Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Hoàng Cung – Huế dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Tổng quan về tình hình kinh doanh của khách sạn Hoàng Cung Huế

2.1.1. Giới thiệu chung về khách sạn Hoàng Cung Huế Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

2.1.1.1. Thông tin khách sạn Hoàng Cung Huế

Hình 2.1: Khách sạn Hoàng Cung

Công ty cổ phần Khách sạn Hoàng Cung có tên giao dịch quốc tế là “Imperial Hotel Corporation”,tọa lạc tại số 8 đường Hùng Vương, thành phố Huế. Khách sạn được thiết kế hiện đại, đạt tiêu chuẩn 5 sao, gồm 16 tầng, 194 phòng đầy đủ tiện nghi. Tiền thân của công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung là khách sạn Trường Tiền thuộc

Công ty cổ phần khách sạn và dịch vụ Thừa Thiên Huế. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa, ngày 27.09.1999 UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 2225/QĐ.UB, chuyển khách sạn Trường Tiền thuộc Công ty Khách sạn và dịch vụ Thừa Thiên Huế thành công ty cổ phần.

Sau khi có quyết định thành lập, Công ty cổ phần Trường Tiền Thừa Thiên Huế đi vào hoạt động với vốn điều lệ là 3.500.000.000đ. Ngày 22/12/2001, Đại hội cổ đông quyết định đầu tư mới xây dựng khách sạn 5 sao, trong đó phần góp vốn của cổ đông từ 35-40 tỷ đồng, phần còn lại vay vốn Ngân hàng Ngoại Thương.

Ngày 16/11/2005, Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung chính thức đi vào hoạt động, và đến n y, công ty vẫn đang từng ngày phát triển. Khách sạn Imperial vinh dự được đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách và chủ tịch tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Tiêu biểu là chuyến thăm của Hoàng Thái tử Nhật Bản, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch tập đoàn Toyota Fuji Cho. Bên cạnh đó, khách sạn Imperial cũng là nơi được chọn đăng cai tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế.

Tính đến nay khách sạn Imperial đã hoạt độ g hơn 10 năm. Tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố, trên đại lộ Hùng Vương, gần sông Hương, du khách rất thuận lợi để di chuyển đến các địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố di sản thế giới như Hoàng Thành Huế, chùa Thiên Mụ, các lăng tẩm vua chúa… Cụ hể, cách cầu Trường Tiền 2 phút đi bộ (chưa đến 100m), cách chợ Đông Ba 5 phút lái xe (200m), cách Đại Nội 10 phút lái xe, cách chùa Thiên Mụ 20 phút lái xe (5,7km), cách các lăng Khải Định, Minh Mạng, Tự Đức khoảng 30 phút lái xe, cách biển Lăng Cô khoảng 1,5 giờ lái xe.

Khách sạn Imperial Huế với nhà hàng Cung Đình đến đây du khách có thể tận hưởng những điệu nhạc cổ xưa, âm thanh du dương mê hồn. Với hệ thống nhà hàng mở, du khách có thể vừa thưởng thức món ăn, vừa xem các đầu bếp chuyên nghiệp trổ tài nấu nướng.Khách sạn là một tác phẩm hiếm có về kiến trúc nhà cao tầng và toát lên dấu ấn của trường phái kiến trúc Á Đông, kiến trúc cung đình Huế với những hình khối, đường nét hoa văn màu sắc và các loại vật liệu cổ được phục chế thể hiện sự sang trọng bậc nhất theo kiểu Việt Nam. Khách sạn Imperial là nơi duy nhất ở Huế mà mỗi buổi sáng thức dậy hay lúc hoàng hôn về hoặc khi đêm xuống, bạn không muốn rời khỏi chỉ vì nhìn qua cửa sổ phòng là cả một tuyệt tác, một bức tranh sống động hài hòa – dòng Hương xinh đẹp đến ngỡ ngàng, xa xa thấp thoáng những công trình cổ kính, trầm tư của kinh thành Huế phía bên kia bờ sông Hương. Nội thất khách sạn được trau chuốt đến hoàn mỹ, sang trọng mà ấm cúng, là một sự kết hợp tinh tế tính tiện nghi hiện đại và các giá trị văn hóa kiến trúc nổi bật của vùng đất Kinh Kỳ xứ Huế.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Hoàng Cung Huế Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức khách sạn Hoàng Cung – Huế

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:

Ban giám đốc:gồm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc là những người đại diện tư cách pháp nhân của khách sạn, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trước pháp luật. Là những người trực tiếp điều hành, theo dõi, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn thông qua các bộ phận nghiệp vụ.

  • Phòng nhân sự: Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc lập quy hoạch tổng hợp, tổ chức thực hiện và phối hợp các công tác về các mặt chế độ nhân sự, quan hệ nhân sự, nguồn nhân lực, phân phối nhân lực, đào tạo cán bộ, công nhân viên và quản lý hành chính.
  • Phòng tài chính kế toán:Có nhiệm vụ tuân thủ pháp luật, pháp quy, tổ chức một cách hợp lý toàn bộ hoạt động tài chính, tài vụ, quản lý dự toán, hạch toán kinh tế và giám sát tài vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế của đơn vị.
  • Phòng Sales & Marketing: Chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chiến lược marketing. Chịu trách nhiệm liên hệ, làm việc với khách hàng tiềm năng. Quản lý việc đăng kí, đặt phòng, hủy phòng của khách.
  • Bộ phận lễ tân, quan hệ khách hàng: Hướng dẫn khách hàng, làm thủ tục lưu trú và khai báo tạm trú của khách theo đúng quy định. Kết hợp các bộ phận có liên quan đểđáp ứng các dịch vụ khách yêu cầu trong khả năng của khách sạn. Nhận thông tin khiếu nại của khách. Phối  ợp với nhân viên kế toán để lập hóa đơn thanh toán.
  • Bộ phận buồng phòng: Đón tiếp khách một cách chu đáo, ân cần, lịch sự, bố trí khách vào đúng loại buồng mà khách đã đăng kí trước và buồng đó đã chuẩn bị sẵn mọi tiện nghi để phục vụ khách.Làm vệ sinh buồng hằng ngày, thay và bổ sung những đồ dùng cần thiết theo tiêu chuẩn của khách sạn và loại buồng khách đang thuê.Làm vệ sinh bảo dưỡng toàn bộ các phòng buồng, phò g ội họp, bảo đảm cung ứng các dịch vụ giặt là, cho thuê đồ dùng, làm vệ sinh và bảo dưỡng các khu vực công cộng.
  • Bếp trưởng: Điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn, quản lý trực tiếp bộ phận bếp, đề ra các quy chế, điều lệ, quy định và tiêu chuẩn thao tác ăn uống, kiểm tra đôn đốc, thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc khách sạn về hiệu quả kinh doanh của bộ phận này.
  • Bộ phận bảo trì, kỹ thuật: Bảo trì chịu trách nhiệm tổ chức tu sửa, bảo dưỡng, sửa chữamáy móc, thiết bị, tạo điều kiện sử dụng tối đa công suất, tiết kiệm chi phí cho khách sạn. Kĩ thuật chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức hoạt động bảo trì, sửa chữa hệ thống mạng nội bộ, hệ thống máy tính và hệ thống phần mềm của khách sạn.
  • Bộ phận nhà hàng:Phục vụ ăn uống theo đơn đặt hàng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuân theo quy trình phục vụ nhà hàng, buffet… hợp tác với các bộ phận nhận đặt tiệc.
  • Bộ phận an ninh:Làm tốt công tác bảo vệ, an toàn khách sạn. Bên cạnh đó, kết hợp với việc tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, đề ra các quy định và biện pháp an toàn có hiệu quả, tiến hành tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ toàn cán bộ, công nhân viên, phòng ngừa xảy ra các sự cố bất ngờ. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ an toàn tài sản của khách sạn, bộ phận an ninh còn phải bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của khách hàng, làm cho khách có cảm giác an toàn và tin tưởng.
  • Bộ phận giải trí (Spa & quầy hàng):Chịu trách nhiệm làm hài lòng, tạo cảm giác vui vẻ khi khách sử dụng các dịch vụ thẩm mĩ và mua sắm của khách sạn.

2.1.1.3. Cơ sở vật chất của khách sạn Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Hệ thống phòng của k ách sạn

Khách sạn Hoàng Cung Huế có 194 phòng, đưa vào sử dụng được chia làm 5 loại với mức giá khác nhau phù hợp với nhu ầu và khả năng thanh toán của từng đối tượng khách hàng, đó làDeluxe, Junior Suite, Imper al Suite, Grand Presidential Suite, căn hộ. Mỗi loại phòng có diện tích và mức độ tiệ g i khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đạt chuẩn khách sạn 5 sao. Loại phòng Deluxe chiếm tỷ trọng cao nhất là 86,60%, đây là loại phòng phổ thông có mức giá thấp nhất gồm Deluxe City View và Deluxe Riverview. Phòng rộng 36m2, Loại phòng Junior Suite chiếm tỷ trọng 10,31%,phòng rộng 46m2.Nằm trên tầng cao nhất, phòng Imperial Suite chiếm tỷ trọng 1,03% là phòng VIP sang trọng và đầy đủ tiện nghi. Cũng ở tầng cao nhất phòng Grand Presidential Suite chiếm tỉ trọng 0,52%,rộng 80m2. Căn hộ chiếm tỷ trọng 1,54% dành cho những du khách đi theo gia đình, phòngrộng 100m2.

Trong mỗi phòng ở khách sạn đều được trang bị đầy đủ các tiện nghi hiện đại. Các phòng ngủ với vị trí đẹp, không gian thoáng đãng, rộng rãi, bày trí đẹp mắt, ánh sáng đầy đủ, cách âm tốt…đáp ứng tối đa nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng.

Những dịch vụ khác: Nước uống khi nhận phòng, wi-Fi miễn phí, sử dụng bể bơi và phòng tập thể dục miễn phí,các phòng luôn được dọn dẹp sạch sẽ để đón khách đến. Khi khách rời khách sạn thì phòng đó sẽ được dọn dẹp lại hoàn toàn như hút bụi phòng, thay ga gối, cọ bồn tắm, toilet, lavabo, gương được đánh rửa sạch sẽ và lau khô… Cácphòng được dọn dẹp lau chùi, đánh rửa một ngày một lần và được thay hoa quảmới một ngày một lần. Nhân viên nhà buồng có đồng phục riêng gọn gàng, lịch sự và thuận tiện cho việc lau dọn phòng khách. Trên đồng phục đó có gắn phù hiệu đề tên nhân viên và logo của khách sạn.

Hệ thống nhà hàng

Nhà hàng Imperial

Nội thất nhà hàng được thiết kế thanh lịch và ấm cúng theo phong cách Á Đông. Đây là nhà hàng Việt Nam đầu tiên có thiết kế bếp mở. Thực khách có thể thưởng thức trực tiếp các đầu bếp đang trổ tài nấu nướng. Khu vực ngoài trời với sân vườn bao quanh, ở độ cao 22 mét.Thực đơn nhà hàng phong phú, từ thực đơn Âu đến thực đơn

Có 3 phòng riêng thuộc khu vực trong nhà là địa điểm thuận tiện cho các cuộc nói chuyện tâm tình. Khu vực ngoài trời với sân vườn bao quanh là sự lựa chọn thích hợp dành cho những ai yêu khung cảnh lãng mạn và nhẹ nhàng. Vị trí nằm ở tầng 3, thời gian mở cửa từ 6h đến 10h sáng, phục vụ buffet sá g và đặc tiệc theo yêu cầu. Thực đơn gồm Buffet, set menu, barbecue.

Nhà hàng yến tiệc (Royal Dining Room)

Nhà hàng được trang trí với nội thất độc đáo, sang trọng với sự pha trộn phong cách Á Đông và hiện đại. Cách phục vụ chuyên nghiệp cùng các bữa tiệc sang trọng như ẩm thực cung đình, tiệc hội nghị quốc gia, quốc tế, hội nghị khách hàng và tiệc cưới. Vị trí nằm ở tầng 1, thời gian hoạt động từ 13h đến 23h tối, sức chứa của nhà hàng là 250 khách.

The King’s Panorama Bar

King’s Panorama nằm ở tầng cao nhất của khách sạn. Đây là nơi quý khách có thể cảm nhận được không gian thoải mái và thưởng thức các loại cà phê, cocktail và rượu đẳng cấp sẽ giúp cho bạn tận hưởng những phút giây thư giãn. Đây còn là nơi để bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh sông Hương và thành phố Huế. Với không gian ấm cúng bên trong và thoáng mát bên ngoài, đây là nơi thích hợp cho các buổi tiệc quý khách có thể ngắm nhìn khung cảnh tuyệt vời của thành phố, sông núi, cầu Trường Tiền và những di tích xưa. Nằm ở tầng 16, mở cửa từ 7h sáng đến 24h mỗi ngày, thực đơn gồm thức uống và thức ăn nhẹ, chứa được 230 khách.

VIP Starlight Lounge

Được thiết kế trang nhã, tinh tế cùng với sự phục vụ tuyệt vời của nhân viên. Nằm ở tầng 16, Nhà hàng V.I.P Starlight Lounge là một nhà hàng phục vụ chuyên nghiệp cho các bữa tiệc sang trọng, chẳng hạn như các bữa tiệc dành cho các nguyên thủ quốc gia hoặc các quan chức cấp cao tiếp đón các phái đoàn ngoại giao, tiệc hội nghị quốc gia và quốc tế, hội nghị khách hàng và các lễ kỷ niệm. Nhà hàng phục vụ các món ăn Âu, Á và 3 miền của Việt Nam, đặc biệt các món ăn Huế mang phong cách Hoàng Cung cổ xưa. Mở cửa lúc 6h00 – 23h00 mỗi ngày, thực đơn gồm Buffet sáng, set menu, yến tiệc hoàng gia, sức chứa 100 khách. Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Nhà hàng Yoshihara

Yoshihara được xem như ngôi nhà nhỏ Nhật Bản. Với thực phẩm và gia vị được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản và được chế biế tỉ mỉdưới bàn tay khéo léo của đầu bếp Nhật Bản tài danh, tất cả các món ăn ở đây thể hiện rõ nét văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào. Đây thực sự là nơi tốt nhất để bạn thưởng hức những món ăn Nhật Bản đích thực. Nằm ởtầng 1, giờ phục vụ từ 10h00 đến 23h00, sức chứa100 khách. Tuy nhiên nhà hàng này tạm ngưng hoạt động vào năm 2016 đến nay chuẩn bị đưa vào hoạt động lại.

Phòng trà Piano

Nơi quý khách được tận hưởng những ca khúc Việt Nam trữ tình và Flamenco lãng mạn do các nhạc công và ca sĩ xuất sắc của Học viện âm nhạc Huế biểu diễn và đắm mình trong không gian lộng lẫy của một phòng trà đẳng cấp. Phòng trà Piano là điểm hẹn lý tưởng của những người yêu âm nhạc. Nằm ởtầng trệt của khách sạn. Giờ mở cửa 20h00 hàng đêm.

Dịch vụ giải trí

Casino – Prince’s Club

Nằm ở vị trí tầng 1 với phong cách thiết kế đặc biệt, cung cấp nhiều trò chơi hấp dẫn, hiện đại. Ngoài ra Prince’s Club còn phục vụ đầy đủ nhu cầu giải khát, thức ăn nhẹ giúp cho khách có những giây phút thư giãn thoải mái ở khách sạn. Mở cửa từ 11h sáng đến hết khách. Hiện tại Prince Club đang tạm thời đóng cửa để sửa chữa nhằm mục đích nâng cao dịch vụ giải trí tối ưu phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất đúng với tiêu chuẩn 5 sao của khách sạn.

Queen’s Souvernir shop

Khách sạn Imperial còn có trung tâm trưng bày và bán hàng lưu niệm cao cấp. Queen’s Souvenir Shop là nơi trưng bày, triển lãm nghệ thuật thêu truyền thống cực kỳ tinh xảo của Việt Nam xưa và nay. Tại đây, du khách có thể chọn mua các sản phẩm lưu niệm cao cấp của thương iệu XQ như: tranh thêu, thời trang thêu hoàng gia, các vật phẩm thêu, và hàng lưu niệm khác.

Royal Spa

Trung tâm Spa rộng 700m2 được thiết kế cao cấp, tiện nghi và sang trọng. Dịch vụ Spa với các kỹ thuật massage truyền thống Nhật Bả , T ái Lan và Việt Nam, đầy đủ các công đoạn xông khô, xông ướt, ngâm nước nóng, massage toàn thân, massage đầu, massage mặt, massage chân, bấm huyệt theo y học cổ truyền phương Đông gồm 7 phương pháp chăm sóc sắc đẹp và điều trị khác nhau, giúp cho quý khách giải tỏa sự mệt mỏi, phục hồi sức khỏe. Đặc biệt có 3 phòng sang trọng được thiết kế để phục vụ khách VIP.

Swimming Pool & GYM:

Cách mặt đất với độ cao 16m, nằm trong khu vực ngoài trời yên tĩnh, bể bơi được thiết kế với kỹ thuật và công nghệ xử lý nước hiện đại nhất gồm một hồ bơi dành cho người lớn và một hồ bơi nhỏ dành cho trẻ em. Ở đây còn phục vụcác loại thức ăn nhẹ và nước uống tại chỗ theo yêu cầu của quý khách. Đặt ở tầng 3, liền kề với bể bơi, được trang bị đầy đủ các thiết bị tập thể dục hiện đại và tiên tiến nhất và phục vụ miễn phí cho khách ở trong khách sạn.

Phòng họp và tiệc

Các hội trường và phòng họp được thiết kế thanh lịch với đầy đủ các thiết bị nghe nhìn, dịch thuật và ánh sáng mới nhất của tiêu chuẩn quốc tế 5 sao, đáp ứng mọi yêu cầu cho hội nghị và các cuộc họp quốc gia và quốc tế. Thiết bị chuyên dụng bao gồm: Máy chiếu HD, hệ thống âm thanh bao gồm 50 micro và tai nghe cá nhân và 4 kênh dịch song song.

Bảng 2.1: Sức chứa các phòng tổ chức tiệc-hội nghị tại khách sạn

Loại phòng

Grand Ball (Tầng 2): Hội trường Gra d Ball là hội trường lớn nhất của khách sạn Imperial Huế. Hội trường dùng để tổ chức các hội thảo và hội nghị trong nước và quốc tế có quy mô lớn (đến 450 khách) và các tiệc cưới sang trọng.

Royal Room (tầng 1): Hội trường Royal Room là hội trường lớn thứ 2 của khách sạn Imperial Huế. Hội trường dùng để tổ chức các hội thảo và hội nghị trong nước và quốc tế có quy mô lớn (đến 400 khách).

Meeting Room (tầng 2): Phòng Meeting Room thích hợp để để tổ chức các hội thảo và hội nghị trong nước và quốc tế có quy mô vừa (dưới 70 khách).

Junior Meeting Room (tầng 2): 02 phòng Junior Meeting Room thích hợp dùng để tổ chức các cuộc họp quy mô nhỏ (dưới 30 khách).

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn

2.1.2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2015-2017 Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoàng Cung Huế

Quan sát bảng 1.6 ta nhận thấy tổng doanh thu tăng trong giai đoạn 2015-2017.

Cụ thể, năm 2015 tổng doanh thu đạt 56,467 tỷ đồng, năm 2016 tổng doanh thu tăng lên 57,148 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,21% so với năm 2015. Đến năm 2017, tổng doanh thu tiếp tục tăng lên 59,245 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,67% so với năm 2016. Xem xét mức lợi nhuận sau thuế năm 2016 giảm so với năm 2015, cụ thể năm 2015 lợi nhuận sau thuế đạt 16,303 tỷ đồng nhưng năm 2016 con số này chỉ đạ 15,286 tỷ đồng tức là giảm 6,24% so với năm 2015. Mặc dù doanh thu năm 2016 cao hơn nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn thấp hơn năm 2015. Vì trong năm 2016 khách sạn tăng chi phí xây dựng thất thờ phật ở tầng thượng, cùng với sửa chữa và thay mới những đồ dùng đã cũ, đầu tư thêm thiết bị máy móc phục vụ cho công việc của nhân viên.Năm 2017 lợi nhuận sau thuế có dấu hiệu tăng lên, cụ thể đạt 16,403 tỷ đồng ,tăng 7,31% so với năm 2016.

Tóm lại, kết quả kinh doanh của khách sạn từ năm 2015 đến năm 2017 có biến động không ổn định. Khách sạn cần quản lý tốt và cắt giảm chi phí hợp lý, quảng bá hình ảnh thương hiệu, tìm kiếm thị trường mới và duy trì thị phần có được.

2.1.2.2. Tình hình lao động của khách sạn Hoàng Cung Huế

Qua bảng 1.3 có thể thấy rằng

Tình hình nhân lực của khách sạn có sự thay đổi rõ rệt. Từ năm 2015 đến 2016, số lượng nhân viên giảm từ 211 người xuống 190 người, tương ứng giảm 9,96% và từ năm 2016 đến 2017, số lượng nhân viên tăng từ 190 người lên 201 người, tương ứng tăng 5,79%. Nguyên nhân có sự thay đổi này là do: Năm 2016 khách sạn tạm ngưng hoạt động về dịch vụ Casino và nhà hàng Yoshihara nên số lượng nhân viên của khách sạn bị cắt giảm đáng kể. Từ 2016-2017 khách sạn mở thêm dịch vụ phòng tranh, mở rộng dịch vụ ở Spa và nhà hàng ở tầng 16 nên số lượng nhân viên tăng lên. Qua đó cho thấy khách sạn thay đổi chính sách sản phẩm của khách sạn theo từng giai đoạn để phù hợp với nhu cầu củ khách hàng nhằm tăng lợi nhuận, thu hút được nhiều khách hơn.

Theo tính chất công việc: tỷ lệ lao động trực tiếp giai đoạn 2015 đến 2017 tăng từ 73,93% lên 77,11%, tương ứng tăng 3,18%. Tỷ lệ lao động gián tiếp thì ngược lại giảm từ 26,07% xuống 22,89%, tương ứng giảm 3,18%. Tỷ lệ này phù hợp với ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn.

Theo trình độ chuyên môn: Trình độ học vấn của các nhân viên chiếm tỷ trọng cao ở Cao đẳng, Trung cấp. Tính đến năm 2017, Cao đẳng, Trung cấp chiếm 59,7%, tương ứng là 120 người. Lượng lao động có trình độ phổ hông chiếm tỷ lệ ít và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Từ năm 2016 có 44 người lao động phổ thông đến năm 2017 chỉ còn 35 người. Theo bảng 1.3, lao động có trình độ đại học chiếm 22,89% (năm 2017). Tỷ lệ lao động nữ chiếm 57,71%, tương ứng có 116 người; tỷ lệ lao động nam chiếm 42,29%, tương ứng có 85 người (năm 2017).

Nhìn chung, nguồn nhân lực của khách sạn Hoàng Cung Huế khá hợp lí. Đội ngũ lao động này đảm bảo hoạt động kinh doanh của khách sạn diễn ra bình thường. Đội ngũ nhanh nhẹn và rất năng động có khả năng làm việc tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.3: Tình hình lao động khách sạn Hoàng Cung Huế giai đoạn 2015 – 2017

2.2 Văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Hoàng Cung Huế Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

2.2.1.Các yếu tố về văn hóa doanh nghiệp của khách sạn Hoàng Cung Huế

2.2.1.1. Yếu tố hữu hình

Khách sạn là tác phẩm kiến trúc nhà cao tầng và toát lên dấu ấn Cung đình Huế với những hình khối, đường nét hoa văn màu sắc các loại vật liệu cổ được phục chế thể hiện sự trang trọng, ấm cúng.Phòng đều được lát sàn gỗ, đồ đạc nội thất được làm theo mẫu của hoàng gia, sang trọng mà ấm cúng, là một sự kết hợp giữa hiện đại và kiến trúc mang nét cổ điển của vùng đất Kinh Kỳ Huế và của Việt Nam.

Với tiêu chí xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp Công ty cung cấp đầyđủ các phương tiện vật chất tạo môi trường làm việc tiện nghi đầy đủ cho nhân viên từviệc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu làm việccủa nhân viên và đạt mục tiêu “xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiệnđại”.

Tuy nhiên, có một số cơ sở vật chất hiện nay đã xuống cấp cần sửa chữa, thay mới. Với nhu cầu ngàycàng cao và giá trị thương hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong kinh doanhthì việc tu sửa lại chính là công việc khá cấp thiết.

Đồng phục:

Hình 2.2: Đồng phục nhân viên lễ tân và bell

Đồng phục của nhân viên khách sạn Hoàng Cung Huế mang phong cách hiện đại kết hợp với nét cổ điển, màu sắc được lựa chọn là các gam màu tạo cảm giác ấm áp, sang trọng. Đối với từng bộ phận sẽ có những đồng phục khác nhau để phân biệt và thuận tiện hơn trong công việc.

Đối với cấp quản lý và nhân viên các phòng ban: Nam mang áo sơ mi trắng thắt cà-vạt, quần tây đen và áo vest đen, giày đen; nữ mang váy đen, áo sơ mi trắng, áo vest đen, giày đen.

Nhân viên buồng: cả nam và nữ đều có chung một kiểu đồng phục là áo màu đất, giày đen; với nữ có thêm búi tóc để tiện hơn trong công việc.

Nhân viên nhà hàng: Cả nam và nữ đều có chung đồng phục áo quần màu xanh đen viền đỏ có in logo của khách sạn.

Bộ phận tiếp khách: đối với nữ mang áo dài gấm màu đỏ in logo khách sạn, tóc bối, đội vành, quần trắng, giày đen. Đối với nam mang áo quần màu xanh đậm có hoa văn, in logo khách sạn. Đối với bộ phận vận chuyển hành lý cho khách mang áo quần màu đen viền đỏ, hoa văn đỏ, đội mũ đồng phục có in logo của khách sạn.

Bộ phận bếp: Bếp nấu nam nữ đều mang đồng phục màu trắng, mũ bếp trắng, tạp dề trắng viền đỏ. Phụ bếp nam nữ đều mang màu xanh đậm, nữ bối tóc.

Bộ phận bảo trì: mang áo quần màu xanh dương, giày đen.

Bộ phận bảo vệ: Áo sơ mi đen quần giày và mũ đen thể hiện sự trang nghiêm không kém phần lịch sự.

Đồng phục của khách sạn đẹp, sang trọng phù hợp và thuận tiện với từng bộ phận. Tuy nhiên mỗi nhân viên được nhận 2 bộ, thời gian sử dụng đã lâu nên khách sạn nên đầu tư đồng phục mới cho nhân viên, đặc biệt là những bộ phận phục vụ trực tiếp với khách hàng.

Logo và ý nghĩa biểu tượng

Hình 2.3: Logo của khách sạn Hoàng Cung Huế

Mỗi một tổ chức khi tham gia vào thị trường kinh doanh đều chọn cho mình một hình ảnh biểu tượng riêng đại diện cho chính doanh nghiệp của mình. Logo là một trong những điểm tiếp xúc quan trọng nhất trong hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Logo được thiết kế càng đơn giản, ấn tượng thì sẽ trở thành một thông điệp truyền thông hiệu quả.

Logo của khách sạn là hình ảnh cách điệu một tòa cung điện dành cho vua chúa mang dấu ấn kiến trúc cung đình Huế với những hình khối, đường nét hoa văn, màu sắc thể hiện sự sang trọng và ấm cúng. Bên cạnh đó logo còn có hình ảnh 5 ngôi sao tương ứng với hạng của khách sạn được công nhận. Ngoài ra tên khách sạn “Imperial Huế” nằm chính giữa và địa điểm khách sạn “Hue-Viet Nam” nhỏ hơn, nằm ngay bên dưới.

Logo của khách sạn dễ nhìn và dễ nhớ, nhìn vào sẽ biết ngay khách sạn hạng 5 sao, phía trên có một tòa cung điện khi nhìn thấy sẽ nghĩ ngay đến hoàng cung thời xưa. Điều này giúp cho khách àng dễ nhớ và dễ nhận dạng được thương hiệu của khách sạn.

Khẩu hiệu:

“Utmost Luxyry in Vietnamese style”, ó nghĩa là sang trọng bậc nhất theo phong cách Việt Nam. Câu khẩu hiệu đã nói lên khách sạ muốn truyền tải thông điệp đến mọi người phong cách sang trọng nhưng mang nét rất Việt Nam. Đến việt Nam thì ở khách sạn Hoàng Cung để cảm nhận được những nét văn hóa Việt.

Lễ kỷ niệm, nghi lễ, nghi thức

Vào những ngày lễ như: Tết truyền thống, quốc tế lao động, giỗ tổ Hùng vương, Noel, Tết Tây… lượng khách tăng lên đáng kể buộc toàn thể nhân viên khách sạn tăng cường làm việc. Tuy nhiên, cũng sẽ có những thời điểm ít khách, khi đó nhân viên sẽ được luân phiên nhau nghỉ bù.

Khách sạn có những nghi lễ và nghi thức riêng như lễ chuyển giao để giới thiệu thành viên mới, bổ nhiệm chức vụ mới… Ngoài ra, khách sạn tạo điều kiện tổ chức các buổi liên hoan cuối năm cho từng bộ phận. Tổ chức dã ngoại vào mùa hè cho nhân viên để khích lệ tinh thần làm việc, cũng như tạo điều kiện để toàn thể nhân viên hiểu nhau hơn, hợp tác tốt hơn; tạo điều kiện tổ chức các ngày lễ 8/3, 20/10 cho các chị em nhân viên trong khách sạn. Tổ chức Tết Thiếu Nhi, Trung Thu, phát thưởng cho con em cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Ngoài ra có các hoạt động phát sinh như thăm nhân viên đau ốm, giúp đỡ gia đình của nhân viên gặp hoàn cảnh khó khăn, các sinh hoạt văn hóa như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, các buổi khám sức khỏe, làm từ thiện, hiến máu nhân đạo…

Khách sạn đã có những nghi lễ, nghi thức cũng như lễ kỉ niệm tuy nhiên vẫn chưa thực sự chú trọng. Hoạt động giao lưu giải trí cho nhân viên còn chưa nhiều, nên tích cực tổ chức các hoạt động để có thể củng cố tình đoàn kết trong khách sạn.

2.2.1.2. Giá trị công bố Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Tầm nhìn

Với chiến lượcKhách sạn luôn mở rộng hợp tác giao dịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước” K ách sạn Hoàng Cung đang xây dựng thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế trong thời kì hội nhập.

Nguyên tắc

Khách sạnchú trọng đến sự chuyên nghiệp trong tất cả các lĩnh vực từ việc tuyển dụng cho đến đào tạo nhân viên, quy cách phục vụ cũng như xử lý các tình huống.

Các nhà lãnh đạo làm mẫu để củng cố nhữ g giá trị mà họ truyền đạt và kì vọng đối với nhân viên của mình. Người lãnh đạo sẽ làm gương bắt tay vào làm đầu tiên và thực hiện các nguyên tắc đã để ra đối với từng phòng ban, bộ phận quản lý.

Khách sạn xây dựng các chính sách rõ ràng, nhất quán cho từng bộ phận nhằm điều chỉnh các hành vi của nhân viên phù hợp với các giá trị được thiết lập trong khách sạn.

2.2.1.3. Yếu tố chuẩn mực

Giá trị:Với mục tiêu theo đuổi là sáng tạo các sản phẩm mang lại giá trị cho khách hàng, phấn đấu làm cho khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý.

Hướng đến khách hàng: Phương châm hay hoạt động của Công ty không nằmngoài việc hướng đến khách hàng. Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ chất lượng nhất và làm hài lòng khách hàng qua quá trình chăm sóc kháchhàng. Thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng.

Tốc độ: Tốc độ trong kinh doanh, trong xử lý, trong công việc

Trách nhiệm: Trách nhiệm trong kinh doanh, trong công việc và trong các mốiquan hệ xã hội.

Luôn luôn cải tiến: Cải tiến chất lượng sản phẩmdịch vụ, cải tiến cung cách làm việc,cải tiến máy móc trang thiết bị phù hợp với sự thay đổi và bước tiến mới của khách sạn.

Đây là những giá trị đúc kết qua quá trình hoạt động và phát triển của khách sạn trong những năm vừa qua. Những giá trị cốt lõi nhất mà khách sạn muốn hướng đến.

Đạo đức kinh doanh:

Ở đây nhấn mạnh khía cạnh “Đạo đức trong kinh doanh”. Khách sạn nghiêm chỉnhchấp hành các quy định bắt buộc của hệ thống pháp luật của Nhà nước. Hoạt động kinhdoanh phải nghiêm túc tuân thủ và thực hiện tốt các trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.

Bên cạnh đó, Khách sạn đề cao việc giữ gìn “Chữ tín” và khuyến khích “Tính trách nhiệm cao” không ngoài mục đích khẳng định thương hiệu và tạo niềm tin nơi khách hàng và đối tác của mình.

Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu  ầu, sở thích và tâm lý khách hàng.

Đối với nội bộ, nhân viên, chữ tín và trách hiệm là hai yếu tố tiên quyết để tạo nên uy tín của khách sạn đối với nhân viên. Tạo nên lòng tin thật sự ở nhân viên vàlòng tin của nhiều người về doanh nghiệp cũng có thể giúp nhân viên tập trung vào những công việc quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh của chính khách sạn. Ngoài ra tráchnhiệm còn có tác động hai chiều tích cực đối với nhân viên với nhau. Tinh thần tráchnhiệm sẽ tạo ra một môi trường làm việc gắn kết, hiệu quả và tôn trọng nhau.

Tất cả những thái độ của nhân viên với nhân viên, nhân viên với lãnh đạo, và nhân viên với khách hàng đều được khách sạn quy định thành chuẩn mực ngay từ khi nhân viên mới bắt đầu vào làm.

Khách sạn đã xây dựng được các yếu tố chuẩn mực thông qua những giá trị và đạo đức kinh doanh của khách sạn. Biết gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.Các quy tắc, thái độ ứng xử được truyền đạt và quy định thành chuẩn mực ngay từ khi nhân viên bắt đầu vào làm.

2.2.1.4. Phong cách lãnh đạo và bầu không khí trong tổ chức

Phong cách lãnh đạo:

Đội ngũ quản lý:Ban giám đốc đã có kinh nghiệm quản lý khách sạn qua nhiều năm gắn bó với khách sạn và đạt nhiều thành tích cao trong quá trình lãnh đạo hoạt động kinh doanh của khách sạn. Tất cả các trưởng, phó bộ phận điều được gửi đi thực tập và bổ sung nghiệp vụ.

Các cán bộ quản lý các bộ phận đã đạt được những bậc nghề cao qua các cuộc thi nâng bậc và tham gia các khóa học về đào tạo viên nghiệp vụ đặt phòng, lễ tân, buồng, bàn… Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Chính sách đào tạo:

Trung bình mỗi năm có khoảng 20 – 30 nhân viên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ như đào tạo tại chỗ ngắn, tổ chức một số buổi học tại khách sạn… Bên cạnh đó, một số ít nhân viên sẽ được khách sạn tạo điều kiện gửi đi đào tạo tại những đơn vị ở xa.

Tùy từng bộ phận, các nhân viên sẽ được sắp xếp vào các lớp đào tạo phù hợp. Tham gia đào tạo nhân viên sẽ được khách sạn hỗ trợ về mặt thời gian và chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ của mình.

Bên cạnh chú trọng chuyên môn nghiệp vụ thì công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ luôn được tôn trọng. Tất cả nhân viên ở bộ phận lễ tân đều thông thạo 2 ngôn ngữ là ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ thứ 2 là Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Các bộ phận khác phải thông thạo tiếng Anh.

Hệ thống kỷ luật và giám sát nhân viên chặt chẽ đã hình thành nên nguyên tắc trong văn hóa khách sạn. Tất cả các nhân viên phải tuân thủ và thực hiện đúng những chuẩn mực công ty đề ra từ giờ giấc làm việc, thái độ làm việc, quy định về trang phục theo từng đơn vị bộ phận.

Khách sạn đã chú trọng đến việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên, chú trọng đến trình độ ngoại ngữ của nhân viên, đã có lớp đào tạo trực tiếp cho nhân viên tại các bộ phận. Tuy nhiên việc đào tạo còn rất hạn chế về mặt thời gian cũng như công việc của khách sạn nhiều nên nhân viên thực sự chưa có cơ hội tham gia lớp đào tạo nhiều.

Bầu không khí

Trong khách sạn luôn tràn ngập không khí làm việc sôi nổi, nhân viên có trách nhiệm hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ của mình, phục vụ tư vấn khách nhiệt tình, chu đáo lịch sự làm hài lòng khách hàng. Không khí làm việc vui vẻ tạo tinh thần thoải mái cho nhân viên khi làm việc tại khách sạn.

Cấp trên và cấp dưới luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn bên ngoài.

Dịp Tết các lãnh đạo các bộ phận tổ chức đến thăm nhà nhân viên bộ phận của mình để gắn thêm tình đoàn kết.

Khi cần hỗ trợ nhân viên các bộ phận luôn nhận được sự hợp tác của các phòng ban, bộ phận khác.

Hằng năm khách sạn thường tổ chức du lịch dã ngoại cho Cán bộ Công nhân viên vào dịp ít khách để có thể tìm hiểu, giao lưu hiểu nhau hơn gắn bó hơn giữa các nhân viên với nhau giữa nhân viên với cấp trên trong khách sạn.

Khách sạn đã xây dựng được bầu không khí sôi nổi, vui vẻ trong khách sạn. Tạo cho khách hàng cảm giác được đón tiếp, quan tâm tử tế. Tuy nhiên, ở các bộ phận và phòng ban vẫn chưa kết hợp ăn ý với nhau.

2.2.2 Đánh giá của nhân viên về văn hóa doa h nghiệp của khách sạn Hoàng Cung Huế

2.2.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Để biết được mức độ đánh giá của nhân viên về văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Hoàng Cung Huế. Được tiến hành bằng cách phát bảng hỏi chính thức cho nhân viên trong khách sạn.Khi tiến hành khảo sát 155 nhân viên trong số 201 nhân viên tại khách sạn, thì thu thập và xử lí số liệu có 5 bảng không hợp lệ là có 2 bảng đánh ở 2 ô cùng 1 lúc và 2 bảng không đánh phần bộ phận làm việc, nên đưa vào xử lý số liệu 150 mẫu.

Bảng 2.4: Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Qua bảng số liệu 2.4 có thể thấy rằng trong 150 người điều tra nhân viên nam có 62 người chiếm 40,7% và nhân viên nữ 89 người chiếm 59,3%.Ta có thể thấy được tỷ lệ nam nữ của mẫu điều tra so với tổng thể chênh lệch nhau không nhiều, có thể dùng mẫu nghiên cứu để suy rộng cho tổng thể.

Về độ tuổi có thể thấy rằng: độ tuổi có tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ 58%, độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi đứng thứ chiếm tỷ lệ 22%, độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm 14,7% và độ tuổi có tỷ lệ thấp nhất là trên 50 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ 5,3%.

Về kinh nghiệm cho thấy nhân viên có kinh nghiệm từ 6 đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 59 người, tương ứng với 39,3%, nhóm nhân viên có kinh nghiệm từ 3 đến dưới 6 năm đứng thứ 2 với 58 người, tương ứng chiếm 38,7%. Kinh nghiệm dưới 3 năm có 23 người chiếm 15,3%. Thấp nhất là nhóm có kinh nghiệm trên 10 năm với 10 người, tương ứng chiếm 6,7%.

Về bộ phận làm việc có thể thấy rằngtrong 150 mẫu điều tra ta thấy được bộ phận nhà hàng chiếm số lượng lớn nhất với 36 nhân viên, tương ứng chiếm 24%, tiếp theo là bộ phận buồng phòng chiếm 19,3%, bộ phận tổ chức hành chính chiếm 12,7%, bộ phận lễ tân và bếp cùng chiếm tỷ lệ 12%,bộ phận vui chơi giải trí và bộ phận bảo trì, kĩ thuật cùng chiếm 6%, bộ phận bảo vệ và bộ phận Sales & Marketing chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 5,3%, 2,7%.Bảng khảo sát được p át cho tất cả các bộ phận và theo tỷ lệ bộ phận nào nhiều nhân viên thì sẽ được p át nhiều hơn nên có thể dùng mẫu điều tra để suy rộng ra cho tổng thể.

2.2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Bảng 2.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của các yếu tố

YTCM5: Anh/Chị cảm thấy các sự kiện bên ngoài của khách sạn có tính thiết thực

YTCM6: Các thành viên trong khách sạn xem nhau như người cùng một nhà

Phong cách lãnh đạo (Cronbach’s Alpha = 0.766)

PCLD1: Anh/Chị nhận được thông báo đầy đủ các công việc được gi o

PCLD2: Khách sạn của anh/chị có hệ thống quản lý nhân viên hợp lí

PCLD3: Các cấp lãnh đạo của khách sạn luôn quan tâm đến nhân viên

PCLD4: Khách sạn có hệ thống đánh giá nhân viên minh bạch

PCLD5: Các chính sách đào tạo nhân viên được triển khai kịp thời

PCLD6: Khách sạn sử dụng những người có phẩm chất tốt

Bầu không khí (Cronbach’s Alpha = 0.711)

BKK1: Không khí vui vẻ tạo tinh thần thoải mái khi làm việc tại khách sạn

BKK2: Cấp trên và cấp dưới luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau

BKK3: Khi cần hỗ trợ anh/chị luôn nhận được sự hợp tác từ các phòng ban, bộ phận khác

BKK4: Nhân viên được khuyến khích đề ra sáng kiến của mình để giải quyết vấn đề

BKK5: Khách sạn có các buổi giao lưu tổ chức

Tương quan biến tổng

Các thang đo đều có độ tin cậy chấp nhận được, với tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7 (xem bảng 2.5). Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo của các yếu tố đều lớn hơn 0.3.Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân ố tiếp theo.

2.2.4. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Hoàng Cung Huế thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA

Bảng 2.6: Bảng phân tích KMO và Barlett’s tes Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

Qua kết quả phân tích lần 1 (bảng số 2.6 và 2.7) cho thấy kết quả có 7 nhân tố được rút ra với khả năng giải thích được 56,979% > 50%(phụ lục4 ) biến thiên của các biến quan sát. Hệ số KMO = 0,708 > 0,5 nên phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett với giả thuyết H0 là: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể, kiểm định này có ý nghĩa thống kê sig = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy, dữ liệu đã cần và đủ để phân tích nhân tố. Tuy nhiên, có 2 biến quan sát có hệ số tải không thỏa mãn giá trị hội tụ là YTCM3, CTHH1. Vì vậy, 2 biến này sẽ bị loại ra trong lần phân tích nhân tố khám phá EFA ở lần thứ 2.

Bảng 2.9: Phân tích nhân tố EFA

Qua kết quả phân tích lần 2 (bảng số liệu 2.8 và 2.9) cho thấy sau khi loại đi 2 biến quan sát YTCM3 và CTHH1 thì kết quả rút ra gồm 5 nhân tố với khả năng giải thích được là 51,362% > 50%(phụ lục 4)Hệ số KMO = 0,708 > 0,5 nên phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê sig = 0,000< 0,05 nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Tất cả các biến đều có hệ số tải trên 0,3 và đây là kết quả cuối cùng sau 2 lần phân tích nhân tố.

2.2.5. Đánh giá của nhân viên về các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Hoàng Cung Huế. Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

2.2.5.1. Về Giá trị công bố 

Bảng 2.10: Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của nhân viênđối với giá trị công bố

GTCB1: Khách sạn luôn mở rộng hợp tác giao dịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

GTCB2: Khách sạn Hoàng Cung chú trọng đến sự chuyên nghiệp

GTCB3: Anh/Chị hiểu rõ các chiến lược trong khách sạn mình

GTCB4: Anh/Chị có niềm tin vững chắc về sự phát triển của khách sạn mình trong tương lai

GTCB5: Các nhà lãnh đạo làm mẫu để củng cố những giá trị mà họ truyền đạt và kì vọng

GTCB6: Khách sạn xây dựng chính sách rõ ràng, nhất quán cho từng bộ phận nhằm điều chỉnh các hành vi của anh/chị phù hợp với các giá trị được thiết lập trong khách sạn

Giá trị trung bình

Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của nhân viên đối với yếu tố giá trị công bố

Ta có cặp giả thuyết

H0: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố giá trị công bố là ở mức độ đồng ý (M = 4).

H1: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố giá trị công bố là khác mức độ đồng ý (M ≠ 4).

Qua bảng 2.10 có thể thấy biến GTCB1 và GTCB3 có giá trị sig < 0,05 nên ta có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyếtH0 với độ tin cậy 95%. Thì mức độ trung bìnhcủa nhân viên đối với yếu tố giá trị công bố là khác mức 4. Nhìn vào giá trị trung bình của biến GTCB1 với mức đánh giá 3,83/5, có thể thấy giá trị trung bình của biến này khá cao.Như vậy, có thể thấy nhân viên khá đồng ý với tầm nhìn của khách sạn. Giá trị trung bình của biến GTCB3 với mức3,69/5, có thể thấy nhân viên chưa thực sự hiểu về chiến lược trong khách sạn.

Các biến GTCB2, GTCB4, GTCB5, GTCB6 đều có giá trị sig > 0,05 nên chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0. Nhìn vào giá trị trung bình biến GTCB2 với mức đánh giá 4,08/5, có thể thấy nhân viên hoàn toàn đồng ý về việc khách sạn chú trọng đến sự chuyên nghiệp. Giá trị trung bình của biến GTCB4 và GTCB6 cùng với mức đánh giá 3,92/5, có thể thấy nhân viên có niềm tin vững chắc về sự phát triển của khách sạn trong tương lai cũng như khách sạn đã xây dựng được chính sách rõ ràng, nhất quán cho từng bộ phận. Giá trị trung bình của biến GTCB5 với mức đánh giá 3,9/5, điều nàycho thấy các cấp trên luôn làm mẫu để cho nhân viên noi theo.

Nhìn chung khách sạn đã có được văn hóa tích cực đó là khách sạn luôn chú trọng đến sự chuyên nghiệp, có tầm nhìn, xây dựng được chính sách rõ ràng cho từng bộ phận, nhà lãnh đạo luôn lấy mình làm mẫu cho nhân viên cấp dưới.Tuy nhiên nhân viên vẫn chưa thực sự hiểu rõ về chiến lược của khách sạn.

2.2.5.2. Về yếu tố chuẩn mực Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Bảng 2.11. Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của nhân viên đối với yếu tố chuẩn mực

YTCM1: Khách sạn Hoàng Cung có lịch sử hình thành và phát triển đáng tự hào

YTCM2: Khách sạn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu

YTCM4: Anh/Chị cảm thấy các nghi lễ trong nội bộ có ý nghĩa

YTCM5: Anh/Chị cảm thấy các sự kiện bên ngoài của khách sạn có tính thiết thực

YTCM6: Các thành viên trong khách sạn xem nhau như người cùng một nhà

Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của nhân viên đối với yếu tố chuẩn mực

Ta có cặp giả thuyết

H0: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố chuẩn mực là ở mức độ đồng ý (M = 4).

H1: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố chuẩn mực là khác mức độ đồng ý (M ≠ 4).

Với độ tin cậy 95%, qua kiểm định One Sample T-Test ở bảng 2.11 cho thấy các yếu tố chuẩn mực đều có Sig< 0.05 nên có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0. Tức với mức nghĩa 0.05 thì mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố giá trị công bố là khác mức 4.

Nhìn vào giá trị trung bình của biến YTCM2 với mức đánh giá 3,77/5 có thể thấy giá trị trung bình của biến này tương đối cao, cho thấy nhân viên khá đồng tình với việc khách sạn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Giá trị trung bình của biến YTCM1 và YTCM4 cùng có mức đánh giá 3,75/5, cho thấy nhân viên khá tự hào về lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn, các nghi lễ trong nội bộ có ý nghĩa. Biến YTCM6 có giá trị trung bình 3,73/5 và biến YTCM5 có giá trị trung bình 3,72/5, cho thấy nhân viên đánh g á k á cao tính thiết thực các hoạt động bên ngoài của khách sạn và xem nhau như người cùng một nhà.

Nhìn chung khách sạn đã xây dựng được văn hóa thông qua những giá trị và đạo đức kinh doanh của yếu tố chuẩn mực. Khá h sạn luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, có lịch sử hình thành và phát triển đáng tự hào, các ghi lễ trong nội bộ có ý nghĩa, các hoạt động bên ngoài có tính thiết thực khá cao, hân viên xem nhau như người nhà. Cho thấy các quy tắc, thái độ ứng xử được truyền đạt và quy định thành chuẩn mực ngay từ khi nhân viên bắt đầu vào làm.

2.2.5.3. Về phong cách lãnh đạo Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Bảng 2.12: Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của nhân viên đối với yếu tố phong cách lãnh đạo

Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của nhân viên đối với yếu tố Phong cách lãnh đạo

Ta có cặp giả thuyết

H0: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với phong cách lãnh đạolà ở mức độ đồng ý (M = 4).

H1: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với phong cách lãnh đạo là khác mức độ đồng ý (M ≠ 4).

Với độ tin cậy 95%, qua kiểm định One Sample T-Test ở bảng 2.12 cho thấy các yếu tố chuẩn mực đều có Sig< 0.05 nên có cơ sở để bác bỏ H0. Tức với mức ý nghĩa 0.05 thì mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố giá trị công bố là khác mức 4.

Qua bảng 2.12 thấy rằng giá trị trung bình của biến PCLD6 với mức đánh giá 3,79/5, có thể thấy nhân viên đánh giá khá cao về biến khách sạn sử dụng người có phẩm chất tốt. GTTB (giá trị trung bình) của biến PCLD1 với mức đánh giá 3,75/5 tương đối cao, có thể thấy nhân viên nhận được thông báo đầy đủ về công việc được giao. GTTB của biến PCLD4 với mức đánh giá 3,77/5, cho thấy nhân viên khá đồng ý với hệ thống đánh giá nhân viên của khách sạn. GTTB của biến PCLD2 và PCLD5 có cùng mức đánh giá 3,75/5, cho thấy Khách sạn có hệ thống quản lý nhân viên khá hợp lý và có chính sách đào tạo kịp thời. GTTB của biến PCLD3 với mức đánh giá 3,48/5, nhân viên cảm thấy họ vẫn chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ ban lãnh đạo.

Nhìn chung khách sạn đã xây dựng những yếu tố văn hóa về phong cách lãnh đạo. Cụ thể là lãnh đạo sử dụng người có phẩm chất tốt, xây dựng được hệ thống quản lý phù hợp, hệ thống đánh giá nhân viên minh bạch, có các chính sách đào tạo kịp thời. Tuy nhiên, nhân viên vẫn cảm thấy chưa được sự quan tâm từ cấp trên.

2.2.5.4. Về Bầu không khí

Bảng 2.13: Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của nhân viên đối với yếu tố bầu không khí

BKK1: Không khí vui vẻ tạo tinh thần thoải mái khi làm việc tại khách sạn

BKK2: Cấp trên và cấp dưới luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau

BKK3: Khi cần hỗ trợ anh/chị luôn nhận được sự hợp tác từ các phòng ban, bộ phận khác

BKK4: Nhân viên được khuyến khích đề ra sáng kiến của mình để giải quyết vấn đề

BKK5: Khách sạn có các buổi giao lưu tổ chức thường niên có tác động tích cực trong đoàn kết nội bộ

Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của nhân viên đối với yếu tố Bầu không khí

Ta có cặp giả thuyết

H0: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu bầu không khílà ở mức độ đồng ý (M = 4).

H1: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố bầu không khí là khác mức độ đồng ý (M ≠ 4).

Với độ tin cậy 95%, qua kiểm định One Sample T-Test ở bảng 2.13 cho thấy các yếu tố chuẩn mực đều có Sig< 0.05 nên có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0. Tức với mức nghĩa 0.05 thì mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố giá trị công bố là khác mức 4.

Nhìn vào bảng 2.13 ta thấy: GTTB của biến GTCB1 với mức đánh giá 3,29/5, có thể thấy rằng nhân viên không thực sự đồng ý về biến không khí vui vẻ tạo tinh thần làm việc thoải mái tại khách sạn. GTTB của biến BKK2 với mức đánh giá 3,28/5, có thể thấy nhân viên chưa thực sự đồng tình với việc quan tâm và giúp đỡ nhau giữa cấp trên và cấp dưới. GTTB của biến BKK3 và BKK5 lần lượt là 3,24/5 và 3,25/5, có thể thấy rằng nhân viên cảm thấy giữa các phòng ban vẫ chưa có sự hỗ trợ, hợp tác với nhau, các hoạt động dã ngoại vẫn chưa được khách sạn tổ chức nhiều. GTTB của biến BKK2 với mức đánh giá 3,12/5, cho thấy nhân viên rất ít khi được đưa ra sáng kiến để giải quyết vấn đề.

Nhìn chung yếu tố bầu không khí của khách sạn được nhân viên đánh giá khá thấp. Cụ thể là nhân viên chưa thực sự thấy vui vẻ và thoải mái khi làm việc, quan hệ cấp trên và cấp dưới vẫn chưa thực sự tốt, sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các phòng banvẫn còn thấp, các hoạt động dã ngoại giao lưu vẫn chưa được khách sạn chú ý, nhân viên ít khi được đưa ra sáng kiến để giải quyết vấn đề.

2.2.5.5 Về cấu trúc hữu hình Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Bảng 2.14: Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của nhân viên đối với yếu tố cấu trúc hữu hình

CTHH2: Khách sạn bố trí không -6,332 gian làm việc hợp lí

CTHH3: Trang thiết bị tại khách sạn hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu -6,911 công việc

CTHH4: Triết lí kinh doanh của khách sạn được thể hiện qua ình -6,834 ảnh Logo

CTHH5: Trang phục nhân viên tại -8,606 khách sạn đẹp

CTHH6: Căn tin dành cho nhân -4,123 viên đầy đủ tiện nghi

Kiểm định giá trị trung bình về mức độ đánh giá của nhân viên đối với yếu Cấu trúc hữu hình

Ta có cặp giả thuyết

H0: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu cấu trúc hữ hìnhlà ở mức độ đồng ý (M = 4).

H1: Mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố cấu trúc hữu hình là khác mức độ đồng ý (M ≠ 4).

Với độ tin cậy 95%, qua kiểm định One Sample T-Test ở bảng 2.14 cho thấy các yếu tố chuẩn mực đều có Sig< 0.05 nên có cơ sở để bác bỏ H0. Tức với mức ý nghĩa 0.05 thì mức độ đánh giá trung bình của nhân viên đối với yếu tố giá trị công bố là khác mức 4.

Qua bảng 2.14 cho thấy: GTTB của biến CTHH6 với mức đánh giá 3,74/5, cho thấy nhân viên đánh giá khá cao về căn tin của khách sạn. GTTB của biến CTHH2 và CTHH3 với mức đánh giá lần lượt là 3,59/5 và 3,58/5, có thể thấy nhân viên chưa thực sự đồng ý về cách bố trí không gian làm việc và các thiết bị phục vụ cho công việc. GTTB của biến CTHH4 và CTHH5 với mức đánh giá 3.54/5 và 3.51/5, cho thấy rằng nhân viên vẫn chưa thực sự đồng ý về triết lý kinh doanh thể hiện qua Logo và đồng phục nhân viên đẹp. Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Nhìn chung khách sạn đã thể hiện được yếu tố cấu trúc hữu hìnhlà một trong những yếu tố cấu thành văn hóa của doanh nghiệp. Cụ thể là căn tin của khách sạn được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, cách bố trí không gian làm việc vẫn chưa thực sự hợp lý, các trang thiết bị chưa phục vụ cho công việc một cách tốt nhất, nhân viên vẫn chưa nắm rõ triết lý kinh doanh cũng như ý nghĩa Logo của khách sạn. Ngoài ra, đồng phục của nhân viên đánh giá chưa thực sự đẹp. Đó là do đồng phục qua nhiều năm đã cũ khách sạn nên đầu tư mới đồng phục cho nhân viên để họ ó tinh thần làm việc tốt hơn.

2.5.5.6. Nhận xét

Như vậy từ các kết quả xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp được trình bày ở nội dung trên nghiên cứu thu được các kết quả như sau:

Trong lần phân tích nhân tố khám phá EFA đã loại 2 biến là YTCM3 và CTHH1, nên yếu tố chuẩn mực còn lại 5 biến, yếu tố cấu trúc hữu hình còn lại 5 biến. Các yếu tố cấu thành văn hóa được nhân viên đánh giá được xếp theo mức độ đồng ý giảm dần. Cao nhất là yếu tố giá trị công bố, thứ 2 là yếu tố chuẩn mực, thứ 3 là yếu tố phong cách lãnh đạo, thứ 4 là yếu tố cấu trúc hữu hình và thấp nhất là yếu tố bầu không khí.

Nhìn chung khách sạn đã cómột số văn hóa tích cực đó là khách sạn luôn chú trọng đến sự chuyên nghiệp, có tầm nhìn xa, xây dựng được chính sách rõ ràng cho từng bộ phận và nhà lãnh đạo luôn lấy mình làm mẫu cho nhân viên cấp dưới. Khách sạn luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, có lịch sử hình thành và phát triển đáng tự hào, các nghi lễ trong nội bộ của khách sạn thực sự có ý nghĩa, các hoạt động bên ngoài mang tính thiết thực khá cao. Cho thấy các quy tắc, thái độ ứng xử được truyền đạt và quy định thành chuẩn mực ngay từ khi nhân viên bắt đầu vào làm. Khách sạn sử dụng những người có phẩm chất tốt, xây dựng được hệ thống quản lý phù hợp và hệ thống đánh giá nhân viên minh bạch đồng thời có các chính sách đào tạo kịp thời. Giúp cho doanh nghiệp có thể phát huy được tối đa năng lực của nhân viên và tăng tính công bằng trong thăng tiến. Căn tin của khách sạn được đánh giá khá cao, họ luôn thay đổi món ăn và chế biến sạch sẽ, nhiều dinh dưỡng.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt thì vẫn tồn tại những mặt chưa thật sự tốt đó là: nhân viên vẫn chưa thực sự hiểu rõ về chiến lược của khách sạn, họ vẫn cảm thấy chưa được sự quan tâm từ cấp trên và chưa thực sự thấy vui vẻ và thoải mái khi làm việc. Điều này cho thấy quan ệ cấp trên và cấp dưới vẫn chưa thực sự tốt, sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các phòng ban vẫn còn thấp. Các hoạt động dã ngoại giao lưu vẫn chưa được khách sạn chú ý nhiều, nhân viên ít khi được đưa ra sáng kiến để giải quyết vấn đề. Cách bố trí không gian làm việ vẫn chưa thực sự hợp lý, các trang thiết bị chưa phục vụ cho công việc một cách tốt nhất,nhân viên vẫn chưa nắm rõ triết lý kinh doanh cũng như ý nghĩa logo của khách sạn. Khách sạn nên bố trí lại không gian cũng như đầu tư trang thiết bị để có thể làm việc hiệu quả hơn.

2.3. Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp tại khách sạn Hoàng Cung Huế

2.3.1. Những kết quả đạt được Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

Dưới đây là những thành công mà khách sạn Hoàng Cung uế đã đạt được trong quá trình xây dựng nền văn hóa cho mình.

Xây dựng được những nét riêng về cơ sở vật chất hữu hình, đồng phục, logo thương hiệu, tạo ra sự nhận biết cũng như thu hút khách hàng.Thiết lập được hệ thống văn hóa linh động, hướng vào khách hàng.Khách sạn đã xây dựng được tiêu chuẩn về hành vi và thái độ cho nhân viên trong công việc cũng như trong hoạt động giao tiếp ứng xử phù hợp với các giá trị được thiết lập.

Khách sạn đã thực hiện tốt việc đào tạo và phát triển nghề nghiệp, tổ chức công tác huấn luyện kỹ năng công việc cần thiết, nhằm nâng cao tay nghề, giúp nhân viên tự tin thực hiện công việc đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn.Khách sạn dùng người có năng lực và phẩm chất tốt. Khách sạn xây dựng chính sách rõ ràng, nhất quán cho từng bộ phận nhằm điều chỉnh các hành vi của nhân viên phù hợp với các giá trị được thiết lập trong khách sạn.

Tạo dựng được niềm tin và tinh thần trách nhiệm cao cho người lao động trong quá trình làm việc.Khách sạn đã đẩy mạnh việc hiện diện của bản sắc văn hoá doanh nghiệp vào trong chiến lược kinh doanh của mình.

Khách sạn đã xây dựng được các yếu tố chuẩn mực thông qua những giá trị và đạo đức kinh doanh của khách sạn. Biết gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. Các quy tắc, thái độ ứng xử được truyền đạt và quy định thành chuẩn mực ngay từ khi nhân viên bắt đầu vào làm.

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên khách sạn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Trong khách sạn mối quan hệ giữa nhân v ên và cấp trên chưa thực sự tốt, nhân viên vẫn chưa sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc. Công ty nên tạo mọi điều kiện để giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên thông qua hợp tác giữa các bộ phận. Bầu không khí của tổ chức được đánh giá trên mức độ trung lập nhưng vẫn thấp. Nhân viên chưa cảm nhận được sự quan tâm của cấp trên. Ngoài ra các buổi giao lưu, dã ngoại tổ chức vẫn còn ít.

Văn hóa doanh nghiệp khách sạn Hoàng Cung Huế được xây dựng và phát triển qua thời gian nhưng chưa có những đổi mới thật rõ rệt. Văn hóa doanh nghiệp khách sạn Hoàng Cung Huế chưa thật sự mang màu sắc đặc trưng, dễ nhận biết và nhận diện chính thức.Khách sạn chưa có đơn vị phụ trách phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Những giá trị văn hoá khách sạn Hoàng Cung Huế chưa được nâng lên đỉnh cao để mọi người đều có thể nhìn thấy và xem đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Luận văn: Thực trạng kinh doanh khách sạn của Hoàng cung Huế

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Luận văn: Giải pháp hoàn thiện văn hóa DN tại Hoàng Cung Huế

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x