Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về thông tin tài chính các Cty chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Mối quan hệ giữa thông tin kiểm toán trên báo cáo tài chính và tỷ suất sinh lời của cổ phiếu các công ty niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 Tổng quan về BCTC và vai trò thông tin của BCTC đối với nhà đầu tư
2.1.1 Khái niệm về BCTC
BCTC là một trong những hệ thống báo cáo của doanh nghiệp, tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhất định. BCTC tổng hợp khái quát, toàn diện tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin trên BCTC nhằm phục vụ cho các đối tượng sử dụng TTKT của doanh nghiệp biết được tình hình kinh tế, tài chính, quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị, là cơ sở giúp đưa ra các quyết định cần thiết.
Trách nhiệm lập và trình bày BCTC
Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các CTNY trên TTCK còn phải lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ.
2.1.2 Đối tượng phục vụ của BCTC Luận văn: Khái quát về thông tin tài chính các Cty chứng khoán
Theo Luật kế toán VN (2003), đối tượng phục vụ của BCTC được đề cập trong Luật là “đối tượng có nhu cầu thông tin của đơn vị kế toán”, hay theo chuẩn mực kế toán VN số 01 (VAS 01) và theo chuẩn mực kế toán VN số 21 (VAS 21) là “số đông người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế”.
Như vậy, theo những khung pháp lý về kế toán đang áp dụng ở VN, đối tượng phục vụ của thông tin trên BCTC vẫn chưa rõ ràng chi tiết mà khá là rộng, tất cả các bên có nhu cầu sử dụng thông tin đều là đối tượng phục vụ của BCTC.
Theo đó, BCTC là nguồn thông tin quan trọng cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại, các nhà đầu tư tiềm năng, các bên cho vay,… Mỗi đối tượng sử dụng yêu cầu loại thông tin nào tùy thuộc vào các loại quyết định mà đối tượng đó cần đưa ra.
Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: các nhà quản lý cần công khai các thông tin trên BCTC định kỳ về hoạt động của doanh nghiệp nhằm thể hiện cho các nhà đầu tư biết doanh nghiệp đang có mức lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất hay công khai các khoản lỗ để nhà đầu tư đánh giá đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với các cơ quan Nhà nước: BCTC cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát, quản lý vĩ mô của các cơ quan tài chính Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như là cơ sở tính thuế hay các khoản phải nộp khác của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
Đối với các nhà đầu tư: Nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng hay chủ nợ có xu hướng quan tâm đến BCTC để đưa ra quyết định đầu tư, cho vay, sau đó dựa vào BCTC sẽ thực hiện việc giám sát và bắt buộc nhà quản lý thực hiện theo đúng hợp đồng, cam kết.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
2.1.3 Vai trò thông tin của BCTC đối với nhà đầu tư
Các nhà đầu tư được đề cập đến trong bài nghiên cứu bao gồm cả nhà đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư tiềm năng. Đối với nhà đầu tư hiện hữu, họ quan tâm đến khả năng ổn định tài chính, suất sinh lợi nhuận, cũng như thu nhập của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm như thế nào trong tương lai. Đối với những nhà đầu tư tiềm năng, họ quan tâm đến thành tựu của doanh nghiệp làm được trong năm hiện tại cũng như quá khứ, để họ đưa ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không. Chính những mục tiêu như vậy, các nhà đầu tư sẽ khai thác tất cả các nguồn thông tin để phân tích đánh giá. Và cho đến nay, nguồn thông tin tài chính mà được phần đông các nhà đầu tư quan tâm, sử dụng đến chính là BCTC của các doanh nghiệp. Khi xây dựng danh mục đầu tư và ra quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp, hàng loạt các thông tin trên BCTC sẽ được nhà đầu tư tiếp cận, phân tích và đánh giá trực tiếp. Việc nghiên cứu các mối quan hệ, các tỷ suất giữa các chỉ tiêu trên BCTC chưa đánh giá đầy đủ bản chất tài chính của một doanh nghiệp, nhưng giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về tình trạng tài chính của doanh nghiệp đó, năng suất hoạt động và khả năng sinh lợi tương ứng. Đây là vai trò vô cùng quan trọng của BCTC đối với quyết định kinh tế của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, vai trò thông tin của BCTC đối với nhà đầu tư có thể trở nên giảm đi do không đảm bảo tính hữu ích của các thông tin BCTC hay chất lượng của BCTC. Từ đó, dẫn đến việc nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định sai lầm nếu căn cứ vào thông tin mà BCTC cung cấp. Do đó, vai trò của thông tin BCTC tác động quyết định nhà đầu tư cần phải được xem xét song song với tính hữu ích của thông tin BCTC.
2.2 Thông tin kế toán trên báo cáo tài chính Luận văn: Khái quát về thông tin tài chính các Cty chứng khoán
Theo thông tư 52/2012/TT-BTC thì nội dung công bố thông tin về BCTC bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh BCTC theo quy định của pháp luật về kế toán và Báo cáo kiểm toán. Thuyết minh BCTC phải trình bày đầy đủ tất cả nội dung theo quy định của pháp luật về kế toán. Trường hợp trong thuyết minh BCTC có chỉ dẫn đến phụ lục, phụ lục phải được công bố cùng thuyết minh BCTC.
Theo mô hình gốc của Easton và Harris (1991) thì TTKT đại diện bởi các thông tin về tỷ suất thu nhập (đo bằng EPS trên giá thị trường cổ phiếu) và tỷ suất thu nhập biến đổi (đo bằng chênh lệch của EPS trên giá thị trường cổ phiếu). Để thuận tiện và phù hợp với bài nghiên cứu tại TTCK VN thì TTKT được tác giả đề cập đến là TTKT của các CTNY bao gồm lãi cơ bản trên cổ phiếu, lãi cơ bản trên cổ phiếu điều chỉnh, tỷ suất thu nhập, tỷ suất thu nhập biến đổi. Các thông tin này đa số được lấy từ các BCTC của các CTNY trên TTCK VN và tính toán để có các thông tin cần thiết.
2.2.1 Thông tin về lãi cơ bản trên cổ phiếu
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Công ty phải tính và trình bày trên báo cáo tài chính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo các khoản lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty. Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng cách chia lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty cho số lượng bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ.
Theo hướng dẫn của CMKT VN số 30 và hướng dẫn chi tiết theo Thông tư 21/2006/TT-BTC, công thức tính EPS cơ bản như sau:
Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty là các khoản lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ sau khi được điều chỉnh bởi cổ tức của cổ phiếu ưu đãi, những khoản chênh lệch phát sinh do thanh toán cổ phiếu ưu đãi và những tác động tương tự của cổ phiếu ưu đãi đã được phân loại vào nguồn vốn chủ sở hữu.
Số lượng cổ phiếu phổ thông được sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu là số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ. Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ hiện tại và tất cả các kỳ trình bày phải được điều chỉnh cho các sự kiện (Trừ việc chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng) tạo ra sự thay đổi về số lượng cổ phiếu phổ thông mà không dẫn đến thay đổi về nguồn vốn.
Việc sử dụng số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ là do giá trị vốn cổ đông thay đổi trong kỳ khi số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành tăng hoặc giảm. Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ là số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành đầu kỳ được điều chỉnh theo số cổ phiếu phổ thông được mua lại hoặc được phát hành thêm nhân với hệ số thời gian. Hệ số thời gian là tỷ số giữa số lượng ngày mà cổ phiếu được lưu hành trong kỳ chia cho tổng số ngày trong kỳ.
2.2.2 Thông tin về lãi cơ bản trên cổ phiếu điều chỉnh Luận văn: Khái quát về thông tin tài chính các Cty chứng khoán
Theo Thông tư 21/2006/TT-BTC, trên thực tế có những trường hợp tách, gộp CP, phát hành thêm CP, chia cổ tức bằng CP, thưởng CP, phát hành quyền mua CP mới…thì EPS cơ bản sẽ không phản ánh đựơc chính xác số lựợng CP đang lưu hành. Do có sự thay đổi về số lượng CP đang lưu hành nên ta cần điều chỉnh EPS cơ bản.
Sau đây là các trường hợp điều chỉnh EPS:
Trường hợp tách, gộp cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu: trong ngày giao dịch không hưởng quyền, EPS cơ bản sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp, trả cổ tức hay tỷ lệ thưởng cổ phiếu mới.
Trường hợp phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu: EPS cơ bản sẽ được điều chỉnh tương ứng với tỷ lệ điều chỉnh giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền.
Các trường hợp điều chỉnh EPS cơ bản vào kỳ báo cáo kế tiếp: Mua bán cổ phiếu quỹ, Phát hành cổ phiếu cho cán bộ, công nhân viên hay cho một số cổ đông riêng lẻ.
Hiện nay, EPS cơ bản đang được thực hiện theo phương pháp bình quân trọng số khối lượng đang lưu hành 4 quý gần nhất.
Công Thức Tính Hệ số điều chỉnh
Trong đó:
Giá tham chiếu cho ngày giao dịch không hưởng quyền = (Giá trước ngày giao dịch không hưởng quyền x KL cổ phiếu được nhận quyền mua + Giá phát hành cổ phiếu mới x KL phát hành thêm) / (KL cổ phiếu được nhận quyền mua + KL phát hành thêm).
2.2.3 Thông tin về tỷ suất thu nhập
Theo Easton và Harris (1991) thì tỷ suất thu nhập là tỷ số đo lường phần trăm lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư mà công ty kiếm được, được tính bằng cách chia EPS cho giá thị trường của cổ phiếu:
Trong đó:
EPSt : là thu nhập của mỗi cổ phiếu trong năm t.
Pt-1: giá cổ phiếu cuối năm (t-1).
Nói cách khác, nó là nghịch đảo của P/E. Tỷ suất thu nhập dùng để đánh giá lợi tức nhận được trên chi phí đầu tư của nhà đầu tư. Nó giúp cho nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc so sánh lợi tức của công ty với những cơ hội đầu tư khác nhau như trái phiếu hoặc tiền gửi cố định. Vì vậy, trên thực tế chỉ số EPS_P hữu dụng hơn so với P/E.
2.2.4 Thông tin về tỷ suất thu nhập biến đổi Luận văn: Khái quát về thông tin tài chính các Cty chứng khoán
Theo Easton và Harris (1991) thì tỷ suất thu nhập biến đổi được tính toán bằng cách lấy mức thay đổi trong thu nhập của 2 năm liền kề chia cho giá thị trường của cổ phiếu.
Với:
EPSt: là thu nhập của mỗi cổ phiếu trong năm t.
EPSt-1: là thu nhập của mỗi cổ phiếu trong năm t-1.
Pt-1: giá cổ phiếu cuối năm t-1.
2.3 Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu
TSSL của cổ phiếu là tỷ số đo lường phần trăm thu nhập thực của cổ phiếu trên một đồng vốn mà nhà đầu tư bỏ ra. Chỉ số này được tính toán bằng cách lấy tổng thu nhập từ chênh lệch giá cộng với lượng cổ tức nhận được trong năm chia cho giá cổ phiếu ở đầu năm tài chính. Cách tính này được đề cập khá nhiều trong các nghiên cứu về TSSL cổ phiếu và trong mô hình gốc của Easton và Harris (1991) cũng dùng công thức này.
Với:
Pt-1 , Pt: là tương ứng giá cổ phiếu cuối năm (t-1) và cuối năm t.
Dt : là cổ tức năm t.
TSSL là hàm số của sự thay đổi giá trong năm và cổ tức mỗi cổ phiếu chia cho giá đầu kỳ. TSSL không mong đợi được tính bằng suất sinh lợi mong đợi trừ suất sinh lợi nhận được. TSSL không mong đợi được tính từ mô hình CAPM, trong đó TSSL mong đợi là hàm số của rủi ro của một công ty gặp phải, TSSL thị trường mong đợi và TSSL phi rủi ro.
2.4 Lý thuyết về mối quan hệ giữa thông tin kế toán trên BCTC và TSSL Luận văn: Khái quát về thông tin tài chính các Cty chứng khoán
2.4.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả:
Thị trường hiệu quả là nơi mà bất kỳ thời điểm nào nhà đầu tư đều có thể nắm bắt được thông tin như nhau và ngay lập tức họ hành xử thuần nhất giống nhau do đó mọi thông tin đều được phản ánh vào giá thị trường.
Các giả định của thị trường hiệu quả:
Có một số lượng lớn các thành viên tham gia thị trường cạnh tranh, mỗi thành viên phân tích và định giá độc lập nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của mình.
Các nhà đầu tư cạnh tranh cố gắng điều chỉnh giá cổ phiếu ngay tức khắc với tất cả các thông tin liên quan sẵn có nhằm phản hồi được ảnh hưởng của thông tin.
Giá cả chứng khoán được thay đổi tại thời điểm bất kỳ chủ yếu dựa vào thông tin mới được ngẫu nhiên đưa ra.
Các hình thức của thị trường hiệu quả:
Trong lịch sử, Euge Fama (1970) là người đầu tiên phân chia ra các dạng hiệu quả của thị trường thành ba giả thuyết thành phần tương ứng với ba tập thông tin được xem xét: đó là thị trường hiệu quả dạng yếu, thị trường hiệu quả dạng trung bình và thị trường hiệu quả dạng mạnh.
Thị trường hiệu quả dạng yếu (weak – form): Giá cả chứng khoán hiện tại là sự phản ánh mọi thông tin đã công bố trong quá khứ như tỷ suất sinh lợi chứng khoán, khối lượng giao dịch, các chuyển dịch, xu hướng, quy luật hiện tại của giá. Do đó, các bên tham gia thị trường không có khả năng để dự đoán sự lên xuống của thị trường ở tương lai hay không thể tìm kiếm lợi nhuận vượt trội nếu chỉ dựa vào các thông tin tương tự trong quá khứ. Tiêu biểu cho dạng thị trường này là các TTCK của các quốc gia đang phát triển khi mà cơ sở hạ tầng và các quy định về công bố thông tin chưa được hoàn thiện.
Thị trường hiệu quả dạng trung bình (semi-strong): Giá cả phản ánh không những giá cả quá khứ mà còn phản ánh một cách nhanh chóng bất kỳ một thông tin nào được công bố. Trong một thị trường hiệu quả ở cấp độ trung bình theo như giả thuyết này, khi thông tin có liên quan vừa được công bố xong thì giá cổ phiếu sẽ thay đổi trong một thời gian rất ngắn và các nhà đầu tư không thể kiếm lời từ các thông tin này và thông tin đã được phản ảnh hết vào giá. Vì mọi thông tin là ngẫu nhiên, nên giá chứng khoán sẽ lên xuống ngẫu nhiên và không thể dự báo được. Ví dụ minh hoạ cho loại thị trường này chính là TTCK của các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Châu Âu.
Thị trường hiệu quả dạng mạnh (strong – form): Lý thuyết thị trường hiệu quả dạng mạnh cho rằng giá chứng khoán phản ánh tất cả các thông tin từ công khai đến nội bộ. Theo giả thuyết này, khả năng các bên tham gia thị trường tiếp cận thông tin là như nhau, họ không tốn một chi phí để có được thông tin và gánh chịu cùng mức độ rủi ro. Việc có được thông tin độc quyền và sử dụng thông tin đó để kiếm lời trên thị trường là bất khả thi và giá chứng khoán phản ánh các thông tin liên quan từ công khai đến nội bộ hầu như là tức thì. Giả thuyết này bao gồm cả hai dạng thị trường ở trên. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng tồn tại của loại thị trường này hầu như không có vì kể cả những TTCK hàng trăm năm tuổi như New York hay Tokyo đều được xếp vào thị trường cấp độ trung bình.
2.4.2 Nới lỏng giả thuyết thị trường hiệu quả Luận văn: Khái quát về thông tin tài chính các Cty chứng khoán
Các nghiên cứu về giá trị phù hợp của TTKT thường xuyên sử dụng hồi quy giá cổ phiếu theo các biến kế toán để đánh giá mức độ TTKT phản ánh vào giá thị trường cùng thời điểm. Hầu hết các nghiên cứu về vấn đề này đều bỏ qua tính hiệu quả của thị trường và suy luận dựa trên giả định ngầm rằng TTCK hiệu quả ở cấp độ trung bình (hay cấp độ bán mạnh). Tuy nhiên có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy thị trường có thể không hoàn toàn hiệu quả trong việc xử lý các thông tin như mong đợi. Cụ thể, có nhiều nghiên cứu chỉ ra được các dị thường trong tập tính của giá cổ phiếu (anormalies) mà giả thuyết thị trường hiệu quả không đủ khả năng giải thích như phản ứng dưới mức, phản ứng quá mức hay biến động quá mức. Bên cạnh đó, bản thân TTCK cũng chưa thoả mãn các điều kiện để có thị trường hiệu quả, đặc biệt là các quốc gia có TTCK mới nổi như Việt Nam. Với hy vọng trả lời câu hỏi liệu việc đo lường giá trị phù hợp của TTKT có bị ảnh hưởng lớn bởi sự thiếu hiệu quả của thị trường hay không nên Doody, Hughes và Liu (2002) đã thực hiện bài nghiên cứu “Đo lường giá trị phù hợp của TTKT trong thị trường có khả năng không hiệu quả” (Measuring value relevance in a (possibly) inefficient mar-ket).
Doody, Hughes và Liu (2002) xem xét thị trường không hiệu quả trong đó giá chứng khoán (cụ thể là cổ phiếu) phản ánh giá trị nội tại với sai số nhất định. Điều này đồng nghĩa giá chứng khoán không thể hiện được hết các thông tin liên quan có sẵn trên thị trường hay giả thuyết thị trường hiệu quả cấp độ trung bình không được thoả mãn và có thể xuất hiện sự tương quan giữa thông tin trên BCTC với sai số nói trên. Vì giá chứng khoán phản ánh sự tích tụ của thông tin liên quan đến công ty nên bất cứ yếu kém nào của thị trường có thể kết hợp với thông tin mới hình thành các tác động gây nhiễu. Tuy nhiên, quan điểm các tác giả cho rằng các tác động này sẽ suy giảm theo thời gian nên nó sẽ được phản ánh trong TSSL của chứng khoán trong tương lai, ngụ ý rằng các thông tin mới sẽ được phản ánh đầy đủ vào trong giá chứng khoán với một độ trễ nhất định.
Bài nghiên cứu của Aboody, Hughes & Liu (2002) xét thị trường trong đó giá CP phản ánh giá trị nội tại của nó với sai số nhất định hay thỏa mãn dạng yếu của giả thiết thị trường hiệu quả. Tác giả đã cho thấy thông tin về sai số có thể rút ra từ biến động giá CP trong tương lai nếu thị trường tự điều chỉnh về trạng thái hiệu quả theo thời gian. Nghiên cứu của Doody, Hughes và Liu (2002) đã khẳng định sự thiếu hiệu quả của thị trường tồn tại hầu như ở tất cả các TTCK, và biểu thị rõ rệt hơn ở các TTCK mới nổi cùng với ảnh hưởng của nó. Các kỹ thuật phân tích cũng như thủ tục mà tác giả đề nghị đã mở ra một hướng tiếp cận vấn đề, đặc biệt mang tính ứng dụng trong các nghiên cứu có sử dụng đến giá cả của chứng khoán trong trường hợp giả thuyết thị trường hiệu quả không thoả mãn.
2.4.3 Mô hình lợi tức của Easton và Harris (1991) Luận văn: Khái quát về thông tin tài chính các Cty chứng khoán
Công trình nghiên cứu của Easton và Harris (1991) ” Earnings as an explanatory variable for returns” đã xây dựng mô hình lợi tức từ các biến thu nhập và biến tỷ suất sinh lời bằng cách kiểm định mối quan hệ giữa lợi nhuận kế toán hiện hành chia cho giá cổ phiếu đầu kỳ và tỷ suất sinh lời cổ phiếu.
Easton và Harris tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời của cổ phiếu và thu nhập dựa trên mô hình định giá theo giá trị sổ sách, theo đó giá thị trường và giá trị sổ sách là hai cách đo lường giá trị của cổ phiếu công ty, được thể hiện qua phương trình sau đây:
Pjt = BVjt + ujt (1)
Trong đó:
Pjt: giá mỗi cổ phiếu của công ty j tại thời điểm t.
BVjt: là giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu của công ty j tại thời điểm t.
Ujt: là chênh lệch giữa Pjt và BVjt .
Sự liên hệ giữa các biến – lợi nhuận kế toán và suất sinh lời chứng khoán có thể thu được bằng khác biệt đầu tiên của các biến trong phương trình (1). Kết quả là:
ΔPjt = ΔBVjt + u’jt (2)
Nhưng
ΔBVjt = EPSjt – Djt (3)
Trong đó
EPSjt : được tính toán bằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty j trên khoảng thời gian t.
Djt: cổ tức trả trên mỗi cổ phiếu của công ty j trên khoảng thời gian t.
Thay (3) vào (2), sắp xếp lại cũng như chia hai vế cho Pjt-1 ta có phương trình sau:
Nếu giả thiết giá cổ phiếu và giá trị sổ sách có quan hệ với nhau là đúng thì sau đó lấy thu nhập chia cho giá cổ phiếu thời kỳ đầu là một biến thích hợp cho việc giải thích tỷ suất sinh lời của cổ phiếu.
Với mô hình định giá thu nhập, Easton và Harris xem xét, kiểm tra những thay đổi trong thu nhập, đặc biệt là biến tỷ suất thu nhập biến đổi (ΔEPSjt / Pjt-1). Khi xem giá cổ phiếu là một hàm số lợi nhuận kế toán thì ta có phương trình:
Theo Ohlson (1989a) cho thấy cổ tức theo quan điểm Miller và Modigliani (1961) thì không phù hợp, cho nên ông đưa ra rằng nếu một cổ tức được trả trên cổ phiếu công ty j tại thời điểm t thì phương trình (5) được viết lại như sau:
Pjt + Djt = x EPS + jt (6)
Ta suy ra:
Phương trình (7) thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa sự thay đổi lợi nhuận kế toán khi chia cho giá đầu kỳ và tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trong kỳ.
Khi chia phương trình (6) cho giá cổ phiếu đầu kỳ, ta thu được phương trình:
Phương trình trên cho thấy về mặt định giá theo lợi nhuận kế toán thì độ lớn của lợi nhuận kế toán chia cho giá đầu kỳ thì có mối tương quan với tỷ suất sinh lời cổ phiếu.
Nếu trừ hai vế của phương trình (8) cho 1 ta có:
Phương trình (9) cho thấy quan điểm định giá cổ phiếu dựa trên thu nhập, tỷ suất thu nhập ( ) có mối quan hệ với tỷ suất sinh lời của cổ phiếu (∆ + ).
Khi chứng minh được mối quan hệ của từng biến thu nhập với tỷ suất sinh lời của cổ phiếu, Easton và Harris đã kết hợp phương trình (4) và (7) thành phương trình sau:
Với: k là tỷ lệ kết hợp giữa phương trình (4) và (7) hay là hệ số bình quân gia quyền giữa sự thay đổi lợi nhuận kế toán hiện hành trong việc giải thích tỷ suất sinh lời cổ phiếu.
Nhờ chứng minh mối quan hệ tuyến tính, Easton và Harris chứng mimh rằng tỷ suất thu nhập và sự thay đổi của tỷ suất thu nhập có mối quan hệ với TSSL của cổ phiếu. Các mô hình hồi quy là:
Với: là tỷ suất sinh lời của cổ phiếu.
Pjt-1: giá mỗi cổ phiếu của công ty j tại thời điểm t-1.
EPSjt: được tính toán bằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty j trong khoảng thời gian t.
EPSjt-1: được tính toán bằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty j trong khoảng thời gian t-1.
Trong bài nghiên cứu này thì TTKT được đại diện bởi hai biến chính là tỷ suất thu nhập và sự thay đổi của tỷ suất thu nhập.
2.5 Các nhân tố tác động tới mối quan hệ TTKT và TSSL Luận văn: Khái quát về thông tin tài chính các Cty chứng khoán
2.5.1 Hệ số phản ứng thu nhập
2.5.1.1 Định nghĩa
Các hệ số phản ứng thu nhập (ERC) là một thước đo thể hiện mối quan hệ giữa TSSL của cổ phiếu và lợi nhuận vào khoảng thời gian các khoản lợi nhuận được công bố (Scott, 1997). ERC đo lường lợi nhuận chứa đựng bao nhiêu thông tin mới trong đó và thông tin mới này được đo bằng cách xem xét các ảnh hưởng TSSL của cổ phiếu xung quanh thời điểm công bố lợi nhuận. Tuy nhiên, thường thì các nhà nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa TSSL và lợi nhuận trong một năm. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng sử dụng ERC để xem xét mối quan hệ giữa các khoản lợi nhuận và TSSL bất thường. ERC không phải là mối quan tâm đặc biệt cho các cổ đông mà các nhà nghiên cứu sử dụng ERC để xem xét các ảnh hưởng giữa TSSL của cổ phiếu và các khoản lợi nhuận.
Theo Easton và Zmijewski (1989) và Collins và Kothari (1989) cho rằng mối quan hệ giữa TSSL của cổ phiếu và các khoản lợi nhuận được dựa trên ý tưởng rằng giá cổ phiếu là một hàm số của cổ tức mong đợi trong tương lai. Giá của cổ phiếu thay đổi nếu các nhà đầu tư điều chỉnh cổ tức mong đợi trong tương lai của họ dựa trên tỷ lệ TSSL mong đợi.
Hệ số ERC ( ) là một biến quan trọng trong mô hình tuyến tính để xét mối quan hệ TSSL và TTKT trên BCTC (đại diện là thông tin lợi nhuận) bởi vì nó cho thấy mức độ mà lợi nhuận tác động đến TSSL. Mô hình như sau:
Mô hình này thể hiện quan hệ của lợi nhuận và sự thay đổi lợi nhuận với TSSL. Easton và Harris (1991) đã nghiên cứu vấn đề này và cho thấy rằng lợi nhuận và sự thay đổi lợi nhuận đồng thời giải thích cho biến TSSL. Hệ số ERC được thể hiện trong công thức trên qua hệ số 1.
2.5.1.2 Các nhân tố tác động đến hệ số phản ứng thu nhập
Theo Collins và Kothari (1989) thì cho rằng các nhân tố tác động đến ERC bao gồm: lãi suất, rủi ro, sự tồn lưu lợi nhuận và cơ hội tăng trưởng.
Lãi suất: Tác giả thấy rằng sự biến động theo thời gian của ERC có tác động nghịch chiều đến lãi suất phi rủi ro. ERC có quan hệ ngược chiều với lãi suất phi rủi ro vì sự gia tăng lãi suất phi rủi ro sẽ dẫn đến một ERC thấp hơn.
Rủi ro: Tác giả cho thấy ERC quan hệ nghịch biến với rủi ro hệ thống của công ty nếu hệ số không đổi qua thời gian. Điều này thì rõ ràng bởi vì giá trị hiện tại cổ tức mong đợi trong tương lai sẽ nhỏ hơn nếu như rủi ro hệ thống nhỏ hơn do suất sinh lợi mong đợi thấp hơn. Vì thế công ty nào có rủi ro cao hơn thì phản ứng của giá cổ phiếu với các thông tin công bố lợi nhuận cao hơn.
Sự tồn lưu lợi nhuận và cơ hội tăng trưởng: Collins và Kothari (1989) cho rằng sự tồn lưu lợi nhuận và cơ hội tăng trưởng có quan hệ đồng biến với ERC. Hai ông cho rằng các biến này không tác động riêng lẽ tới ERC bởi vì các đại diện cho sự tăng trưởng và tồn lưu lợi nhuận có thể phản ánh tác động cho cả hai biến. Sự tồn lưu lợi nhuận tác động đến ERC vì nó ảnh hưởng tới sự mong đợi cổ tức trong tương lai. Càng lợi nhuận nhiều thì cổ tức trong tương lai càng nhiều hơn và cần đánh giá lại sự mong đợi vào lợi nhuận. Cơ hội tăng trưởng cũng có mối quan hệ với ERC bởi vì nó đại diện cho cơ hội đầu tư mà mong đợi sẽ mang lại mức lời cao hơn suất sinh lợi bình quân. Vì vậy cổ tức lương lai sẽ cao hơn nếu như đầu tư thành công. Nếu lợi nhuận được đầu tư vào thời điểm hiện tại thì cổ tức sẽ thấp hơn, nhưng một khi việc đầu tư hoàn thành, các hoạt động được mong đợi sẽ tăng trưởng thì cổ tức tương lai sẽ cao hơn.
2.5.2 Quy mô công ty Luận văn: Khái quát về thông tin tài chính các Cty chứng khoán
Quy mô công ty là một trong những đặc trưng thường được sử dụng trong các nghiên cứu tương quan giữa TTKT trên BCTC và TSSL cổ phiếu trong lĩnh vực kế toán và lĩnh vực tài chính. Những nghiên cứu cho thấy quy mô công ty có tác động đến mối quan hệ này. Thước đo của quy mô công ty, tác giả sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản (Collins và Kothari, 1989).
Basu (1983) cho thấy rằng cổ phiếu của các công ty có quy mô nhỏ thu được tỷ suất sinh lợi cao hơn đáng kể so với cổ phiếu của công ty có quy mô lớn hơn và ảnh hưởng của biến quy mô hầu như không xuất hiện khi tỷ suất sinh lợi được kiểm soát bởi rủi ro và tỷ lệ E/P
Theo Freeman (1987) thì có sự khác biệt về tác động của TTKT giữa công ty có quy mô lớn và quy mô nhỏ. Giá cổ phiếu của công ty lớn bị ảnh hưởng trước các công ty nhỏ và độ lớn các biến động TSSL quanh thời điểm công bố thông tin của công ty nhỏ thì lớn hơn so với công ty lớn và mức độ của lợi nhuận bất thường liên quan đến tin tức tốt hay xấu thì tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp. Freeman (1987) đã chia quy mô công ty thành quy mô lớn và quy mô nhỏ. Các công ty được phân loại là lớn nếu giá trị thị trường của cổ phiếu trong năm tài chính cao hơn mức trung bình phân vị của tất cả dữ liệu công ty trong năm. Các công ty được phân loại là nhỏ thì ngược lại. Nhưng nếu phân loại theo tổng tài sản thay vì theo giá trị thị trường sẽ mang lại kết quả tương tự. Vì vậy nghiên cứu này sẽ phân biến quy mô thành các công ty có quy mô lớn và quy mô nhỏ để xét ảnh hưởng của chúng đến mối quan hệ giữa TTKT và TSSL.
Easton và Zmijewski (1989) tìm thấy bằng chứng cho rằng quy mô công ty có tác động cùng chiều đến mối quan hệ giữa TT BCTC và TSSL. Thường thì các công ty lớn ít rủi ro hơn vì vậy TSSL mong đợi sẽ thấp hơn và các công ty lớn cũng không phản ứng chậm chạp trước những thông tin mới từ thị trường. Ngoài ra, các công ty lớn công bố nhiều thông tin hơn vào những ngày công bố lợi nhuận (Easton và Zmi-jewski, 1989).
Collins và Kothari (1989) cũng chứng minh qua nghiên cứu của mình cho thấy mối quan hệ giữa TT BCTC và TSSL thay đổi khác nhau với các quy mô công ty khác nhau. Để xác định chắc chắn hơn về mức độ tác động tới mối quan hệ trên khi quy mô công ty thay đổi thì mẫu nghiên cứu được phân thành ba nhóm quy mô (nhỏ, trung bình, lớn) bằng cách xếp hạng công ty mỗi năm dựa vào giá thị trường. Tuy nhiên kết quả cho thấy nhóm quy mô nhỏ và quy mô lớn có mức độ ảnh hưởng và có ý nghĩa giải thích cao hơn, điều này phù hợp với nghiên cứu trước của Free-man (1987).
2.5.3 Tỷ lệ nợ
Biến tỷ lệ nợ theo nghiên cứu của Dhaliwal và cộng sự (1991), cho rằng rủi ro của một công ty được đo lường thông qua tỷ lệ nợ hay đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của một công ty.
Nghiên cứu của Collins và Kothari (1989) về những nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa TTKT và TSSL bao gồm lãi suất phi rủi ro, mức rủi ro, sự tồn lưu của lợi nhuận kế toán. Chi phí vốn của doanh nghiệp tăng cùng với lãi suất và độ rủi ro. Collins và Kothari (1989) đã tìm thấy mức lãi suất phi rủi ro và rủi ro hệ thống có tương quan ngược chiều với mối quan hệ giữa TTKT và TSSL. Khi tỷ lệ nợ càng cao thì càng làm gia tăng thêm rủi ro. Như vậy có thể nói tỷ lệ nợ có tác động nghịch chiều lên mối quan hệ này.
Nghiên cứu của Easton và Zmijewski (1989) cũng tìm thấy bằng chứng của việc có tác động cùng chiều giữa tỷ lệ nợ và hệ số beta, trong khi đó, hệ số beta có tác động ngược chiều đối với mối quan hệ giữa TTKT và TSSL, khi kết hợp lại, tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều lên mối quan hệ giữa TTKT và TSSL.
Dhaliwal và cộng sự (1991) cho rằng ERC thì có quan hệ nghịch chiều với tỷ lệ nợ. Công ty có mức độ đòn bẩy trung bình cao thì có tổng nợ lớn hơn tổng nguồn vốn. Do đó, nếu có một sự tăng trong lợi nhuận thì người hưởng lợi là chủ nợ hay người nắm giữ cổ phiếu. Cho nên có thể nói rằng công ty có tỷ lệ nợ cao thì có hệ số ERC thấp hơn những công ty có tỷ lệ nợ thấp.
2.5.4 Sự tăng trưởng Luận văn: Khái quát về thông tin tài chính các Cty chứng khoán
Thước đo cho sự tăng trưởng, tác giả đã sử dụng hệ số MB (Market to Book value of equity ratio- giá trị thị trường trên giá sổ sách) để đo lường sự tăng trưởng của doanh nghiệp (Collins và Kothari, 1989; Collins và các cộng sự, 1999).
Collins và Kothari (1989) cho rằng sự tồn lưu lợi nhuận và cơ hội tăng trưởng có quan hệ đồng biến với ERC. Hai ông cho rằng các biến này không tác động riêng lẽ tới ERC bởi vì các đại diện cho sự tăng trưởng và tồn lưu lợi nhuận có thể phản ánh tác động cho cả hai biến. Như vậy tác giả xem sự tăng trưởng bao gồm sự tồn lưu lợi nhuận và cơ hội tăng trưởng. Collins và Kothari (1989) đã chứng minh rằng mối quan hệ giữa TTKT và TSSL có quan hệ với mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có tăng trưởng cao hơn thì hệ số ERC của doanh nghiệp đó cao hơn.
Trong nghiên cứu của Fama và French (1993) cho thấy những danh mục cổ phiếu có quy mô lớn và tỷ lệ BE/ME (Giá trị sổ sách trên giá trị thị trường) cao đã tạo ra một tỷ suất sinh lợi cao hơn so với những danh mục có quy mô nhỏ và tỷ lệ BE/ME cao. Fama và French xây dựng 6 danh mục: tất cả các cổ phần được phân thành 2 nhóm quy mô (Small và Big sử dụng trung vị vốn hóa thị trường của chúng), sau đó tất cả các cổ phần lại được phân nhóm độc lập dựa trên tỷ số BE/ME, 30% công ty đã sắp xếp theo BE/ME được xếp vào nhóm BE/ME thấp nhất, 40% cổ phần xếp vào nhóm BE/ME ở giữa và 30% cổ phần xếp vào nhóm BE/ME cao nhất. Tuy nhiên hai tác giả này cho rằng việc phân các cổ phần thành 3 nhóm theo BE/ME và nhóm theo quy mô là tùy ý và không ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.
Để đo lường mức tăng trưởng, Collins và các cộng sự (1999) sử dụng tỷ số MB (tỷ số giá số sách trên giá thị trường). Họ đã chứng minh được mối quan hệ thuận chiều giữa mối quan hệ giữa TTKT và TSSL và tỷ số MB. Vì mối quan hệ giữa TTKT và TSSL của doanh nghiệp có tương quan thuận chiều với mức tăng trưởng của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trước tiên là tổng quan về BCTC và vai trò thông tin của BCTC đối với nhà đầu tư. Tiếp theo tác giả nêu ra các lý thuyết về TTKT trên BCTC bao gồm thông tin về lãi cơ bản trên cổ phiếu, thông tin về tỷ suất thu nhập, tỷ suất thu nhập biến đổi và TSSL của cổ phiếu. Vì Việt Nam là nước đang phát triển có TTCK với cơ sở hạ tầng và các quy định về công bố thông tin chưa được hoàn thiện nên về mối quan hệ giữa thông tin trên BCTC và TSSL tác giả đưa ra các lý thuyết liên quan về thị trường hiệu quả, nới lỏng giả thuyết thị trường hiệu quả và mô hình lợi tức của Easton và Harris (1991).
Trong phần các nhân tố tác động tới mối quan hệ TTKT và TSSL thì đầu tiên tác giả định nghĩa và các nhân tố tác động đến hệ số phản ứng thu nhập vì hệ số phản ứng thu nhập (ERC) là một thước đo thể hiện mối quan hệ giữa TTKT và TSSL của cổ phiếu. Các nhân tố chính tác động đến ERC bao gồm: quy mô, tỷ lệ nợ, sự tăng trưởng. Sau đó tác giả sẽ lần lượt trình bày sơ lược về vai trò kiểm soát của biến quy mô, tỷ lệ nợ và sự tăng trưởng. Luận văn: Khái quát về thông tin tài chính các Cty chứng khoán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng tỷ suất sinh lời cổ phiếu các Cty Ck