Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Quản trị hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 .Tổng quan về HDBank
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Luận văn: Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP
Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh là ngân hàng thương mại cổ phẩn được thành lập vào ngày 11/02/1989 theo Quyết định số 47/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân TPHCM. Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, đến tháng 3/2012 đã tăng lên 5.000 tỷ đồng.
Tên viết tắt: HDBANK
Địa chỉ trụ sở chính: 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (+84) 62915916 – 18006868
Fax: (+84) 62915900
Email : info@hdbank.com.vn
Website: www.hdbank.com.vn
HDBank đã mang lấy sứ mệnh “trở thành tập đoàn tài chính hoạt động hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, có mạng lưới quốc tế và là thương hiệu được khách hàng Việt Nam tự hào tin dùng” làm mục tiêu hoạt động và phát triển. HDBank Cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính hoàn hảo theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Mặc dù xuất phát là một ngân hàng TMCP có qui mô nhỏ, nhưng nếu xét về “tỷ suất lợi nhuận đạt được/vốn điều lệ” đã đạt được thì HDBank có thể sánh ngang với các ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh những hiệu quả về lợi nhuận, HDBank cũng rất quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình, nhằm mục đích đưa thương hiệu HDBank trở thành một thương hiệu có giá trị cao trong thị trường tài chính.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.3. Văn hóa doanh nghiệp Luận văn: Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP
HDBank tự hào luôn nỗ lực xây dựng môi trường làm việc nhân văn và chuyên nghiệp.
Môi trường làm việc thân thiện, năng động, gắn bó giữa Ban lãnh đạo và CBNV với yếu tố con người là trọng tâm. Các chính sách trọng dụng nhân tài, đảm bảo chế độ đãi ngộ, cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên.
Hình thành đội ngũ nhân viên năng động, hiệu quả, am hiểu sản phẩm dịch vụ, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích của khách hàng và ngân hàng lên hàng đầu.
Luôn luôn học hỏi và khao khát vươn lên.
Luôn tạo tình thân ái và hướng về cộng đồng để chia sẻ với tinh thần trách nhiệm cao.
2.1.4. Định hướng phát triển
Chiến lược phát triển thương hiệu của HDBank là sẽ trở thành tập đoàn tài chính hoạt động hiệu quả hàng đầu Việt Nam, có mạng lưới quốc tế và là thương hiệu được khách hàng Việt Nam tự hào tin dùng với lời hứa thương hiệu là “Cam kết lợi ích cao nhất cho khách hàng dựa trên sự quan tâm, tôn trọng và thấu hiểu nhu cầu tài chính”.
Sự thành công của chiến lược này phụ thuộc vào sự hài lòng gắn bó và tin tưởng của tất cả khách hàng, đối tác và cộng đồng. Vì thế, toàn thể Ban lãnh đạo và CBNV HDBank phải cùng nhau nỗ lực quyết tâm hành động:
- Xây dựng dịch vụ thân thiện, chu đáo và hiệu quả: Đội ngũ nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp, am hiểu sản phẩm, luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng.
- Sáng tạo sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Quản lý kiên định, quyết đoán với mục tiêu kinh doanh dài hạn và luôn năng động, linh hoạt trong các hoạt động để mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, đối tác, cổ đông và cộng đồng xã hội.
2.1.5. Quản trị thương hiệu
Trong năm 2011, với sự hỗ trợ của tập đoàn tư vấn quốc tế, HDBank đã triển khai chiến lược tái định vị thương hiệu ngân hàng trên toàn hệ thống, phát triển hình ảnh HDBank ngày càng năng động – hiệu quả – thân thiện với cam kết luôn mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông, đối tác, khách hàng và cả cộng đồng. Luận văn: Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP
Khởi động cho chiến lược thương hiệu mới, HDBank đã tổ chức lễ công bố nội bộ với thông điệp “Tự hào là HDBank”, phát động đến từng CBNV các chương trình hành động xây dựng phát triển thương hiệu, các cuộc thi nâng cao kiến thức chuyên môn và chất lượng dịch vụ khách hàng.
HDBank cũng đã hoàn thành việc đào tạo, xây dựng đội ngũ Đại sứ thương hiệu tại tất cả các điểm giao dịch. Đại sứ thương hiệu là lực lượng nòng cốt chịu trách nhiệm truyền thông phát triển thương hiệu và triển khai Bộ nhận điện thương hiệu mới (CI) đồng bộ trên toàn hệ thống. Theo đó, HDBank cũng đã xây dựng và triển khai thành công thiết kế nội ngoại thất mới theo tiêu chuẩn quốc tế tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc. Điểm nổi bật của mô hình giao dịch mới là rất hiện đại, sang trọng và thân thiện, tạo sự thoải mái cho khách hàng.
Hình ảnh mới của HDBank đã nhận được sự phản hồi tích cực của khách hàng cũng như công chúng bên ngoài. HDBank tự hào là thương hiệu đã được khách hàng tin tưởng yêu mến trong thời gian qua, nay lại tiếp tục phát triển hơn với chiếc áo mới thật năng động và thân thiện.
Giá trị thương hiệu HDBank còn được khẳng định qua những giải thưởng quốc tế uy tín trong năm 2011 như: “Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam” của Asiamoney trao tặng; giải “Báo cáo thường niên xuất sắc” của Hiệp hội truyền thông Mỹ (LACP) trao tặng; “Giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc” của Citi Group trao tặng; giải thưởng “Chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn” do Wells Fargo trao tặng và nhiều giải thưởng chuyên môn trong nước và quốc tế khác.
Song song đó, HDBank luôn tiên phong đồng hành cùng các chương trình từ thiện xã hội cộng đồng và các hoạt động văn hóa thể thao trong nước và quốc tế. Năm vừa qua, HDBank dành ngân sách hơn 6 tỷ đồng để tham gia các hoạt động cộng đồng, góp phần chia sẻ trách nhiệm với xã hội để cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn. HDBank luôn không ngừng nâng cao giá trị và uy tín thương hiệu, thể hiện là một ngân hàng thương mại đa năng và hiện đại với nhiều sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, định vị được giá trị đối với khách hàng.
Với tầm nhìn chiến lược phát triển trở thành tập đoàn tài chính hoạt động hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, có mạng lưới quốc tế và là thương hiệu được khách hàng Việt Nam tự hào tin dùng, HDBank đã, đang và luôn không ngừng phát triển cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính hoàn hảo theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Để phù hợp với sự phát triển vượt bậc và tầm nhìn tương lai, Quý 1 năm 2012, HDBank đã chính thức đổi tên mới thành Ngân hàng Phát triển TP.HCM. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, toàn diện của HDBank, từ định hướng kinh doanh hội nhập đến diện mạo mới – sứ mệnh mới. HDBank đã sẵn sàng bứt phá để vươn lên tầm cao mới.
2.1.6. Chiến lược phát triển
Trong xu thế hội nhập của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam để phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu, HDBank đã thực hiện thành công giai đoạn 1 (2009-2010) của dự án tái cấu trúc(2009-2012) nhằm mục tiêu xây dựng HDBank thành một ngân hàng bán lẻ, đa năng, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong quản lý. Tăng cường năng lực tài chính. Phát triển công nghệ hiện đại. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vững mạnh, chuyên nghiệp. Cung cấp sản phẩm đa dạng, trọn gói với chất lượng cao đáp ứng thỏa mãn yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Song song với việc xây dựng ngân hàng bán lẻ, HDBank bước đầu xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh vốn.
2.1.7. Mạng lưới hoạt động Luận văn: Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP
Đến tháng 9/2011 HDBank có 115 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, An Giang, Hải Phòng, Đăk La8k, Bắc Ninh ….
Tuân thủ pháp luật: toàn bộ hoạt động của HDBank đều được thực hiện thống nhất theo các quy trình, qui chế của HDBank, tuân thủ nghiêm ngặt theo qui định của pháp luật. HDBank hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí về sự phát triển nhanh, lành mạnh, bền vũng của một ngân hàng thương mại cổ phần.
Các giải thưởng tiêu biểu
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ
- Giải chất lượng quốc gia do Thủ tướng chính phủ trao tặng
- Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất Việt Nam 2011
- Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam
- Top 100 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Top 200 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất
- Giải thưởng vì sự phát triển cộng đồng
- Giải thưởng Thương hiệu bền vững
- Giải thưởng quản lý thanh toán toàn cầu (do Citigroup trao tặng)
- Giải thưởng chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn (do Ngân hàng Wells Fargo, N.A trao tặng)
- Giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc (do Citibank trao tặng)
- Cờ thi đua Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc
- Báo cáo thường niêm Vision Awards 2010 do Hiệp hội các Chuyên gia Truyền thông Mỹ (League of American Communications Professionals-LACP)
- Dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam do Tạp chí Asiamoney trao tặng
- Cờ thi đua Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua
- Ngân hàng Quản lý tiền tệ tốt nhất (do Tạp chí Asiamoney trao tặng)
10 sự kiện nổi bậc năm 2011
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm HDBank
Đầu năm 2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm và chúc Tết Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBNV HDBank. Chủ tịch nước đánh giá cao những nỗ lực của HDBank trong thời gian qua đồng thời biểu dương những kết quả HDBank đã đạt được. Cùng đi với chủ tịch có Bà Nguyễn Thị Hồng – Phó chủ tịch UBND Tp.HCM và Ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó giám đốc NHNN Việt Nam chi nhánh Tp.HCM.
Đạt nhiều giải thưởng quốc tế
HDBank đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng quốc tế lớn uy tín như : “Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam”- Tạp chí tài chính Asiamoney trao tặng; giải thưởng “Báo cáo thường niên xuất sắc” – Hiệp hội truyền thông Mỹ (LACP) trao tặng; giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc”- Citi Group trao tặng; giải thưởng “Chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn” – Wells Fargo. Và các giải thưởng về chất lượng sản phẩm dịch vụ khác.
Kết quả hoạt động tốt nhất từ trước đến nay
HDBank đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan: Lợi nhuận trước thuế là 566 tỷ đồng, tăng 61,3%. Tổng tài sản đạt 45.114 tỷ đồng, tăng 29,7%. Huy động vốn đạt 39.684 tỷ đồng, tăng 28,5%. Tổng dư nợ đạt 13.848 tỷ đồng, tăng 18,1%. Tỉ lệ nợ xấu là 1,63%.
HDBank tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng
Trong năm 2011, HDBank đã được Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban chứng khoán chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng. HDBank sẽ thực hiện và hoàn tất phương án tăng vốn điều lệ năm 2011 lên 5.000 tỷ đồng vào tháng 03/2012.
Tòa nhà trụ sở chính khang trang
Tháng 6/2011, HDBank đã chuyển Hội sở chính về khu trung tâm tài chính sôi động của TP. HCM- Tòa nhà HD : 25bis Nguyễn Thị Minh Khai, P.Bến Nghé, Q.1, Tp.HCM với cơ sở hạ tầng hiện đại, thiết kế nội ngoại thất sang trọng. Tạo không gian giao dịch thoải mái, thuận tiện cho khách hàng, cũng như môi trường làm việc hiện đại, gần gũi cho nhân viên.
Đại hội đồng cổ đông thông qua việc đổi tên thành “Ngân hàng Phát triển HCM”
Từ ngày 16/3/2012, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM và ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới trên toàn quốc. Tên viết tắt HDBank không thay đổi. Việc thay đổi tên gọi để phù hợp với tầm vóc, lĩnh vực hoạt động của HDBank trong giai đoạn hiện nay cũng như những chuyển biến mạnh mẽ và chiến lược phát triển mới của HDBank trong thời gian tới. Luận văn: Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP
Phát triển sản phẩm dịch vụ hiệu quả nhất
Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân luôn được sáng tạo, đổi mới nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, đặc biệt là các chương trình tiết kiệm, ưu đãi. Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp được cải tiến theo hướng linh hoạt, phù hợp, chuyên biệt cho các ngành nghề,hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và tích cực tham gia các chương trình trọng điểm của chính phủ.
Tổ chức hội diễn- hội thao- hội thi sôi nổi trên toàn hệ thống
Hội thao lần đầu tiên được tổ chức với quy mô toàn quốc thu hút hơn 250 vận động viên là những CBNV trên toàn hệ thống HDBank. Hội diễn văn nghệ sôi nổi với số lượng tham gia đông nhất từ trước đến nay hơn 56 tiết mục của 34 đơn vị. Hội thi kiến thức ngày càng nâng cao chất lượng chuyên môn. Đây là những hoạt động truyền thống duy trì hằng năm nhằm tạo sân chơi và gắn kết cho toàn thể CBNV HDBank.
Triển khai đồng bộ hóa thương hiệu trên toàn hệ thống
Với sự hỗ trợ của Công ty tư vấn quốc tế, HDBank đã triển khai chiến lược thương hiệu mới trên toàn hệ thống. Mỗi CBNV HDBank là một “đại sứ thương hiệu” giới thiệu hình ảnh mới của HDBank: Năng động – thân thiện – hiệu quả. HDBank cũng đã xây dựng và triển khai thành công thiết kế hệ thống nội ngoại thất theo tiêu chuẩn quốc tế.
2.1.8. Một số kết quả hoạt động của HDBank
Trong giai đoạn 2008 – 2012, HDBank đã đạt được một số kết quả hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ như sau
Vốn điều lệ của HDBank tăng dần theo thời gian và theo lộ trình tăng vốn đã được NHNN quy định, cũng như nghị quyết của HĐQT; tính đến tháng 3 năm 2012 vốn điều lệ của HDBank là 5000 tỷ đồng tăng gần 10 lần so với 2008.
Đồng hành cùng với diễn biến của vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của HDBank có diễn biến tăng trưởng không ngừng từ mức 704 tỷ đồng 2008 đã lên tới 3547 tỷ đồng 2012 tăng 403%, cho thấy việc tích lũy vốn của HDBank là khá tốt. HDBank cũng là một trong top những ngân hàng TMCP có hệ số an toàn vốn tối tiểu vượt mức quy định của NHNN và đạt mức khá cao 7,8% năm 2008 và tăng lên mức 15% năm 2012.
Quy mô tổng tài sản không ngừng mở rộng từ mức 9558 tỷ đồng năm 2008 lên mức 45025 tỷ đồng năm 2012
Hoạt động huy động vốn có sự tăng trưởng khá tốt từ mức 12456 tỷ năm 2008 lên 39684 tỷ đồng 2012; tuy nhiên phần lớn vốn huy động của HDBank là vốn ngắn hạn; chiếm 84,14% tỷ trọng huy động năm 2012.
Hoạt động cho vay có sự tăng trưởng về quy mô từ mức 8912 tỷ 2008 lên mức 13848 năm 2012; tuy nhiên suy giảm về tốc độ tăng trưởng từ mức 33,3% năm 2010 xuống còn 18,08% năm 2012; nguyên nhân là do chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN trong giai đoạn này. Trong hoạt động cho vay, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn chiếm khá thấp, chỉ đạt 27,28% trong tổng dư nợ tín dụng; điều này cũng hợp lý vì phần lớn cơ cấu vôn huy động của HDBank là ngắn hạn.
Tỷ lệ nợ xấu của HDBank, nhìn chung ở ngưỡng an toàn so với bối cảnh trung của ngành ngân hàng.
Số lượng chi nhánh và mạng lưới có bước phát triển đáng kể từ chỗ chỉ có 30 chi nhánh và tổng số nhân viên là 675 người năm 2008; cho đến cuối năm 2012 số chi nhánh đã là 115 và 1752 nhân viên1. Cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động , chi phí của HDBank tăng lên nhanh chóng từ mức 609 tỷ đồng 2008 đã lên tới 4760 tỷ đồng năm 2012 và lợi nhuận bước đầu cũng có sự gia tăng về quy mô đã đạt mức 426 tỷ tương ứng với ROE đạt mức 12%.
2.2. Khái quát về hoạt động xuất khẩu cà phê và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê do HDBank cấp hạn mức tín dụng
2.2.1. Khái quát về hoạt động xuất khẩu cà phê Luận văn: Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP
Việt Nam đã vươn lên xếp hàng thứ hai trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê, đồng thời đứng đầu về sản lượng cà phê vối (Robusta). Cà phê trong những năm gần đây được coi như một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với sản lượng luôn đạt mức trên 1 triệu tấn/năm và kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD.
Hiện nay, cả nước có khoảng 580 nghìn ha cà phê, trong số diện tích nêu trên có khoảng 150 nghìn ha cà phê vối được trồng từ những năm 1980- 1982, đã đến thời kỳ già cỗi, cần thanh lý để tái canh. Nếu không được đầu tư xử lý kịp thời thì trong thời gian tới, sản lượng và chất lượng cà phê sẽ giảm xuống mức báo động. Theo suất đầu tư năm 2012, một ha cà phê sau ba năm (một năm trồng, hai năm chăm sóc) chi phí hơn kém 200 triệu đồng. Như vậy, muốn tái canh 150 nghìn ha cà phê già cỗi cần một lượng vốn 30 nghìn tỷ đồng và mỗi năm tiếp sau cần lượng vốn 10 nghìn tỷ đồng để tái canh 50 nghìn ha. Ðây là một khó khăn rất lớn trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Về chế biến, rang xay và chế biến sâu (cà phê hòa tan) các thương hiệu trong nước như Vinacafe, Trung Nguyên, nước ngoài có Nescafe…. Công nghiệp chế biến mới phát triển ở mức độ thấp, vì vốn đầu tư lớn, trong khi điều kiện tài chính của các nhà đầu tư Việt Nam còn hạn chế, việc xây dựng thị trường sản phẩm trong nước và ở nước ngoài mới ở bước đầu. Nhưng chỉ có qua chế biến thì mới gia tăng giá trị của sản phẩm cà phê, trong thực tế, giá trị do cà phê hòa tan đem lại gấp nhiều lần cà phê nhân. Còn việc sơ chế cà phê nhân để xuất khẩu còn rất nhiều vấn đề đặt ra, thực tế các doanh nghiệp cà phê xuất khẩu vẫn chưa thực hiện nghiêm tiêu chuẩn xuất khẩu của Nhà nước đã ban hành (tiêu chuẩn cà phê nhân 4193/TCVN). Vì vậy, Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới nhưng chưa có thương hiệu đúng tầm. Do chủ yếu là xuất khẩu thô cà phê, Việt Nam không chỉ thiệt hại về giá trị, còn chịu nhiều thiệt thòi do chưa xây dựng được thương hiệu đối với người tiêu dùng thế giới. Luận văn: Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP
Hiện trạng thu mua xuất khẩu sản phẩm cà phê càng khó khăn hơn. Các năm từ 2005 đến 2009, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thu mua và xuất khẩu được khoảng 70 đến 80% sản lượng cà phê của niên vụ. Do tình hình tài chính khó khăn và lãi suất cao, từ năm 2010 đến nay, sản lượng thu mua xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước giảm dần. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài FDI đã thu mua và xuất khẩu hơn 50% sản lượng thu hoạch hàng năm. Thời gian qua, các doanh nghiệp nước ngoài đã trực tiếp thu mua của người nông dân, trái với các quy định của Nhà nước. Với lợi thế đủ vốn, vay lãi suất thấp và nắm bắt thông tin thị trường kịp thời, các doanh nghiệp nước ngoài đã đẩy các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê trong nước vào tình trạng khó khăn, do doanh nghiệp trong nước nắm không sát giá cả và biến động giá của thị trường thế giới. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam phải vay vốn lãi suất cao, chu kỳ vay ngắn nên việc thu mua kinh doanh xuất khẩu cà phê rủi ro cao, nhiều doanh nghiệp lỗ lớn, lâm vào tình trạng phá sản.
Bên cạnh điều kiện thiên nhiên ưu đãi phát triển loại nông sản này còn tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho ngành cà phê. Cà phê xuất khẩu đều dưới dạng nguyên liệu thô với các tiêu chuẩn vào loại trung bình trong các thang tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu thế giới nên giá thành chưa cao, chịu ảnh hưởng lớn của thị trường quốc tế, giá bấp bênh, yêu cầu ngày một cao của thị trường nước ngoài đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê phải có khả năng tạm trữ để xuất vào thời điểm hợp lý, điều tiết tốt hơn thị trường đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, giữ vũng vị thế trên trường quốc tế.
2.2.2. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê do HDBank cấp hạn mức tín dụng
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 11 năm 2011, có khoảng 204 doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động thương mại và xuất khẩu cà phê. Điều đáng chú ý là cũng giống như những năm trước, tuy chiếm khoảng 10% trong tổng số các doanh nghiệp cà phê nhưng các doanh nghiệp có quy mô lớn đã chiếm gần tới hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.
Trong các ngân hàng tham gia cấp hạn mức tín dụng xuất khẩu cà phê, đứng đầu về dư nợ có thể kể đến AriBank đạt 6.572 tỷ đồng, chiếm 1,7% dư nợ cho vay nền kinh tế, tiếp theo đó là các ngân hàng như: BIDV Bank, Techcombank, Quỹ tín dụng nhân dân, Vietinbank…, trong đó HDBank là một trong số NHTM tham gia vào hoạt động cấp hạn mức tín dụng cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê với quy mô nhỏ. Dươi đây là một số doanh nghiệp tiêu biểu đã và đang đươc HDBank cấp hạn mức tín dụng xuất khẩu café:
- Công ty TNHH OLAM Việt Nam
- Công ty CP Đầu Tư và XNK cà phê Tây Nguyên
- Công ty TNHH MTV XNK 2/9 ĐakLak
- Công ty TNHH Trường Ngân
- Công ty Chế Biến XNK Nông sản thực phẩm Đồng Nai – Donafood
- Công ty TNHH XNK Trang Huy
Bảng 2.2 cho thấy các doanh nghiệp HDBank cấp tín dụng đều là doanh nghiệp lớn và tiên phong trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê và trên thực tế nhóm doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng lớn (bình quân là 52%) trong tổng hạn mức tín dụng cho xuất khẩu cà phê của HDBank.
Hiện thương hiệu cà phê Tây Nguyên trong thị trường quốc tế là một thương hiệu đảm bảo về giao dịch cà phê. Trong 11 tháng đầu năm 2011, 5 doanh nghiệp: Công ty TNHH OLAM Việt Nam; Công ty CP Đầu Tư và XNK cà phê Tây Nguyên; Công ty TNHH MTV XNK 2/9 ĐakLak; Công ty CP XNK INTIMEX; Công ty TNHH Armajaro Việt Nam, dẫn đầu về xuất khẩu cà phê đã xuất khẩu đi các thị trường được 728,258 triệu USD, chiếm 36,93% tổng xuất khẩu chung. Tuy kim ngạch xuất khẩu của 5 doanh nghiệp này có tăng nhưng tỷ trọng trong tổng xuất khẩu của ngành đã giảm từ 43,56% trong năm 2011 xuống 36,93%. Trong đó Công ty TNHH OLAM Việt Nam, Công ty CP Đầu Tư và XNK cà phê Tây Nguyên đã đóng góp vào kim gạch xuất khẩu của ngành lần lượt là 7,62% và 7,58%. Luận văn: Tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh cà phê của HDBank