Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Siêu thị Á Châu đến năm 2020  dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư & Kinh doanh Siêu thị Á Châu

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu

Bên cạnh chi trả thu nhập, người lao động trong công ty còn được đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách lao động theo đúng qui định pháp luật và thỏa ước lao động tập thể như chế độ BHXH, BHYT, chế độ làm việc, nghỉ phép…

Công ty luôn quan tâm chăm sóc phúc lợi tập thể

2.1.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư & Kinh doanh Siêu thị Á Châu

2.1.2.1. Doanh thu từng nhóm sản phẩm qua các năm 2013 – 2014 Bảng

Nhận xét:

  • Doanh thu của các nhóm sản phẩm không đồng đều, trong đó nhóm ngành hàng Fresh (bao gồm: Rau, củ, quả và các mặt hàng tươi sống) và Đông lạnh chiếm tỷ lệ cao nhất, tổng bằng 35% tỷ trọng các ngành hàng, đạt 63.724.000 ngàn đồng trong năm 2013. Doanh thu của văn phòng phẩm chỉ chiếm 6,50% tỷ trọng, đạt 11.834.550 ngàn đồng trong năm 2013.
  • Qua năm 2014, nhìn chung doanh thu của tất cả các ngành hàng đều tăng, trong đó doanh thu tăng nhiều nhất thuộc về ngành Fresh, tương ứng 23,53%, tăng 8.568.000 ngàn đồng so với năm 2013. Riêng chỉ có doanh thu văn phòng phẩm giảm 11,31%, tương ứng giảm 1.338.750 ngàn đồng so với năm 2013.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:   

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2.2. Lợi nhuận trước thuế từng nhóm sản phẩm qua các năm 2013 – 2014

Nhận xét:

  • Lợi nhuận trước thuế cả năm 2013 đạt 124.190.500 ngàn đồng, trong đó ngành hàng Fresh đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty, đạt 26.080.005 ngàn đồng, chiếm 21% tỷ trọng tất cả ngành hàng. Tiếp theo là ngành hàng Đông lạnh, đạt 19.001.146 ngàn đồng, chiếm 15,3% tỷ trọng các ngành hàng. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2013 của Công ty AISTC khá tốt.
  • Trong năm 2014, nhìn chung lợi nhuận trước thuế của tất cả các ngành hàng đều tăng, trong đó tăng nhiều nhất vẫn là ngành Fresh và Đông lạnh, tăng tương ứng 10.267.202 ngàn đồng và 6.852.868 ngàn đồng. Riêng ngành Văn phòng phẩm tuy lợi nhuận trong năm 2014 có tăng (2.288.305 ngàn đồng) nhưng về mặt tỷ trọng trong năm 2014 lại giảm 0,48% so với năm 2013.
  • Về mặt tỷ trọng, trong năm 2014, riêng 2 ngành Fresh và Đông lạnh thì tỷ trọng về doanh thu đã chiếm tới 36,93% tỷ trọng của toàn ngành. Ngành Văn phòng phẩm và Clothing là 2 ngành có tỷ trọng thấp nhất, tương ứng 6,52% và 7,5%.

2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu

Yếu tố kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế:

Khi nền kinh tế tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến sự bùng nổ về chi tiêu của người dân. Với lượng khách hàng lớn hơn thì sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp cũng giảm dần, doanh nghiệp có cơ hội để phát triển các hoạt động tiêu thụ hàng hóa và thu được lợi nhuận cao. Ngược lại nếu nền kinh tế suy thoái, người dân với tình hình tài chính khó khăn sẽ thắt chặt chi tiêu, do đó mức độ tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm dẫn đến tăng sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Việt Nam là một thị trường có quy mô còn nhỏ nhưng tốc độ phát triển rất nhanh, tiềm năng lớn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài. Không những vậy, Việt Nam liên tục được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI).

Hiện nay kinh tế thế giới và trong nước vẫn chịu nhiều hậu quả và tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, tỷ lệ lạm phát vượt quá 2 con số, giá trị đồng VND giảm làm cho người dân giảm chi tiêu ccho mua sắm ảnh hưởng tới doanh thu của siêu thị

Phân phối thu nhập và sức mua:

Thu nhập của người dân Việt nam trong thời điểm hiện tại đã tăng hơn trước, nhu cầu về các sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng,… ngày càng khắt khe,sức mua của người dân cũng tăng cao trong khi đó các loại sản phẩm được bày bán ở chợ kém về chất lượng hơn so với siêu thị, đây là cơ hội mở rộng phát triển của ngành kinh doanh bán lẻ.

Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, thu nhập bình quân đầu người cũng ngày càng cao. Vì thế thói quen mua sắm của người dân cũng thay đổi dần. Các điểm bán lẻ truyền thống như chợ, các cửa hàng tạp hóa hay đại lý dần thu hẹp phạm vi ảnh hưởng, thay vào đó là sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại.

Tỷ lệ tiết kiệm:

Theo nghiên cứu của TNS Vietnam, những người có thu nhập cao đang chi tiêu nhiều hơn, nhưng những người có thu nhập trung bình và thấp chi tiêu ít hơn, xét về tổng thể chi tiêu thì tiêu dùng vẫn tăng. Tỷ lệ tiết kiệm vẫn tiếp tục giảm xuống (12% năm 2010 xuống 9% năm 2013) cho thấy sự tự tin trong tiêu dùng của người Việt Nam nói chung.

TNS Việt Nam cũng đã thống kê hơn 5.000 thương hiệu sản phẩm mới được tung ra thị trường vào năm 2010. Đồng thời, các nhà sản xuất tin rằng 75% động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho đến năm 2017 là nhờ vào các thương hiệu mới.

Lạm phát:

Lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Sự lạm phát sẽ làm thay đổi mức và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Khi có lạm phát tốc độ tiêu thụ hàng hóa giảm càng nhiều ở những mặt hàng mà tính thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày thấp.

Chỉ mới 4 tháng đầu năm 2011, tình hình kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng bất ổn, lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến. Với nguồn tài chính có hạn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, do đó sức mua trên thị trường giảm hẳn. Điều này tác động không nhỏ tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của Giant.

Yếu tố chính trị, pháp luật

Chính trị liên quan mật thiết tới sự phát triển của ngành. Sự ổn định chính trị của nước ta tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà bán lẻ, đặc biệt thu hút rất nhiều các nhà bán lẻ lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam.

Hệ thống luật nước ta ban hành nhiều luật về kinh doanh như luật thương mại, luật lao động, luật thuế nhập khẩu, xuất khẩu,…đặc biệt nước ta có chính sách mở cửa đối với các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Việc mở cửa thị trường phân phối Việt Nam đã thực hiện ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO (tháng 1/2007). Nhưng từ 1/1/2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.Ngược lại với các nhà bán lẻ trong nước, bước vào thị trường Việt Nam, các nhà bán lẻ nước ngoài có sẵn những lợi thế mà các nhà bán lẻ trong nước khó “địch nổi”, thể hiện ở những điểm như: nguồn vốn lớn; nguồn hàng phong phú, đa dạng; trình độ quản lý, kỹ năng tiếp thị, quảng cáo, chiến lược kinh doanh, lợi thế về chi phí và giá bán. Giant trực thuộc tập đoàn Jardine Matheson là 1 trong 5 tập đoàn bán lẻ có quy mô lớn nhất thế giới, cũng như tại Việt Nam.

Việt Nam là một thị trường tiềm năng nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn e ngại vì chúng ta vẫn còn bảo hộ, vẫn dùng thuế để điều tiết thị trường. Để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục áp dụng quy định mà WTO cho phép. Theo đó, nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài có quyền mở siêu thị ở Việt Nam nhưng mở đến cái thứ hai thì phải xin phép và địa phương có quyền từ chối. Chính phủ Việt Nam đã ban hành điều khoản về “Thẩm định nhu cầu kinh tế” (Economic Needs Test – ENT) năm 2007. ENT là những tiêu chí đưa ra để quyết định cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài, là rào cản được dựng lên nhằm bảo hộ thị trường bán lẻ nội địa trước sự thâm nhập của các nhà bán lẻ quốc tế. Mặc dù có ENT nhưng Giant vẫn nỗ lực sáng tạo và tích cực hơn trong việc thâm nhập vào thị trường VN và lọt vào top những nhà bán lẻ hàng đầu Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu

Yếu tố văn hóa xã hội

Dân số và tỷ lệ phát triển : Dân số Việt Nam đông và là dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao dộng chiếm đa số , hiện nay dân số việt Nam vẫn tăng do đó nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng về lương thực, đồ dùng gia đình, thời trang.

Tốc độ đô thị hóa : Các đô thị ở nước ta ngày càng phát triển về quy mô cũng như hạ tầng vật chất, là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các siêu thị, trung tâm mua sắm.

Môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi tiêu dùng của con người. Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập sâu của Việt Nam với thị trường thế giới đã tạo ra cho văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam nhiều nét đổi mới, hiện đại hơn, tiếp cận gần hơn với văn minh tiêu dùng. Những năm trước đây do kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân dân chưa cao, người VN chỉ quen sử dụng kênh mua bán truyền thống tại các chợ, cửa hàng hay đại lý gần nhà… Ngày nay, kinh tế phát triển kéo theo thu nhập bình quân tăng, người dân đã chú ý hơn tới kenh mua sắm hiện đại, thói quen tiêu dùng cũng dần thay đổi. Thay vì đi mua sắm ở các khu chợ, họ đã có thói quen dạo qua các siêu thị để mua đồ từ hàng thực phẩm đến quần áo giầy dép, đồ gia dụng, mỹ phẩm và hàng trăm thứ khác nữa. Văn hóa tiêu dùng ngày càng hội nhập với văn hóa tiêu dùng hiện đại của văn minh thương mại thế giới, chính là cơ hội cho phát triển loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại. Nhìn nhận rõ cơ hội này, Giant cũng đã không ngừng mở rộng khả năng cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của ngươi tiêu dùng Việt Nam.

Yếu tố công nghệ

Công nghệ ảnh hưởng tới mọi ngành kinh doanh, sự phát triển của công nghệ giúp cho cơ sở của ngàng phát triển vượt bậc giúp ích cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.

Ngày càng nhiều sản phẩm hiện đại được tạo ra, các ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cũng như quy trình đưa hàng háo tới tay người tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp thu hút được khách hàng, các doanh nghiệp hiện nay đầu tư chú trọng mạnh tới công tác phát triển công nghệ trong hoạt động kinh doanh của mình. Sự phát triển của khoa học công nghệ trong những năm gần đây đã tạo điều kiện cho việc áp dụng những khoa học hiện đại vào phục vụ cho công tác bán hàng nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc như : các sản phẩm điện tử điện lạnh, máy điều hòa, máy hút ẩm, tủ lạnh, máy tính, mạng internet, máy bán hàng tự động, máy scancer…

Hiện nay, Giant đã thực hiện xây dựng hệ thống siêu thị xanh. Đây là thế hệ siêu thị mới của Giant được ứng dụng công nghệ xanh trong quá trình xây dựng vận hành để tiết giảm chi phí cho hệ thống, góp phần bảo vệ môi trường. Cụ thể như: sử dụng những vật liệu chống nóng cho mái, tường nhà, các trang thiết bị bên trong như bóng đèn đều sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện, lắp đặt hệ thống kiểm soát điện năng để phát hiện những nơi phung phí điện để có giải pháp xử lý, gian hàng thực phẩm đông lạnh đã được thiết kế lắp thêm các tấm kính ngăn hơi lạnh thoát ra để không lãng phí điện vào ban đêm lúc siêu thị dừng hoạt động. Với việc sử dụng những công nghệ tiên tiến trên, Giant sẽ tiết kiệm được chi phí và tăng lợi nhuận cho mình.

Trong thời đại của thương mại điện tử, Giant cũng như các doanh nghiệp khác đều xây dựng cho mình một website riêng để quảng bá, giới thiệu thông tin về bản than doanh nghiệp, về các chính sách, sản phẩm và dịch vụ,…

2.2.1.2. Môi trường vi mô Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu

Các rào cản ra nhập ngành:

Giant là thương hiệu do tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại châu Âu Jardine Matheson đầu tư vào Việt Nam, Giant xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011 tại Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh với phương châm là đưa hàng hóa chất lượng, giá rẻ phù hợp cới mức thu nhập trung bình của người Việt Nam, với cơ sở hạ tầng hiện đại phong cách trang trọng, lịch sự thu hút khách hàng Giant đã tạo ra rào cản gia nhập lớn đối với các nhà bán lẻ khác.

Quy mô sản xuất của siêu thị Giant khá lớn, số lượng mặt hàng đa dạng làm cho chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp hơn của các đối thủ cạnh tranh khác. Các loại hàng hóa ở Giant luôn có giá rẻ hơn so với các siêu thị khác nhu Fivimark, Metro, Hapromark… Bên cạnh đó Giant thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mại thu hút khách hàng.

Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng:

Với mục tiêu Giá rẻ cho mọi nhà, Giant tuyên cố cam kết bình ổn gía kể cả khi xảy ra khủng hoảng, khả năng tích hợp về phía trước, kiểm soát các nhà cung ứng sản phẩm nên Giant có thể tăng giá nhưng không quá mức bán trên thị trường nên vẫn tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi mua hàng tại Giant. Lực lượng nhà cung ứng đang phát triển như vũ bão, trái ngược với lực lượng bán lẻ còn yếu. Và quyền lực thuộc về kẻ mạnh. Các nhà bán lẻ buộc phải tuân theo những quy định của phía nhà cung ứng.

Các nhà cung cấp thường hay đưa ra các quyết định tăng giá, và các siêu thị phải theo, bởi trên thực tế thì các nhà bán lẻ luôn xem nhà cung cấp là đối tác đồng hành. Tuy nhiên, một hệ thống siêu thị như Co.op Mart hay gần đây là Giant và đến Giant đã từ chối yêu cầu tăng giá của các nhà cung cấp dẫn đến việc nhà cung cấp ngừng giao hàng.

Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng:

Giá cả tại Giant được niêm yết sẵn nên quyền thương lượng từ phía khách hàng giảm đáng kể. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng kĩ tính hơn khi lựa chọn mua hàng. Khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ với mức giá và chất lượng khác nhau. Họ chú ý nhiều hơn về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ khách hàng nhiều hơn. Ví dụ: đối với hàng thực phẩm, khách hàng đặt mục tiêu an toàn thực phẩm lên hàng đầu, mặc dù thực phẩm trong siêu thị tuy có giá cao hơn so với giá ngoài chợ nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận vì mục tiêu an toàn.

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:

Ngành bán lẻ tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, số lượng các nhà bán lẻ trong và ngoài nước là rất lớn như BigC. Metro. Coopmart… sự cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ rất mạnh mẽ, các nhà bán lẻ đều cố gắng tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Giant đưa ra chiến lược giá rẻ và “dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời” cho mọi nhà, tiện ích khi mua sắm tại Giant, Với việc bình ổn giá so với các đối thủ khác thì Giant đã thu hút được số lượng khách hàng đông đảo bên cạnh đó có các chương trình khuyến mại giảm giá, tri ân khách hàng đã kích cầu mua của khách hàng nên hiện tại có thị phần lớn tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với các doanh nghiệp khác.Hiện nay ngành bán lẻ Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Việt Nam là một thị trường tiềm năng thu hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ trong vài năm trở lại đây, đã có khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài gia nhập vào ngành này và đã chiếm được thị phần không nhỏ. Ta có thể thấy các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như Parkson, Zen Plaza, Diamon Plaza, Giant… đều là những đối thủ cạnh tranh lớn của Giant. Bên cạnh đó còn phải kể tới các hãng bản lẻ trong nước như: Co.opMart, Vinatext Mart, Hapro Mart… cũng đang trên đà phát triển mạnh. Như vậy thị trường bán lẻ Việt Nam có cường độ cạnh tranh mạnh. Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu

Đe dọa từ các sản phẩm thay thế:

Giant nghiên cứu các sản phẩm có thể thay thế cho nhau đưa và cung cấp tại siêu thị đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng được sự ủng hộ của khách hàng như là mặt hàng cafe, chè, nước ngọt có thể thay thế cho các loại bia, rượu… Người dân Việt Nam vẫn quen với kênh phân phối truyền thống, do đó “sản phẩm thay thế” ở đây chính là chợ truyền thống, cửa hàng, đại lí bán lẻ…

Đe dọa từ các đối thủ mới gia nhập:

Thị trường bán lẻ Việt Nam là miếng bánh ngon mà các nhà bán lẻ nước ngoài cũng không thể bỏ qua, Ví dụ : Tập đoàn Wal-Mart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới của Mỹ, cho biết họ đang cân nhắc việc đặt chân vào khu vực Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam. Đây là một thách thức đối với Giant trong vấn đề cạnh tranh, tăng thị phần. Đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xây dựng kế hoạch để xâm nhập thị trường sau khi Việt Nam vào WTO, trong đó có ba tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là: Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh), cùng nhiều tập đoàn châu Á như South Asia Investment (Singapore).

Cường độ cạnh tranh trong ngành là mạnh mẽ thể hiên ở khả năng cạnh tranh của Giant đối với các doanh nghiệp khác:

Sau 4 năm gia nhập WTO, thị trường đã khởi sắc và ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò và vị trí trong kinh tế đất nước, nằm trong top 15 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài và bán lẻ là lĩnh vực thu hút đầu tư nhất trên thị trường nội địa với việc bước đầu hình thành thị trường bán lẻ thời hội nhập với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các loại hình bán lẻ hiện đại… Các doanh nghiệp phân phối – bán lẻ Việt Nam đã nỗ lực vượt qua suy thoái, làm cầu nối hữu hiệu giữa sản xuất – tiêu dùng và tham gia bình ổn thị trường, tích

cực đóng góp vào cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…các trung tâm mua sắm đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá… và đưa ra điều kiện dễ dàng hơn cho những ai muốn làm thẻ thành viên để thu hút thêm khách. Thị trường bán lẻ chủ yếu nằm trong sự chi phối cua 3 đại gia: BigC, Metro, G7 Mart. Quyền thương lượng của người cung ứng tăng lên, quyền lực thương lượng từ các khách hàng giảm nhưng rất nhiều doanh nghiệp có ý định gia nhập ngành bán lẻ tạo mức độ cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ tăng lên và chính người tiêu dùng là phía được hưởng lợi nhất. Ngành bán lẻ vẫn là một ngành hấp dẫn trong tương lai.

2.2.1.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu

Nhận xét: Qua số điểm 3,02 ta thấy Công ty AISTC đã có những phản ứng ở mức tốt đối với các cơ hội và các mối đe dọa từ bên ngoài. Từ ma trận các yếu tố bên ngoài, ta rút ra được những cơ hội và nguy cơ đối với Công ty AISTC như sau:

Cơ hội:

  • Kinh tế Việt Nam phát triển: từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6.78% cao hơn kế hoạch đề ra. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14% so năm trước, giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản ước tăng 4,69% so năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 1.561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5%.
  • Dân số Việt nam hiện nay đạt 90 triệu người trong đó: Dân số ở thành thị hiện chiếm 29,60%, đây là nguồn khách hàng đông đảo cho các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày.
  • Thu nhập của người dân Việt Nam tăng lên: thu nhập bình quân đầu người của cả nước sắp đạt ngưỡng 2.200 USD, mức sống và nhận thức của người dân ngày càng cao nên xu hướng mua sắm tại siêu thị tăng lên.
  • Thị trường bán lẻ phát triển: thị trường bán lẻ Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hệ thống siêu thị tổng hợp và chuyên lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, các trung tâm mua sắm, cửa hàng bách hóa chuyên các sản phẩm trung – cao cấp với những phát triển mới sẽ đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng. Đặc biệt quy mô mở rộng thị trường bán lẻ tới vùng nông thôn ngày càng tăng cao.
  • Sự phát triển của khoa học công nghệ: khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các siêu thị tại Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng và đầu tư lớn cho việc tiếp cân, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt dộng của mình.
  • Gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới: gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới tạo điều kiện mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, đa dạng hóa các loại sản phẩm bán lẻ.
  • Môi trường chính trị ổn định: môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ yên tâm kinh doanh, mở rộng quy mô, đặc biệt Việt Nam có chính sách mở cửa thị trường bán lẻ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Nguy cơ:

  • Cạnh tranh ngày càng gay gắt: hiện nay rất nhiều siêu thị trong và ngoài nước mọc lên Các doanh nghiệp đã và đang tập trung quảng cáo rầm rộ, tăng cường chủng loại hàng hóa, giảm giá sản phẩm dịch vụ và mở rộng các chương trình khuyến mại, cạnh tranh về giá.
  • Đe dọa từ các sản phẩm thay thế: các sản phẩm, dịch vụ có thể thay thế chính là mạng lưới các chợ truyền thống, các cửa hiệu nhỏ của từng địa phương, các cửa hàng giới thiẹu sản phẩm cuả các nhà sản xuất lớn, do ảnh hưởng bởi tập quán mua sắm của người dân chưa quen đến với loại hình kinh doanh hiện đại – siêu thị nên tỉ trọng doanh số của ngành siêu thị tại Hà Nội trên tổng doanh thu còn khá khiêm tốn. Ngoài ra trong còn xuất hiện kênh truyền hình chuyên biệt về bán hàng TV Shopping. TVShopping với phương thức mua sắm phổ biến trên thế giới bằng cách gọi điện, nhắn tin, fax, truy cập internet, giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian.
  • Nguồn cung cấp hàng hóa: hiện nay với việc giá xăng dầu, nguyên vật liệu tăng, các nhà cung cấp có xu hướng ép giá tăng lên gây khó khăn cho siêu thị giữ mức giá rẻ và ổn định.
  • Lạm phát: hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến tỷ lệ lạm phát của VN tăng cao, đồng tiền Việt Nam đồng mất giá, khiến cho người dân giảm chi tiêu mua sắm ảnh hưởng tới doanh số bán hàng của siêu thị.

2.2.2. Phân tích môi trường bên trong Công ty AISTC

2.2.2.1. Sản phẩm và thị trường của Công ty AISTC Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu

  • Các loại sản phẩm chủ yếu: Tại siêu thị Giant, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm. Sản phẩm kinh doanh tại Giant có thể được chia ra thành các ngành chính như sau:
  • Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.
  • Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện.
  • Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi xách.
  • Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học.
  • Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi.
  • Thị trường: Định vị của Giant là hàng hóa với giá rẻ trên thị trường bán lẻ và phân khúc thị trường mà họ nhắm đến là thị trường khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên. Giant giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Giant phục vụ chủ yếu khách hàng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2.2. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của Công ty AISTC

Hoạt động cơ bản :

Hậu cần nhập:

Giant trực thuộc Công ty AISTC thuộc tập đoàn Jardine Matheson, là một tập đoàn vốn đầu tư là từ nước ngoài, ngoài những hàng hóa nhập khẩu thì đa số hàng hóa mà Giant kinh doanh là ở trong nước.

Giant đẩy mạnh việc liên kết với các nhà sản xuất vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa địa phương trong siêu thị. Đa phần những người đã từng mua sản phẩm đều thừa nhận, giá rẻ là một trong những thế mạnh của Siêu thị Giant. Tuy nhiên, bên cạnh giá rẻ, chất lượng sản phẩm cũng như hình thức bao bì nên bắt mắt hơn, là đòi hỏi của khách trong thời buổi các mặt hàng phong phú và cạnh tranh liên tục như hiện nay.

Giá của thức ăn gia súc, gia cầm tăng cao trong thời gian qua do phải nhập khẩu một số nguyên liệu cần thiết với giá cao hơn 20-50% so với trước đây. Vì vậy chi phí của nguyên vật liệu tăng cao rất nhiều, gây ảnh hưởng đến giá của sản phẩm. Chi phí dành cho việc kho bãi cũng tăng cao do ảnh hưởng của giá bất động sản. Giá xăng dầu leo thang do vậy kéo theo chi phí vận chuyển cũng tăng theo. Tất cả những chi phí hậu cần này gây ảnh hưởng lớn tới những chính sách về giá của Giant vì giá của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào giá của nguyên vật liệu. Do đó Giant đã liên tục phải có những chính sách đàm phán để giảm được thấp nhất việc tăng giá của sản phẩm. Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu

Sản xuất:

Với hệ thống siêu thị lớn việc đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa cho hệ thống là rất quan trọng. Tại Giant có xưởng làm bánh mì ngay tại siêu thị với các thợ làm bánh chuyên nghiệp cho ra lò các loại bánh mì thơm ngon được khách.

Danh mục mặt hàng kinh doanh của siêu thị tương xứng với những kỳ vọng mua bán của thị trường mục tiêu. Trên thực tế, nó trở thành trận chiến cạnh tranh giữa những người bán lẻ tương tự. Các siêu thị phải quyết định chiều rộng của danh mục mặt hàng kinh doanh (nông hay sâu) và độ bền tương hợp của danh mục mặt hàng.

Hậu cần xuất:

Sản phẩm của Giant luôn gắn liền với giá rẻ, mà chất lượng tốt nên được người dân rất tin tưởng lựa chọn đánh giá cao. Tất cả các siêu thị của Giant điều có hệ thống bảo quản đạt tiêu chuẩn, hàng hóa điều có tem đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bao túi dùng để đựng hàng hóa cho khách lớn, vệ sinh, đặt biệt là áp dụng công nghệ sinh học tự hủy trong thời gian quy định nhằm bảo vệ môi trường đã giúp cho khách cảm thấy thoải mái, tiện nghi hơn trong khi mua sắm.

Những hàng hóa cồng kềnh thì sẽ được hỗ trợ vận chuyển đến tận nhà khách hàng. Những sản phẩm là hàng điện tử hay gia dụng lắp ráp sẽ được chuyên viên lành nghề lắp đặt tại nhà và có bảo hành, khách hàng có thể yên tâm về những hàng hóa mà mình đã chọn.

Marketing và bán hàng:

Hơn 03 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, việc phát triển thương hiệu luôn được Công ty AISTC quan tâm và thực hiên khá tốt với việc đầu tư vào marketing để nghiên cứu phát triển thị trường và dịch vụ sau bán hàng đã giúp công ty nâng cao doanh số, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Công ty nên tiếp tục duy trì những gì đã đạt được và tiếp tục không ngừng việc phát triển thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh, bằng chứng là cứ đều đặn 2 tuần, Giant phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn. Các chương trình khuyến mãi có qui mô lớn chưa từng có, với nhiều gian hàng phong phú theo chủ đề (làm đẹp, nội trợ, mua sắm thiếu nhi, thời trang…) tạo sự chọn lựa đa dạng cho khách hàng, giảm giá mạnh (đến 50% giá trị sản phẩm) như chương trình “Giá rẻ chưa từng thấy” với khoảng 20 mặt hàng thiết yếu đã được khách hàng rất hoan nghênh. Bên cạnh đó, Giant còn xây dựng hình ảnh của công ty thông qua các hoạt động từ thiện. Giant luôn mong muốn trở thành một doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, vì cộng đồng như: đặt thùng quyên góp tiền để tặng Quỹ người nghèo trong thành phố và các tỉnh lân cận, tài trợ chương trình “Đi bộ đồng hàng quyên góp cho trẻ em nghèo cơ nhở”…

Ngoài ra, hoạt động quảng cáo không chỉ nói đơn thuần về sự xuất hiện của siêu thị mà còn phải nói lên được những dịch vụ mà khách hàng sẽ nhận được khi đến với siêu thị như giải quyết những thắc mắc của khách hàng: Trong quá trình chọn mua hàng hóa khách hàng có những thắc mắc cần giải đáp. Lúc đó phải có sự giải đáp của các nhân viên quầy hàng nhằm hỗ trợ khách. Những thắc mắc của khách hàng thường xuất hiện đối với một số mặt hàng có tính kỹ thuật như các sản phẩm điện tử. Vì vậy mà các nhân viên phải có sự hiểu biết về các loại hàng hóa trưng bày tại siêu thị để có thể giải quyết một cách nhanh chóng kịp thời, chính xác cho mọi khách hàng.

Thanh toán nhanh chóng và chính xác: việc mua sắm tại siêu thị nhằm rút bớt thời gian mua sắm của khách hàng vì tới siêu thị họ có thể mua được nhiều mặt hàng khác nhau mà không cần phải di chuyển từ cửa hàng này sang cửa hàng khác. Vì vậy việc thanh toán cần diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Dịch vụ:

Hoạt động và các nguyên tắc của Giant trong dịch vụ phân phối cho khách hàng, công tác thu mua, hợp tác với nhà cung cấp, quan hệ với công chúng, cộng đồng, quan hệ với các nhà đầu tư cũng như toàn thể cán bộ và nhân viên của hệ thống luôn dựa trên 5 giá trị của Giant: Hài lòng khách hàng, đổi mới, minh bạc, đoàn kết, tương trợ. Giant có chính sách ưu đãi vận chuyển hàng miễn phí cho khách mua hàng có hóa đơn trên 300 nghìn đồng và trong phạm vi nội thành, đổi hàng cho khách với điều kiện hóa đơn còn nguyên vẹn trong vòng 48 tiếng sau khi mua… Ngoài ra công ty còn lập website để gúp khách hàng tìm hiểu về công ty, các loại hàng hóa, các thông tin về khuyến mại để khách hàng lựa chọn.

Hoạt động hỗ trợ:

Quản trị mua:

Việc quản trị mua được công ty thực hiện khá tốt khi mà thị trường đang sốt lên vì khủng hoảng kinh tế thì Giant đã nỗ lực kìm hãm việc tăng giá thông qua việc thương lượng với các nhà cung cấp không tăng giá, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu. Cương quyết từ chối những yêu cầu tăng giá không có lý do chính đáng. Trên thực tế, chỉ số giá của phần lớn các mặt hàng tại Giant giảm mạnh so với khung giá cuối năm 2012 và đầu năm 2014. Áp dụng chính sách giá tốt nhất cho các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá như thịt, cá, bánh mỳ, thực phẩm khô… ngay cả khi giá cả thị trường tăng mạnh, cam kết mua số lượng lớn, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất hoạch định tối ưu nhất kế hoạch sản xuất và tiết kiệm chi phí. Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu

Phát triển công nghệ:

Giant là thương hiệu của tập đoàn bán lẻ Dairy Farm trực thuộc Jardine Matheson, hệ thống thu mua hiện đại, hệ thống thanh toán, quản lý hàng hóa hiệu quả, công nghệ sản xuất của Châu Âu, triển khai ISO trong quản lý, đội ngũ nhân viên có trình độ và có kinh nghiệm:

Quản trị nguồn nhân lực:

Hiện nay, hiện tượng chảy máu chất xám, xu hướng lao động, người tài đi du học và làm việc luôn tại nước ngoài đang ngày càng phổ biến. Đó là do họ không được trọng dụng, không tìm thấy cơ hội phát triển nghề nghiệp. Môi trường làm việc, sự coi trọng vai trò của con người, đối xử công bằng… là cái thiếu trong đa số các doanh nghiệp Việt Nam. Điều Giant làm được là tạo ra văn hóa đào tạo doanh nghiệp, biến nó thành cơ hội thăng tiến nội bộ cho nhân viên. Họ xem phát triển nguồn nhân lực là một hoạt động đầu tư chứ không xem đó là chi phí. Giá trị, lợi ích mà họ thu về cao gấp bội so với việc bỏ ra một khoản tiền cho nhân viên của mình đi học: Sự cống hiến của nhân viên. Đây là chiến lược quản trị về nhân lực mà rất ít doanh nghiệp làm được và đạt được thành công như Công ty AISTC.

Cơ sở hạ tầng tổ chức:

Cách Giant bố trí trình bày mang phong cách nước ngoài, về overview bên ngoài nếu bạn chưa biết gì về Giant bạn sẽ không dám bước vào vì có vẻ hơi sang trọng nhưng thật ra giá cả các mặt hàng lại thuộc loại rẻ. Do siêu thị Giant có mặt bằng rộng, không gian lớn nên có khả năng bố trí, trưng bày hàng hóa hiệu quả. Với sự bố trí không gian một cách khoa học, Giant chia không gian siêu thị thành các khu vực hay các gian hàng tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng. Việc đi lại giữa các quầy hàng đảm bảo cho khách hàng được thuận tiện cũng như việc lấy hàng phải dễ dàng. Khoảng cách giữa các quầy hàng phải đảm bảo đủ rộng cho hai người đi ngược chiều nhau. Việc bố trí hàng hóa trong siêu thị là rất quan trọng nó đảm bảo cho việc mua của KH gặp nhiều thuận lợi. Cơ sở hạ tầng của Giant mang phong cách hiện đại, tiện nghi, khang trang, công nghệ hiện đại tạo sự thu hút khách hàng, tạo ra sự tin tưởng về chất lượng trong khách hàng.

Vị thế cạnh tranh của Công ty AISTC (Siêu thị Giant): Giant là một đại siêu thị hiện đại, rất nhiều chủng loại hàng hóa, tuân thủ chặt chẽ các chuẩn vệ sinh an toàn quốc tế và chúng tôi luôn tổ chức những đợt khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Vì thế hiện tại vị thế cạnh tranh của Giant rất mạnh. Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có rất nhiều siêu thị bán lẻ những chủng loại mặt hàng tương đối giống với Giant tuy nhiên khi nói đến siêu thị bán lẻ có lẽ người ta sẽ nghĩ ngay tới Giant.

Nhận xét: kết quả trên cho ta thấy tổng số điểm đạt được là 2,84 chỉ trên mức trung bình cho thấy Công ty AISTC chỉ kịp thời phản ứng với các yếu tố bên trong, tuy nhiên để hạn chế rủi ro công ty nên cắt giảm chi phí để có lợi nhuận tốt hơn, đồng thời phải mở rộng hệ thống phân phối ngày càng rộng khắp để nguồn hàng được luân chuyển nhanh và nhiều hơn nhằm mang lại doanh thu tốt hơn.

2.2.3. Đánh giá chung Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu

Sau khi phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của Công ty AISTC, ta rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách thức mà Công ty AISTC có được:

Điểm mạnh:

  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Hệ thống quản lý chất lượng tốt
  • Thương hiệu mạnh
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
  • Giá rẻ
  • Cơ cấu mặt hàng đa dạng
  • Chế độ khuyến mãi, hậu mãi tốt

Điểm yếu:

  • Chi phí cao
  • Chất lượng hàng hóa chưa ổn định
  • Thường xuyên bị quá tải, thanh toán chậm
  • Hệ thống phân phối còn hẹp
  • Hệ thống đại siêu thị chưa nhiều nên thiếu cạnh tranh
  • Nắm bắt nhu cầu của khách hàng chậm

Cơ hội:

  • Kinh tế Việt Nam phát triển
  • Môi trường chính trị ổn định
  • Dân cư đông đúc
  • Thu nhập và mức sống người dân tăng
  • Thị trường bán lẻ phát triển
  • Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
  • Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới

Nguy cơ:

  • Cạnh tranh ngày càng gay gắt
  • Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
  • Nguồn cung hàng hóa
  • Lạm phát

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, chúng tôi đã khái quát được bức tranh tổng thể về Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Siêu thị Á Châu qua việc phân tích toàn bộ các hoạt động, các yếu tố môi trường bên trong của Công ty như: Marketing với các yếu tố sản phẩm, giá cả, phân phối, hoạt động quảng cáo và chăm sóc khách hàng; sản xuất với các yếu tố như lựa chọn sản phẩm và phát triển sản phẩm mới, quản lý chất lượng, máy móc thiết bị; các mặt về nguồn nhân lực, tài chính kế toán, nghiên cứu phát triển… Qua đó, chúng tôi đã rút ra được các điểm mạnh và điểm yếu của Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Siêu thị Á Châu, đồng thời cũng xây dựng được ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Công ty.

Ngoài ra, chương 2 cũng tập trung phân tích môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô, môi trường vi mô để có được bức tranh tổng thể về môi trường cạnh tranh, môi trường hoạt động của doanh nghiệp đang diễn ra hết sức sôi động. Qua đó, chúng tôi có được các cơ hội và mối đe dọa mà Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Siêu thị Á Châu có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của mình, đồng thời chúng tôi cũng xây dựng được ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài để cho thấy khả năng thích ứng, đối phó của doanh nghiệp với môi trường Luận văn: Tổng quan chung về kinh doanh của Công ty Á Châu

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty Á Châu

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x