Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan hoạt động cho vay tại Ngân hàng VCB hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, VCB chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu VCB (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM. Luận văn: Tổng quan hoạt động cho vay tại Ngân hàng VCB
VCB hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 14.000 cán bộ nhân viên, hơn 460 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 96 chi nhánh và 368 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 1 văn phòng đại diện và 2 công ty con tại nước ngoài, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.300 máy ATM và trên 69.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Về tầm nhìn, VCB đề ra mục tiêu chiến lược đến năm 2020 là trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất toàn cầu và được quản trị rủi ro theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. Ngay trong năm 2017, VCB đã đề ra phương châm “Chuyển đổi, hiệu quả, bền vững”, trước mắt hội nhập với ngân hàng trong khu vực, tiến tới hội nhập với ngân hàng quốc tế.
Quá trình hình thành và phát triển của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:
Giai đoạn 1991 – 2007: Vững bước trong thời kỳ hội nhập và đổi mới
Giai đoạn 2007 – 2016: Tiên phong cổ phần hóa, là ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Tháng 09/2011 VCB ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank. Đến nay, VCB đã trở thành Ngân hàng thương mại có tổng tài sản gần 20 tỷ đô la Mỹ, có quy mô lợi nhuận hàng đầu tại Việt Nam dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực hoạt động như thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, thẻ…
Xuất phát từ nhu cầu thực tếcủa tỉnh Thừa Thiên Huế vềhoạt động của ngân hàng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP NgoaịThương ViêṭNam đa ̃ký quyết đinḥ 68-QĐNH ngày 10/08/1993 thành lâp̣ chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoaịthương Việt Nam – Chi nhánh Huế. Hiện tai,̣ trụ sởđăṭtại 78 Hùng Vương, Thành Phố Huế. Ngân hàng có tên giao dicḥ là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế, tên giao dịch quốc tếlà Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Or Vietnam (Hue City Branch), tên viết tắt làVCB Huế.
Với đội ngũ nhân viên của Chi nhánh mặc dù đa số còn trẻ nhưng với ý thức luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nên đã thu được những thành tựu khả quan trong những năm gần đây. Bên canḥ đóvới công nghệ hiện đại, mạng lưới giao dịch rộng cùng với chính sách đúng đắn, VCB Huế đã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh như nghiệp vụ chuyển tiền nhanh Moneygram, thanh toán thẻ tín dụng Mastercard, Visa, JBC, American Express, CUP…
Sự nỗ lực vươn lên không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên cùng sự quan tâm của các cấp, các ngành đã làm cho VCB Huế ngày càng khẳng định là một ngân hàng mạnh của tỉnh nhà.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban Luận văn: Tổng quan hoạt động cho vay tại Ngân hàng VCB
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng được quy định như sau:
- Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo, chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động của ngân hàng.
- Phó giám đốc: chịu sự ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm và có quyền ra các quyết định trong phạm vi theo quy định của VCB, trực tiếp quản lý các bộ phận.
- Phòng khách hàng Doanh Nghiệp: Đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển các khách hàng doanh nghiệp lớn tại chi nhánh.
- Phòng khách hàng Bán Lẻ: Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch kinh doanh đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh, phát triển cá dịch vụ về thẻ và liên quan đến thẻ tín dụng
- Phòng quản lý nợ: Thực hiện tác nghiệp trên hệ thống phần mềm liên quan đến thông tin hồ sơ tín dụng và các sản phẩm bán kèm tín dụng và các tác nghiệp khác theo quy trình của VCB trong từng thời kỳ
- Phòng Dịch vụ khách hàng: Thực hiện hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý dịch vụ kế toán, thanh toán cho khách hàng theo đúng quy định của pháp luật và quy trình cung cấp dịch vụ hiện hành của VCB (ngân hàng điện tư, thẻ…).
- Phòng ngân quỹ: Thực hiện công tác quản lý, giao nhận, bảo quản, vận chuyển và thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và ấn chỉ quan trọng tại chi nhánh đảm bảo đúng quy trình, quy chế của NHNN và VCB.
- Phòng kế toán: thực hiện chức năng đơn vị kế toán cơ sở tại chi nhánh, thực hiện và đảm bảo công tác kế toán tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời, tuân thủ quy định của pháp luật, NHNN và VCB.
- Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho BGĐ về đề xuất thay đổi mô hình tổ chức bộ máy chi nhánh, công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, chính sách lao động và tiền lương của chi nhánh theo các quy định của VCB, của pháp luật và của ngành, phù hợp với định hướng hoạt động, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Các Phòng giao dịch số 1, số 2 và phòng giao dịch Hương Thủy, phòng giao dịch Mai Thúc Loan, phòng giao dịch Bến Ngự: trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thực hiện các giao dịch với khách hàng.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hu
2.1.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn
Về tài sản
Năm 2016, tài sản của chi nhánh tăng 50 tỷ đồng tương ứng với 21,49% so với năm 2014. Đến cuối năm 2016 tổng giá trị tài sản đã lên đến 4.975 tỷ đồng, tăng 519 tỷ đồng hay 11,65% so với cùng kỳ năm trước. Đạt được kết quả như vậy là do số lượng khách hàng của chi nhánh ngày càng tăng, hoạt động tín dụng đã thực sự có hiệu quả. Cụ thể hơn:
- Tiền mặt tại chi nhánh năm 2016 giảm 5 tỷ đồng so với năm 2015 và có xu hướng ngày càng giảm.
- Năm 2015, tiền gửi tại NHNN của chi nhánh tăng nhẹ thêm 17 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,0% và đến năm 2016 thì chỉ tiếp tục tăng 2,67%. Luận văn: Tổng quan hoạt động cho vay tại Ngân hàng VCB
Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại VCB Huế giai đoạn 2014 – 2016
Ngược lại với 2 chỉ tiêu trên, quan hệ tín dụng với khách hàng có xu hướng tăng qua 3 năm. Giá trị của chỉ tiêu này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Đây là một kết quả tốt, thể hiện năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ và hoạt động tín dụng đã thực sự có hiệu quả. Năm 2015, quan hệ tín dụng với khách hàng tăng 398 tỷ đồng hay 19,72% so với năm 2014. Đến năm 2016, con số này vẫn tăng lên, với tỷ lệ tăng là 15,11% tương ứng với 365 tỷ đồng, làm cho tổng giá trị của chỉ tiêu này đạt 2.781 tỷ đồng, chiếm 55,9% trong tổng tài sản của chi nhánh.
Tỷ trọng tài sản cố định của chi nhánh còn khá thấp, năm 2015 tài sản cố định là 30 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,67% trong tổng tài sản, tăng 3 tỷ đồng so với năm 2014. Đến năm 2016 thì tài sản cố định đạt 80 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,61% trong tổng tài sản, mức tăng này chủ yếu do trong năm vừa qua VCB Huế đã hoàn thiện tòa nhà làm việc với 10 tầng được trang thiết bị hiện đại, nâng tầm vị trí của mình lên so với các ngân hàng trên địa bàn.
Về nguồn vốn
Tiền gửi tại chi nhánh có sự tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2014 là 6 tỷ đồng, chiếm 0,15% tổng tỷ trọng nguồn vốn. Năm 2015 là 5 tỷ đồng, giảm 1 tỷ đồng so với năm 2014. Tuy nhiên vào năm 2016 tiền gửi lại đạt mức 11 tỷ đồng tăng 120,0% so với năm 2015.
Vốn huy động từ khách hàng là chỉ tiêu có giá trị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của chi nhánh. Giai đoạn 2014 – 2016, chi nhánh luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù hợp đi kèm với các chương trình khuyến mãi do đó vốn huy động từ khách hàng tăng lên rõ rệt. Năm 2014 giá trị của chỉ tiêu này là 3.356 tỷ đồng chiếm 81,95% tổng nguồn vốn. Đến năm 2015, vốn huy động từ khách hàng đã tăng thêm 573 tỷ đồng so với năm 2014. Sang năm 2016, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều phát triển mạnh, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả hơn cộng với những nỗ lực huy động của VCB Huế nên nguồn vốn huy động từ khách hàng cũng tăng lên. Vốn huy động từ khách hàng đạt mức hơn 4.334 tỷ đồng, chiếm 87,12% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh Luận văn: Tổng quan hoạt động cho vay tại Ngân hàng VCB
2.1.4.1. Công tác huy động vốn
Bảng 2.2. Tổng huy động vốn của VCB Huế giai đoạn 2014 – 2016
Với ưu thế là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam và uy tín lâu năm trong ngành VCB Huế ngày càng thu hút được số lượng lớn khách hàng gửi tiền. Tổng huy động vốn tại thời điểm 2015 đạt 3.929 tỷ đồng, tăng 573 tỷ đồng (tương đương tăng 17%) so với cùng kỳ năm trước. Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động được lại tăng lên so với năm 2015 là 10% tương ứng với giá trị tăng thêm là 405 tỷ đồng. Cụ thể:
- Phân theo loại tiền gửi: Với chính sách hiện nay của NHNN, hầu như khách hàng chỉ gửi ngân hàng bằng đồng VND, đây là một chính sách đúng đắn để hạn chế USD hóa trong nền kinh tế và dòng tiền USD được luân chuyển tốt hơn. Tại thời điểm 2015, huy động VND đạt 3.464 tỷ đồng (chiếm 88,16% tổng huy động vốn) tăng 491 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Năm 2016 đạt 3.895 tỷ đồng tăng 431 tỷ đồng so với năm 2015.
- Phân theo nguồn huy động: Vốn huy động chủ yếu tập trung ở nhóm đối tượng cá nhân với tỷ lệ trên 70% (năm 2015, 2016) và có xu hướng tăng qua các năm. Mặc dù giá trị huy động đối với mỗi tổ chức kinh tế thường rất lớn nhưng do số lượng khách hàng không nhiều nên mức vốn huy động chỉ đạt khoảng gần 30% tổng vốn huy động của VCB Huế.
- Phân theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn năm 2016 đạt 1.183 tỷ đồng (27,30%). Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1.921 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao nhất (44,32%), giảm so với năm 2015 là 298 tỷ đồng, là do lãi suất huy động kỳ hạn ngắn trong năm này có xu hướng giảm, còn lãi suất huy động kỳ hạn dài tuy có giảm nhưng ổn định hơn. Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên đạt 1.113 tỷ đồng, tăng 229 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 26% so với đầu năm.
2.1.4.2. Công tác tín dụng Luận văn: Tổng quan hoạt động cho vay tại Ngân hàng VCB
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nơ ̣của VCB Huếgiai đoạn 2014 – 2016
Căn cứ vào bảng 2.4 có thể nhận thấy tổng dư nợ cho vay của VCB Huế tăng trưởng tốt qua các năm, đặc biệt là trong năm 2016. Dư nợ tại thời điểm 31/12/2016 là 2.781 tỷ đồng tăng 365 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,11% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
Phân theo loại tiền vay:
Dư nợ cho vay bằng đồng nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên qua các năm. Tại 31/12/2016, dư nợ cho vay bằng VND đạt 2.143 tỷ đồng tăng 331 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,27%. Dư nợ cho vay bằng USD đạt 638 tỷ quy VND tăng 5,63% so với cùng kỳ năm 2015. Trong năm 2016, ngoài việc nỗ lực tìm kiếm được những khách hàng lớn có năng lực tài chính mạnh có nhu cầu vay vốn lớn, VCB Huế còn phát triển cho vay được với nhiều khách hàng thuộc nhóm xuất nhập khẩu. Đây là nhóm khách hàng không chỉ mang lại cho chi nhánh nguồn thu từ lãi vay mà còn giúp chi nhánh thu được lợi nhuận khá lớn từ nhiều hoạt động khác như thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ….
Phân theo kỳ hạn vay:
Dư nợ năm 2016 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do nợ vay trung dài hạn tăng lên. Dư nợ vay trung dài hạn tại thời điểm 31/12/2016 là 1.711 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 61,52% trong tổng dư nợ. Dư nợ trung dài hạn tăng 234 tỷ đồng so với năm 2015 và tăng 485 tỷ đồng so với năm 2014
Trong khi đó dư nợ vay ngắn hạn có biến động nhưng với mức độ tương đối thấp. Dư nợ vay ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2016 là 1.070 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 38,48% trong tổng dư nợ) tăng 131 tỷ đồng so với năm 2015 và tăng 278 tỷ đồng so với năm 2014.
2.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Huế Luận văn: Tổng quan hoạt động cho vay tại Ngân hàng VCB
Về mặt cơ cấu, thu nhập và chi phí của VCB Huế đã có sự thay đổi đáng kể trong những năm qua. Qua bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy rằng ngoài trừ lợi nhuận trong năm 2016, trong hầu hết tất cả các hoạt động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng. Cụ thể, năm 2014 lợi nhuận đạt 75.915 triệu đồng; năm 2015 đạt 99.648 triệu đồng. Tuy nhiên trong năm 2016, do gặp phải nợ xấu vì vậy VCB Huế phải trích lập dự phòng khá lớn, dẫn đến lợi nhuận chỉ còn đạt 56.421 triệu đồng.
Biểu đồ 2.1. Tổng thu nhập, tổng chi phí, lợi nhuận tại VCB Huế
Về thu nhập:
Tổng thu nhập của VCB Huế đã có sự tăng trưởng tốt qua các năm, cụ thể năm 2015 so với năm 2014 thu nhập tăng 115.346 triệu đồng hay tăng 45,1%. Điều này là do trong tổng thu nhập thì khoản mục thu nhập từ lãi tăng 126.076 triệu đồng hay tăng 55,7%. Trong thu nhập từ lãi thì thu lãi từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2014 là 180.061 triệu đồng chiếm 79,5%; năm 2015 là 220.809 triệu đồng chiếm 62,6%; năm 2016 là 231.101 triệu đồng chiếm 54,7%. Năm 2015 so với năm 2014 thì thu lãi từ hoạt động cho vay tăng 40.749 triệu đồng hay tăng 22,6%. Trong khi đó khoản mục thu nhập ngoài lãi giảm mạnh với mức giảm 10.729 triệu đồng hay giảm 36,7% do các khoản lãi từ kinh doanh ngoại hối và thu nhập bất thường có xu hướng giảm. Năm 2016 so với 2015 thu nhập từ lãi tăng 48.807 triệu đồng hay tăng 13,8%, trong khi đó thu nhập ngoài lãi tăng 2.261 triệu đồng hay tăng 12,2%. Như vậy có thể thấy rằng các khoản thu nhập chính vẫn bắt nguồn từ thu nhập từ lãi (trên 95% trong hai năm 2015 – 2016), đây cũng là đặc thù của hầu hết các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Về chi phí:
Trong tổng chi phí thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2014 chi phí trả lãi là 134.411 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,7%, năm 2015 chi phí này là 209.608 triệu đồng chiếm 77,2% tăng 75.197 triệu đồng hay tăng 60,0% so với năm 2014; năm 2016 chi phí này là 286.185 triệu đồng tăng 76.577 triệu đồng hay tăng 36,5% so với năm 2015, đây là mức tăng khá cao và làm giảm lợi nhuận của VCB Huế. Trong chi phí trả lãi thì khoản mục chi trả lãi tiền gửi có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 60.980 triệu đồng hay tăng 50,4%, năm 2016 so với năm 2015 tăng 64.030 triệu đồng hay tăng 35,2%; do khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí trả lãi nên khi khoản mục này biến động tăng đã kéo theo chi phí trả lãi cũng tăng lên đáng kể. Điều này là do VCB Huế mở rộng kinh doanh, tăng cường huy động vốn theo kế hoạch, làm các khoản chi phí tăng lên. Bên cạnh đó thì chi trả lãi tiền vay và chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá đã có những biến động tăng giảm qua các năm. Đây là những dấu hiệu không tốt làm cho lợi nhuận giảm nên VCB Huế cần có những chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận thu về ngày càng cao.
Bảng 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB Huế giai đoạn 2014 – 2016
Nhìn chung qua 3 năm (2014 – 2016) trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn nhưng VCB Huế cũng đã có những bước tiến tích cực theo chiều hướng có lợi, tình hình thu nhập có xu hướng tăng. Mặc dù lợi nhuận của VCB Huế có biến động tăng giảm đặc biệt là giảm mạnh trong năm 2016 nhưng so với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì lợi nhuận của ngân hàng vẫn ở mức khá cao. Có được thành quả như vậy là do VCB Huế đã có định hướng phát triển đúng đắn, đội ngũ nhân viên hết lòng vì công việc cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Thành quả trên đã từng bước nâng cao và khẳng định vị thế của ngân hàng trong lòng khách hàng. Luận văn: Tổng quan hoạt động cho vay tại Ngân hàng VCB
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng HĐ cho vay khách hàng tại Ngân hàng VCB