Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm Khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Khóa Luận thì với đề tài Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

I: MÔ HÌNH HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ

1. Khái niệm hãng hàng không giá rẻ

Theo website từ điển bách khoa toàn thư mở http://vi.wikipedia: “Một hãng vận tải giá thấp hay hãng hàng không giá rẻ là một hãng hàng không có mức giá vé nhìn chung thấp, đổi lại là việc giảm bớt hoặc xóa bỏ các dịch vụ khách hàng truyền thống. Ý tưởng xuất phát từ Hoa Kỳ trước khi lan đến châu Âu đầu thập niên 1990 và tiếp theo là ra toàn thế giới. Thuật ngữ này xuất phát từ trong nội bộ ngành hàng không để nói đến các hãng hàng không với cơ cấu chi phí vận hành thấp hơn các đối thủ cạnh tranh của mình. Thông qua phương tiện truyền thông, thuật ngữ này từ đó đã trở thành từ để định nghĩa bất cứ hãng chuyên chở nào có giá vé thấp và các dịch vụ hạn chế bất kể chi phí vận hành như thế nào”.

Về cơ bản có thể hiểu: hàng không giá rẻ là mô hình hàng không khai thác một cách hiệu quả để đạt được chi phí thấp nhất có thể đối với dịch vụ mang đến cho khách hàng, gắn liền với sự an toàn trong khai thác.

Hàng không giá rẻ đã làm thay đổi ngành công nghiệp hàng không bằng việc đưa ra những mức giá siêu rẻ khác hoàn toàn với các hãng hàng không truyền thống trước đây. Bằng việc cắt giảm những chi phí như: phí thức ăn, đồ uống, sách báo, tạp chí, chỉ sử dụng một loại máy bay…hàng không giá rẻ đã tiết kiệm rất nhiều cho khách hàng.

Thông qua việc bán vé điện tử trực tuyến hoặc qua điện thoại, hàng không giá rẻ đã tiếp thị giá vé thấp hơn rất nhiều do không phải trả hoa hồng cho đại lý hoặc chi phí cho tiền in vé. Các hãng hàng không giá rẻ đều sử dụng một hệ thống tính giá. Giá vé có thể được thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do vậy, nếu khách hàng đặt chỗ sớm trên hãng hàng không giá rẻ, giá vé sẽ rẻ hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Marketing

2. Lịch sử ra đời của các hãng hàng không giá rẻ trên thế giới

  • Tại châu Mỹ

Đầu những năm 1971 hai nhà kinh doanh Herb Kelleher và Rollin Kinh của Mỹ đã lập nên một loại hình dịch vụ hàng không mang tên Southwest Airlines. Loại hình dịch vụ này chỉ cần đưa khách hàng di chuyển từ nơi này đến nơi kia một cách nhanh chóng, đúng giờ với mục tiêu chi phí tối thiểu. Từ đó, khái niệm hàng không giá rẻ ra đời. Southwest Airlines trở thành hãng tiên phong trong lĩnh vực hàng không giá rẻ và đến nay đã gia nhập nhóm 5 hãng vận chuyển khổng lồ ở Mỹ. Tiếp sau thành công của Southwest Airlines là một loạt các hãng hàng không giá rẻ của Mỹ ra đời.

  • Tại châu Âu Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Tại châu Âu, Ryanair là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên đi vào hoạt động, Hãng được thành lập năm 1985 bởi Cathal Ryan, Declan Ryan, Liam Lonergan (chủ hãng du lịch Club Travel, Ireland) và nhà kinh doanh nổi tiếng Tony Ryan. Ryanair bắt đầu hoạt động bằng một máy bay EMB 110 Banderante cánh quạt tua bin 15 chỗ ngồi, bay giữa Waterford (đông nam Ireland) và London với mục tiêu phá vỡ tình trạng độc quyền bay giữa London-Ireland thời đó của hai hãng hàng không British Airways và Ager Lingus.

Hãng hàng không giá rẻ lớn thứ hai là EasyJet, được thành lập 1995. Đến nay, Ryanair và EasyJet là hai hãng hàng không giá rẻ lớn mạnh nhất châu Âu, tuy nhiên, hai hãng này không cạnh tranh trực tiếp trên cùng một hành trình bay mà giữa hai hãng là những chuyến bay giá rẻ tới khắp các điểm ở châu Âu.

  • Tại Châu Á

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã chứng minh sự bùng nổ trên thị trường hàng không giá rẻ từ năm 2016. Hãng hàng không Air Asia của Malaysia đã nhanh chóng mở rộng và trở thành hãng hàng không giá rẻ lớn trong khu vực, chuyên khai thác các chuyến bay tới những lục địa nhỏ. Sự thành công của Air Asia đã làm phát sinh một loạt các hãng hàng không giá rẻ khác như Tiger Airways của Singapore và Jetstar của Australia. Tất cả những hãng hàng không này cạnh tranh gay gắt với nhau trên hành trình Châu Á tới Australia cũng như trong thị trường nội địa của Australia mà hãng hàng không giá rẻ Virgin Blue đang chiếm lợi thế.

Đến thời điểm hiện tại, Châu Á – Thái Bình Dương đang là khu vực có tốc độ phát triển mô hình hàng không giá rẻ nhanh nhất thế giới.

3. Mô hình kinh doanh

Thông thường một hãng hàng không giá rẻ có mô hình kinh doanh bao gồm các đặc tính sau:

  • Chỉ có một hạng ghế hành khách.
  • Chỉ dùng một loại máy bay (thường là Airbus A320 hoặc Boeing 737), giảm chi phí đào tạo và vận hành.
  • Tối thiểu thiết bị chọn thêm trên máy bay để giảm chi phí mua và bảo dưỡng.
  • Một kế hoạch giá vé đơn giản, thông thường giá vé tăng khi máy bay gần đầy khách, thưởng giá cho những người đăng ký sớm.
  • Bay đến các sân bay rẻ hơn, các sân bay thứ cấp kém tắc nghẽn và bay vào sáng sớm hay khuya để tránh chậm trễ không lưu và tận dụng phí hạ cánh thấp. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.
  • Thời gian quay vòng chuyến nhanh (sử dụng tối đa máy bay).
  • Các tuyến đơn giản hóa, nhấn mạnh đến việc vận chuyến điểm – đến – điểm (point to point) thay vì trung chuyển qua một sân bay trục (tăng tần suất sử dụng một máy bay và xóa bỏ những phiền phức do khách đến trễ hoặc hành lý thất lạc do nối chuyến).
  • Nhấn mạnh đến việc bán vé trực tiếp, đặc biệt qua mạng Internet (tránh phí và hoa hồng trả cho các đại lý du lịch).
  • Khuyến khích sử dụng vé điện tử hoặc không cần vé.
  • Người làm công đảm trách nhiều vai trò khác nhau, tiếp viên bay kiêm luôn quét dọn hoặc làm việc tại cổng thủ tục (hạn chế chi phí nhân sự).
  • Các dịch vụ ăn uống, báo chí miễn phí được loại bỏ. Ai muốn được phục vụ thì tự trả thêm tiền.

4. Phân tích điểm thuận lợi và bất lợi khi bay với hãng hàng không giá rẻ

  • a) Thuận lợi

Giá rẻ: đó là lý do chính tại sao hàng không giá rẻ lại phổ biến.

Nhanh chóng và thuận tiện để đặt vé trực tuyến: việc bán vé trực tuyến không chỉ tốt cho hãng hàng không mà cũng rất thuận tiện cho khách hàng, khách hàng chỉ cần một vài thao tác click chuột và đã có chỗ trên chuyến bay.

Thường xuyên có giá vé khuyến mại đặc biệt, thậm chí là giá vé bằng 0.

Khách hàng chỉ phải trả cho những dịch vụ mình muốn: đồ ăn và thức uống không được phục vụ miễn phí trên chuyến bay. Với hành trình dài, hàng không giá rẻ cũng cung cấp chăn mỏng, chương trình giải trí và những bữa ăn với chi phí thấp.

  • b) Bất lợi

Hạn chế về hành lý miễn cước: hầu hết các hãng hàng không giá rẻ hành khách chỉ được phép mang 15 kg hành lý miễn cước.

Sân bay:các hãng hàng không giá rẻ thường bay tới những sân bay nhỏ, xa trung tâm để giảm chi phí mặt đất. Điều đó gây bất tiện cho hành khách khi phải di chuyển quãng đường xa vào trung tâm để công tác, du lịch, học tập…

Việc hoãn chuyến bay: giống như hành trình của xe bus, các chuyến bay giá rẻ được thực hiện trên cùng một hành trình một vài lần trong một ngày. Do vậy, việc chậm chuyến vài phút, có khi hàng giờ là điều có thể xảy ra.

Không có sự vận chuyển giữa các chuyến bay: nếu hành khách cố gắng nối chuyến với chuyến bay tiếp theo, hành lý của hành khách sẽ không được tự động chuyển tiếp. Hành khách phải tự lấy hành lý và làm thủ tục check in lại giống như hai chuyến bay riêng biệt.

Không sắp xếp chỗ ngồi: hầu hết trên các chuyến bay, hành khách tự tìm chỗ ngồi. Một số hãng cung cấp dịch vụ đặt chỗ ngồi trước trên chuyến bay và hành khách phải trả thêm phí.

5. An toàn bay với hàng không giá rẻ Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Một số người cho rằng là máy bay giá rẻ đồng nghĩa với việc bay không an toàn là hoàn toàn sai lầm. Máy bay có an toàn hay không thì ngoài yếu tố kỹ năng xử lý của phi công và độ tuổi của máy bay ra thì yếu tố quan trọng hàng đầu là việc máy bay có được kiểm tra kỹ thuật trước chuyến bay kỹ càng hay không và bảo dưỡng định kỳ có tốt không. Bất cứ hãng hàng không nào cũng đều phải tuân thủ việc bảo dưỡng máy bay và kiểm tra kỹ thuật theo tiêu chuẩn của ICAO (Tổ chức Hàng không Quốc tế), không phụ thuộc vào nó là hãng truyền thống hay giá rẻ.

Hàng không giá rẻ cung cấp cho khách hàng giá vé rẻ hơn không đồng nghĩa với việc giảm độ an toàn hơn các hãng hàng không truyền thống. Thực tế cho thấy, bay với hàng không giá rẻ an toàn hơn bay với hàng không truyền thống vì những lý do sau:

Máy bay mới: hầu hết các hãng hàng không giá rẻ xuất hiện vào cuối thập kỷ khi mà hàng loạt mẫu máy bay mới với mức đảm bảo cao nhất về độ an toàn được ra đời để phục vụ nhu cầu đi lại giữa các quốc gia.

Ngoài việc sở hữu những máy bay mới, hàng không giá rẻ cũng đặc biệt chỉ sử dụng một loại máy bay. Máy bay B737 được sử dụng phổ biến với các hãng hàng không giá rẻ trên khắp thế giới. Với việc chỉ sử dụng một loại máy bay trong đội bay, hàng không giá rẻ tiết kiệm được chi phí sửa chữa và việc đào tạo, huấn luyện nhân viên dễ dàng hơn một số loại máy bay khác. Bằng chứng là hãng hàng không giá rẻ lâu đời nhất Southwest Airlines đã không xảy ra tai nạn nào trong 40 năm hoạt động. Hai hãng hàng không giá rẻ của nước Anh là Ryanair và Easyjet đã không xảy ra vụ tai nạn nào trong lịch sử của hãng.

6. Sự khác biệt giữa hãng hàng không giá rẻ với hãng hàng không truyền thống

 Các hãng hàng không giá rẻ với các hãng hàng không truyền thống có sự khác biệt lớn về cấu trúc chi phí, cung cấp sản phẩm và giá của sản phẩm. Sự khác biệt này xuất phát từ chính nguyên tắc hoạt động của các hãng. Vì vậy, ở đây Khóa luận phân tích nguyên tắc hoạt động của hai loại hình vận tải hàng không này để rút ra điểm khác biệt giữa chúng.

  • Các hãng hàng không truyền thống

Các hãng hàng không truyền thống có khả năng cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ cho khách hàng, cho phép khách hàng có thể đi đến rất nhiều nơi trên thế giới với thời gian vận chuyển nhanh nhất. Để làm được điều này, các hãng hàng không truyền thống cần có một mạng lưới logic dựa trên những nguyên tắc sau:

  • Mạng bay của các hãng này có cấu trúc xoay quanh một hoặc nhiều trung tâm trung chuyển.
  • Giữa các hãng hàng không truyền thống có sự liên minh hoặc dưới các hình thức khác như hợp tác, liên danh, liên doanh… Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.
  • Các hãng áp dụng chính sách giá linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng.
  • Các hãng hàng không truyền thống có hệ thống vận hành Yield Management – YM một hình thức của quản trị doanh thu hiệu qủa.
  • Các hãng này luôn tăng cường các dịch vụ nhằm lôi kéo khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng thường xuyên.
  • Các hãng hàng không giá rẻ

Đối với các hãng hàng không giá rẻ, đối tượng khách hàng chủ yếu của họ là những người chỉ quan tâm đến việc di chuyển từ địa điểm này tới địa điểm kia với thời gian di chuyển nhanh và chi phí thấp nhất có thể mà không quan tâm đến các tiện nghi sang trọng đầy đủ khi bay. Mô hình hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ như đã trình bày ở mục “3. Mô hình kinh doanh” bên trên.

  • So sánh nguyên tắc hoạt động giữa các hãng hàng không giá rẻ và các hãng hàng không truyền thống

Để phân biệt rõ ràng hơn về nguyên tắc hoạt động giữa các hãng hàng không giá rẻ và các hãng hàng không truyền thống, Khóa luận sẽ phân tích cụ thể sự khác biệt trong một số hoạt động cơ bản của các hãng này, hai đặc điểm lớn là sản phẩm và hệ thống quản lý.

  • Sự khác biệt về sản phẩm

Thứ nhất, giá bán của sản phẩm hàng không giá rẻ và hàng không truyền thống có sự chênh lệch rất lớn. Đối với các hãng hàng không giá rẻ, mức giá rất thấp và thường chỉ có một loại dành cho tất cả khách hàng, các mức giá chỉ thay đổi theo thời gian khách hàng mua sớm hay muộn. Các hãng này thường không đưa ra hạn chế về điều kiện mua vé, đồng thời áp dụng hệ thống YM đơn giản, nhằm tăng hệ số sử dụng ghế. Trong khi đó, các hãng hàng không truyền thống lại có rất nhiều loại giá nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đồng thời xây dựng hệ thống YM công phu và phức tạp.

Thứ hai, đối tượng khách hàng chính của các hãng này cũng rất khác nhau. Trong khi hàng không giá rẻ tập trung vào khai thác tối đa đối tượng khách hàng không có thu nhập cao, muốn tìm một phương tiện chuyên chở nhanh với giá rẻ thì khách hàng chính của các hãng hàng không truyền thống lại chủ yếu là khách thương gia và khách du lịch.

Thứ ba, dịch vụ các hãng hàng không cung cấp cho khách hàng cũng có nhiều đặc điểm khác biệt. Ngoài sản phẩm cốt lõi của ngành hàng không là sự chuyên chở hành khách thì các dịch vụ kèm theo của các hãng hàng không truyền thống và hàng không giá rẻ có sự phân biệt rõ ràng. Đối với dịch vụ mặt đất, các hãng hàng không giá rẻ không áp dụng chính sách khách hàng thường xuyên và không tính điểm tương ứng cho chặng bay của khách hàng. Ngược lại, các hãng hàng không truyền thống lại có cả hệ thống phòng chờ cho mọi đối tượng khách hàng với nhiều dịch vụ mặt đất kèm theo. Các hãng hàng không truyền thống áp dụng chương trình khách hàng thường xuyên, các chương trình này duy trì mối quan hệ với các doanh nghiệp, khách hàng lớn, đồng thời có chính sách tính điểm tương ứng cho chặng bay của khách hàng, thông qua đó có những chính sách ưu đãi cho khách hàng trung thành với hãng. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Đối với dịch vụ trên không, các hãng hàng không giá rẻ thường chỉ cung cấp vé một chiều, trên máy bay chỉ có một cabin, một hạng ghế, đồng thời các hãng này không phân bổ số ghế, không cung cấp miễn phí các dịch vụ kèm theo trên máy bay như đồ ăn, uống, báo, tạp chí… Khi khách hàng có nhu cầu dùng đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống trên máy bay sẽ phải trả tiền, các dịch vụ còn lại không được cung cấp. Trong khi đó, các hãng hàng không truyền thống cung cấp cả giá vé một chiều và khứ hồi, cho tất cả các hành trình. Trên máy bay của các hãng này thường chia ra làm ba cabin dành cho các hạng ghế khác nhau, có số ghế cho mỗi khách hàng. Trên các chuyến bay đường dài, các hãng này có phục vụ bữa ăn, đồ uống cùng các dịch vụ miễn phí khác như báo tạp chí… Hơn nữa, các hãng này có rất nhiều dạng dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

Cuối cùng, về hệ thống phân phối, trong các hãng hàng không giá rẻ có rất ít hoặc hầu như không tồn tại hình thức bán vé qua các đại lý. Hình thức bán vé chủ yếu là bán vé trực tiếp qua điện thoại và qua Internet. Các hãng này không in vé mà sử dụng vé điện tử. Ngược lại các hãng hàng không truyền thống sử dụng tất cả các kênh phân phối, nhưng chủ yếu là qua hệ thống phòng vé và đại lý, bán vé trực tiếp được sử dụng rất ít.

  • Sự khác biệt về hệ thống quản lý

Thứ nhất, về mạng bay, các hãng hàng không giá rẻ có mạng bay mỏng, đường bay ngắn (khoảng dưới 800 km hoặc 4h bay), thường chỉ có các đường bay “point to point” (từ điểm này tới điểm kia). Còn các hãng hàng không truyền thống có mạng bay rất rộng, cho phép bay đến nhiều nơi trên trái đất do các hãng này có nhiều trung tâm trung chuyển và có liên minh, liên kết với nhau. Đường bay của các hãng này bao gồm cả đường bay dài và đường bay ngắn.

Thứ hai, về việc sử dụng sân bay, để tiết kiệm chi phí, các hãng hàng không giá rẻ thường sử dụng các sân bay phụ hoặc những sân bay ít bị tắc nghẽn, xa trung tâm. Ngược lại, các hãng hàng không truyền thống hầu hết sử dụng những sân bay lớn, ở vị trí trung tâm.

Thứ ba, về đội bay, các hãng hàng không giá rẻ chủ yếu sử dụng một loạt máy bay, hiện nay loại máy bay được sử dụng nhiều nhất  là B737. Đội bay của các hãng này có tuổi thọ trung bình cao, đồng thời hệ số sử dụng máy bay cũng lớn (hơn 11h/ngày) và không có trung tâm trung chuyển. Mật độ ghế trên máy bay dầy (149 ghế đối với máy bay B737) khoảng cách giữa các ghế hẹp. Đối với các hãng hàng không truyền thống, đội bay rất đa dạng. Các hãng này sử dụng rất nhiều loại máy bay khác nhau và tối ưu hóa sử dụng máy bay thông qua trung tâm trung chuyển.

Cuối cùng, về quản lý nhân sự, các hãng hàng không giá rẻ có cơ cấu quản lý nhân sự gọn nhẹ, đơn giản. Các hãng này trả lương theo thỏa thuận và theo kết quả sản xuất kinh doanh. Còn các hãng hàng không truyền thống quản lý nhân sự theo phân phối truyền thống, có nhiều hệ thống thông tin và chịu nhiều chi phí dịch vụ.

7. Chiến lược Marketing của sản phẩm hàng không giá rẻ tại một số doanh nghiệp điển hình trên thế giới Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

  • a) Southwest Airlines

Southwest Airlines, một hãng hàng không của Mỹ do Rollin King and Herb Kelleher sáng lập năm 1971, đã đưa ra những khái niệm đầu tiên về hãng hàng không giá rẻ chỉ với ba chiếc B737. Kết thúc năm 2023, Southwest Airlines đạt mức doanh thu kỷ lục – 11,2 tỷ USD, tăng 20% so với năm  trước đó, với mức lãi 499 triệu USD.

Hình 3. Mạng bay của Southwest Airlines

37 năm hoạt động thì 35 năm liên tiếp Southwest Airlines thu được lợi nhuận, kể cả thời kì ngành hàng không thế giới gặp khó khăn nhất (2017-2022), hàng loạt các hãng hàng không lớn của Mỹ đứng bên bờ vực phá sản nhưng Southwest Airlines vẫn tăng trưởng, lượng khách vận chuyển và doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước.

Ngày nay, Southwest Airlines là hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ bởi số lượng hành khách, cũng là hãng hàng không lớn nhất thế giới với số lượng khách hàng đông nhất. Đây cũng là hãng hàng không lớn thứ 4 của nước Mỹ về doanh thu.

Trong cả một giai đoạn dài, nền kinh tế thế giới đã phải trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tác động không nhỏ đến ngành công nghiệp vận tải hàng không. Ngay cả trong nửa đầu của thập niên đầu tiên thế kỷ 21 này, ngành hàng không, đặc biệt là hàng không Mỹ đã trải qua một cơn sóng gió. Không ít hãng hàng không lớn đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc chí ít cũng là thua lỗ triền miên. Con đường đi lên của nhiều hãng hàng không lớn của Mỹ vẫn còn trong trạng thái mờ mịt. Trong bối cảnh đó, những kết quả mà Southwest Airlines đạt được thật sự có một ý nghĩa to lớn. Những yếu tố nào đã làm nên thành công mà bất cứ một hãng hàng không nào khác trên thế giới cũng đều mong ước?

Là một trong những hãng hàng không giá rẻ lâu đời và phát triển nhất châu Mỹ, Southwest Airlines được coi là một doanh nghiệp dẫn đầu thị trường hàng không giá rẻ. Hiện tại Southwest Airlines đang áp dụng kiểu chiến lược Marketing không phân biệt, vừa nhằm đảm bảo vị thế của Southwest Airlines trên thị trường, vừa mở rộng thị phần. Để làm được điều này, Southwest Airlines đã phát triển một mô hình logic về giá thấp mang những đặc điểm chính của Marketing – Mix sau:

Chính sách Sản phẩm: Southwest Airlines chỉ có một sản phẩm đồng loại, giảm chi phí khai thác và tập trung khai thác ở nhiều điểm đến là những điểm du lịch, nơi có nhiều nhu cầu đi lại cao. Hãng cung cấp tần suất bay cao cùng với việc chính xác và đúng giờ trong lịch bay. Các chuyến bay của Southwest Airlines chỉ từ điểm này đến điểm kia và không có điểm tương ứng. Máy bay chỉ có một hạng ghế, giúp tăng hệ số sử dụng ghế, đồng thời sử dụng sân bay phụ nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn và thuế sân bay cao. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Chính sách giá: Southwest Airlines có mức giá thấp hơn so với các hãng khác rất nhiều. Ngoài ra, Southwest Airlines còn có các mức giá đặc biệt dành cho người già hơn 65 tuổi, quân nhân, trẻ sơ sinh, trẻ em đi cùng người lớn, đoàn khách hơn 10 người…

Chính sách phân phối: Southwest Airlines áp dụng chính sách cực kỳ đơn giản: chỉ bán vé trực tiếp, không qua hệ thống phân phối vé. Tháng 1/1995 Southwest Airlines là hãng hàng không đầu tiên giới thiệu về những nguyên tắc của vé điện tử nhằm giảm những chi phí trong việc bán vé.

Chính sách xúc tiến kinh doanh: Southwest Airlines tiến hành nhiều chương trình quảng cáo trên website của hãng là http://www.southwest. và trên các báo, tạp chí của Mỹ. Ngoài ra Southwest Airlines còn có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khách hàng.

Chính sách về con người: Hãng đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp rất riêng của Southwest Airlines – Văn hóa vị nhân sinh. Herb Kelleher, nhà sáng lập kiêm chủ tịch của hãng trong suốt hơn 30 năm cho rằng: thiếu vốn có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng. Các đối thủ cạnh tranh có thể đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể bắt chước hay đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Chính không khí vui vẻ đã tạo nên một sự khác biệt giữa Southwest Airlines với các hãng khác. Mỗi một nhân viên của hãng đều phải tạo được cho mình tính cách hài hước và chuyển sự hài hước đó vào trong môi trường làm việc chung, điều đó tạo nên một mối quan hệ thân thiện giữa khách hàng với Hãng.

Quy trình nghiệp vụ: Southwest Airlines hoạt động theo một quy trình đơn giản, từ việc bán vé đến khi hành khách kết thúc hành trình nhằm giảm thiểu tối đa chi phí và tối thiểu hóa phiền phức về thủ tục check in cho khách hàng. Southwest Airlines rất chú trọng đến việc khởi hành đúng giờ.

Quan hệ công chúng: Southwest Airlines đặc biệt quan tâm đến chiến lược này, bởi nó thể hiện bề ngoài thành công của Hãng. Southwest Airlines liên tục được bình chọn là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất và là hãng hàng không dẫn đầu về thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Southwest Airlines còn được các báo và tạp chí nổi tiếng thế giới ca ngợi và bình chọn.

  • b) EasyJet

Hiện là một trong hai hãng hàng không lớn nhất nước Anh, hãng hàng không giá rẻ EasyJet của chàng trai Stelios Haji-Ioannou 28 tuổi, quốc tịch Anh gốc Hy Lạp, bắt đầu năm 1995 với hai chiếc Boeing 737-200 được thuê và một đường băng cũ cách London 50 km. Chỉ sau vài năm, đã có tới 25 thành phố của châu Âu là điểm đến của EasyJet.

Hình 4. Mạng bay của EasyJet

Với đội bay chủ yếu gồm 35 máy bay B737, 10 máy bay A100 và 12 máy bay A319, EasyJet phá vỡ nguyên tắc sử dụng một loại máy bay và có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh, tập trung vào khai thác mô hình hàng không giá rẻ nhằm cạnh tranh với các hãng hàng không truyền thống. Với ý thức bảo vệ môi trường, EasyJet là một trong những hãng hàng không đầu tiên cam kết sẽ sử dụng loại máy bay mới “EcoJet” vào năm 2015, khi ngành hàng không hướng tới vận chuyển “sạch hơn”.

Về kết quả kinh doanh: kết thúc năm 2023, EasyJet đã chuyên chở 37,2 triệu khách hàng, chỉ sau AirFrance và KLM. Doanh thu của hãng cũng tăng từ 1,61 tỷ bảng năm 2022 lên 1,79 tỷ bảng năm 2023.

Những nhân tố dẫn đến thành công của EasyJet phải kể đến chủ yếu là do chiến lược Marketing của hãng. Cũng giống như Southwest Airlines, EasyJet cũng sử dụng chiến lược Marketing không phân biệt. Tất cả các công cụ Marketing-Mix của EasyJet đều thể hiện chiến lược mà Hãng đang áp dụng: Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Chính sách sản phẩm: sản phẩm của EasyJet rất đơn giản, chỉ có một hạng dịch vụ, ngay trên máy bay, vì đều là các tuyến đường ngắn nên Hãng quyết định cắt các dịch vụ ăn uống không cần thiết. Tiết kiệm chi phí nhưng không tiết kiệm nụ cười và thái độ phục vụ khách hàng. Vì vậy, EasyJet vẫn được đánh giá tốt về chất lượng phục vụ khách hàng. Ngoài ra, EasyJet còn tận dụng tối đa đội bay của mình với giờ bay trung bình là 12h/ngày (Southwest Airlines là 11h/ngày).

Chính sách giá: với phương châm hoạt động “Không tốt hơn thì phải rẻ hơn”, tuy mới ra đời nhưng số lượng khách hàng của EasyJet tăng rất nhanh. Và đương nhiên doanh số của EasyJet cũng tăng theo. Bí quyết quan trọng là giá vé máy bay phải rẻ hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.Có những chặng bay, giá vé của EasyJet chỉ có 25 – 35 Euro. Trong khi đó, chi phí quản lí ở các hãng hàng không lớn đã cao hơn giá đó. Chẳng hạn tại British Airways là 43 Euro cho mỗi vé.

Chính sách phân phối: EasyJet chủ trương không bán vé qua các đại lí để khỏi phải trả phí hoa hồng khá cao và giảm tối đa các chi phí khác về quản lý và lưu trữ giấy tờ. Thay vào đó, EasyJet trực tiếp bán vé cho khách hàng qua Internet hoặc điện thoại. Có tới gần 95% vé máy bay của EasyJet được bán trực tuyến như vậy.

Việc thanh toán cũng dùng chủ yếu bằng thẻ thanh toán hay thẻ tín dụng. Sau khi đặt chỗ, khách hàng nhận được một số xác nhận qua E-Mail. EasyJet tiết kiệm giấy đến nỗi ngay cả khách hàng lên máy bay cũng không được thẻ Boarding Card bình thường mà chỉ là một tích kê nhỏ ghi số và sẽ thu lại sau khi lên máy bay.

Chính sách xúc tiến kinh doanh: EasyJet đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, chi phí dành cho quảng cáo nửa đầu năm 2024 là 25,8 triệu bảng Anh, tăng 25% so với chi phí này cùng kì năm 2023. Khẩu hiệu của EasyJet hiện nay là: “Come on, let’s fly”, cũng được chú ý ở toàn thị trường châu Âu. Trang web www.easyjet.com được đánh giá là một trong những website có lượng truy cập lớn nhất châu Âu.

Chính sách về con người: EasyJet rất chú trọng đến việc quản lý nhân sự. Với chính sách nhân viên của hãng được phép mua cổ phiếu và được chia lợi nhuận theo kết quả kinh doanh của hãng, đã đẩy hiệu suất công việc lên rất cao bởi họ làm việc cho hãng cũng chính vì lợi ích của bản thân mình.

Quy trình nghiệp vụ: khách hàng sẽ nhận được thông tin về hành trình và chỗ của họ qua E-mail khi họ đặt chỗ trên trang web của hãng là easyjet. Thủ tục check in của Hãng cũng rất đơn giản, nhanh chóng và bảo mật. Chuyến bay sẽ bắt đầu mở check in vào 2h trước giờ khởi hành dự kiến và đóng 30 phút trước giờ đó. Hành khách chỉ cần đến quầy check in, đưa một số thông tin đơn giản khi đặt chỗ trên mạng, trả lời câu hỏi bí mật, nhân viên sẽ in thẻ lên tàu cho khách hàng.

Quan hệ công chúng: là một hãng hàng không giá rẻ lớn, EasyJet cũng nhận được nhiều giải thưởng do các tổ chức và tạp chí bình chọn.

II: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TẠI VIỆT NAM Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Việt Nam là nước nằm trong khu vực kinh tế năng động Châu Á – Thái Bình Dương, với tốc độ phát triển kinh tế cao, dân số đông, nền chính trị ổn định và những chính sách mở của Chính phủ. Đây là những điều kiện thuận lợi không chỉ cho các hãng hàng không nội địa hoạt động mà còn là thị trường sôi động thu hút các hãng hàng không giá rẻ nước ngoài tham gia khai thác.

  • Việt Nam hiện có 4 hãng hàng không nội địa đã được thành lập là:

Tổng công ty Hàng không Vietnam (Việt Nam Airlines, thành lập năm 1956), chuyên khai thác những đường bay trục của nội địa, đường khu vực ở tầm ngắn như Đông Bắc Á, Nam Á, Bắc Á và chọn lọc khai thác các đường bay xuyên lục địa (Australia, Pháp, Mỹ, Anh…). Vietnam Airlines mới ký hợp đồng mua 30 máy bay của tập đoàn Airbus để chuẩn bị cho các kế hoạch mở thêm đường bay nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

Công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines (thành lập năm 1991), từ 23/05/2024 Pacific Airlines chuyển đổi thành Jetstar Pacific. Đây là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam. Jetstar Pacific chuyên khai thác các đường bay ngắn trong nội địa Việt Nam và các đường bay trong khu vực Đông Nam Á.

Công ty bay dịch vụ hàng không VASCO, hoạt động giao vận chuyển khách trên những đường bay đến hải đảo, vùng núi như Điện Biên, Nà Sản, Côn Đảo, Cà Mau… bằng máy bay AN38.

Công ty cổ phần hàng không Vietjet (Vietjet Air), đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, hãng bắt đầu khai thác vào tháng 11/2024 tới, mặc dù không đăng ký là hãng hàng không giá rẻ, Vietjet Air sẽ thực hiện các đường bay nội địa là TP Hồ Chí Minh-Hà Nội-Đà Nẵng và đường bay quốc tế từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến Singapore, Thái Lan, với mức giá rất cạnh tranh, phù hợp với số đông khách hàng.

Trong thời gian tới sẽ có thêm một số hãng hàng không tư nhân mới của Việt Nam được thành lập, nhờ những chính sách khuyến khích đối với việc thiết lập hãng hàng không tư nhân của Chính phủ. Hiện Sài Gòn Air , Phú Quốc Air, Air Speed up đang chờ sớm được cấp phép hoạt động trong thời gian tới.

Trong số 43 hãng hàng không quốc tế đang khai thác đường bay đến Việt Nam, có 10 hãng hoạt động theo mô hình hãng hàng không giá rẻ. Trong đó có 4 hãng hàng không giá rẻ nước ngoài đang hoạt động mạnh, kinh doanh tốt, có những chiến lược Marketing đặc biệt thu hút được nhiều khách hàng Việt Nam là Tiger Airways, Jetstar Airways, Air Asia và Nok Air.

Để có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng chiến lược Marketing của các hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam, Khóa luận nghiên cứu về chiến lược Marketing của 4 hãng hàng không giá rẻ nước ngoài hoạt động nổi bật tại thị trường Việt Nam nói trên và nghiên cứu về chiến lược Marketing của hãng hàng không giá rẻ nội địa duy nhất của Việt Nam đến thời điểm hiện tại là Jetstar Pacific: Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

2. Chiến lược Marketing của hãng hàng không Tiger Airways tại Việt Nam

  • a) Giới thiệu chung về Tiger Airways

Tiger Airways Private Limited là hãng hàng không giá rẻ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trụ sở ở Singapore, được hợp nhất tháng 9/2019 ngay sau khi hãng Valuair giải thể và thành lập vào tháng 12/2019, Tiger Airways bắt đầu bay vào ngày 15/09/2020. Đây là hãng hàng không đầu tiên hoạt động ở nhà ga hàng không giá rẻ ở Sân bay Quốc tế Changi Singapore.

Hình 5. Bảng giới thiệu sơ lược về Tiger Airways

Tiger Airways hiện nay là hãng hàng không có quy mô lớn tại châu Á, mô hình của nó được thực hiện nguyên từ sự thành công của hãng hàng không giá rẻ số 1 châu Âu – Ryanair hơn hai thập kỷ qua.

Các cổ đông của Tiger Airways là: Singapore Airlines Limited (49%); Indigo Partners LLC, công ty đầu tư được Bill Franke (24%) thành lập, Irelandia Investments Limited công ty đầu tư tư nhân do Tony Ryan và gia đình (16%) và Temasek Holdings Pte Ltd (11%).

Tiger Airways cung cấp giá vé rẻ, an toàn, hợp lý và thuận tiện tới các điểm trong lộ trình. Tháng 9 năm 2020, Tiger Airways khai thác chỉ với 2 máy bay và 3 hành trình trong mạng lưới hoạt động. Trong 3 năm khai thác, Tiger Airways hiện nay đã bay tới trên 25 điểm đến qua 8 đất nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với loại máy bay Airbus A320.

Hình 6. Mạng bay của Tiger Airways

  • b) Hoạt động của Tiger Airways tại Việt Nam

Tiger Airways là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên thâm nhập vào thị trường Việt Nam và mở văn phòng tại Hà Nội, Hãng bắt đầu chuyến bay đầu tiên đến Việt Nam vào đầu tháng 4/2020 và trở thành hãng hàng không đầu tiên đưa ra giá vé máy bay cực rẻ cho hành khách đi lại giữa Việt Nam và Singapore.

Với giá vé dao động từ 25 USD – 100 USD cho đường bay từ Singapore tới Việt Nam và ngược lại. Ban đầu, Tiger Airways bay tần suất khá dày với 8 chuyến Singapore – TP Hồ Chí Minh và 4 chuyến Singapore – Hà Nội mỗi tuần, nhưng từ 1/7/2022, do phải đối mặt với cạnh tranh và do chi phí tăng, hãng đã giảm tần suất bay Singapore – Hà Nội từ 4 chuyến xuống còn 2 chuyến/tuần. Đồng thời ngừng khai thác đường bay Singapore – Đà Nẵng chỉ sau 7 tháng khai trương (mở từ tháng 1/2022, tần suất 3 chuyến/tuần), vì vắng khách và giá dịch vụ mặt đất quá cao đối với giá vé bán ra của hàng không giá rẻ, thu không đủ chi. Riêng đường bay đến Hà Nội khách đông nhưng vẫn phải giảm tần suất vì giá dịch vụ mặt đất cộng giá nhiên liệu quá cao. Duy chỉ có đường bay đến TP Hồ Chí Minh không thay đổi vì giá dịch vụ mặt đất ở mức chấp nhận được.

Việt Nam là nước thứ hai sau Thái Lan, Tiger Airways mở đường bay giá rẻ. Sự xuất hiện của “Con hổ” Airways đã mở ra cuộc cạnh tranh về giá vé giữa các hãng hàng không trong nước và nước ngoài có đường bay đến Việt Nam.

  • c) Chiến lược Marketing của Tiger Airways tại Việt Nam Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Để có được thành công như hiện nay tại thị trường Việt Nam, Tiger Airways đã áp dụng chiến lược Marketing không phân biệt, hãng tập trung vào những điểm đồng nhất trong nhu cầu để nắm bắt được lượng khách hàng lớn nhất có thể. Các công cụ Marketing – Mix của Hãng tại Việt Nam về cơ bản được tiến hành như sau:

Chính sách sản phẩm: tại Việt Nam Tiger Airways vẫn trung thành tuyệt đối với mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ đã được minh chứng. Ngay khi được phép, Hãng đã khai thác các đường bay đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với tần suất và mức giá hợp lý phù hợp với khả năng của người Việt. Hãng chỉ sử dụng một loại máy bay là Airbus A320 để giảm các chi phí hoạt động và bảo dưỡng. Trên các tuyến bay Hãng không phục vụ miễn phí đồ ăn uống và một vài dịch vụ khác, khách hàng có nhu cầu thì trả thêm phí, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí vé cho phần lớn khách hàng Việt Nam.

Chính sách giá: mỗi ngày các chuyến bay của Tiger Airways từ Việt Nam luôn đầy hành khách. Họ đến Singapore để du lịch, để học tập và thậm chí có cả người chỉ muốn bay để biết hàng không giá rẻ là như thế nào…Có được thành công như vậy là nhờ Tiger Airways đã áp dụng chiến lược giá rất hợp lý. Với người Việt Nam, Tiger Airways là hãng đầu tiên đưa ra mức giá rẻ như thế cho chặng từ Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh đến Singapore và ngược lại, chỉ với mức giá từ 25-100 USD, mức giá này rẻ hơn hàng không truyền thống tới 50 -80%. Giá vé của Tiger Airways áp dụng theo 10 phân hạng. Đạt đến một tỷ lệ nào đó về số chỗ được đặt thì giá vé sẽ thay đổi và theo chiều hướng tăng lên. Mức cao nhất có thể gấp 3-4 lần, giá của hành trình không thay đổi theo phương thức đặt chỗ nhưng có thể chênh lệch theo phương thức trả tiền của khách hàng. Tuy nhiên, Tiger Airways không có giá đặc biệt cho người già, trẻ em, sinh viên…Trẻ sơ sinh từ 8 ngày tuổi đến 23 tháng tuổi sẽ phải trả 10 dollar Singapore cho một hành trình.

Chính sách phân phối: hiện Tiger Airways đã có 2 văn phòng đại diện của hãng tại Hà Nội và TP Hồ Chính Minh để quản lý thông tin về lịch trình bay đi và đến Việt Nam. Hoạt động bán vé của Tiger Airways chủ yếu qua kênh phân phối trực tuyến là mạng Internet và qua điện thoại.

Chính sách xúc tiến kinh doanh: ngay khi bước chân vào thị trường Việt Nam năm 2020, Tiger Airways đã có những chính sách khuyến mại về giá hết sức thu hút khách hàng. Để tạo dấu ấn của mình trên thị trường mới, Tiger Airways đã chào bán với mức giá 25 USD/vé từ Việt Nam – Singapore và ngược lại nhưng với số lượng có hạn, đây là mức vé lý tưởng đến Singapore mà trước đó, chưa một hãng hàng không nào có được tại Việt Nam. Mới đây tháng 12/2023, Tiger Airways đã gây ra một chấn động khi tuyên bố giá vé từ Sài Gòn đến Singapore chỉ là 1USD. Đây cũng là một trong những chính sách của hãng nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Chính sách về con người: Tiger Airways áp dụng chính sách quản lý linh hoạt, sử dụng nhân viên đa chức năng với hiệu suất công việc rất cao: tiếp viên hàng không của Hãng kiêm luôn người soát vé và vệ sinh máy bay, nhờ đó tiết kiệm được chi phí lương khá lớn.

Quy trình nghiệp vụ: ngoài việc đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, Tiger Airways còn có hệ thống quản lý thông tin khách hàng ngay trên trang web của hãng nhằm quản lý khách hàng tốt hơn và đảm bảo sự bảo mật về thông tin. Tiger Airways cũng có hệ thống camera trên cabin, nhằm đảm bảo sự an toàn chuyến bay.

Quan hệ công chúng: năm 2022, Trung tâm hàng không châu Á – Thái Bình Dương (CAPA) công nhận Tiger Airways là hãng chuyên chở giá rẻ có ảnh hưởng và sáng kiến nhất trong công nghiệp hàng không tại khu vực, chứng tỏ khả năng lãnh đạo thông qua xác định vị trí chiến lược, mở rộng và phát triển các thị trường và mạng lưới mới của hãng, trong khi vẫn giữ chi phí hoạt động ở mức thấp nhất có thể nhằm duy trì nguồn doanh thu ổn định. Tiger Airways cũng được rất nhiều báo và tạp chí khen ngợi về khả năng kinh doanh của Hãng. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

3. Chiến lược Marketing của hãng hàng không Air Asia tại Việt Nam

  • a) Giới thiệu chung về Air Asia

Hình 7. Bảng giới thiệu sơ lược về Air Asia

Air Asia gồm 4 thành viên là:

  • Thai Air Asia thành lập vào ngày 08/12/2019. Từ 13/2/2020, hãng này chính thức hoạt động tại Sân bay quốc tế Bangkok.
  • Indonesia Air Asia chính thức hoạt động vào tháng 12/2020. Trụ sở chính của hãng được đặt tại Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta (Jakarta – Indonesia). Air Asia nắm 49% cổ phần của hãng này.
  • Vina Air Asia. Trong đó, AirAisa nắm 30% (mức tối đa) và 70% còn lại thuộc về tập đoàn Vinashin (Vietnam Shipbuilding Industry Group). Hãng dự tính sẽ hoạt động vào cuối năm 2024 tại Hà Nội – Việt Nam.
  • Air Asia X, hoạt động tại Malaysia.
  • Hình 8. Sơ đồ các tuyến đường bay của Air Asia

Từ khi Air Asia giới thiệu giá vé rẻ vào tháng 12/2017, tới nay hãng đã khai thác đường bay tới trên 60 điểm đến ở Malaysia, Thailand, Indonesia, Macau, Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Việt Nam và Myanmar, thành lập thành công 2 liên doanh ở Thái Lan và Indonesia, mở rộng đội bay, tạo một cuộc cách mạng về du lịch hàng không ở những đất nước này bằng viêc đưa ra các mức giá rẻ bất ngờ thông qua các kênh bán.

 Với phương châm “Now everyone can fly”, mục tiêu của hãng là tạo cho mỗi khách hàng sự thoải mái, thuận tiện và vui vẻ nhất khi bay với Air Asia. Trong 5 năm đầu hoạt động, Air Asia đã chuyên chở một lượng hành khách khoảng 15 triệu lượt/năm, được đánh giá là hãng hàng không giá rẻ phát triển nhanh nhất trong lịch sử, vượt lên trên cả Southwest Airlines (Mỹ) và Ryanair (Châu Âu), với 10 triệu lượt khách/năm sau hơn 1 thập kỷ hoạt động.

Air Asia công bố kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn 6 năm (2024-2014), với lượng khách chuyên chở ước đạt 70 triệu lượt/năm kể từ năm 2014, cao gấp 3,5 lần so với mục tiêu chuyên chở 20 triệu lượt khách năm 2024, đưa Air Asia trở thành hãng hàng không lớn nhất Châu Á. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

  • b) Hoạt động của Air Asia tại Việt Nam

AirAsia là hãng hàng không giá rẻ nước ngoài thứ hai mở đường bay đến Việt Nam sau Tiger Airways. Công ty con của Air Asia là Thai Air Asia đã đáp chuyến bay đầu tiên từ Bangkok đến sân bay Nội Bài ngày 17/10/2021, mở đầu cho hoạt động của Air Asia tại Việt Nam.

Đến ngày 04/10/2022, chiếc Airbus A320 chở 180 khách của hãng Hàng không giá rẻ Air Asia đáp xuống sân bay Nội Bài, đã khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur và ngược lại với giá vé thấp nhất là 15 USD và giá vé dao động từ 15-100 USD. Tuy nhiên giá vé chủ yếu là xấp xỉ 100 USD, với giá vé này vẫn rẻ hơn so với vé của Vietnam Airlines hơn một nửa. Sau hai tháng hoạt động kể từ chuyến bay đầu tiên thuộc tuyến bay Kuala Lumpur – Hà Nội và ngược lại với tần suất 1 chuyến/tuần, Air Asia đã thực hiện chuyên chở hơn 26.000 lượt hành khách, chuyến nào cũng kín chỗ với giá vé bình quân 50 USD. Kể từ tháng 3/2023 nâng tần suất tuyến này lên 2 chuyến/tuần.

Hãng rất muốn mở tuyến may Malaysia – TP Hồ Chí Minh vì qua qua điều tra Hãng biết có nhiều người Malaysia muốn đến TP Hồ Chí Minh để du lịch, tìm hiểu thị trường và cũng có rất nhiều người ở TP Hồ Chí Minh có ý định qua Malaysia mua sắm, du lịch, nhưng đến tận 15/04/2024 Air Asia mới được phép bay chuyến đầu tiên đến TP Hồ Chí Minh. Do về chủ trương, Việt Nam khuyến khích các hãng hàng không bay đến Việt Nam nhưng Air Asia khó được chấp thuận mở đường bay từ Malaysia đến TP Hồ Chí Minh vì đường bay này đã hết tải.

Ngày 25/9/2023, Air Asia đã mở văn phòng mới tại 30 Lê Thái Tổ, Hà Nội và công bố tham vọng mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Cuối tháng 8/2023, với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại Malaysia, hãng hàng không giá rẻ Air Asia và Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã ký văn bản hợp tác liên doanh thành lập hãng hàng không giá rẻ mới tại Việt Nam.

Theo thỏa thuận được ký giữa Vinashin và Air Asia, liên doanh hàng không dự kiến có vốn pháp định khoảng 30 triệu đôla Mỹ. Trong đó, phía Vinashin có trách nhiệm giúp liên doanh này có được những phê chuẩn của Chính phủ của cơ quan quản lý hàng không và các thủ tục cần thiết khác để thành lập và hoạt động của một hãng hàng không mới. Còn phía Air Asia có trách nhiệm giúp liên doanh giành được những hợp đồng mua tàu bay với giá cạnh tranh cùng các điều kiện phù hợp cho việc vận hành một hãng hàng không giá rẻ. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Nhưng đến ngày 16/10/2023 Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chưa cho phép Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin tham gia phát triển và kinh doanh lĩnh vực vận tải hàng không, tức là hãng hàng không giá rẻ Vina Air Asia sẽ chưa được thành lập dù Vinashin và Air Asia đã ký hợp đồng liên doanh, lý do chính là do các hãng hàng không nội địa phản đối.

Hiện Air Asia đang cố gắng để đưa liên doanh Vina Air Asia vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

  • c) Chiến lược Marketing của Air Asia tại Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, Air Asia áp dụng chiến lược Marketing không phân biệt, Hãng thiết kế một sản phẩm, sử dụng một kiểu kênh phân phối và áp dụng một chương trình xúc tiến lớn trên quy mô toàn bộ thị trường Việt Nam. Hãng cũng đã tiến hành những chiến lược Marketing – Mix như sau:

Chính sách sản phẩm: tuy là hãng hàng không non trẻ mới thành lập, nhưng Air Asia được đánh giá là hãng hàng không giá rẻ có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới từ trước đến nay, vượt lên cả Southwest Airlines. Là hãng hàng không giá rẻ với mạng bay và đội máy bay nhiều nhất châu Á, cùng với những chính sách sản phẩm hấp dẫn của mình, Air Asia đang thành công trên thị trường Việt Nam. Tại Việt Nam, Air Asia đã khai thác 2 đường bay chính là Hà Nội – Kuala Lumpur, TP Hồ Chí Minh – Kuala Lumpur và ngược lại. Với phong cách trẻ trung năng động, Air Asia mang đến cho các hành khách Việt Nam trên chuyến bay sự phục vụ tận tình, chu đáo với đội ngũ tiếp viên và đội bay được đánh giá là một trong những đội ngũ tốt nhất thế giới. Áp dụng số ghế đồng hạng trên các tuyến bay, nhưng hành khách càng mua vé sớm sẽ được hưởng mức giá càng thấp. Đặc biệt, Air Asia miễn phí vé cho trẻ em đi các chặng dưới 2 tuổi.

Chính sách giá: “Giá vé thấp, không có dịch vụ rườm rà” là chính sách của Air Asia. Với giá vé hấp dẫn từ 15 – 100 USD cho một chặng bay từ Hà Nội hoặc thành phố TP Hồ Chí Minh đến Kuala Lumpur, Air Asia đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng Việt Nam, đặc biệt là sự lựa chọn hàng đầu của nhóm khách hàng là người lao động Việt Nam tại Malaysia, sau đó là những người muốn đến Malaysia để du lịch và mua sắm.

Giá vé của Air Asia thường thấp hơn nhiều so với các hãng hàng không khác. Dịch vụ này nhằm vào các khách hàng thường xuyên mà không cần các dịch vụ rườm rà như bữa ăn hay phòng đợi để đổi lại được đi với giá vé thấp hơn 80% so với những chuyến bay hiện nay với cùng mức độ tiện lợi như vậy.

Air Asia không cung cấp thức ăn hay đồ uống miễn phí cho hành khách. Thay vào đó, hãng gần đây đã giới thiệu “Snack Attack”, một loạt các đồ ăn nhẹ và đồ uống rất ngon được cung cấp trên máy bay với giá cả hợp lý giành riêng cho các khách hàng của Air Asia. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Chính sách phân phối: Air Asia là hãng hàng không giá rẻ có kênh phân phối rất đa dạng và phong phú, tiện lợi cho mọi khách hàng Việt Nam:

Đặt vé qua Internet: là hãng hàng không cung cấp dịch vụ qua mạng đầu tiên của Châu Á, Air Asia mang đến cho khách hàng sự thuận tiện mới khi đặt trước chỗ ngồi bằng cách truy cập vào website www.airasia. Hiện nay trang web của Air Asia tại Việt Nam đã có phiên bản tiếng Việt, tiện sử dụng cho người Việt.

Các văn phòng bán vé và đặt vé: các văn phòng này có tại sân bay và các trung tâm thành phố để thuận tiện cho khách hàng ghé qua.

Các hãng du lịch được uỷ quyền: Air Asia  cũng mang đến một công cụ thông tin doanh nghiệp đến doanh nghiệp trực tiếp cho cách đại lý của mình. Công cụ đặt vé theo Internet này có đầu tiên ở Châu Á. Các đại lý thanh toán trực tiếp thông qua thẻ tín dụng ảo của Air Asia, được tạo ra bởi một trong các đối tác chiến lược của hãng là Alliance Bank.

Chính sách xúc tiến kinh doanh: với khẩu hiệu “Bây giờ thì ai cũng có thể bay”, ý tưởng của AirAsia về giá vé rẻ là nhằm làm cho ai cũng có điều kiện được đi máy bay. Air Asia cũng hướng tới mục đích làm cho các khách hàng của mình được du hành dễ dàng, thuận tiện và vui vẻ. Tại Việt Nam, Air Asia thường xuyên có các chương trình khuyến mại về giá và dịch vụ hấp dẫn khách hàng, bên cạnh đó Hãng cũng tích cực quảng bá hình ảnh của mình đến người dân Việt Nam qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí, Internet…

Song song với sản phẩm giá rẻ và tiện lợi, Air Asia còn có những chính sách hỗ trợ kinh doanh khá tốt như: (1) Dịch vụ không cần vé – khái niệm này bổ sung dịch vụ đặt hàng qua internet và trung tâm khách hàng của Air Asia  bằng cách cung cấp một phương thức khác chi phí thấp thay thế việc phát hành vé giấy. (2) Cải thiện dịch vụ khách hàng – Air Asia không ngừng tìm cách cải thiện các dịch vụ và tăng tiết kiệm cho khách hàng. Air Asia là hãng hàng không đầu tiên ở Châu Á có một website đa ngôn ngữ với sáu loại ngôn ngữ trên www.airasia trong đó có phiên bản tiếng Việt.

Chính sách về con người: là một trong những hãng hàng không giá rẻ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, sự thành công của Air Asia là nhờ có đội ngũ lãnh đạo tài ba và đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết. Chủ tịch của hãng ông Tony Fernandes là nhà quản lý nổi danh, 5 năm trước đây ông đã mua lại hãng khi đang trên bờ vực phá sản, vậy mà nay đã trở thành một Air Asia lớn mạnh bậc nhất châu Á. Vị chủ tịch này đã tạo nên một mạng lưới hoạt động rộng với nhiều nguồn nhân lực có ngành nghề đa dạng từ phi công, kỹ sư điện tử, thiết kế website cho tới nhân viên văn phòng tài chính…nhân viên nào của hãng cũng nhiệt tình làm việc hết mình vì sự phát triển của hãng.

Quy trình nghiệp vụ: Air asia luôn đảm bảo thủ tục bán vé và check in nhanh gọn thuận tiện cho khách hàng nhờ đầu tư vào công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân viên hoạt động hiệu quả. Với thủ tục bay đơn giản không rườm rà, Hãng luôn làm hài lòng dù là những khách hàng khó tính nhất.

Quan hệ công chúng: đây là điểm mạnh của Air Asia, 5 năm qua Hãng nhận được rất nhiều giải thưởng lớn về hãng hàng không giá rẻ hoạt động hiệu quả, cũng như được báo chí trong và ngoài nước ca ngợi. Đến Việt Nam, Air Asia đã thu hút được sự chú ý khi tổ chức các cuộc họp báo giới thiệu về hãng, những chương trình khuyến mại độc đáo, nhất là việc mở văn phòng đại diện to đẹp bên cạnh Bờ Hồ – trung tâm của Hà Nội để lại nhiều ấn tượng với khách hàng Việt Nam.

4. Chiến lược Marketing của hãng hàng không Jetstar Airways tại Việt Nam Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

  • a) Giới thiệu chung về Jetstar Airways

Hình 9. Bảng giới thiệu sơ lược về Jetstar Airways

Jetstar là một hãng hàng không giá rẻ của Singapore và Australia dành cho Australia và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mục tiêu của Hãng là cung cấp dịch vụ giá rẻ ở mức ổn định cho du khách Australia, New Zealand và Châu Á đi nghỉ mát.

Hãng bắt đầu hoạt động tại Australia vào ngày 25/05/2020 và tại châu Á, đem lại cho khách hàng một trải nghiệm du lịch mới mẻ và thoải mái. Thương hiệu đặc trưng và nổi bật của Hãng thể hiện phương cách tiếp cận năng động hướng tới ngành dịch vụ hàng không giá rẻ trong khu vực.

Hoạt động của Jetstar tại Australia hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Qantas nhưng được quản lý riêng biệt và điều hành độc lập. Trụ sở chính đặt tại Melbourne, Australia. Hoạt động trong khu vực châu Á của Jetstar được đặt tại Singapore là sự hợp tác đầu tư giữa Qantas (49%), thương nhân Singapore Tony Chew (22%), FF Wong (10%) và Tập đoàn Temasek Holdings (19%).

Năm tài chính 2023, Jetstar đã đạt được lợi nhuận trước thuế là 115 triệu đôla Australia (không tính chi phí khởi đầu hoạt động quốc tế) với mức tăng trưởng lợi nhuận tại thị trường nội địa Australia tăng gấp 4 lần.

Sự thành công của Jetstar vào tháng 11/2022 ngay đúng thời điểm khai trương các chuyến bay quốc tế đường dài từ Australia đến các sân bay lớn ở khu vực châu Á và châu Á – Thái Bình Dương cũng đã góp một phần nhỏ vào mức lợi nhuận trước thuế, với những điểm nổi bật trong quá trình hoạt động bao gồm:

  • Trong năm tài chính 2023, Jetstar vận chuyển 7,6 triệu hành khách (tăng 32%), nhờ vào việc tăng hệ số chỗ ngồi và tăng lợi nhuận.
  • Là hãng dẫn đầu ngành công nghiệp hàng không về chi phí thấp dựa trên sự ủng hộ của thị trường Australia đối với hãng hàng không giá rẻ Jetstar.
  • Từ tháng 3/2023, Jetstar đã triển khai thành công các chuyến bay tại thị trường khách du lịch nội địa của Nhật Bản.

Hiện nay, với lực lượng lao động gồm 1386 người (tính đến tháng 3/2024), Hãng đã mở rộng phạm vi khai thác tới bốn châu: Đại Dương, Á, Âu, Mỹ. Mạng đường bay ngày càng phủ rộng. Hãng đang khai thác 85 đường bay nội địa và 56 đường bay quốc tế, bay tới 33 điểm đến. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Hình 10. Mạng bay của Jetstar Airways

Với những thành quả trong lĩnh vực chinh phục bầu trời, Jetstar Airways thật sự trở thành ngôi sao tỏa sáng trong ngành vận tải hàng không thế giới.

  • b) Hoạt động của Jetstar Airways tại Việt Nam

Từ ngày 30/11/2022, lần đầu Jetstar Airways mở đường bay thẳng Sydney (Australia) đến TP Hồ Chí Minh và ngược lại. Tần suất ban đầu của Hãng là 3 chuyến/tuần vào các ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, sử dụng loại máy bay Airbus A330-200. Từ 2025, Jetstar chuyển sang sử dụng máy bay Boeing 787 Dreamliners. Là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên có bay thẳng từ Sydney đến TP Hồ Chí Minh, nên ngay từ khi vào Việt Nam, Jetstar Airways đã thu hút được lượng khách hàng lớn là khách du lịch, du học sinh…với tần suất sử dụng ghế cao khoảng 80%.

Ngày 14/4/2024, tại TP Hồ Chí Minh, đại diện hãng hàng không Pacific Airlines và Jetstar Airways chính thức hợp tác trong việc xây dựng thương hiệu chung Jetstar Pacific. Jetstar Pacific sẽ cung cấp các chuyến bay giá rẻ mỗi ngày, với trên 85% loại vé tiết kiệm và 5% là vé linh hoạt.

Kể từ ngày 23/5/2024, Pacific Airlines chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific), hãng hàng không giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Trong chương trình hợp tác này, Jetstar Airways hỗ trợ Pacific Airlines về kỹ thuật, lực lượng phi công, đào tạo, quản lý vận hành, sửa chữa bảo hành máy bay, mở rộng mạng lưới bay nội địa và quốc tế, hoạt động kinh doanh …

Hiện Qantas Airways đã hoàn tất bước 1 đầu tư vào Pacific Airlines với tỷ lệ góp vốn 18% (tương đương 30 triệu USD) theo hợp đồng ký kết với Tổng Công ty Đầu tư vốn Nhà nước của Việt Nam (SCIC). Trong vòng 2 năm, Qantas sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ lên 30% cổ phần, tương đương 50 triệu USD vào năm 2026.

  • c) Chiến lược Marketing của Jetstar Airways tại Việt Nam

Cũng như những hãng hàng không giá rẻ khác, tại Việt Nam Jetstar Airways đã áp dụng chiến lược Marketing không phân biệt, chiến lược đem lại thành công cho các hãng hàng không giá rẻ. Phần lớn thành công của Jetstar Airways là nhờ áp dụng những chiến lược Marketing – Mix sau: Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Chính sách sản phẩm: nhờ đầu tư một cách có chiều sâu cho đội máy bay nên cho dù là hãng hàng không giá rẻ nhưng đội máy bay của Jetstar Airways thuộc hàng trẻ nhất thế giới. Tuổi khai thác trung bình chưa đầy 3 năm, trẻ hơn cả tuổi của Hãng. Điều đó chứng tỏ Hãng rất chú trọng đến vấn đề an toàn cả trong khai thác lẫn bảo vệ môi trường.

Trên các chuyến bay Jetstar, kể cả các đường bay đi và đến từ Việt Nam, khách hàng có thể xem phim, chương trình truyền hình, phim hoạt hình, video ca nhạc hoặc nghe những bản nhạc mới nhất, bằng cách chỉ cần thuê một thiết bị Video theo yêu cầu cầm tay từ tiếp viên hàng không trong chuyến bay. Jetstar cũng cung cấp một tạp chí trên chuyến bay, giúp khách hàng giải trí đồng thời có thêm những lời khuyên du lịch tuyệt vời.

Từ đầu năm 2025, Jetstar sẽ khai thác chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner đầu tiên của mình trên một số đường bay trong đó có Việt Nam, với hai khoang hành khách – hạng StarClass và hạng phổ thông. Jetstar sẽ là hãng hàng không đầu tiên ở Australia sử dụng những máy bay hiện đại này, với cửa sổ khoang hành khách lớn nhất so với bất cứ chiếc máy bay thương mại dân dụng cỡ lớn nào. Hành khách có thể điều khiển ánh sáng tới qua cửa sổ bằng một thiết bị điều khiển ánh sáng cửa sổ bằng điện, không cần dùng cửa sập. Máy bay có một hệ thống làm sạch không khí cung cấp không khí chất lượng tốt hơn cho mọi hành khách.

Chính sách giá: là một hãng hàng không giá rẻ non trẻ, tuy mới hoạt động ở Việt Nam được gần 2 năm – từ năm 2022, nhưng Jetstar Airways đã thu hút được một số lượng rất lớn khách hàng ở thị trường Việt Nam, đó là nhờ ngay từ khi mới đi vào hoạt động Hãng đã đề ra chính sách giá rất hợp lý với thu nhập của khách hàng người Việt. Cũng giống như các hãng hàng không giá rẻ khác, khách hàng đặt chỗ càng sớm thì giá vé càng rẻ, tuy nhiên, Jetstar Airways cam kết giá vé của Hãng là rẻ nhất so với các Hãng hàng không giá rẻ trong cùng hành trình tương ứng. Và đảm bảo nếu khách hàng nào tìm được giá vé của hãng hàng không giá rẻ khác rẻ hơn, Hãng sẽ thưởng cho gấp đôi lượng chênh lệch giá đó.

Chính sách phân phối: tại Việt Nam Jetstar Airways phân phối vé qua nhiều kênh khác nhau như qua mạng Internet, ngoài ra khách hàng có thể đặt vé qua điện thoại hay qua các công ty du lịch, phòng và đại lý bán vé. Những kênh này thích hợp với người Việt Nam chưa có thói quen sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán qua mạng.

Chính sách xúc tiến kinh doanh: bắt đầu từ năm 2024, Jetstar mở rộng kinh doanh tại Việt Nam dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu (franchising) với Pacific Airlines. Sự hợp tác kinh doanh này làm mở rộng hình ảnh của Jetstar Airways tại Việt Nam, cũng như đem lại cho Hãng cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn với chiến lược mở rộng mạng bay của mình.

Chính sách về con người: Jetstar Airways tuyển dụng nhân viên có thái độ và khả năng phục vụ khách hàng một cách hoàn hảo. Hãng luôn tập trung vào mục tiêu duy trì chi phí của mình ở mức thấp nhất. Điều đó có nghĩa là nhân viên của Hãng luôn làm việc thông minh, sáng tạo và tìm mọi cách để cải thiện hệ thống quy trình của Hãng.

Jetstar Airways có một đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Phi công của hãng luôn đứng trong hàng ngũ những phi công hàng đầu. Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất giàu kinh nghiệm. Đội ngũ tiếp viên hàng không của hãng luôn nồng hậu, thân thiện và chu đáo với khách hàng. Tất cả để đảm bảo từng chuyến bay đều thoải mái từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hành trình bay. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Quy trình nghiệp vụ: Jetstar Airways luôn chú trọng đến công nghệ cao để có được quy trình nghiệp vụ hiện đại và thuận tiện nhất cho khách hàng. Mới đây tháng 11/2023 Hãng đã ký thỏa thuận trị giá 3 triệu USD với Tập đoàn IBM nhằm nâng cấp chất lượng dịch vụ. Theo đó, chương trình đổi mới chất lượng dịch vụ hành khách này sẽ kéo dài trong 3 năm. Tập đoàn IBM sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ Hãng trong việc làm thủ tục qua trang web và các chương trình phần mềm hỗ trợ cho các giải pháp tự làm thủ tục. Qua đó, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách trong việc đặt giữ chỗ và tự làm thủ tục lên máy bay. Mặt khác, tăng hiệu quả khai thác của Hãng.

Quan hệ công chúng: Jetstar Airways đề cao chính sách PR để thuyết phục khách hàng nhờ vậy Hãng cũng thu được những thành quả to lớn, làm tăng uy tín của Hãng: trung tuần tháng 9/2023, tổ chức đánh giá chất lượng của các hãng hàng không thế giới – Sytrax đã bình chọn Jetstar Airways là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới năm 2023. Đây là lần thứ 2 Hãng được Sytrax trao tặng danh hiệu cao quý nhất. Năm 2022, Hãng đã nhận giải thưởng hãng hàng không châu Á tốt nhất.

5. Chiến lược Marketing của hãng hàng không Nok Air tại Việt Nam

  • a) Giới thiệu chung về Nok Air

Nok Air là hãng hàng không giá rẻ của Thái Lan thành lập ngày 10/2/2020 bởi công ty Sky Asia Co., Ltd. Nok trong tiếng Thái có nghĩa là “chim”, một tên ngắn gọn, đơn giản và dễ nhớ. Với phương châm luôn luôn cố gắng mang lại cho khách hàng sự thân thiện khi bay với Nok Air, Hãng đã nỗ lực đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ máy bay của hãng luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn. Hiện tại, máy bay của hãng là những máy bay mới đưa vào sử dụng với đội ngũ phi công dày dạn kinh nghiệm.

Nok Air là một hãng hàng không hoàn toàn khác biệt thể hiện qua phong cách phục vụ – một phong cách thân thiện, vui vẻ, gần gũi và thú vị. Nok Air cũng đưa ra các tiêu chuẩn phục vụ đặc biệt, thể hiện nét văn hoá độc đáo của Nok Air bằng việc đem theo niềm vui trên mọi chuyến bay, tạo sự thuận tiện và cơ hội được bay cho tất cả mọi người với mức giá cạnh tranh.

Hình 11. Sơ đồ các tuyến đường bay của Nok Air

  • Hoạt động của Nok Air tại Việt Nam Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Ngày 26/9/2023, tại Hà Nội, hãng hàng không giá rẻ Nok Air đã chính thức công bố đường bay Hà Nội – Bangkok và ngược lại với tần suất 2 chuyến/ngày bắt đầu hoạt động từ 1/11/2023. Nok Air sử dụng hai trong những máy bay mới nhất và công nghệ tiên tiến nhất của thế hệ Boeing đời mới là B737-800 với 190 chỗ ngồi.

Trẻ trung, năng động và vui vẻ với quần bò, áo phông (hãng còn có một ban nhạc Rap) đúng như phương châm mang đến niềm vui cho hành khách, giá vé thấp nhất của Nok Air chỉ 9 cent (khoảng 1.500 đồng, chưa có thuế và phụ phí). Hãng đã chọn Hà Nội là một trong những điểm đến chiến lược để phát triển đường bay ở châu Á. Hà Nội – Bangkok là đường bay quốc tế thứ hai của Nok Air, sau đường bay từ Bangkok tới Bangalore (Ấn Độ).

  • Chiến lược Marketing của Nok Air tại Việt Nam

Tuy đến Việt Nam chưa được một năm, nhưng hãng hàng không giá rẻ Nok Air đã hoạt động rất hiệu quả, thu hút được lượng khách hàng không nhỏ và ngày càng được người Việt Nam ưa chuộng, đặc biệt là lượng khách du lịch lớn của Việt Nam đến Thái Lan. Có được thành công này, không chỉ bởi giá vé rẻ, phong cách phục vụ tốt của Nok Air mà còn bởi chiến lược Marketing độc đáo mà hãng đã sử dụng. Về chiến lược tổng thể, Nok Air đã sử dụng chiến lược Marketing không phân biệt, nhờ đó hãng tiết kiệm được chi phí do khai thác được lợi thế theo mô hình hàng không giá rẻ. Về chiến lược Marketing – Mix, Nok Air đã áp dụng cụ thể như sau:

Chính sách sản phẩm: ngày 1/11/2023, Hãng Hàng không giá rẻ Nok Air đã có chuyến bay đầu tiên tới Việt Nam khiến cuộc cạnh tranh giữa các hãng hàng không trên đường bay Hà Nội – Bangkok ngày càng quyết liệt. Nok Air khai thác máy bay Boeing 737 có 156 chỗ với tần suất 2 chuyến/ngày. Lượng khách Việt Nam đến với Nok Air ngày càng đông vì Hãng có một phong cách phục vụ hết sức độc đáo, trẻ trung và ấn tượng. Với Slogan “Bay cùng những niềm vui”, máy bay của Nok Air được trang trí tạo dáng một con chim đúng nghĩa theo tên tiếng Thái là Nok Air, bên trong khoang hành khách các ghế ngồi được sơn với màu sắc trẻ trung, tạo ấn tượng cho tất cả hành khách, nhất là giới trẻ. Đặc biệt các thiết kế nội thất bên trong được trang bị mới và hiện đại nhất đem đến sự thoải mái cho hành khách bằng các cửa sổ rộng, giúp hành khách xem phong cảnh bên ngoài dễ dàng, các thiết bị giải trí trên máy bay cũng giúp hành khách cảm thấy thư giãn trong suốt chuyến bay. Đó là lý do rất nhiều người Việt Nam trẻ thích sản phẩm của Nok Air.

Chính sách giá: gần một năm hoạt động tại Việt Nam, máy bay của Nok Air trên các tuyến Hà Nội – Bankok và ngược lại luôn đông khách, gần kín số ghế khai thác. Có được thành công này là nhờ chính sách giá linh hoạt của Nok Air tại thị trường Việt Nam. Càng ngày lượng khách du lịch Việt Nam thích đến Thái Lan càng đông, nhờ giá rẻ nhất lại có dịch vụ độc đáo trên chuyến bay và dịch vụ tới các địa điểm du tại Thái Lan với giá cả hợp lý, Nok Air là sự lựa chọn của đa số khách du lịch Việt Nam khi đến Thái Lan. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Chính sách phân phối: Hiện Nok Air đã có văn phòng đại diện tại 32B Phan Chu Chinh, Hà Nội. Khách hàng có thể đặt vé với Nok Air qua mạng Internet nokair. hoặc qua điện thoại văn phòng đại diện của hãng tại Hà Nội qua số 768 9000.

Chính sách xúc tiến kinh doanh: Với tiêu chí là “Hãng hàng không của những người yêu mua sắm”, Nok Air bay tới Bangkok, vốn nổi tiếng là thiên đường mua sắm, với những điểm du lịch hấp dẫn và cuộc sống luôn nhộn nhịp về đêm. Khi bay đến Thái Lan, Nok Air cam kết đưa khách hàng đến tất cả các điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn nhất, bao gồm Chiang Mai, Udon Thani, Phuket, Hat Yai, Nakhon Si Thammarat, Trang, Krabi, Mae Hong Son, Loei, Pai, Chiang Rai và Hua Hin. Không quảng cáo rầm rộ trên Tivi hay đài báo nhưng chính những chính sách xúc tiến hấp này đã thu hút sự quan tâm và tin tưởng của khách hàng đối với Nok Air.

Chính sách về con người: với khẩu hiệu “bay cùng nụ cười” Nok Air đào tạo được đội ngũ nhân viên rất thân thiện và cởi mở với khách hàng, tạo cảm giác thoải mái nhất cho mọi hành khách trên chuyến bay.

Quy trình nghiệp vụ: bằng việc đơn giản hóa quy trình thủ tục lên máy bay cho mọi khách hàng, từ khâu bán vé điện tử cho đến thủ tục trước khi lên máy bay, tất cả nhằm tránh mất thời gian và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Quan hệ công chúng: Nok Air đặt yếu tố an toàn hàng không và uy tín của hãng là số 1 bởi Hãng biết chỉ cần một sơ suất cũng có thể mất khách hàng khi có sự cố an toàn xảy ra với Hãng. Vì vậy, Nok Air đã dành một khoản chi phí lớn cho an toàn bay, đảm bảo sự phát triển bền vững của Hãng.

Đối với quan hệ giữa các nhân viên trong hãng, Nok Air có chính sách hết sức thân thiện, đồng thời tạo cho nhân viên cảm giác họ đang làm việc vì chính mình, củng cố lòng trung thành của nhân viên đối với Hãng. Từ đó mở rộng hình ảnh đẹp của Hãng từ trong ra ngoài doanh nghiệp.

6. Chiến lược Marketing của hãng hàng không Jetstar Pacific tại Việt Nam

  • Giới thiệu chung về Pacific Airlines

Hãng được thành lập năm 1991 và bắt đầu hoạt động năm 1992. Pacific Airlines có thuộc ba bên sở hữu: Hàng Hàng không Quốc gia Việt Nam, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (13,06%) và Công ty Tradevico (0,45%). Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam từng là cổ đông lớn nhất nắm giữ 86,49% cổ phần của Pacific Airlines. Theo quyết định của Thủ tướng Việt Nam tất cả số cổ phần của Vietnam Airlines trong công ty này đã được chuyển cho Bộ Tài chính vào tháng 1/2021 và sau đó cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Đây là hãng hàng không không thuộc sở hữu nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau khi luật được sửa đổi cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không trong nước. Pacific Airlines là hãng hàng không lớn thứ hai trong nước.

Từ 23/5/2024 Pacific Airlines đổi tên thành Jetstar Pacific, chính thức gia nhập đại gia đình Jetstar Airways tại Australia và trong khu vực châu Á.

  • Quá trình phát triển của Pacific Airlines

Ngay từ năm 1993, khi Pacific Airlines hoạt động mới được hai năm, đã có người đặt vấn đề giải thể, nhưng công ty vẫn tồn tại, dù tiền lỗ lũy kế ngày một tăng. Năm 1994, công ty bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Thời gian này, tiền lỗ chiếm tỷ trọng rất lớn, gấp tới 4-5 lần so với doanh số tháng của công ty. Trong ba năm, từ năm 2017-2019, tiền lỗ lũy kế của công ty đã lên tới 100 tỉ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, công ty tiếp tục bị lỗ thêm 50 tỉ đồng

Sau 13 năm hoạt động, cho đến hết tháng 12/2020 vốn điều lệ của Pacific Airlines vẫn chưa đủ 5 triệu USD như đăng ký, vốn của công ty dưới 40 tỉ đồng. Trên thực tế, số vốn tiền mặt của công ty còn ít hơn nhiều.

Ngoài những tác động bất lợi khách quan như trên sự thua lỗ của Pacific Airlines còn phải được giải thích thêm bởi những quyết định kinh doanh sai lầm của ban lãnh đạo của Hãng. Trong khi vốn ít, Pacific Airlines lại quyết định mở hai đường bay mới là TP Hồ Chí Minh – Đà Nẵng – Hồng Kông và TP Hồ Chí Minh – Singapore – TP Hồ Chí Minh. Thông thường bất kỳ hãng hàng không nào mở đường bay mới cũng phải chịu lỗ ít nhất là 6 tháng. Thậm chí thời gian bị lỗ có thể kéo dài tới 2-3 năm. Pacific Airlines lại chỉ duy trì hai đường bay trên trong một thời gian rất ngắn. Riêng quyết định này đã khiến Pacific Airlines bị thiệt hại khoảng trên dưới 100 tỉ đồng.

Giữa năm 2020 ông Lương Hoài Nam – Trưởng ban Kế hoạch thị trường của Vietnam Airlines được điều động về nắm quyền quản lý Pacific Airlines thay cho người tiền nhiệm để nhận trách nhiệm tái cấu trúc Công ty Hàng không Pacific Airlines. Sau hơn một năm thực hiện cải tổ như: thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh; sắp xếp lại bộ máy tổ chức, lực lượng lao động, hệ thống hạ tầng; tổ chức lại quy trình khai thác và hệ thống dịch vụ kỹ thuật…Đồng thời, cắt bớt đường bay không hiệu quả (tuyến Đà Nẵng – Hồng Kông, TP Hồ Chí Minh – Đài Loan, TP Hồ Chí Minh – Cao Hùng) và đàm phán lại để giảm chi phí thuê máy bay. Nhờ đó, Pacific Airlines đã đạt được một số thành quả không nhỏ là cắt giảm được một khoản chi phí khổng lồ hơn 100 tỉ đồng mỗi năm.

Việc chuyển đổi này cho phép công ty tổ chức kinh doanh phù hợp hơn với thị trường hàng không nội địa và khu vực trong phạm vi 4h bay phản lực. Đối với thị trường này, các yếu tố giá vé rẻ và tần suất bay cao của Pacific Airlines trở nên quan trọng trong việc kích thích thị trường tăng trưởng nhanh và biến vận tải hàng không thành phương tiện giao thông công cộng cho nhiều đối tượng hành khách. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Các biện pháp kiểm soát, cắt giảm chi phí theo mô hình hàng không giá rẻ cho phép Pacific Airlines kinh doanh hiệu quả, đồng thời hành khách của Pacific Airlines được hưởng lợi ích thiết thực từ giá vé máy bay rẻ hơn nhiều so với hàng không truyền thống.

Ngày 26/4/2023, tập đoàn Qantas – Australia đã ký kết Hợp đồng đầu tư với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về việc mua 30% cổ phần của Pacific Airlines để trở thành cổ đông chiến lược.

Pacific Airlines là hãng hàng không duy nhất của Việt Nam không sử dụng vé, cung cấp 100% vé điện tử và thanh toán bằng thẻ tín dụng trên mạng qua website cũng như dịch vụ giữ chỗ qua điện thoại 24/24, 7/7 cho khách hàng qua hai trung tâm 9.550.550 của họ tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với những người không có thẻ tín dụng, hơn 200 đại lý trên toàn Việt Nam cung cấp dịch vụ đặt chỗ và bán vé.

Từ ngày 23/5/2024 Pacific Airlines chính thức đổi tên thành Jetstar Pacific do hợp đồng hợp tác giữa Công ty Hàng không cổ phần Pacific Airlines và hãng hàng không giá rẻ Jetstar Airways của Australia. Jetstar Pacific sẽ có nhiều bước đột phá trong thời gian tới tại thị trường hàng không Việt Nam.

  • c) Chiến lược Marketing của hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines

Chính sách sản phẩm: Pacific Airlines chuyển đổi thành hãng hàng không giá rẻ bắt đầu từ tháng 2/2023. Với hình thức kinh doanh mới Pacific Airlines đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong nước.

Tính đến thời điểm tháng 4/2024, Pacific Airlines phục vụ 7 điểm đến trong phạm vi Việt Nam và hoạt động hầu như khoảng 130 chuyến bay khứ hồi hàng tuần với đội bay 4 máy bay Boeing 737- 400s cho 1 hạng hành khách.

Pacific Airlines có 2 loại vé dành cho khách hàng là Sky Saver và Sky Flex. Với vé Sky Saver áp dụng loại giá tiết kiệm thì khách hàng phải trả thêm phí khi muốn thay đổi chuyến bay, ngược lại với loại giá Linh hoạt (Sky Flex) thì khi thay đổi chuyến bay không phải trả phí.

Cũng như các hãng hàng không giá rẻ khác, Pacific Airlines cũng áp dụng theo nguyên tắc nói là “một chỗ trên chuyến bay giá ngần ấy tiền”, không phân biệt người lớn và trẻ em. Riêng em bé dưới 2 tuổi ngồi lòng bố mẹ thì không mất tiền vé mà chỉ trả phí phục vụ cho các trách nhiệm pháp lý của nhà vận chuyển (kể cả bảo hiểm hàng không).

Trước đây Pacific Airlines có giá giảm cho người lớn tuổi. Từ khi chuyển đổi thành Hàng không giá rẻ vào tháng 2/2023, Pacific Airlines không duy trì loại giá đó nữa. Về mặt kỹ thuật, với hình thức vé điện tử và bán trên mạng, Pacific Airlines không kiểm soát được tuổi của hành khách, đó cũng là một lý do ngừng loại giá cho người lớn tuổi.

Chính sách giá: giá vé của Pacific Airlines không cố định mà thay đổi linh hoạt, theo nguyên tắc của hãng hàng không giá rẻ. Tất cả các chuyến bay của Pacific Airlines đều là chuyến bay hàng không giá rẻ với tối thiểu là 8 mức giá vé khác nhau, tối đa là 11 mức giá vé (thêm 3 mức siêu khuyến mại nếu mua vé trong thời gian khuyến mại) tùy thuộc vào tình trạng đặt chỗ.

Giá vé rẻ nhất giữa TP Hồ Chí Minh và Hà Nội mà Pacific Airlines áp dụng là 750.000 đồng (chưa bao gồm các khoản thuế, phí và lệ phí), mức giảm là 50%. Khi số chỗ trên chuyến bay dành cho loại giá 750.000 đồng này được bán hết, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh lên mức tiếp theo là 900.000 đồng, rồi 1.050.000 đồng v.v. Nếu khách hàng mua vé sát ngày bay hoặc nếu lên sân bay mới mua vé đi luôn thì giá vé có thể xấp xỉ mức giá trần 1.500.000 đồng/chiều. Đó là chính sách giá công khai của Pacific Airlines theo mô hình hàng không giá rẻ. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Việc phân bổ số chỗ trên chuyến bay (168 ghế trên máy bay Boeing B737-400) cho các loại giá vé phụ thuộc vào tính mùa vụ và cân đối cung cầu. Trong các tháng 11, 12, 1, 2, 3, 6, 7, 8 số chỗ phân bổ cho các loại giá rẻ ít hơn so với các tháng 4, 5, 9, 10. Việc phân bổ chỗ cho các loại giá vé tại một thời điểm (ví dụ thời điểm trước Tết hoặc ngay sau Tết âm lịch) phụ thuộc vào chiều ra/vào của chuyến bay.

Giá vé máy bay của Pacific Airlines không bao gồm các khoản thuế, phí và lệ phí sau:

  • Thuế VAT 5% (áp dụng cho các chuyến bay nội địa)
  • Lệ phí sân bay nội địa, quốc tế
  • Phụ thu xăng dầu (áp dụng cho các chuyến bay quốc tế)
  • Bảo hiểm rủi ro chiến tranh (áp dụng cho các chuyến bay quốc tế)
  • Phí phục vụ của đại lý, phòng vé, trung tâm phục vụ khách hàng
  • Phí tiện ích (áp dụng cho hình thức mua vé và thanh toán trên mạng)
  • Suất ăn, đồ uống trên máy bay (hành khách có thể mua khi có nhu cầu)
  • Hành lý ngoài tiêu chuẩn

Chính sách phân phối: Pacific Airlines đã sử dụng chính sách phân phối rất đa dạng, khách hàng có thể mua vé của Pacific Airlines qua một trong các cách sau: 1/Trang web pacificairlines ; 2/ Các Trung tâm phục vụ khách hàng qua điện thoại (TP.HCM, Hà Nội: 9.550.550, Đà Nẵng: 583.583); 3/ Các đại lý bán vé máy bay của Pacific Airlines trong cả nước (khoảng hơn 200 đại lý); 4/ Các phòng vé của Pacific Airlines tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

Hai cách đầu tiên (1 và 2) dành cho những khách hàng thanh toán tiền vé bằng thẻ tín dụng, hai cách sau (3 và 4) dành cho mọi hình thức thanh toán (tiền mặt, thẻ tín dụng, chuyển khoản). Pacific Airlines chấp nhận 5 loại thẻ tín dụng Visa, Visa Debit, Master Card, American Express, JCB do Ngân hàng Việt Nam hoặc ngân hàng nước ngoài phát hành.

Khách hàng cũng có thể mua vé và nợ tiền qua website www.pacificairlines .com.vn hoặc bằng cách gọi điện thoại, với điều kiện là tiền mua vé phải được thanh toán trong vòng 24 giờ sau đó bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc thẻ tín dụng (quá thời gian này vé máy bay của khách hàng sẽ bị hủy và chỗ trên chuyến bay được bán cho người khác).

Chính sách xúc tiến kinh doanh: kể từ khi chuyển đổi thành hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines đã thu được những kết quả kinh doanh khả quan, để đem dịch vụ hàng không giá rẻ đến mọi người dân Việt Nam, Pacific Airlines đã có những chính sách xúc tiến kinh doanh khá linh hoạt. Ngoài website chính của hãng làpacificairlines, Pacific Airlines còn đăng ký quảng bá hình ảnh của Hãng trên các phương tiện truyền thông như truyền hình, trên các website khác, trên các báo tạp chí chuyên ngành…nhờ đó hình ảnh một Pacific Airlines với slogan “Ai cũng có thể bay” được biết đến rộng rãi hơn.

Chính sách về con người: điểm yếu của Pacific Airlines chính là ở đội ngũ nhân viên của Hãng, hầu hết đội phi công và kĩ sư Pacific Airlines phải thuê của nước ngoài, điều này làm cho chi phí lương tăng lên rất cao, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Hãng. Không chỉ vậy, những nhân viên hoạt động ở những bộ phận khác như tài chính, tạp vụ…hoạt động với số lượng khá đông mà không đem lại hiệu quả cao do một phần yếu kém của hệ thống quản lý.

Quy trình nghiệp vụ: thủ tục bán vé thì Pacific Airlines đã làm khá tốt bởi nắm vững tâm lý tiêu dùng của người Việt, Hãng bán vé cả qua hệ thống đại lý và qua mạng Internet. Tuy nhiên, thủ tục check in thì còn phức tạp, mất thời gian, gây phiền phức cho khách hàng khi làm thủ tục. Hơn nữa, do đội máy bay số lượng ít mà lại hoạt động với tần suất lớn, Pacific Airlines thường xuyên làm chậm chuyến bay của khách, có khi phải hủy chuyến, tạo ấn tượng xấu của khách hàng về Hãng.

Quan hệ công chúng: Pacific Airlines đã biết cách tận dụng lợi thế là hãng hàng không của người Việt để thu hút khách nội địa bằng việc quảng bá hình ảnh của Hãng qua các cuộc họp báo và tài trợ cho các hoạt động văn hóa – xã hội.

Tuy nhiên, Hãng không thật chú trọng đến chất lượng dịch vụ, do vậy, có nhiều bài báo viết về Hãng nhưng không phải là khen mà là nói về những vụ kiện của hành khách, về những lỗi về quy trình thủ tục, về cách xử thế yếu kém của Hãng với khách hàng…điều này ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của hãng trong tâm trí khách hàng, làm cho một hãng hàng không giá rẻ hoạt động kém hiệu quả, đã thua lỗ ngày càng thua lỗ hơn. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Tuy vậy, việc Jetstar Airways nhượng quyền kinh doanh cho Hãng: Pacific Airlines đổi thành Jetstar Pacific, Hãng hy vọng có được cái nhìn thiện cảm hơn từ phía khách hàng và sẽ là một Jetstar Pacific hoàn toàn mới với nhiều ưu điểm nổi trội mới.

  • d) Pacific Airlines chuyển đổi thành Jetstar Pacific

Thứ 2, ngày 14/04/2024, Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines và hãng hàng không Jetstar Airways của Australia đã chính thức công bố các kế hoạch thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược và thương mại, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh doanh bằng thương hiệu Jetstar tại thị trường Việt nam và khu vực Châu Á.

Các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BSA) và hợp đồng sử dụng khai thác thương hiệu (BA) giữa Jetstar Airways và Pacific Airlines, cùng với bộ máy điều hành gồm các cán bộ cao cấp của Pacific Airlines, Jetstar Airways và Qantas đã được thiết lập và được Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) của Việt Nam và hãng Hàng không Quốc gia Australia (Qantas Airways) cùng các cổ đông khác của Pacific Airlines phê duyệt.

Một số nét cơ bản của bản thỏa thuận như sau:

  • Pacific Airlines sẽ có tên giao dịch thương mại là Jetstar Pacific
  • Đội máy bay mới và các cải tiến dịch vụ trên không
  • Hoạt động kinh doanh tiếp thị và công tác quảng bá hình ảnh của Jetstar Pacific sẽ theo tiêu chuẩn và thương hiệu Jetstar.
  • Khi mua vé máy bay với Jetstar Pacific, khách hàng sẽ có thêm nhiều lựa chọn mua sản phẩm kèm theo như bảo hiểm đi lại, đặt phòng khách sạn, thuê xe và các chương trình du lịch trọn gói.
  • Một chương trình khách hàng thường xuyên (FFP) chung cho khách hàng của tất cả các hãng hàng không kinh doanh dưới thương hiệu Jetstar.
  • Trang chủ mới bằng tiếng Việt trên Internet tại địa chỉ www.jetstar.com, cùng với cam kết “Giá rẻ hàng ngày. Mọi người cùng bay”
  • Thêm nhiều lựa chọn mới đối với đại lý bán vé máy bay

Hình 13. Năm mục tiêu chính của Jetstar Pacific

Hoạt động với chi phí thấp nhất để có thể mang

  • Thương hiệu Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Pacific Airlines đổi tên giao dịch thương mại là Jetstar Pacific (Jetstar Pacific Airlines Joint Stock Aviation Company – Công ty hàng không cổ phần Jetstar Pacific) và kinh doanh dưới thương hiệu Jetstar. Tất cả các yếu tố liên quan đến thương hiệu bao gồm phòng vé máy bay, tại sân bay, đồng phục của tiếp viên, phi công, màu sơn của máy bay được thiết kế với hai màu đặc trưng của thương hiệu Jetstar là màu cam và màu đen. Bên cạnh đó, logo trên đuôi máy bay nổi bật với hình ngôi sao năm cánh màu cam cùng với chữ Jetstar.com trên thân máy bay.

Điều đặc biệt là bộ đồng phục mới cho tiếp viên người Việt Nam do Jetstar Pacific thiết kế. Màu cam đặc trưng của Jetstar được tô điểm trên phần cổ áo và tay áo sẽ hòa quyện và trở nên nổi bật trên nền màu đen của những bộ đồng phục mới gọn gàng, hoạt bát và tươi trẻ.

  • Mạng đường bay

Hiện nay, Jetstar Pacific khai thác 8 đường bay nội địa Việt Nam và quốc tế với 130 chuyến bay khứ hồi/tuần. Kế hoạch khai thác sắp tới của Jetstar Pacific sẽ tăng gấp 8 lần so với hiện nay.

Kể từ ngày 1/6/2024, Jetstar Pacific khai thác 3 đường bay mới từ Hà Nội đến Đà Nẵng, Huế, Nha Trang và ngược lại. Tiếp đến, Jetstar Pacific sẽ khai thác các đường bay mới giữa TP Hồ Chí Minh và Đà Lạt; giữa TP Hồ Chí Minh và Buôn Mê Thuột vào giữa quý 3 năm 2024, cùng với việc tiếp nhận chiếc máy bay A320 đầu tiên. Bên cạnh đó, Jetstar Pacific cũng có kế hoạch sớm mở các đường bay từ Hà Nội tới Đà Lạt, Buôn Mê Thuột và Cần Thơ.

Vào quý 4/2024, Jetstar Pacific sẽ chính thức khai thác các đường bay quốc tế trong khu vực Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Malaysia, Singapore va Campuchia. Điều này sẽ làm cho việc đi lại bằng đường hàng không trở nên thuận lợi hơn đối với người Việt Nam.

Hiện nay, các hãng hàng không kinh doanh dưới thương hiệu Jetstar đang khai thác các chuyến bay thường lệ đến Việt Nam với tần suất như sau:

  • Giữa TP Hồ Chí Minh và Singapore: 16 chuyến/tuần bằng máy bay A320
  • Giữa TP Hồ Chí Minh và Sydney: 3 chuyến/tuần bằng máy bay A330

Trang chủ mới www.jetstar. bằng tiếng Việt  Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Kể từ giữa năm 2024, tất cả các hãng hàng không kinh doanh dưới thương hiệu Jetstar, bao gồm cả Jetstar Pacific và các đại lý bán vé máy bay sẽ cùng sử dụng và khai thác chung một trang web trên Internet tại địa chỉ www.jetstar.

Khi truy cập vào địa chỉ www.jetstar., các đại lý bán vé máy bay có thể bán trên toàn bộ mạng đường bay của tất cả các hãng hàng không kinh doanh dưới thương hiệu Jetstar, bao gồm các chặng bay nội địa Việt Nam, các chặng bay quốc tế trong khu vực, các chuyến bay đường dài đến Australia và cả các chặng bay trong nội địa Australia và NewZealand.

  • e) Phân tích thuận lợi và bất lợi khi Pacific Airlines chuyển thành Jetstar Pacific

Là hãng hàng không thứ hai ở Việt Nam, Pacific Airlines là mô hình mới của nền kinh tế nước ta khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa. Pacific Airlines đã trải qua bao thăng trầm để tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay. Nhưng từ 23/5/2024, Pacific Airlines đã chính thức đổi tên thành Jetstar Pacific (Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines). Vậy tại sao Pacific Airlines lại quyết định đổi tên thành Jetstar Pacific? Qua hợp đồng nhượng quyền thương hiệu này Jetstar Pacific cũng như ngành hàng không dân dụng Việt Nam sẽ được những lợi gì và có thể sẽ mất những gì?

Điều được lớn nhất với Jetstar Pacific là thương hiệu mạnh của Jetstar. Trước đây, Pacific Airlines là cái tên không mấy ý nghĩa trên thương trường hàng không, nhiều năm liền kinh doanh không hiệu quả. Nay mang thương hiệu của Jetstar, là một hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng và hoạt động mạnh trên thế giới, Jetstar Pacific có nhiều cơ hội để lớn mạnh và phát triển. Đổi tên nhưng mã code BL của Pacific Airlines vẫn được Jetstar Pacific sử dụng trên tất cả các chuyến bay theo đúng quy định của Luật hàng không, chứ không phải là mã code JQ của Jetstar Airways. Điều này có nghĩa là hai hãng Jetstar Airways và Qantas Airways của Australia không được khai thác thương quyền của Jetstar Pacific.

Với ngành hàng không Việt Nam, khi có yếu tố nước ngoài tham gia, cạnh tranh sẽ góp phần thúc đẩy thị trường hàng không trong nước phát triển. Khi ấy bản thân hãng lớn độc quyền bấy lâu nay là Vietnam Airlines sẽ phải nhìn lại để cải tổ bộ máy, đem lại quyền lợi thiết thực hơn cho khách hàng. Điều này có thể nhận thấy rất rõ ở lĩnh vực viễn thông khi có sự tham gia của Viettel Telecom, S-Fone…bên cạnh hãng độc quyền VNPT. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

Tuy vậy, việc đổi tên này cũng đem lại những bất lợi, đó là: cái tên Pacific Airlines có từ 17 năm nay, giờ biến mất, thay vào đó là một thương hiệu lạ của nước ngoài. Ngoài việc Jetstar cử người tham gia vào hầu hết các lĩnh vực trong ban lãnh đạo của Jetstar Pacific thì thương hiệu Jetstar sẽ áp dụng cho tất cả các lĩnh vực của Jetstar Pacific, bao gồm: Marketing, trang trí máy bay, chính sách kinh doanh, trang web đặt chỗ, đồng phục cho nhân viên…Vậy còn biểu hiện nào, dù là bên ngoài, để mọi người có thể nhận ra đây là một hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam?

Câu hỏi khác đặt ra: trong tình hình giá xăng dầu và các chi phí khác tăng mạnh như hiện nay, việc Jetstar Pacific đưa ra giá vé rẻ bất ngờ cùng những chiêu khuyến mại như thế thì phần lãi còn lại có hay không? Với hơn 70% là vốn của Nhà nước thì phía bị thiệt hại nhiều nếu Jetstar Pacific làm ăn thua lỗ là phía Việt Nam chứ không phải là Jetstar hay Qantas.

Không chỉ vậy, Luật Hàng không Việt Nam hiện chưa cho phép một hãng hàng không nước ngoài nào kinh doanh trên trục bay nội địa Việt Nam (một quyền mà Tổ chức Hàng không thế giới IATA thừa nhận), vậy việc Jetstar đưa được thương hiệu của mình vào khai thác nội địa Việt Nam có phải là một cách lách luật?

Qantas là một hãng hàng không hùng mạnh, Jetstar là công ty con của Qantas, một nhà vận chuyển giá rẻ đang nổi trên thị trường khu vực. Jetstar có mạng lưới trên toàn Australia, với hơn 40 điểm đến ở Châu Á – Thái Bình Dương có nghĩa là sẽ có hành khách của Jetstar đến/đi từ 40 điểm đó có thể cùng Jetstar đi/đến rất nhiều điểm ở Việt Nam. Điều này không thể không ảnh hưởng đến các hãng hàng không Việt Nam như Vietnam Airlines, nhất là các hãng hàng không mới và sắp được thành lập (Vietjet Air, Air Speed Up…) và chuẩn bị cất cánh vào cuối năm nay.

Trên đây là nhận định về những thuận lợi và bất lợi khi Pacific Airlines chuyển thành Jetstar Pacific. Tuy nhiên, xét một cánh toàn diện thì những thuận lợi để phát triển Jetstar Pacific thành hãng hàng không lớn mạnh cũng như cơ hội để ngành hàng không Việt Nam tiến lên vẫn lớn hơn, hứa hẹn đem lại bước phát triển mới cho thị trường hàng không dân dụng Việt Nam.

Thật vậy, Jetstar Pacific mới chính thức được chuyển đổi từ 23/5/2024, nhưng hãng đã có những chiến lược Marketing rất độc đáo. Ngay ngày đầu ra mắt, Jetstar Pacific sử dụng chiến lược siêu khuyến mại, bán 10.000 vé máy bay cho tất cả các đường bay nội địa với giá vé siêu rẻ là 15.000đ/vé. Cùng với đó là hàng loạt quảng cáo của hãng được đăng trên VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam, các banner quảng cáo của Hãng được đặt tại các trang báo điện tử có lượng truy cập lớn tại Việt Nam như www.dantri, www.vnexpress, Jetstar Pacific còn tham gia tài trợ chương trình “Giờ vàng Euro 2024”… Có thể nói, đây là những chiến lược khôn khéo, đã mang lại hiệu quả tức thời cho Hãng, kết quả là trong thời gian ngắn Hãng đã thu hút được sự chú ý của người dân Việt, khởi đầu cho quá trình kinh doanh và phát triển mới của Jetstar Pacific.

Tóm lại, chương II của Khóa luận đã đưa ra tổng quan về mô hình hàng không giá rẻ và phân tích được quá trình hình thành, phát triển và chiến lược Marketing của đại diện 5 hãng hàng không giá rẻ lớn hoạt động tại Việt Nam. Qua đó, thấy được sự đa dạng của các kiểu chiến lược Marketing mà các hãng đã và đang áp dụng ở Việt Nam Từ đó, thấy được triển vọng phát triển của mô hình hàng không giá rẻ tại khu vực, đồng thời rút ra được những kinh nghiệm và bài học để đưa ra một số đề xuất xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hàng không giá rẻ của Việt Nam qua chuơng III dưới đây. Khóa luận: Mô hình hàng không giá rẻ và chiến lược Marketing.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Khóa luận: Xây dựng chiến lược Marketing sản phẩm hàng không

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x