Khóa luận: Hoạt động marketing sản phẩm sim tám của Mobifone

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Hoạt động marketing sản phẩm sim tám của Mobifone hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: giải pháp nâng cao hoạt động marketing cho sản phẩm “sim tám” của công ty dịch vụ mobifone khu vực 8 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề.

Hoạt động Marketing là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào trong nền kinh tế, nhất là những doanh nghiệp hoạt động về  dịch vụ viễn thông như Công ty Dịch vụ MobiFone KV 8, thì hoạt động Marketing càng được quan tâm, chú trọng. Marketing ngày càng được khẳng định trên thị trường, nó giúp cho các đơn vị kinh doanh định hướng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Từ việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị trường đến việc thúc đẩy tiêu thụ doanh số bán và tăng sự thỏa mãn khách hàng. Marketing được coi là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công doanh nghiệp và là công cụ cạnh tranh có hiệu quả.

Trong thời đại kinh tế phát triển nhanh như hiện hay, con người có nhu cầu giao tiếp với nhau ngày càng cao, mọi người không chỉ cần kết nối với nhau về công việc mà còn kết nối để chia sẻ về tâm tư và tình cảm. Nắm bắt được nhu cầu từ khách hàng, các nhà mạng liên tục cho ra đời những sản phẩm mới để tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Công ty Dịch Vụ MobiFone KV 8 cũng nhanh chóng tạo cho mình 1 sự khác biệt với sản phẩm “Sim Tám” mang thông điệp “Tám vô tư – Tiền vẫn dư” với giá cước thoại rẻ để mọi người thoải mái trò chuyện mà không lo hết tiền, bên cạnh đó “Sim Tám” còn là một sản phẩm được nhiều doanh nghiệp, cũng như nhân viên lựa chọn vì gói cước thoại rẻ và có nhiều ưu đãi. Các hoạt động marketing cho sản phẩm “Sim Tám” nhằm đưa những khuyến mại tối ưu của nhà mạng MobiFone phù hợp với nhu cầu khách hàng tại khu vực. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ tích cực cho việc khẳng định hình ảnh thương hiệu và dịch vụ chăm sóc khách hàng của MobiFone trong lòng khách hàng. Khóa luận: Hoạt động marketing sản phẩm sim tám của Mobifone.

Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu những kiến thức đã được học ở trường khi áp dụng vào môi trường thực tế doanh nghiệp và nghiên cứu hoàn thiện giải pháp marketing cho “Sim Tám” của công ty MobiFone KV 8, do đó em chọn thực hiện đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO SẢN PHẨM “SIM TÁM” CỦA CÔNG TY MOBIFONE KHU VỰC 8” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

  • Mục tiêu tổng quát: Nắm rõ tình hình hoạt động Marketingcho sản phẩm “Sim Tám” của công ty dịch vụ MobiFone KV 8.
  • Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Marketing cho sản phẩm “Sim Tám” của công ty dich vụ MobiFone KV8.

3. Câu hỏi nghiên cứu.

  • Thực trạng Marketing của “Sim Tám” trong năm 2024 ?
  • Giải pháp cho hoạt động Markeiting của “Sim Tám” ?

4. Phương pháp nghiên cứu.

Bài báo cáo sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:

  • Phương pháp tổng hợp.
  • Phương pháp phân tích.
  • Phương pháp thống kê.
  • Phương pháp so sánh.

Những số liệu thực tế của Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 và những dữ liệu thứ cấp đã thu thập từ sách báo, tài liệu có liên quan.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Marketing

5. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu.

5.1  Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng sử dụng “Sim Tám” và phòng Bán Hàng – Marketing của công ty Dịch Vụ MobiFone KV 8. Khóa luận: Hoạt động marketing sản phẩm sim tám của Mobifone.

5.2 Phạm vi nghiên cứu.

  • Không gian: Công ty Dịch Vụ MobiFone KV 8 tại TP. Biên Hòa.
  • Thời gian: từ 07/03/2025 – 28/05/2025.

6. Kết cấu bài báo cáo.

Phần mở đầu.

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing.
  • Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing cho sản phẩm “Sim Tám” tại Công ty Dịch vụ MobiFone KV 8.
  • Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động Marketing cho sản phẩm “Sim Tám” tại công ty Dịch vụ MobiFone KV 8.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MAKETING.

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN.

1.1.1 Khái niệm về Marketing

Bản chất của Marketing không chỉ là bán hàng, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi … Mà Marketing còn mở rộng hơn thế, nó là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường, là làm việc với thị trường để biến những trao đổi tiềm năng thành hiện thực nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người.. Sau đây là những quan điểm phổ biến về Marketing của những chuyên gia Marketing và những hiệp hội Marketing của các nước trên thế giới.

  • “Marketing là tiến trình quản trị và xã hội qua đó cá nhân cũng như đoàn thể đạt được những gì họ cần và họ muốn, thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm cũng như giá trị với người khác, đoàn thể khác” (Philip Kotler & Gary Armstrong, Principles of Marketing, 2017).
  • “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu thực sự của người tiêu dùng về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến.” (Viện Marketing Anh quốc-UK Chartered Institute of Marketing).
  • “Marketing là một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thoả mãn những mục tiêu của cá nhân, tổ chức và xã hội”. (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ – America Marketing Associate-AMA, 1985).

Các quan điểm về Marketing nêu trên quan điểm nào cũng đúng trong một thời gian hoặc một quốc gia nhưng theo quan niệm của Phillip Kotler –Nhà quản trị vĩ đại nhất mọi thời đại đã chỉ ra rõ “Nhu cầu” (Needs) gần như vô hạn nhưng tài nguyên thì lại có giới hạn vì vậy con người phải tìm ra “Sự cần dùng” (Demands) của mình và là một nhà nghiên cứu Marketing cho một công ty, ta phải tìm và đáp ứng “Needs” của khách hàng, phải luôn duy trì mối quan hệ gần gũi với khách hàng, luôn nói chuyện với khách thông qua quảng cáo và những chương trình khuyến mãi của sản phẩm. Như vậy, công ty mới có những bước đi lâu dài trên thị trường.

1.1.2 Các quan điểm Marketing. Khóa luận: Hoạt động marketing sản phẩm sim tám của Mobifone.

Marketing hình thành và phát triển trong một quá trình hoàn thiện không ngừng của nhận thức về quản trị doanh nghiệp. Cho đến nay trên thế giới những nhà kinh tế đã tổng kết 5 quan điểm quản trị Marketing.

Theo thạc sĩ Nguyễn Thượng Thái, biên tập và hệ thống hóa (2014).

Quan điểm về sản xuất: Khách hàng sẽ ưa thích nhiều sản phẩm giá cả phải chăng, được bán rộng rãi. Do vậy, doanh nghiệp cần phải mở rộng quy mô sản xuất, cung cấp dịch vụ và mở rộng phạm vi phân phối. Tóm lại, yếu tố quyết định thành công cho doanh nghiệp là giá bán hạ và có nhiều hàng hóa.

Quan điểm hoàn thiện sản phẩm: Người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, có tính năng sử dụng tốt nhất. Từ đó doanh nghiệp cần phải nỗ lực hoàn thiện sản phẩm không ngừng. Tuy nhiên vì nhu cầu của thị trường luôn thay đổi, nếu các doanh nghiệp chỉ say sưa hoàn thiện sản phẩm đã có của mình thì có khi sẽ thất bại vì nhu cầu thị trường đã thay đổi.

Quan điểm hướng về bán hàng: Khách hàng hay ngần ngại, chần chừ trong việc mua sắm hàng hóa. Do vậy doanh nghiệp phải nỗ lực thúc đẩy bán hàng mới thành công. Theo quan điểm này, doanh nghiệp phải sản xuất rồi mới lo thúc đẩy tiêu thụ; huấn luyện nhân viên bán hàng, chú ý đến công cụ quảng cáo, khuyến mãi.

Quan điểm hướng về khách hàng: Để thành công thì doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu, đồng thời có thể thỏa mãn các nhu cầu mong muốn đó sao cho có hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh.

Quan điểm Marketing đạo đức xã hội: Kết hợp hài hòa giữa 3 lợi ích gồm: lợi ích khách hàng, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Sản phẩm của doanh nghiệp phải giúp cho công đồng cải thiện chất lượng cuộc sống, chứ không chỉ đơn thuần là đời sống vật chất.

Theo quan điểm của Philip Kotler, Marketing Essentials (2015), 5 quan điểm cơ bản làm nền tảng cho hoạt động Marketing đước định nghĩa như sau: Khóa luận: Hoạt động marketing sản phẩm sim tám của Mobifone.

Quan niệm hoàn thiện sản xuất: khẳng định rằng người tiêu thụ sẽ có cảm tình đối với những thứ hàng hoá được bán rộng rãi và giá cả phải chăng, vì thế mà những nhà lãnh đạo phải tập trung nỗ lực vào hoàn thiện sản xuất và nâng cao hiệu quả của hệ thống phân phối.

Quan niệm hoàn thiện hàng hoá: khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những hàng hoá có chất lượng cao nhất, có tính năng sử dụng tốt nhất, vì vậy doanh nghiệp phải tập trung vào việc thường xuyên hoàn thiện hàng hoá.

Quan niệm tăng cường nỗ lực thương mại: khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ không mua hàng hoá của doanh nghiệp với số lượng khá lớn nếu như doanh nghiệp không có những nỗ lực đáng kể trong các lĩnh vực tiêu thụ và khuyến mãi.

Quan niệm Marketing: khẳng định rằng điều kiện ban đầu để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp là xác định được nhu cầu và mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thoả mãn mong muốn bằng những phương thức có hiệu quả mạnh mẽ hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Quan niệm Marketing đạo đức xã hội: khẳng định rằng nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định nhu cầu, mong muốn và lợi ích của các thị trường mục tiêu và thoả mãn chúng bằng những phương thức có hiệu quả hơn (so với đối thủ cạnh tranh) đồng thời giữ nguyên hay củng cố mức sung túc cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội.

Các quan điểm của những nhà Quản trị Marketing và Philip Kotler đều giống nhau, họ chỉ khác ở cách giải thích nghĩa để hướng những Marketer dễ hiểu hơn và nhớ lâu hơn vể 5 quan điểm của Marketing. Cách thức dẫn chứng và cụ thể hóa lời văn của tác giả Phillip Kotler khiền người đọc dễ hình dung hơn từ đó dễ áp dụng vào công việc hơn.

1.1.3 Mục tiêu của hệ thống Marketing

Có 4 mục tiêu Marketing chính mà chúng ta cần quan tâm đó chính là:

a. Tối đa hóa mức độ tiêu dùng (Maximize Consumption)

Việc xác lập mục tiêu này dựa trên giả định là khi con người càng mua sắm và tiêu dùng nhiều hơn thì họ càng thấy hạnh phúc hơn.

b. Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu dùng (Maximize Consumer Satisfaction)

Theo quan điểm Marketing, doanh nghiệp chỉ có thể hoàn thành mục tiêu kinh doanh của mình dựa trên những nỗ lực nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng. Khóa luận: Hoạt động marketing sản phẩm sim tám của Mobifone.

c. Tối đa hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng (Maximize Choice)

Mục tiêu này được đưa ra nhằm tăng sự đa dạng của sản phẩm và khả năng lựa chọn của người mua với hàm ý rằng người tiêu dùng có nhiều khả năng hơn để lựa chọn. Do đó họ có thể tìm mua đúng loại hàng hóa thỏa mãn được ước muốn của họ, làm cho họ cảm thấy hài lòng nhất.

d. Tối đa hóa chất lượng cuộc sống (Miximize Life Quality)

Các vấn đề Marketing sẽ được giải quyết toàn diện và triệt để hơn nếu người làm Marketing đứng trên quan điểm Marketing xã hội và hệ thống Marketing, lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống làm mục tiêu cơ bản cho hoạt động của mình.

1.1.4 Tiến trình quản trị Marketing.

Quản trị Marketing là quá trình tập trung nguồn lực của công ty vào các mục tiêu dựa trên những cơ hội của thị trường. Nó là quá trình hoạch định và quản lý khái niệm, định giá, chiêu thị và phân phối sản phẩm để tạo nên các trao đổi với các nhóm mục tiêu để thỏa mãn khách hàng và đạt được mục đích của tổ chức.

  • Process

Từ các bước nghiên cứu của tác giả Philip Kotler, một nhà Marketing nổi tiếng ta có thể hiểu và phân tích như sau: (Tác giả tạm dịch)

  • Bước 1: Phân tích cơ hội Marketing gồm việc phân tích môi trường Marketing;

Môi trường vi mô và môi trường vĩ mô, môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

  • Bước 2: Xác định mục tiêu và thiết kế các chiến lược Marketing.

Chiến lược Marketing bao gồm các chiến lược chọn thị trường mục tiêu (Marketing Targeting). Tạo vị trí sản phẩm trên thị trường mục tiêu, các chiến lược Marketing cạnh tranh và phát triển và chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing Mix)

  • Bước 3: Hoạch định chương trình Marketing.

Chương trình Marketing bao gồm các quyết định: Làm cái gì? Khi nào làm? Làm ở đâu? Ai sẽ làm? Chi phí bao nhiêu? Như vậy, chương trình Marketing cụ thể hóa các công việc cụ thể thực hiện như các quyết định nghiên cứu thị trường, sản phẩm, giá cả, chiêu thị, phân phối …

  • Bước 4: Triển khai Marketing Mix.
  • Bước 5: Thực hiện chiến lược Marketing.
  • Bước 6: Kiểm tra hoạt động Marketing.

Theo Philip Kotler, Marketing Essentials, 2015; quá trình quản trị Marketing bao gồm: 1. Phân tích các khả năng của thị trường; 2. Lựa chọn những thị trường mục tiêu; 3. Xây dựng chương trình Marketing – Mix; 4. Thực hiện các biện pháp Marketing.

1.2 VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA MARKETING TRONG KINH DOANH. Khóa luận: Hoạt động marketing sản phẩm sim tám của Mobifone.

Hoạt động Marketing trong các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập danh mục hàng hóa, thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hóa được bán thì hoạt động

Marketing vẫn được tiếp tục cho đến chức năng quản trị Marketing có liên quan đến các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp và nó có vai trò định hướng, kết hợp các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà còn tìm ra các công cụ có hiệu quả để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, từ đó đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của Doanh nghiệp.

Hoạt động Marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chịu tác động của nhiều nhân tố, các nhân tố hình thành môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp.

Môi trường Marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động ra quyết định của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp đến khả năng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Theo sách Marketing căn bản cua Philip Kotler, bản dịch của ba tác giả Phan Thăng, Vũ Thị Phượng và Giang Văn Chiến.

Hình 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing của công ty

1.3 CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX.

Việc phối hợp 4 yếu tố gồm: Giá (Price); Sản phẩm (Product); Phân phối (Place); Xúc tiến (Promotion) trong một chiến lược duy nhất để đật thành công trong Marketing được gọi là chiến lược Mrketing Mix – chiến lược Marketing hỗn hợp. Trong Marketing- mix có hàng chục công cụ khác nhau, Mc Carthy được dịch bởi dịch giả Vũ Trọng Hùng đã đưa ra cách phân loại theo 4 yếu tố là 4Ps và được cụ thể như sau:

Sơ đồ 1.2: Marketing Mix

1.3.1 Chiến lược sản phẩm. Khóa luận: Hoạt động marketing sản phẩm sim tám của Mobifone.

Theo thạc sĩ Trần Hồng Hải, một sản phẩm gồm những đặc điểm và thuộc tính hữu hình cũng như vô hình, có 3 tầng khác nhau của sản phẩm:

  • Sản phẩm cốt lõi: Đây là thành phần người mua thực sự cần mua.
  • Sản phẩm hiện thực: gồm các yếu tố đặc điểm sử dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, chất lượng.
  • Sản phẩm hoàn chỉnh: Sản phẩm cần được bổ sung thêm những dịch vụ và lợi ích phụ cho sản phẩm như lắp đặt, bảo hành … để sản phẩm trở thành hoàn chỉnh.

1.3.2 Chiến lược về giá. 

 Cũng theo thạc sĩ Trần Hồng Hải, để sản phẩm có thể bán tốt nhất, chiến lược về giá vô cùng quan trọng; giá rẻ không phải lúc nào cũng tốt (với những sản phẩm hàng hiệu thì giá cao mới dễ xâm nhập thị trường tiềm năng). Nếu điều kiện cho phép thì doanh nghiệp cũng có thể xâm nhập thị trường bằng chiến lược “giá hớt váng sữa” để thu lợi tối đa và cạnh tranh tốt trên thị trường.

  • Chiến lược “giá hớt váng sữa”:

Điều kiện áp dụng:

  • Khách hàng: phù hợp khi có độ nhạy giá cả của khách hàng thấp do mức độ dị biệt của thương hiệu cao và khúc thị trường này có đủ quy mô để kinh doanh có hiệu quả (đủ lượng khách hàng chấp nhận giá cao)
  • Chi phí: sản xuất với quy mô nhỏ
  • Đối thủ cạnh tranh khó khăn trong việc xâm nhập thị trường.

1.3.3 Chiến lược kênh phân phối.

Được xem là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong Marketing. Đặc điểm thích hợp cùng với địa điểm tối ưu luôn được tìm kiếm và cân nhắc. Khóa luận: Hoạt động marketing sản phẩm sim tám của Mobifone.

Theo thạc sĩ Trần Hồng Hải, hệ thống kênh phân phối có thể chia làm 3 dạng chính:

  • Kênh phân phối truyền thống: bao gồm nhà sản xuất, nhiều nhà bán lẻ… để tìm kiếm khả năng tối đa hóa lợi nhuận cho tổng thể.
  • Kênh phân phối dọc – VNS: bao gồm nhà sản xuất và nhà bán sỉ hoạt động như một hệ thống nhất.
  • Hệ thống kênh phân phối nghành – HMS: Hai hay nhiều công ty không có liên hệ với nhau trong cùng một cấp của kênh phân phối liên kết lại với nhau để theo đuổi các cơ hội Marketing.

1.3.4 Chiến lược xúc tiến.

Việc khuếch trương được hoạch định ngay từ trước khi tung sản phẩm. Các hoạt động khuếch trương phổ biến được sự dụng gồm chiến dịch quảng cáo, PR, tài trợ …

Thạc sĩ Trần Hồng Hải thực sự quan tâm đến chiến lược này vì nó đòi hỏi công ty có chương trình quảng cáo, khuyến mại tốt với giới buôn bán để đẩy sản phẩm đi qua các trung gian phân phối. Nhà sản xuất quàng cáo sản phẩm một cách năng động đến các nhà bán sỉ; các nhà bán sỉ quảng cáo đến các nhà bán lẻ; các nhà bán lẻ thông qua dịch vụ đến quảng cáo, mang sản phẩm đến người tiêu dùng.

Cần phải xác định được đâu là khách hàng mục tiêu; khách hàng đã mua, đang sử dụng dịch vụ và sẽ gắn kết với những dịch vụ của công ty. Khách hàng mục tiêu có ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định truyền thống của công ty.

1.3.5 Chiến lược Marketing – Mix.

Theo chiến lược Marketing – Mix của Philip Kotler được dịch bởi dịch giả Vũ Trọng Hùng, trong những năm gần đây, chiến lược hỗn hợp thêm nhiều chữ P khác như People (con người); Process (quy trình); Physical Evidence (bằng chứng vật lý) … để tăng cường sức mạnh cho hệ thống tiếp thị. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ thành công nếu hoạch định và triển khai dưới góc nhìn khách quan từ khách hàng và người tiêu dùng chứ không phải từ cách nhìn chủ quan của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, các chuyên gia Marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm Marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị; Các cặp C được “phối ngẫu” như dưới đây.

 C – Customer Solution (giải pháp cho khách hàng) được gắn vói chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm được đưa ra thị trường phải thực sự giải quyết được một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không đơn giản là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp. Vì thế để làm tốt chữ C thì doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kĩ để tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng. Khóa luận: Hoạt động marketing sản phẩm sim tám của Mobifone.

 C – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá) thể hiện giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua.

 C – Conenience (thuận tiện) được gắn với P – Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng.

 C – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và “thuyết phục” khách hàng. Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng để đạt được sự thấu hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu.

Chắc chắn là sẽ còn cần nhiều chữ C hơn để thể hiện góc nhìn khách quan từ phía khách hàng thay cho góc nhìn chủ quan từ phía doanh nghiệp. Cho dù là 4P, 7P hay nhiều P hơn trong marketing ngày nay, thì mỗi chữ P đều cần gắn liền với một chữ C (Customer) để thể hiện quan điểm xuyên suốt là “hướng về khách hàng”. Không cách nào khác, doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.

Ở đâu không có thế độc quyền, không có sự áp đặt vô lý từ phía người bán đối với người mua, ở đó, mỗi chữ C sẽ là kim chỉ nam hành động cho doanh nghiệp để hướng tới thành công.

  • Khung lý thuyết

Theo phân tích cũng như so sánh ở trên, khóa luận cho sản phẩm “Sim Tám” của công ty Dịch vụ MobiFone KV8 dựa theo lý thuyết về Marketing của Philip Kotler là chính; Những lý thuyết của Viện Marketing Anh quốc-UK là những lý thuyết phụ và bổ xung và hỗ trợ cho lý thuyết nền của PhlipKotler. Khóa luận: Hoạt động marketing sản phẩm sim tám của Mobifone.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Khóa luận: Thực trạng Marketing sản phẩm Sim Tám tại MobiFone

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x