Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường Viễn Thông Việt Nam đã và đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ với sự cạnh tranh khốc liệt cả về chất lượng dịch vụ và công tác phục vụ khách hàng giữa các nhà mạng lớn như Vietel, FPT và VNPT. Tiền thân là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, VNPT là nhà mạng tiên phong và có bề dầy truyền thống trong việc xây dựng hạ tầng và cung cấp các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin ở Việt Nam. Tuy nhiên, do sự mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế với sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước khiến cạnh tranh trong thị trường Viễn thông, Công nghệ ngày càng khốc liệt. Trước bối cảnh ấy, VNPT nói chung và VNPT Hải Phòng nói riêng buộc phải có chiến lược đáp ứng thích hợp để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển bền vững trong thời gian tới. Một trong những biện pháp để đạt được mục tiêu đó chính là số hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, qua đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, 5.0 hay công nghệ số đang đặt các doanh nghiệp trong ngành viễn thông trước yêu cầu “đổi mới hay là chết”. Trước yêu cầu đó, các doanh nghiệp buộc phải cải tiến kĩ thuật, đổi mới phương thức sản xuất, cung cấp dịch vụ bằng việc áp dụng tối đa thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, 5.0 thông qua việc số hóa từng bước tất cả các quá trình từ sản xuất, cung cấp dịch vụ đến chăm sóc khách hàng nhằm tạo sự thuận tiện tối đa và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng phát triển theo xu hướng thay thế dần những thỏa mãn theo các tiêu chí truyền thống trước đây.

Trước bối cảnh ấy, VNPT Hải Phòng đã tiên phong trong quá trình chuyển đổi và số hóa các dịch vụ do mình cung cấp. Để thực hiện nhiệm vụ này thì việc nâng cao hiệu quả quản trị trong hoạt động kinh doanh là yếu tố tiên quyết, cùng với đó là các nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, số hóa phương pháp quản trị các kênh bán hàng, các kênh thu cước, kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng.

Với mong muốn nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng, mạng lưới hạ tầng Viễn thông – Công nghệ thông tin (VT- CNTT) của VNPT Hải Phòng không ngừng được mở rộng. Dịch vụ 3G, 4G của Vinaphone đã phủ sóng 100% trên toàn địa bàn thành phố; mạng lưới cáp quang thay thế hoàn toàn mạng cáp đồng để cung cấp dịch vụ truy cập internet FiberVnn băng thông tốc độ cao, dịch vụ truyền hình theo yêu cầu Mytv đến từng hộ gia đình, điện thoại IP trên cáp quang IMS. Song song với đó, VNPT không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ và cung cấp thêm những sản phẩm, gói cước mới để khách hàng có thêm sự lựa chọn như kiểm tra, nhận thông báo cước phí và thanh toán trực tuyến, thanh toán qua ví điện tử, đăng kí và nhập hợp đồng trực tuyến, tự quản lý dịch vụ bằng cách tự soạn tin nhắn cắt, hủy dịch vụ qua số điện thoại đã đăng kí trên hệ thống nhằm gia tăng tối đa độ tiện ích và sự hài lòng của khách hàng.

Đến thời điểm này, VNPT Hải Phòng đã triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ CNTT cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp áp dụng trên nền các giải pháp tích hợp số hóa trên địa bàn thành phố như: Trục liên thông văn bản quốc gia, hệ sinh thái CNTT chuyên ngành y tế VNPT-HIS, hệ sinh thái giáo dục vnEdu, phần mềm văn phòng điện tử VNPT-iOffice, Phòng họp không giấy VNPT-eCabinet, dịch vụ Hóa đơn điện tử VNPT-Invoice, Cổng thông tin điện tử VNPT Portal, dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng VNPT- CA, dịch vụ kê khai BHXH- VNPT IVAN, thanh toán điện tử bằng ứng dụng ví điện tử VNPT Pay, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến VNPT Meeting,…

Đặc biệt, trong khoảng thời gian vừa qua toàn thế giới đang bị khủng hoảng bởi dịch bệnh Covid 2019 một cách nghiêm trọng thì việc ĐỒNG HÀNH CÙNG KHÁCH HÀNG, ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÍNH PHỦ, tăng cường họp, học, xử lý qua mạng ứng dụng CNTT, số hóa một cách tối đa để thực hiện giãn cách xã hội và phòng chống sự phát triển dịch bệnh được thực hiện khá tốt.

Hơn thế, nâng cao sự hài lòng của khách hàng cũng đang là mục tiêu chiến lược của tân Tổng Giám đốc tập đoàn Phạm Đức Long đã chia sẻ:

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nâng cao sự hài lòng của khách hàng xét theo 4 khía cạnh : xu hướng của công nghệ; nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng ngày càng cao; sự cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông- công nghệ thông tin và là mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Sự cấp thiết xuất phát từ thực tiễn, từ doanh nghiệp và từ khách hàng, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng” với nội dung nghiên cứu về các giải pháp ứng dụng số hóa đang áp dụng để nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh

2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

2.1. Mục tiêu chung

Hiểu rõ, nắm vững bản chất các giải pháp số hóa đang được áp dụng vào dịch vụ nhằm đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp do VNPT Hải Phòng cung cấp trên toàn địa bàn thành phố. Từ đó không những góp phần tăng số lượng thuê bao phát triển 3 mà còn tăng cả doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các giải pháp số hóa nói trên góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng.

2.2. Mục tiêu cụ thể

  • Tìm hiểu, nắm rõ và phân tích một số giải pháp số hóa tiêu biểu đã và đang áp dụng tại VNPT Hải Phòng từ cuối 2018 và 2019.
  • Phân tích các kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp số và đánh giá việc nâng cao chất lượng dịch vụ để nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng.
  • Đề xuất một số giải pháp số hóa trọng điểm thực hiện trong năm 2020 nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là bản thân người lao động, người quản lý đang làm việc tại VNPT Hải Phòng và khách hàng đang sử dụng dịch vụ do VNPT Hải Phòng cung cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng; là các dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng VNPT.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại các điểm làm việc của cán bộ, công nhân viên VNPT Hải Phòng, tại các kênh bán hàng của VNPT Hải Phòng, tại cơ quan hoặc tại nhà riêng khách hàng đang sử dụng dịch vụ do VNPT Hải Phòng cung cấp. Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Về thời gian: Đề tài tập trung tìm hiểu các giải pháp đã được áp dụng nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng từ thời điểm năm 2018 đến nay.

Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu và nghiên cứu về quá trình thử nghiệm và áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng; tác giả tập trung chủ yếu vào các giải pháp công nghệ theo xu hướng số hóa doanh nghiệp. Các giải pháp đang áp dụng được nghiên cứu và đề xuất bám sát theo tiêu chí nâng cao độ hài lòng của khách hàng và thúc đẩy hiệu quả bán hàng.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu tiếp thị cũng như các ngành khoa học xã hội khác. Để nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ tại VNPT Hải Phòng trước và sau khi số hóa, tác giả đã tiến hành thu thập số liệu, tài liệu các nguồn thứ cấp như các bản báo cáo VNPT từ năm 2015 đến nay; nguồn sách báo, tạp chí nội bộ VNPT, website VNPT Hải Phòng…Các tài liệu thu thập có thể tìm kiếm qua các nguồn trên mạng internet, từ các website công khai và nội bộ của VNPT, VNPT Hải Phòng và các website tin tức về khoa học công nghệ, về kỹ thuật viễn thông- công nghệ thông tin…

3.3.2. Phương pháp quan sát

Quan sát và theo dõi các quy trình làm việc tại VNPT Hải Phòng, quy trình sử dụng các ứng dụng (APP) đăng kí sử dụng tại nhà khách hàng, các quy trình đăng kí dịch vụ và bán hàng qua các ứng dụng khách hàng sử dụng trực tiếp hoặc tại các điểm giao dịch của VNPT Hải Phòng…

3.3.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê, phân tích số liệu

Thu thập số liệu, sắp xếp và bằng phương pháp, thống kê, tổng hợp để phân tích và đánh giá các số liệu đã thu thập đó.

4. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung bài luận văn được chia làm 3 chương chính như sau:

Chương 1: Lý thuyết tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng

Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Chương 3: Một số giải pháp số hóa đề xuất thực hiện trọng điểm để nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

5. Tổng quan nghiên cứu Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Việc nghiên cứu và tham khảo các tài liệu liên quan đến hệ thống chất lượng dịch vụ nói chung và hệ thống chất lượng dịch vụ viễn thông nói riêng, tác giả thấy rằng đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài luận án, luận văn hoặc các công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải. Tuy nhiên tùy theo mỗi giai đoạn cụ thể, mỗi ngành nghề dịch vụ khác nhau tại mỗi doanh nghiệp thì việc đánh giá chất lượng dịch vụ theo các tiêu chí sẽ khác nhau. Do vậy, việc cần phải tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dịch vụ là thiết thực.

Tại VNPT Hải Phòng, cũng đã có rất nhiều những bài luận văn, những công trình nghiên cứu về chiến lược kinh doanh, về công tác chăm sóc khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh hay về các giải pháp trải nghiệm nâng cao độ hài lòng khách hàng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về các giải pháp số hóa đang thực hiện để nâng cao chất lượng dịch vụ, thúc đẩy bán hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như sự hài lòng của khách hàng. Hơn nữa, với sự cấp thiết của việc áp dụng các giải pháp công nghệ để từng bước số hóa doanh nghiệp cũng đang là yêu cầu, là mục tiêu được chú trọng.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa khoa học:

Luận văn đã hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống quản lý chất lượng, về chất lượng dịch vụ và các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ.

Những vấn đề này là cơ sở để nghiên cứu các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch 6 vụ của VNPT và VNPT Hải Phòng trong những năm gần đây.

Luận văn đã vận dụng các cơ sở lý luận trên với các kết quả nghiên cứu thực tế để đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ tại VNPT Hải Phòng.

Luận văn cũng đã đề xuất các giải pháp trọng điểm để góp phần thúc đẩy hiệu quả bán hàng, gia tăng sản lượng phát triển thuê bao và nâng cao sự hài lòng của khách hàng cho VNPT Hải Phòng nhằm đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh đã được đề ra cho năm 2020.

Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn có giá trị tham khảo với các VNPT tỉnh thành khác trên toàn quốc trong việc số hóa chung theo định hướng chiến lược của tập đoàn VNPT đã triển khai từ năm 2019

Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa thực tiến trong việc triển khai các chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 của VNPT Hải Phòng.

Vì các giải pháp tác giả nghiên cứu và đề xuất tập trung vào các giải pháp theo ứng dụng công nghệ, theo xu hướng số hóa đang là xu hướng cần thúc đẩy với tất cả các ngành nghề, các tổ chức doanh nghiệp nên bài luận văn cũng có giá trị tham khảo không chỉ riêng với VNPT mà có thể tham khảo với nhiều doanh nghiệp khác nhất là với các doanh nghiệp dịch vụ khách hàng.

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG

1.1. Tổng quan về các hệ thống quản lý chất lượng Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

1.1.1. Khái niệm về hệ thống quản lý chất lượng

Hệ thống quản lý chất lượng là hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng. Có nhiều phương pháp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong một tổ chức tùy theo quy mô, khả năng và tình trạng của tổ chức. Mục đích của hệ thống quản lý chất lượng là cung cấp sản phẩm/dịch vụ có chất lượng ổn định, cải tiến liên tục kết quả thực hiện và tăng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system – QMS) là một hệ thống hợp thức hóa các quy trình, thủ tục và trách nhiệm để đạt được những chính sách và mục tiêu về chất lượng. QMS giúp điều phối và định hướng hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng được khách hàng và các yêu cầu chế định, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động trên một nền tảng liên tục.

ISO 9001: 2015 là tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng, đây cũng là cách tiếp cận phổ biến nhất đối với các hệ thống quản lý chất lượng.

Hệ thống quản lý chất lượng phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau, bao gồm: cải tiến quy trình, giảm lãng phí, giảm chi phí, tạo điều kiện và xác định các cơ hội đào tạo, thu hút nhân viên, thiết lập hướng phát triển cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ và với doanh nghiệp.

1.1.2. Lợi ích của hệ thống quản lý chất lượng

Thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Hai lợi ích bao trùm đã được ghi nhận khi thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng là:

  • Đáp ứng yêu cầu của khách hàng, giúp tạo ra niềm tin của khách hàng và nâng cao độ hài lòng của khách hàng vào doanh nghiệp. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ có nhiều khách hàng hơn, bán được nhiều hàng hóa, sản phẩm dịch vụ hơn và được khách hàng tin tưởng lựa chọn (khác với khách hàng trung thành).
  • Đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ các quy định, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo cách hiệu quả nhất về chi phí và nguồn tài nguyên, tạo chỗ cho sự mở rộng, tăng trưởng và lợi nhuận. Trong những lợi ích tổng thể này còn có các lợi ích khác như giúp truyền đạt sự sẵn sàng để tạo ra những kết quả nhất quán, ngăn ngừa sai sót, giảm chi phí, đảm bảo các quy trình được xác định, kiểm soát và liên tục cải tiến theo các yêu cầu của doanh nghiệp.

1.1.3. Các yếu tố và yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Bất kỳ một hệ thống quản lý chất lượng nào cũng được tạo ra để đáp ứng các nhu cầu riêng biệt của mỗi doanh nghiệp, nhưng vẫn có một số những yếu tố chung mà mọi hệ thống đều phải có, đó là:

  • Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp
  • Sổ tay chất lượng
  • Thủ tục và hướng dẫn hồ sơ
  • Quản lý dữ liệu khách hàng
  • Quy trình nội bộ doanh nghiệp
  • Sự hài lòng của khách hàng từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ
  • Cơ hội cải tiến quy trình làm việc, quy trình nội bộ doanh nghiệp
  • Phân tích chất lượng

Mỗi một yếu tố trên đều phải hướng tới mục tiêu chung là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và doang nghiệp.

Thiết lập và thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp vận hành một cách thông suốt và chắc chắn có hiệu quả và mục tiêu mang lại sự hài lòng cho khách hàng luôn là yếu tố hàng đầu.

Các bước cơ bản để thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng là: thiết kế và xây dựng cấu trúc, quy trình hệ thống quản lý chất lượng; triển khai thực hiện thông qua việc chia nhỏ các quy trình và đào tạo nhận viên thực hiện cả về thao tác, công cụ thực hiện lẫn số liệu; kiểm soát và đo lường theo định kỳ tháng, quý, năm; đánh giá để giải quyết và xử lý các kết quả của việc kiểm tra đo lường, qua đó có thể đưa ra các cải tiến hoặc phát triển thêm các quy trình mới.

1.2. Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông

Quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông nhằm đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với chất lượng dịch vụ viễn thông, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, đảm bảo lợi ích và sự phát triển của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, góp phần vào sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường dịch vụ viễn thông. Các văn bản quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông hiện đang có hiệu lực áp dụng, gồm:

  • Thông tư 11/2017/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2013/TT-BTTTT ngày 26 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông
  • Thông tư số 08/2013/TT-BTTTT quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông.
  • Thông tư số 35/2015/TT-BTTTT quy định Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng.
  • Chỉ thị số 16/CT-BTTTT về tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông.
  • Công văn số 1053/CVT-CL ngày 20/3/2020 của Cục Viễn thông về việc đảm bảo chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến.

Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ viễn thông như

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 81:2019/BTTTT về Chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất

Phụ lục 01 năm 2018 Quy định và hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu năm 2019 đối với các VNPT, TTKD tỉnh thành phố của Tổng công ty dịch vụ viễn thông

Cục Viễn thông là cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ viễn thông trên phạm vi cả nước. Các Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ viễn thông trên địa bàn quản lý của mình. Cục Viễn thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, rà soát, đề xuất việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông; đôn đốc, hướng dẫn doanh nghiệp triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông; tổ chức triển khai thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông theo kế hoạch; khẩn trương đưa vào sử dụng hệ thống thiết bị đo kiểm chất lượng dịch vụ và tổ chức triển khai đo kiểm chất lượng dịch vụ viễn thông theo kế hoạch; thực hiện đo kiểm đồng thời chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông; công khai các kết quả đo kiểm.

1.3. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng trên cơ sở lý thuyết về quản lý chất lượng Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

1.3.1. Khái niệm chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ trong tiếng Anh được gọi là “service quality”

Chất lượng dịch vụ là một phạm trù rộng và có rất nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào từng loại dịch vụ, nhưng bản chất của chất lượng dịch vụ nói chung được xem là những gì mà khách hàng cảm nhận được. Mỗi khách hàng có nhận thức và nhu cầu cá nhân khác nhau nên cảm nhận về chất lượng dịch vụ cũng khác nhau.

Theo Joseph Juran & Frank Gryna “Chất lượng là sự phù hợp đối với nhu cầu”.

Theo Armand Feigenbaum (1945) “Chất lượng là quyết định của khách hàng dựa trên kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường dựa trên những yêu cầu của khách hàng – những yêu cầu này có thể được nêu ra hoặc không nêu ra, được ý thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận, hoàn toàn chủ quan hoặc mang tính chuyên môn – và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị trường cạnh tranh”.

Theo American Society for Quality “Chất lượng thể hiện sự vượt trội của hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt đạt đến mức độ mà người ta có thể thỏa mãn mọi nhu cầu và làm hài lòng khách hàng”.

Theo quan điểm của Gronroos (1984) cho rằng “chất lượng dịch vụ được đánh giá trên hai khía cạnh: chất lượng kỹ thuật và chất lưỡng kỹ năng. Chất lượng kỹ thuật liên quan đến những gì được phục vụ còn chất lượng chức năng nói lên chúng được phục vụ như thế nào.”

Dịch vụ cung cấp tốt hay không là tùy thuộc vào người cung cấp dịch vụ qua thái độ, quan hệ bên trong công ty, hành vi, tinh thần phục vụ, sự biểu hiện bên ngoài, tiếp cận và tiếp xúc khách hàng. Muốn tạo dịch vụ tốt, phải có sự giao thoa giữa chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng.

1.3.2. Đặc điểm của chất lượng dịch vụ

Theo nghĩa rọng,o dịch vụ là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dan,̂ bao gồm các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai lĩnh vực nonĝ nghiẹp̂ và conĝ nghiẹp̂.

Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động có ích của con nguời̛ tạo ra các sản phẩm không tồn tại duới̛ hình thái vạt̂chất, khonĝ dẫn đến viẹĉ chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn đầy đủ, kịp thời, thuạn̂ tiẹn,̂ van̆ minh các nhu cầu của sản xuất và của đời sống xã họî.

Chất lượng dịch vụ tren̂ giác độ nhà sản xuất, chất luợng̛ dịch vụ là việc bảo đảm cung cấp dịch vụ theo đúng kịch bản với kĩ năng nghiẹp̂ vụ cao của nhan̂ vien̂ cung ứng và đọîngũ cán bộquản lí. Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Trên giác độ khách hàng, chất luợng̛ dịch vụ là mức độhài lòng của khách hàng trong quá trình tiêu dùng dịch vụ, là dịch vụ tổng thể của doanh nghiẹp̂ mang lại chuỗi lợi ích và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu mong đợi của khách háng, tuơng̛ xứng với chi phí mà khách hàng phải thanh toán.

Nam̆ thành phần cơ bản phản ánh chất luợng̛ dịch vụ:

  • Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện qua thương hiệu, hình ảnh, tài liệu, trang thiết bị và máy móc để thực hiện dịch vụ và ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ.
  • Độ tin cậy (Reliability): thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng hẹn ngay từ lần đầu.
  • Tính đáp ứng (Responsiveness): mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ kịp thời đáp ứng tốt và phù hợp với các nhu cầu của khách hàng
  • Năng lực phục vụ (Assurance): kiến thức chuyên môn và phong cách lịch lãm, niềm nở của nhân viên phục vụ, tính sẵn sàng và đặc biệt là giải quyết nhanh các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.
  • Sự cảm thông (Empathy): thể hiện sự ân cần, quan tâm, thăm hỏi, động viên đến từng cá nhân khách hàng.

Các yếu tố đánh giá chất lượng dịch vụ:

  • Sử dụng những tieû chuẩn nọîbộ
  • Đánh giá các nguyen̂ nhan̂ phát sinh chi phí
  • Đánh giá saû rọnĝ và bao quát
  • Xaŷ dựng tháp chi phí và lựa chọn cách thức của doanh nghiẹp̂
  • Cẩn thận và kĩ luỡng̛ trong khi thu thạp̂ dữ liẹû
  • Thể chế hoá viẹĉ đánh giá
  • Chú trọng ba lĩnh vực chính: yeû cầu quản lí, môitruờng̛ chuẩn hóa, ứng dụng nguồn lực để thực thi nhiệm vụ

Theo một các khái quát thì, chất lượng dịch vụ chính là thước đo sự hài lòng của khách hàng. Vì đặc tính của dịch vụ là vô hình, nên rất khó đo lường chất lượng và nó được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và môi trường nghiên cứu. Chất lượng dịch vụ có thể được xem như là mức độ đáp ứng của dịch vụ với nhu cầu hoặc mong đợi của khách hàng, hoặc là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi sử dụng qua dịch vụ.

Dưới đây là 5 khoảng cách trong khái niệm về chất lượng dịch vụ:

  • Khoảng cách 1: Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ cảm nhận về kỳ vọng của khách hàng. Điểm cơ bản của sự khác biệt này là do nhà cung cấp dịch vụ không hiểu được hết những đặc điểm nào tạo nên chất lượng của dịch vụ cũng như cách thức chuyển giao chúng cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của họ.
  • Khoảng cách 2: Xuất hiện khi nhà cung cấp dịch vụ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nhận thức về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính của chất lượng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên dịch vụ cũng như dao động quá nhiều về cầu dịch vụ. Có những lúc cầu về dịch vụ quá cao làm cho nhà cung cấp không đáp ứng kịp.
  • Khoảng cách 3: Xuất hiện khi nhân viên phục vụ không chuyển giao dịch vụ cho khách hàng theo các tiêu chí đã được xác định. Vai trò nhân viên giao dịch trực tiếp rất quan trọng trong việc tạo ra chất lượng dịch vụ.
  • Khoảng cách 4: Phương tiện quảng cáo và thông tin cũng tác động vào kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Những hứa hẹn trong các chương trình quảng cáo, khuyến mãi có thể làm gia tăng kỳ vọng của khách hàng nhưng cũng sẽ làm giảm chất lượng khách hàng cảm nhận được khi chúng không được thực hiện theo những gì đã hứa hẹn.
  • Khoảng cách 5: Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa chất lượng kỳ vọng bởi khách hàng và chất lượng nhận được. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào khoảng cách thứ năm này. Một khi khách hàng nhận thấy không có sự khác biệt giữa chất lượng kỳ vọng và chất lượng cảm nhận được khi tiêu dùng một dịch vụ thì chất lượng của dịch vụ được xem là hoàn hảo.

Như vậy, chất lượng dịch vụ là hàm số của khoảng cách thứ năm và khoảng cách này phụ thuộc vào các khoảng cách trước đó. Vì thế, để rút ngắn khoảng cách thứ 5 và gia tăng chất lượng dịch vụ thì nhà cung cấp phải nỗ lực rút ngắn các khoảng cách này.

1.3.3. Mô hình quản lý chất lượng dịch vụ Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Có rất nhiều mô hình quản lý chất lượng dịch vụ như mô hình chất lượng kỹ thuật – chức năng của Gronroos; mô hình các nhân tố chất lượng dịch vụ dựa trên sự hài lòng của Johnston nhằm mô tả theo cách đạt được chất lượng mong muốn trong việc cung cấp dịch vụ đến khách hàng của doanh nghiệp. Thành tựu về chất lượng mong muốn trong các dịch vụ khác với các sản phẩm hữu hình, bởi vì việc đánh giá dựa trên kỳ vọng và thái độ nhiều hơn dữ liệu về độ tin cậy. Đã có nhiều sáng kiến về mô hình chất lượng dịch vụ. Dưới đây là mô hình phổ biến nhất:

Mô hình SERVQUAL về quản lý chất lượng dịch vụ

Khi thực thi chiến lược 7P trong Marketting dịch vụ, các nhà chiến lược sử dụng mô hình 5 khoảng cách đo lường chất lượng dịch vụ. Trọng tâm của mô hình này là khoảng cách hay sự chênh lệch (GAP) giữa mong đợi của khách hàng và sự cảm nhận của họ về dịch vụ, gọi là sự thỏa mãn. Sự thỏa mãn = Sự cảm nhận – Sự mong chờ. Dựa trên sự chênh lệch này, khách sẽ có cảm giác hài lòng hay không hài lòng về dịch vụ mà họ cảm nhận được. Theo mô hình chất lượng dịch vụ Servqual, chất lượng dịch vụ dựa trên khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng về dịch vụ dựa trên khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng về dịch vụ và sự cảm nhận thực tế khách hàng nhận được sau khi tiêu dùng sản phẩm:

Sơ đồ 1.1. Mô hình SERVQUAL về quản lý chất lượng dịch vụ

5 khoảng cách trên sơ đồ là:

  • Khoảng cách 1: Khoảng cách về kiến thức là kết quả từ sự khác biệt giữa những gì khách hàng mong đợi và những gì quản lý nhận thấy. Điểm cơ bản của sự khác biệt này là do người quản lý không hiểu biết hết những đặc điểm tạo nên chất lượng của dịch vụ cũng như cách thức chuyển giao tới khách hàng để thoả mãn nhu cầu của họ
  • Khoảng cách 2: Khoảng cách về tiêu chuẩn xuất hiện khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính chất lượng của dịch vụ.
  • Khoảng cách 3: Khoảng cách về hoạt động là kết quả từ sự không phù hợp giữa các tiêu chí cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của quản lý và các dịch vụ thực tế được phân phối bởi các nhân viên cấp dưới.
  • Khoảng cách 4: Khoảng cách về truyền đạt là kết quả của sự khác biệt giữa những gì doanh nghiệp hứa hẹn trong các chương trình PR, marketing, tuyên truyền với chất lượng dịch vụ thực sự mà người tiêu dùng được hưởng.
  • Khoảng cách 5: Khoảng cách giữa nhu cầu và cảm nhận đề cập đến những khác biệt xảy ra khi một dịch vụ khách hàng đang sử dụng đáp ứng hay không đáp ứng được nhu cầu của họ.

Mô hình này là một công cụ đo lường để đánh giá chất lượng dịch vụ mà VNPT Hải Phòng hiện có áp dụng vào việc quản lý chất lượng và đánh giá chất lượng dịch vụ do VNPT Hải Phòng cung cấp cho khách hàng. Dịch vụ viễn thông là loại hình dịch vụ được khách hàng cảm nhận và đánh giá qua cả chất lượng về góc độ kĩ thuật thông qua đo kiểm các thông số được so sánh với các chỉ tiêu đã được tính toán, cả về góc độ phản hồi và và độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ.

1.3.4 Sự hài lòng của khách hàng dựa trên mô hình quản lý chất lượng dịch vụ Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Định nghĩa sự hài lòng của khách hàng: Đối với doanh nghiệp và người làm kinh doanh thì sự hài lòng của khách hàng là chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng thành bại của doanh nghiệp.

Vậy sự hài lòng của khách hàng là gì?

Theo Philip Kotler, sự hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction) là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ.

Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kết quả nhận được và sự kỳ vọng, nếu kết quả thực tế thấp hơn sự kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng, nếu kết quả thực tế tương xứng với sự kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng, nếu kết quả thực tế cao hơn sự kỳ vọng thì khách hàng rất hài lòng. Sự kỳ vọng của khách hàng được hình thành từ kinh nghiệm mua sắm, từ bạn bè, đồng nghiệp và từ những thông tin của người bán và đối thủ cạnh tranh. Để nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, doanh nghiệp cần có những khoản đầu tư thêm và ít ra cũng là đầu tư thêm những chương trình marketing.

Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”. Sự hài lòng của khách hàng là việc khách hàng căn cứ vài những hiểu biết của mình đối với một sản phẩm hay dịch vụ mà hình thành nên những đánh giá hoặc phán đoán chủ quan. Đó là một dạng cảm giác về tâm lý sau khi nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn. Sự hài lòng của khách hàng được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, đặc biệt được tích lũy khi mua sắm và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Sau khi mua và sử dụng sản phẩm khách hàng sẽ có sự so sánh giữa hiện thực và kỳ vọng, từ đó đánh giá được hài lòng hay không hài lòng.

Như vậy, có thể hiểu được sự hài lòng của khách hàng là cảm giác dễ chịu hoặc có thể thất vọng phát sinh từ việc người mua so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những kỳ vọng của họ. Việc khách hàng hài lòng hay không sau khi mua hàng phụ thuộc vào việc họ so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những kỳ vọng của họ trước khi mua.

Có nhiều mức độ hài lòng của khách hàng:

Với mức độ thấp nhất , khách hàng không hài lòng với doanh nghiệp của bạn. Có rất nhiều lý do khiến khách hàng không hài lòng, chẳng hạn như dịch vụ vận chuyển chậm trễ, chất lượng sản phẩm không được như quảng cáo. Trong trường hợp này, hầu hết nguyên nhân đều xuất phát chủ quan từ doanh nghiệp chứ ít khi là do các yếu tố khách quan bên ngoài.Hậu quả là khách hàng thường sẽ không quay trở lại với bạn, và thậm chí còn có thể truyền miệng thông tin xấu đến những người xung quanh ảnh hưởng không tốt tới doanh nghiệp của mình.

Cao hơn chút là mức độ hài lòng trung bình: Phần lớn các doanh nghiệp đều đang phục vụ khách hàng hay là chăm sóc khách hàng ở mức độ này, 18 đây chính là mức độ hài lòng trung bình. Khách hàng có thể cảm thấy vui vẻ sau khi mua hàng nhưng không có gì chắc chắn là sẽ quay trở lại. Họ không kể những điều xấu về bạn nhưng cũng sẽ không nói tốt về bạn với những người xung quanh. Họ hoàn toàn có thể tìm đến những nhà cung cấp không phải bạn, hay nói cách khác, đây không phải là những khách hàng trung thành. Thông thường, hầu hết các doanh nghiệp sẽ có ít nhất khoảng 60% khách hàng được đáp ứng ở mức độ hài lòng trung bình này

Mức độ cao nhất là mức độ cự kỳ hài lòng: biến thể của mức độ hài lòng cao nhất chính là sự thỏa mãn. Điều này xảy ra khi khách hàng nhận được hơn cả những gì họ kỳ vọng! Đạt được điều này cũng chính là bạn đã chinh phục được khách hàng ở mức cao nhất. Lý do khiến cho khách hàng hài lòng rất phong phú. Bạn cần xác định được điều gì ở sản phẩm hay dịch vụ của mình là điểm mạnh để có thể khiến khách hàng hài lòng nhất. Bởi, cho dù sản phẩm hay dịch vụ là gì, đạt được mức độ hài lòng cao nhất của khách hàng vẫn luôn là mục tiêu của doanh nghiệp Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Để đánh giá sự hài lòng của khách hàng phải dự trên các phương pháp đo lường sự hài lòng của khách hàng. Có hai phương pháp đo lường là trực tiếp và gián tiếp:

Phương pháp trực tiếp: đây là phương pháp khá rõ ràng với người được khảo sát bởi chúng tạo ra khả năng đo lường các nhận thức, trực tiếp yêu cầu người được khảo sát phải đánh giá. Một số phương pháp phổ biến:

  • Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn nhóm
  • Khảo sát qua điện thoại
  • Khảo sát online: Bảng hỏi, thư, email,…

Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều nhược điểm như độ chính xác, độ tin cậy và đôi khi là tính hiệu quả.

Phương pháp gián tiếp: phương pháp này xử lí tốt các nhận thức cụ thể. Người được khảo sát có thể không biết rằng nhà nghiên cứu sẽ sử dụng những câu hỏi này để liên hệ đến mức độ hài lòng chung. Có thể sử dụng nhiều phương pháp để xác định/luận ra tầm quan trọng. Một số phương pháp như:

Quan sát hành vi

Phương pháp thử nghiệm

Vấn đề quan trọng nhất là chọn phương pháp cũng như thước đo phù hợp, từ đó khiến chúng mang lại hiệu quả tốt nhất. Ví dụ, các thước đo theo thời gian và thước đo tỷ lệ thích hợp hơn đối với các chương trình cải tiến đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng và sàng lọc các nhận thức khách hàng. Còn các thước đo theo danh mục sản phẩm và số thứ tự thích hợp hơn trong việc thu thập nhận thức chung hoặc ở dạng “thô” của khách hàng.

Mô hình sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông dựa trên mô hình quản lý chất lượng dịch vụ SERQUAL

1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông dựa trên sự hài lòng của khách hàng.

Bên cạnh các chỉ tiêu về chất lượng mạng, về độ ổn định thỏa mãn các quy định kĩ thuật đã được công bố tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 81:2019/BTTTT về Chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất, chất lượng dịch vụ được đánh giá qua sự thỏa mãn của khách hàng theo mô hình Servqual được định nghĩa là kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu thể hiện mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ đối với dịch vụ đó.

Mức độ hài lòng của khách hàng với các dịch vụ viễn thông được đánh giá qua các tiêu chí:

1.4.1. Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Định nghĩa: Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ là sự không hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ được báo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bằng văn bản.

Chỉ tiêu: Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ ≤ 0,25 khiếu nại/100 thuê bao/3 tháng.

Phương pháp xác định: Thống kê toàn bộ số khiếu nại bằng văn bản của khách hàng về chất lượng dịch vụ trong khoảng thời gian 3 tháng liên tiếp.

1.4.2. Hồi âm khiếu nại của khách hàng

Định nghĩa: Hồi âm khiếu nại của khách hàng là văn bản của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo cho khách hàng có khiếu nại về việc tiếp nhận và xem xét giải quyết khiếu nại.

Chỉ tiêu: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải có văn bản hồi âm cho 100% khách hàng khiếu nại trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận khiếu nại.

Phương pháp xác định: Thống kê toàn bộ văn bản hồi âm cho khách hàng khiếu nại về chất lượng dịch vụ trong thời gian tối thiểu là 3 tháng liên tiếp.

1.4.3. Dịch vụ trợ giúp khách hàng

Định nghĩa: Dịch vụ trợ giúp khách hàng là dịch vụ giải đáp thắc mắc, tư vấn, hướng dẫn sử dụng, tiếp nhận yêu cầu, cung cấp thông tin liên quan cho khách hàng về dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất.

Chỉ tiêu: Thời gian cung cấp dịch vụ trợ giúp khách hàng qua điện thoại là 24 giờ trong ngày.

Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ trợ giúp khách hàng chiếm mạch thành công, gửi yêu cầu kết nối đến điện thoại viên và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 s ≥ 80 %.

Phương pháp xác định: Mô phỏng hoặc gọi nhân công: thực hiện mô phỏng hoặc gọi nhân công tới dịch vụ trợ giúp khách hàng, số cuộc gọi thử là 250 cuộc vào các giờ khác nhau trong ngày. Giám sát bằng thiết bị hoặc bằng tính năng sẵn có của mạng: số lượng cuộc gọi lấy mẫu tối thiểu là toàn bộ cuộc gọi trong 7 ngày liên tiếp.

1.4.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông cụ thể đang áp dụng tại VNPT đánh giá sự hài lòng của khách hàng Trích dẫn theo phụ lục Quy định và hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu năm 2019 đối với các VNPT, TTKD tỉnh thành phố.

1.4.4.1. C41- Độ hài lòng của khách hàng Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Công thức tính:

Trong đó:

  • Số Khách hàng được phỏng vấn thành công: là tổng số khách hàng có kết quả khảo sát thành công trên hệ thống bao gồm Hài lòng + Không hài lòng.
  • Số Khách hàng Hài lòng: là tổng số khách hàng có kết quả gọi khảo sát Hài lòng trên hệ thống.
  • Số khách hàng Không hài lòng: bao gồm số khách hàng có kết quả khảo sát Không hài lòng vì các lý do Kinh doanh.

1.4.4.2. C71 – Nâng cao hiệu quả chương trình thúc đẩy bán hàng

Trong năm 2019, tập đoàn và tổng công ty đánh giá kết quả triển khai 6 chương trình bán hàng trọng điểm tại các Viễn thông, trung tâm kinh doanh viễn thông tỉnh thành bao gồm:

  • (CT1) Phát triển mới và thu hút thuê bao PI mới (Căn cứ văn bản 466/KHDN-QLSP ngày 31/01/2019 của Ban KHDN vv triển khai chương trình thu hút thuê bao MNP và thúc đẩy phát triển thuê bao dịch vụ di động KHDN năm 2019 và vb số 876/KHDN-QLSP-ĐHBH ngày 06/3/2019 vv Điều hành sản xuất kinh doanh và triển khai chương trình bán hàng trọng điểm năm 2019.
  • (CT2) VP Data cho doanh nghiệp mới thành lập tại TTKD TTP 2019 (Căn cứ văn bản 916/KHDN-QLSP ngày 08/03/2019 của Ban KHDN vv hướng dẫn triển khai chương trình đẩy mạnh kinh doanh gói VP data cho doanh nghiệp mới thành lập tại các TTKD TTP năm 2019)
  • (CT3) “Chiếm lĩnh thị phần dịch vụ HDDT” năm 2019 (Căn cứ văn bản 929/VNPT VNP-KHĐT-CL-KHDN ngày 20/03/2019 của TCT vv triển khai chương trình “Chiếm lĩnh thị phần dịch vụ HDDT” năm 2019)
  • (CT4) Phát triển thuê bao Fiber Vnn mới trên tập KHTCDN (Căn cứ văn bản 932/VNPT VNP-KHDN ngày 20/03/2019 của TCT vv triển khai chương trình thúc đẩy bán hàng dịch vụ Fiber VNN quý 2 năm 2019).
  • (CT5) Thu hút thuê bao Fiber doanh nghiệp từ đối thủ cạnh tranh (Căn cứ văn bản 932/VNPT VNP-KHDN ngày 20/03/2019 của TCT vv triển khai chương trình thúc đẩy bán hàng dịch vụ Fiber VNN quý 2 năm 2019).
  • (CT6) “Tăng trưởng nhanh thị phần KHTCDN” năm 2019 (Căn cứ văn bản 934/VNPT VNP-KHDN-KHĐT-CL ngày 20/03/2019 của TCT vv triển khai chương trình “Tăng trưởng nhanh thị phần KHTCDN” năm 2019).

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của mỗi chương trình được xác định theo công thức sau:

Bảng 1.1. Các công thức sử dụng để tính mức độ hoàn thành tiêu chí

1.4.4.3. I51 – Mức độ tuân thủ quy trình, quy định, chính sách điều hành kinh doanh của Tổng Công ty Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Công thức tính/ cách đo lường:

Kết quả thực hiện = 100%  – åNội dung vi phạm x Mức trừ

Nội dung vi phạm và mức trừ sẽ được quy định rõ ràng cụ thể theo từng bảng sanh mục

1.4.4.4. I52 Mức độ không đạt yêu cầu về tỉ lệ khảo sát độ hài lòng của khách hàng

Tỷ lệ khảo sát khách hàng thành công được xác định như sau:

Trong đó:

  • Tổng số khách hàng khảo sát thành công: Là số khách hàng gọi khảo sát cho ý kiến nhận xét hài lòng/không hài lòng + số không tính mẫu (mẫu khách hàng khảo sát để đánh giá chỉ tiêu Độ hài lòng của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trong công tác lắp đặt sửa chữa).
  • Tổng số khách hàng lắp mới + sửa chữa hoàn công trong kỳ: Là số khách hàng lắp mới và báo hỏng dịch vụ MegaVNN, FiberVNN, MyTV, ĐTCĐ (IMS) được hoàn thành nghiệm thu bàn giao dịch vụ trong kỳ báo cáo (dữ liệu được lấy từ hệ thống điều hành SXKD tập trung).
  • Yêu cầu Tỷ lệ khảo sát khách hàng thành công ≥ 60%( Nếu tỷ lệ thực hiện thấp hơn 60% sẽ bị trừ như sau:

1.4.4.5. I75 Số hóa bằng ví VNPT Pay Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Số hóa Kênh SMCS

Công thức tính/Cách đo lường:

Số lượng Điểm UQ, CTV và ĐBL mở ví = Tổng số Điểm UQ, CTV và ĐBL mở mới Ví VNPT Pay trong kỳ.

Số lượng Điểm UQ, CTV và ĐBL theo KH giao = Số điểm đã giao theo KH.

Kế hoạch giao số Eload mở ví VNPT Pay tại Phụ lục 7.

Phương pháp xác định số liệu giao kế hoạch

Căn cứ số Điểm UQ, CTV giữ số và khởi tạo số trước đó của từng TTKD.

Số lượng Eload của Điểm UQ, CTV và ĐBL đang có trên hệ thống của từng TTKD.

Nguồn số liệu để thẩm định kết quả

Số liệu Eload SMCS mới mở và có liên kết ví VNPT Pay hàng tháng do VNPT media cung cấp.

Kết quả thực hiện của quý báo cáo được xác định bằng lũy kế thực hiện của 3 tháng trong quý.

Tỷ lệ nhân viên/CTV sử dụng App bán hàng

Công thức tính/Cách đo lường:

Người sử dụng App bán hàng được ghi nhận phải đáp ứng các điều kiện sau:

Có liên kết ví VNPT Pay với App Bán hàng

Có phát triển thuê bao qua App bán hàng

Có giao dịch thành công qua Ví (thu tiền gói cước khách hàng đăng ký). 26

Phương pháp xác định số liệu giao kế hoạch

Căn cứ số lượng nhân sự (Nhân viên, CTV) bố trí làm chức danh quản lý địa bàn hoặc bán hàng trực tiếp.

Nguồn số liệu để thẩm định kết quả. Ban KTNV tổng hợp báo cáo số liệu người sử dụng App trong Quý.

Chỉ tiêu số lượng NV/CTV thu cước có sử dụng App Thu Cước và liên kết Ví VNPT Pay:

Công thức tính/cách đo lường:

Số NVTC mở Ví VNPT Pay trong Quý

Tỷ lệ thực hiện    = 100% x

Số NVTC mở ví VNPT Pay theo KH giao

  • Phương pháp xác định số liệu giao kế hoạch:
  • Tổng Công ty căn cứ mục tiêu quản trị để xác định chỉ tiêu giao các Quý cho đơn vị.
  • Căn cứ theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng Công ty về mục tiêu trong 03 tháng phải đạt 100% NVTC trên địa bàn mở Ví VNPT Pay để thu cước trên App VNPT Cab.
  • Nguồn số liệu để thẩm định kết quả thực hiện:
  • Số NV/CTV thu cước có sử dụng App VNPTCab mới và có liên kết ví VNPT Pay để gạch nợ cho khách hàng hàng tháng do VNPT Media cung cấp. Ban KHCN thẩm định và công bố kết quả thực hiện chỉ tiêu. Kết quả thực hiện của Quý báo cáo được xác định bằng lũy kế thực hiện của 3 tháng trong Quý

Sở dĩ em đã chọn và đưa ra các tiêu chí trên đây để làm cơ sở lý luận cho phàn tiếp theo tìm hiểu thực trạng tại doanh nghiệp bởi một phần do liên quan đến công việc, vị trí em đang làm việc tại VNPT Hải Phòng là một tổ trưởng tổ chăm sóc khách hàng, tiếp nữa là do trong quá trình nghiên cứu em nhận ra rằng hầu hết khách hàng đang quan tâm đến vấn đề chăm sóc, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hơn là vấn đề cạnh trạnh giá cả hay các thông số kĩ thuật của dịch vụ.

1.5. Vai trò số hóa trong quản lý chất lượng dịch vụ nâng cao sự hài lòng khách hàng. Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

1.5.1. Xu hướng số hóa toàn cầu

Hiện nay, khi thế giới đang dịch chuyển, sale và marketing là hai khái niệm không thể tách rời mà hòa hợp với nhau.“Chúng ta không thể nói việc marketing tốt thì sale sẽ tốt hay sale tốt thì marketing tốt mà giờ đây hầu như không tách biệt nữa”. “Số hóa là xu thế tất yếu của doanh nghiệp nếu muốn bắt kịp sự phát triển của thời đại 4.0. Bởi nếu không làm vậy, doanh nghiệp sẽ bị các đối thủ vượt mặt, hoặc tệ hơn nữa là bị đào thải khỏi thị trường”.

Việc chuyển đổi kỹ thuật số không còn là một lựa chọn, mà là hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Chúng ta đã chứng kiến nhiều gã khổng lồ bị quật ngã trước làn sóng kĩ thuật số, như Nokia, Kodak…, là những ví dụ điển hình của các công ty không bắt kịp xu hướng công nghệ hiện đại. Mặt khác, làn sóng công nghệ đã mang đến những đột phá mới. Đó là sự vươn mình của các doanh nghiệp tỷ đô mới – những doanh nghiệp đã ứng dụng thành công các công cụ công nghệ số để tạo ra lợi nhuận theo những cách “không tưởng”.

Nắm bắt được cơ hội và cả những thách thức của công cuộc số hóa, nhiều doanh nghiệp đã đi tìm lời giải đáp “Làm thế nào để số hóa thành công?”. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp , bởi không có công thức cụ thể nào để chuyển đổi số cho một doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào. Hơn nữa, yêu cầu về công nghệ số trong các ngành nghề, doanh nghiệp cũng khác nhau , và chưa có một tài liệu chuyên ngành nào chỉ ra từng bước từng bước một để doanh nghiệp thực hiện.

Ngày nay một trong các cách để quản lý chất lượng dịch vụ, tiếp cận và chăm sóc khách hàng tốt nhất chính là qua các kênh mạng xã hội của công nghệ 4.0 như Fanpage, Zalo OA, web online….

1.5.2. Xu hướng số hóa tại Việt Nam Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không còn là hiện tượng ở một vài quốc gia, hay khu vực mà đã tác động trực tiếp đến phương thức phát triển kinh tế trên quy mô rộng khắp toàn cầu. Nó khác biệt hẳn so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước bằng thành tựu mới về công nghệ, trí tuệ nhân tạo và kinh tế số trở thành cốt lõi lấn át kinh tế vật thể.

Kinh tế số được cấu trúc từ những năng lực mới với nguồn lực – tài sản chủ yếu là trí tuệ, công nghệ cao, thông tin thay thế cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên khan hiếm thậm chí là cạn kiệt. Cơ chế vận hành của kinh tế số là liên kết hệ thống bằng chuỗi, mạng, kết nối vạn vật, không giới hạn về không gian địa lý. Đó cũng chính là lợi thế so sánh tuyệt đối của kinh tế số so với kinh tế vật thể. Việt Nam đang trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng thì những chuyển động của kinh tế số toàn cầu càng tác động mạnh mẽ tới tất cả các tổ chức và doanh nghiệp.

Các công nghệ kỹ thuật số như điện toán đám mây, internet vạn vật, robot hiện đại, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo đã và đang làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc, tiêu thụ và sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

Chính vì vậy, muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp không còn con đường nào khác là nhanh chóng tham gia vào công cuộc chuyển đổi số hay số hóa từ chiến lược cho đến các hoạt động quản trị, hoạt đông sản xuất kinh doanh của chính mối doanh nghiệp đó.

Sau quãng thời gian hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến căn bản nhưng nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn đọng về cấu trúc, về cơ cấu ngành nghề và cả về năng lực quản lý, năng lực thể chế hoạt động.

Nhà nước cần xây dựng được thể chế công khai minh bạch, chính quyền hiệu quả, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và an ninh mạng, tạo nguồn nhân lực số, xây dựng công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp…

Nhà nước coi chiến lược phát triển khoa học công nghệ là trục của chiến lược phát triển quốc gia, tăng cường liên kết khu vực trong nước và FDI, thúc đẩy phát triển một số ngành chọn lọc phù hợp với xu hướng.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động ngày càng rõ nét đến kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng. Vấn đề hiện nay là phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, chuyển đổi số là một trong những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả. Chuyển đổi số hay số hóa là vấn đề đang được nhiều quan tâm nhưng rất ít doanh nghiệp biết cách để triển khai vào thực tế. Thực ra chuyển đổi số rất đơn giản, là quá trình thường xuyên, liên tục ứng dụng các công nghệ số vào mọi lĩnh vực hoạt động vì mục đích nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng. Để số hóa, doanh nghiệp phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, lấy dữ liệu làm nền tảng, thay đổi cơ bản cách vận hành doanh nghiệp. Nói cách khác doanh nghiệp cần tập trung phân tích dữ liệu để tăng doanh thu, giảm chi phí , quản trị hiệu quả, gia tăng trải nghiệm khách hàng, tiếp cận và đón nhận thông tin phản hồi về nhu cầu sử dụng, về chất lượng dịch vụ của khách hàng.

Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp lớn hàng đầu Việt Nam đều đã và đang số hóa rất mạnh mẽ:

  • Chỉ trong thời gian ngắn, với ngành nghề kinh doanh vận tải taxi, khi ứng dụng các nền tảng công nghệ số đã giúp tăng 20% khách hàng so với taxi truyền thống, tiết kiệm 50% chi phí hậu cần cho nhà bán lẻ, giúp tăng từ 3-7 lần doanh số thanh toán thẻ cho các ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tối đa của người sử dụng khi chỉ cần chiếc điện thoại thông minh và cài đặt các ứng dụng như Grab, HP Go…. Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng
  • Ngành Ngân hàng cũng đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi sự chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới tích hợp công nghệ số trong các hoạt động và số hóa trong các quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động, thông minh. Việc ứng dụng số hóa này giúp ngân hàng có thể tiến hành kinh doanh cung ứng sản phẩm dễ dàng hơn, trực tiếp đến thẳng với khách hàng, khai thác các dữ liệu với hiệu quả tốt nhất để gia tăng trải nghiệm và gắn kết khách hàng. Quá trình chuyển đổi số trở thành nhu cầu tất yếu giúp các ngân hàng vượt lên thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh, chủ động thích ứng và phát triển bền vững trong bối cảnh Cách mạng 4.0. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng số nhờ quy mô dân số lớn với 96 triệu dân, cơ cấu dân số vàng, 56 triệu người tham gia thị trường lao động, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh ở mức cao (chiếm 72%), 62 triệu thuê bao 3G, 4G kết nối Internet, giới trẻ ưa thích công nghệ. Các ngân hàng Việt Nam đã ý thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi ngân hàng số, đã chủ động nghiên cứu các công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động kinh doanh, bước đầu đạt kết quả nhất định. Khách hàng ngày nay không cần phải chạy ra các điểm giao dịch như trước đây, không cần phải mang theo ủy nhiệm chi hay séc, dấu khi cần thanh toán các khoản giao dịch; chỉ với chiếc điện thoại hoặc máy tính tại bất kỳ đâu có kết nối internet là có thể thực hiện tất cả các giao dịch một cách dễ dàng, nhanh chóng.
  • Trong nhiều năm qua, tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đã chủ động tham gia chuyển đổi số một cách toàn diện với quyết tâm cao để góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia diễn ra nhanh chóng và sớm đạt được mục tiêu đề ra. EVN đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng từ rất sớm. 20 năm trước đây, EVN đã là một trong những đơn vị tiên phong triển khai văn phòng điện tử (E-Office). Đến nay, 100% các đơn vị của EVN đã sử dụng hệ thống E- Office để giải quyết công việc. EVN cũng đã triển khai ký số các văn bản điện tử trong toàn Tập đoàn với kết quả hiện tại là 95% văn bản trong Tập đoàn lưu hành qua hình thức điện tử.Đặc biệt, trong kinh doanh – dịch vụ khách hàng, năm 2013, EVN là đơn vị đầu tiên trong cả nước phát hành hóa đơn điện tử trên quy mô lớn. Việc phát hành hóa đơn điện tử không chỉ hiện đại hóa, thay đổi mạnh mẽ nghiệp vụ kinh doanh của EVN, mà còn góp phần tạo tiền đề cho các phương thức thanh toán điện tử và giao dịch điện tử trên mạng giữa EVN và khách hàng. Cũng từ năm 2013, các dịch vụ điện đã được EVN phục vụ tương đương dịch vụ công trực tuyến cấp độ 1.Tới năm 2018, EVN thực hiện tương đương dịch vụ công cấp độ 4 – cấp độ cao nhất. Các giao dịch của khách hàng với EVN, từ khâu yêu cầu dịch vụ đến ký hợp đồng và thanh toán, đều được thực hiện trực tuyến thông qua nền tảng công nghệ. Trong năm 2019, EVN đặt mục tiêu cung cấp các dịch vụ điện tới khách hàng theo hình thức giao dịch điện tử. Việc đa dạng hóa kênh thanh toán tiền điện cũng được EVN triển khai trong những năm gần đây, trong đó có hình thức thanh toán tiền điện trực tuyến thông qua việc trích nợ tự động, Internet banking, mobile banking, ví điện tử,… EVN đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại để chăm sóc khách hàng. Tại các trung tâm chăm sóc khách hàng ngành Điện, EVN không chỉ tiếp nhận yêu cầu, tư vấn qua kênh tổng đài điện thoại, mà còn đa dạng phương thức phục vụ khách hàng qua website, email, webchat, fanpage, App Chăm sóc khách hàng trên thiết bị di động…Đặc biệt, EVN đã ứng dụng thành công chatbot – sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tư vấn khách hàng. Việc triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ và đúng hướng đã tạo sức bật lớn cho EVN, tối đa tiện ích dịch vụ cho người sử dụng điện. Sự hài lòng của khách hàng đối với ngành Điện ngày càng tăng lên. Chất lượng dịch vụ điện cũng được ghi nhận qua những đánh giá tích cực từ các tổ chức quốc tế. Hiện nay, EVN đang tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Đề án Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN lần thứ 4 vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn. EVN định hướng trở thành doanh nghiệp số trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số, công nghệ thông tin và công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 vào mọi lĩnh vực

Như vậy, mới điểm qua một vài ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều đang chuyển mình mạnh mẽ với các giải pháp số hóa và công nghệ cách mạng 4.0. Điều này được chứng minh với “Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam” đã được tổ chức 02 lần trong 02 năm gần đây. Đây là giải thưởng tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những thành tựu, đóng góp giá trị cho sự phát triển công nghệ số, góp phần quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trên toàn quốc gia. Ban tổ chức đã nhận được nhiều hồ sơ dự thi ở 4 hạng mục: Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu; doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc; giải thưởng về thu hẹp khoảng cách số. Các tiêu chí để đánh giá bình chọn và trao tặng Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam là: ưu việt về tính năng, công nghệ, bảo mật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ; sự nổi trội của sản phẩm dịch vụ so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường; sản phẩm mới, dịch vụ có tiềm năng ứng dụng…

VNPT là một tập đoàn tiền thân từ tập đoàn Bưu chính viễn thông trước đây, là nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông, các dịch vụ công nghệ thông tin, các giải pháp công nghệ số hàng đầu tại Việt Nam. VNPT là đơn vị tiên phong xây dựng và triển khai các chương trình hành động chuyển đổi số hóa tại doanh nghiệp. Và VNPT cũng đã phối hợp cùng VCCI kí kết Thỏa thuận hợp tác xây dựng, triển khai đào tạo chuyển đổi số hóa cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. VCCI giới thiệu các doanh nghiệp để VNPT tiếp cận và tiến hành thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp có nhu cầu. Trên cơ sở đó, VNPT tập trung xây dựng nội dung chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo và triển khai toàn diện về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp hướng đến mục tiêu cao nhất: ứng dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chuyển đổi số nên bắt đầu từ 2 lĩnh vực, lĩnh vực công và lĩnh vực tư. Với các dịch vụ công, chuyển đổi số phải thực hiện 2 nhiệm vụ là số hoá các dịch vụ công mà nhà nước đang cung cấp cho người dân và số hoá các lĩnh vực sự nghiệp công. Cho tới thời điểm này, trong lĩnh vực công, VNPT đã triển khai nhiều dịch vụ công, như trục liên thông văn bản quốc gia. Chính phủ cũng giao VNPT xây dựng cổng dịch vụ công và hệ thống xác thực định danh. Đây là 2 việc quan trọng trong chính phủ số. Để làm được các hệ thống này, VNPT phải hiểu rất rõ các quy trình đang làm để chuyển đổi số. dừng lại ở đó, VNPT còn sử dụng công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn để giúp các quy trình này thông minh hơn. Bên cạnh đó, bộ giải pháp Chính phủ điện tử của VNPT đã được triển khai sâu rộng tới 61/63 tỉnh thành trên cả nước. Hệ sinh thái CNTT chuyên ngành Y tế VNPT-HIS của VNPT đã được triển khai tới 7.278 cơ sở y tế các tuyến, tại 60/63 tỉnh, thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, mạng giáo dục VnEdu của VNPT cũng đã được triển khai tới hơn 12.000 trường với gần 4 triệu học sinh, tại 63/63 tỉnh, thành phố.

Trong triển khai Thành phố thông minh, VNPT cũng đã tiếp cận, giới thiệu, triển khai mô hình xây dựng thành phố thông minh (Smart City) tại 28 tỉnh/thành phố. Hệ thống văn bản điện tử đã được VNPT triển khai cho hơn 43 tỉnh/thành phố với hơn 3.052 cơ sở triển khai (Sở/Quận/Huyện/Xã), trong đó 20 đơn vị đã triển khai trên quy mô toàn đơn vị (Bộ BCVT Lào, Bộ TTTT, Bộ Xây dựng, Nghệ An, Cao Bằng, Tiền Giang, Lào Cai, Hà Giang, Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Kon Tum…).

Trong lĩnh vực chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, có 3 thứ mà một doanh nghiệp chuyển đổi số cần đó là: hạ tầng số; số hoá hệ thống quản lý quản trị (phần mềm quản lý nhân lực, kế toán…); số hoá tư liệu sản xuất (áp dụng công nghệ vào sản xuất). Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lại rất đa dạng nên không thể xây dựng một giải pháp chuyển đổi số cho tất cả doanh nghiệp. Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

Vì lý do đó, với chuyển đổi số của doanh nghiệp, VNPT xác định cần song hành với từng doanh nghiệp trong suốt quá trình chuyển đổi. Với một doanh nghiệp SME, họ có thể rất muốn chuyển đổi số nhưng bắt đầu từ đâu là bài toán khó, bởi vì các doanh nghiệp này không có nền tảng công nghệ. Do đó, VNPT với vai trò là tập đoàn hàng đầu về công nghệ tại Việt Nam, sẽ phải dẫn dắt, đưa ra giải pháp cho từng nhóm doanh nghiệp. Ví dụ như nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp SME, VNPT dựa trên công nghệ IoT, AI, điện toán đám mây để hỗ trợ các doanh nghiệp này chuyển đổi số.

Cụ thể, với doanh nghiệp, Tập đoàn VNPT đã phát triển hệ sinh thái các giải pháp để có thể giúp số hóa hoàn toàn một doanh nghiệp. Đó là: Hệ thống xác thực và định danh điện tử eKYC; Hệ thống quản lý kho hàng (VNPT Inventory); Hệ thống kế toán doanh nghiệp (VNPT FMS); Hệ thống quản trị nguồn nhân lực (VNPT HRM); Hệ thống quản lý kênh phân phối (VNPT DMS); Chữ ký số, Hóa đơn điện tử… Các hệ thống này có thể triển khai cho các doanh nghiệp SME và cả các Tập đoàn, TCT lớn. Nhiều Tập đoàn, TCT đã ký hợp tác với VNPT trong lĩnh vực này như Tập đoàn Than và Khoáng sản, Tập đoàn cao su…

Bên cạnh đó, để có thể triển khai những công nghệ mới nhất thế giới tại Việt Nam trong bối cảnh chúng ta đi sau về công nghệ, VNPT đã tăng cường hợp tác với các Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Tập đoàn Sumitomo, Nissho Electronics của Nhật Bản, Siemens của Đức hay Ericsson của Thụy Điển… Trên cơ sở các hợp tác đó, VNPT sẽ cùng các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới nghiên cứu, phát triển, chuyển giao các ứng dụng công nghệ 4.0 như: trí tuệ nhân tạo, thực tại tăng cường, Blockchain, Fintech… Tất cả những việc đó nhắm tới mục tiêu là tăng cường hàm lượng công nghệ mới trong dịch vụ số mà VNPT cung cấp ra thị trường. Điều đó cũng sẽ tạo ra khác biệt về dịch vụ số của VNPT.

Với vai trò là một tập đoàn kinh tế nhà nước, VNPT hiểu rõ vai trò của mình trong vận hội chung của đất nước trước làn sóng công nghệ 4.0. Tập đoàn VNPT quyết tâm thực hiện sứ mệnh mà Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã khẳng định khi thăm và làm việc với tập đoàn VNPT đầu năm 2019, đó là “VNPT phải giữ vai trò và vị trí dẫn dắt trong lĩnh vực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số tại Việt Nam”.

Tiểu kết chương I

Tóm lại chương I của bài luận văn đã hệ thống lại cơ sở lý luận làm nền tảng cho các chương tiếp theo gồm các định nghĩa, các khái niệm và các tiêu chí đánh giá của hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ; các khái niệm về sự hài lòng của khách hàng nói chung và sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ viễn thông nói riêng.

Tác giả cũng đã đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ của VNPT nhằm nâng cao tiêu chí độ hài lòng của khách hàng. Các tiêu chí này bám sát theo mô hình thang đo Servqual để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng đang sử dụng dịch vụ do VNPT Hải Phòng cung cấp trên địa bàn thành phố.

Cuối chương cũng đã chỉ rõ xu hướng số hóa tại các doanh nghiệp trên toàn cầu và tại Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng như cầu và sự hài lòng của khách hàng về các dịch vụ trong đó có dịch vụ viễn thông và CNTT.

Căn cứ vào những cơ sở lý luận đã được hệ thống hóa nói trên, đây sẽ là cơ sở để tác giả nghiên cứu và đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ tại VNPT Hải Phòng trước và sau khi áp dụng các giải pháp số hóa đã làm thay đổi độ hài lòng của khách hàng tại chương 2. Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận văn: Khái quát về dịch vụ tại VNPT Hải Phòng

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x