Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về tác động MT ở nông thôn Thái Nguyên hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên Luận văn: Tổng quan về tác động MT ở nông thôn Thái Nguyên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Định Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên gần 60 km.
Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thái Nguyên có vị trí hết sức quan trọng về an ninh, quốc phòng; kinh tế,… và đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế của vùng Trung du miền núi bắc bộ và của đất nước. Cần phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng và huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tạo ra bước đột phá mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội một cách hiệu quả và bền vững.
- Phía Bắc và phía Đông huyện Định Hóa giáp tỉnh Bắc Kạn
- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang
- Phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương
Huyện có 24 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn và 23 xã. Dân số hiện nay là 91.385 người, mật độ dân số trung bình của huyện là 175,49 người/km2. [12]
Các thành phần dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện gồm: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Cao Lan, Hoa, Sán dìu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
2.1.1.2. Thời tiết khí hậu Luận văn: Tổng quan về tác động MT ở nông thôn Thái Nguyên
Khí hậu thủy văn
Định Hoá chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Ở đây mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân đạt 1.700mm/năm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9, cường độ mưa lớn nhất vào hai tháng 7 và 8. Mùa khô lượng nước bốc hơi thường cao hơn lượng mưa, thường có sương muối và rét đệm kéo dài, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây dài ngày.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình của huyện là 22,50C; từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau có nhiệt xuống thấp nhất trong năm. Đặc biệt là tháng 1 nhiệt độ trung bình ở huyện chỉ đạt 14,90C.
Ẩm độ
Ẩm độ trung bình trong năm biến động từ 80 – 85%, các tháng mùa mưa có ẩm độ khá cao từ 83 – 87%. Ẩm độ cao kéo dài gây khó khăn lớn cho việc chế biến và bảo quản nông sản. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện làm cho dịch bệnh phát sinh ở cây trồng, vật nuôi và người.
2.1.1.3. Đặc điểm địa hình huyện Định Hóa
Là một huyện vùng núi nên địa hình đặc trưng là các dãy núi có độ dốc lớn và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối và các khe rạch. Địa hình của huyện nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ cao trung bình khoảng 250 m. Phía Tây là những dãy núi đất có độ cao trung bình từ 300 – 400 m, tầng đất dày. Phía Nam là dãy núi đất xen với đồi thấp có độ cao trung bình từ 100 – 150 m.
Huyện Định Hóa nằm ở khu vực tương đối cách biệt, hay nói cách khác, huyện nằm ở vị trí vĩ độ cao và điều kiện tiếp cận với thị trường là rất ít. Vì vậy, có sự khác nhau trong quá trình phân bổ nguồn lực cả về chất lượng và số lượng. Ngoài ra còn có sự khác nhau giữa các dân tộc với các điều kiện kinh tế, văn hoá – xã hội khác nhau.
Huyện Định Hoá là nơi bắt nguồn của 3 con sông chính: Sông Chu, sông Công và sông Đu. Các nhánh của 3 con sông này phát triển thành hình nan quạt, phân bố khá đồng đều trên các vùng của huyện. Nhiều vùng đất sông suối được bồi đắp từ 3 con sông trên. Ngoài ra, những hệ thống suối nhỏ cũng có tác dụng cho sản xuất nông nghiệp; đặc biệt cây lúa; đồng thời còn phục vụ sinh hoạt của một số hộ gia đình vào mùa khô. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho huyện Định Hoá để phát triển hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Có thế mạnh trồng lúa nước và một số loại rau màu đòi hỏi nghiêm ngặt về chế độ nước tưới của nhân dân trong huyện.
2.1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và tình hình sử dụng đất đai của xã Luận văn: Tổng quan về tác động MT ở nông thôn Thái Nguyên
Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở đánh giá của FAO – UNESCO, huyện Định Hoá có 6 loại đất chính:
- Đất phù sa sông suối (Py)
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl)
- Đất nâu đỏ trên đá gabro (Fk)
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs)
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs)
Huyện Định Hoá có địa hình khá phức tạp gồm những dãy núi đá vôi cao xen lẫn gò đồi và những vùng đất bằng phẳng, thuận tiện cho canh tác nông nghiệp và đa dạng hoá cây trồng. Đất đai của huyện được chia làm 3 loại chính là: đất phù sa sông suối, đất bồi tụ trồng lúa,đất feralit.
Tình hình sử dụng đất đai của huyện
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đối với mỗi hộ trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đồng thời để cây trồng phát triển và sinh trưởng tốt thì đất đai phải phù hợp với từng loại cây trồng. Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, không tự sinh ra vì vậy yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội, đồng thời đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm. Qua đó, có thể làm tăng khối lượng của cải vật chất cho con người, cho xã hội đồng thời tận dụng được lao động dư thừa của xã hội. Diện tích đất tự nhiên của huyện không thay đổi qua các năm. Thay đổi lớn nhất và đáng chú ý nhất là diện tích rừng tự nhiên của huyện đã giảm một cách nghiêm trọng. Sau năm 2005 trên địa bàn huyện còn rất ít diện tích rừng tự nhiên trong khi rừng trồng có tăng nhưng diện tích tăng lại không đáng kể so với diện tích đã bị khai thác.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 52.075 ha. Năm 2007 đất nông nghiệp là 10.169 ha chiếm 17,61% diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp 26.630 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 727ha. Diện tích trồng lúa của huyện cả năm là 7.797 ha; năng suất lúa bình quân là 46,5 tạ/ha. Sản xuất nông nghiệp của huyện thuần nông chủ yếu là cây lúa và cây chè. [13]
Bảng 2.1 thể hiện tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hoá từ năm 2000 đến năm 2007 vừa qua. Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng từ 42 – 49% tổng diện tích đất. Diện tích rừng tự nhiên của huyện năm 2000 là 18.007 ha đến năm 2005 chỉ còn 17.185 ha và năm 2006 thì diện tích này đã bị khai thác hết (Niên giám thống kê huyện). Năm 2007 huyện đã trồng được 962,4 ha rừng đạt 113% kế hoạch đề ra nhưng diện tích trồng so với diện tích rừng tự nhiên đã mất của huyện không đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp của huyện dao động thấp chiếm khoảng 20% tổng số.
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai huyện Định Hóa qua các năm 2005 – 2007
Bảng 2.1 cho thấy diện tích nông nghiệp của huyện khá ổn định, có sự thay đổi qua các năm nhưng không lớn. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện đã được đưa vào sử dụng với các mục đích khác nhau có thể trồng rừng, đất ở, đất chuyên dùng,…tuy nhiên số này cũng còn rất lớn. Diện tích đất chuyên dùng bao gồm đường xá, trường học,…của huyện đã tăng qua các năm do các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn của huyện ngày càng được củng cố và mở rộng; đặc biệt tuyến đường từ đường số 3 vào thị trần chợ Chu, vào xã Phú Đình hiện nay đang được mở rộng và sửa chữa lại.
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội chung của huyện Định Hóa
2.1.2.1. Dân số – lao động
Năm 2007 dân số của cả huyện là 98.500 người; trong đó có 84,88% dân số sống ở nông thôn. Lực lượng lao động của huyện có 66.783 người, chiếm 67,8% tổng dân số. Định Hoá là nới sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc như: Tày, Nùng, Hoa, Sán Chí,…trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới hơn 50%. Tuy nguồn lao động của huyện phong phú nhưng lao động chủ yếu chưa qua đào tạo, nguồn nhân lực có trình độ cao còn ít.
Tổng dân số 2007 là 91.385 người, mật độ dân số 175,49 người/km2. Tốc độ tăng dân số của huyện năm 2005 là 0,09%; năm 2006 chỉ là -0,01%; nhưng năm 2007 là 1,95%. Bảng 2.2 cho thấy cơ cấu dân số của huyện trong 3 năm (2005 – 2007). Dân số của huyện tập trung chủ yếu ở thị trấn chợ Chu.
Bảng số liệu cho thấy dân số của huyện Định Hóa đã tăng trong những năm vừa qua; cơ cấu dân số vùng nông thôn chiếm khảng 90% dân số toàn huyện. Điều này cho thấy nông thôn vẫn là tiềm năng, thế mạnh với các nguồn lực về đất đai, lao động,… cho phát triển kinh tế huyện. Mật độ dân số trung bình của huyện đã dần tăng lên. Đồng thời, lao động và nhân khẩu bình quân trên hộ đã và đang tiếp tục tăng lên trong năm vừa qua.
Bảng 2.2: Tình hình nhân khẩu và lao động huyện Định Hóa năm 2005 – 2007
2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Luận văn: Tổng quan về tác động MT ở nông thôn Thái Nguyên
Định Hoá là huyện miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nơi đây là thủ đô kháng chiến nên thu hút được sự quan tâm, đầu tư của tỉnh Thái Nguyên cũng như của Chính phủ về mọi mặt cả kinh tế – văn hoá – xã hội.
Tình hình kinh tế – xã hội của huyện trong năm 2007 đã có được những kết quả tích cực. Kinh tế tiếp tục duy trì được tăng trưởng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Các nguồn lực cho đầu tư phát triển được huy động và sử dụng có hiệu quả. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; công tác giáo dục, y tế và các mặt xã hội có những chuyển biến tiến bộ; an ninh chính trị ổn định và giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng được tăng cường và củng cố vững chắc.
Một vài năm gần đây đã xảy ra nhiều bất lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp như: hạn hán, sâu bệnh hại cây trồng, giá vật tư phân bón tăng cao, dịch bệnh gia cầm, gia súc,…. gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển sản xuất tại các nông hộ. Tuy nhiên kết quả sản xuất nông – lâm nghiệp của huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI của huyện nhiệm kỳ 2006 – 2010 đã xác định cơ cấu kinh tế của huyện là “Nông – lâm nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng”. Trong đó nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (63,82%) và thế mạnh trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp là sản xuất lương thực, chè búp, thịt gia súc, gia cầm, gỗ, tre, nứa,.v.v.. a. Sản xuất nông – lâm nghiệp
Trồng trọt: – Cây lúa:
Tổng diện tích gieo cấy cả năm 2007 là 7.845,4/7590 ha, đạt 103,4% kế hoạch; năng suất bình quân 46,8 tạ/ha/vụ; sản lượng 36.717 tấn, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 1.015 tấn so với năm 2006.
Cây màu
Diện tích ngô là 1.304,7/1.300 ha, đạt 100,4% kế hoạch; năng suất bình quân 41,5 tạ/ha; sản lượng 5.415 tấn, đạt 111,2% kế hoạch, đây là năm có sản lượng ngô cao nhất từ trước tới nay. Năng suất và sản lượng một số cây màu khác đều đạt cao hơn so với năm 2006.
Cây chè
Định Hoá là huyện miền núi nên chủ yếu là phát triển kinh tế vườn đồi. Chính vì vậy, cây chè ngày càng khẳng định rõ nét tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện. Những năm gần đây nhờ sự phát triển về cây chè rộng rãi mà đời sống các hộ nông dân được nâng lên. Có thể nói, cây chè đã giúp người dân nơi đây nâng cao thu nhập, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Nhờ có được sự ưu ái từ thiên nhiên về thời tiết, khí hậu, đất đai… phù hợp nên cây chè nơi đây sinh trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó còn do việc chú ý đầu tư của người trồng chè và những quan tâm đặc biệt qua sự chỉ đạo cán bộ phòng nông nghiệp huyện đã góp phần cải thiện năng suất, chất lượng chè của huyện trong những năm gần đây. Theo nhận xét chung của người tiêu dùng Thái Nguyên là vùng chè đặc sản, chiếm phần lớn trên thị trường. Đây chính là điều kiện thuận để Định Hoá phát triển trở thành vùng chè trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên.
Năng suất và chất lượng sản phẩm từ loài cây thế mạnh của huyện tiếp tục được nâng cao qua việc thực hiện đề án phát triển vùng chè giai đoạn 2006 – 2010. Toàn huyện đã thực hiện trồng mới, trồng phục hồi 128,18/70 ha; đạt 183,115 kế hoạch tỉnh giao; trong đó diện tích trồng theo kế hoạch của huyện là 72,6/50 ha, đạt 145% kế hoạch; ngoài ra dự án Hội nông dân triển khai trồng 8 ha; diện tích trồng chương trình 135 là 47,56 ha. Chương trình thâm canh và cải tạo chè đã và đang được quan tâm thực hiện. Luận văn: Tổng quan về tác động MT ở nông thôn Thái Nguyên
Bảng 2.3: Kết quả một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Định Hóa năm 2005 – 2007
Chăn nuôi, thú y
Các chương trình, đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn huyện được thực hiện nhằm cải tạo đàn trâu, bò theo hướng lấy thịt và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong năm 2007 thực hiện các chương trình, dự án đã hỗ trợ cho các hộ mua được 1.156 con trâu, bò giống, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện phát triển ổn định. Mặc dù với diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh động vật như dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng,…
nguy cơ bùng phát dịch cao, nhưng công tác tuyên truyền, phòng dịch được triển khai giúp nhân dân trên địa bàn huyện giảm thiểu thiệt hại với dịch bệnh gia súc, gia cầm. Kết quả chăn nuôi, thú y của huyện Định Hoá trong 3 năm 2005 – 2007 được thể hiện trong bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4: Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Định Hóa năm 2005 – 2007
Với kết quả đã đạt được của huyện trong những năm qua chứng tỏ sự quan tâm của các cấp, các ngành giành cho nhân dân huyện Định Hoá. Tổng số trâu, bò, lợn và gia cầm đã tăng lên vượt mức kế hoạch của huyện. Tuy nhiên năm 2007 đã xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước và Định Hoá cũng không tránh khỏi vùng dịch. Chính vì vậy mà tổng số gia cầm đã giảm mạnh vào cuối năm 2007 dẫn đến sản lượng gia cầm lại thấp hơn so với những năm trước. Huyện cũng đã mở những chiến dịch tiêm phòng gia súc, gia cầm đối với từng hộ dân song không kịp với sự lây lan nhanh của dịch bệnh, địa bàn rộng, số lượng gia cầm lại rất lớn nên năm 2007 lượng gia cầm đã bị tiêu huỷ khá lớn gây thiệt hại cho nông dân trong xã nhất là các xã vùng sâu trong huyện.
Lâm nghiệp
Thực tế cho thấy hiện nay trên toàn địa bàn huyện Định Hóa rừng tự nhiên gần như không còn đáng kể. Rừng trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu là rừng trồng theo các chương trình dự án hỗ trợ. Năm 2007 tổng diện tích rừng trồng mới của cả huyện là 962,4 ha; đạt 113% kế hoạch tỉnh giao. Trong đó, diện tích rừng trồng mới theo kế hoạch của huyện là 854,3/850 ha; đạt 100,5% kế hoạch. Ngoài ra, nhân dân tự trồng 95,0 ha; trạm khuyến nông huyện triển khai 13,12 ha rừng mô hình. Cũng trong năm 2007 toàn huyện đã phát động phong trào quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt rừng phòng hộ. Vì vậy, tình hình khai thác vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn từng bước đã được kiểm soát. (Phụ lục 03)
Công nghiệp xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn (theo giá hiện hành) ước đạt 51,3/48 tỷ đồng, bằng 106,9% kế hoạch, tăng 12,3% so với năm 2006, chủ yếu tăng từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn đạt khoảng 240 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh thương mại có mức tăng trưởng khá, đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn. Các hoạt động dịch vụ được đẩy mạnh trong năm du lịch Quốc gia Thái Nguyên 2007. Số lượt khách đến thăm ATK Định Hóa tăng cao.
Các mặt hàng chính sách phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cung ứng kịp thời, tuy nhiên số lượng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống gian lận thương mại được đẩy mạnh, các trường hợp vi phạm được phát hiện và xử lý theo quy định.
Nhãn hiệu tập thể “Gạo bao thai Định Hóa” đã được cục sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ, là cơ sở và điều kiện thuận lợi để trong những năm tới huyện tăng cường sự chỉ đạo nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng loại sản phẩm này.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành bưu chính viễn thông, điện lực, nước sinh hoạt có những chuyển biến góp phần làm tăng giá trị sản xuất của huyện, đáp ứng kịp thời nhu cầu của cán bộ, nhân dân trong huyện.
2.1.3. Văn hóa – xã hội Luận văn: Tổng quan về tác động MT ở nông thôn Thái Nguyên
2.1.3.1. Công tác văn hóa thông tin, thể thao, truyền thanh – truyền hình Ngành văn hóa thông tin, truyền thanh – truyền hình đã bám sát các
nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đất nước và của huyện, tổ chức thành công lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa. Huyện cũng đang tiếp tục khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc. Chất lượng, thời lượng phát thanh, truyền hình ngày càng được cải tiến. Các cụm loa truyền thanh trên địa bàn được đầu tư xây dựng trong thời gian qua đã duy trì phát sóng khá đều đặn, góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương và phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng vào sản xuất cho nhân dân trong huyện.
2.1.3.2. Công tác giáo dục – đào tạo
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo của huyện đang có nhiều chuyển biến tích cực: tiếp tục giữ vững và phát triển quy mô ở các ngành học, bậc học. Duy trì tốt nền nếp dạy và học, từng bước đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện. Huyện vẫn tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục đúng độ tuổi.
2.1.3.3. Y tế, dân số, gia đình
Ngành y tế thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh; chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao. Các chương trình y tế cấp quốc gia được triển khai và thực hiện có hiệu quả.
Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân tiếp tục được duy trì.
Công tác dân số, gia đình và trẻ em tiếp tục được đẩy mạnh thông qua các chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn.
2.1.3.4. Nguồn nước Luận văn: Tổng quan về tác động MT ở nông thôn Thái Nguyên
- Nguồn nước mặt của huyện Định Hóa tập trung chủ yếu ở các suối, ao hồ trên địa bàn huyện. Nguồn nước này phục vụ cho sản xuất, tuy nhiên một số hộ gia đình trong xã vẫn sử dụng đây là nước sinh hoạt vào mùa khô (thiếu nước).
- Nguồn nước ngầm của huyện Định Hóa phần lớn dân cư khu vực nông thôn sử dụng cho sinh hoạt, một số phục vụ cho sản xuất vào mùa khô.
- Nước mưa: Đây là nguồn nước phục vụ chính cho sản xuất và sinh hoạt các xã vùng cao của huyện. Vào mùa khô, các giếng khoan hoặc đào đều bị cạn nước, nông dân chỉ chủ yếu trông chờ vào nước mưa.
- Nước máy: phần lớn mới chỉ phục vụ cho nhân dân tại khu vực thị trấn chợ Chu và khu vực Quán vuông.
- Ngoài ra năm 2007, xã Linh Thông còn được đầu tư xây dựng công trình “nước lọc” của sở Tài nguyên môi trường. Nguồn nước được lấy ở khe, suối lọc qua bể lọc sau đó đưa về làm nước uống và sinh hoạt cho một số hộ.
2.1.3.5. Công tác dân tộc và tôn giáo
Công tác quản lý Nhà nước về dân tộc – tôn giáo tiếp tục được chú trọng. Thực hiện tốt các chính sách về hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt tập trung, nước sinh hoạt hộ gia đình, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.4. Cơ sở hạ tầng của huyện
Trong những năm vừa qua được sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ và tỉnh Thái Nguyên, cơ sở hạ tầng của huyện Định Hoá đã có rất nhiều thay đổi. Đặc biệt các vấn đề chính như điện – đường – trường – trạm của huyện đã được nâng cấp, làm mới hoàn toàn khác hẳn so với những năm trước đây. Một số kênh mương phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp đã được xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả. Trường học tại các xã, thôn, bản được sửa chữa, xây dựng kiên cố,…
Định Hóa là một huyện miền núi nằm trong vùng an toàn khu, là thủ đô kháng chiến, do đó được Đảng và Chính phủ rất quan tâm để phát triển. Các tuyến đường từ quốc lộ 3 đi vào trung tâm huyện nay đang được mở rộng, làm mới lại; các tuyến đường từ trung tâm huyện tới các xã, thôn, bản đã rải nhựa kiên cố, rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán giữa những người dân trong huyện.
2.1.5. Tình hình môi trường ở huyện Định Hóa Luận văn: Tổng quan về tác động MT ở nông thôn Thái Nguyên
Môi trường và bảo vệ cân bằng môi trường sinh thái đang là vấn đề được cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Vì vậy, phát triển nông thôn, hiện đại hóa nông nghiệp và đô thị hóa nông thôn của huyện phải luôn tính đến việc bảo vệ và cải thiện môi trường bền vững. Nông – lâm – ngư nghiệp là các ngành sản xuất gắn với thiên nhiên, lấy cây trồng vật nuôi làm đối tượng nên môi trường sinh thái là điều kiện tự nhiên không thể thiếu. Môi trường sinh thái càng đa dạng, phong phú, sự cân bằng của môi trường càng bền vững thì khả năng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm càng có nhiều tiềm năng tạo ra các sản phẩm đặc sản có chất lượng độc đáo, có giá trị cao và là cơ sở để phát triển nông nghiệp bền vững của huyện.
Quá trình phát triển kinh tế là quá trình làm thay đổi đối tượng lao động, biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu người dân huyện Định Hóa. Việc phát triển kinh tế ồ ạt, công nghiệp hóa bằng bất cứ giá nào đã ảnh hưởng đến môi trường của huyện gây ra các tác hại như:
Nạn tàn phá rừng gây hiện tượng bão lũ, lụt lội tác động trực tiếp lên đất canh tác của huyện dễ bị xói mòn, rửa trôi; làm thay đổi khí hậu, thời tiết, làm gia tăng thiên tai địch họa,…
Công nghiệp và giao thông của huyện ngày càng phát triển.
Như vậy trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã có ảnh hưởng không tốt đối với môi trường tự nhiên của huyện Định Hóa như gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí…Do đó cùng với khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phải luôn chú trọng đến các yêu cầu của phát triển bền vững, đặc biệt giữ gìn và bảo vệ cân bằng môi trường sinh thái.
Tỉnh Thái Nguyên tham gia Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do UNICEF tài trợ từ tháng 9/1991 vốn đầu tư là 322,13 tỷ đồng gồm các nguồn khác nhau. Nhờ vậy, toàn tỉnh hiện có 66% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ số dân nông thôn giữa các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh được sử dụng nước sạch, chênh lệch đáng kể (cao nhất là 84% và thấp nhất là 60%, trong đó 90% trụ sở Ủy ban nhân dân, 80% số trường học, nhà trẻ, trạm xá nông thôn được sử dụng nước sạch). [14]
2.1.6. Quản lý tài nguyên – môi trường
Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên – môi trường tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Huyện đã triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 đối với 10 xã phía Bắc; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 419 hộ gia đình với diện tích 34,37 ha. Đã tích cực thực hiện việc giao đất, thu hồi đất, thống kê bồi thường, giải phóng mặt bằng 1 số dự án trọng điểm của huyện như: khu xử lý rác thải rắn thị trấn Chợ Chu, đường giao thông 268, công trình nước tưới sau hồ Bảo Linh,… Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện. Luận văn: Tổng quan về tác động MT ở nông thôn Thái Nguyên
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển KT nông thôn tỉnh Thái Nguyên