Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng về HĐ vốn luân chuyển ròng của công ty hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Quản trị vốn luân chuyển ròng ảnh hưởng như thế nào đến giá trị công ty – Bằng chứng thực nghiệm từ thành quả chứng khoán và hiệu quả đầu tư dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp hồi quy
Để đánh giá ảnh hưởng của việc quản trị vốn luân chuyển lên thành quả hoạt động và hiệu quả đầu tư của công ty, bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu bao gồm 66 công ty được lấy từ báo cáo tài chính của các công ty tương ứng trong giai đoạn 2008-2016. Sau đó, bài nghiên cứu đo lường ảnh hưởng việc cải thiện quản trị vốn luân chuyển lên thành quả chứng khoán và tìm kiếm mối quan hệ phi tuyến tính giữa vốn luân chuyển ròng thặng dư và thành quả chứng khoán bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng ảnh hưởng cố định, phương pháp ước lượng ảnh hưởng ngẫu nhiên và phương pháp pooled OLS. Bài nghiên cứu sẽ lựa chọn phương pháp ước lượng nào trong ba phương pháp trên phù hợp đối với bài nghiên cứu này.
Tiếp theo bài nghiên cứu kiểm định xem liệu khi công ty giảm đầu tư vào vốn luân chuyển để đầu tư vào tài sản cố định thì số tiền này có giúp cải thiện thành quả công ty đối với các công ty có tiền mặt không cần thiết đầu tư vào vốn luân chuyển. Bates và cộng sự (2009) xem chi tiêu mua sắm tài sản cố định là thước đo đại diện cho đầu tư công ty.
Sau cùng, bài nghiên cứu tiến hành hai kiểm định tính vững để đánh giá độ bền vững của các kết quả thu được từ hồi quy vốn luân chuyển với thành quả hoạt động và hiệu quả đầu tư. Hai kiểm định giúp cung cấp bổ sung bằng chứng đầu tư vào tài sản cố định ảnh hưởng tích cực đến thành quả công ty khi công ty giảm đầu tư vào vốn luân chuyển. Kiểm định bổ sung đầu tiên kiểm tra ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển lên thành quả hoạt động. Thành quả chứng khoán tương lai tương quan âm với vốn luân chuyển ròng thặng dư dương do tiền mặt không cần thiết không đầu tư vào vốn luân chuyển nữa cho phép công ty thực hiện các đầu tư hiệu quả hơn. Do đó bài nghiên cứu kỳ vọng thành quả hoạt động tương lai cũng tương quan âm với vốn luân chuyển ròng thặng dư, đặc biệt đối với các công ty có vốn luân chuyển ròng thặng dư dương. Đây là lý đó tại sao ROA được sử dụng làm thước đo thành quả hoạt động. Ảnh hưởng tích cực của việc giảm vốn luân chuyển ròng qua thời gian lên ROA được chỉ ra trong công thức Dupont (Kieschnick và cộng sự, 2013). Tuy nhiên tranh luận này hàm ý là công ty có thể giữ doanh thu của mình không bị ảnh hưởng khi giảm vốn luân chuyển ròng. Điều này chỉ khả thi khi công ty đã đầu tư quá mức vào vốn luân chuyển ròng (hay trên mức tối ưu). Nếu không, doanh thu tương lai và dòng tiền có thể bị ảnh hưởng bởi bất cứ thay đổi không tối ưu nào của vốn luân chuyển ròng. Để chứng minh cho lập luận này, Kiesnick và cộng sự (2013) cho rằng khi công ty thiếu hụt hàng hoá, sản phẩm không cung ứng kịp thời cho khách hàng, điều này có thể ảnh hưởng đến doanh thu tương lai do khách hàng sẽ tìm kiếm đến các nhà cung cấp khác, từ đó làm giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Do đó, việc đầu tư vào hàng tồn kho hiện tại có thể làm tăng doanh thu tương lai.
Kiểm định bổ sung thứ hai xem xét ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển lên rủi ro của công ty do quản trị vốn luân chuyển quá mức có thể làm tăng rủi ro công ty. Do đó, mối tương quan âm giữa vốn luân chuyển ròng thặng dư dương và thành quả chứng khoán có thể là do tăng rủi ro công ty theo sau việc giảm vốn luân chuyển ròng. Theo kết quả của bài nghiên cứu, mối tương quan giữa vốn luân chuyển ròng thăng dư và rủi ro công ty đối với công ty có vốn luân chuyển ròng thăng dư dương là có ý nghĩa. Các kết quả của bài nghiên cứu cho rằng rủi ro là một lý do khiến cho tương quan giữa thành quả công ty và vốn luân chuyển ròng thặng dư dương là âm. Đối với các công ty có vốn luân chuyển ròng thặng dư âm, mối tương quan giữa vốn luân chuyển ròng và rủi ro công ty là âm và phù hợp với các kết quả về thành quả hay đầu tư vốn luân chuyển tăng thêm tương ứng với rủi ro thấp hơn và thành quả chứng khoán và hoạt động cao hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
3.2. Định nghĩa biến Luận văn: Thực trạng về HĐ vốn luân chuyển ròng của công ty
Các biến trong bài nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết về phương pháp tính, công thức và lý do được đưa vào mô hình nghiên cứu trong mục này. Việc lựa chọn các biến dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm, chủ yếu là từ công trình nghiên cứu của Aktas và cộng sự (2015). Đầu tiên, các biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi thặng dư, đầu tư tài sản cố định, thành quả hoạt động và rủi ro công ty. Bài nghiên cứu sử dụng tỷ suất sinh lợi thặng dư là thước đo thành quả của công ty. Barber và Lyon (1997) xác định là tỷ suất sinh lợi thặng dư bằng tỷ suất sinh lợi của một khoản đầu tư mua và nắm giữ cổ phiếu công ty trong một tháng trừ đi tỷ suất sinh lợi của một danh mục tiêu chuẩn và được trình bày thành công thức như sau:
Exc_Reti,t = ∏ =1(1 + Ri,m) – ∏ =1(1 + Rp,m) (1) Trong đó, ∏ là trung bình nhân, Ri,m là tỷ suất sinh lợi của công ty i trong tháng m và T là tổng khoảng thời gian đầu tư là 12 tháng, Ri,m được tính bằng cách lấy giá đóng cửa của cổ phiếu của công ty trong ngày giao dịch cuối cùng của tháng trừ giá đóng cửa cổ phiếu của công ty trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng đó rồi chia cho giá đóng cửa của cổ phiếu của công ty trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng. Rp,m là tỷ suất sinh lợi của danh mục đầu tư tiêu chuẩn trong tháng m. Trong bài nghiên cứu này, danh mục đầu tư tiêu chuẩn được chọn là chỉ số VNINDEX, Rp,m được tính bằng cách lấy chỉ số VNIDEX đóng cửa trong ngày giao dịch cuối cùng của tháng trừ chỉ số VNIDEX đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng đó rồi chia cho chỉ số VNIDEX đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng.
Theo Bates và cộng sự (2009), bài nghiên cứu cũng sử dụng chi tiêu mua sắm tài sản cố định thể hiện đầu tư công ty. Biến đầu tư được tính bằng cách lấy chi tiêu mua sắm tài sản cố định trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ chia cho tổng tài sản.
Trong phần kiểm định tính vững, biến phụ thuộc được lấy là thành quả hoạt động (ROA) và rủi ro của công ty. Trong bài nghiên cứu về thành quả công ty, cấu trúc vốn và cạnh tranh thị trường, Fosu (2015) đã sử dụng thước đo kế toán là ROA làm biến đại diện cho thành quả công ty do biến này phản ánh tốt hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại so với biến Tobin’s Q thể hiện các kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai. Biến này trong bài nghiên cứu là 1_year_ROA và được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động ròng chia cho tổng tài sản.
Trong khi đó, rủi ro công ty được tính toán bằng cách lấy độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi hàng ngày của chứng khoán (Coles và cộng sự, 2006). Trong đó tỷ suất sinh lợi hàng ngày của chứng khoán được tính bằng cách lấy giá đóng cửa của cổ phiếu của công ty trong ngày giao dịch hôm nay trừ cho giá đóng cửa của cổ phiếu của công ty trong ngày giao dịch hôm trước rồi chia cho giá đóng cửa của cổ phiếu của công ty trong ngày giao dịch hôm trước. Rủi ro được tính bằng độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi mỗi ngày giao dịch trong vòng một năm.
Risk = S(i1, i2,…, in); với S là độ lệch chuẩn, i1 là tỷ suất sinh lợi của ngày giao dịch đầu tiên trong năm, in là tỷ suất sinh lợi của ngày giao dịch cuối cùng trong năm
Nhu cầu và thực trạng vốn luân chuyển của mỗi ngành là khác nhau vì thế cần phải kiểm soát đặc trưng của mỗi ngành trong đó công ty hoạt động. Để làm được điều này, bài nghiên cứu đã sử dụng tỷ số vốn luân chuyển ròng trên doanh thu có điều chỉnh theo ngành là biến độc lập chính trong bài. Tỷ số vốn luân chuyển ròng trên doanh thu của ngành được so sánh với tỷ số vốn luân chuyển ròng trên doanh thu của công ty và được gọi là vốn luân chuyển ròng thặng dư (EXC_NWC) xuyên suốt bài nghiên cứu. Đối với mỗi công ty trong mẫu nghiên cứu, vốn luân chuyển ròng thặng dư thể hiện lượng tiền mặt không cần thiết đầu tư vào vốn luân chuyển. Vốn luân chuyển ròng thặng dư dương cho biết công ty đầu tư quá mức vào vốn luân chuyển, hàm ý là công ty cần phải tăng hiện quả quản trị vốn luân chuyển qua thời gian bằng cách áp dụng chính sách vốn luân chuyển thắt chặt hơn (như giảm hàng tồn kho lưu trữ và giảm thời gian trì hoãn thanh toán của người bán hay giảm số ngày bán chịu). Vốn luân chuyển ròng thặng dư âm cho biết công ty hiện đang áp dụng một chính sách vốn luân chuyển quá thắt chặt có thể tăng rủi ro kinh doanh do hết lượng hàng tồn trữ để bán và khách hàng không hài lòng do chính sách tín dụng thương mại quá khắt khe của công ty đối với khách hàng (Fazzari và Petersen 1993 và Kieschnick và cộng sự 2013). Trong trường hợp thặng dư âm trong vốn luân chuyển, công ty nên đầu tư thêm vào vốn luân chuyển như tăng hàng tồn kho do lượng hàng tồn kho lớn hơn có thể ngăn chặn sự thiết hụt đầu vào và sự trì trệ sản xuất (Blinder và Maccini 1991). Hơn nữa, tăng tín dụng thương mại cho khách hàng có thể khuyến khích làm tăng doanh thu vì điều này cho phép phân biệt giá, đảm bảo chế độ bảo hành chất lượng hàng hoá và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng (Long và cộng sự, 1993). Bài nghiên cứu cho rằng mức vốn luân chuyển cân bằng lợi ích và chi phí và tối đa hoá giá trị cổ đông (vốn luân chuyển tối ưu) chính là mức vốn luân chuyển ròng của trung bình ngành. Luận văn: Thực trạng về HĐ vốn luân chuyển ròng của công ty
Vốn luân chuyển ròng = Phải thu khách hàng + Hàng tồn kho – Phải trả người bán
Bài nghiên cứu có sử dụng nhiều biến kiểm soát thể hiện đặc trưng của công ty để xác định mức vốn luân chuyển và nếu như không đưa các biến này vào mô hình nghiên cứu có thể sẽ gây ra một số vấn đề bỏ sót các nhân tố liên quan đến biến độc lập là vốn luân chuyển ròng thặng dư. Trong bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vốn luân chuyển ròng, Hill và cộng sự (2010) đã nghiên cứu các biến như: biến động doanh thu (bằng độ lệch chuẩn doanh thu ba năm liên tiếp của công ty), tỷ lệ tăng trưởng doanh thu một năm (bằng doanh thu năm sau trừ doanh thu năm trước chia cho doanh thu năm trước), dòng tiền hoạt động (bằng thu nhập hoạt động cộng khấu hao chia cho tài sản) và biến giả kiệt quệ tài chính. Nhu cầu càng biến động cao khiến công ty càng khó xác định mức hàng tồn kho làm nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất, từ đó làm khó khăn trong việc tính toán mức vốn luân chuyển nên biến kiểm soát là biến động doanh thu được thêm vào. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu một năm có ảnh hưởng đến mức vốn luân chuyển: khi công ty đạt được một mức tỷ lệ tăng trưởng doanh thu theo kế hoạch, công ty có thể sẽ thắt chặt chính sách tín dụng thương mại, từ đó làm thay đổi vốn luân chuyển. Dòng tiền hoạt động dương có thể tạo điều kiện cho công ty duy trì một mục tiêu vốn luân chuyển vừa phải, do đó làm tăng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu. Biến giả kiệt quệ tài chính bằng 1 nếu thoả mãn hai điều kiện sau: tỷ lệ đảm bảo khoản vay (bằng thu nhập hoạt động chia cho lãi vay) nhỏ hơn 1 trong hai năm liên tiếp hay nhỏ hơn 0,8 trong một năm bất kỳ và có tỷ lệ đòn bẩy đứng thứ nhất hay thứ nhì trong ngành. Trong bài nghiên cứu về hiệu quả đầu tư, Chen và cộng sự (2010) đã đưa biến tuổi của công ty hay nói cách khác là số năm kể từ khi công ty lần đầu niêm yết trên sàn chứng khoán chính thức. Biến này được tính bằng cách lấy logarit của số năm. Bates và cộng sự (2009) đã sử dụng biến dự trữ tiền mặt khi cho rằng tiền mặt và vốn luân chuyển có thể thay thế cho nhau vì tính dễ chuyển đổi thành tiền mặt của vốn luân chuyển; biến này bằng tiền mặt và tương đương tiền chia cho tài sản. Theo Duchin và cộng sự 2010, bài nghiên cứu cũng sử dụng biến kiểm soát là giá trị vốn hoá thị trường của công ty bằng giá cổ phiếu cuối năm nhân cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành cuối năm sau đó lấy logarit. Biến này thể hiện quy mô của công ty. Các biến kiểm soát tiếp theo được sử dụng là đòn bẩy tài chính (bằng nợ dài hạn cộng nợ ngắn hạn thường xuyên chia cho tổng tài sản) và tài sản vô hình (bằng nguyên giá tài sản vô hình chia cho tổng tài sản) (Coles và cộng sự, 2008). Về xem xét yếu tố tăng trưởng của tài sản, bài nghiên cứu sử dụng biến tăng trưởng tài sản cố định thay cho tăng trưởng của tổng tài sản do tổng tài sản cũng bao gồm cả hàng tồn kho và khoản phải thu (Lipson và cộng sự, 2011). Ngoài các biến trên, bài nghiên cứu cũng sử dụng biến Tobin’s Q trong mô hình hồi quy lấy biến phụ thuộc là biến đầu tư tài sản cố định như trong nghiên cứu của Lang và cộng sự (1994) về đòn bẩy, đầu tư và tăng trưởng công ty.
Bảng 3.1: Bảng kỳ vọng dấu của biến độc lập, biến kiểm soát với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi thặng dư
Bảng 3.1 thể hiện kỳ vọng về dấu trong mối tương quan giữa biến phụ thuộc là Exc_Ret với các biến độc lập EXC_NWCt-1, EXC_NWCt-1 x D và EXC_NWCt-1 x (1-D) và các biến kiểm soát. Biến phụ thuộc là Exc_Ret thể hiện chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi khi mua và nắm giữ cổ phiếu công ty trong 1 tháng và tỷ suất sinh lợi khi đầu tư vào chỉ số VNINDEX trong 1 tháng. Dựa vào các bài nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa thành quả công ty và quản trị vốn luân chuyển ròng của công ty, bài nghiên cứu kỳ vọng biến vốn luân chuyển ròng thặng dư (EXC_NWC) có tác động âm lên tỷ suất sinh lợi thặng dư trên thị trường chứng khoán của công ty. Kết quả rút ra từ lập luận trong phần 2.1.2.2, đầu tư thêm vào vốn luân chuyển sẽ làm cho thành quả công ty tăng lên đặc biệt đối với các công ty có vốn luân chuyển thấp nên biến vốn luân chuyển ròng thặng dư âm (EXC_NWCt-1 x (1 – D)) tác động cùng chiều tỷ suất sinh lợi thặng dư (Exc_Ret). Ngược lại, kết quả rút ra từ lập luận trong phần 2.1.2.1, đầu tư quá nhiều vào vốn luân chuyển cũng ảnh hưởng xấu đến thành quả công ty nên biến vốn luân chuyển ròng thặng dư dương (EXC_NWCt-1 x tác động ngược chiều với tỷ suất sinh lợi thặng dư (Exc_Ret). Biến kiểm soát về quy mô công ty (MVE) sẽ có tác động ngược chiều với tỷ suất sinh lợi thặng dư trên thị trường chứng khoán của công ty (Exc_Ret) do công ty có quy mô càng cao càng ít có khả năng tạo được tỷ suất sinh lợi cao. Tương tự như vậy, biến kiểm soát tài sản cố định vô hình (Intan) cũng sẽ có tác động ngược chiều với tỷ suất sinh lợi thặng dư trên thị trường chứng khoán của công ty (Exc_Ret). Biến đòn bẩy tài chính (Lev) được kỳ vọng sẽ có tác động ngược chiều với tỷ suất sinh lợi thặng dư trên thị trường chứng khoán của công ty (Exc_Ret) trong bài nghiên cứu này do khi công ty vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho vốn luân chuyển có thể làm tăng khả năng kiệt quệ tài chính của công ty. Tương tự như quy mô công ty, về biến tuổi của công ty (Age), công ty niêm yết càng lâu trên thị trường chứng khoán nghĩa là quy mô công ty càng lớn thì công ty càng ít có khả năng tạo ra tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán. Biến rủi ro công ty được đưa vào làm biến kiểm soát trong hồi quy giữa biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi thặng dư và vốn luân chuyển ròng. Trong hồi quy này, biến này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với tỷ suất sinh lợi thặng dư trên thị trường chứng khoán. Biến tăng trưởng tài sản cố định được kỳ vọng sẽ tác động tích cực lên thành quả chứng khoán của công ty do khi công ty giảm đầu tư vốn luân chuyển ròng thặng dư dương sẽ tác động dương lên thành quả chứng khoán qua đầu tư vào tài sản cố định. Biến kiểm soát dự trữ tiền mặt (Cash_reserve) được bài nghiên cứu kỳ vọng sẽ làm tăng tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán của công ty do dự trữ tiền mặt càng lớn thì công ty càng linh hoạt tài chính và ít phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài. Biến động doanh thu (Sales_vol) và dòng tiền hoạt động (Cashflow) được cho là có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi thặng dư trên thị trường chứng khoán của công ty; dòng tiền hoạt động càng cao hàm ý lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh càng lớn càng giúp công ty có thêm nhiều tiền mặt, giúp linh hoạt tài chính. Biến giả kiệt quệ tài chính (Finan_distress) càng tiến gần đến 1 nghĩa là công ty càng có khả năng kiệt quệ tài chính càng khiến công ty suy giảm tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán. Biến kiểm soát tăng trưởng doanh thu (Sales_grow) có thể có tác động dương hoặc âm lên tỷ suất sinh lợi thặng dư trên thị trường chứng khoán.
3.3. Giả thuyết nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về HĐ vốn luân chuyển ròng của công ty
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là tìm kiếm mối quan hệ phi tuyến tính giữa thành quả của công ty thông qua thành quả trên thị trường chứng khoán và vốn luân chuyển ròng. Với mục tiêu này, bài nghiên cứu đặt ra giả thiết nghiên cứu sau:
Giả thuyết 1: H0: Không có mối quan hệ giữa thành quả của công ty thông qua thành quả trên thị trường chứng khoán và vốn luân chuyển ròng.
Mục tiêu thứ hai của bài nghiên cứu này là chứng minh là khi công ty giảm đầu tư vào vốn luân chuyển thì lượng tiền mặt này sẽ được sử dụng để đầu tư và mua sắm tài sản cố định và giúp cải thiện thành quả của công ty. Bài nghiên cứu trình bày giả thiết nghiên cứu như sau:
Giả thiết 2: H0: Khi công ty giảm đầu tư vào vốn luân chuyển thì lượng tiền mặt này được sử dụng để đầu tư và mua sắm tài sản cố định không thể cải thiện thành quả của công ty.
Các giả thuyết nghiên cứu trên sẽ được nghiên cứu thông qua các mô hình định lượng được trình bày ở mục sau.
3.4. Mô hình nghiên cứu Luận văn: Thực trạng về HĐ vốn luân chuyển ròng của công ty
Bài nghiên cứu nghiên cứu ảnh hưởng vốn luân chuyển ròng lên thành quả hoạt động hay hiệu quả đầu tư của công ty theo mô hình hồi quy tuyến tính như sau:
Vi,t = αt + ηi + β1 EXC_NWCi,t-1 + β2Controli,t-1 + ℰi,t (2) Mô hình trên là mô hình hồi quy theo ảnh hưởng cố định; trong đó, V là biến phụ thuộc đo lường thành quả chứng khoán hay hiệu quả đầu tư của công ty, αt và ηi thể hiện ảnh hưởng cố định theo thời gian và theo đặc trưng của công ty. Theo cấu trúc dữ liệu bảng trong mẫu và phương pháp ảnh hưởng cố định, hệ số βi âm (dương) đo lường tăng (giảm) theo thành quả và đầu tư công ty tương ứng với một đơn vị vốn luân chuyển ròng giảm. Control bao gồm các biến kiểm soát các ảnh hưởng liên quan đến thành quả cổ phiếu và đầu tư của công ty là quy mô công ty (MVE), tài sản vô hình (Intan), đòn bẩy (lev), số năm công ty niêm yết trên sàn (age), rủi ro (Risk), tăng trưởng tài sản cố định hữu hình (Asset_growth), tiền mặt và tương đương tiền (Cash_reserve), biến động doanh thu (Sales_vol), dòng tiền (Cashflow), biến giả kiệt quệ tài chính (Finan_distress) và tăng trưởng doanh thu (Sales_growth). Trong phương trình trên, các biến độc lập và biến kiểm soát được lấy trễ một giai đoạn so với biến phụ thuộc do vốn luân chuyển ròng có thể không tác động ngay lập tức trong kỳ đối với thành quả hoạt động hay hiệu quả đầu tư của công ty. Để kiểm soát các đặc trưng của công ty, tất cả phương trình hồi quy bao gồm ảnh hưởng cố định công ty (αt). Ảnh hưởng cố định theo thời gian (ηi) kiểm soát các thay đổi trong điều kiện kinh tế và tài chính qua thời gian. Đáng chú ý là các ảnh hưởng cố định theo ngành được kiểm soát gián tiếp qua biến vốn luân chuyển ròng điều chỉnh theo trung bình ngành (EXC_NWC).
Mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng pooled OLS được trình bày như sau:
Trong đó α1 là hệ số chặn, Ui,t là yếu tố không thay đổi theo thời gian ứng với mỗi đơn vị chéo. Biến phụ thuộc, các biến độc lập được trình bày tương tự như mô hình hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng ảnh hưởng cố định.
Mô hình hồi quy theo phương pháp ước lượng ảnh hưởng ngẫu nhiên được trình bày như sau:
Trong đó, α0 là thành phần bất định, thành phần ngẫu nhiên ѡi. Biến phụ thuộc, các biến độc lập được trình bày tương tự như mô hình hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng ảnh hưởng cố định ở trên.
Để kiểm tra xem tương quan giữa vốn luân chuyển ròng thặng dư và thành quả của công ty là phi tuyến tính hay không, bài nghiên cứu này dựa theo mô hình bất cân xứng trong đó sử dụng hệ số ước lượng của mô hình hồi quy khác nhau đối với vốn luân chuyển ròng thặng dư âm và vốn luân chuyển ròng thặng dư dương. Phương trình hồi quy phi tuyến tính như sau:
Trong đó, D là biến giả lấy giá trị bằng 1 nếu giá trị vốn luân chuyển ròng thặng dư là dương và bằng 0 nếu giá trị vốn luân chuyển ròng thặng dư là âm.
Bài nghiên cứu đo lường ảnh hưởng việc cải thiện quản trị vốn luân chuyển lên thành quả chứng khoán và tìm kiếm mối quan hệ phi tuyến tính giữa vốn luân chuyển ròng thặng dư và thành quả chứng khoán.
Sau đó, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định xem các công ty có vốn luân chuyển ròng thặng dư dương khi giảm đầu tư vào vốn luân chuyển ròng để đầu tư tiền mặt vào chi tiêu mua sắm tài sản cố định thì có làm tăng thành quả của công ty hay không. Kiểm định này dựa vào phương trình bất cân xứng như phương trình (3) nhưng thay thế biến phụ thuộc là biến đầu tư công ty (CAPEX – chi tiêu mua sắm tài sản cố định):
Sau cùng, bài nghiên cứu tiến hành hai kiểm định tính vững để đánh giá độ bền vững của các kết quả nghiên cứu từ hồi quy vốn luân chuyển với thành quả hoạt động và hiệu quả đầu tư. Hai kiểm định giúp cung cấp bổ sung bằng chứng đầu tư vào tài sản cố định ảnh hưởng tích cực đến thành quả công ty khi công ty giảm đầu tư vào vốn luân chuyển. Kiểm định bổ sung đầu tiên kiểm tra ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển lên thành quả hoạt động trong đó biến phụ thuộc là thành quả hoạt động của công ty (1_year_ROA).
Kiểm định tính vững thứ hai xem xét ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển lên rủi ro của công ty do quản trị vốn luân chuyển quá mức có thể làm tăng rủi ro công ty. Kiểm định này thay thế biến phụ thuộc là rủi ro biến động giá chứng khoán của công ty (Risk). Luận văn: Thực trạng về HĐ vốn luân chuyển ròng của công ty
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp quản lí hiệu quả dòng vốn của công ty