Khóa luận: Giải pháp án lệ giải quyết tranh chấp thương mại

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Giải pháp án lệ giải quyết tranh chấp thương mại hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Những kiến nghị liên quan tới áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

3.1.Về các quy định pháp luật

Cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao, cũng như các quy định liên quan tới giám đốc thẩm, tái thẩm, nhằm giảm bớt các vụ án thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán để Hội đồng Thẩm phán có nhiều thời gian tập trung cho công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật, nghiên cứu và phát triển nguồn án lệ.

Cần xem xét lại nhiệm kỳ của Thẩm phán bởi xử theo án lệ là gắn liền với vai trò của thẩm phán. Năm năm là quãng thời gian ngắn đối với mỗi thẩm phán, không đủ để họ có thể bộc lộ hết khả năng của mình trong công tác xét xử. Việc xét xử bất kỳ một vụ án nào là một quá trình rất phức tạp nó đòi hỏi thẩm phán không chỉ am hiểu sâu rộng về pháp luật mà còn là kinh nghiệm, sự từng trải trong thực tiễn của đời sống pháp lý. Thẩm phán phải luôn là người công tâm nhất, và hoàn toàn độc lập trong việc đưa ra quyết định cuối cùng trong công tác xét xử nhưng áp lực của vấn đề bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ đã ảnh hưởng không ít đến mỗi thẩm phán.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

3.2.Về tổ chức thực hiện

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng pháp lý trong mỗi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Mỗi quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật chỉ có khả năng trở thành án lệ khi và chỉ khi nó chứa đựng những quan điểm pháp lý chuẩn mực và phù hợp, không những có thể áp dụng cho tranh chấp ở thời điểm hiện tại mà tính ứng dụng này còn được thấy rõ tại những tranh chấp xảy ra trong tương lai. Để làm được điều này cần đảm bảo hai yếu tố: sự tranh luận và sự độc lập trong việc đưa ra lý lẽ, ý kiến, quan điểm pháp lý của mỗi thẩm phán đối với một tranh chấp cụ thể. Trong mỗi phiên xét xử, nên tạo điều kiện cho phần tranh luận được diễn ra nhiều hơn. Điều này đặc biệt phù hợp đối với tranh chấp thương mại mà khóa luận đang hướng đến. Các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cần được bộc lộ ý kiến của mình nhiều hơn. Bởi suy cho cùng chỉ có thông qua quá trình tranh luận mới giúp cho các Thẩm phán nhìn nhận vấn đề pháp lý theo nhiều hướng sâu sắc và chuẩn mực nhất, hạn chế được ý chí chủ quan, cảm tính mà từ đó đưa ra phán quyết theo một chiều. Tranh chấp thương mại chủ yếu xoay quanh vấn đề xung đột về lợi ích giữa các chủ thể thì thông qua tranh luận sẽ giúp Thẩm phán có được những lí lẽ và lập luận độc lập không chịu sự chi phối của bất kỳ bên nào. Với những đặc điểm rất đặc thù tranh chấp thương mại- một tranh chấp trong lĩnh vực luật tư, bên nào thuyết phục được thẩm phán bằng những lí lẽ và bằng chứng xác thực thì bên đó sẽ có ưu thế hơn. Nếu đảm bảo được yếu tố tranh luận thì chắc chắn chất lượng trong quan điểm pháp lý của mỗi bản án và quyết định của tòa án sẽ được nâng lên đáng kể. Bên cạnh tác động tích cực đến quá trình hình thành án lệ, nó còn nâng cao chất lượng trong công tác xét xử của ngành tòa án đem lại niềm tin cho các thương nhân. Khóa luận: Giải pháp án lệ giải quyết tranh chấp thương mại.

Thứ hai, cần chú trọng việc công bố một cách công khai các bản án quyết định của tòa án. Trước đây, tòa án nhân dân tối cao cũng đã xuất bản và công bố “quyết định giám đốc thẩm” bao gồm các quyết định dân sự và quyết định hình sự. Việc công bố các bản án nên được thực hiện một cách thường xuyên, và liên tục cập nhật thông qua các số, các kỳ báo dưới hình thức xuất bản. Việc công bố các bản án, quyết định này tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp cận trong nhân dân, trong đó không thể không nói đến một bộ phận lớn các thương nhân. Bên cạnh đó, việc công bố các bản án, quyết định còn thể hiện tính minh bạch trong hoạt động xét xử. Khi bản án quyết định có hiệu lực pháp luật được công khai nó sẽ nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp không chỉ là của nhân dân nói chung mà còn là các luật gia, luật sư…Những ý kiến đó sẽ đem đến những nguồn quan điểm phong phú, đa chiều, khách quan cho các thẩm phán giúp họ tránh được ý chí chủ quan, tăng tính suy luận trong mỗi lần ra quyết định. Không những thế, công bố bản án, quyết định còn thúc đẩy sự công bằng, tránh được hiện tượng thẩm phán “muốn xử sao cũng được”.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các quy định mới của pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của tòa án các cấp, Tòa án nhân dân tối cao cần phải phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành các thông tư liên tịch, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành các nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Hệ thống pháp luật của Việt Nam chủ yếu là luật khung nên nhiều vấn đề cần có văn bản hướng dẫn cụ thể. Vấn đề này càng trở nên đặc biệt quan trọng khi mà nước đã công nhận và chính thức áp dụng án lệ trong công tác xét xử của Tòa án. Tại Báo cáo về công tác của các Tòa án trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã thẳng thắn thừa nhận công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao trong năm qua chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn công tác xét xử [27].

Thứ tư, cần tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về án lệ. Hiện nay, các nguồn tài liệu tham khảo của thẩm phán để đi đến quyết định trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật còn chưa nhiều. Trong phần “Xét thấy” của mỗi bản án dường như đã thành thông lệ các thẩm phán chỉ chú trọng đến các văn bản quy phạm pháp luật, và trong rất nhiều trường hợp nếu chỉ căn cứ vào các quy phạm pháp luật thì khó có thể giải quyết được tranh chấp hiện tại. Việt Nam đã công nhận án lệ điều này sẽ thúc đẩy các thẩm phán phải tìm cách nghiên cứu nhiều hơn không chỉ dừng lại ở các văn bản quy phạm pháp luật. Cần mở rộng phạm vi tham khảo, tìm hiểu các nguồn tài liệu khác như: án lệ, tập quán pháp, thói quen ứng xử, học thuyết pháp lý, nguyên tắc pháp lý… Trong mỗi bản án nên dành nhiều chỗ cho quan điểm pháp lý của mỗi thẩm phán đối với tranh chấp đang được được giải quyết hơn là chỉ dừng lại ở việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật thuần túy. Thẩm phán có thể sử dụng nhiều nguồn pháp luật khác nhau để chứng minh và cho thấy được sự thuyết phục hoàn toàn đối với quan điểm và lý lẽ của chính mình. Khóa luận: Giải pháp án lệ giải quyết tranh chấp thương mại.

Thứ năm, cần xây dựng một quy trình cụ thể trong đó quy định rõ các đối tượng cần huy động tham gia vào quá trình nghiên cứu các quy định mới của pháp luật, công tác giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Các đối tượng này bao gồm: các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực pháp lý. Đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học cần phải có sự liên kết một cách chặt chẽ hơn với các thẩm phán, cán bộ, công chức trong ngành tòa án. Trong quy chế này, ngoài việc chỉ ra các đối tượng được phép tham gia vào quy trình nghiên cứu và giải thích pháp luật, cần phải quy định thêm một số vấn đề như: (i) Thời gian định kỳ hay thời điểm thích hợp mà Hội đồng Thẩm phán nhận thấy cần có sự trao đổi và nghiên cứu giữa các chuyên gia, các nhà khoa học. Có thể là một mốc thời gian cụ thể hoặc phụ thuộc vào quan điểm, sự nhìn nhận chung của tòa án nhân dân tối cao khi thấy đó là một thời điểm thích hợp để tiến hành nghiên cứu trao đổi. (ii) Định hướng rõ ràng các vấn đề sẽ được nghiên cứu trao đổi hay nói cách khác là xây dựng một nội dung cụ thể mang tính định hướng của tòa án nhân dân tối cao sẽ quyết định trong mỗi lần nghiên cứu, trao đổi. Ngành Tòa án là hệ thống cơ quan đảm nhận vai trò xét xử chính của nước ta, tòa án với kinh nghiệm xét xử được tích lũy sâu rộng luôn bám sát và hiểu rõ hơn bất kỳ cơ quan, tổ chức nào về “sức sống của các quy phạm pháp luật” trong thực tế nên Tòa án sẽ hoàn toàn có khả năng xây dựng một quy trình có tính chất như người viết đã đề cập.

Thứ sáu, cần ban hành công văn trao đổi nghiệp vụ về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử với các tòa án địa phương đối với các vụ án cụ thể. Trong bất kỳ một tranh chấp nào vấn đề áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử luôn là vấn đề trọng tâm ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi đến phán quyết cuối cùng của mỗi thẩm phán. Khi nước ta đã công nhận án lệ trong công tác xét xử của tòa án đồng nghĩa với việc các thẩm phán sẽ có một nguồn tham khảo rộng lớn hơn trong quá trình đi đến phán quyết cuối cùng của chính mình, mà không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của luật thành văn trước đây. Những cách hiểu, cách giải thích khác nhau đối với cùng một vấn đề pháp lý sẽ dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu tính thống nhất. Cùng với một tranh chấp mà mỗi tòa án lại có quan điểm chưa thực sự tương đồng. Lúc này, vai trò của tòa án nhân dân tối cao sẽ được thể hiện bằng việc trao đổi các công văn mang tính chất nghiệp vụ một cách thường xuyên và liên tục nhằm hạn chế được tình trạng nêu trên. Khả năng làm phong phú thêm nguồn án lệ là rất lớn khi trong những vụ tranh chấp mà chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật tranh chấp, bằng việc trao đổi nghiệp vụ với các tòa án cấp trên sẽ giúp tìm ra định hướng giải quyết đúng đắn và phù hợp. Không chỉ giúp bổ sung thêm nguồn án lệ, các công văn mang tính chất trao đổi nghiệp vụ còn giúp tòa án ở các cấp nâng cao năng lực của chính mình trong công tác xét xử, giảm thiểu tình trạng “án tồn đọng” mang đến niềm tin cho tầng lớp thương nhân nói riêng và toàn thể các tầng lớp trong xã hội nói chung. Khóa luận: Giải pháp án lệ giải quyết tranh chấp thương mại.

Thứ bảy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án trong sạch,  vững mạnh. Trong đó, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm trong công tác cho cán bộ, công chức Tòa án các cấp, nhất là đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân được xác định vừa là yêu cầu vừa là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tòa án. Cần đẩy mạnh công tác đào tạo và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; nâng cao kinh nghiệm công tác cho cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân; giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ, công chức tòa án các cấp.

 Thứ tám, cần duy trì thường xuyên và nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra và giám đốc việc xét xử của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới trong toàn ngành. tòa án nhân dân tối cao thông qua các đoàn công tác tiến hành kiểm tra công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án tại các Tòa án địa phương, tập trung vào những đơn vị có nhiều hạn chế, thiếu sót trong công tác xét xử đảm bảo cán bộ, công chức thực hiện đúng đắn nghiêm túc trách nhiệm công vụ của mình, phòng ngừa các hành vi vi phạm trong thực hiện công vụ.

Tiểu kết Chương 3

Nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam, Khóa luận đưa ra một số kiến nghị về các quy định pháp luật và tổ chức thực hiện như sau:

Một là, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao, cũng như các quy định liên quan tới giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng giảm bớt các vụ án thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán.

Hai là, cần xem xét lại nhiệm kỳ của một thẩm phán.

Ba là, cần nâng cao chất lượng pháp lý trong mỗi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Bốn là, chú trọng việc công bố một cách công khai các bản án quyết định của tòa án.

Năm là, Tòa án nhân dân tối cao cần phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành các thông tư liên tịch, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành các nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.

Sáu là, cần tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về án lệ.

Bảy là, cần xây dựng một quy trình cụ thể trong đó quy định rõ các đối tượng cần huy động tham gia vào quá trình nghiên cứu các quy định mới của pháp luật, công tác giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.

Tám là, cần ban hành công văn trao đổi nghiệp vụ về áp dụng pháp luật trong công tác xét xử với các tòa án địa phương đối với các vụ án cụ thể.

Chín là, xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án trong sạch vững mạnh.

Mười là, cần duy trì thường xuyên và nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra và giám đốc việc xét xử của Toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới trong toàn ngành.

KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp án lệ giải quyết tranh chấp thương mại.

Án lệ là một loại nguồn pháp luật đã xuất hiện trong lịch sử của nhà nước và pháp luật ngay từ buổi ban đầu. Án lệ cũng đã sớm được công nhận là một nguồn pháp luật chính thức và cơ bản đối với nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước thuộc dòng họ pháp luật Common Law. Việc Việt Nam công nhận mười án lệ đầu tiên được xem là sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức về tầm quan trọng của án lệ, cũng như thể hiện sự nỗ lực rất lớn của toàn ngành Tòa án trong việc thực hiện cải cách tư pháp.

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp thương mại là cần thiết bởi không phải lúc nào pháp luật cũng có thể quy định và dự định được hết các tình huống pháp lý sẽ xảy ra trong lĩnh vực thương mại. Áp dụng án lệ góp phần rất lớn vào việc nâng cao năng lực xét xử và giải quyết tranh chấp của tòa án nói chung và đối với lĩnh vực thương mại nói riêng. Tuy nhiên, để có thể áp dụng án lệ một cách hiệu quả và đúng đắn đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của ngành Tòa án: trong công tác nghiên cứu và làm phong phú thêm nguồn án lệ, vai trò của người thẩm phán đối với mỗi bản án, quyết định có chứa đựng án lệ và cơ sở áp dụng án lệ đối với những tranh chấp cần sử dụng đến án lệ. Làm được những yêu cầu đó, thì án lệ mới có thể đi vào thực tế và là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho các thẩm phán trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại. Khóa luận: Giải pháp án lệ giải quyết tranh chấp thương mại.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Khóa luận: Áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp thương mại

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x