Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về chứng chỉ hành nghề xây dựng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Nội dung thể chế về quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
2.1.1. Nội dung quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
Như phần trên đã đề cập, hoạt động xây dựng là hoạt động mà tổ chức, cá nhân hành nghề phải đáp ứng quy định của pháp luật về điều kiện năng lực. Luật xây dựng năm 2014 quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng cụ thể như sau:
Thứ nhất, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp [23, Khoản 1 Điều 148].
Tiếp đó, Thông tư số 17/2016/TT-BXD hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 17/2016/TT-BXD) cụ thể hóa quy định này như sau: Cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 phải có chứng chỉ hành nghề khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực sau đây: a) Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình; địa chất thủy văn; b) Thiết kế quy hoạch xây dựng; c) Thiết kế xây dựng công trình gồm thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình; thiết kế điện – cơ điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt; thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong công trình xây dựng; thiết kế an toàn phòng, chống cháy nổ công trình xây dựng; d) Giám sát thi công xây dựng gồm: giám sát công tác xây dựng công trình; giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình; giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ; đ) Kiểm định xây dựng; e) Định giá xây dựng [5, Khoản 1 Điều 3].
Thứ hai, nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.
Thứ ba, những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm an toàn lao động; giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án; chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chỉ huy trưởng công trường; giám sát thi công xây dựng; kiểm định xây dựng; định giá xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III.
Thứ tư, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng I, hạng II, hạng III do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực. Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng; điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động của nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài; chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực của tổ chức và điều kiện của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về hoạt động xây dựng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Công
2.1.2. Nội dung quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng Luận văn: Tổng quan về chứng chỉ hành nghề xây dựng
2.1.2.1. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng
Theo pháp luật hiện hành, tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng muốn hành nghề phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
Một là, có đủ điều kiện năng lực lập thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp. Hai là, cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với từng loại quy hoạch xây dựng.
2.1.2.2. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
Theo pháp luật hiện hành, tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng muốn hành nghề phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
- Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm lập, thẩm tra dự án; cá nhân tham gia lập, thẩm tra dự án phải có năng lực hành nghề phù hợp với từng loại dự án đầu tư xây dựng. Thành viên tham gia phải đủ năng lực hành nghề lập dự án phù hợp với yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng.
2.1.2.3. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Luận văn: Tổng quan về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Theo pháp luật hiện hành, tổ chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng muốn hành nghề phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
Thứ nhất, tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo quy mô, loại dự án;
- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.
Thứ hai, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực hoặc của chủ đầu tư đối với Ban quản lý dự án do mình thành lập;
- Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo quy mô, loại dự án;
- Có cơ cấu tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý dự án; có trụ sở, văn phòng làm việc ổn định;
- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.
2.1.2.4. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức khảo sát xây dựng Luận văn: Tổng quan về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Theo pháp luật hiện hành, các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng gồm: i) Khảo sát địa hình; ii) Khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình.
Thứ nhất, tổ chức khảo sát xây dựng muốn hành nghề phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
- Có đủ năng lực khảo sát xây dựng.
- Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng phải có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp. Cá nhân tham gia từng công việc khảo sát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việc được giao.
- Máy, thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường.
- Phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng công nhận.
Thứ hai, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với loại hình khảo sát được quy định tại Điều 73 của Luật Xây dựng năm 2014 như sau:
- Hạng I: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 1 (một) dự án nhóm A hoặc 5 (năm) dự án nhóm B hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp I hoặc 3 (ba) công trình cấp II cùng loại;
- Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 2 (hai) dự án nhóm B hoặc 5 (năm) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp II hoặc 3 (ba) công trình cấp III cùng loại;
- Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 3 (ba) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại.
- Hạng I: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng tất cả các nhóm dự án, các cấp công trình cùng lĩnh vực và cùng loại công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
- Hạng II: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực và cùng loại công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
- Hạng III: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực và cùng loại công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
2.1.2.5. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình Luận văn: Tổng quan về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm: a) Thiết kế kiến trúc công trình; b) Thiết kế nội – ngoại thất công trình; thiết kế cảnh quan; c) Thiết kế kết cấu công trình; d) Thiết kế điện – cơ điện công trình; đ) Thiết kế cấp – thoát nước; e) Thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt; g) Thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong công trình xây dựng; h) Thiết kế phòng cháy – chữa cháy.
Thứ nhất, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình:
- Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 2 (hai) công trình cấp II và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp I trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;
- Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;
- Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba) công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Về phạm vi hoạt động:
- Hạng I: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các cấp công trình cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập tất cả các nhóm dự án cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề;
- Hạng II: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp II trở xuống cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề;
- Hạng III: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp III, cấp IV cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề.
Thứ hai, tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình muốn hành nghề phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
- Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình.
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch và các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của đồ án quy hoạch và đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng sau:
- Hạng I: Đã làm chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, 2 (hai) đồ án quy hoạch vùng tỉnh hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch vùng liên huyện hoặc 5 (năm) đồ án quy hoạch vùng huyện, 5 (năm) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế hoặc chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, 2 (hai) đồ án quy hoạch vùng liên huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù;
- Hạng III: Đã tham gia thiết kế hoặc thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc 5 (năm) đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
Về phạm vi hoạt động:
- Hạng I: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn chuyên ngành của các đồ án quy hoạch xây dựng;
- Hạng II: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn chuyên ngành đồ án quy hoạch vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô dân số tương đương với đô thị loại II trở xuống, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Hạng III: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn chuyên ngành đồ án quy hoạch vùng huyện, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn.
2.1.2.6. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng Luận văn: Tổng quan về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Theo pháp luật hiện hành, tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng muốn hành nghề phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
- Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng.
- Cá nhân tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.
Các lĩnh vực cấp chứng chỉ giám sát thi công xây dựng: a) Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện; b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình; c) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:
- Hạng I: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
- Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
- Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
Phạm vi hoạt động:
- Hạng I: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
- Hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
- Hạng III: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp II cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
2.1.2.7. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Theo pháp luật hiện hành, tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng muốn hành nghề phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
- Có đủ điều kiện năng lực hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Cá nhân chủ trì việc lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.
2.1.2.8. Nội dung quy định về điều kiện của tổ chức thi công xây dựng công trình Luận văn: Tổng quan về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Theo pháp luật hiện hành, tổ chức thi công xây dựng công trình muốn hành nghề phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
- Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng.
- Chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp.
- Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng:
- Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng I; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;
- Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng II; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;
- Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng III; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.
Phạm vi hoạt động:
- Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
- Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định công trình cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
- Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
2.1.2.9. Nội dung quy định về điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập
Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình, định giá xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề;
- Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện.
2.1.3. Nội dung quy định về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Luận văn: Tổng quan về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Pháp luật hiện hành quan niệm chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật xây dựng năm 2014 có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề. Nội dung quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có một số điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
- Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
Thứ hai, thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định như sau:
- Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng các hạng còn lại.
Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III;
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên của Hội, đối với lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của mình theo quy định của Bộ Xây dựng. Thứ ba, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh, được tham gia công việc cho các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại Khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.
Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 (sáu) tháng thi được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 (sáu) tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Bộ Xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 5 (năm) năm, khi hết thời hạn phải làm thủ tục cấp lại.
Thứ tư, Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trên toàn quốc, bao gồm cả việc ban hành mẫu các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng.
Thứ năm, thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III;
- Tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên của Hội, đối với lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của mình theo quy định của Bộ Xây dựng.
2.2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng Luận văn: Tổng quan về chứng chỉ hành nghề xây dựng
2.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng
Tìm hiểu pháp luật hiện hành về xây dựng cho thấy Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện việc quản lý nhà nước về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Cục Quản lý hoạt động xây dựng được thành lập giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Vị trí, chức năng của Cục Quản lý hoạt động xây dựng được xác định cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vị trí. Cục Quản lý hoạt động xây dựng là tổ chức thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đối với lĩnh vực hoạt động xây dựng gồm lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp giấy phép xây dựng; khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng.
Cục Quản lý hoạt động xây dựng có tư cách pháp nhân, có con dấu để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, bao gồm:
Một là, về hoạt động đầu tư xây dựng.
Xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng; về khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công và nghiệm thu xây dựng; về cấp giấy phép xây dựng; về quản lý điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân; về an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng; Luận văn: Tổng quan về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; tham gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;
Hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các công trình xây dựng; tổ chức thẩm định, thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các công trình xây dựng theo phân cấp thuộc thẩm quyền Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật; phối hợp thực hiện việc thẩm định, thẩm tra dự toán các công trình xây dựng theo phân công của Bộ trưởng;
Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền quản lý của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia được Bộ trưởng phân công. Thực hiện nhiệm vụ Thường trực các Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo nhà nước các dự án đầu tư xây dựng quan trọng, các công trình trọng điểm quốc gia;
Xây dựng để Bộ ban hành theo thẩm quyền mẫu giấy phép xây dựng; hướng dẫn việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng; nghiên cứu, đề xuất để Bộ có văn bản đình chỉ xây dựng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đình chỉ xây dựng và xử lý vi phạm hoặc thu hồi giấy phép xây dựng khi phát hiện việc cấp giấy phép không đúng theo quy định hoặc công trình xây dựng phạm các quy định về quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng;
Hướng dẫn, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật về đấu thầu; hướng dẫn việc đánh giá kết quả thực hiện của nhà thầu theo quy định của pháp luật;
Hướng dẫn việc thực hiện quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam và việc cấp, thu hồi giấy phép thầu cho các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ để Bộ quyết định cấp, thu hồi giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm A và các gói thầu khác thuộc địa bàn từ hai tỉnh trở lên;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia trong các hoạt động xây dựng. Tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề cho các cá nhân và chứng chỉ hoạt động xây dựng cho các tổ chức theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng để Bộ ban hành theo thẩm quyền chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về các hoạt động xây dựng, quy định về việc sát hạch để cấp các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, quy định mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra việc cấp và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Tổ chức sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho các tổ chức theo quy định của pháp luật;
Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật đăng tải và cung cấp thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước, bao gồm cả các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng;
Xây dựng danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành Xây dựng để Bộ đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất ban hành;
Nghiên cứu, xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành Xây dựng sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền tiêu chí, điều kiện hoạt động của các tổ chức kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành Xây dựng; hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
Hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trình xây dựng và các công trình lân cận; phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xử lý vi phạm, hướng dẫn giải quyết sự cố mất an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.
Ba là, tổ chức điều hành các diễn đàn, sự kiện, các hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc gia, quốc tế, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
Bốn là, quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.
Năm là, quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ, thực hiện quản lý các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.
Sáu là, Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng được quyền:
- Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và các địa phương cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Cục;
- Ký một số văn bản hành chính, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhân danh Cục trưởng và sử dụng con dấu của Cục theo quy định pháp luật;
- Được Bộ trưởng ủy quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công tác của Cục theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.
Thứ ba, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng gồm:
Một là, các đơn vị trực thuộc bao gồm: i) Văn phòng; ii) Phòng Dự án xây dựng; iii) Phòng Khảo sát, thiết kế xây dựng; iv) Phòng An toàn lao động;
Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn xây dựng. Trung tâm nghiên cứu và tư vấn xây dựng là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục, được khắc con dấu theo mẫu quy định để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo sự ủy quyền, phân cấp quản lý tài chính kế toán của Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng và các quy định của pháp luật.
Hai là, các đơn vị trực thuộc Cục có cấp trưởng, một số cấp phó và các công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh cấp trưởng các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý hoạt động xây dựng do Bộ trưởng quyết định theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Ba là, lãnh đạo Cục bao gồm: i) Cục Quản lý hoạt động xây dựng có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng; ii) Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của Đảng và pháp luật; iii) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Cục trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch công tác cho từng giai đoạn, xác định nhu cầu biên chế của Cục; xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi đơn vị, cá nhân trong Cục và báo cáo Bộ trưởng; iv) Cục trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh cấp phó các đơn vị trực thuộc Cục theo quy định của Đảng và pháp luật, sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; v) Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công [2, Điều 2, 3, 4].
Bốn là, về lực lượng, trình độ chuyên môn của Cục Quản lý hoạt động xây dựng. Hiện nay, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có 70 cán bộ, công chức nhà nước. Về trình độ chuyên môn có 04 tiến sĩ, 32 thạc sĩ và 34 cử nhân được phân bổ như sau:
- Lãnh đạo Cục Quản lý hoạt động xây dựng có 04 người; trong đó có 02 tiến sĩ; 02 thạc sĩ;
- Văn phòng Cục có 10 người, trong đó có 04 thạc sĩ, 06 cử nhân;
- Phòng Quản lý dự án có 08 người, trong đó có 07 thạc sĩ, 01 cử nhân;
- Phòng Thiết kế có 07 người, trong đó có 07/07 thạc sĩ;
- Phòng Quản lý kỹ thuật có 09 người, trong đó có 02 tiến sĩ; 04 thạc sĩ và 03 cử nhân;
- Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn xây dựng có 32 người, trong đó có 08 thạc sĩ và 24 cử nhân. Luận văn: Tổng quan về chứng chỉ hành nghề xây dựng
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Thực trạng về Cục Quản Lý hoạt động xây dựng