn đề này được lý giải dựa trên các hành vi, đặc điểm của giới tính sẽ giúp vận dụng kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ vào công tác quản lý, giám sát, tư vấn khác nhau. Điều này giúp cho ý kiến của Hội đồng quản trị đa dạng, phong phú hơn, giúp loại bỏ các thiếu sót thường bị bỏ qua trong quá trình công bố thông tin thuyết minh Báo cáo tài chính. Từ đó kiến nghị được đưa ra nhằm cải thiện mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính như sau:

Doanh nghiệp nên có quy định về số lượng thành viên Hội đồng quản trị là nữ trong cơ cấu Hội đồng quản trị (có tối thiểu một (01) thành viên là nữ trong Hội đồng quản trị).

Tuy nhiên việc áp dụng kiến nghị này sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực tế do đặc điểm văn hóa tại Việt Nam và đặc thù kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Giảm tỷ lệ sở hữu vốn của Ban giám đốc để tăng mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính.

Vai trò quản lý và sự minh bạch của Ban giám đốc, những người trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý hàng ngày của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng trong việc bao vệ quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số. Khi thực hiện nghiên cứu này, tôi nhận thấy rằng các doanh nghiệp có thành viên Ban giám đốc nắm giữ vốn của công ty cao thì những thành viên ban giám đốc này thường là thành viên của Hội đồng quản trị, như vậy tại những doanh nghiệp có tỷ lệ Ban giám đốc nắm giữ vốn với tỷ lệ cao thì tính độc lập giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc giảm dẫn đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính giảm theo lý giải tại kết quả về mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên không điều hành và mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó thì các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vì Ban đốc nắm giữ vốn của doanh nghiệp nên lợi ích của Ban giám đốc gắn liền với lợi ích của công ty giúp cho hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn. Nên dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp mà việc mỗi công ty nên cân nhắc mức độ sở hữu vốn của Ban giám đốc, Ban điều hành cho phù hợp.

Từ đó đưa ra biện pháp cải thiện mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính dựa trên tỷ lệ vốn thuộc sở hữu của Ban giám đốc như sau:

  • Quy định mức cổ phần tối đa mà các thành viên Ban giám đốc được nắm giữ. (ví dụ như 3-5% vốn cổ phần). Tuy nhiên trên thực tế quy định này rất khó áp dụng.
  • Thuê các nhân sự không phải là cổ đông của công ty giữ các chức vụ quản lý trong doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực phù hợp với vị trí quản lý.

5.2.2. Kiến nghị đối với nhà đầu tư Luận văn: Giải pháp công bố thông tin tại các Cty niên yết

Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính. Do đó dự vào cơ cấu sở hữu vốn, số thành viên Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên độc lập của Hội đồng quản trị, tỷ lệ nữ của Hội đồng quản trị cùng với các thông tin khác mà nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ thuyêt minh Báo cáo tài chính. Từ đó nhà đầu tư có thể nhận định mức độ đáng tin cậy của các thông tin để đưa ra quyết định đầu tư của mình.

5.2.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý

Tăng cường quản lý chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết.

Việt Nam đang trên đà hội nhập mạnh mẽ, cánh cửa tiếp cận với thị trường quốc tế đang đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam các cơ hội tiếp cận thi trường lớn và khó tính hơn. Nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế trong nước cũng như tạo ra một cơ sở pháp lý mạnh mẽ giúp tạo nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp Việt, Luật doanh nghiệp đã được sửa đổi và ban hành năm 2014. Với những đổi mới về nội dung, luật cũng quy định chặt chẽ hơn về cơ cấu quản trị của công ty cổ phần và các doanh nghiệp niêm yết. Trước khi ra đời Luật doanh nghiệp mới, Bộ tài chính cũng đưa ra các quy định về cơ cấu quản lý doanh nghiệp niêm yết trong thông tư 121/2012/TT-BTC. Các quy định về cơ cấu quản lý doanh nghiệp niêm yết đều quy định về mức tối thiểu của tỷ lệ thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị tuy nhiên có khoảng 5% các doanh nghiệp hiện tại chưa tuân thủ về tỷ lệ này theo Luật doanh nghiệp 2014 và khoảng 12% số doanh nghiệp chưa tuân thủ tỷ lệ thành viên độc lập theo quy định của thông tư 121/2012/TT-BTC. Điều này chứng tỏ việc giám sát của cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn chưa hiệu quả. Chính vì vậy mà các cơ quan quản lý cần phải tăng cường công tác kiểm tra cũng như có những biện pháp xử lý phù hợp đối với các doanh nghiệp chưa tuân thủ quy định về quản trị công ty, đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế của đất nước.

Tăng cường quản lý công tác kế toán.

Hiện nay các quy định về thuyết minh Báo cáo tài chính được quy định tại chuẩn mực kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ tài chính nhưng những văn bản quy định về xử lý việc không tuân thủ khi thuyết minh Báo cáo tài chính lại chưa rõ ràng, điều này kiến cho các doanh nghiệp không mấy quan tâm đến vấn đề thuyết minh Báo cáo tài chính. Các kiến nghị liên quan đến công tác quản lý kế toán như sau:

  • Các cơ quan quản lý cần có hướng dẫn cụ thể hơn về việc thuyết minh Báo cáo tài chính, tăng cường chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về thuyết minh Báo cáo tài chính.
  • Đồng thời gia tăng trách nhiệm của kiểm toán viên, công ty kiểm toán, khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính.
  • Bên cạnh đó giải pháp tăng các khoản mục cần phải thuyết minh bắt buộc cũng giúp cải thiện mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Luận văn: Giải pháp công bố thông tin tại các Cty niên yết

5.3.1. Hạn chế.

Hạn chế liên quan đến khái niệm chất lượng thuyết minh. Do có nhiều quan điểm liên quan đến khái niệm này nên trong nghiên cứu chỉ sử dụng định nghĩa mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính dựa trên số lượng và mức độ chi tiết của thông tin mà bỏ qua vấn đề về tính chính xác và hữu ích của thông tin.

Hạn chế liên quan đến phương pháp nghiên cứu. Khi thực hiện nghiên cứu việc chấm điểm các chỉ tiêu thuyết minh chưa tách biệt mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh tự nguyện và thuyết minh bắt buộc mà chỉ tập trung vào mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh chung. Chính vì vậy mà cũng chưa đánh giá được mối quan hệ giữa hai chỉ số thuyết minh tự nguyện và chỉ số thuyết minh bắt buộc.

Hạn chế về phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu mới chỉ thực hiện thu thập các dữ liệu của năm 2014, tại 107 doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, nên chưa thể hiện được sự thay đổi của mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính qua các năm. Mẫu nghiên cứu cũng loại bỏ các doanh nghiệp có đặc điểm đặc thù nên có thể thực hiện nghiên cứu mở rộng với các đối tượng này.

Hạn chế về các biến phụ thuộc. Nghiên cứu hiện chỉ mới thực hiện khảo sát đối với bốn biến độc lập là đặc điểm của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Bên cạnh các đặc điểm này Ban quản trị công ty còn nhiều đặc điểm khác có thể tác động đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính nên có thể thực hiện các nghiên cứu với nhiều biến độc lập hơn.

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo Luận văn: Giải pháp công bố thông tin tại các Cty niên yết

Từ những hạn chế của nghiên cứu được nêu ở trên, hướng nghiên cứu tiếp theo được đề xuất như sau:

Thực hiện nghiên cứu với quy mô và phạm vi rộng hơn: thu thập và phân tích dữ liệu qua nhiều năm (3-5 năm) để thực hiện đánh giá mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh thay đổi qua các năm cũng như các tác động có sự biến đổi như thế nào, đồng thời tách biệt giữa chỉ số thuyết minh tự nguyện và thuyết minh bắt buộc. Tăng cỡ mẫu thực hiện khi thu thập dữ liệu của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Thực hiện nghiên cứu với nhiều biến quan sát độc lập hơn bao quát toàn bộ đặc điểm của Ban quản trị công ty, như các đặc điểm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc về kinh nghiệm, trình độ học vấn, thu nhập của các thành viên….

Thực hiện nghiên cứu mở rộng với các doanh nghiệp có đặc điểm đặc thù như ngân hàng, công ty chứng khoán…

Hiện nay chế độ kế toán mới theo thông tư 200 đang được thực hiện tại các doanh nghiệp. Có thể thực hiện một nghiên cứu kế tiếp để so sách sự thay đổi mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính khi thay đổi chế độ kế toán.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đưa ra một cái nhìn tổng quan về vấn đề thuyết minh Báo cáo tài chính, góp một phần vào cơ sở dữ liệu khoa học của lĩnh vự kế toán – kiểm toán. Giúp doanh nghiệp và người dung Báo cáo tài chính hiểu được tầm quan trọng của thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hoạt động kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của các nhận tố là đặc điểm của Ban quản trị công ty (Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên độc lập của Hội đồng quản trị, tỷ lệ nữ của Hội đồng quản trị và tỷ lệ vốn sở hữu của Ban giám đốc) có tác động đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Từ Kết quả nghiên cứu, các gợi ý liên quan đến cải thiện mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính, cũng như hiệu quả của việc thuyết minh thông tin trên Báo cáo tài chính được kiến nghị. Các kiến nghị này giúp nâng cao kiến thức của nhà đầu tư trong việc tiếp cận, phân tích thông tin đặc biệt là các thông tin thuyết minh Báo cáo tài chính đề đưa ra quyết định đầu tư. Bên cạnh đó các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước giúp cải thiện cơ chế quản lý, ban hành các chính sách liên quan đến giám sát hoạt động quản trị cũng như công tác lập và trình bày Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

Những giới hạn về thời gian và năng lực nghiên cứu cá nhân, phương pháp, kích thước mẫu mà nghiên cứu được trình bày trên còn nhiều hạn chế cần được khắc phục đảm bảo ý nghĩa bao quát của nghiên cứu. Tuy nhiên, những hạn chế này lại mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên nghiên cứu. Luận văn: Giải pháp công bố thông tin tại các Cty niên yết

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Ảnh hưởng của Ban quản trị đến công bố thông tin

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x