Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về lợi nhuân của các Cty chứng khoán hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tác động của cấu trúc vốn lên chi phí đại diện, bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 Cơ sở lý thuyết về CLLN.
2.1.1 Khái niệm chất lượng lợi nhuận.
Thuật ngữ “chất lượng lợi nhuận” xuất hiện khá sớm vào năm 1934 bởi Graham and Dodd trong phân tích chứng khoán khi họ mô tả mô hình định giá chứng khoán phố Wall như là thu nhập trên một cổ phần nhân với hệ số chất lượng. Trong những năm gần đây thì CLLN đã xuất hiện như là vấn đề quan tâm của nhiều nhà phân tích, đầu tư, nhà quản lý…. Các nhà quản lý lo lắng về việc đáp ứng dự
báo phân tích hằng năm bằng cách duy trì tốc độ phát triển bền vững của công ty như là biện pháp để tự bảo vệ bản thân mình. Mặt khác, các nhà phân tích thì quan tâm đến cách tốt nhất để đo lường CLLN để tối đa hóa danh mục đầu tư .
Theo sự hữu ích cho từng đối tượng là nhà quản lý, đầu tư hay phân tích mà CLLN được xác định theo nhiều cách khác nhau. Dechow và Schrand (2004) cho rằng các nhà phân tích có khả năng xem lợi nhuận có chất lượng cao khi số lợi nhuận phản ánh chính xác hiệu suất hoạt động hiện tại của công ty, là các chỉ số tốt về hiệu suất hoạt động trong tương lai và là một biện pháp tóm tắt tốt để đánh giá giá trị công ty. Điều đó phù hợp với mục tiêu của các nhà phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty, đánh giá mức độ lợi nhuận hiện tại cho thấy kết quả trong tương lai và xác định xem giá cổ phiếu hiện tại có phản ánh giá trị nội tại hay không. Các nhà đầu tư có thể có mục tiêu tương tự. Mặt khác, chủ nợ có thể xác định lợi nhuận chất lượng cao như là lợi nhuận dễ dàng chuyển đổi thành luồng tiền và nó phản ánh kết quả thực của người quản lý.
Ngoài ra, CLLN còn có nhiều định nghĩa khác nhau. Pratt (2000) CLLN là mức độ báo cáo lợi nhuận trên báo cáo lợi nhuận khác với lợi nhuận thực. Chan và cộng sự (2004) xem CLLN là mức độ báo cáo lợi nhuận phản ánh các hoạt động cơ bản. Kirschenheiter và Melumad (2004) chất lượng cao hơn khi chúng có nhiều thông tin và gần gũi hơn với giá trị lâu dài của công ty.
Tương tự, Vincent (2004) đã xác định CLLN là tính hữu dụng quyết định của báo cáo lợi nhuận cho người dùng. Trong bối cảnh này, CLLN là thông tin không thể thiếu đối với những người tham gia thị trường trong việc đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực trong thị trường vốn.
Srinidhi và công sự (2011) mô tả CLLN là khả năng lợi nhuận hiện tại được báo cáo để phản ánh dòng tiền và lợi nhuận trong tương lai. Trong bối cảnh này, CLLN đề cập đến cách lợi nhuận báo cáo hiện tại có thể dự đoán kết quả của doanh nghiệp trong tương lai.
Theo Dechow và cộng sự (2010) CLLN cao hơn khi cung cấp nhiều thông tin hơn về những khía cạnh của kết quả tài chính của doanh nghiệp và liên quan đến những quyết định cụ thể được thực hiện bởi những người sử dụng cụ thể. Theo định nghĩa trên ông lưu ý về ba tính năng của CLLN.
Đầu tiên, CLLN phụ thuộc vào thông tin liên quan. Vì vậy thuật ngữ “CLLN” vô nghĩa khi đứng riêng lẻ; CLLN chỉ được xác định trong bối cảnh với các quyết định cụ thể.
Thứ hai, chất lượng của báo cáo lợi nhuận tùy thuộc vào thông tin phản ánh kết quả tài chính của doanh nghiệp, nhiều khía cạnh trong số đó như thông tin tài chính và kết quả hoạt động thực là không thể quan sát được.
Thứ ba, CLLN bị tác động bởi kết quả đặc điểm của doanh nghiệp và hệ thống kế toán được sử dụng.
Tóm lại: qua các định nghĩa của các nhà nghiên cứu trên thế giới về CLLN chúng ta có thể thấy CLLN là là khái niệm trừu tượng, đa chiều khó đo lường trực tiếp bởi vì CLLN của báo cáo phụ thuộc nhiều vào mức độ phản ánh lợi nhuận thực của đơn vị. Trong khi đó, ngoài con số trong BCTC thì chúng ta không có cơ sở đo lường nào đáng tin cậy để biết được kết quả hoạt động thật của đơn vị. Chính vì thế mà các nhà nghiên cứu chỉ có thể đo lường một cách gián tiếp thông qua một số khía cạnh của CLLN. Đồng ý với quan điểm của Dechow và Schrand (2004), Vincent (2004), Dechow và cộng sự (2010), Pratt (2000), tác giả nhận thấy CLLN là mức độ báo cáo lợi nhuận khác với lợi nhuận thực và CLLN được xem là cao hơn khi nó hữu ích hữu ích cho người sử dụng cụ thể để ra quyết định. Đó cũng là khía cạnh mà tác giả muốn thực hiện trong luận văn này. Cụ thể, trong luận văn này tác giả đo lường CLLN dựa trên sự biến động của lợi nhuận. Để có cái nhìn rõ hơn về CLLN, tác giả sẽ trình bày về các tiêu chí đánh giá CLLN theo quan điểm Francis và công sự (2004) và theo quan điểm Schipper và Vincent (2003)
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
2.1.2 Cấu trúc chất lượng lợi nhuận theo Schipper và Vincent (2003) Luận văn: Khái quát về lợi nhuân của các Cty chứng khoán
Schipper và Vincent (2003) cấu trúc CLLN của họ bắt nguồn từ (1) các thuộc tính thu nhập của chuỗi thời gian; (2) quan hệ giữa tiền mặt, dồn tích và thu nhập; các khái niệm định tính được lựa chọn trong “khung khái niệm” của FASB; và các quyết định thực hiện.
2.1.2.1 Cấu trúc CLLN theo chuỗi thời gian
Tính bền vững: là mức độ mà lợi nhuận hiện tại trở thành một phần cố định trong chuỗi lợi nhuận trong tương lai. Theo Schipper và Vincent (2003) thì lợi nhuận không bền vững có thể do 2 nguyên nhân. Đầu tiên là việc lạm dụng các chuẩn mực kế toán trong môi trường kinh tế của người quản lý để biến đổi lợi nhuận không bền vững thành lợi nhuận bền vững. Thứ hai là do các đặc điểm hoạt động, tài sản và nợ phải trả của đơn vị.
Khả năng dự đoán: Theo nghĩa rộng là việc sử dụng BCTC để đưa ra các dự đoán theo mục tiêu cụ thể của người sử dụng BCTC. Theo nghĩa hẹp hơn thì khả năng dự đoán là khả năng của lợi nhuận quá khứ để dự đoán lợi nhuận tương lai. Theo cả hai quan điểm trên thì khả năng dự đoán đều gắn với trình bày trung thực của báo cáo lợi nhuận.
Theo tác giả thì việc đánh giá khả năng dự đoán cũng phức tạp bởi vì khi sử dụng lợi nhuận để dự đoán cho chính nó thì lợi nhuận có thể bị tăng lên do sự can thiệp của người quản lý khi mà người quản lý có nhiều thông tin về tình hình hoạt động của công ty. Cuối cùng Schipper và Vincent (2003) cũng lưu ý về mâu thuẩn có thể xảy ra giữa tính bền vững và khả năng dự đoán đó là: lợi nhuận có chất lượng cao trên phương diện bền vững thì cũng có thể có chất lượng thấp trên phương diện dự đoán.
Sự biến động của lợi nhuận: Theo Schipper và Vincent (2003) cho rằng sự ổn định với biến động ít của lợi nhuận thì đôi khi liên quan đến CLLN cao. Các nhà quản lý làm cho lợi nhuận ổn định bởi vì họ tin rằng các nhà đầu tư thích lợi nhuận tăng ổn định. Thông qua các nghiên cứu thực tế thì các nhà nghiên cứu Hunt và cộng sư (1996) đều cho rằng các nhà quản lý thì muốn báo cáo lợi nhuận ổn định.
2.1.2.2 Cấu trúc CLLN theo mối quan hệ giữa doanh thu, dồn tích, tiền. Luận văn: Khái quát về lợi nhuân của các Cty chứng khoán
Phần này Schipper và Vincent (2003) thảo luận cấu trúc CLLN và các đo lường liên quan từ mối quan hệ giữa dồn tích và các bộ phận tiền của lợi nhuận
Thay đổi trong tổng dồn tích: Các khoản dồn tích có xu hướng ổn định qua thời gian. Sự thay đổi trong tổng dồn tích cho thấy có sự điều chỉnh trong lợi nhuận, do đó sẽ làm giảm CLLN.
Ước tính dồn tích bất thường: Cách tiếp cận này dựa trên nguyên tắc cơ bản kế toán để tạo dồn tích bình thường và bất thường. Các khoản dồn tích bất thường là các khoản dồn tích phát sinh từ các giao dịch được tạo ra hoặc các xử lý kế toán được chọn để quản trị lợi nhuận. Vì vậy các khoản dồn tích bất thường là dạng phản ánh quản trị lợi nhuận và là một đo lường ngược chiều của CLLN. Mô hình Jones (1991) được mở rộng bởi Dechow và cộng sự (1995) được coi như là phương pháp để phát hiện dồn tích bất thường. Phần dư của phương trình hồi qui là thước đo của dồn tích bất thường.
Quan hệ ước tính dồn tích và tiền: Quan hệ ước tính dồn tích và tiền được xậy dựng bởi Dechow và Dichev (2002). Theo cách tiếp cận của Dechow và Dichev (2002) thì phần dư từ phương trình hồi quy của dòng tiền hiện tại, dòng tiền quá khứ, dòng tiền quá khứ liền kề và dồn tích thể hiện CLLN.
Theo Khuôn mẫu FASB thì tính thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh là tiêu chuẩn để đo lường chất lượng. Schipper và Vincent (2003) đã sử dụng các chỉ số của thị trường như giá cổ phiếu, tỷ suất sinh lợi của lợi nhuận và các đo lường liên quan như dòng tiền để đo lường cả tính thích hợp và tính đáng tin cậy. Và theo cách tiếp cận của Schipper và Vincent (2003) thì không thể đánh giá riêng lẻ giữa tính thích hợp và đáng tin cậy
2.1.2.4 Cấu trúc CLLN theo quyết định thực hiện. Luận văn: Khái quát về lợi nhuân của các Cty chứng khoán
Cách tiếp cận này tập trung vào động cơ và chuyên môn của người làm báo cáo và kiểm toán viên. Có 2 phương pháp theo cách tiếp cận này:
Đầu tiên: CLLN có mối quan hệ ngược chiều với các xét đoán, ước tính và dự báo bắc buộc của người chuẩn bị báo cáo. Bởi vì các xét đoán, ước tính và dự báo thường có khả năng sai sót cao. Các sai sót do lỗi tính toán, lỗi dự báo hoặc lỗi phán đoán là do sơ xuất của người chuẩn bị báo cáo. Hoặc các sai sót do năng lực của người chuẩn bị báo cáo khi gặp phải các sự kiện kinh tế phức tạp.
Tiếp theo: CLLN có mối quan hệ ngược chiều với mức độ mà người chuẩn bị báo cáo tận dụng lợi thế các yêu cầu cho việc thực hiện xét đoán dự báo, ước tính để điều chỉnh lợi nhuận. Ở cách tiếp cận này Schipper và Vincent (2003) đề cập đến động cơ đều chỉnh lợi nhuận dựa trên các dự báo, ước tính, xét đoán sẽ làm giảm CLLN
Tóm lại, bốn nhóm cấu trúc CLLN có một vài điểm chung như sau:
- Thứ 1: Chúng đều xuất phát từ quan điểm quyết định hữu ích.
- Thứ 2: Chúng không nhất quán lẫn nhau và có thể bị trùng lập. Ví dụ: việc đo lường quản trị lợi nhuận dựa trên dồn tích thì bao gồm cả ảnh hưởng đến CLLN do chuyên môn và động cơ của người chuẩn bị báo cáo dựa trên các xét đoán, ước tính và dự báo
2.1.3 Cấu trúc CLLN theo Francis và công sự (2004) Luận văn: Khái quát về lợi nhuân của các Cty chứng khoán
Theo Francis và công sự (2004) các tiêu chí được sử dụng để đo lường CLLN dựa trên cơ sở thị trường và cơ sở kế toán.
- Dựa trên cơ sở thị trường CLLN bao gồm: tính thích hợp, thận trọng và kịp thời. Những thuộc tính này được đo bằng cách sử dụng dữ liệu kế toán và thị trường với giả định rằng chức năng của lợi nhuận là để phản ánh lợi nhuận kinh tế như được đại diện bằng tỷ suất sinh lợi chứng khoán.
- Dựa trên cơ sở kế toán, CLLN bao gồm: chất lượng các khoản dồn tích (accrual quality), tính bền vững của lợi nhuận (earnings persistence), khả năng dự báo của lợi nhuận (predictability), tính ổn định của lợi nhuận (earnings smoothness) . Những thuộc tính này được đo bằng cách chỉ sử dụng duy nhất thông tin kế toán với giả định rằng vai trò của lợi nhuận là phân bổ dòng tiền cho các thời kỳ chính xác bằng cách sử dụng các khoản dồn tích. Do đó, khi lợi nhuận báo cáo phản ánh trung thực kết quả hoạt động thực của đơn vị báo cáo giữa lợi nhuận, luồng tiền và các thông tin kế toán khác sẽ có mối quan hệ với nhau.
- Chất lượng dồn tích: Theo một số nhà nghiên cứu Penman (2001) lợi nhuận càng gần hơn với tiền thì lợi nhuận có chất lượng hơn. Francis và cộng sự (2004) sử dụng mô hình Dechow và Dichev (2002) để đo lường chất lượng dồn tích bằng dòng tiền hiện tại, dòng tiền quá khứ, dòng tiền quá khứ liền kề. Mô hình Dechow và Dichev (2002) :
WCAi,t= o,i + 1,iCFOi,t-1 + 2,iCFOi,t + 3,iCFOi,t+1 + vi,t
Trong đó: WCAi,t= ∆CAi,t – ∆CLi,t – ∆Cashi,t + ∆Debti,t
CFOi,t=NIBEi,t – (∆CAi,t – ∆CLi,t -∆Cashi,t + ∆Debti,t – Depi,t)
WCAi,t: Vốn luân chuyển thuần dồn tích của công ty i trong năm t
CFOi,t: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty i trong năm t
∆CAi,t: Thay đổi trong tài sản ngắn hạn giữa năm t-1 và t
∆CLi,t: Thay đổi trong nợ ngắn hạn giữa năm t-1 và t
∆Cashi,t: Thay đổi trong tiền mặt giữa năm t-1 và t
∆Debti,t: Thay đổi trong nợ ngắn hạn giữa năm t-1 và t
vi,t: Sai số
Chất lượng dồn tích = (vi,t)
Tính bền vững: Theo một số nhà nghiên cứu Penman và Zhang (2002), Richardson (2003) lợi nhuận bền vững được xem như là chất lượng bởi vì lợi nhuận sẽ lặp lại cuối kỳ. Tác giả sử dụng nghiên cứu của Lev (1983), Ali và Zazowin (1992) để đo lường tính bền vững của lợi nhuận. Tính bền vững của lợi nhuận bằng hệ số góc từ phương trình hồi quy của lợi nhuận hiện tại với lợi nhuận kỳ trước
Mô hình đo lường tính bền vững của lợi nhuận theo Lev (1983), Ali và Zazowin (1992): Ei,t = µ0,i + µ1,i Ei,t-1 + vi,t (*)
Trong đó
Ei,t , Ei,t-1 lợi nhuận thuần của công ty i trong năm t, t-1 trước khoản mục bất thường trong năm t, t-1 chia cho trung bình cổ phần trong năm t, t-1
µ0,i: hệ số chặn, vi,t sai số , PERSi = – µ1,i PERS ký hiệu cho tính bền vững của lợi nhuận.
Khả năng dự đoán: Tác giả xác định khả năng dự đoán theo Lipe (1990) là
khả năng dùng lợi nhuận để dự đoán cho chính nó. Tác giả đo lường khả năng bằng cách hồi quy phương trình (*)
Tính ổn định của lợi nhuận: Tác giả dựa vào nghiên cứu của Leuz và cộng sự (2003) để đo lường tính ổn định của lợi nhuận bằng cách sử dụng dòng tiền làm cấu trúc tham chiếu cho sự không ổn định của lợi nhuận và đo lường tính ổn định bằng tỉ số biến động của lợi nhuận và biến động của dòng tiền. Theo Leuz và cộng sự (2003) thì:
Tính ổn định = σ(NIBEi,t)/ σ(CFOi,t) Luận văn: Khái quát về lợi nhuân của các Cty chứng khoán
Với NIBEi,t: lợi nhuận ròng công ty i trong năm t, trước khoản mục bất thường trong năm t
CFOi,t : là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty i trong năm t
Giá trị thích hợp: Cấu trúc này được tác giả đo lường như là khả năng của lợi nhuận để giải thích sự biến động trong suất sinh lợi. Tác giả đo lường giá trị thích hợp của lợi nhuận theo nghiên cứu của Francis và Schipper (1999)
RETi,t= 0,i+ 1,iEARNi,t + 2,iEARNi,t + vi,t
Trong đó :
RETi,t: tỷ suất sinh lợi cuối tháng thứ 3 của năm tài chính công ty i, thời gian t
EARNi,t: Lợi nhuận thuần trước những khoản mục bất thường của công ty i, thời gian t
0,i , 1,i , 2,i: hệ số chặn công ty i
vi,t sai số
Giá trị thích hợp = – R2i,t,eq
Tính kịp thời và thận trọng: Hai thuộc tính này được lấy từ quan điểm lợi nhuận kế toán được dùng để đo lường lợi nhuận kinh tế được xác định như là sự thay đổi trong giá thị trường của vốn. Tính kịp thời được tác giả đo lường theo nghiên cứu của Ball và cộng sự (2000) và được đo lường bằng khả năng phù hợp của mô hình hồi quy lợi nhuận theo suất sinh lợi. Tính thận trọng được đo lường theo nghiên cứu của Basu (1997) và được đo lường bằng tỉ lệ của hệ số gốc lợi nhuận âm và hệ số góc của lợi nhuận dương trong mô hình hồi quy lợi nhuận theo suất sinh lợi.
EARNi,t = 0,i + 1,iNEGi,t + 2,i RETi,,t + 3,iNEGi,tRETi,t + ni,t
Trong đó:
RETi,t: Tỷ suất sinh lợi cuối tháng thứ 3 của năm tài chính công ty i, thời gian t
EARNi,t: Lợi nhuận thuần trước những khoản mục bất thường của công ty i, thời gian t
NEGi,t : Là biến giả bằng 1 nếu RETi,t<0, ngược lại bằng 0 0,i , 1,i , 3,i là hệ số chặng công ty i
ni,t : sai số
Tính kịp thời = – R2i,t,eq
Tính thận trọng = – ( 2,i + 3,i )/ 2,i
Tóm lại Francis và công sự (2004) phần trình bày cho chúng ta về các mô hình đo lường của các khía cạnh CLLN thông qua nghiên cứu của các tác giả trước.
Bảng 2.1: Ưu nhược điểm theo cách tiệp cận của Schipper và Vincent (2003) và Francis và công sự (2004)
2.1.4 Lựa chọn khía cạnh đo lường chất lượng lợi nhuận
Như vậy, chúng ta có thể thấy có nhiều khía cạnh để đo lường CLLN theo cách phân loại của Francis và công sự (2004) và của Schipper và Vincent (2003). Chính vì thế mà trên thế giới có nhiều nghiên cứu về CLLN: nghiên cứu của Dechow và Dichev (2002), Francis và cộng sự (2003) sử dụng chất lượng dồn tích như là đại diện của CLLN và họ đưa ra kết luận lợi nhuận có chất lượng cao hơn nếu chất lượng dồn tích cao. Nghiên cứu khác của Schipper & Vincent (2003), Subramanyam (1996) thì cho rằng CLLN làm cho sự ổn định và khả năng dự đoán của lợi nhuận tốt hơn. Tại Việt Nam, có ít nghiên cứu sử dụng khía cạnh tính ổn định để đo lường CLLN. Do vậy, trong nghiên cứu này tác giả chọn tính ổn định của lợi nhuận là đại diện để đo lường CLLN .
Mô hình đo lường tính bền vững của lợi nhuận
Cũng giống như Francis và công sự (2004), tác giả đo lường tính ổn định của lợi nhuận theo nghiên cứu Leuz và cộng sự (2003):
SMOOTHi = sd(NIBEi,t/TABi,t) / sd(CFOi,t/TABi,t) (1)
Trong đó
SMOOTHi Tính ổn định của lợi nhuận công ty i NIBEi,t là thu nhập thuần của công ty i trong năm t
CFOi,t là dòng tiền của công ty i từ hoạt động kinh doanh trong năm t TABi,t là Tổng tài sản đầu năm i của công ty t
2.2 Lý thuyết nền Luận văn: Khái quát về lợi nhuân của các Cty chứng khoán
2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm
Đối với các công ty cổ phần được niêm yết trên sàn chứng khoán hiện nay thì được sở hữu bởi rất nhiều cổ đông trong khi đó người quản lý điều hành công ty là người được các cổ đông tin tưởng, tín nhiệm thuê về để thực hiện các công việc được ủy nhiệm. Do có sự phân tách giữa quyền quản lý và quyền sở hữu làm phát sinh vấn đề ủy nhiệm. Lý thuyết ủy nhiệm ra đời để giải thích mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Lý thuyết ủy nhiệm được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976) dựa trên giả định cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Và làm thế nào để bên được ủy nhiệm làm việc vì lợi ích cao nhất cho bên ủy nhiệm khi bên được ủy nhiệm có lợi thế hơn về thông tin, và bản thân họ cũng có những lợi ích riêng. Do đó, mối quan hệ này có mâu thuẫn và làm phát sinh chi phí ủy nhiệm (agency cost). Chi phí ủy nhiệm là chi phí mà bên ủy nhiệm bỏ ra để cho bên được ủy nhiệm làm việc vì lợi ích của bên ủy nhiệm
Trong công ty cổ phần mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm bao gồm: mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý và mối quan hệ giữa chủ nợ và cổ đông
Mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý. Như đã phân tích ở trên thì lợi ích của hai bên có một số khác biệt và bên nào cũng muốn tối đa lợi ích của mình. Nhà quản lý với ưu thế có nhiều thông tin hơn nên có thể bỏ qua những dự án tương đối rủi ro mà không đầu tư trong khi cổ đông có thể thích đầu tư những dự án như vậy vì nó có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và mang lại lợi nhuận cho họ. Trong khi cổ đông với ưu thế là chủ nên họ có thể áp đặt các chỉ tiêu về tài chính để đánh giá nhà quản lý. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến các nhà quản lý điều chỉnh BCTC để đạt được mục tiêu cá nhân. Chính vì vậy mà các cổ đông phải xây dựng cơ chế kiểm soát cũng như chính sách đãi ngộ để hạn chế những hành vi trên của các nhà quản lý.
Mối quan hệ giữa chủ nợ và cổ đông. Cũng tương tự như mối quan hệ mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý thì cổ đông và chủ nợ đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Trong trường hợp này chủ nợ là bên ủy nhiệm và người quản lý đại diện cho cổ đông là bên được ủy nhiệm. Nhà quản lý với ưu thế có nhiều thông tin về tình hình tài chính và khả năng trả nợ hơn so với chủ nợ nên có thể tạo ra tình hình tài chính tốt đẹp để có thể vay nợ thông qua việc vận dụng các chính sách kế toán có lợi cho công ty khi lập BCTC. Ngoài ra, theo Simth và công sự 1979 trích trong Vũ Hữu Đức (2010) thì nhà quản lý có thể sử dụng các phương pháp như: chia cổ tức nhiều hơn, pha loãng nợ thông qua việc vay nợ nhiều hơn, đầu tư vào các dự án có rủi ro cao hơn tương ứng với mức sinh lợi cao hơn để chuyển rủi ro sang chủ nợ. Nếu công ty không có khả năng trả nợ thì chủ nợ phải gánh chịu rủi ro mất vốn.
Những rủi ro trên làm tăng chi phí ủy nhiệm mà bên cho vay phải chịu. Vì vậy, để giảm chi phí ủy nhiệm, chủ nợ với ưu thế là sở hữu vốn nên thể yêu cầu bên đi vay cung cấp các tài liệu để thẩm định khả năng trả nợ như: BCTC đã được kiểm toán, tài sản đảm bảo, phương án trả nợ… Theo Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) thì kiểm toán đóng vai trò giám sát cho các cổ đông bởi vì kiểm toán có thể phát hiện ra các sai sót trọng yếu trong BCTC của công ty. Chính vì vậy mà BCTC được kiểm toán bởi những công ty kiểm toán tốt như Big 4 sẽ giúp tăng độ tin cậy hơn.
Như vậy thông qua việc phân tích lý thuyết ủy nhiệm vận dụng vào luận văn nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng công ty sử dụng nhiều nợ sẽ có CLLN thấp hơn, công ty được kiểm toán bởi Big 4 sẽ có CLLN cao hơn.
2.2.2 Lý thuyết tín hiệu Luận văn: Khái quát về lợi nhuân của các Cty chứng khoán
Lý thuyết tín hiệu được hình thành trên các nghiên cứu của Akerlof (1970), Spence (1973) và Rothschild và Stiglitz (1976). Lý thuyết tín hiệu nhằm giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin giữa các đối tượng. Trong công ty cổ phần, nhà quản lý với tư cách là người điều hành công ty sẽ có nhiều thông tin về tình hình tài chính công ty. Còn cổ đông, nhà đầu tư là bên thiếu thông tin. Nếu bên có nhiều thông tin là doanh nghiệp không đưa thông tin ra bên ngoài cho các cổ đông, nhà đầu tư biết thì cả doanh nghiệp, cổ đông và nhà đầu tư đều bị thiệt hại. Đối với doanh nghiệp tốt giá cổ phần họ sẽ cao, nhưng vì không đưa thông tin cho nhà đầu tư cổ đông biết thì cổ phần họ không nhà đầu tư nào muốn mua còn cổ đông của doanh nghiệp thì muốn bán. Do đó giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ bị giảm. Đối với nhà đầu tư vì không có thông tin của doanh nghiệp nên có rủi ro là họ sẽ mua phải cổ phần của những công ty xấu giá cao. Vì vậy, để giảm bớt thiệt hại cho các bên liên quan thì theo lý thuyết tín hiệu doanh nghiệp nên phát tín hiệu ra cho bên ngoài.
Như vậy, có thể thấy thông tin trên BCTC của doanh nghiệp khi công bố ra bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các bên liên quan như nhà đầu tư, cổ đông… Vì vậy, có nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ làm đẹp BCTC bằng cách vận dụng các chính sách kế toán có lợi cho mình.
Vận dụng lý thuyết tín hiệu vào luận văn nghiên cứu, tác giả kỳ vọng những doanh nghiệp có quy mô lớn, đòn bẩy tài chính cao, có vốn đầu tư nước ngoài cao, tốc độ phát triển cao thì có CLLN thấp. Theo lý thuyết tín hiệu thì những công ty có quy mô lớn, có vốn đầu tư nước ngoài thì cổ đông của họ sẽ nhiều dàn trải khắp nơi, được các nhà phân tích, đầu tư chú ý vì thế mà khi công bố BCTC xấu thì ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của công ty. Công ty có tốc độ tăng trưởng cao có thể là do sai sót hoặc cố ý của người làm BCTC. Vì vậy có khả năng những công ty này sẽ điều chỉnh lợi nhuận để làm đẹp BCTC vì thế làm giảm CLLN. Các công ty có đòn bẩy tài chính cao cho thấy số nợ mà họ vay rất lớn vì thế mà áp lực trả nợ cũng rất cao. Do vậy để tạo ra khả năng trả nợ tốt thì họ phải điều chỉnh tăng lợi nhuận vì thế mà CLLN sẽ giảm đi. Còn đối với công ty được kiểm toán bởi Big 4 thì có CLLN cao hơn vì Big 4 là được cả thế giới biết đến với chất lượng kiểm toán tốt. Vì vậy những công ty được kiểm toán bởi Big 4 sẽ có CLLN cao hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này cho chúng ta thấy được CLLN theo nhiều khía cạnh: dưới góc độ của nhà đầu tư, phân tích… và những định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu trên thế giới về CLLN. Đồng thời chương này cũng cho người đọc biết được cách đo lường CLLN theo nhiều khía cạnh khác nhau của Schipper và Vincent (2003), Francis và cộng sự (2004).
Theo Schipper và Vincent (2003) cấu trúc CLLN của họ bắt nguồn từ (1) các thuộc tính thu nhập của chuỗi thời gian; (2) các khái niệm định tính được lựa chọn trong “khung khái niệm” của FASB; (3) quan hệ giữa tiền mặt, tiền tích lũy và thu nhập; và (4) các quyết định thực hiện.
Theo Francis và công sự (2004) có 7 tiêu chí được sử dụng để đo lường CLLN bao gồm: tính thích hợp, thận trọng và kịp thời, chất lượng dồn tích, khả năng dự báo, tính ổn định lợi nhuận và tính nhất quán
Ngoài ra chương này cũng trình bày lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu có liên quan để làm cơ sở đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. Luận văn: Khái quát về lợi nhuân của các Cty chứng khoán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng nghiên cứu sàn giao dịch chứng khoán VN