Luận văn: Tổng quan sơ lược về ngân hàng BIDV

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan sơ lược về ngân hàng BIDV hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Giới thiệu sơ lược ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:

Qua 60 năm phát triển, với sự nỗ lực không ngừng cùng sự phát triển của đất nước, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt. Các mốc lịch sử chính trong quá trình phát triển của ngân hàng : Luận văn: Tổng quan sơ lược về ngân hàng BIDV

  • 26/4/1957 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ra đời trực thuộc Bộ tài chính.
  • 24/06/1981 thực hiện đổi tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
  • 18/11/1994 đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ tháng 12/1994 chuyển đổi mô hình hoạt động mô hình Ngân hàng thương mại.
  • 01/12/2012 Thực hiện cổ phần hóa chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần.
  • 24/01/2014 Cổ phiếu chính thức niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
  • 23/05/2015 Thực hiện sát nhập Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) vào hệ thống.
  • 31/12/2016 tổng tài sản đạt 1.006.404 tỷ đồng trở thành Ngân hàng TM đầu tiên đạt tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng

Mạng lưới hoạt động

Hiện nay, Ngân hàng có mạng lưới truyền thống và hiện đại trên 63 tỉnh thành trên cả nước với tổng số mạng lưới đến 31/12/2016 gồm 1 Trụ sở chính, 191 chi nhánh, gần 1000 phòng giao dịch, 13 công ty trực thuộc và đơn vị liên doanh, 06 văn phòng đại diện tại nước ngoài( Campuchia, Myanma, Lào, Séc, Đài Loan, LB Nga) và 4 công ty con.

Về mạng lưới đại lý và quan hệ hợp tác kinh doanh: Có quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh với hơn 1600 định chế tài chính như World Bank, ADB, JBIC, NIB….

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Luận văn: Tổng quan sơ lược về ngân hàng BIDV

Cơ cấu tổ chức gồm 4 khối: khối công ty con, khối ngân hàng, khối liên doanh, khối góp vốn.

Mô hình tổ chức của Ngân hàng hiện nay đã được tái cấu trúc theo hướng hiện đại trong quản lý, hoạt động và điều hành. Có 7 khối chức năng tại hội sở chính: khối ngân hàng bán buôn,hối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới, khối vốn và kinh doanh vốn và tiền tệ, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối tài chính kế toán, khối đầu tư, khối hỗ trợ.

Tại chi nhánh được sắp tổ chức gồm 5 khối: khối quan hệ khách hàng; khối quản lý rủi ro; khối tác nghiệp; khối quản lý nội bộ; khối trực thuộc.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Với quyết tâm nỗ lực, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ kinh doanh, chủ động và kiên định tái cơ cấu toàn diện hoạt động khắc phục những yếu kém nội tại, không ngừng đổi mới. Giai đoạn 2012-2016, Ngân hàng đã xác lập được vị thế trên thị trường tài chính vương lên dẫn đầu khối ngân hàng TMCP về quy mô, các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng tốt, bền vững, hiệu quả, hoạt động ngày càng đuợc cải thiện, một số chỉ tiêu kinh doanh chính: Luận văn: Tổng quan sơ lược về ngân hàng BIDV

Tổng tài sản tăng trưởng liên tục qua các năm, đến 31/12/2016 đạt 1.006.404 tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2015; chiếm 14% tổng tài sản toàn ngành, gấp 2.02 lần so với năm 2012

Nguồn huy động năm 2016 đạt 940.020 tỷ đồng gấp 2,6 lần so với 2012 tăng truởng bình quần 20%/ năm.

Cho vay khách hàng đạt 723.697 tỷ đồng gấp 2,2 lần so với 2012 tăng truởng bình quân giai đoạn 18,7%/ năm (tốc độ tăng trưởng bình quân ngành ngân hàng là 18%/ năm). Thị phần tín dụng đạt 13,2% tăng 2,8% trong 5 năm.

Lợi nhuận trước thuế đạt 7.709 tỷ đồng tăng trưởng bình quân 11%/ năm gấp 1,8 lần so với 2012. ROA đạt 0,79%, ROE đạt 15,5% trích DPRR theo quy định 8,5%. Đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thanh khoản, giới hạn đầu tư theo NHNN, đạt hệ số CAR trên 9%

Vốn điều lệ tăng lên gấp 2,6 lần trong giai đoạn 2012-2016( đến hết năm 2016 đạt trên 34 ngàn tỷ đồng tăng 21 ngàn tỷ đồng so với 2012) thông qua thặng dư vốn cổ phần hóa phát hành cổ phiếu bổ sung, sát nhập ngân hàng Đồng Bằng Sông Cửu Long (3.369 tỷ đồng) và tiếp nhận khoản 100 triệu USD từ công ty IID, Ngân hàng cũng phát hành thành công 20.000 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn.

Hoạt động bán lẻ là hoạt động trọng tâm trong phát triển và cơ cấu hoạt động của Ngân hàng. Trong giai đoạn 2012-2016 thu nhập ròng từ bán lẻ ở mức 26%, khách hàng cá nhân đạt mốc 7,7 triệu khách hàng vào khoảng gần 8% dân số.

Song song với phát triển hoạt động kinh doanh, Ngân hàng cũng tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội với kinh phí hỗ trợ trên 12.000 tỷ đồng góp phần thực hiện các chương trình an sinh xã hội quốc gia.

2.2. Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn: Tổng quan sơ lược về ngân hàng BIDV

2.2.1. Sơ lược về quá trình phát triển thẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam

Ngày 12/06/2006, Trung tâm thẻ ra đời (tiền thân là phòng thẻ thuộc ban dịch vụ), với sự nỗ lực không ngừng để đưa ra các chính sách phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng đã phát triển hơn 8 triệu chủ thẻ ghi nợ, 130.000 chủ thẻ tín dụng quốc tế, 1.800 ATM và 20.000 POS trải rộng trên phạm vi toàn quốc. Mạng lưới ATM, POS đã thực hiện thanh toán nhiều loại thẻ của các tổ chức khác nhau như : Banknetvn/Smartlink, Visa, MasterCard, JCB và UnionPay.

Các mốc lịch sử đáng nhớ:

2002: Bắt đầu phát hành thẻ ghi nợ nội địa. Trong thời điểm này, dịch vụ thẻ mới bước đầu phục vụ khách hàng với những tiện ích cơ bản nhất của một thẻ ATM cùng phạm vi sử dụng rất hạn chế theo từng khu vực cung cấp dịch vụ như khu vực Hà Nội, khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Điều này phần nào hạn chế những tiện ích nổi bật của dịch vụ thẻ khi khách hàng chỉ có thể sử dụng dịch vụ ở từng khu vực riêng lẻ.

2004: Đánh dấu những bước khởi sắc trong việc xây dựng các đề án, dự án tiền đề nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đến cuối năm 2004, dịch vụ ATM có mặt tại 7 tỉnh thành lớn và thu được một số kết quả ban đầu: 45.000 thẻ phát hành, 800.000 giao dịch và hơn 500 tỷ đồng doanh số sử dụng thẻ.

2006: Hệ thống ATM có thể thanh toán được thẻ Visa/Plus đánh dấu sự tham gia của ngân hàng vào thị trường thẻ quốc tế, hệ gần 400 máy ATM hoạt động trên 53 tỉnh, thành phố trên cả nước và trở thành ngân hàng có mạng lưới ATM rộng lớn trên thị trường thẻ Việt Nam với tổng số thẻ ghi nợ nội địa các thương hiệu đạt gần 600.000 thẻ, triển khai việc thanh toán tiền hàng hóa thông qua mạng lưới ĐVCNT.

2007: Triển khai thanh toán qua hệ thống POS, kết nối hệ thống ATM với Banknet, phát triển mạng lưới ATM trên tất cả các tỉnh thành. Tiếp tục phát triển các dịch vụ VN topup qua ATM, thanh toán thẻ qua POS đầu tiền cho hệ thống taxi Mai Linh Luận văn: Tổng quan sơ lược về ngân hàng BIDV

2009: Bắt đầu phát hành thẻ Visa theo công nghệ thẻ tiên tiến thẻ Chip theo tiêu chuẩn EMV giúp tăng tính bảo mật của thẻ đồng thời triển khai các dịch vụ thanh toán hóa đơn, vé máy vay, chấp nhận thẻ China Union Pay của Trung Quốc.

2010: Phát hành BIDV Harmony với 5 màu tương ứng với 5 trạng thái Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn bảo hiểm trên ATM.

2013: Bắt đầu phát hành thẻ Master card và cho ra đời chính thức thẻ tín dụng quốc tế dòng cao cấp, hạng Bạch Kim, đây cũng là năm, cho ra đời các thẻ đồng thương hiệu như thẻ ghi nợ nội địa BIDV coopmart, BIDV lingo,… hay thẻ tín dụng BIDV Manchester United. Đây là dòng thẻ đánh vào việc khuyến mại đối với các đối tác đồng thương hiệu của thẻ như mua sắm ưu đãi tại coopmart, giá ưu đãi với việc đặt hàng online của BIDV lingo, hay hấp dẫn đối với các fanclub của đội bóng Manchester.

2014 – 2016: Phát triển nhiều loại sản phẩm thẻ tín dụng: visa platinum, master platinum dành cho các khách hàng thuộc phân khúc khách hàng cao cấp với nhiều ưu đãi đặc biệt, visa primier và master premier dành cho khách hàng đã được định danh là khách hàng quan trọng trên hệ thống bidv

Tháng 6/2017: Triển khai dòng sản phẩm master card dành cho giới trẻ với 12 mẫu thẻ khác nhau phù hợp từng cá tính mang tên master youngplus

2.2.2. Quy trình phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Quy trình phát hành thẻ

Việc phát hành các sản phẩm thẻ cho khách hàng phải tuân theo quy định Pháp luật, của Tổ chức thẻ và quy định của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo từng thời kỳ, hiện nay được phân thành 2 loại quy định đối với nghiệp vụ phát hành thẻ tại chi nhánh và quy trình quản lý thẻ tại hội sở chính. Quy định hiện thời là cẩm nang hoạt động thẻ tại chi nhánh (ra đời tháng 7/2015) và quyết định 8522 quy định về hoạt động thẻ tại chi nhánh (ngày 19/12/2014). Tại hội sở chính có cẩm nang 8824 cẩm nang quản lý thẻ tại trụ sở chính và quyết định 8679 quy định quản lý thẻ tại trụ sở chính. Các cẩm nang và quy định này khá chặt chẽ và chi tiết quy định từng phần nhỏ trong cả quy trình phát hành thẻ và quản lý thẻ tại cả trụ sở chính và tại chi nhánh.

Quy trình phát hành thẻ chia thành quy trình phát hành thẻ tại chi nhánh và quy trình phát hành thẻ của trung tâm thẻ

2.2.2.1. Quy trình phát hành thẻ tại chi nhánh Luận văn: Tổng quan sơ lược về ngân hàng BIDV

Có thể khái quát quy trình phát hành thẻ tại chi nhánh theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1.Quy trình phát hành thẻ tại chi nhánh

Có thể tổng hợp thành các bước chính: tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát hồ sơ, phát hành thẻ, trả thẻ cuối cùng là chấm báo cáo của cán bộ thẻ và tiêu hủy thẻ do thẻ hỏng hay thẻ không được khách hàng đến nhận, thẻ do khách hàng yêu cầu ngừng sử dụng.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ phát hành thẻ

Khách hàng cung cấp hồ sơ đăng ký phát hành thẻ cho nhân viên ngân hàng Cán bộ tiếp nhận: Cán bộ quản lý khách hàng/ Cán bộ thẻ tại chi nhánh/ GDV Hướng dẫn/ tư vấn khách hàng sản phẩm thẻ phù hợp nhu cầu của khách hàng Hướng dẫn khách hàng điền thông tin theo hợp đồng đăng ký phát hành và sử dụng thẻ.

Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tác nghiệp trên chương trình thẻ Cán bộ thực hiện: Cán bộ quản lý khách hàng và Kiểm soát viên

Tiếp nhận và kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đăng ký phát hành thẻ với các giấy tờ tùy thân, chữ ký khách hàng lưu tại ngân hàng và các thông tin cần thiết khác đảm bảo các thông tin khớp đúng. Luận văn: Tổng quan sơ lược về ngân hàng BIDV

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ phát hành thẻ tín dụng

Cán bộ thực hiện: Cán bộ và lãnh đạo phòng KHCN/KDT/PGD

Kiểm tra lại hồ sơ trước khi thẩm định

Thẩm định hồ sơ phát hành thẻ

Xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN

Phát hành thẻ và lưu trữ hồ sơ

Bước 3:Nhập thông tin phát hành thẻ tại Chi nhánh.

Cán bộ thực hiện: Cán bộ nghiệp vụ thẻ và Kiểm soát viên.

Gửi hồ sơ phát hành thẻ lên Trung tâm thẻ. Cán bộ thực hiện: Cán bộ nghiệp vụ thẻ

Hoàn thiện và lưu hồ sơ: Cuối ngày làm việc, Cán bộ nghiệp vụ thẻ thuộc các Phòng giao dịch cùng Mã chi nhánh tổng hợp danh sách thẻ trong ngày và gửi cán bộ nghiệp vụ thẻ tại Trụ sở Chi nhánh theo dõi khi nhận thẻ từ Trung tâm Thẻ.

Bước 4: Trả thẻ và kích hoạt thẻ cho khách hàng

Cán bộ thực hiện: Cán bộ nghiệp vụ thẻ tại chi nhánh

Khách hàng đến nhận thẻ theo yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân, cán bộ thẻ tại chi nhánh thực hiện kiểm tra thông tin khách hàng, thông tin về thẻ và trả thẻ cho khách hàng yêu cầu khách hàng ký nhận thẻ và nhận PIN

Kiểm tra lại chữ ký khách hàng thực hiện kích hoạt thẻ trên chương trình và chuyển kiểm soát viên thẻ tại chi nhánh duyệt kích hoạt thẻ.

Cán bộ thẻ hướng dẫn khách hàng kích hoạt và đổi pin thẻ.

Bước 5: Thực hiện chấm báo cáo hàng ngày và định kỳ thực hiện tiêu hủy thẻ không kích hoạt theo quy định

Chấm báo cáo hàng ngày

Cán bộ thực hiện: Cán bộ thẻ và kiểm soát viên thực hiên nhận thẻ từ trung tâm thẻ kiểm tra đối chiếu thẻ và pin

Trả thẻ và pin cho khách hàng. Kích hoạt thẻ. Cuối ngày chấm báo cáo thẻ Kiểm kê định kỳ, tiêu hủy thẻ, pin

Cán bộ thực hiện: Cán bộ thẻ và kiểm soát viên trụ sở chính chi nhánh thực hiện kiểm kê định kỳ 01 tháng/01 lần, tiêu hủy thẻ, pin theo quy định tối thiểu 02 lần/ năm.

2.2.2.2. Tại trung tâm thẻ Luận văn: Tổng quan sơ lược về ngân hàng BIDV

Chuyên viên phát hành thẻ thực hiện tiếp nhận hồ sơ trên chương trình kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ nếu phát hiện thiếu hoặc sai sót thực hiện thông báo từ chối cho chi nhánh, nếu đồng ý phát hành thực hiện nhập thông tin phát hành trên chương trình quản lý phát hành thẻ chuyển cho chuyên viên kiểm soát duyệt phát hành thẻ. Bộ phận dập thẻ và in PIN căn cứ thông tin trên chương trình phát hành thực hiện dập thông tin trên thẻ và in PIN thẻ theo quy định sau đó tiến hành bàn giao thẻ và PIN về chi nhánh đáp ứng được quy định về bảo mật.

2.2.2.3. Quy trình thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Việc triển khai hoạt động thanh toán thẻ giúp cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn chỉnh. Ngoài hoạt động chính rút tiền thông qua ATM, thông qua thiết bị POS/EDS đặt tại ĐVCNT, khách hàng có thể thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ, ứng tiền mặt hoặc truy vấn số dư tài khoản của mình nhờ đó ngân hàng vừa phát triển được dịch vụ thanh toán thẻ, tăng tiện ích sử dụng thẻ, tăng doanh số sử dụng thẻ và thu phí từ ĐVCNT.

Trong quá trình này, chuyên viên thanh quyết toán của Trung tâm đóng vai trò rất quan trọng trong việc đối chiếu thanh toán với các liên minh thẻ, hay tổ chức thẻ quốc tế bao gồm đối soát và quyết toán giao dịch. Các tổ chức thực hiện quyết toán bao gồm: hệ thống Banknetvn, hay các tổ chức thẻ khác (Visa/Master/JCB).

Quy trình thanh toán thẻ quốc tế có thể khái quát qua sơ đồ sau đây: Luận văn: Tổng quan sơ lược về ngân hàng BIDV

Sơ đồ 2.2 Quy trình thanh toán thẻ quốc tế

  • Chủ thẻ giao dịch thẻ mua bán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc ứng tiền tại các ĐVCNT.
  • ĐVCNT tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, sau đó lập hoá đơn thanh toán và trao cho khách hàng.
  • ĐVCNT gửi hoá đơn cho tổ chức thanh toán thẻ.
  • Tổ chức thanh toán kiểm tra chữ kí trên hoá đơn của chủ thẻ, nếu hợp lệ thanh toán cho ĐVCNT.
  • Tổ chức thanh toán thẻ bù trừ với các tổ chức thẻ quốc tế và tổ chức khác,
  • Tổ chức thẻ thanh toán cho tổ chức thanh toán bằng cách ghi có vào tài khoản của ngân hàng đó.
  • Tổ chức thẻ quốc tế báo nợ cho tổ chức phát hành thẻ.
  • Tổ chức phát hành thanh toán số tiền mà tổ chức thẻ quốc tế chi hộ.
  • Tổ chức phát hành gửi bản sao thanh toán cho chủ thẻ.
  • Chủ thẻ thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành.

Quy trình thanh toán thẻ ghi nợ nội địa khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Quy trình thanh toán thẻ ghi nợ nội địa

Chủ thẻ mua bán tiền hàng hoá, dịch vụ mua tại ĐVCNT bằng thẻ

ĐVCNT sau khi kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, đưa thẻ vào máy đọc thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán. ĐVCNT giao thẻ và một liên biên lai thanh toán cho chủ thẻ.

ĐVCNT thẻ lập bảng kê thanh toán và gửi đến Tổ chức thanh taosn thẻ cùng biên lai.

Tổ chức thanh toán thẻ sau khi nhận được hoá đơn thanh toán cùng bảng kê do các đơn vị chấp nhận thẻ gửi đến sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hoá đơn và sự phù hợp giữa biên lai và bảng kê. Sau khi kiểm tra thấy hoá đơn hợp lệ thì tổ chức thanh toán thẻ sẽ tạm ứng cho đơn vị chấp nhận thẻ theo số tiền ghi trên hoá đơn trừ đi các khoản phí mà đơn vị chấp nhận thẻ phải trả cho Tổ chức thanh toán thẻ theo quy định của hợp đồng đã kí kết giữa hai bên.

Tổ chức thanh toán thẻ lập bảng kê thanh toán theo mẫu quy định, trong đó liệt kê toàn bộ các giao dịch thanh toán để thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ.

Tổ chức phát hành thẻ sau khi nhận được giấy báo nợ, sẽ lập hồ sơ quản lý và thanh toán cho Tổ chức thanh toán thẻ

Tiếp đó tổ chức thanh toán thẻ ghi nợ vào tài khoản thanh toán của chủ thẻ tại ngân hàng hoặc trừ vào hạn mức tín dụng của chủ thẻ và báo nợ cho chủ thẻ.

Chủ thẻ sau khi nhận được giấy báo nợ thanh toán cho tổ chức phát hành thẻ.

2.2.3. Mạng lưới thanh toán thẻ của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Mạng lưới ATM và ĐVCNT luôn được ngân hàng chú trọng phát triển để có thể quảng bá thêm thương hiệu vì những cây ATM hay những ĐVCNT chính là những kênh quảng cáo rất hiệu quả cho các dịch vụ khác mà không mất thêm nguồn phí, bên cạnh đó còn tạo nguồn thu rất lớn. Mạng lưới ATM và POS rộng khắp cũng là một trong các cơ sở để khách hàng lựa chọn sử dụng thẻ của Ngân hàng. Hiện tại chính sách phân bổ phí đối với các dịch vụ đi kèm trên các giao dịch thẻ đang áp dụng như sau: Luận văn: Tổng quan sơ lược về ngân hàng BIDV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Thực trạng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x