Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về công chứng các văn phòng ở Hà Nội hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Thực hiện pháp luật về công chứng – từ thực tiễn các Văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội thành phố Hà Nội có ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật về công chứng của các Văn phòng công chứng
2.1.1. Ảnh hưởng về đặc điểm tự nhiên Luận văn: Khái quát về công chứng các văn phòng ở Hà Nội
Vị trí địa lýđược minh họa qua bản đồ hành chính sau:
Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội.
Thành phố Hà Nội, Nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông hồng, thành phố Hà Nội có vị trí từ 20°53′ đến 21°23′ vĩ độ Bắc và 105°44′ đến 106°02′ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Với điều kiện tự nhiên như trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật về công chứng, giúp cho các hoạt động công chứng được thuận lợi, dễ dàng hơn so với các địa phương trên cả nước.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính
2.1.2. Ảnh hưởng về kinh tế – xã hội Luận văn: Khái quát về công chứng các văn phòng ở Hà Nội
Năm 2014, kinh tế Thành phố Hà Nội tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, ước cả năm 2014 tăng 8,8%. Đáng chú ý, tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà tăng trưởng: giá trị gia tăng công nghiệp – xây dựng tăng 8,4%, trong đó, riêng xây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây; thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến, lượng hàng tồn kho giảm.
Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp ước tăng 2%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên diện tích đất nông nghiệp ước đạt 231 triệu đồng/ha (cao hơn năm trước 4 triệu đồng); đã hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa và lũy kế hết 2014 có 100 xã đạt nông thôn mới (bằng 20% số xã nông thôn mới của cả nước).
Đặc biệt, với các giải pháp thu ngân sách nhà nước được thực hiện đồng bộ, kết quả năm 2014 của Thủ đô ước đạt 130,1 nghìn tỷ đồng, bằng 103,1% dự toán; chi ngân sách địa phương ước đạt 52,5 nghìn tỷ đồng (bao gồm 3 nghìn tỷ đồng phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô). Quản lý thị trường, giá cả được tăng cường, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 5,34%.
Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội của Thành phố Hà Nội năm 2015. Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn: 9,0 – 9,5%; trong đó, dịch vụ 9,8 – 10,5%, công nghiệp – xây dựng tăng 8,7- 9,0%, nông nghiệp tăng 2,0 – 2,5%; GDP bình quân đầu người: 75 – 77 triệu đồng (~3.500 USD/người/năm); Tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn: 11 – 12%; Giảm tỷ suất sinh thô so với năm trước: 0,7‰; Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: 0,3%; Số xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng thêm: 8 đơn vị; Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước: 0,2%; Tỷ lệ hộ dân cư được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”: 85%; Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 100; Số xã được công nhận cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm: 55 xã (lũy kế đến hết năm 2015 có 155 xã);Tỷ lệ rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày: Khu vực đô thị: 98%; Khu vực nông thôn: 87%.
Hàng loạt các trung tâm thương mại lớn được xây dựng như: Vimhomes Royal City, Time City, AEON Mall… là nơi tập trung mua sắm của đông đảo người dân.
Thành phố Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị hành chính của cả nước, nơi tập trung các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước. Do vậy số lượng công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp là rất lớn. Sự lớn mạnh về dân số kéo theo các nhu cầu cần được cung cấp các dịch vụ về công chứng trong các hoạt động giao dịch. Nhu cầu mua mới nhà chung cư, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay thực hiện các giao dịch, chuyển nhượng, cho nhận, biếu tặng diễn ra ngày một nhiều. Những quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 đã làm tăng thêm vai trò của hoạt động công chứng trong các giao dịch, giúp cho người dân ý thức một cách đầy đủ về việc tham gia các giao dịch về công chứng. Luận văn: Khái quát về công chứng các văn phòng ở Hà Nội
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng về pháp luật về công chứng ở Hà Nội