Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá điều kiện và khả năng xây dựng và phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
Hoạt động nhượng quyền thương mại có lịch sử từ rất lâu đời và không ngừng khẳng định vai trò của mình tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, đây là một lĩnh vực còn rất mới mẻ. Tuy nhiên, cùng lúc với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cụm từ “nhượng quyền thương mại” bắt đầu gây được sự chú ý của nhiều người, nhiều giới bởi ngày càng có nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức kinh doanh này, cũng như một số ít thương hiệu trong nước đã thực hiện nhượng quyền trong và ngoài nước.
Thật ra, hình thức nhượng quyền thương mại được cho là đã có mặt tại Việt Nam từ trước 1975 thông qua hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm của các trạm xăng dầu của Mỹ như Mobil, Exxon (Esso), Shel và các đại lý bảo dưỡng ô tô, xe máy. Sau đó là sự xuất hiện của các chuỗi cửa hàng rửa phim tráng ảnh Kodak, Fuji, Konica… Tuy nhiên đến trước thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu như có rất ít thương hiệu lớn của nước ngoài có mặt tại Việt Nam theo hình thức nhượng quyền thương mại do đặc điểm của nền kinh tế bao cấp lúc bấy giờ. Chỉ sau khi các chính sách được đổi mới, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các thương hiệu nước ngoài mới bắt đầu đặt chân đến Việt Nam một cách chính thức với quy mô ngày một lớn hơn. Năm 1998, Việt Nam xuất hiện một vài tên tuổi lớn như KFC, Lotteria… Trên thực tế, hoạt động Franchise tại Việt Nam ngày càng diễn ra mạnh mẽ với nhiều cách thể hiện không chính thức như các cơ sở bảo dưỡng ô tô, xe gắn máy do Honda, Suzuki, Yamaha… ủy quyền. Ngoài ra, có thể kể đến nữa là các cơ sở đào tạo tin học, công nghệ thông tin được cấp bằng quốc tế như Oracle, Aptech… tại Việt Nam.
Hoạt động nhượng quyền đang phát triển nhanh ở Việt Nam với tốc độ tăng trưởng 30%/năm [30, tr.3]. Theo thống kê của Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới năm 2004, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền hoạt động, trong đó phần lớn là các thương hiệu nước ngoài. Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Bảng 2.1: Thống kê hệ thống nhượng quyền thương mại một số nước trên thế giới
Gần 70 hệ thống nhượng quyền, con số này dẫu còn khiêm tốn so với các nước láng giềng như Trung Quốc hay Thái Lan, nhưng bước đầu đã tạo được ấn tương năng động, hiện đại và hiệu quả kinh tế với các doanh nghiệp Việt Nam hay những người mới khởi sự kinh doanh khi phần lớn các hợp đồng nhượng quyền thương mại đang triển khai thành công. Các doanh nghiệp đều cho rằng sử dụng hệ thống nhượng quyền thương mại giúp các doanh nghiệp có thể kết hợp được những ưu điểm của sự phân phối bằng cách tạo ấn tượng chung về thương hiệu của các doanh nghiệp nhượng quyền thông qua các bên nhận quyền độc lập mà họ tự chịu rủi ro trong kinh doanh, góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho bên nhượng quyền, đồng thời hệ thống này giúp các thương nhân thiếu kinh nghiệm cần thiết tiếp cận các phương pháp thương mại thành công của bên nhượng quyền, mà nếu không có hệ thống họ chỉ đạt được sau những nghiên cứu và những nỗ lực kéo dài.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2.1.1. Hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam
Nhượng quyền thương mại đang là hình thức kinh doanh phát triển tại Việt Nam hiện nay. Đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã biết tận dụng hình thức này để làm đòn bẩy phát triển thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo hình thức này vẫn còn hạn chế và số liệu về hoạt động nhượng quyền thương mại chưa được thống kê chính thức và công bố bởi bất kì một cơ quan nào trong nước.
Hiện tại ở Việt Nam chỉ có một số hệ thống nhượng quyền là thực sự của Việt Nam, trong đó có 3 thương hiệu lớn là Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery đang thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại theo mô hình nhượng quyền công thức kinh doanh. Các doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền thương mại của Việt Nam hầu hết đều thực hiện chiến lược nhượng quyền thương mại riêng lẻ, trực tiếp (Single unit franchise) cho khách hàng ở trong nước hay ở nước ngoài. Nguyên nhân chính là do hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn làm quen với mô hình franchise, chưa khẳng định và chưa thực sự có những chính sách kiểm soát chặt chẽ, liên tục các tiêu chuẩn đồng bộ của từng cơ sở nhượng quyền và cũng chưa sử dụng các đối tác trung gian thay mặt mình quản lý. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đều e ngại thương hiệu chưa kịp lớn mạnh thì có thể đã gây ấn tượng xấu và mai một dần trong mắt người tiêu dùng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhượng quyền riêng lẻ, trực tiếp với mục đích thăm dò, sau đó nếu thấy khả năng hợp tác và điều hành của đối tác nhận quyền đạt tiêu chuẩn cần thiết thì mới phát triển họ thành đại lý nhượng quyền độc quyền (Master franchise unit) hay đại lý nhượng quyền phát triển khu vực (Area development franchise unit). Chiến lược này tuy chậm nhưng có thể nói hiện nay là an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Áp dụng hình thức này, các doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là chủ thương hiệu có điều kiện làm việc và kiểm tra cơ sở nhượng quyền một cách chặt chẽ, sâu sát. Mối quan hệ giữa người mua và người bán nhờ vậy mà gắn bó hơn và phí nhượng quyền thu được cho chủ thương hiệu không phải chia sẻ cho đối tác trung gian. Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Trung Nguyên là thương hiệu đầu tiên tiến hành nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và đã thu được những thành công đáng kể với hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên khắp cả nước [55]. Tương tự, Phở 24 của tập đoàn An Nam cũng đã định hình được uy tín. Tính đến tháng 3/2009 Phở 24 đã có 60 cửa hàng ở nhiều tỉnh thành trong nước [56].
Với chủ trương phát triển mạnh bằng franchise, ngay từ đầu nhãn hiệu thời trang Foci ( Công ty dệt may Nguyên Tâm) đã xác định chỉ tập trung vào sản xuất, giao việc bán hàng cho người mua franchise. Hiện Foci có khoảng 50 cửa hàng nhượng quyền trên toàn quốc [57]. Thực tế đã chứng minh đây là một phương thức kinh doanh giúp công ty nhân rộng mô hình kinh doanh một cách hiệu quả cũng như làm vững mạnh thương hiệu.
Công ty bánh kẹo Kinh Đô, công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam với hơn 200 nhà phân phối và hơn 65.000 cửa hàng bán lẻ cũng là một trong những doanh nghiệp rất thành công với mô hình này. Ngày 10 tháng 4 năm 2005, cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của công ty đã đi vào hoạt động tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Kinh Đô là công ty thực phẩm đầu tiên trong nước nhượng quyền kinh doanh cho một cửa hàng bán lẻ. Với phương thức này, bên nhận quyền của Kinh Đô bỏ vốn mở cửa hàng bánh dưới sự hỗ trợ và kiểm duyệt của Kinh Đô, được Kinh Đô chuyển giao mô hình kinh doanh chuẩn, công nghệ sản xuất bánh tại cửa hàng, bí quyết kinh doanh… và khách hàng cũng được hưởng đầy đủ các dịch vụ khuyến mãi và hậu mãi từ công ty. Từ năm 1999 đến nay công ty đã có 26 cửa hàng bán lẻ thực phẩm trong đó có 6 cửa hàng “Kinh Đô Bakery” là cửa hàng nhượng quyền [58].
Không chỉ những tên tuổi lâu năm trên thị trường trong nước mới có thể áp dụng nhượng quyền thương mại mà nhiều doanh nghiệp trẻ cũng đang sử dụng hình thức kinh doanh này như là một bước đi cần thiết để làm lớn mạnh thương hiệu của mình. Như trường hợp mô hình siêu thị www.thegioididong của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thế giới di động đã nhượng quyền thương mại ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù mới có mặt trên thị trường không lâu và đang mở rộng thị trường tại phía Nam và miền Tây. Đến nay công ty đã có 9 siêu thị nhượng quyền.
Trong lĩnh vực bất động sản cũng đã xuất hiện hoạt động nhượng quyền thương mại. Nhà Vui là đơn vị tiên phong khởi xướng xây dựng mô hình các trung tâm thiết kế và thi công nhà ở với thương hiệu Nhavui.center. Mô hình nhượng quyền kinh doanh là mô hình trung tâm tư vấn thiết kế và thầu xây dựng, sản phẩm chính là các công trình nhà ở. Năm 2006, mô hình nhượng quyền thương mại Nhavui.center đã chính thức được áp dụng với việc ra đời của các Center ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đến nay công ty đã có 13 trung tâm nhượng quyền cả tư vấn thiết kế và thi công.
Bảng 2.2: Những thương hiệu Việt Nam đã và đang chuẩn bị nhượng quyền thương mại
Hiện ngành kinh doanh thực phẩm và phục vụ ăn uống đang là ngành thế mạnh nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp trong nước, có tốc độ nhượng quyền rất nhanh. Các mặt hàng truyền thống của Việt Nam như hàng thủ công, mỹ nghệ, may mặc, thực phẩm là những sản phẩm tiềm năng có thể áp dụng mô hình Franchise nhưng chưa được khai thác.
Đối với đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhượng quyền thương mại vẫn còn là một ẩn số, và các doanh nghiệp này chưa khai thác hiệu quả tiềm năng của phương thức kinh doanh này.
2.1.2. Hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Thị trường nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu từ năm 1994 qua hệ thống bán kem Baskin Robbins của Mỹ. Đến nay đã có nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới tiến hành nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Không giống các doanh nghiệp Việt Nam, thay vì nhượng quyền thương mại riêng lẻ, trực tiếp, các thương hiệu này áp dụng bán franchise độc quyền cho cả một quốc gia hoặc nhượng quyền thương mại phát triển khu vực hoặc tự thành lập công ty đại diện thay mặt mình nhượng quyền riêng lẻ, trực tiếp cho các đối tác trong nước.
Các mô hình nhượng quyền tiên phong tại Việt Nam của các thương hiệu nước ngoài được tìm thấy tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có thể là những công ty con (công ty 100% vốn nước ngoài) hoặc liên doanh với tỷ lệ góp vốn cao của các thương hiệu nước ngoài. Tại các doanh nghiệp này, sau khi hoàn thành thủ tục cấp phép đầu tư và thành lập công ty, công ty mẹ ở nước ngoài sẽ tiến hành nhượng quyền cho công ty con/liên doanh tại Việt Nam dưới dạng cấp li-xăng nhãn hiệu và chuyển giao công nghệ (thực chất là chuyển giao toàn bộ hệ thống kinh doanh).
Bên nhận quyền của các thương hiệu nổi tiếng phải là các công ty lớn có tiềm lực tài chính vững mạnh, đủ để mở hàng loạt cửa hàng trong vài năm. Đây là điều kiện bắt buộc đặt ra của chủ thương hiệu mà các công ty nhỏ hoặc cá nhân kinh doanh không thể đáp ứng. Thông thường, các doanh nghiệp đứng ra mua franchise độc quyền các thương hiệu lớn thế giới đều phải chịu lỗ trong ít nhất vài năm đầu để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.
Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT – APTECH là một trường hợp điển hình của doanh nghiệp Việt Nam về hình thức nhượng quyền thương mại với vai trò là người nhận quyền. Trung tâm được thành lập trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền – Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT và bên nhượng quyền – Công ty APTECH Limited của Ấn Độ, trong khuôn khổ hợp tác phát triển công nghệ thông tin giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Ấn Độ. Hợp đồng nhượng quyền thương mại được kí kết, theo đó phía Aptech sẽ cung cấp know – how về việc thành lập trung tâm, hỗ trợ tuyển dụng nhân sự, kế hoạch marketing, phương pháp giảng dạy, giáo trình, giáo án, số lượng và thời lượng môn học, quá trình quản lý chất lượng giáo viên, học viên, sát hạch cấp chứng chỉ đầu ra, chuyển giao quy trình chất lượng ISO 9001 và phần mềm eCAS toàn diện … Công ty FPT chịu trách nhiệm tổ chức điều hành trung tâm theo đúng quy trình do Aptech đặt ra như cam kết diện tích trung tâm khoảng 300 – 400 m2, cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc mở rộng trung tâm, phải có giấy phép hoạt động trung tâm, xây dựng đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn của Aptech, kiểm tra chất lượng giáo viên do Aptech tiến hành, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Aptech. Phí nhượng quyền ban đầu là khoảng 10.000 USD, phí định kì là 10% doanh thu hàng tháng. Chương trình đào tạo của tất cả các trung tâm được xây dựng trên cơ sở khảo sát nhu cầu trên 600 công ty phần mềm nổi tiếng và được cập nhật liên tục hàng năm cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin thế giới, giúp trang bị cho học viên những kiến thức tin học mới nhất khi tốt nghiệp. Cứ 6 tháng 1 lần, tất cả các trung tâm họp với Aptech Ấn Độ và 3 tháng thì các chuyên gia của họ sang Việt Nam kiểm tra trung tâm. Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Lotteria là thương hiệu thức ăn nhanh của Nhật. Tuy nhiên chủ thương hiệu nhượng quyền sang Việt Nam thông qua một người nhượng quyền phụ (sub – franchise) là một công ty của Hàn Quốc. Tính đến thời điểm này, đã có 36 cửa hàng tại Việt Nam. Nhiều thương hiệu trong lĩnh vực đồ ăn nhanh khác như KFC hay Pizza Hut cũng áp dụng hình thức nhượng quyền phụ này. Nhà nhận quyền của hai thương hiệu này không phải đến từ Việt Nam mà là công ty của Singapore và Malaysia.
Bảng 2.3: Những thương hiệu nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam
Tỷ lệ những người tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đã tăng đáng kể trung bình 15-20%/năm. Trong số các doanh nghiệp nhượng quyền thì chiếm hơn 50% về cơ bản không thuộc về doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại chiếm tới hơn 70% số cửa hàng và doanh số nhượng quyền [30, tr.3]. Số lượng các quốc gia có doanh nghiệp tham gia vào thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đến nay gồm có Mỹ, Thái Lan, Philippines, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Úc, Ý … nhưng trong đó các doanh nghiệp Mỹ chiếm thị phần lớn nhất.
2.2. NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
Thị trường nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đang phát triển và còn nhiều tiềm năng với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy còn nhiều những bất cập, hạn chế.
2.2.1 Những hạn chế trong nhận thức về nhượng quyền thương mại, về thương hiệu của các doanh nghiệp, người tiêu dùng
Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, song phần lớn các doanh nghiệp chưa coi trọng vấn đề xây dựng thương hiệu riêng cho mình, chưa nhận thức được nhãn hiệu hàng hóa cũng là một dạng tài sản của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, việc phát triển thương hiệu là vô cùng quan trọng, cần có thời gian và chiến lược, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm khi sản phẩm đó bán chạy trên thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong việc xây dựng thương hiệu. Một khi doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu riêng thì việc nhượng quyền thương mại cũng không thể thực hiện được.
Ý thức kinh doanh của một số doanh nghiệp chưa cao dẫn đến tình trạng tự ý phá vỡ hay thay đổi mô hình được chuyển nhượng một cách tự nhiên hay cố ý. Ý thức chấp hành quy định, luật pháp của người Việt Nam chưa cao dẫn đến tình trạng dễ dãi trong việc áp dụng mô hình kinh doanh theo đúng chuẩn mực hay sự tự ý áp dụng sai mô hình kinh doanh để trục lợi cá nhân.
2.2.2 Hạn chế trong việc tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh của các hệ thống nhượng quyền thương mại Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Số lượng hệ thống nhượng quyền tăng nhanh nhưng lại phát triển tự phát, thiếu quy hoạch cụ thể, quy mô nhỏ, phân bố bất hợp lý và thiếu sự quản lý và điều tiết phù hợp của Nhà nước và cơ quan quản lý. Đây là vấn đề đang bức xúc đòi hỏi có giải pháp từ phía Nhà nước và các cơ quan quản lý để khắc phục.
Chất lượng và hiệu quả kinh doanh của các hệ thống nhượng quyền chưa cao và chưa ổn định. Trong thời gian qua, tuy doanh số hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống nhượng quyền đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng còn kém so với tốc độ tăng số lượng cơ sở và hệ thống nhượng quyền mới. Do đó, các doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tích lũy, tái đầu tư cho phát triển kinh doanh.
Chủng loại, tập hợp các sản phẩm, dịch vụ được kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại chưa đủ lớn, chưa phong phú, đa dạng và phù hợp với kinh doanh nhượng quyền. Chất lượng và giá cả sản phẩm, dịch vụ của các cơ sở nhượng quyền thiếu cạnh tranh do giá cao hơn nhiều giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường và dịch vụ khách hàng tuy đã cải tiến hơn trước nhưng chưa được quan tâm phát triển đúng mức, còn nghèo nàn, không toàn diện và đồng bộ. Nhiều cửa hàng nhỏ còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, ghi nhãn.
Việc đầu tư kinh doanh nhượng quyền thương mại theo hướng hiện đại và hội nhập còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ tiềm lực và chưa thực sự mạnh dạn đầu tư. Việc học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tượng đầu tư kinh doanh có tính chất nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ và hiện đại đang là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa bắt kịp các doanh nghiệp nước ngoài.
Công tác quản lý hoạt động, kinh doanh cơ sở nhượng quyền còn nhiều yếu kém. Sự yếu kém trong công tác quản lý hoạt động nhượng quyền đang là hạn chế không nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do những người quản lý và nhân viên nghiệp vụ chưa được đào tạo một cách bài bản để làm đúng chuyên môn nghiệp vụ nên họ làm việc còn mò mẫm, nhiều khi thiếu hợp lý và sáng tạo.
Vấn đề liên doanh, liên kết phát triển các hệ thống nhượng quyền chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính đơn lẻ, tự phát. Sự gắn kết giữa các doanh nghiệp nhượng quyền với nhà sản xuất và cung ứng hàng hóa cho hệ thống nhượng quyền chưa hài hòa, chặt chẽ. Các cơ sở nhượng quyền trong cùng hệ thống cũng chưa có hoạt động hợp tác để cùng phát triển và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền và các doanh nghiệp cung ứng cần có sự điều chỉnh, tăng cường sự hợp tác nhằm hình thành mối liên kết dọc vững chắc.
2.2.3 Tồn tại trong lĩnh vực pháp lý
Nhiều doanh nghiệp lớn, nổi tiếng của nước ngoài muốn vào Việt Nam kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng vì hành lang pháp lý chưa đủ niềm tin cho doanh nghiệp nên họ vẫn còn ngập ngừng bởi lẽ nhượng quyền gắn liền với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và mặc dù Việt Nam đã có cam kết WTO về thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhưng việc triển khai và thực hiện cũng cần nhiều thời gian. Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Khung pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam tương đối đầy đủ vì nó thể hiện được trên cả 3 mặt: dân sự, hành chính và hình sự, và hướng đến quá trình hội nhập và đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu của WTO. Tuy nhiên, các văn bản dưới luật tại Việt Nam chưa có đầy đủ những hướng dẫn cụ thể nhằm tăng cường quá trình thực thi quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ. Chưa có một quy định cụ thể nào trong thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ; thời gian cấp phép bảo hộ còn dài nên chưa hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp. Việc kiểm tra thông tin để đánh giá còn lâu. Trong khi đó, chưa có cơ sở dữ liệu chung về tên thương mại trong phạm vi cả nước, do đó việc kiểm tra chỉ giới hạn trong phạm vi địa bàn quản lý sau đó cấp phép nên thường xảy ra tranh chấp về tên thương mại với nhãn hiệu hàng hóa.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh không được định nghĩa như một đối tượng độc lập mà nó chỉ được nhận thức thông qua một loạt các hành vi cạnh tranh đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Luật Sở hữu trí tuệ quy định tổng quát, không đi sâu vào từng hành vi cụ thể mà chỉ đưa ra phạm vi của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đối với bí mật kinh doanh, một đối tượng quan trọng và độc lập của sở hữu công nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ lại không có quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với bí mật kinh doanh, mà chỉ đề cập tới hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với các đối tượng khác (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý…). Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ không bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh như là một đối tượng độc lập, mà chỉ quy định về nó thông qua một số hành vi cụ thể, đồng thời Luật cũng không giải thích thuật ngữ về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác. Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ không đề cập tới bí mật kinh doanh như một đối tượng sở hữu công nghiệp cần được bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Ngược lại, Luật Cạnh tranh quy định cụ thể về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chủ yếu trong kinh doanh. Mặt khác, Luật Cạnh tranh coi quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là một đối tượng độc lập, cũng có điều khoản cụ thể liên quan tới hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với bí mật kinh doanh (Điều 41) và các thông tin có liên quan tới bí mật kinh doanh (Điều 42, 43, và 44). Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Trên thực tế, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra tương đối phổ biến đối với bí mật kinh doanh, bởi bí mật kinh doanh mặc dù có cơ chế bảo hộ riêng nhưng nguy cơ dễ bị lộ rất cao. Bí mật kinh doanh lại là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó, bí mật kinh doanh là một đối tượng cần phải có sự điều chỉnh của luật. Ví dụ một trường hợp cụ thể: nếu một người tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó, nhưng sau khi đã sở hữu trong tay bí mật kinh doanh thì không có hành vi sử dụng hay để lộ thông tin. Theo luật, đương nhiên đây là một hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, ngược lại, nếu người đó sử dụng bí mật kinh doanh (không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh) với mục đích tạo ra sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cạnh tranh với chủ sở hữu bí mật kinh doanh thì một mặt người đó đã có hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, mặt khác hành vi đó cũng là cạnh tranh không lành mạnh. Như vậy, chưa thể phân biệt rạch ròi giữa hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với bí mật kinh doanh. Một hệ quả từ xung đột pháp lý trên sẽ xảy ra: nếu một hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh xảy ra thì nó sẽ được xử lý theo Luật Sở hữu trí tuệ hay Luật Cạnh tranh? Sự chưa đồng bộ trong các quy định của luật pháp sẽ khiến các cơ quan quản lý cũng như thực thi về quyền sở hữu trí tuệ gặp khó khăn trong việc xác định và xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt cạnh tranh không lành mạnh với bí mật kinh doanh trong thương mại nói chung và trong hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng. Chúng ta nhận thức được sự giao thoa trong những quy định về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh giữa Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ. Phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ hẹp hơn so với Luật Cạnh tranh. Vì vậy, nhất thiết Luật Sở hữu trí tuệ nên quy định một cách đầy đủ và chi tiết về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, nếu không sẽ tạo khe hở “lách luật”.
2.3. ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
2.3.1. Điều kiện pháp luật
Hoạt động nhượng quyền thương mại tuy đã ra đời và phát triển mạnh tại các nước phát triển trong hơn 150 năm qua nhưng phương thức kinh doanh này thâm nhập vào Việt Nam mới chỉ hơn mười năm. Ban đầu hầu như không có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này, thậm chí nhận thức về hoạt động này vẫn chưa đầy đủ và thống nhất với luật pháp quốc tế. Chỉ đến khi Luật Thương mại 2005 và một số nghị định hướng dẫn thi hành luật này ra đời, chúng ta mới có cách nhìn nhận cụ thể và khá thống nhất với luật pháp quốc tế về vấn đề này. Tuy nhiên sự chồng chéo và mâu thuẫn trong một số văn bản luật có quy định đến phương thức này không phải là không có. Để có cái nhìn tổng quát về môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại của Việt Nam, người viết xin lấy thời điểm luật Thương mại 2005 chính thức có hiệu lực (1/1/2006) làm mốc để tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản luật liên quan đến hoạt động này.
2.3.1.1. Trước khi Luật Thương mại 2005 có hiệu lực (1/1/2006)
Trong giai đoạn này, franchise chưa được luật hóa. Tuy nhiên nó vẫn được nhắc đến và chịu sự điều chỉnh của một số văn bản pháp quy.
Năm 1999, theo mục 4.4.1 của Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT, do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 12/7/1999 (hướng dẫn Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ) quy định rằng: “… hợp đồng với nội dung cấp li – xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một hợp đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là frachise)”
Năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành quy định về chuyển giao công nghệ, tại khoản 6 điều 4 nghị định này có định nghĩa khái niệm “ cấp phép đặc quyền kinh doanh” như sau: “… cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của Bên chuyển giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, thời hạn hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai bên thỏa thuận theo quy định pháp luật”. Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Theo mục 5 Phần I Thông tư 30/2005/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, thì “cấp phép đặc quyền kinh doanh còn gọi là nhượng quyền thương mại trong Luật thương mại (franchise)”
Như vậy mọi hoạt động nhượng quyền thương mại trong giai đoạn này được hiểu là hoạt động chuyển giao công nghệ và hoàn toàn phải thực hiện theo các quy định về chuyển giao công nghệ. Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh phải được đăng ký như các hợp đồng chuyển giao công nghệ khác.
2.3.1.2. Luật Thương mại 2005 có hiệu lực (ngày 1/1/2006)
Có thể coi Luật Thương mại 2005 ra đời là dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại. Kể từ giai đoạn này, trong các văn bản luật đã chính thức nhìn nhận nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại chứ không phải là hoạt động chuyển giao công nghệ.
Luật Thương mại 2005
Điều 284 Luật Thương mại 2005 định nghiã rằng:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”
Như vậy, hoạt động nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh chính thức của Luật Thương mại.
Các văn bản pháp quy hướng dẫn áp dụng Luật Thương mại đối với hoạt động nhượng quyền thương mại:
Nghị định 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/3/2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Các vấn đề liên quan đến điều kiện hoạt động nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền, quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền được thể hiện tương đối đầy đủ trong Nghị định này. Nghị định 35 áp dụng cho các hoạt động franchise giữa thương nhân Việt Nam cũng như các hoạt động franchise có liên quan đến bên nước ngoài, có thể là bên bán hoặc mua franchise. Nghị định 35 chỉ rõ nó thay thế các văn bản luật điều chỉnh hoạt động franchise trước đây. Theo đó, Nghị định 11/2005/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 2/2/2005 cũng không còn được áp dụng cho các hoạt động franchise nữa. Nghị định 35 yêu cầu có tài liệu thông tin đính kèm, tương tự như UFOC (Uniform Franchise Offering Circular – tài liệu công bố về nhượng quyền thương mại cho khách hàng). Tài liệu này phải bao gồm những nội dung bắt buộc như Bộ Thưong mại yêu cầu theo Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006, cũng như phải được nộp cho Bộ Thương mại hoặc Phòng Thương mại địa phương để đăng kí các hoạt động franchise. Bên bán franchise, hoặc ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam, chỉ cần đăng ký hoạt động franchise một lần trước khi bắt đầu đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký này có thể là với Bộ Thương mại nếu một trong hai bên mua hoặc bán ở nước ngoài. Còn nếu cả hai bên đều ở Việt Nam thì chỉ cần đăng kí với Phòng Thương mại địa phương (tỉnh/thành phố).
Thông tư 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày 25/5/2006 để hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông tư này quy định cụ thể thủ tục tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký, thương nhân thực hiện đăng ký nhượng quyền.
Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 17/11/2008 quy định mức lệ phí mà thương nhận dự kiến nhượng quyền phải nộp khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Quyết định này quy định cụ thể định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam, thương nhân Việt Nam khi nhượng quyền thương mại ra nước ngoài và thương nhân nhượng quyền thương mại trong nước. Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Nhìn chung, hoạt động nhượng quyền thương mại vẫn được xem là một dạng của hoạt động chuyển giao công nghệ, nhưng chịu sự điều chỉnh chính thức của Luật Thương mại, văn bản pháp quy chuyên ngành.
Trong trường hợp việc nhượng quyền có liên quan đến việc chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần chuyển giao đó phải lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền và phải áp dụng các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ có liên quan.
Để thực hiện nhượng quyền, thương nhân phải tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền với Bộ Công thương.
2.3.2. Điều kiện kinh tế
Tuy mới chỉ du nhập vào Việt Nam hơn mười năm nay song mô hình nhượng quyền thương mại đã phát triển khá nhanh và đạt được những kết quả đáng mừng. Sở dĩ có được điều đó một phần do Việt Nam có những điều kiện kinh tế rất phù hợp cho việc phát triển phương thức kinh doanh này.
2.3.2.1. Mức tăng trưởng kinh tế ổn định, quy mô thị trường lớn
Trong 23 năm đổi mới, GDP của Việt Nam đã có sự tăng lên đáng kể. Nếu như giai đoạn đầu mới đổi mới (1986-1990), GDP chỉ tăng trưởng khoảng 3,9%/năm thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995) đã nâng lên đạt mức tăng bình quân là 8,2%/năm. Trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5%, thấp hơn nửa đầu thập niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Từ năm 2001 đến năm 2005 mức tăng trưởng tiếp tục được duy trì, bình quân đạt 7,5%/năm. Năm 2006 và 2007 tiếp tục là những năm nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển thành công với mức tăng trưởng vẫn đạt trên 8% (cụ thể năm 2006: 8,17% và năm 2007: 8,44%).
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 – 2007 (%)
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ, do đó, thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua Hội nghị cấp cao APEC năm 2006. Tình hình chính trị ổn định, an ninh – quốc phòng bảo đảm, đã tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. Đó là một số những nhân tố tạo nên tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam trong năm 2007, đứng thứ 3 ở Châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9%) và cao nhất trong các nước ASEAN (trung bình 6,1%) [5, tr.2] . Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính khởi nguồn tại Mỹ từ cuối năm 2007 và ngày càng lan rộng ra toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam trong năm 2008, nhất là trong những tháng cuối năm, thể hiện rõ nét nhất là suy giảm tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp, suy giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ tháng 9/2008. Với sự nỗ lực, đồng lòng của Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng vượt qua thách thức, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được sự ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,23% [2, tr.1].
Sự phát triển kinh tế ổn định chính là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam trong đó có các hãng muốn nhượng quyền thương mại. Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
2.3.2.2. Thị trường bán lẻ phát triển với tốc độ cao
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ ước đạt 20% mỗi năm cùng với thói quen tiêu dùng chuyển từ các hệ thống phân phối truyền thống sang các kênh tiêu thụ hiện tại của người dân đã khiến các tập đoàn bán lẻ ngày càng chú ý đến Việt Nam. Theo khảo sát của Tập đoàn tư vấn quản lý AT Kearney Việt Nam hiện là thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất trong số 30 nước thuộc nhóm thị trường đang nổi lên, tiến 3 bậc so với năm 2007 và giành vị trí số 1 của Ấn Độ, nước 3 năm liên tiếp dẫn đầu danh sách 30 nước nói trên.
Bảng 2.5: 10 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất toàn cầu năm 2008
Việc dẫn đầu danh sách thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất toàn cầu năm 2008 đã biến Việt Nam trở thành điểm đến đầy hứa hẹn với các “đại gia” bán lẻ trên thế giới, đặc biệt là sau ngày 1/1/2009 khi thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục mở cửa theo lộ trình cam kết và nhượng quyền thương mại là một phương thức phù hợp giúp họ tiếp cận thị trường bán lẻ Việt Nam.
Ngoài ra, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong thời gian qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (sau đây gọi tắt là TMBLHHDV) tiêu dùng xã hội của Việt Nam liên tục tăng.
Bảng 2.6: Tổng mức và tốc độ tăng TMBLHHDV đã loại trừ yếu tố biến động giá hằng năm
Việc phát triển hình thức bán lẻ ở Việt Nam cũng hứa hẹn một môi trường tốt cho việc phát triển phương thức nhượng quyền thương mại, vì bán lẻ chính là 1 trong 10 lĩnh vực phù hợp nhất cho phương thức kinh doanh này.
Bảng 2.7: Mười ngành kinh doanh franchise phổ biến trên thế giới
Được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới song thị trường bán lẻ Việt Nam cũng có những đặc trưng rất riêng biệt. Đây là một thị trường phân mảnh với khoảng 90% các điểm bán hàng là các cửa hàng nhỏ gia đình. Quan trọng nhất là phân nửa dân số là những người trẻ tuổi với mức mua sắm và tiêu thụ tăng nhanh. Hiện nay, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có khoảng 900 nghìn cửa hàng bán lẻ truyền thống đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong ngành thương mại bán lẻ. Do đặc trưng là các cửa hàng bán lẻ không bắt buộc phải tập trung vào các khu thương mại dành riêng mà có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong thành phố, do đó nhượng quyền thương mại sẽ giúp thương hiệu len lỏi vào nhiều ngõ ngách. Đây là điểm khác biệt thú vị của kinh tế Việt Nam.
2.3.3. Điều kiện chính trị Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Việt Nam từ trước đến nay vẫn được xem là đất nước có môi trường chính trị ổn định, vững chắc và ít biến động rủi ro. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước Việt Nam đang thay đổi và phát triển đi lên từng ngày. Hầu hết các nước trên thế giới, kể cả những nước trước kia coi là thù địch với Việt Nam, luôn coi Việt Nam là đối tác tin cậy, là thị trường tiềm năng và ổn định trong môi trường hòa bình về chính trị. Nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam nhìn chung không phải lo ngại về bạo lực, xung đột sắc tộc, khủng bố và chính sách quốc hữu hóa. Chính sách của Nhà nước thống nhất, ít có sự thay đổi và đang được đổi mới, hoàn thiện thêm. Việc cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh trên 4 nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, cải cách hành chính công và các thủ tục liên quan giúp giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư. Tất cả những điều này tạo nên sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các doanh nghiệp nhượng quyền khi tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.
2.3.4. Điều kiện văn hóa, xã hội
Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm văn hóa, xã hội như nhận thức, hành vi, thái độ của đại đa số người tiêu dùng trung bình. Trong xu thế mua sắm hiện đại, người tiêu dùng Việt Nam ngày nay quan tâm trước hết đến chất lượng sản phẩm, sau đó là phong cách phục vụ và các dịch vụ khách hàng. Yếu tố giá cả không còn chiếm vị trí số 1 như trước đây nữa. Nắm vững tâm lý khách hàng, thu hút, lôi kéo và giữ được khách hàng là mục tiêu cần hướng tới và là cơ sở cho sự thành công của các hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên làm được điều này không phải đơn giản. Nó phụ thuộc nhiều vào cả khách hàng lẫn nhà kinh doanh trong việc nhận thức, tiếp cận và tham gia vào hệ thống hiện đại này.
Đặc điểm về dân số và lao động của Việt Nam cũng rất thuận lợi cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Hiện nay dân số của Việt Nam khoảng 85 triệu người, trong đó dân số trong độ tuổi 22 – 55 tuổi chiếm hơn 70%, là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội, tạo nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các hoạt động kinh tế. Đây cũng là những người trong độ tuổi tạo ra thu nhập và có mức chi tiêu nhiều nhất trong xã hội. Đặc biệt đội ngũ dân số trẻ dưới 35 tuổi chiếm 65% dân số cả nước là đối tượng khách hàng hiện tại và tiềm năng chủ yếu của các chuỗi cửa hàng nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm.
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam là trên 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (Singapore là 55,9%; Malaysia là 58,2%; Thái Lan là 67,7%). Trong năm 2007, người Việt đã chi gần 45 tỷ USD cho mua sắm và dự kiến đến năm 2012, con số này sẽ đạt khoảng 50 tỷ USD và sẽ còn tăng [51].
Điều này chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư còn cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế (giai đoạn 2001-2005, bình quân GDP là 7,5% trong khi bình quân tiêu dùng là 7,7%) càng chứng tỏ Việt Nam là một thị trường tiềm năng.
Trình độ học vấn và tỷ lệ biết chữ của người dân ngày càng cao cũng là một yếu tố quan trọng giúp tiếp thu các thông điệp quảng cáo, đưa hình ảnh các thương hiệu trong mọi lĩnh vực đến gần gũi với người dân hơn.
Đặc điểm phân bố dân cư ở thành thị của Việt Nam cũng là một ưu điểm thuận lợi cho hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm. Mật độ dân số phân bổ dày đặc khắp nơi, không chỉ tập trung tại các cao ốc, toà nhà mà dàn đều khắp các địa bàn giúp cho việc kinh doanh rất thuận lợi. Ngoài ra, các trung tâm mua sắm, dịch vụ phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển theo dạng chuỗi hệ thống bán hàng.
Hiện Việt Nam có trên 60% dân số sống ở vùng nông thôn với sức mua còn hạn chế. Nhưng những chính sách phát triển công nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh, và lối sống công nghiệp ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống và thói quen tiêu dùng của một bộ phận dân cư. Tỷ lệ dân cư khu vực thành thị ngày càng tăng trong khi tỷ lệ dân cư ở khu vực nông thôn có xu hướng giảm đi rõ rệt. Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Bảng 2.8: Tỷ lệ dân số Việt Nam khu vực thành thị và nông thôn 1995 – 2007
Cùng với việc đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì thị hiếu và tâm lý tiêu dùng cũng có sự thay đổi. Người dân, đặc biệt là giới trẻ ngày càng muốn tiêu dùng và mua sắm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ trở nên thích nghi với hàng hóa ngoại trong thời buổi hội nhập. Bằng chứng là những thương hiệu nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực ăn uống như KFC, BBQ, Lotteria… mặc dù bán những món ăn theo khẩu vị của người nước ngoài song vẫn được người Việt Nam đón nhận. Hiện nay ở bất cứ cửa hiệu nào của KFC và BBQ cũng đều rất đông khách vào giờ cao điểm. Việc sính dùng đồ ngoại hoặc tâm lý thích thưởng thức những cái mới lạ là điều kiện rất thuận lợi cho các thương hiệu lớn thâm nhập vào Việt Nam bằng hình thức nhượng quyền thương mại.
2.3.5. Hội thảo và triển lãm về franchise
Năm 2005 đã chứng kiến những sự kiện quan trọng trong hoạt động xúc tiến và quảng bá mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến chuyến đi dự Hội chợ Triển lãm Franchise quốc tế (International Franchise Expo) tại Washington DC vào tháng 4 năm 2005, do Thương vụ Đại sứ quán Mỹ tổ chức cho một đoàn gần 39 doanh nhân Việt Nam.
Nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp và doanh nhân tại Việt Nam hiểu biết hơn về franchising, VinaCapital cùng với nhóm các doanh nghiệp phía Nam G18, phối hợp với Asiawide Franchise Consultant, công ty tư vấn về franchising đến từ Singapore, tổ chức Hội thảo “Franchising Việt Nam 2005” vào ngày 28/06/2005. “Franchising Việt Nam 2005” đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam tìm hiểu các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ và hấp dẫn này tại Việt Nam. Buổi hội thảo có sự tham dự của gần 100 doanh nghiệp trong nước, một số diễn giả trong và ngoài nước. Các diễn giả trong nước bao gồm các đại diện của thương hiệu Phở 24, Cà phê Trung Nguyên và Bánh Kinh Đô. Các diễn giả nước ngoài bao gồm chuyên gia từ công ty Asiawide Franchise Consultant, đại diện thương hiệu Walking Culture, SignA-Rama, Pasta Fresca Da Salvatore, Creasta, Công ty luật Baker McKenzie…
Tiếp sau là một hội thảo khác được Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với công ty Việt Anh tổ chức tại Khách sạn New World (TP.HCM) vào ngày 13/12/2005. Các diễn giả chính của hội thảo này gồm đại diện của ITPC, công ty Việt Anh, Công ty A.S.Louken (Singapore), công ty TGA (Malaysia), Phở 24.
Hội thảo và triển lãm “Franchise Việt Nam 2007” được tổ chức vào ngày 26/1/2007 tại Khách sạn Sheraton (TP. HCM) với mục tiêu đem mô hình nhượng quyền thương mại quốc tế đến với các doanh nghiệp trong nước, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua, bán nhượng quyền thương mại trong nước và nước ngoài gặp gỡ trực tiếp và hợp tác với nhau, quảng bá mô hình kinh doanh được thế giới đánh giá có hiệu quả cao nhất hiện nay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia về nhượng quyền thương mại. Tham gia hội thảo và triển lãm này có 30 doanh nghiệp “bán” franchise nổi tiếng trên thế giới và trong nước và 120 doanh nghiệp, cá nhân muốn “mua” franchise và muốn xây dựng hệ thống franchise. Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Một hội thảo khác cũng được tổ chức trong năm 2007 với đề tài “Franchise Việt Nam 2007 – kiến thức và kinh nghiệm xây dựng – quản lý” diễn ra ngày 5/4/2007 tại Khách sạn Sofitel (TP. HCM). Hội thảo do Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP. HCM (ITPC), Hiệp hội Franchising Singapore (FLA) và dự án “Hỗ trợ phát triển mạng lưới bán lẻ Việt Nam” đồng tổ chức theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự hội thảo gồm các doanh nghiệp của Singapore, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động franchise hoặc quan tâm đến hoạt động franchise. Nội dung hội thảo xoay quanh các vấn đề “Toàn cảnh về hệ thống Franchise ở Việt Nam”, “Những nguyên tắc và quy định về đầu tư franchise tại Việt Nam”, “Franchise ở Singapore – những câu chuyện thành công và thất bại”…
Gần đây nhất là hội thảo “Franchise Việt Nam 2008” diễn ra sáng ngày 19/1/2008 tại Khách sạn Park Hyatt do Cleverlearn TP.HCM phối hợp cùng Hội Marketing Việt Nam… tổ chức. “Franchise Việt Nam 2008” thu hút sự tham gia của nhiều diễn giả nổi tiếng về vấn đề nhượng quyền thương mại. Dự giả là 200 doanh nhân, nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực Franchise, trong số đó, một số đơn vị nhận quyền cũng đã tham gia phát biểu và trao đổi tại hội thảo. Tại hội thảo lần này, khách tham gia có cơ hội được trao đổi về tất cả các hoạt động liên quan đến Franchise như nội dung, quy trình của hoạt động Franchise, môi trường Franchise và tiềm năng của Franchise tại Việt Nam, lựa chọn Franchisor và Franchisee như thế nào, v.v… Đặc biệt, các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực Franchise ở Việt Nam như Kinh Đô, Cleverlearn cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn và lợi thế của mình trong quá trình nhượng quyền và nhận quyền.
Tới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Nhân luật phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Trung Tín và Công ty trách nhiệm hữu hạn Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Ninh Huỳnh dự định tổ chức một hội chợ franchise với tên gọi: “Hội chợ phát triển nhượng quyền thương mại Quốc tế – Việt Nam 2009”. Hội chợ dự kiến diễn ra từ ngày 15/05/2009 đến ngày 18/05/2009 tại sân vận động Phú Thọ (TP. HCM) nhằm tạo cơ hội để các nhà nhượng quyền quảng bá thương hiệu của mình đến với xã hội, nâng cao tính cạnh tranh và có cơ hội tiếp xúc với những nguồn khách hàng tiềm năng, phát triển thị trường, xây dựng hệ thống và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà nhượng quyền khác.
2.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì vậy sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là đương nhiên, mang tính sống còn đối với nền kinh tế của quốc gia. Kinh doanh theo phương thức franchise là một mô hình tiến bộ, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển là thành viên của WTO. Do đó, Việt Nam sẽ không là ngoại lệ, sẽ trở thành điểm đến của nhiều thương hiệu quốc tế. Mặc dù thị trường franchise của Việt Nam còn sơ khai, số lượng các hệ thống nhượng quyền còn hạn chế nhưng tiềm năng của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam là rất lớn. Ông Trần Tịnh Minh Triết – Chủ tịch Công ty Cartridge World tại Việt Nam đã đưa ra dự báo từ năm 2009 – 2011, sẽ có hàng loạt thương hiệu nhượng quyền nước ngoài thuộc nhiều lĩnh vực nở rộ tại thị trường Việt Nam.
Theo phân tích của Luật sư Hồ Hữu Hoành, Giám đốc Trung tâm thông tin nhượng quyền thương mại Việt Franchise, nếu các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thì sẽ mất thời gian và kinh phí cho việc tìm hiểu và xây dựng hệ thống phân phối. Ngoài ra, họ còn vấp phải trở ngại trong quy định của Việt Nam đối với đơn vị bán lẻ 100% vốn nước ngoài (nếu mở của hàng thứ hai tại Việt Nam sẽ phải xin giấy phép mới). Vì vậy, các đơn vị nước ngoài tìm cách liên kết doanh nghiệp trong nước để nhượng quyền kinh doanh thương hiệu. Lợi thế của những doanh nghiệp trong nước là sự am hiểu thị hiếu người tiêu dùng, luật pháp… Với kinh phí trung bình khoảng 300.000 – 500.000 USD là có thể trở thành một đơn vị nhượng quyền thứ cấp cho một thương hiệu nổi tiếng thế giới. Việt Nam đã cho phép sử dụng luật pháp nước ngoài để điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương hiệu, trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Chuyên gia tư vấn nhượng quyền thương mại Albert Kong – Chủ tịch Công ty Asiawide Franchise, cho biết, mặc dù sức cầu nhìn chung có sụt giảm từ giữa năm 2008, nhưng thị trường Việt Nam vẫn còn nguyên mức độ hấp dẫn mà nhiều nhà thương mại trên thế giới đang muốn chen chân vào, nhất là ngành bán lẻ. Mặt khác, ông cũng cho rằng “trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, quá trình kinh doanh nhượng quyền sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn các ngành kinh tế khác, kể cả sản xuất hàng hóa và dịch vụ tài chính”. Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Mặc dù các thương hiệu nước ngoài về kinh doanh nhượng quyền đang ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam nhưng theo ông Nguyễn Mạnh Dương – Giám đốc tiếp thị Trung tâm Anh ngữ Cleverlearn, vẫn còn nhiều cơ hội đang chờ đón các doanh nghiệp trong nước.
Để có cái nhìn rõ hơn về triển vọng phát triển franchise tại Việt Nam, dưới đây người viết đi sâu phân tích khả năng phát triển của loại hình này trong một số ngành cụ thể.
- Khả năng nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ
Theo các chuyên gia kinh tế, hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh do 3 yếu tố :
Thứ nhất, nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt;
thứ hai, các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại, dịch vụ phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển theo dạng chuỗi cả một hệ thống bán hàng;
thứ ba, tâm lý kinh doanh muốn làm chủ của người Việt Nam trong điều kiện vốn và kinh nghiệm đều có giới hạn thì kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại là giải pháp thích hợp nhất.
Như đã phân tích ở trên, Việt Nam hiện đang là một thị trường bán lẻ giàu tiềm năng, đặc biệt từ 1/1/2009 – thời điểm tiếp tục thực hiện cam kết mở cửa thị trường bán lẻ. Đây là cơ hội lớn cho các tập đoàn phân phối và bán lẻ trên thế giới tiếp tục tiến mạnh vào thị trường Việt Nam. Ở Việt Nam, tuy chưa có một thống kê chính thức nào về việc áp dụng hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng có thể nhận thấy rằng cơ cấu bán lẻ đang có sự thay đổi lớn từ kênh bán lẻ truyền thống như chợ, các kênh phân phối của những nhà sản xuất sang kênh bán lẻ hiện đại là các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng thuận tiện, cửa hàng chuyên doanh. Do đó, hàng loạt tên tuổi nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền bán lẻ đã và đang chuẩn bị có mặt tại Việt Nam. Nhiều thương hiệu Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ như: siêu thị Coop mart, siêu thị nội thất Nhà Xinh… cũng được cho là đã đủ mạnh để tiến hành nhượng quyền thương mại.
- Khả năng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn uống
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Điều tra thị trường AC Nielsen vào cuối năm 2005, Việt Nam mới có khoảng 12% người tiêu dùng quen sử dụng thức ăn nhanh từ 1-3 lần/tháng. Như vậy, số lượng gần 90% còn lại sẽ là cơ hội để các nhà nhượng quyền trong lĩnh vực này khai thác phát triển trong tương lai. Theo ông Porchai Thuratum, Giám đốc KFC Việt Nam, “nền kinh tế Việt Nam đã phát triển rất nhanh với tốc độ 8%/năm. Người tiêu dùng ngày càng tỏ ra tinh tế hơn trong việc lực chọn sản phẩm cho mình. Họ chấp nhận và ủng hộ khái niệm đồ ăn nhanh. Họ cũng ý thức hơn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bài trí và sự sạch sẽ của cửa hàng đồ ăn nhanh”. Tất cả những điều này khiến cho Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ăn uống.
- Khả năng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bất động sản
Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam hiện gặp nhiều khó khăn và vẫn chưa phát triển mạnh, mặc dù trên thế giới hình thức này phát triển và mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên WTO, nhiều nhà tư vấn, thiết kế, xây dựng vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn kinh doanh bất động sản nước ngoài nhất là các doanh nghiệp đến từ Nhật, Hàn Quốc và Singapore đều có ý định nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa ở các nước này đã chấm dứt, họ không còn quỹ đất để hình thành nên các khu đô thị mới. Xuất khẩu công nghệ địa ốc ra nước ngoài là hướng kinh doanh rất phù hợp với họ hiện nay.
Theo khảo sát của Hiệp hội Bất động sản, gần đây, một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang xem xét triển khai kinh doanh nhượng quyền thương mại như một hướng kinh doanh mới khi thị trường bất động sản đóng băng. Tuy nhiên hiện nay, ngoài Công ty Nhà Vui, thực chất là công ty chuyên về nội thất, đẩy mạnh việc nhượng quyền thương mại thì vẫn chưa có công ty địa ốc trong nước nào tiếp cận được với lĩnh vực này vì những đòi hỏi nghiêm ngặt và chặt chẽ về luật pháp lẫn tài chính. Tuy nhiên, tồn tại một thực tế trong lĩnh vực này là các công ty kinh doanh và môi giới bất động sản mặc dù chưa thừa nhận nhượng quyền nhưng vận hành theo cách của nhượng quyền thương mại, tuy nhiên hệ thống ấy vận hành chưa đầy đủ, đặc biệt là ở các công ty môi giới có quy mô nhỏ, lẻ… Trong tương lai, khi Chính phủ ban hành những quy định về nhượng quyền trong lĩnh vực bất động sản một cách cụ thể, rõ ràng và hoàn chỉnh hơn thì hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực này sẽ rất phát triển. Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
- Khả năng nhượng quyền trong lĩnh vực giáo dục
Hiện đang tồn tại một nhu cầu có thực của một bộ phận người dân với mức thu nhập cao, đó là nhu cầu được hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến, với cơ sở vật chất hiện đại. Vì vậy, có rất nhiều phụ huynh đã lựa chọn con đường du học cho con em mình với mong muốn con em họ được tiếp cận với chương trình giáo dục chất lượng từ các trường danh tiếng. Năm 2008, có 8.769 sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ. Tại Úc, tính đến tháng 7/2008, đã có 14.000 du học sinh Việt Nam đang theo học.
Trong bối cảnh hiện nay, có thể nói việc nhận quyền từ các thương hiệu giáo dục là cần thiết. Việc áp dụng mô hình nhượng quyền vào các trung tâm ngoại ngữ, tin học, các trường đại học, cao đẳng, thậm chí các trường mầm non, nhà trẻ sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhiều người. Họ không phải đi xa mà vẫn hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến với chi phí hợp lý.
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang có những kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực này theo hình thức nhượng quyền thương mại. Cùng với sự ủng hộ của Chính phủ, các doanh nghiệp, các nhà giáo dục và đặc biệt là phụ huynh và học sinh, ông Nguyễn Khánh Trung – Giám đốc điều hành Công ty tư vấn đào tạo và phát triển Dương Đông cho rằng các mô hình giáo dục tiên tiến sẽ được nhượng quyền thành công ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Khả năng nhượng quyền trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp
Ngày nay, với đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp” không còn là chuyện xa lạ. Ai cũng muốn chăm sóc bề ngoài của mình nhiều hơn không chỉ riêng nữ giới. Vì thế các spa, thẩm mỹ viện, trung tâm thể dục thể hình … mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của người dân. Do vậy, việc triển khai mô hình này ở Việt Nam là hết sức phù hợp. Điều này cũng không nằm ngoài qui luật của lịch sử nhượng quyền chung trên thế giới. Bên nhượng quyền sẽ mở rộng thị phần, danh tiếng của mình bằng các bí quyết và kinh nghiệm vượt trội. Trong khi đó, bên nhận quyền sẽ nhận được danh tiếng của thương hiệu, được hỗ trợ về qui trình quản lý và công nghệ… Còn người tiêu dùng sẽ an tâm hơn khi đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp có uy tín. Khóa luận: Phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Khóa luận: Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại ở VN