Luận văn: Tổng quan về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin quản trị trung tâm thẻ khối ngân hàng số – Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế nền kinh tế nước ta đang từng bước thực hiện cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là một yêu cầu bức thiết, cần có những bước đi kịp thời, phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Trong thời kỳ hội nhập, các tổ chức trung gian tài chính, điển hình là các sản phẩm và dịch vụ mới của các ngân hàng trong nước và nước ngoài cạnh tranh ngày càng khốc liệt, điều đó tạo sự thu hút quan tâm của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ mới. Do đó, đòi hỏi các ngân hàng cần đặt ra yêu cầu về sản phẩm mới, các dịch vụ tiện ích mới đem lại trải nghiệm thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Các sản phẩm và dịch vụ mới này được tạo ra bởi các ứng dụng công nghệ thông tin. Vì vậy các ngân hàng cần phải thay đổi các hệ thống cũ để nâng cấp hệ thống mới tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới tiện lợi mang lại lợi thế cạnh tranh. Luận văn: Tổng quan về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Chúng ta thấy các dịch vụ mới từ các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng liên tục phát triển như ATM , POS, thẻ debit, thẻ tín dụng quốc tế, v.v… đem lại nhiều lựa chọn cho khách hàng trong thanh toán với cơ chế bảo mật cao chống tin tặc ngày càng tinh vi. Bên trong các dịch vụ, sản phẩm mới này là một chuỗi các quy trình công việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản trị và vận hành một hệ thống rất phức tạp. Nếu không có một chuẩn mực về quản trị quy trình các công việc sẽ gây ra nhiều rủi ro cho hệ thống và tổn thất lớn cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng hết sức quan trọng để đảm bảo hệ thống chạy được trơn tru hơn, các công việc mang tính thủ công sẽ dần được tự động hóa, tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí hoạt động cho ngân hàng. Các sản phẩm, dịch vụ tiện ích được ra đời với chi phí rẻ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Hiện nay, nhiều thông tin trên báo, mạng, cho biết nhiều khách hàng bị đánh cấp thông tin, bị mất tiền từ thẻ ATM khi không thực hiện rút tiền, bị mất tiền từ thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng khi giao dịch thanh toán online trên các trang web thương mại điện tử , v.v…Do đó, các ngân hàng cần triển khai hệ thống an toàn thông tin và bảo mật trong ngân hàng để tránh rủi ro trong thanh toán cho khách hàng khi giao dịch.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2. Mục đích nghiên cứu

Nội dung đề tài này được tác giả phân tích từ ứng dụng công nghệ thông tin mà Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đang và đã triển khai nâng cấp hệ thống mới ngân hàng lỗi (core thẻ SmartVista). Công tác quản trị các sản phẩm mới, quản trị quy trình công việc, quản trị nguồn nhân lực, quản trị rủi ro trong thanh toán còn nhiều hạn chế gây ra nhiều rủi ro cho Trung tâm thẻ thuộc khối ngân hàng số – Ngân hàng Bưu điện Liên việt. Vì thế, tác giả chọn đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin quản trị Trung tâm thẻ – Khối ngân hàng số – Ngân hàng Bưu điện Liên việt.

Nội dung đề tài luận văn này được tác giả viết như sau:

  • Hệ thống hóa các lý thuyết về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị.
  • Phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin quản trị Trung tâm thẻ – Khối ngân hàng số – Ngân hàng Bưu điện Liên việt trên 4 khía cạnh: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm mới, trong quản trị nhân sự, trong quy trình nghiệp vụ công việc, trong quản trị rủi ro thanh toán.
  • Đề xuất các giải pháp phát triển hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin quản trị Trung tâm thẻ – Khối ngân hàng số – Ngân hàng Bưu điện Liên việt trên 4 khía cạnh trên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Tổng quan về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

3.1. Đối tượng nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm thẻ – Khối ngân hàng số – Ngân hàng Bưu điện Liên việt để đưa ra giải pháp hoàn thiện và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên 4 khía cạnh: quản trị phát triển sản phẩm mới, quản trị quy trình nghiệp vụ công việc, quản trị nhân lực, quản trị rủi ro trong thanh toán.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Giới thiệu tổng quan về Trung tâm thẻ Ngân hàng Bưu điện Liên việt, Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị các sản phẩm dịch vụ mới, quy trình nghiệp vụ công việc, quản trị nhân sự, quản trị rủi ro trong thanh toán. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và phát triển các nội dung trên.

Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Trung tâm thẻ thuộc Khối ngân hàng số – Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt

Về thời gian: Đề tài phân tích đối tượng nghiên cứu trong thời gian từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 3 năm 2019. Kết quả dự kiến nếu thực hiện các giải pháp hoàn thiện và phát triển trên đến tháng 10 năm 2019 sẽ hoàn thành.

4. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu bốn chương:

Chương 1. Giới thiệu tổng quan ngân hàng và Trung Tâm Thẻ – Khối ngân hàng số – Ngân hàng Bưu điện Liên việt.

Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị Trung Tâm Thẻ – Khối ngân hàng số – Ngân hàng Bưu điện Liên việt.

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị Trung Tâm Thẻ – Khối ngân hàng số – Ngân hàng Bưu điện Liên việt.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGÂN HÀNG VÀ TRUNG TÂM THẺ – KHỐI NGÂN HÀNG SỐ – NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

1.1. Giới thiệu về Ngân hàng và Trung tâm thẻ – Ngân hàng Bưu điện Liên việt Luận văn: Tổng quan về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

1.1.1. Giới thiệu chung

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ gần 7.500 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là một trong các Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…

LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.

Mô hình tổ chức

Cơ quan trung ương của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là Hội sở. Thông qua các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lưới bao gồm các Chi nhánh và Phòng Giao dịch trong cả nước.

Sứ mệnh

Cung cấp cho Khách hàng và Xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất lượng cao; Mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Xã hội. Luận văn: Tổng quan về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Tầm nhìn

Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam – Ngân hàng của mọi người.

Chiến lược kinh doanh

Bán lẻ – Dịch vụ – Kinh doanh đa năng.

Giá trị cốt lõi

Kỷ cương – Nhân bản – Sáng tạo.

Triết lý kinh doanh

  • Ba điều hướng tâm của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt:
  • Không có con người, dự án vô ích.
  • Không có Khách hàng, ngân hàng vô ích.
  • Không có Tâm – Tín – Tài – Tầm, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vô ích.
  • Cổ đông: Là nền tảng của Ngân hàng.
  • Khách hàng: Là ân nhân của Ngân hàng.

Khách hàng không phải lúc nào cũng đúng, nhưng luôn luôn là khách hàng!

Người lao động: Là sức mạnh của Ngân hàng.

Chăm lo đời sống cho người lao động theo phương châm “Sống bằng lương – giàu bằng thưởng”.

  • Thương trường: Là thước đo vị thế của mỗi tổ chức tham gia thị trường. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chỉ có đối tác, không có đối thủ.

Sản phẩm, dịch vụ:

  • Luôn cung cấp những sản phẩm dịch vụ khách hàng cần, chứ không phải sản phẩm dịch vụ Ngân hàng có.
  • Hiện đại hóa, hướng tới Ngân hàng di động.

Ý thức kinh doanh:

  • Thượng tôn pháp luật; Gắn Xã hội trong kinh doanh.
  • Tự tìm ra khiếm khuyết để hoàn thiện, nâng tầm kinh doanh là bí quyết thành công.

Slogan Liên kết phát triển

Logo nghĩa của Logo: Logo của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là thông điệp tinh túy thể hiện tầm nhìn đổi mới, tính công chúng rộng lớn, dễ nhận biết và đi vào lòng người.

Khối hình: Thoi vàng và đồng tiền cổ là sự hòa quyện tinh tế giữa hình thức và nội dung, giữa hiện đại và bản sắc, như hình với bóng thể hiện sự đoàn kết chặt chẽ, giống hình ảnh “con lật đật” dù vận động đổi mới, phát triển không ngừng, nhưng luôn ở thế cân bằng vĩnh cửu.

Logo cũng đảm bảo được yếu tố phong thủy theo bản sắc Phương Đông, khối hình và khối chữ ẩn chứa sự tinh túy “Sắc sắc không không”, “Hỏa thiên đại hữu” và “Thiên hỏa đồng nhân” với chân đế LienVietPostBank – Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, một nền móng vững chắc, AN TOÀN – PHÁT TRIỂN – BỀN VỮNG.

Logo được cấu trúc bởi 3 khối màu sắc (Màu trắng: Rõ ràng, minh bạch; Màu xanh: Đoàn kết vững chắc; Màu vàng cam: Hoàn thiện tinh tế) tạo thế chân kiềng vững chắc biểu tượng cho chữ TÍN – TÂM – TÀI, thể hiện ý nghĩa câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” – Ngân hàng của mọi người.

1.2. Giới thiệu sơ lược về Trung Tâm Thẻ – Khối ngân hàng số Luận văn: Tổng quan về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

1.2.1. Lịch sử ra đời

Từ khi Ngân hàng Bưu điện Liên việt được thành lập ngày 28/03/2008 đến năm 2016, Ngân hàng vẫn sử dụng hệ thống ngân hàng lõi Electra core (core thẻ) cũ gây ra nhiều hạn chế về quản trị các sản phẩm, dịch vụ, các tùy biến trong sản phẩm bị hạn chế gây khó khăn trong phát triển sản phẩm mới, quy trình quản trị nghiệp vụ công việc mang tính thủ công. Lúc đó, Trung tâm thẻ vẫn chưa thành lập mà chức năng và nhiệm vụ về hoạt động thẻ là do Khối ngân hàng điện tử đảm nhiệm.

Trước tình hình các ngân hàng đang chạy đua phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ số vào ngân hàng, Năm 2017, lãnh đạo Ngân hàng Bưu điện Liên việt đã thành lập Trung Tâm Thẻ thuộc khối Ngân hàng số đảm nhiệm các công việc từ ngân hàng điện tử và kết hợp Ví việt để phát triển và tăng năng lực cạnh tranh. Do đó, ngân hàng đã đầu tư mua phần mềm thẻ ngân hàng lõi SmartVista tiên tiến để ứng dụng và tạo ra các sản phẩm hiện tại và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới.

Trung tâm thẻ là trung tâm triển khai, vận hành, phát triển hệ thống thẻ, ATM, POS, các dịch vụ thẻ, phát hành thẻ, kết hợp bộ phận kinh doanh thẻ, Ví việt tạo ra các sản phẩm dịch vụ thẻ mới đem lại sự thỏa mãn tiện lợi nhất cho khách hàng. Là đơn vị giải quyết các vấn đề tra soát khiếu nại về dịch vụ thẻ, ATM, POS, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/24. Là đơn vị chịu trách nhiệm vấn đề an ninh, bảo mật hệ thống thẻ, ATM, POS bên cạnh kết hợp với Trung tâm công nghệ thông tin bảo mật an ninh hệ thống PC, Server, thiết bị mạng liên quan đến các hệ thống thẻ.

1.3. Cơ sở lý thuyết về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị ngân hàng Luận văn: Tổng quan về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

1.3.1. Cơ sở lý thuyết

Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng CNTT đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động của các doanh nghiệp. Việc chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến vị trí vai trò và cả nhu cầu của khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, nhà đầu tư v.v…

Các hoạt động đầu tư CNTT trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp như hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh,…Có nhiều mô hình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp, mỗi mô hình có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung mục đích là giúp doanh nghiệp xác định được lộ trình đầu tư và mối quan hệ giữa các thành phần trong bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải chọn cho mình mô hình đầu tư CNTT cho phù hợp để phát huy hiệu quả các khoản đầu tư, phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và phù hợp với năng lực khai thác công nghệ của doanh nghiệp.

Mô hình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp được tổng hợp theo 4 giai đoạn kế thừa nhau: Đầu tư cơ sở về CNTT; Tăng cường ứng dụng điều hành, tác nghiệp; Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất; Đầu tư để biến đổi doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế. Tại mỗi giai đoạn đều có những mục tiêu cụ thể và tuân theo các nguyên tắc cơ sở của đầu tư CNTT là: đầu tư phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp; đầu tư phải đem lại hiệu quả; đầu tư cho con người đủ để sử dụng và phát huy các đầu tư cho công nghệ.

Giai đoạn 1: Đầu tư cơ sở về CNTT

Giai đoạn này muốn nói đến sự đầu tư ban đầu của doanh nghiệp vào CNTT bao gồm các trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm và nhân lực. Mức độ trang bị “cơ bản” có thể không đồng nhất, tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu chính về cơ sở hạ tầng công nghệ (phần cứng & phần mềm) được trang bị đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên của doanh nghiệp như: trang bị máy tính, thiết lập mạng nội bộ (LAN), mạng diện rộng( WAN), thiết lập kết nối Internet, môi trường truyền thông giữa các văn phòng trong nội bộ hoặc giữa các đối tác; về con người được đào tạo để sử dụng được các hạ tầng trên vào một số hoạt động tác nghiệp hoặc quản lý của doanh nghiệp, các đầu tư trong giai đoạn này nhằm xây dựng “nền tảng” cho các ứng dụng CNTT tiếp theo.

Giai đoạn 2: Tăng cường ứng dụng điều hành, tác nghiệp

Mục tiêu của giai đoạn này là đầu tư CNTT để nâng cao hiệu suất hoạt động, hỗ trợ cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, cụ thể cho hoạt động của các phòng ban chức năng hoặc các nhóm làm việc theo nhiệm vụ. Đây là bước phát triển tự nhiên của hầu hết các doanh nghiệp, vì khối lượng thông tin cần xử lý tăng lên, và do đã có được các kỹ năng cần thiết về ứng dụng CNTT trong các giai đoạn trước. Các đầu tư nhằm tự động hóa các quy trình tác nghiệp, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp như triển khai các ứng dụng để đáp ứng từng lĩnh vực tác nghiệp và sẵn sàng mở rộng theo yêu cầu kinh doanh; chương trình tài chính-kế toán, quản lý nhân sự-tiền lương, quản lý bán hàng; các ứng dụng mang tính rời rạc, hướng tới tác nghiệp và thống kê, CNTT tác động trực tiếp đến phòng ban khai thác ứng dụng. Luận văn: Tổng quan về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Giai đoạn 3: Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất

Nếu coi giai đoạn 2 là giai đoạn số hóa cục bộ, thì giai đoạn 3 là giai đoạn số hóa toàn thể doanh nghiệp, chuyển từ cục bộ sang toàn thể là vấn đề lớn nhất của giai đoạn 3 này. Về cơ sở hạ tầng CNTT cần có mạng diện rộng phủ khắp doanh nghiệp, đảm bảo cho các luồng thông tin lưu chuyển thông suốt giữa các bộ phận; các phần mềm tích hợp và các cơ sở dữ liệu (CSDL) cấp toàn công ty là những công cụ chủ đạo hỗ trợ cho hoạt động quản lý và tác nghiệp; triển khai các giải pháp đồng bộ giúp doanh nghiệp thay đổi chất lượng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh như hệ thống ứng dụng ERP, SCM, CRM, v.v…Văn hóa số – được khởi đầu xây dựng và phát triển dần dần trong hai giai đoạn trước nay đã trở nên chín muồi, góp phần tạo nên văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, mà nền tảng là các chuẩn mực làm việc, các thước đo công việc mới, cùng hệ thống các quy định và công cụ đảm bảo cho việc thực thi đầy đủ các chuẩn mực đó trong toàn doanh nghiệp.

Giai đoạn 4: Đầu tư để biến đổi doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế

Đây là giai đoạn đầu tư CNTT nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại, tức là đầu tư CNTT vào các sản phẩm và dịch vụ để tạo nên ưu thế về giá, tạo nên sự khác biệt, và các sản phẩm khác, phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, các vấn đề kinh doanh trong thời đại Internet, cụ thể hơn là sử dụng công nghệ và các dịch vụ của Internet trong kinh doanh, có vai trò quyết định: xây dựng mạng nội bộ để chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp, kết nối mạng từ xa để chia sẻ có lựa chọn các nguồn thông tin với các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng,…Sử dụng Internet để hình thành các quan hệ Thương mại điện tử như B2B, B2C và B2G. Kế thừa phát huy sức mạnh trên nền tảng dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ đã hình thành trong doanh nghiệp đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới, kinh doanh toàn cầu, CNTT là công cụ đắc lực trong việc thực thi các chiến lược kinh doanh.

Các giai đoạn đầu tư trên đây nhằm nhấn mạnh đầu tư cho CNTT trong doanh nghiệp phải phù hợp với sự phát triển và phục vụ cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn. Mô hình đầu tư CNTT là một căn cứ tốt khi quyết định đầu tư cũng như là một mô hình tham chiếu tốt khi trình bày các vấn đề liên quan. Tuy nhiên đó chưa phải là mô hình duy nhất. Thêm nữa, tốc độ phát triển của doanh nghiệp và của công nghệ không phải khi nào cũng giống nhau, do vậy đôi khi có sự xen giữa các giai đoạn đầu tư CNTT với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Có thể có doanh nghiệp hội tụ được các điều kiện để bỏ qua một giai đoạn nào đó, hoặc chọn được mô hình đầu tư khác với mô hình trên đây.

Dù lựa chọn mô hình nào, khi đầu tư và sử dụng CNTT cho các mục tiêu kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, các nhà quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp, là người dùng của các hệ thống thông tin doanh nghiệp, cũng cần trang bị cho mình một khung kiến thức để hiểu và sử dụng hiệu quả các hệ thống ứng dụng, gồm 5 lĩnh vực sau: các quan điểm nền tảng, kiến thức về công nghệ thông tin, các ứng dụng doanh nghiệp, về việc phát triển và triển khai các tiến trình, và cuối cùng là các thách thức về quản lý. Có như vậy, các đầu tư CNTT mới đem lại hiệu quả cao nhất và thực hiện hóa được kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.

1.3.2. Các khía cạnh ứng dụng CNTT trong quản trị Trung tâm thẻ – Khối ngân hàng số- Ngân hàng Bưu điện Liên việt

1.3.2.1. Ứng dụng CNTT trong quản trị phát triển sản phẩm mới Luận văn: Tổng quan về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Hiện nay, các ngân hàng chạy đua ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra nhiều sản phẩm mới, nhiều chương trình liên kết khuyến mại cho chủ thẻ, và các dịch vụ tiện ích trên các nền tảng công nghệ web, ứng dụng trên điện thoại thông minh (SmartPhone) như các dịch vụ mua vé máy bay online, thanh toán hóa đơn điện, nước, ví điện tử nạp rút tiền, chuyển khoản giữa các tài khoản liên ngân hàng, ứng dụng Samsung Pay thanh toán mua hàng hóa trên Smartphone thông qua POS công nghệ không tiếp xúc (contactless), v.v…

Vì vậy, Trung Tâm Thẻ Ngân hàng Bưu điện Liên việt đã và đang triển khai tạo ra nhiều sản phẩm mới dựa trên hệ thống ngân hàng lỗi mới core SmartVista. Để phát triển ra các sản phẩm dịch vụ mới, Trung tâm thẻ đã kết hợp đối tác phần mềm lỗi SmartVista đưa ra các nghiệp vụ công việc, viết ra các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban, các công việc của từng phòng ban để vận hành hệ thống mới tạo ra sản phẩm dịch vụ mới, đem lại sử tiện lợi nhất cho khách hàng.

1.3.2.2. Ứng dụng CNTT trong quản trị quy trình công việc

Khi tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới, đòi hỏi phải có một quy trình công việc rõ ràng, có sự phê duyệt của lãnh đạo, tổng giám đốc cho sản phẩm dịch vụ đó. Trung tâm thẻ đã từng bước đưa ra quy trình công việc hiện tại để quản trị các sản phẩm cũ từ phần mềm lõi cũ (Electra core) và đang tạo ra nhiều sản phẩm mới cho giai đoạn nâng cấp phần mềm lỗi mới (core SmartVista).

Các ứng dụng công nghệ thông tin được khối công nghệ thông tin và Trung tâm thẻ phối hợp lập trình ra các ứng dụng dựa trên phần mềm lỗi (SmartVista) để tự động hóa các công việc thủ công trước đây, đem lại hiệu quả cao cho các phòng ban thực hiện nghiệp vụ một cách nhanh chóng, chính xác.

1.3.2.3. Ứng dụng CNTT trong quản trị nhân sự Luận văn: Tổng quan về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Từ lúc chưa chuyển đổi phần mềm lõi mới (core thẻ SmartVista) các phòng ban còn ít, các ứng dụng để quản trị cho phòng nhân sự chưa có, các công việc được thực hiện còn rời rạc, hạn chế, gây ra sự chậm trễ trong việc hoàn thành công việc. Việc đánh giá các chỉ tiêu KPI thủ công, gây ra nhiều thiếu sót trong công tác quản trị thành tích thi đua khen thưởng cho các phòng kinh doanh.

Chúng ta thấy có rất nhiều ứng dụng quản trị nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó Trung tâm thẻ đã phối hợp với Trung tâm CNTT và khối nhân sự tạo ra các ứng dụng để quản trị nguồn nhân lực hiểu quả hơn.

1.3.2.4. Ứng dụng CNTT trong quản trị rủi ro

Khi các sản phẩm dịch vụ mới được tạo ra, đồng thời trên hệ thống dữ liệu đã lưu trữ các sản phẩm dịch vụ đó, các ứng dụng nội bộ truy cập vào trung tâm dữ liệu thẻ để thực hiện các nghiệp vụ từng phòng ban. Trung tâm thẻ quản trị các ứng dụng liên quan đến thẻ như tạo thông tin người dùng giao dịch viên, kiểm soát viên, các phòng ban toàn CN/PGD ngân hàng, các quyền truy cập vào các ứng dụng khác, v.v…

Các ứng dụng quản trị vận hành và giám sát hệ thống ATM, POS được triển khai trên toàn hệ thống theo quy trình ban hành của lãnh đạo, tổng giám đốc ngân hàng ký duyệt như quy trình tiếp quỹ ATM, Quy trình sử dụng POS, các loại phí dịch vụ v.v…

Cơ sở hạ tầng CNTT được khối CNTT và Trung tâm thẻ phối hợp triển khai lắp đặt các hệ thống máy chủ, các thiết bị phục vụ bảo mật thẻ v.v…

Chúng ta thấy trong môi trường thương mại điện tử toàn cầu nếu không có cơ chế an toàn bảo mật thông tin, không có quản trị rủi ro tốt trong thanh toán, sẽ gây ra nhiều tổn thất cho khách hàng, ngân hàng. Do đó Trung tâm thẻ đã đưa ra các giải pháp an toàn bảo mật thông tin cho khách hàng, và các cảnh báo rủi ro trên hệ thống để ngăn chặn các giao dịch nghi ngờ, gian lận, v.v… Luận văn: Tổng quan về Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Luận văn: Thực trạng công nghệ thông tin của Bưu điện Liên Việt

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x