Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật công chứng được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 đến nay chưa đầy 8 năm song đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó đáng chú ý là bước đầu đã thực hiện xã hội hóa công tác công chứng, xây dựng được mạng lưới công chứng rộng khắp trong cả nước. Theo Báo cáo tổng kết 5 năm triển khai Luật công chứng 2006 của Bộ Tư pháp năm 2013: Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
Trước khi Luật công chứng được ban hành, cả nước có 353 công chứng viên được bổ nhiệm. Đến năm 2012, sau 5 năm thi hành Luật công chứng, tổng số công chứng viên được bổ nhiệm là 1.606 người (tăng 1.253 người). Nhìn chung, số lượng các công chứng viên được bổ nhiệm tăng dần theo từng năm: Năm 2007: bổ nhiệm 55 công chứng viên; Năm 2008: bổ nhiệm 117 công chứng viên; Năm 2009: bổ nhiệm 166 công chứng viên; Năm 2010: bổ nhiệm 297 công chứng viên; Năm 2011: bổ nhiệm 325 công chứng viên; Năm 2012: Bổ nhiệm 293 công chứng viên. Trong số 1.606 công chứng viên được bổ nhiệm nêu trên, có 1.180 công chứng viên đang hành nghề (trong đó có 438 công chứng viên của Phòng công chứng và 742 công chứng viên của Văn phòng công chứng). Trong 5 năm thi hành Luật công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được 6.964.014 việc; tổng số phí công chứng thu được là 2.577.497.952.000 đồng (Hai nghìn năm trăm bảy mươi bảy tỉ bốn trăm chín mươi bảy triệu chín trăm năm mươi hai nghìn đồng chẵn); tổng số thù lao công chứng thu được là 176.190.662.000 đồng (Một trăm bảy mươi sáu tỉ một trăm chín mươi triệu sáu trăm sáu mươi hai nghìn đồng chẵn); tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước là 977.415.407.000 đồng (Chín trăm bảy mươi bảy tỉ bốn trăm mười lăm triệu bốn trăm linh bảy nghìn đồng chẵn) [7].
Người dân được tạo điều kiện thuận lợi khi đi công chứng, không còn cảnh xếp hàng, chen chúc như các năm trước. Hoạt động công chứng đã và đang có bóng dáng chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa, từng bước hòa nhập với các tổ chức công chứng quốc tế. Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động công chứng có thể xảy ra đối với bất kỳ công chứng viên nào, dù thuộc văn phòng công chứng hay phòng công chứng. Một khi rủi ro xảy ra thì trách nhiệm vật chất của công chứng viên có thể rất lớn, tùy thuộc vào giá trị hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Hoạt động công chứng là một hoạt động đặc thù và trong quá trình thực hiện công việc của mình, công chứng viên có thể gây thiệt hại và vấn đề bồi thường phải được đặt ra. Hiện nay, do cách thức quản lý hoạt động công chứng, do tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức công chứng với nhau còn bộc lộ nhiều bất cập dẫn tới tình trạng công chứng viên công chứng sai gây thiệt hại cho đương sự. Bên cạnh đó những bất cập, sự không đồng nhất trong quy định của pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra như: Luật công chứng 2006, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009, Luật viên chức 2010, Bộ luật dân sự 2005… dẫn đến khi có tranh chấp xảy ra, vấn đề có hay không trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Cơ sở pháp lý giải quyết bồi thường thiệt hại đối với công chứng viên và điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra gồm những gì? Cách thức xác định mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu? Các biện pháp bảo đảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng như thế nào?
Trước yêu cầu của thực tế, để giải quyết triệt để vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng, tránh những thiệt hại xảy ra không đáng có cho các bên và công chứng viên; đồng thời góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, tác giả chọn đề tài:“Trách nhiệm bồi thường do công chứ ng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam“ làm luận văn thạc sĩ của mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
Nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng tới mục đích làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, bản chất, nội dung của vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra, thông qua đó đề xuất những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng hướng tới xây dựng hoạt động công chứng thực sự an toàn, lành mạnh, đúng pháp luật góp phần thực hiện thắng lợi quá trình cải cách tư pháp ở nước ta.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn được đặt ra là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng như: Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ý nghĩa của việc xác định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.
- Sơ lược về lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng những bất cập trong các quy định về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những đánh giá về thực trạng, bất cập trong các quy định về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu này, luận văn nghiên cứu về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra dưới góc độ lý luận, phân tích những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra đồng thời chỉ ra vướng mắc trong hoạt động thực tiễn của những chế định này.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về cải cách tư pháp.
Đồng thời, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp lịch sử; phương pháp đàm thoại (trao đổi ý kiến với các chuyên gia đầu ngành, những người làm công tác thực tiễn lâu năm); phương pháp khảo sát thực tiễn vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra.
5. Tình hình nghiên cứu đề tài và những điểm mới của luận văn Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
Từ trước tới nay chỉ có một số bài viết rất sơ sài về công chứng, trách nhiệm của công chứng viên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng. Luận văn là công trình khoa học đầu tiên về vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam từ trước tới nay.
Là công trình luận văn đầu tiên đề cập và giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng, luận văn có những điểm mới sau:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra, góp phần nâng cao nhận thức về nội dung, bản chất của vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra.
- Luận văn khảo cứu các quy định pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định đó.
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng mà luận văn đưa ra sẽ giúp ích cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, các công chứng viên và Tòa án nói riêng nhận thức sâu sắc và đúng đắn vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.
Chương 2: Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều giai đoạn thể hiện bản chất khác biệt. Chúng ta có thể khái quát các giai đoạn phát triển cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Giai đoạn thứ nhất: Trong thời kỳ cổ đại, khi chính quyền trong xã hội còn chưa được tổ chức một cách vững chãi, các cá nhân, mỗi khi bị xâm phạm vào quyền lợi được tự ý trả thù để trừng phạt đối phương, hoặc bắt đối phương làm nô lệ, hay lấy tài sản của họ. Chế độ này còn được gọi là chế độ tư nhân phục thù.
Giai đoạn thứ hai: Người gây ra sự tổn hại có thể nộp một số tiền chuộc hay thục kim cho nạn nhân để tránh trả thù. Chế độ này còn được gọi là chế độ thục kim. Chế độ thục kim đã trải qua hai giai đoạn phát triển: 1) Khi chưa có sự can thiệp của pháp luật, các bên tự thỏa thuận với nhau về tiền chuộc, đó là chuộc lỗi tự nguyện; 2) Nhờ sự can thiệp của chính quyền, các bên tranh chấp bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng cách trả cho nhau số tiền chuộc lỗi theo ngạch giá do pháp luật quy định, đó là chế độ thục kim bắt buộc. Tiền thục kim này có thể coi như vừa là một hình phạt, vừa có tính chất bồi thường thiệt hại. Vào thời kỳ Luật 12 bảng, Cổ luật La Mã mới bắt đầu chuyển từ chế độ tự ý thục kim sang bắt buộc thục kim.
Giai đoạn thứ ba: Chứng kiến sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự. Chính quyền, trước hết can thiệp để trừng phạt những tội phạm chỉ liên quan đến trật tự xã hội, không liên hệ đến cá nhân. Sự can thiệp này rất cần thiết vì nếu không có sự thanh trừng của xã hội, những vụ phạm pháp này không được chú ý tới vì không làm hại trực tiếp đến quyền lợi của tư nhân. Sự can thiệp của chính quyền dần dần được nới rộng đến sự phạm pháp liên quan đến quyền lợi của các cá nhân như các vụ ẩu đả, trộm cắp. Về phương diện hình sự, cá nhân mất hết quyền phục thù và chỉ còn quyền xin bồi thường tổn hại của mình về dân sự. Tuy trong một số trường hợp, Luật La Mã đã tiến tới sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự nhưng nhà làm luật chưa quy định được một nguyên tắc trách nhiệm tổng quát, bắt buộc người gây ra tổn thất phải bồi thường thiệt hại trong bất luận trường hợp nào.
Việt Nam, cổ luật cũng không tách biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm thuộc luật tư và cũng chỉ giải quyết các vấn đề thuộc trật tự công. Vì vậy, các điều luật trong bộ luật cổ như bộ Quốc triều Hình luật của nhà Lê hay Hoàng Việt Luật lệ của Gia Long đều quy định các điều khoản trách nhiệm về luật hình ví dụ: Điều 582 Quốc triều Hình luật đã quy định:
Nếu những súc vật và chó đã húc, đá và cắn người mà cách làm hiệu và ràng buộc không đúng phép – (theo đúng phép vật nào hay húc người thì phải cắt hai sừng, đá người thì phải buộc hai chân, cắn người thì phải cắt hai tai) – hay là chó dại mà không giết thì người chủ phải phạt 60 lượng. Nếu vì cớ trên, có người chết hay bị thương thì phải tội quá thất. Nếu cố ý thả ra để làm cho người chết hay bị thương thì phải tội kém tội đánh người bị thương hay đánh chết người một bậc. Người được thuê đến để chữa bệnh cho súc vật, hay là người cố trêu chọc những vật kia, mà bị thương hay chết, thì người chủ không phải tội [56].
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam cũng quy định sự bồi thường. Đối với trường hợp đánh người bị thương, Điều 468 Quốc triều Hình luật đã quy định sự nuôi bảo cô, ví dụ: Đánh bị thương bằng chân tay thì phải nuôi 10 ngày, bằng vật khác thì phải nuôi 20 ngày, bằng thứ có mũi nhọn hay bằng nước sôi, lửa, thì phải nuôi 40 ngày, đánh gãy xương thì phải nuôi 80 ngày… Nhưng ngoài những trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam không phân biệt rõ rệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự và cũng không nêu lên một nguyên tắc tổng quát nào về trách nhiệm dân sự.
Giai đoạn hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định và điều chỉnh bởi Luật tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã được đặt ra ở tất cả các nước. Ở Việt Nam, bồi thường thiệt hại hiện nay được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự theo đó người có hành vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 307 Bộ luật dân sự 2005 và chương XXI Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường… Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất do mình gây ra.
1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước… trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn có những đặc điểm riêng sau đây:
- Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh.
- Về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện nhất định là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
- Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại.
- Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng đối với chủ thể khác như: Cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý; bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra…
1.1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là cách phân loại cơ bản nhất, xác định được rõ hai loại trách nhiệm này sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật dân sự một cách đúng đắn.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Như vậy, cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao gồm:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở một hợp đồng có trước, tức là giữa người được hưởng bồi thường và người gây ra thiệt hại trước đó phải có một quan hệ hợp đồng. Nếu giữa hai bên không tồn tại một hợp đồng nào thì nếu có thiệt hại xảy ra bao giờ cũng sẽ là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và bên gây thiệt hại chỉ có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chính vì vậy, bồi thường thiệt hại trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng và vi phạm đề nghị giao kết hợp đồng là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi lẽ hợp đồng chưa được giao kết giữa các bên hoặc được coi là chưa hề tồn tại.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, tức là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng gây ra. Nếu giữa các bên tồn tại quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không phải là do vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh cũng không phải là trách nhiệm theo hợp đồng. Ví dụ, A thuê B đến sơn lại nhà cho mình. Trong quá trình làm việc, B đã ăn trộm chiếc điện thoại của A và đã bán cho người khác. Trong trường hợp này không thể tìm lại chiếc điện thoại thì A chỉ có thể khởi kiện B yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệ hợp đồng đó. Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được áp dụng khi hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia trong hợp đồng đó. Do đó, nếu người thứ ba có lỗi để gây ra thiệt hại cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên trong hợp đồng gây ra thiệt hại cho người thứ ba thì trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể là trách nhiệm ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác.
So với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có một số khác biệt như sau:
- Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định. Trong khi đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ có thể phát sinh trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên như: Buộc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, phạt vi phạm và/ hoặc bồi thường thiệt hại.
- Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định như: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi. Tuy nhiên, bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, cơ sở phát sinh trách nhiệm là do các bên thỏa thuận nên các bên cũng có thể thỏa thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể không bao gồm đầy đủ những điều kiện trên như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi cũng vẫn phải bồi thường thiệt hại…
- Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại… Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ có thể áp dụng đối với các bên tham gia hợp đồng mà không thể áp dụng đối với người thứ ba.
- Về mức bồi thường: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên tắc là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại chỉ có thể được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ. Còn đối với bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì các bên có thỏa thỏa thuận ngay trong hợp đồng về mức bồi thường bằng, thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra và khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì mức bồi thường sẽ áp dụng mức do các bên thỏa thuận.
Việc phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặc biệt có ý nghĩa trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng nguyên đơn chỉ cần chứng minh thiệt hại là do người gây thiệt hại đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng gây ra còn trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bên bị thiệt hại ngoài việc chứng minh thiệt hại còn phải chứng minh hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Đối chiếu với những quy định về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng, việc coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng vẫn có những quan điểm trái chiều. Quan điểm thứ nhất cho rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên trong hoạt động công chứng chỉ có thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Quan điểm này lập luận rằng, trong hoạt động công chứng khi công chứng viên tiếp nhận và giải quyết một yêu cầu công chứng thì giữa các chủ thể này không giao kết với nhau bất cứ một bản hợp đồng nào dưới dạng hợp đồng cung cấp dịch vụ (như quy định về hợp đồng dịch vụ tại mục 7, chương XVIII, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2005 hay tại mục 1, chương IV Luật công chứng 2006 về trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch). Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
Quan điểm thứ hai cho rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên trong hoạt động công chứng vẫn là trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Quan điểm này cho rằng giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng mặc dù không tồn tại một bản hợp đồng cụ thể nào nhưng khi đứng ra cung cấp dịch vụ công chứng theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên đã mặc nhiên giao kết một bản hợp đồng theo những điều khoản, điều kiện đã được quy ước, tương tự như hợp đồng vận chuyển hành khách (Xem Mục 8, chương XVIII Bộ luật dân sự 2005). Quan điểm thứ hai lấy điểm a khoản 1 Điều 35 Luật công chứng 2006 làm cơ sở pháp lý và coi “Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu” có vị trí, vai trò tương tự như “vé” trong hợp đồng vận chuyển hành khách, cụ thể: “vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên” (khoản 2 Điều 528 Bộ luật dân sự 2005 và các điều 68, 69, 70 và 71 Luật giao thông đường bộ năm 2008). Theo cá nhân tôi, căn cứ vào bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và tính chất đặc thù của công chứng viên cho nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên phải là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần
Căn cứ vào lợi ích bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bồi thường tổn thất vật chất thực tế được tính thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần được hiểu là người gây thiệt hại cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Việc phân biệt hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định nghĩa vụ chứng minh và mức bồi thường: Về nguyên tắc, người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại xảy ra và mức bồi thường sẽ bằng mức thiệt hại. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất còn trong trường hợp bồi thường thiệt hại về tinh thần thì tổn thất về tinh thần là những tổn thất không thể nhìn thấy, không thể tính toán và không thể định lượng được. Chính vì vậy, trong trường hợp này pháp luật cần quy định một mức nhất định để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp một người có hành vi xâm phạm đến các quyền nhân thân của người khác.
Trong hoạt động công chứng thiệt hại vật chất xảy ra là điều dễ hiểu vì nó luôn gắn liền, đi đôi với các hợp đồng, giao dịch trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Dân sự, kinh tế, thương mại… (xem Điều 2 Luật công chứng 2006). Tuy nhiên, có hay không trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần trong hoạt động công chứng hiện vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp một cách thỏa đáng. Có ý kiến cho rằng trong hoạt động công chứng không thể tồn tại thiệt hại về tinh thần, có quan điểm lại cho rằng trong hoạt động công chứng vẫn có thiệt hại về tinh thần. Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006:
Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân. Khác với thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần không có tiêu chí chung để xác định cho mọi cá nhân bởi điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân là khác nhau [52].
Giả sử khi công chứng viên công chứng những hợp đồng, giao dịch có liên quan tới quan hệ nhân thân như công chứng di chúc, văn bản phân chia tài sản chung vợ chồng…sự suy sụp về tâm lý, tình cảm đối với người yêu cầu công chứng có thể xảy ra. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần trong hoạt động công chứng cũng được đặt ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân chia thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu do hành vi của con người gây ra. Trường hợp này người gây thiệt hại đã thực hiện hành vi dưới dạng hành động hoặc không hành động và hành vi đó chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại như hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, cây cối đổ gẫy gây ra thiệt hại, nhà công trình xây dựng bị sụt, đổ gây thiệt hại, gia súc gây thiệt hại…
Việc phân loại hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Đối với trường hợp bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra thì một điều kiện không thể thiếu là hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật. Trong khi đó, bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra vì không có hành vi nên điều kiện này không thể được xem xét đến. Ngoài ra, việc phân loại này còn có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường: Về nguyên tắc thì người nào có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì người đó phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra, còn đối với bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra thì về nguyên tắc trách nhiệm lại thuộc về chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý tài sản đó chứ không phải thuộc về tất cả mọi người đang chiếm giữ tài sản đó.
Hiện nay, Bộ luật dân sự 2005 chưa quy định về trường hợp một người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản như chiếm hữu thông qua hợp đồng dân sự (ví dụ thông qua hợp đồng thuê, mượn, gửi giữ…) hoặc chiếm hữu tài sản do pháp luật quy định (chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, gia súc, gia súc, gia cầm bị thất lạc…) gây thiệt hại cho người khác thì ai phải bồi thường. Xét về nguyên tắc theo quy định của pháp luật hiện nay thì chủ sở hữu vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường. Quy định như vậy sẽ không phù hợp vì trong trường hợp này chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu của mình cho người khác và việc kiểm soát, quản lý tài sản đã nằm ngoài ý chí của chủ sở hữu. Trong trường hợp này, pháp luật cần quy định về người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người chiếm hữu hợp pháp bởi lẽ tài sản hiện đang thuộc quyền nắm giữ, quản lý và kiểm soát của người này.
Đối chiếu với Luật công chứng 2006, bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra chính là hành vi của công chứng viên khi tác nghiệp. Hành vi của công chứng viên “chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác” [33, Điều 2] nếu gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng thì phải bồi thường thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại của công chứng viên có thể phát sinh khi công chứng viên công chứng không đúng pháp luật đối với một yêu cầu công chứng cụ thể và cũng có thể phát sinh khi công chứng viên từ chối những yêu cầu công chứng hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nói theo cách khác, thiệt hại trong hoạt động công chứng hoàn toàn có thể xảy ra bởi hành vi hành động hoặc không hành động của công chứng viên. Ngược lại, đối với bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong hoạt động công chứng thì dường như không tồn tại.
Trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thường riêng rẽ
Căn cứ vào mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân loại thành trách nhiệm bồi thường liên đới và trách nhiệm bồi thường riêng rẽ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới được hiểu là trách nhiệm nhiều người mà theo đó thì mỗi người trong số những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại và mỗi người trong số những người có quyền đều có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ cho mình. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại riêng rẽ là trách nhiệm nhiều người mà theo đó thì mỗi người có trách nhiệm chỉ phải chịu trách nhiệm đối với phần thiệt hại do mình gây ra và mỗi người trong số những người có quyền cũng chỉ có quyền yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường những tổn thất mà mình phải gánh chịu.
Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định cách thức thực hiện nghĩa vụ, căn cứ phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Đối với trách nhiệm liên đới thì khi một bên thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình trách nhiệm vẫn chưa chấm dứt mà họ còn phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại. Khi một người gây thiệt hại đã thực hiện trách nhiệm bồi thường thì sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn lại giữa những người có trách nhiệm khác với người đó và khi một người trong số những người bị thiệt hại đã yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường toàn bộ thiệt hại cho mình thì phải hoàn lại phần tương ứng cho những người bị thiệt hại khác. Đối với trách nhiệm riêng rẽ thì khi một người thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình hoặc khi một người có quyền yêu cầu đã yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đối với mình thì quan hệ nghĩa vụ của họ với người khác sẽ chấm dứt.
Từ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới và trách nhiệm bồi thường thiệt hại riêng rẽ nêu trên, chúng ta thấy hiện vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng là trách nhiệm liên đới hay riêng rẽ. Có ý kiến cho rằng công chứng viên phải “Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng” [33, Khoản 3, Điều 3] và “Công chứng viên vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” [33, Điều 58]. Trong khi tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ “Bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng” [33, Khoản 5 Điều 32] và “Tổ chức hành nghề công chứng vi phạm quy định của Luật này thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật” [33, Điều 59]. Như vậy, chính trong Luật công chứng 2006 lại ngầm quy định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng hoàn toàn độc lập với nhau. Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc tổ chức hành nghề công chứng vẫn là chủ thể duy nhất có trách nhiệm đứng ra bồi thường thiệt hại cho dù thiệt hại đó do công chứng viên hay tổ chức hành nghề công chứng gây ra. Sau đó đến lượt mình, tổ chức hành nghề công chứng hoàn toàn có thể yêu cầu người gây thiệt hại bồi hoàn lại khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã đứng ra chi trả cho người yêu cầu công chứng sẽ phù hợp với tinh thần Điều 618 và Điều 619 Bộ luật dân sự 2005.
Trách nhiệm hỗn hợp và trách nhiệm độc lập
Căn cứ vào yếu tố lỗi và mức độ lỗi của cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được phân thành trách nhiệm hỗn hợp và trách nhiệm độc lập. Trách nhiệm hỗn hợp là trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà trong đó cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi. Trách nhiệm độc lập là trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà người bị thiệt hại là người hoàn toàn không có lỗi.
Việc phân biệt hai loại trách nhiệm này sẽ có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm bồi thường và mức thiệt hại. Theo quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự 2005 khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Yếu tố lỗi là một trong những thành tố pháp lý quan trọng tạo lập cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Từ cách thức lấy yếu tố lỗi làm tiêu chí phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chúng ta thấy rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên hoàn toàn có thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại hỗn hợp hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại độc lập. Từ kinh nghiệm thực tế hành nghề với tư cách một công chứng viên tôi thấy nếu căn cứ vào yếu tố lỗi (bao gồm cả lỗi cố ý và lỗi vô ý), thiệt hại xảy ra trong hoạt động công chứng có thể được chia ra làm ba trường hợp.
Trường hợp thứ nhất: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của công chứng viên khi tiến hành công chứng không đúng trình tự, thủ tục luật định.
Trường hợp thứ hai: Thiệt hại xảy ra do lỗi hỗn hợp của cả công chứng viên và người yêu cầu công chứng.
Trường hợp thứ ba: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của phía người yêu cầu công chứng như người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin phục vụ việc công chứng không chính xác. Cụ thể như giá cả trong hợp đồng mua bán tài sản vì Bộ luật dân sự 2005 quy định giá do các bên đương sự tự thỏa thuận cho nên công chứng viên không có cơ sở pháp lý để kiểm soát hoặc trong trường hợp hai bên cố tình che giấu một giao dịch như việc vay mượn tiền thông qua công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.
Trách nhiệm bồi thường của cá nhân, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân, các tổ chức khác và trách nhiệm bồi thường Nhà nước
Căn cứ vào chủ thể chịu trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân loại thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân, các tổ chức khác và trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được hiểu là trách nhiệm dân sự mà theo đó thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về cá nhân người gây thiệt hại hoặc đại diện theo pháp luật của người đó như cha mẹ, người giám hộ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân và các tổ chức khác được hiểu là trách nhiệm dân sự phát sinh đối với pháp nhân hoặc các tổ chức khác trong trường hợp người của pháp nhân và các tổ chức gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhân hoặc tổ chức giao cho. Trách nhiệm bồi thường Nhà nước được hiểu là khi cán bộ, công chức gây thiệt hại thuộc phạm vi bồi thường Nhà nước thì Nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại chứ không phải chính cán bộ, công chức hay cơ quan quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường.
Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể phải bồi thường và việc xác định nghĩa vụ hoàn lại: Đối với trường hợp người của pháp nhân hoặc tổ chức gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, hành vi của họ được hiểu là hành vi của pháp nhân chính. Vì vậy theo quy định của pháp luật dân sự (Điều 618, 619, 620, 621 Bộ luật dân sự 2005) thì trách nhiệm trước hết thuộc về pháp nhân, tổ chức. Sau khi người có trách nhiệm bồi thường đã thực hiện xong thì nếu người gây thiệt hại có lỗi sẽ làm phát sinh nghĩa vụ hoàn lại của người có hành vi gây thiệt hại cho pháp nhân, tổ chức đó. Ngoài ra, việc phân loại này còn có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm bồi thường, trình tự, thủ tục bồi thường… bởi lẽ nếu là trách nhiệm Nhà nước thì sẽ bị giới hạn phạm vi áp dụng do đặc thù Nhà nước là một chủ thể đặc biệt thực hiện việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; tiền bồi thường thuộc ngân sách Nhà nước do đó việc thực hiện trình tự, thủ tục bồi thường cũng không giống với trách nhiệm bồi thường thiệt hại thông thường.
Bên cạnh đó, nếu căn cứ vào lĩnh vực bồi thường thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được phân loại thành bồi thường trong lĩnh vực hành chính, hình sự, tố tụng hình sự, sở hữu trí tuệ. Nếu căn cứ vào số lượng chủ thể chịu trách nhiệm có thể phân trách nhiệm bồi thường thiệt hại thành trách nhiệm một người và trách nhiệm nhiều người; căn cứ vào điều kiện lỗi có thể phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố lỗi và bồi thường thiệt hại không cần có yếu tố lỗi; căn cứ các yếu tố có liên quan đến pháp luật nước ngoài hay không có thể phân trách nhiệm bồi thường thiệt hại thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong nước và trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài… Tuy nhiên, những cách phân loại này không có nhiều ý nghĩa nên không được đề cập đến trong phạm vi bài luận văn này.
Cách thức phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại lấy chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm tiêu chí để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai hiện đang tồn tại một cách rất rõ nét trong lĩnh vực công chứng. Chúng ta thấy có cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân, các tổ chức khác và trách nhiệm bồi thường của nhà nước hiện hữu trong hoạt động công chứng.
1.2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
1.2.1. Khái niệm về công chứng Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
Công chứng là một nghề xuất hiện từ rất xưa, cách đây hàng ngàn năm Hy Lạp, Ai Cập, đặc biệt là ở La Mã đã có những người làm dịch vụ văn tự. Nghề công chứng bắt đầu phát triển tương đối mạnh vào khoảng thế kỷ XIV, XV. Trong thời gian này có việc chứng nhận bản sao giấy tờ, nhưng chủ yếu vẫn là chứng nhận hợp đồng, giao dịch. Thuật ngữ Notariat (tiếng Pháp, Đức,…) hay Notary (tiếng Anh), đều có gốc Latinh là Notarius có nghĩa là ghi chép. Nghiên cứu các tài liệu về công chứng cho thấy, trên thế giới có ba hệ thống công chứng chủ yếu là: Hệ thống công chứng La tinh tương ứng với hệ thống luật La Mã (còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự Civil Law); hệ thống công chứng Ănglo Saxon tương ứng với hệ thống pháp luật Ănglo Saxon (Common Law) và hệ thống công chứng Collectiviste (công chứng tập thể) tương ứng với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (Sovietique). So sánh các hệ thống công chứng cho thấy, mặc dù giữa hệ thống công chứng La tinh và hệ thống công chứng Ănglo Saxon có sự khác biệt nhau về cách thức tổ chức, hoạt động, trình tự, thủ tục công chứng, song quan niệm về công chứng ở hai hệ thống này về cơ bản tương đồng. Cả hai hệ thống này đều coi công chứng là một nghề tự do, công chứng viên hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình.
Tuy nhiên, công chứng là một nghề đặc biệt, đòi hỏi công chứng viên phải có trình độ chuyên môn (luật) và kỹ năng nghiệp vụ được nhà nước công nhận để có thể đảm bảo tính xác thực cho các hợp đồng vốn rất phức tạp, đa dạng, công chứng viên do nhà nước bổ nhiệm hoặc công nhận theo các điều kiện, tiêu chuẩn do luật định và hoạt động theo chế độ chứng chỉ hành nghề. Có thể thấy rõ điều đó qua pháp luật thực định về công chứng của một số nước như: Cộng hòa Pháp (một điển hình của hệ thống công chứng La tinh), Điều 1 Pháp lệnh số 452500 ngày 02/11/1945 về Điều lệ công chứng của Cộng hòa Pháp quy định: “Công chứng viên là viên chức công, được bổ nhiệm để lập các hợp đồng và văn bản mà theo đó, các bên phải hoặc muốn đem lại tính xác thực giống như các văn bản của các cơ quan công quyền và để đảm bảo ngày, tháng chắc chắn, lưu giữ và cấp các bản sao văn bản công chứng” [53]. Ở Vương quốc Anh (một trong các điển hình của hệ thống công chứng Ănglo Saxon), quy chế công chứng năm 1801, 1833, 1834 quy định:
Công chứng viên là viên chức được bổ nhiệm để thực hiện các hành vi công chứng sau: Soạn thảo, chứng nhận hoặc xác lập chứng thư và các giấy tờ khác có liên quan đến việc chuyển nhượng hoặc xác lập giấy tờ khác có liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản và tài sản cá nhân, giấy ủy quyền liên quan đến bất động sản và tài sản cá nhân ở Anh, xứ Wales, các nước khác thuộc khối cộng đồng Anh hoặc ở nước ngoài; chứng nhận hoặc xác nhận các giấy tờ liên quan đến di chúc, lập kháng nghị hàng hải về sự cố xảy ra đối với tàu và hàng hóa trên tàu trong thời gian tàu đi trên biển [54].
Hệ thống công chứng Collectiviste lại có quan niệm về công chứng khác với hệ thống công chứng La tinh và hệ thống công chứng Ănglo Saxon. Hệ thống công chứng tập thể phát triển mạnh vào các năm 70 của thế kỷ XX đến trước những năm 1990 như Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu trước đây, các nước xã hội chủ nghĩa Cuba, Trung Quốc, Việt Nam… Hệ thống công chứng Collectiviste, công chứng chưa được coi là một nghề, công chứng viên là công chức nhà nước, kiêm nhiệm cả việc chứng thực (thị thực hành chính); việc công chứng được giao cho cả các chủ thể không phải là công chứng viên đảm nhiệm; công chứng viên không có chứng chỉ hành nghề, không phải chịu trách nhiệm dân sự trước khách hàng, chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính trước nhà nước về những sai phạm trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, hiện nay trong hệ thống công chứng Collectiviste, hầu hết các nước đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đều có sự đổi mới trong quan niệm về công chứng phù hợp với quan niệm của hệ thống công chứng La tinh và hệ thống Ănglo Saxon, đó là xác định công chứng là một nghề tự do đặt dưới sự quản lý của nhà nước và đang từng bước tiến hành cải cách công chứng từ mô hình công chứng nhà nước sang mô hình công chứng tự do. Ví dụ: ở Ba Lan, Điều 1 Luật số 176 ngày 14/02/1991 về công chứng quy định: “Công chứng viên được bổ nhiệm để lập những văn bản mà trong đó, các bên phải hoặc muốn đem lại một tính đích thực” [55].
Việt Nam, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 15/11/1945 Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 59/SL quy định về “Thể lệ thị thực các giấy tờ”. Tiếp đó, ngày 29/02/1952 Sắc lệnh số 85/SL về “Thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất” được ban hành. Theo hai Sắc lệnh này, một số việc chứng nhận các giấy tờ giao cho Ủy ban kháng chiến hành chính (nay là Ủy ban nhân dân) các cấp thực hiện.
Ngày 10/10/1987 Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 574/QLTPK về công chứng nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Công tác chứng thực của Ủy ban nhân dân các địa phương được cải tiến và nâng cao một bước về chất lượng; đồng thời Phòng Công chứng nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được thành lập.
Ngày 27/02/1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 45/HĐBT về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước. Đây là văn bản đầu tiên quy định toàn diện về tổ chức và hoạt động công chứng trong bối cảnh một số quy định liên quan đến công chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao hơn đã được ban hành, như: Pháp lệnh thừa kế (30/8/1990), Pháp lệnh nhà ở và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành gần như cùng thời điểm (26/3/1991 và 29/4/1991). Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 định nghĩa:
Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa [26]. Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
Nghị định này cũng quy định: “Công chứng viên chứng nhận bản sao giấy tờ, tài liệu từ bản chính” [26]. Các huyện, thị xã nơi chưa có phòng công chứng nhà nước thì Ủy ban nhân dân huyện, thị xã được quyền thực hiện các việc công chứng, cụ thể là: Chứng nhận hợp đồng dân sự; chứng nhận giấy ủy quyền; chứng nhận di chúc; chứng nhận bản sao giấy tờ, tài liệu tiếng Việt.
Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của nước ta sau 5 năm đã có những biến đổi lớn, những quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về công chứng nói riêng phải được hoàn thiện một bước cho phù hợp. Nhất là sau khi Luật đất đai năm 1993 và Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực thi hành. Ngày 18/5/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/CP về tổ chức và hoạt động công chứng thay thế cho Nghị định 45/HĐBT ngày 27/02/1991. Nghị định này đã cụ thể hóa một phần các quy định của Bộ luật dân sự, đổi mới một bước và tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục phát triển hoạt động công chứng ở nước ta. Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 cũng định nghĩa về công chứng như Nghị định 45/HĐBT và quy định Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh có thẩm quyền chứng thực một số việc và chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực việc từ chối nhận di sản, chứng thực di chúc và các việc khác do pháp luật quy định. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính giấy tờ như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ khác có quyền cấp bản sao các giấy tờ đó cho đương sự.
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, nhiều quy định của Nghị định 31/CP ngày 18/05/1996 đã tỏ ra bất cập, không còn phù hợp với thực tế. Do vậy, ngày 08/12/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực thay thế cho Nghị định 31/CP. Quy định của Nghị định 75/2000/NĐ-CP bước đầu có sự tách bạch giữa công chứng và chứng thực, tức là đã có sự phân biệt giữa hoạt động của cơ quan chuyên trách thực hiện công chứng là phòng công chứng và cơ quan kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ này là Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Theo đó: “Công chứng là việc Phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực của của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác và thực hiện các việc khác theo quy định của Nghị định” [14] còn chứng thực là “việc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ” [14, Điều 2]. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa công chứng và chứng thực về cơ bản mới chỉ ở khía cạnh chủ thể thực hiện công chứng, chứng thực, có nghĩa là cùng một việc, nếu do Phòng Công chứng thực hiện thì được gọi là công chứng, còn nếu do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện thì được gọi là chứng thực.
Luật đất đai năm 1993 và Bộ luật dân sự năm 1995 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của pháp luật Việt Nam trong quá trình thực hiện chính sách đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, Luật đất đai năm 1993 và Bộ luật dân sự năm 1995 đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những vấn đề cần sửa đổi bổ sung để pháp luật Việt Nam tương thích với pháp luật của các nước khác trên thế giới. Trước những đòi hỏi đó, Luật đất đai năm 2003 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004; Bộ luật dân sự năm 2005 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 và Luật nhà ở đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Trong các Luật này có một số quy định liên quan đến công chứng, chứng thực, đặc biệt là phần quy định về thẩm quyền công chứng, chứng thực.
Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật công chứng (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007). Luật công chứng 2006 đã có sự phân định rõ ràng giữa công chứng và chứng thực, Điều 2 Luật công chứng định nghĩa: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng” [33]. Như vậy, các tổ chức hành nghề công chứng chỉ tập trung chứng nhận các hợp đồng, giao dịch dân sự, mà không thực hiện các việc chứng thực như: Sao y, chứng nhận chữ ký… Các việc này được chuyển giao về cho Phòng Tư pháp cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ.
1.2.2. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
Khi nói đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại là đề cập đến một tình thế buộc một người phải thực thực hiện một hành vi hoặc có trách nhiệm gánh chịu những bất lợi về tài sản hoặc nhân thân của người mang trách nhiệm đó. Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa – Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là “trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần phải bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại” [52].
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một dạng của trách nhiệm dân sự, bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng. Việc xác định bên nào có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp này đã được các bên thỏa thuận, cam kết thực hiện một cách rất chi tiết, tỉ mỉ trong bản hợp đồng đã giao kết. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác về tài sản, tính mạng, các quyền nhân thân mà trước đó giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có giao kết hợp đồng hoặc giữa họ có giao kết hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc hành vi vi phạm hợp đồng.
Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cá nhân công chứng viên gây ra khi thi hành chức nghiệp. Hành vi gây thiệt hại của công chứng viên trong quá trình tác nghiệp là việc công chứng viên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình, thủ tục công chứng, gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng. Vì thế, để xác định được có hay không trách nhiệm bồi thường của công chứng viên thì chúng ta phải chứng minh được trong hoạt động công chứng, công chứng viên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình, thủ tục công chứng do luật định và gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.
1.2.3. Mục đích và ý nghĩa của việc quy định chế định bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng
Luật công chứng 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích của người yêu cầu công chứng, tổ chức, cá nhân khác bị xâm phạm do hành vi công chứng của công chứng viên gây ra. Công chứng viên khi công chứng nếu gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả thiệt hại thực tế xảy ra.
Ngoài ra, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra còn nhằm mục đích để các công chứng viên ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp của mình, tránh tình trạng lạm quyền tiến hành công chứng sai, không đúng sự thật, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.
Chế định bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra có ý nghĩa làm cho hoạt động công chứng được tiến hành nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.3.1. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng trước năm 2006 Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
Trước khi Luật công chứng năm 2006 ra đời, công chứng viên là cán bộ, công chức và nằm trong biên chế nhà nước, tổ chức hành nghề công chứng cũng là cơ quan nhà nước nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra là trách nhiệm bồi thường nhà nước. Điều này được ghi nhận một cách trực tiếp trong một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng hay được thừa nhận một cách gián tiếp trong các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức thời điểm đó.
Nhìn một cách tổng thể, bồi thường thiệt hại là một trách nhiệm pháp lý mang tính truyền thống đã tồn tại khá lâu trong quy định về công chứng nước ta. Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác công chứng nhà nước đã khẳng định:
Công chứng viên, những người được giao thực hiện các việc làm công chứng của Ủy ban nhân dân các địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ được khen thưởng. Những người cố ý hoặc vì vô trách nhiệm làm sai chức năng, nhiệm vụ của mình, vi phạm pháp luật hoặc các quy định về hoạt động công chứng sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành [2].
Như vậy, ngay từ văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho chế định công chứng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên đã được ghi nhận một cách gián tiếp, thông qua nội dung mang tính định hướng “bị xử lý theo pháp luật hiện hành”.
Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên lại không được đề cập tới: “Công chứng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước; người nào vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ thì tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự” [26, Điều 33]. Đến khi Nghị định số 31/CP ngày 18/05/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công chứng nhà nước ra đời thay thế cho Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991, trách nhiệm bồi thường thiệt hại lần đầu tiên mới được khẳng định một cách chính thức: “Người nào vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ về công chứng thì tùy theo mức độ nặng hoặc nhẹ mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường” [11, Điều 36].
Tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng trong thời kỳ này, chúng ta thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên chỉ được khẳng định về mặt nguyên tắc (xem các Điều 36 Nghị định số 31/CP; Điều 72 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP…) nên cơ chế, trình tự, thủ tục tiến hành bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra được thực hiện theo những quy định được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức. Cụ thể, khoản 5 Điều 39 Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và năm 2003) chỉ rõ: “Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật” [50]. Tìm hiểu toàn văn pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và năm 2003) và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức; Thông tư số 05/1999/TT-TCCP ngày 27/3/1999 của Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức; Nghị định số 47/CP ngày 03/05/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Điều 17 Nghị định số 47/NĐ-CP chỉ rõ:
Công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng phải hoàn trả khoản tiền bồi thường cho cơ quan mình theo phương thức: Hoàn trả một lần bằng tài sản riêng của mình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định hoàn trả hoặc trừ dần vào thu nhập nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập từ tiền lương và phụ cấp hàng tháng, nếu có [12].
Đồng thời, văn bản này cũng ấn định một cách khá cụ thể quy trình xác định mức thiệt hại (xem các điều 7, 8, 9, 10 và 11, Nghị định số 47/1997/NĐ-CP). Tóm lại, thiệt hại do công chứng viên là công chức, viên chức nhà nước gây ra khi tác nghiệp sẽ được tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng) trực tiếp đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Chúng ta nên hiểu người bị thiệt hại có thể chính là người yêu cầu công chứng hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến yêu cầu công chứng đó. Và rồi, đến lượt mình, công chứng viên có trách nhiệm bồi hoàn cho tổ chức hành nghề công chứng khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Đây cũng chính là quy định mang tính truyền thống trong những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng tại Việt Nam qua các thời kỳ.
1.3.2. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng từ năm 2006 đến nay
Sau khi Luật công chứng 2006 có hiệu lực pháp lý, trách nhiệm bồi thường trong hoạt động công chứng có một số thay đổi nhất định. Về mặt bản chất pháp lý, lúc này đã xuất hiện thêm các công chứng viên không phải là công chức. Kết luận trên được đưa ra sau khi chúng tôi tìm hiểu nội dung của Luật công chứng 2006, Luật cán bộ, công chức 2008, Luật viên chức 2010…Cụ thể, Điều 7 Luật công chứng 2006 khẳng định: “Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng” [33], trong khi khái niệm “Cán bộ, công chức” được mô tả như sau tại Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008. Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [34].
Đối với viên chức, tại Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [37].
Sau khi tham khảo thêm một số điều luật của Luật công chứng 2006 (Xem các điều 23, 24, 26…Luật công chứng 2006), chúng ta thấy hiện đang tồn tại ba loại công chứng viên khác nhau: Công chứng viên là công chức (công chứng viên đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo trong phòng công chứng), công chứng viên là viên chức (công chứng viên không giữ các chức danh lãnh đạo của phòng công chứng) và công chứng viên không phải là công chức, viên chức (toàn bộ số công chứng viên hành nghề tại các văn phòng công chứng). Tiếp đó, chúng ta có thể chia các công chứng viên hành nghề tại văn phòng công chứng thành hai bộ phận. Đó là công chứng viên kiêm chủ văn phòng công chứng (công chứng viên bỏ vốn đứng ra thành lập văn phòng công chứng) và công chứng viên làm thuê. Nếu như các công chứng viên hành nghề tại văn phòng công chứng sẽ được tổ chức hành nghề công chứng mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (xem khoản 7 Điều 32 Luật công chứng 2006) thì cơ chế thực hiện trách nhiệm bồi thường đối với công chứng viên là công chức, viên chức vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp một cách chính thức.
Căn cứ vào nội dung khoản 2 Điều 55 Luật viên chức 2010: “Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập” [37]. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rằng cơ chế thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên làm việc tại phòng công chứng mà không nắm giữ chức danh lãnh đạo được thực hiện theo quy định của Luật viên chức 2010, trong khi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên là công chức, hiện vẫn có hai quan điểm trái chiều. Quan điểm thứ nhất cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên là công chức được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009. Quan điểm thứ nhất dựa trên nội dung điểm b, khoản 2 Điều 65 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2010 (ngày Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 có hiệu lực thi hành) thì Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 05 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra và các văn bản hướng dẫn thi hành hết hiệu lực thực hiện. Hơn thế nữa, Luật cán bộ công chức năm 2008 không dành bất cứ một điều luật nào để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra. Điều này có nghĩa là trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra sẽ được áp dụng theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009.
Quan điểm thứ hai lại khẳng định cơ chế thực hiện trách nhiệm bồi thường của công chứng viên là công chức không được áp dụng theo nội dung Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009. Quan điểm này dựa trên nội dung Điều 1 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 xác định “Phạm vi điều chỉnh”, theo đó:
Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại [36].
Và nội dung:
Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án [36, Khoản 1 Điều 3].
Điều này một lần nữa lại được khẳng định tại Điều 13 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 xác định “Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính” [36]. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm dân sự và theo các quy định của pháp luật hiện hành, trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ công chứng chỉ xuất hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ngoại trừ nội dung Điều 61 Luật công chứng 2006 quy định “xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng bất hợp pháp” có xuất hiện thêm hình thức “chấm dứt hành vi vi phạm”.
Luật công chứng 2006 quy định rất cụ thể, chi tiết từng nhóm đối tượng cũng như loại trách nhiệm pháp lý mà cá nhân hay tổ chức đó phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật có liên quan một cách trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động công chứng. Tất cả các hình thức trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự đều được áp dụng trong khi chỉ có hai hình thức của trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chấm dứt hành vi vi phạm mới hiện diện trong lĩnh vực công chứng.
Về mặt nguyên tắc, tổ chức hành nghề công chứng dù được thành lập và hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào (đơn vị sự nghiệp, công ty hợp danh hay một doanh nghiệp tư nhân) đều phải trực tiếp chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên của tổ chức mình gây ra cho người yêu cầu công chứng. Sau đó, đến lượt mình công chứng viên có lỗi trong khi tác nghiệp, gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng sẽ có trách nhiệm bồi hoàn cho tổ chức hành nghề công chứng một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Cho dù cung cấp một loại dịch vụ công có chất lượng được pháp luật quy định như nhau nhưng cơ chế bồi thường thiệt hại áp dụng cho mỗi hình thức tổ chức hành nghề công chứng nói chung và thậm chí là cho mỗi công chứng viên lại có những điểm khác biệt nhất định. Chính quy định này khiến cho quyền lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng không được bảo đảm một cách trọn vẹn, thống nhất. Luận văn: Việc bồi thường do công chứng viên gây ra ở VN
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Tổng quan bồi thường thiệt hại của công chứng viên