Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty Petec Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

Lịch sử hình thành và phát triển

Thông tin khái quát

Với tầm nhìn cho những năm tiếp giai đoạn 2016-2020 với những bước đi kiên quyết đột phá, đổi mới toàn diện và tăng tốc phát triển. Tổng công ty đã đưa ra sứ mệnh về việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao theo nguyên tắc thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng vì lợi ích đôi bên.

Tên tiếng Việt: TÔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VÀ ĐẦU TƯ – CÔNG TY CỔ PHẦN

Tên tiếng Anh: PETEC TRADING AND INVESTMENT CORPORATION

Tên viết tắt: PETEC

Vốn điều lệ: 2.600.000.000.000 đồng

Điện thoại: (08) 3930 3633 – (08) 3930 3299

Địa chỉ :  194 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

Fax: (08) 3930 5686 – (08) 3930 5991

Website: www.petec.com.vn

Những cột mốc đáng nhớ

Ngày 12/10/1981: Công ty Nhập khẩu thiết bị và kỹ thuật dầu khí (PETECHIM), tiền thân của Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư – CTCP (PETEC) được thành lập theo Quyết định số 1140 BNgT/TCCB của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương)để thực hiện kế hoạch nhập khẩu thiết bị vật tư, kỹ thuật dầu khí.

Năm 1989: Công ty Nhập khẩu thiết bị và kỹ thuật dầu khí (PETECHIM) được đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu dầu khí (PETECHIM) để bổ sung, mở rộng hoạt động của mình trong các lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh phân bón, xuất khẩu gạo và nông sản, nhập khẩu vàng, nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu và các hàng hóa khác. Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

Ngày 23 tháng 09 năm 1994: Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương)đã ra Quyết định số 1180/TM-TCCB đổi tên Công ty XNK dầu khí (PETECHIM) thành Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (PETEC).

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nguyên trạng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC từ Bộ Công Thương về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ; Quyết định số 0881/QĐ-BCT ngày 12/02/2010 của Bộ Công Thương về việc chuyển Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (PETEC) thuộc Bộ Công Thương về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Quyết định số 555/QĐ-DKVN ngày 05/3/2010 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc tiếp nhận Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC từ Bộ Công Thương về làm đơn vị thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký biên bản bàn giao Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC về làm đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày 31/3/2010.

Ngày 30 tháng 07 năm 2010, Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC đổi tên thành Công ty TNHH MTV Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC theo Quyết định số 1440/QĐ-DKVN ngày 18 tháng 6 năm 2010 và số 1634/QĐ-DKVN ngày 14 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng quản trịTập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Thực hiện Quyết định số 1020/QĐ-DKVN, ngày 18/5/2010 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc thực hiện cổ phần hóa Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (PETEC) và Quyết định số 3080/QĐ-DKVN, ngày 25 tháng 11 năm 2010 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH MTV Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư thành Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư – CTCP, Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (PETEC) chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày 19/5/2011.

Từ ngày 26/4/2013, Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (PETEC) trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty Dầu Việt Nam PVOIL sau khi hoàn tất thủ tục công nhận cổ đông PVOIL căn cứ trên hợp đồng chuyển nhượng sở hữu cổ phần số 2439/HĐ-DKVN ngày 9/4/2013 giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tông công ty Dầu Việt Nam PVOIL và văn bản số 3334/DVN-KH ngày 24/4/2013 của Tổng công ty Dầu Việt Nam PVOIL đề nghị công nhận tư cách cổ đông của PVOIL.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2.2 Thực trạng về hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty Petec giai đoạn 2011 – 2015 Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

2.2.1 Kết quả kinh doanh của Tổng công ty PETEC trong thời gian qua:

Một số đặc điểm tình hình của Petec trong giai đoạn 2011 – 2015:

Năm 2011 được ghi nhận là một năm có nhiều sự kiện quan trọng có ảnh hưởng tới hoạt động của Tổng công ty như Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất được tổ chức thành công ngày 18/02/2011 đã thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (PETEC) và kế hoạch sản suất kinh doanh năm 2011; Tổng công ty chính thức hoạt động với tên gọi Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư – Công ty cổ phần từ ngày 18 tháng 5 năm 2011.

Nguồn hàng của PETEC đa phần là sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, đã tạo thuận lợi cho kinh doanh của Tổng công ty, đặc biệt là giảm thời gian vận chuyển, chi phí và nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, nguồn cung và chất lượng sản phẩm ổn và nhập khẩu từ những nhà cung cấp có uy tín quốc tế, đảm bảo sự cung cấp cho thị trường.

Giá dầu thô diễn biến phức tạp, liên tục tăng giảm do ảnh hưởng từ các biến động chính trị thế giới như các bất ổn tại Trung Đông, nợ công của Hy Lạp và các nước châu Âu, suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn còn chưa phục hồi… và nhìn chung tăng cao hơn so với năm 2010. Giá dầu thô WTI bình quân năm 2011 khoảng 100 USD/thùng, tăng 10% so với giá kế hoạch, bằng 125% so với giá bình quân năm. Đồng thời, việc điều hành của Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu chưa áp dụng hoàn toàn Nghị định 84/2009/NĐ-CP. Nhìn chung, mức giá bán lẻ theo quy định của Nhà nước tại nhiều thời điểm so với giá vốn đầu vào còn thấp, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thường xuyên bị lỗ.

Năm 2012 là một năm nhiều khó khăn đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của Petec, cụ thể:

Việc điều hành của Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu chưa áp dụng hoàn toàn Nghị định 84/2009/NĐ-CP dẫn tới việc doanh nghiệp chưa chủ động được trong quan hệ cung – cầu. Trong 6 tháng đầu năm, Nhà nước trực tiếp quy định giá bán lẻ xăng dầu, tuy nhiên, nhìn chung mức giá bán lẻ theo quy định của Nhà nước tại nhiều thời điểm so với giá vốn đầu vào còn thấp, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu còn thường xuyên bị lỗ. Việc tiêu thụ xăng dầu trong các thời điểm giảm giá rất khó khăn. Từ tháng 7, việc định giá bán lẻ đã có thay đổi. Bộ Tài Chính ra công văn 8412/BTC-QLG ngày 21/6/2012 về việc áp dụng nghị định số 84 trong đó quy định việc thực hiện quyền quyết định giá trong biên độ và tần suất điều chỉnh giá được nêu trong nghị định 84. Tuy nhiên, các cơ sở để xác định giá vẫn còn chưa sát với thực tế nên tại nhiều thời điểm giá bán lẻ còn thấp hơn giá vốn. Đồng thời, vì mục tiêu ổn định kinh tế, tại một số thời điểm, Nhà nước còn chưa chấp thuận tăng giá bán lẻ theo kiến nghị của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Kho xăng dầu Cát Lái, vốn là tổng kho đầu mối chính, đóng vai trò quan trọng nhất trong kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty, trực tiếp cung cấp xăng dầu cho khu vực Miền Nam, trung chuyển một số hàng hóa cho khu vực Miền Trung, với tỷ trọng tiêu thụ từ kho này chiếm hơn 70% lượng tiêu thụ toàn TCTy đã phải ngừng nhập hàng vào 31/8/2012 và hoàn thành bàn giao mặt bằng sạch cho Bộ Tư lệnh Hải quân vào 31/12/2012 theo đúng thỏa thuận giữa Bộ TLHQ và Tập đoàn DKVN về việc thanh lý hợp đồng liên doanh. Việc mất kho Cát Lái ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống kinh doanh của TCTy, đặc biệt là tại thị trường Miền Nam. Đây là khó khăn lớn nhất, việc thuê kho thay thế cũng như ưu tiên sử dụng kho Cái Mép chưa thể thay thế được kho Cát Lái.

Suy thoái kinh tế toàn cầu chưa chấm dứt, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng XK trên thế giới, giá các mặt hàng xuất khẩu có xu hướng giảm. Sang quý IV, thị trường kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp, gây khó khăn thêm cho các nhà cung cấp xăng dầu. Ngày 11/11/2012, Bộ Tài Chính đã điều chỉnh giảm giá bán xăng và dầu FO xuống 500đ/lít trong điều kiện kinh doanh xăng dầu vẫn đang lỗ. Đặc biệt, nhu cầu xăng dầu trên thế giới, Việt Nam những tháng cuối năm không tăng nhiều như các năm trước và lượng tồn kho lớn nên một loạt các đầu mối khác tiếp tục tăng thù lao lên rất cao tới 900 đồng/lít, thậm chí có đơn vị áp dụng thù lao hơn 1.000 đồng/lít, dẫn tới thị trường càng cạnh tranh khốc liệt. Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

Ngày 31/05/2013, Bộ Công thương đã ban hành quyết định số 3548/QĐ-BCT chấm dứt chức năng doanh nghiệp đầu mối xăng dầu của PETEC. Từ 01/06/2013, PETEC chuyển mô hình kinh doanh xăng dầu sang thành công ty con thực hiện một phần chức năng đầu mối của Tổng Công ty mẹ PVOIL, toàn bộ nguồn hàng do PVOIL cung cấp. Quá trình thực hiện chấm dứt doanh nghiệp đầu mối và chuyển đổi mô hình kinh doanh, PETEC gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với công tác duy trì, phát triển khách hàng, nhiều khách hàng truyền thống chuyển sang lấy hàng các đơn vị khác. Khi hòa nhập vào hệ thống của PVOIL, việc áp dụng các chính sách bán hàng, chính sách nguồn hàng, chính sách tín dụng thương mại, chiết khấu …, theo chỉ đạo, điều hành của PVOIL có nhiều khác biệt so với chính sách cũ của PETEC, cần thời gian thích nghi, nên sản lượng bán qua hệ thống tổng đại lý đã giảm đáng kể.

Kho xăng dầu Cát Lái chấm dứt hoạt động từ cuối năm 2012 đã gây khó khăn không những về mặt kinh doanh mà PETEC còn phải tái bố trí việc làm mới, giải quyết tình trạng lao động dôi dư, đồng thời phát sinh chi phí (lỗ sổ sách) khi quyết toán kho Cát Lái do vốn ban đầu được định giá cao khi cổ phần hóa, khoản lỗ này khoảng 7 tỷ đồng.

Trong năm 2014, Nghị định 84/2009/NĐ-CP đã được Chính phủ vận hành sát với thị trường hơn, tiếp đó Nghị định 83/2014/NĐ-CP được ban hành ngày 03/09/2014 thay thế Nghị định 84/2009/NĐ-CP với nhiều điểm mới, được đánh giá tích cực với thị trường xăng dầu. Giá dầu thô và các sản phẩm dầu trên thế giới giảm kéo dài từ tháng 8/2014 dẫn đến giá bán lẻ xăng dầu giảm giá liên tiếp.

Năm 2015, Petec tiếp tục kinh doanh dựa trên nguồn hàng của PVOIL, nhưng có những thời điểm thiếu hụt nguồn hàng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Đồng thời, giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm mạnh, dẫn đến giá xăng dầu trong nước giảm 12 lần trong năm 2015. Chính điều này đã khiến Petec chịu lỗ do tồn kho tại từng thời điểm giảm giá.

Hiện nay, Petec có hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước, được hỗ trợ bởi hạ tầng kỹ thuật gồm 4 kho xăng dầu với tổng sức chứa 140.000 m3 tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cái Mép (Vũng Tàu) và Vĩnh Long với hệ thống cầu cảng đảm bảo việc tiếp nhận các phương tiện vận tải xăng dầu đường thủy, hệ thống phân phối đảm bảo việc xuất hàng đường thủy và đường bộ.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, Tổng công ty Petec luôn chú trọng đến hoạt động kinh doanh, và cố gắng duy trì sản lượng bán để đạt mức sản lượng PVOIL giao. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu lượng tiêu thụ hàng năm của Tổng công ty sau đây:

Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ xăng dầu năm 2011 – 2015

Qua bảng trên cho thấy, sản lượng tiêu thụ xăng dầu năm 2013 sụt giảm mạnh so với năm 2011 – 2012, giảm trên 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do Petec phải bàn giao kho đầu mối Cát Lái cho Bộ Tư lệnh Hải Quan. Kho xăng dầu Cát Lái nằm ở vị trí chiến lược (Quận 2, Tp.HCM) với tổng dung tích 95 ngàn m3 và cảng nhập tàu dầu 25 ngàn tấn. Với vị trí thuận lợi cùng với cầu cảng lớn như vậy, đã thu hút được nhiều khách hàng ở miền Nam và miền Tây Nam Bộ.

Trong năm 2011, Petec cũng đã đưa kho xăng dầu Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) với sức chứa 80 ngàn m3 vào hoạt động. Mặc dù năm 2013, sau khi bàn giao kho Cát Lái, Petec đã ưu tiên sử dụng kho Cái Mép và thuê tiến hành thuê bồn bể chứa xăng dầu của PVOIL (Nhà Bè) nhưng vẫn không thể thay thế được kho Cát Lái nên rất nhiều khách hàng tại khu vực miền Nam đã chuyển sang mua của đơn vị khác, dẫn đến sản lượng tiêu thụ cũng như doanh thu sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2011 – 2015:

Bảng 2.2: Thống kê doanh thu bán xăng dầu năm 2011 – 2015

2.2.2 Thực trạng về hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty Petec giai đoạn 2011 – 2015

Kết quả của hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2015 được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu lợi nhuận, TSLN của TCT giai đoạn 2011 – 2015

2.2.2.1 Chỉ tiêu lợi nhuận Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy, trong giai đoạn 2011 – 2015 lợi nhuận có giá trị âm. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết tháng 8 năm 2014, việc kinh doanh xăng dầu thực hiện theo Nghị định 84/2009/NĐ – CP. Mặc dù, Nghị định đã quy định kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Nhưng trên thực tế, giá xăng dầu vẫn do Nhà nước kiểm soát chặt chẽ, doanh nghiệp bị động. Giai đoạn này, nhiều khi giá thế giới biến động lớn, doanh nghiệp nhập xăng dầu về với giá khá cao, nhưng giá bán lẻ trong nước vẫn chưa thể tăng được, gây nên tình trạng bán lỗ cho doanh nghiệp.

Khoảng lỗ tăng vọt từ 135 tỷ năm 2011 lên 606 tỷ năm 2012. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗ nặng trong năm 2012:

Do tình hình giá xăng dầu thế giới biến động liên tục, giá bán xăng dầu trong nước không theo kịp những biến động theo giá thị trường thế giới dẫn đến tình trạng kinh doanh lỗ của các doanh nghiệp xăng dầu, có những thời điểm giá Platt’s cao hơn giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Trong năm 2012, giá xăng dầu thế giới cao nhất là giữa tháng 3 đến tháng 5; sau đó, tháng 6 có xu hướng giảm. Giá xăng 92 có giai đoạn lên đến 137,5 USD/ thùng vào giữa tháng 3, đến tháng 6 còn 92,95 USD/ thùng, giảm gần 1,5 lần. Sự biến động thất thường của xăng dầu tạo khoản lỗ tiềm ẩn của doanh nghiệp trong giá hàng tồn kho. Hoạt động kinh doanh lỗ từ ngay lãi gộp nên không đủ bù đắp chi phí kinh doanh.

Theo quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP, mức tồn kho dự trữ lưu thông là 30 ngày làm cho chi phí dự trữ ở mức tương đối cao (30 ngày), việc quy định định mức chi phí lưu thông trong giá cơ sở để hình thành giá bán lẻ xăng dầu là 600 đ/lít,kg là quá thấp trong điều kiện không đủ bù đắp chi phí (900-1.000 đồng). Bên cạnh đó, lãi vay ngân hàng trong các tháng đầu năm quá cao, luôn ở mức trên 17%/năm, làm cho chi phí tài chính tăng cao.

Vào đầu quý II, để đối phó với tình trạng nợ quá hạn gia tăng, đặc biệt là nợ của các đơn vị phía Bắc, Tổng Công ty đã triển khai nhiều biện pháp kiểm soát công nợ, điều chỉnh chính sách công nợ. Các biện pháp này đã có hiệu quả trong kiểm soát công nợ, tuy nhiên cũng tác động không nhỏ đến sản lượng bán hàng. Việc giảm đáng kể sản lượng bán hàng đột ngột, trong khi công tác mua hàng theo hợp đồng dài hạn chưa điều chỉnh kịp thời khiến lượng tồn kho cao. Tại thời điểm 30/04/2012, tồn kho ở mức cao (119 ngàn m3/tấn, tương ứng trị giá 2.466 tỷ) nên trong 5 đợt giảm giá (tổng cộng 3.200 đồng), 2 lần tăng thuế từ ngày 09/05/2012 đến 02/07/2012 đã làm cho Tổng công ty bị lỗ khoảng 235 tỷ đồng.

Thêm một lí do nữa, đến tháng 10/2012, Kho xăng dầu Cát Lái, nơi cung cấp từ 60-70% sản lượng tổng tiêu thụ trong toàn hệ thống của Tổng công ty không còn hoạt động để chuyển giao lại cho Bộ tư lệnh Hải quân, đã làm Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều hành hàng hóa cũng như tiêu thụ sản phẩm xăng dầu, nhất là khu vực thị trường phía Nam. Mặc dù, kho xăng dầu Cái Mép đã đi vào hoạt động nhưng do cự ly xa, việc nhận hàng để cung cấp cho khu vực thành phố Hồ Chi Minh và các tỉnh Miền Tây không thuận lợi và làm tăng chi phí vận chuyển vì vậy không được khách hàng ủng hộ dẫn đến sản lượng tiêu thụ không đạt được như yêu cầu.

Trong giai đoạn 2013 – 2015, lỗ từ hoạt động kinh doanh xăng dầu giảm từ 463 tỷ xuống còn 132 tỷ, một phần là do sản lượng bán sụt giảm, một phần là Petec giảm lỗ tồn kho. Từ tháng 5 năm 2013, nguồn hàng của Petec chủ yếu là từ PVOIL, vì vậy khi hết hàng Petec mới đặt hàng của PVOIL, tránh tình trạng tồn kho nhiều. Đây là một dấu hiệu khả quan cho hoạt động kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty.

2.2.2.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

Qua bảng chỉ tiêu 2.3, trong giai đoạn 2011 – 2015 tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu có giá trị âm vì công ty bị lỗ. Tỷ suất lợi nhuận đạt 0,52% trong năm 2011, tức là cứ 1.000 đồng doanh thu công ty bị lỗ 5,2 đồng. Trong năm 2013, cứ 1.000 đồng doanh thu công ty bị lỗ 48 đồng, đây là tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2015. Tỷ lệ này có xu hướng giảm trong năm 2014 – 2015. Trong năm 2015, trong 1.000 đồng doanh thu, công ty còn lỗ 33 đồng.

2.2.2.3 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí kinh doanh

Cũng giống như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cũng tăng giảm thất thường trong giai đoạn 2011 – 2015. Năm 2013 tỷ suất lợi nhuận theo chi phí là 4,61%, có nghĩa là cứ bỏ ra 1.000 đồng cho hoạt động kinh doanh có thể mất 46 đồng. Con số này giảm còn 42 đồng trong năm 2014, và giảm năm 2015 còn 32 đồng.

Mặc dù tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí bị âm trong giai đoạn 2011 – 2015 nhưng tỷ lệ đang cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Petec ngày càng giảm sút.

2.2.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh cần dựa trên các chỉ tiêu sau: hiệu quả sử dụng vốn lưu động, số vòng quay vốn lưu động, thời gian 1 vòng quay vốn lưu động, thời gian thu hồi vốn và hệ số đảm nhiệm vốn. Để có thể đánh giá các chỉ tiêu đó, ta dựa vào bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của TCT Petec trong giai đoạn 2011 – 2015

2.2.3.1 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

Theo bảng trên, hiệu quả sử dụng vốn lưu động liên tục âm trong giai đoạn 2011 – 2015. Trong năm 2012 cứ 1.000 đồng vốn lưu động bỏ ra cho hoạt động kinh doanh thì công ty mất đi một giá trị khoảng 81 đồng. Các năm 2013, 2014, 2015 tiếp theo tỷ lệ này là: -97%, – 52% và – 46%.

Chỉ tiêu hiệu quả này có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014 – 2015, cho thấy vốn kinh doanh của công ty đã được sử dụng hiệu quả hơn giai đoạn trước. Điều này cho phép công ty duy trì và củng cố các hoạt động hiện tại để vốn lưu động được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn nữa (Tổng công ty Petec 2015).

2.2.3.2 Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động

Hiệu quả quay vòng vốn lưu động của công ty có chiều hướng giảm trong giai đoạn 2011 – 2013, và tăng lên năm 2014 – 2015. Nếu năm 2012, trong một kỳ kinh doanh vốn lưu động của công ty quay được 26 lần; thì sang năm 2013 số vòng quay chỉ còn đạt mức 20. Con số này giảm còn 11 lần năm 2014 và tăng lên 13 lần trong năm 2015. Điều này chứng tỏ, công ty ngày càng rút ngắn thời gian của chu kỳ hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho vốn lưu động được quay nhiều vòng hơn.

2.2.3.3 Thời gian một vòng quay vốn

Đây là chỉ tiêu ngược của chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động nêu trên. Thời gian để vốn lưu động quay được một vòng ngày càng dài trong giai đoạn 2011 – 2013. Nếu tại thời điểm năm 2012, Petec mất 13 ngày để vốn lưu động quay được một vòng thì đến năm 2013 số ngày tăng lên 17 ngày. Con số này tiếp tục tăng trong năm 2014, Petec có thể quay vốn lưu động 30 ngày và giảm trong năm 2015 còn 26 ngày. Cho thấy trong thời gian qua, Petec vẫn luôn chú ý nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc giảm số ngày quay vòng vốn lưu động.

2.2.3.4 Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động trong giai đoạn 2011 – 2014 có xu hướng tăng. Năm 2012 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 0,03; có nghĩa là để có 1 đồng doanh thu, công ty cần có 0,03 đồng vốn lưu động. Hệ số này tăng trong hai năm tiếp theo 2013 và 2014. Năm 2013 chỉ cần bỏ ra 0,05 đồng vốn thì có thể có được 1 đồng doanh thu, sang năm 2014 hệ số còn 0,08. Năm 2015, Petec cần bỏ ra 0,07 đồng vốn lưu động để có được 1 đồng doanh thu.

2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

Hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong thời gian qua được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.5: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn 2011 – 2015

2.1.4.1 Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân

Năng suất lao động bình quân trong giai đoạn 2011 – 2014 giảm mạnh, và tăng nhẹ năm 2015 . Năm 2012, năng suất trung bình đạt 29,43 tỷ đồng/người, điều đó có nghĩa là một lao động mang lại cho công ty 29,43 tỷ đồng doanh thu bán hàng. Sản lượng bán trong những năm 2013 – 2015 chỉ bằng 1/6 so với giai đoạn trước, nhưng Petec vẫn cố gắng nâng lượng hàng bán các năm. Trong năm 2015 vừa qua, một lao động tạo ra 7,9 tỷ doanh thu cho công ty.

2.1.4.2 Chỉ tiêu lợi nhuận trung bình Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

Lợi nhuận bình quân giai đoạn 2011 – 2015 âm, vì công ty bị lỗ trong giai đoạn này. Thế nhưng mức lỗ này càng ngày càng có xu hướng giảm, năm 2012 mức lỗ này là 900 triệu đồng,người, thì sang năm 2015 mức lỗ này chỉ còn 270 triệu đồng/người. Mặc dù kinh tế khó khăn trong thời gian qua, nhưng Tổng công ty vẫn cố gắng giảm lỗ xuống mức thấp nhất có thể. Vì thế yêu cầu đặt ra cho TCT Petec trong thời gian tới là phải tìm cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2.3 Các biện pháp Tổng công ty Petec đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian qua.

Qua những phân tích ở trên, trong giai đoạn vừa qua hoạt động kinh doanh xăng dầu của Petec luôn bị thua lỗ. Để đem lại hiệu quả của hoạt động trên, công ty đã áp dụng một số biện pháp như:

Thứ nhất, nâng cao trình độ cán bộ, người lao động. Trong những năm qua, Petec đã cử nhiều nhân viên kinh doanh tham gia các khóa học, tập huấn tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại thương, công ty đã tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội thực tập và nắm rõ hơn các nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu. Từ đó làm tăng khả năng chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cho họ, góp phần làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng cao. Tuy vậy, việc cử nhân viên tham gia vào các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nêu trên chỉ phát huy được phần nào vai trò của trình độ chuyên môn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Do hạn chế trong nhận thức, khả năng truyền đạt và người lao động chưa xem trọng khóa đào tạo này nên việc truyền lại kiến thức cho người không được đi học chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, công ty đã dần chú ý tới công tác nghiên cứu thị trường. Thông qua các kênh thu thập thông tin, công ty tiến hành phân tích và đánh giá các cơ hội thị trường tương đối chính xác và hợp lý. Một mặt công ty tìm kiếm được thị trường, vừa đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng chất lượng, vừa đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm chi phí kinh doanh. Mặt khác, việc nghiên cứu thị trường giúp công ty tận dụng được nhiều cơ hội kinh doanh, đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu thị trường. Những điều này đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

Thứ ba, nhận thấy sự bất hợp lý trong việc phân công nhiệm vụ, trách nhiệm các phòng ban, trong các năm qua công ty đã luôn chú trọng để có sự phân công một cách hợp lý. Với cơ cấu quản lý như hiện nay, công ty đã tránh được hiện tượng chồng chéo, trùng lặp các hoạt động giữa các phòng ban. Sự phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng cũng giúp các phòng ban làm việc có trách nhiệm hơn. Điều này đã góp phần làm ổn định hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua.

Thứ tư, một giải pháp khá hiệu quả mà công ty đã áp dụng đó là tăng cường quan tâm, chăm sóc tới đời sống cán bộ công nhân viên. Điều này tạo nên sự tin tưởng, làm thay đổi thái độ làm việc của nhân viên trong toàn công ty. Họ làm việc với thái độ tích cực hơn, trách nhiệm hơn, qua đó làm cho hiệu quả các hoạt động được nâng cao. Trên cơ sở đó, hiệu quả kinh doanh của toàn tổng công ty được nâng cao tương ứng.

2.4 Nguyên nhân khiến hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty Petec chưa cao

Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 – 2015, hiệu quả kinh doanh xăng dầu của

Tổng công ty chưa cao. Điều này xuất phát từ những nhân tố sau đây:

2.4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

2.4.1.1 Thiếu đồng bộ trong các chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

Tình hình giá xăng dầu thế giới biến động liên tục, và giảm liên tục từ Quý IV/2014 cho đến hết năm 2015, nhưng trong một thời gian dài cơ chế điều hành giá xăng dầu của Nhà nước không theo kịp những biến động của giá thị trường thế giới. Chính sự biến động thất thường của xăng dầu tạo nên khoản lỗ của doanh nghiệp trong giá hàng tồn kho, cụ thể như sau:

Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu

  • Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước;
  • Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự; có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá;
  • Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười (10) ngày dương lịch đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười (10) ngày dương lịch đối với trường hợp giảm giá; khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, thương nhân đầu mối đồng thời phải gửi quyết định giá và phương án giá của mình đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi nhận được quyết định giá và phương án giá của thương nhân đầu mối, có trách nhiệm giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật;
  • Căn cứ tình hình kinh tế – xã hội, giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh các quy định nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

  • Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm trong phạm vi mười hai phần trăm (≤ 12%) so với giá bán lẻ hiện hành, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tương ứng;
  • Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm trên mười hai phần trăm (> 12%) so với giá bán lẻ hiện hành, sau khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các giải pháp điều tiết về tài chính theo quy định của pháp luật (Thuế nhập khẩu, Quỹ Bình ổn giá…), thương nhân đầu mối tiếp tục giảm giá bán lẻ của mình; không hạn chế khoảng thời gian giữa hai (02) lần giảm và số lần giảm giá.

Điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu

  • Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá bán lẻ hiện hành, thương nhân đầu mối được quyền tăng giá bán lẻ tương ứng;
  • Trường hợp các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng vượt bảy phần trăm (> 07%) đến mười hai phần trăm (≤ 12%) so với giá bán lẻ hiện hành, thương nhân đầu mối được quyền tăng giá theo điểm a khoản này cộng (+) thêm sáu mươi phần trăm (60%) của mức giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 07%) đến mười hai phần trăm (≤ 12%); bốn mươi phần trăm (40%) còn lại sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bù đắp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
  • Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên mười hai phần trăm (> 12%) so với giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân, Nhà nước công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua điều hành thuế, quỹ Bình ổn giá và theo quy định của pháp luật hiện hành (Chính phủ, 2012).

Thế nhưng thực tế trong giai đoạn 2012 – 2014, nhiều thời kỳ giá cơ sở tăng trong phạm vi bảy phần trăm (≤ 7%) so với giá bán lẻ hiện hành, nhưng Nhà nước vẫn không cho phép tăng giá bán lẻ.

2.4.1.2 Thị trường thông tin trong và ngoài nước chưa phát triển

Thị trường thông tin về xăng dầu của Việt Nam chưa phát triển, đặc biệt là thông tin về thị trường nước ngoài còn bị nhiều hạn chế, các dự báo thiếu chính xác (Lê Hoài Nga 2014). Mặc dù, Petec có đăng ký sử dụng các thông tin về thị trường, giá cả, các vụ giao dịch xăng dầu cũng như các dự báo tại các website nước ngoài. Nhưng các thông tin này vẫn chưa qua kiểm chứng, nên không thể hoàn toàn tin cậy được. Nhà nước cũng như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vẫn chưa có hỗ trợ gì cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu về vấn đề thông tin thị trường này. Do đó các doanh nghiệp chưa đủ thông tin cho hoạt động kinh doanh. Điều này đã làm cho việc mua bán kém hiệu quả.

2.4.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

2.4.2.1 Bộ máy quản lý thiếu sự nhạy bén trong quản lý kinh doanh xăng dầu

Điển hình là việc sử dụng các thông tin về thị trường xăng dầu khai thác được từ các website. Các thông tin được thu thập khá nhiều, nhưng việc đọc, vận dụng những thông tin này còn nhiều hạn chế. Các thông tin chỉ được tổng hợp rời rạc, chưa có bộ phận nào nghiên cứu, phân tích cụ thể nên tính lợi ích mang lại chưa cao. Hàng ngày, Phòng Kinh doanh xăng dầu đã tổng hợp được bảng giá Platts, bao gồm giá cả các mặt hàng sản phẩm dầu và dầu thô được giao dịch ngày trước đó. Bảng giá Platts này chính là cơ sở để tính giá các mặt hàng xăng dầu. Các giao dịch của các hãng xăng dầu có tiếng trên thế giới cũng như của đầu mối xăng dầu lớn như Petrolimex trong thời gian gần đó cũng được liệt kê cụ thể. Những dự báo về nhu cầu sản phẩm dầu của thị trường trong nước và thế giới trong thời gian sắp tới đều được tổng hợp. Thế nhưng, việc sử dụng nguồn thông tin khổng lồ này chưa được các cấp quản lý chú trọng. Hạn chế này vừa làm tốn chi phí nghiên cứu vừa không đem lại lợi ích gì cho hoạt động kinh doanh xăng dầu của TCT.

Các cấp quản lý của công ty đưa ra các chính sách chủ yếu dựa theo chính sách của các đầu mối kinh doanh xăng dầu khác. Ví dụ: thù lao cho các Tổng đại lý/ Đại lý, Petec luôn chờ đợi, dò xét nhằm đưa ra thù lao của công ty mình giống các đầu mối khác. Trong khi các thông tin giá cả thị trường trong nước và thế giới Petec cũng đã có sẵn, nhưng vì việc không nghiên cứu và phân tích các thông tin này, làm cho công ty luôn ở thế bị động. Trong nhiều trường hợp, nếu việc nắm bắt thù lao các đầu mối không chính xác, nhiều lúc sẽ làm cho thù lao Petec thấp hơn so với các công ty khác, làm giảm lượng bán, gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của toàn Tổng công ty.

Ngoài ra, sự hạn chế trong nguồn vốn là nguyên nhân làm cho sự tăng trưởng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp. Vốn ít, buộc công ty phải sử dụng vốn vay ngân hàng. Lãi suất làm cho chi phí hoạt động của công ty tăng lên, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của TCT.

2.4.2.2 Cán bộ kinh doanh chưa có đủ bề dày kinh nghiệm

Đội ngũ cán bộ trong công ty đã được đào tạo chính quy nhưng lại chưa có đủ bề dày kinh nghiệm nên dễ sơ hở trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ chưa được đào tạo về kinh doanh nên tốn khá nhiều thời gian để đào tạo lại.

Mặc dù, thời gian qua công ty cũng đã tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho CBCNV nhằm giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mở rộng kiến thức về kinh tế, thương mại, thị trường, pháp luật nhưng hiệu quả thu được lại chưa cao. Do các nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, cán bộ công nhân viên có tinh thần học tập chưa tốt cũng như chưa có ý thức nâng cao kiến thức cho bản thân; thứ hai, TCT chưa đưa ra các cơ sở đánh giá kết quả học tập, chưa cấp các chứng chỉ và cũng chưa có chính sách khuyến khích cho nhân viên giỏi nghiệp vụ, nên khó có thể tạo ra động lực thi đua học tập, hoàn thiện kiến thức của CBCNV.

2.4.2.3 Hệ thống kho cảng chưa tốt Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

Mất đi kho Cát Lái năm 2012, gây thiệt hại nặng cho hoạt động kinh doanh xăng dầu của Petec, khi phần lớn khách hàng chuyển sang mua của đơn vị khác. Khó khăn không những năm ở mặt kinh doanh mà còn phải tái bố trí việc làm mới, giải quyết tình trạng lao động dôi dư, đồng thời phát sinh chi phí (lỗ sổ sách) khi quyết toán kho Cát Lái do vốn ban đầu được định giá cao khi cổ phần hóa, khoản lỗ này khoảng 7 tỷ đồng.

2.4.2.4 Hệ thống công nghệ, cơ sở vật chất dùng trong quá trình kinh doanh chưa được quan tâm đầu tư đúng mức

Petec mất đi kho Cát Lái, kho bảo quản hàng không đủ để duy trì lượng hàng xăng dầu đảm bảo cho các đơn vị kinh tế. Nên công ty đang phải thuê kho xăng dầu PV Oil Nhà Bè thuộc Tổng công ty dầu Việt Nam. Một mặt làm chi phí tăng lên, mặt khác làm cho Petec luôn ở thế bị động khi phải phụ thuộc vào sức chứa của PV Oil. Đây là vấn đề mà Petec cần giải quyết nhanh chóng nếu muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng dầu.

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, Petec gặp nhiều khó khăn:

Ngày 31/05/2013, Bộ Công thương đã ban hành quyết định số 3548/QĐ-BCT chấm dứt chức năng doanh nghiệp đầu mối xăng dầu của PETEC. Từ 01/06/2013, PETEC chuyển mô hình kinh doanh xăng dầu sang thành công ty con thực hiện một phần chức năng đầu mối của Tổng Công ty mẹ PVOIL, toàn bộ nguồn hàng do PVOIL cung cấp. Quá trình thực hiện chấm dứt doanh nghiệp đầu mối và chuyển đổi mô hình kinh doanh, PETEC gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với công tác duy trì, phát triển khách hàng, nhiều khách hàng truyền thống chuyển sang lấy hàng các đơn vị khác. Khi hòa nhập vào hệ thống của PVOIL, việc áp dụng các chính sách bán hàng, chính sách nguồn hàng, chính sách tín dụng thương mại, chiết khấu theo chỉ đạo, điều hành của PVOIL có nhiều khác biệt so với chính sách cũ của PETEC, cần thời gian thích nghi, nên sản lượng bán qua hệ thống tổng đại lý đã giảm đáng kể.

Trong năm 2012, Tổng công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn qua công nợ bán hàng, vì vậy làm tăng thêm khoản vay ngân hàng và tăng thêm chi phí tài chính của Tổng công ty, ước chi phí tài chính tăng thêm cho phần này là 116 tỷ trên tổng số nợ phải thu quá hạn là gần 600 tỷ.

Thêm vào đó, việc thực hiện thắt chặt chính sách bán hàng, giảm tỷ lệ nợ tín chấp, nâng tỷ lệ nợ bảo lãnh, thu hẹp phạm vi kinh doanh dẫn tới sản lượng bán trong tháng khá thấp. Kèm theo đó là áp lực tài chính về lãi vay, gây khó khăn đáng kể cho dòng tiền thanh toán của Tổng công ty. Ngoài ra, chi phí quản lý tăng mạnh do trong kỳ Tổng công ty phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Tóm lại, chương 2 đã đem lại một cái nhìn cụ thể về thực trạng hiệu quả kinh doanh xăng dầu tại TCT Petec trong giai đoạn 2011 – 2015. Qua phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa trên hệ thống các chỉ tiêu nêu ở chương 1, dễ dàng nhận thấy rằng kinh doanh mặt hàng xăng dầu trong những năm vừa qua chưa đạt được những kết quả mong đợi. Mặc dù TCT cũng đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng hiệu quả thật sự chưa cao. Một số các nguyên nhân khách quan và chủ quan đã được đề cập ở trên như: thiếu sự đồng bộ trong chính sách pháp luật, quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, hệ thống giao nhận vận tải chưa tốt, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng còn yếu kém hay bộ máy quản lý cần thêm sự nhạy bén, cán bộ kinh doanh chưa có đủ bề dày kinh nghiệm…Đây chính là những cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp cải thiện hiệu quả kinh doanh nêu tại chương 3. Luận văn: Thực trạng về hiệu quả KD xăng dầu tại Cty Petec

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY 

===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao KD xăng dầu tại Cty Petec

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x