Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Bồi thường do trường hợp truất hữu hóa bất hợp pháp hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Bồi thường trong trường hợp truất hữu hóa bất hợp pháp dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1 Tiêu chuẩn của bồi thường trong trường hợp truất hữu bất hợp pháp
Chính vì tuân chuẩn áp dụng cho trường hợp này thường không được đưa ra trong các BIT nên trong các vụ kiện mà quốc gia truất hữu bất hợp pháp, tiêu chuẩn trong tập quán quốc tế sẽ được áp dụng. Tiêu chuẩn được biết đến rộng rãi nhất là tiêu chuẩn được tòa PCIJ đưa ra trong vụ Chorzow Factory. Theo đó, việc bồi thường sẽ: “xóa bỏ mọi hậu quả của hành vi vi phạm quốc tế và đưa bên bị thiệt hại về trạng thái đã có thể xảy ra nếu hành vi vi phạm không được thực hiện” [ , tr.47]
Đây được gọi là nguyên tắc bồi thường đầy đủ.
Có hai cách tiếp cận khi nhắc đến nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc trên. Cách tiếp cận hẹp là quốc gia nhận đầu tư sẽ phải chịu.
Nếu một quốc gia chiếm hữu một khoản đầu tư không phù hợp với các yêu cầu quy định trong một hiệp định đầu tư, nhà nước có hành vi sai trái quốc tế dẫn đến trách nhiệm quốc tế của nhà nước.[1] Cũng theo Điều 31 của Điều khoản mẫu về trách nhiệm của các quốc gia đối với các hành vi vi phạm quốc tế thì hậu quả pháp lý của hành vi trên sẽ là “bồi thường toàn bộ cho các thiệt hai gây ra”.[2]
Cơ sở của tập quán quốc tế về bồi thường bắt nguồn từ phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế PCIJ trong vụ Chorzow Factory. Theo vụ việc này, mục đích cuối cùng của việc bồi thường là “lập lại tình hình mà chắc chắn sẽ xảy ra nếu hành động [truất hữu] chưa được thực hiện”. Nói cách khác, mục đích của việc bồi thường là trả lại cho nhà đầu tư những lợi ích mà họ có thể có nếu sự vi phạm các hiệp ước đầu tư chưa xảy ra.
Cũng theo cách tiếp cận từ vụ Chorzow Factory, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại bao gồm “bất kỳ thiệt hại tài chính nào bao gồm cả tổn thất về lợi nhuận”. Nói cách khác, yêu cầu về bồi thường trong trường hợp này có mục đích là đặt nhà đầu tư vào một tình huống giả định mà họ đã có thể có được nếu quốc gia nhận đầu tư không vi phạm nghĩa vụ trong hiệp định đầu tư.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
3.2 Ngày định giá Khóa luận: Bồi thường do trường hợp truất hữu hóa bất hợp pháp.
Trong trường hợp truất hữu bất hợp pháp, để có thể bồi thường toàn bộ những thiệt hại gây ra, các tòa trọng tài thường tiếp cận theo hai hướng là ex ante (trước khi xảy ra) và ex post (sau khi xảy ra).
3.2.1 Cách tiếp cận ex ante
Theo cách tiếp cận ex ante: tòa trọng tài sẽ xác định giá trị của khoản bồi thường vào ngày xảy ra hành vi truất hữu (hoặc ngay trước hoặc ngay sau), sử dụng mọi tài liệu có thể có vào thời điểm đó. Thông thường, phương pháp dòng tiền chiết khấu sẽ được sử dụng để xác định giá trị khoản bồi thường.
Ưu điểm của cách phương pháp này là có thể đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư do ngày truất hữu hoặc ngày ngày trước ngày truât hữu là thời điểm mà giá trị tài sản bị truất hữu có giá trị lớn nhất. Tuy nhiên, không có sự đảm bảo chắc chắn nào rằng nếu như không có hành vi truất hữu thì nhà đầu tư vẫn có thể suy trì tài sản với giá trị đó trong tương lại. Theo phán quyết của một số tòa trọng tài thì quốc gia chỉ phải bồi thường với những thiệt hại có thể nhìn thấy được vào thời điểm truất hữu.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại có nhược điểm như nếu giá trị của tài sản truất hữu tiếp tục gia tăng thì trên thực tế, quốc gia nhận đầu tư lại được hưởng lợi vì hành vi truất hữu bất hợp pháp của mình. Hơn nữa, cách tiếp cận này không hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc bồi thường đầy đủ. Trong trường hợp giá trị của tài sản tăng sau ngày truất hữu thì nhà đầu tư sẽ được bồi thường ít hơn so “bồi thường đầy đủ”.
Cách tiếp cận này đã được sử dụng trong vụ Vivendi v Argentina [69 ].
Theo đó, tòa trọng tài ICSID đã định giá dựa tên cơ sở là số lượng mà nguyên đơn đã đầu tư và bao gồm cả số lượng được dùng bào thời điểm truất hữu [59, ¶ 8.2.3 – 8.2.7].
3.2.2 Cách tiếp cận expost Khóa luận: Bồi thường do trường hợp truất hữu hóa bất hợp pháp.
Theo cách tiếp cận ex ante: tòa trọng tài sẽ xác định giá trị của khoản bồi thường vào ngày bản án có hiệu lực hoặc ngày bắt đầu xét xử, sử dụng mọi tài liệu có thể có vào thời điểm đó.
Nếu áp dụng cách tiếp cận này thì nhà đầu tư đương nhiên sẽ có lợi nếu giá trị của tài sản bị truất hữu tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy mà quốc gia nhận đầu tư sẽ có động cơ để tiến hành những hành động cụ thể để có thể thực hiện hành vi truất hữu hợp pháp.
Tuy nhiên, với một thị trường đầy biến động thì việc xảy ra sau thời điểm truất hữu không phải lúc nào cũng nhìn thấy trước được. Hơn thế nữa, cách tiếp cận này không hợp lý tại điểm thời điểm bản án có hiệu lực thường không liên quan đến các yếu tố đặc trưng của từng vụ kiện. Trên thực tế có rất nhiều lý dó mà việc ra phán quyết có thể kéo dài. Mà giá trị của khoản bồi thường chỉ sau một năm đã có sự thay đổi lớn. Bởi vậy, cách tiếp cận này thường bị coi là “tùy tiện”.
Cách tiếp cận này đã được sử dụng trong vụ kiện ADC v Hungary [41]. Tại vụ kiện này, giá trị của tài sản đã tăng đáng kể kể từ thời điểm truất hữu do Hungary gia nhập Liên minh Châu Âu và kéo theo lượng khách du lịch đến thăm Hungary [27, tr 7]. Do đó, tòa trọng tài phải quyết định xem thực tế bên nào sẽ được hưởng lợi từ sự kiện này. Có thể thấy nếu áp dụng cách tiếp cận ex post thì bên hưởng lợi sẽ là Hungary. Ngược lại nếu áp dụng ex ante, bên hưởng lợi sẽ là nhà đầu tư.
Tòa trọng tài đã quyết định rằng nhà đầu tư sẽ được nhận khoản bồi thường theo giá thị trường vào thời điểm bản án có hiệu lực [41, ¶¶ 497 – 499, 514, 519]. Theo đó, vì ADC là một doanh nghiệp vận hành sân bay chuyên nghiệp nên rất có khả năng giá trị của tài sản đầu tư sẽ được gia tăng vì số lượng hành khách gia tăng. Nói cách khác, việc giá trị của tài sản gia tăng vì một phần là do yếu tố chủ quan đến từ phía nhà đầu tư. Vì vậy, việc lựa chọn một ngày định giá sớm hơn sẽ không thể đưa nguyên đơn vào tình huống giả định rằng nguyên đơn có thể có nếu không vì hành vi truất hữu bất hợp pháp
KẾT LUẬN Khóa luận: Bồi thường do trường hợp truất hữu hóa bất hợp pháp.
Như vậy, việc bồi thường cho nhà đầu tư trong trường hợp truất hữu vẫn còn chưa được thống nhất. Mặc dù trong thực tế, các tòa trọng tài đã đưa ra được các công thức, tiêu chuẩn để áp dụng cho từng trường hợp truất hữu hợp pháp và bất hợp pháp vẫn còn là một bài toán khó. Sự phức tạp liên quan đến việc tính toán thiệt hại đòi hỏi cần có các chuyên gia định giá trong các vụ việc. Vì các yêu cầu đòi bồi thường của nguyên đơn luôn luôn thay đổi không cố định, bởi vậy các nguyên tắc đã được trình bày ở trên không thể bao quát trong mọi trường hợp.
Với những phân tích trên, tác giả hi vọng luận văn tốt nghiệp sẽ góp phần làm rõ vấn đề bồi thường thiệt hại trong thực tiễn giải quyết vụ kiện theo cơ chế nhà nước – nhà đầu tư. Với trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, chắc chắn còn nhiều vấn đề cần trao đổi thêm. Khóa luận: Bồi thường do trường hợp truất hữu hóa bất hợp pháp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Khóa luận: Giải quyết tranh chấp đất đai khi bồi thường mặt bằng