Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Số lượng khách đến Tiên Lãng.
Số lượng khách du lịch đến Tiên Lãng hiện nay vẫn rất ít. Hầu hết là khách nội địa, trong thành phố và một số tỉnh lân cận, chủ yếu là học sinh, sinh viên đi nghiên cứu tìm hiểu, tham quan và người dân địa phương đến các đình, chùa cúng bái vào ngày rằm, mồng 1, hay vào dịp lễ hội của di tích. Riêng chỉ có Khu du lịch suối khoáng gần đây có xuất hiện khách quốc tế nhưng không nhiều, chủ yếu là du lịch ngắn ngày. Năm 2009, Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng đã thu hút được hơn 80.000 lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng, trong đó có gần 1 vạn lượt khách quốc tế, tăng gần 50% so với năm 2008. Trung bình mỗi ngày có khoảng 200 đến 250 lượt khách đến tham quan, sử dụng dịch vụ. Dưới đây là bảng thống kê khách du lịch của huyện Tiên Lãng năm 2007- 2009.
Nhận xét: Nhìn chung du lịch Tiên Lãng giai đoạn 2007- 2009 đã có những bước tiến mới. Khách nội địa tăng mạnh, do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch tăng. Khách quốc tế cũng tăng tuy còn ít nhưng là dấu hiệu đáng mừng đối với du lịch Tiên Lãng. Du lịch Tiên Lãng mang tính mùa vụ rõ rệt, tập trung chủ yếu vào mùa xuân và mùa hè. Vào dịp đầu năm chủ yếu là khách nội địa đi tham quan các di tích lịch sử văn hóa và dự các lễ hội địa phương. Vào mùa hè, do đây là thời gian rảnh của học sinh, sinh viên và nhu cầu nghỉ mát, nghỉ dưỡng của công nhân viên chức tăng cao, vì vậy mà thời gian này Tiên Lãng đã thu hút đáng kể một lượng khách du lịch nội địa và quốc tế. Tuy nhiên khách du lịch lưu lại dài ngày ở Tiên Lãng không nhiều, chủ yếu là du lịch ngắn ngày. Khóa luận: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng.
Bên cạnh những thành tích đạt được thì du lịch Tiên Lãng vẫn nhiều hạn chế cơ bản: sản phẩm du lịch đơn điệu, các dịch vụ phục vụ du khách chưa đầy đủ, chất lượng dịch vụ chưa cao, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ du lịch còn thấp, thêm vào đó là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn yếu kém…Chính vì vậy du lịch Tiên lãng chưa giữ chân được khách du lịch.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
3.2. Các dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch.
3.2.1. Dịch vụ lưu trú.
Hiện nay cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là nhà nghỉ. Dưới đây là số liệu thống kê nhà nghỉ năm 2007- 2009:
Bảng: Cơ sơ lưu trú dịch vụ du lịch huyện Tiên Lãng.
Hầu hết nhà nghỉ tập trung chủ yếu ở trung tâm huyện. Riêng công ty Phú Vinh có một hệ thống khách sạn 3 sao, gồm 40 phòng. Ngoài kinh doanh lưu trú, nhà nghỉ còn kinh doanh cả dịch vụ ăn uống, karaoke…Tuy số lượng nhà nghỉ có tăng song vẫn còn ít và thiếu so với nhu cầu của du khách. Và đặc biệt là chất lượng dịch vụ còn rất kém. Dịch vụ của các cơ sở còn mang tính nhỏ lẻ, đơn điệu và trình độ nhân viên phục vụ còn thấp chủ yếu là không qua đào tạo nghiệp vụ nên chưa đáp ứng được yêu cầu của khách. Các cơ sở chủ yếu phục vụ khách địa phương, khách vãng lai, còn gần các điểm du lịch chưa có khách sạn, nhà nghỉ nào phục vụ khách du lịch.
3.2.2. Dịch vụ ăn uống.
Theo thống kê huyện có 6 nhà hàng, tập trung chủ yếu ở trung tâm huyện, phục vụ các món ăn từ bình dân đến đặc sản: nhà hàng Hồng Việt, khu 2 thị trấn, có 150 chỗ ngồi, phục vụ 1.000 khách năm 2007, có cả khách nước ngoài; nhà hàng Năng Gai, khu 2 thị trấn, có 120 chỗ ngồi, đón 1.500 khách năm 2007, nhà hàng Long Hảo, khu 1 thị trấn, với 100 chỗ ngồi, đón 1.500 khách năm 2007; hai nhà hàng: Xuân Bát, Đông Xuyên Quán với quy mô 60 chỗ ngồi. Riêng có nhà hàng thuộc công ty Phú Vinh có quy mô lớn và thu hút một số lượng lớn khách nội địa và quốc tế, cùng lúc phục vụ 3000 khách.
Nhìn chung nhà hàng trên địa bàn huyện còn ít, quy mô nhỏ, phân bố không đồng đều tập trung ở thị trấn, gần các điểm du lịch chưa có nhà hàng để phục vụ khách du lịch là một điều hết sức bất cập đối với phát triển du lịch của huyện.
3.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Khóa luận: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng.
Giao thông:
Hiện nay mạng lưới giao thông của huyện đang dần được nâng cấp, các con đường trục liên xã đang được mở rộng, rải nhựa. Hầu hết các con đường đến các điểm du lịch đều được nâng cấp, sửa sang thuận tiện cho đi lại. Hiện nay huyện đang triển khai một số dự án giao thông quan trọng: nâng cấp đường 212; xây dựng cầu Khuể; xây dựng hệ thống biển báo, đèn tín hiệu tại các điểm nút giao thông.
Điện nước, vệ sinh môi trường.
Sáng 12/10/2009, Huyện Tiên Lãng tổ chức Lễ khánh thành hệ thống cấp nước thị trấn Tiên Lãng. Hệ thống cấp nước thị trấn Tiên Lãng là dự án dân sinh do Chính phủ Phần Lan tài trợ với tổng mức đầu tư là 13,63 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là xây dựng một nhà máy cấp nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam, cung cấp toàn bộ nhu cầu dân sinh cho 8 khu dân cư thị trấn Tiên Lãng. Được khởi công xây dựng vào dịp kỷ niệm 55 năm Tiên Lãng anh dũng phá càn thắng lợi. Việc xây dựng thành công dự án có ý nghĩa to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân thị trấn Tiên Lãng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế bệnh tật lây lan qua đường nước, nâng cao sức khoẻ cho người dân phù hợp với chính sách xoá đói giảm nghèo và chiến lược phát triển ngành nước của Việt Nam.
Song song với thành công của ngành nước thì ngành môi trường cũng đạt được những thành công nhất định: hầu hết ở khắp các thôn, xã trên địa bàn huyện đã có nhân viên thu gom rác thải và có bãi rác tập trung. Tuy nhiên, do trên đà phát triển về kinh tế cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên môi trường của huyện đang có xu hướng bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do các nhà máy, xí nghiệp giày da thải nước, rác thải, khí độc làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống của con người. Và đặc biệt, tại các điểm du lịch vấn đề vệ sinh môi trường đang trở nên nhức nhối và cần được quan tâm hàng đầu. Tại các điểm du lịch hầu hết không có nhà vệ sinh cộng cộng, rác thải vứt bừa bãi làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan điểm du lịch. Khóa luận: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng.
3.3. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch.
Hoạt động quảng bá xúc tiến phát triển du lịch hiện nay vẫn chưa được chú trọng đầu tư. Nội dung quảng bá còn nghèo nàn, hình ảnh du lịch Tiên Lãng hầu như không có, lại ít xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng vì vậy chỉ có người dân địa phương biết. Trong một số sách, tạp chí du lịch của Hải Phòng đã có phần giới thiệu về các điểm du lịch của huyện Tiên Lãng song sự giới thiệu này chưa đủ mạnh, gây ấn tượng trên thị trường du lịch, vì vậy tài nguyên du lịch Tiên Lãng hầu hết vẫn ở dạng tiềm năng, đặc biệt là tài nguyên nhân văn.
3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại một số điểm du lịch tiêu biểu.
3.4.1. Đền Gắm.
Về hoạt động tu bổ, tôn tạo và bảo vệ di tích.
Đền Gắm, một di tích lịch sử, văn hóa quốc gia tại huyện Tiên Lãng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với thành phố Hải Phòng tổ chức khởi công dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo chiều ngày 2 tháng 3.
Đây là một trong ba dự án trọng điểm của thành phố Hải Phòng nằm trong danh mục các công trình hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương. Đền Gắm được xây dựng trên diện tích 49.001 m2. Theo đó, việc tu bổ, tôn tạo dựa trên mặt bằng hiện có của di tích và mở rộng một phần diện tích. Bên cạnh việc tu bổ và xây mới một số hạng mục như: nhà Tiền tế, Nghi môn, nhà Bia…, thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng sẽ được xây dựng đồng bộ trên cơ sở giữ nguyên những nét kiến trúc cũ. Công trình sẽ hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm 1.000 Thăng Long Hà Nội.
Về dịch vụ ăn nghỉ, hướng dẫn. Khóa luận: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng.
- gần di tích không có một cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống nào. Cách Đền Gắm 2km có một nhà nghỉ ở thôn Hoàng Đông, xã Quang Phục với quy mô nhỏ.
- đây chưa có đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên phục vụ khách du lịch.
Nhân viên ở đây chưa được huấn luyện nghiệp vụ du lịch.
Về giao thông
Khu di tích cách đường trục xã khoảng 1km, đường vào khu di tích đã được rải nhựa, tuy nhiên do đường trật hẹp hai bên lại là kênh rạch và cánh đồng vì thế dễ xảy ra tai nạn và bất tiện cho du khách đi lại nhất là vào dịp lễ hội. Đặc biệt là đối với xe khách lớn thì không thể vào tận nơi mà phải đỗ ở đường lớn rồi du khách phải đi bộ vào.
Về vệ sinh, môi trường.
Di tích nằm gần cánh đồng và bờ sông Văn Úc, hơn nữa lại xa đường quốc lộ nên không khí ở đây rất trong lành, yên tĩnh, tạo cho du khách một cảm giác thanh thản, thoải mái khi đến đây.
3.4.2. Làng nghề dệt chiếu Lật Dương
Trên thị trường hiện nay do sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng chiếu tre, gỗ, nilông khiến nghề chiếu gặp không ít khó khăn. Không ít người trong làng gác go, bỏ nghề để tìm một nghề khác có thu nhập cao hơn. Trước thực trạng đó, HTX làng nghề Lật Dương, xã Quang Phục có nhiều biện pháp vận động nông dân duy trì và phát triển nghề truyền thống. Và dường như duyên nợ, những người bỏ nghề lại tìm lại nghề, gắn bó bên khung dệt. Tuy thu nhập từ nghề dệt chiếu cói không lớn nhưng quan trọng là nó giải quyết việc làm cho nông dân những lúc nông nhàn.
Sau một thời gian mai một, giờ đây làng nghề dệt chiếu đã trở lại không khí nhộn nhịp, tạo sắc thái mới cho một làng nghề dệt chiếu duy nhất ở thành phố hiện nay. Năm 2009 vừa qua, làng nghề dệt chiếu cói Lật Dương đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên nghiệp hiện đại hóa, tiếp nhận 3 máy cơ khí dệt chiếu năng suất, chất lượng cao trong dự án khôi phục và phát triển làng nghề của thành phố. Đồng thời tăng cường cải tiến mẫu mã, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, tích cực tuyên truyền mở rộng thương hiệu chiếu cói Lật Dương. Khóa luận: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng.
Bên cạnh đó, làng Lật Dương đã đổi mới cách tiếp cận và phục vụ nhu cầu khách hàng ngày càng chu đáo hơn. Trung bình mỗi ngày làng có hàng trăm lao động mang chiếu bán lẻ đến tận các hộ gia đình, bán tại các trung tâm triển lãm, hội chợ, các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố. Hiện nay HTX làng nghề đã gia nhập liên minh HTX thành phố. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường hợp tác để quảng bá thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chiếu cói truyền thống.
Năm 2009, sản lượng sản phẩm chiếu đạt 250.000 lá, tổng doanh thu đạt 7,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 700 lao động . Thu nhập từ sản xuất chiếu góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân làng nghề, tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách địa phương.
Có thể nói, đây là làng nghề dệt chiếu truyền thống duy nhất của thành phố-một tài nguyên du lịch có giá trị cao, nhưng mới chỉ phát triển như một nghề thủ công truyền thống đơn thuần mang tính kinh doanh thương mại là chủ yếu chứ chưa gắn liền với hoạt động du lịch nên tài nguyên này vẫn ở dạng tiềm năng.
2.4.3. Khu du lịch suối khoáng.
Về giao thông.
Khu du lịch suối khoáng thuộc thôn Phác Xuyên, xã Bạch Đằng, nằm trên đường trục huyện rất thuận lợi cho đi lại của du khách.
Về hoạt động quảng bá, phát triển du lịch.
Năm 2009, Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng đã thu hút được hơn 80.000 lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng, trong đó có gần 1 vạn lượt khách quốc tế, tăng gần 50% so với năm 2008. Trung bình mỗi ngày có khoảng 200 đến 250 lượt khách đến tham quan, sử dụng dịch vụ. Tại Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng cũng vừa hoàn thành xong việc xây dựng khu tắm ViP dành riêng cho người nước ngoài với hệ thống ngâm tắm nóng lạnh hiện đại, khép kín.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH Phú Vinh đơn vị quản lý cũng thường xuyên tăng cường công tác quảng bá xúc tiến giới thiệu các tour, tuyến du lịch với nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá phòng, giá tua hấp dẫn. Trong dịp hè vừa qua, khu du lịch đã thực hiện giảm 30 – 40% giá thuê phòng và một số dịch vụ ngâm tắm khác. Đối với khách du lịch ở xa công ty cũng bố trí thêm cả phương tiện đưa đón phục vụ. Khóa luận: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng.
Về dịch vụ ăn nghỉ và nhân viên phục vụ.
Khu du lịch có một đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm.
Có hệ thống nhà hàng, khách sạn sang trọng với các phòng nghỉ tiêu chuẩn 3 sao, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng khá tốt nhu cầu của du khách.
Về vệ sinh môi trường.
Vệ sinh môi trường luôn luôn sạch sẽ do có đội ngũ nhân viên phục vụ quyét dọn thường xuyên. Lại nằm gần cánh đồng và có nhiều cây xanh bao phủ vì vậy mang lại không khí trong lành, mát mẻ cho du khách khi đến nơi đây.
2.4.4. Đền Hà Đới và Lễ hội chợ Giải.
Về giao thông
Khu di tích nằm cách đường trục huyện gần 2km, đoạn đường vào khu di tích đều là đường đá được rải nhựa sạch sẽ, tuy nhiên hơi nhỏ. Nhưng đây cũng là một điều kiện thuận lợi tương đối để thu hút khách du lịch.
Về dịch vụ ăn nghỉ, hướng dẫn
Hiện nay ở di tích vẫn chưa có nhà hàng, khách sạn nào phục vụ khách du lịch. Du khách đến đây chủ yếu là tự tìm hiểu, tham quan và du lịch ngắn ngày.
Về vệ sinh môi trường
Ở khu di tích chưa có nhà vệ sinh công cộng nào để phục vụ nhu cầu cơ bản của du khách. Do khu di tích có khuôn viên hẹp, vì vậy vào những dịp lễ hội, du khách đến quá đông dẫn đến quá tải về sức chứa, rác thải nhiều gây ô nhiễm môi trường, làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan di tích. Khóa luận: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng.
Chính quyền và nhân dân địa phương đang có những kế hoạch mở rộng diện tích khu di tích và trùng tu lại giếng Ngọc để góp phần làm đẹp cảnh quan và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân.
2.4.5. Khu nghỉ mát rừng thông và bãi biển Vinh Quang
Sau trận bão năm 2008 hầu hết khu rừng thông chắn sóng ven biển đã bị đổ, hiện nay xã Vinh Quang đang đầu tư trồng rừng và khôi phục rừng. Tại đây có thể phát triển du lịch sinh thái, du lịch tắm biển, tuy nhiên do bãi biển chủ yếu là phù sa nên muốn phát triển loại hình tắm biển thì phải cải tạo nhiều.
Thành phần du khách: chủ yếu là đối tượng học sinh, sinh viên, nhân dân trong huyện có nhu cầu nghỉ mát, du lịch cuối tuần.
Hiện nay có công ty thương mại Hùng Thắng đang đầu tư khai thác và phát triển du lịch ở đây: xây dựng nhà nghỉ, trồng rừng, có dịch vụ du thuyền quanh khu rừng ngập mặn…
Về giao thông
Khu du lịch nằm cách đường trục xã khoảng 3km, đường đến khu nghỉ mát có một đoạn đường đê, gồ ghề, rất khó đi và một đoạn đường được rải nhựa nhưng nhỏ. Giao thông ở đây còn chưa tốt cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn. Về dịch vụ ăn nghỉ, hướng dẫn.
Gần khu nghỉ mát cũng có một số khu nhà nghỉ phục vụ nhu cầu lưu trú nhưng quy mô quá nhỏ, trang thiết bị thô sơ và thiếu thốn, chưa đầu tư nhiều cho phát triển du lịch, chủ yếu là lấy ngắn nuôi dài.
Ở đây cũng có nhà hàng nhưng quy mô cũng rất nhỏ, thực đơn nghèo nàn, cách phục vụ chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như: câu cá, mò ngao…nhưng rất đơn điệu, chưa thu hút được du khách tham gia. Tại đây cũng chưa có hướng dẫn viên, thuyết minh viên nào để phục vụ khi khách đến tham quan.
Về vệ sinh môi trường.
Vệ sinh môi trường đang là vấn đề nhức nhối của khu du lịch này. Sau trận bão, rừng gần như mất hết, kéo theo rất nhiều rác thải và bèo từ biển trôi dạt vào bờ, nhưng không có một cơ quan chức năng nào chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường. Tình trạng chăn thả bò, dê vẫn còn diễn ra làm mất đi cảnh quan của khu du lịch.
3.5. Đánh giá chung việc khai thác tiềm năng du lịch huyện Tiên Lãng.
3.5.1. Những cố gắng bước đầu. Khóa luận: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng.
Du lịch Tiên Lãng bước đầu đã xây dựng được sản phẩm du lịch được du khách quan tâm: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng ở khu suối khoáng, bãi biển Vinh Quang, du lịch văn hóa ở đền Gắm, đền Hà Đới.
Đã nối tuyến du lịch “ Du khảo đồng quê” với các huyện Kiến An- An Lão-Tiên Lãng- Vĩnh Bảo- Kiến Thụy bằng đường bộ và với Đồ Sơn bằng đường thủy
Cơ sở hạ tầng đang được cải thiện là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch: dự án xây dựng sân bay quốc tế ở xã Vinh Quang, cầu Khuể sắp khánh thành; dự án cải tạo, nâng cấp đường 212; xây dựng nhà máy nước sạch ở thị trấn và các xã…
Huyện đang tập trung tu tạo, xây dựng một số di tích lịch sử văn hóa lớn của huyện: đền Gắm, chùa Thắng Phúc, nhà tưởng niệm chủ tịch nước Tôn Đức Thắng…
3.5.2. Những tồn tại cần khắc phục.
Tuy có tiềm năng để phát triển du lịch song du lịch ở Tiên Lãng cho đến nay mới chỉ phát triển ở giai đoạn đầu, và trong một phạm vi rất hẹp.
Đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch còn ít, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Thiếu trầm trọng các cơ sở lưu trú, ăn uống tại các điểm du lịch phục vụ du khách là vấn đề đáng quan tâm của du lịch Tiên Lãng hiện nay.
Công tác vệ sinh môi trường đang là vấn đề nhức nhối tại các điểm du lịch của huyện, cần có sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương có tài nguyên du lịch.
Hoạt động du lịch mang tính tự phát, chưa có định hướng rõ ràng, chưa có quy hoạch tổng thể và chi tiết chính thức trên toàn địa bàn và chưa có đầu tư đáng kể cho du lịch. Khóa luận: Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tiên Lãng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch huyện Tiên Lãng