Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Văn hóa pháp luật của Luật sư ở Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Tình hình văn hóa pháp luật của Luật sư ở Việt Nam
Việt Nam hiện nay, nghề Luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan trọng, tuy nhiên trong các văn bản pháp lý, cũng như quan niệm của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và quan niệm của doanh nghiệp, của người dân thì vai trò của Luật sư chưa được coi trọng xứng với tầm thực tế của Luật sư. Đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến văn hóa nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam.Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì người bào chữa có thể là:
- Luật sư;
- Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
- Bào chữa viên nhân dân [22].
Trong số những người tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa nói trên, có thể nói Luật sư là người tham gia có hiệu quả nhất.
Có thể nói phần lớn các Luật sư luôn ý thức được trách nhiệm của mình về việc nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng và phát huy văn hóa pháp luật của Luật sư. Hiện nay, việc xây dựng văn hóa pháp luật của Luật sư trong hoạt động nghề nghiệp đang rất được chú trọng, điều này thể hiện thông qua việc Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ban hành Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam – những chuẩn mực về tư cách đạo đức của người Luật sư.
Ngoài ra, các Luật sư đang tích cực thực hiện chức năng của mình để đóng góp vào hoạt động tư pháp của Nhà nước. Theo báo cáo của Liên đoàn Luật sư thì từ tháng 5/2009 đến 30/9/2014 số lượng vụ việc Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong các vụ án và các vụ việc cung cấp dịch vụ pháp lý khác cho các cá nhân, tổ chức là: 51.109 vụ án hình sự (trong đó có 23.295 vụ án hình sự được mời, 27.814 vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng); 39.690 vụ án dân sự; 5.045 vụ án kính tế; 3.286 vụ án hành chính; 621 vụ án lao động; 124.608 vụ tư vấn trong các vụ việc khác; 4.178 đại diện ngoài tố tụng; 69.634 dịch vụ pháp lý khác; 26.064 vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí [14].Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Bên cạnh đó, các Luật sư cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng thuộc diện chính sách. Việc tham gia vào hoạt động này không chỉ thực hiện một cam kết mang tính chất nghĩa vụ của Luật sư đối với xã hội mà còn góp phần tạo lập sự công bằng cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý, thể hiện trách nhiệm của Luật sư đối với cộng đồng xã hội. Trong thời gian qua, các Luật sư đã tham gia trợ giúp pháp lý góp phần đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người thuộc diện chính sách. Có thể nói, mặc dù còn những hạn chế, những hoạt động của Luật sư thời gian qua đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân và tổ chức, đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác.
Trình độ hiểu biết pháp luật nói chung của đội ngũ Luật sư những năm gần đây đã được nâng cao đáng kể (96,95% số Luật sư có trình độ cử nhân luật trở lên; 65,8% số Luật sư đã qua đào tạo nghề Luật sư) [32]. Không chỉ với trình độ cử nhân luật mà ngày nay các Luật sư đang rất tích cực nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ, nhiều Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ. Điều này chứng tỏ Luật sư hiện nay đã ý thức được tầm quan trọng của kiến thức, kỹ năng khi hành nghề.
Song, trên thực tế, Luật sư muốn hoàn thành công việc bào chữa cho khách hàng của mình, tham gia đầy đủ trong các giai đoạn tố tụng đã gặp rất nhiều khó khăn từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng tạo ra. Do đó, có nhiều Luật sư phải chọn “con đường phụ” chỉ để được gặp khách hàng của mình. Điều này, đã vi phạm “Những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Nhà nước khác” theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư. Trên thực tế, ở nơi này, nơi khác vẫn còn có những cái nhìn không mấy thiện cảm và tôn trọng đối với Luật sư. Khách quan mà nói, sở dĩ có việc nhìn nhận không đúng mực đối với Luật sư, xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Một là, pháp luật tuy có qui định một số quyền và nghĩa vụ cho Luật sư khi tham gia tố tụng. Nhưng do không có cơ chế rõ ràng để Luật sư thực thi quyền của mình theo pháp luật. Đây chính là nguyên nhân để một số cơ quan tiến hành tố tụng gây khó khăn, cản trở đối với hoạt động Luật sư.Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
- Hai là, một số Luật sư trong quá trình hành nghề đã dễ dàng thỏa mãn những đòi hỏi “vô lý và vô luật” của các cơ quan tiến hành tố tụng về mặt thủ tục giấy tờ. Việc làm của một số Luật sư này đã gián tiếp ảnh hưởng đến đạo đức và văn hóa pháp luật của Luật sư trong hoạt động nghề nghiệp nói chung.
Tại phiên tòa, Luật sư tham gia phản biện một phần để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng, một phần Luật sư còn giúp cho người tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ được chính xác hơn. Nếu người tiến hành tố tụng hoạt động hoàn toàn đúng pháp luật, nhận định và kết luận hoàn toàn chuẩn xác thì không còn chỗ cho Luật sư phản biện.
Yêu cầu cao nhất của việc xét xử tại phiên toà là đảm bảo dân chủ, khách quan, chính xác đúng quy định của pháp luật nói chung và của BLHS nói riêng. Việc tranh tụng là tranh luận để làm rõ sự thật khách quan về mọi chi tiết của vụ án, áp dụng đúng những quy định của pháp luật để Hội đồng xét xử ra phán quyết. Tuy nhiên, người tiến hành tố tụng dường như không thừa nhận chức năng này của Luật sư, nên tại phiên tòa còn xảy ra tình trạng Luật sư phản biện nhưng lý lẽ của Luật sư không được những người tiến hành tố tụng quan tâm đúng mực. Do đó, quan hệ giữa Luật sư và những người tiến hành tố tụng có khi không lịch sự ngay tại phiên tòa, cũng như ra ngoài xã hội. Điều này cũng ảnh hưởng tới văn hóa pháp luật của Luật sư.
Tính chất phản biện trong hoạt động của Luật sư, thông thường thể hiện lĩnh vực tham gia tố tụng, nhưng rõ nét nhất là trong tố tụng hình sự. Điều 36, khoản 3 Bộ Luật tố tụng hình sự hiện hành có quy định:
Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ [22].Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Điều quy định này là cơ sở pháp lý bảo đảm tính chất phản biện của Luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng hình sự. Tiếc rằng trong xã hội có một số ít nhà báo chưa hiểu rõ tính chất phản biện của Luật sư là nghĩa vụ phải làm. Do đó, khi thấy Luật sư đưa ra những biện luận nhằm phản bác lại những gì không đúng quy định của pháp luật thì họ công kích Luật sư. Có tình trạng này là do sụ lẫn lộn giữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo với việc bao che hành vi phạm tội của họ.
Quan điểm của người Việt Nam rất ngại đụng chạm tới quy trình tố tụng, do đó số lượng người dân tự đi thưa kiện còn ít so với những sự việc xảy ra trong thực tế. Điều này dẫn đến việc Luật sư cũng ít khách hàng, nên khi có khách hàng, giữa các Luật sư thường có tâm lý tranh giành khách hàng của nhau. Đây là một thực tế đáng buồn, làm cho tính đoàn kết của Luật sư và đồng nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn.
Có nhiều Luật sư vì muốn gỡ tội cho thân chủ của mình, khi phản biện tại phiên tòa luôn khẳng định thân chủ của mình không có tội, dù thân chủ đã phạm những tội nghiêm trọng. Rõ ràng, trong những trường hợp này có thể do trình độ, năng lực yếu kém của Luật sư nên Luật sư đã không nhận thấy thân chủ của mình có tội. Hoặc có nhận thấy rõ thân chủ có tội nhưng vì muốn bảo vệ thân chủ nên phản biện thân chủ không có tội. Trong trường hợp này nếu biết rõ thân chủ phạm tội, là vị trí của người Luật sư nên phản biện sao cho thân chủ của mình được giảm nhẹ tội, chứ không nên khẳng định thân chủ không có tội. Do đó, không phải Luật sư nào cũng “bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng”.
Vì muốn thắng kiện, không ít Luật sư bất chấp đạo đức nghề nghiệp, đã cùng khách hàng thực hiện hành vi bao che tội phạm. Tuy nhiên vấn đề này cũng cần nhìn nhận ở hai góc độ:Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Một là: Tại quy tắc 9 (Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư) quy định: “Luật sư không được tiết lộ những điều liên quan đến vụ việc mà không được khách hàng đồng ý” [13]. Theo đó, Luật sư phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin cho khách hàng.
Hai là: Tại Bộ luật Hình sự hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam, Điều 22, Khoản 1 quy định về tội Không tố giác tội phạm: “Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này” [21].
Hai quy định này làm cho Luật sư rơi vào tình huống “tiến thoái lưỡng nan”. Bộ luật Hình sự không miễn trừ tội che dấu tội phạm cho Luật sư, nếu Luật sư biết những thông tin do khách hàng cung cấp, đi báo cho cơ quan chức năng sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp Luật sư, nếu không khai báo thì vi phạm pháp luật hình sự. Đây là điều khó cho Luật sư trên thực tế.
Quy tắc 4 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư quy định: “Thực hiện trợ giúp miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách là nghĩa vụ cao cả của Luật sư. Khi làm trợ giúp phải tận tâm đối với công việc và không được đòi hỏi bất kỳ lợi ích nào từ người mình có trách nhiệm trợ giúp” [13]. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều Luật sư thực hiện công tác trợ giúp pháp lý không vì mục đích cao cả đó, mà muốn danh tiếng của mình ngày càng nổi trội nên đã trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý cũng không thường xuyên, không lịch sự khi tiếp đối tượng được trợ giúp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật
2.2. Thực trạng các giá trị vật thể văn hóa pháp luật của Luật sư trong hoạt động hành nghề Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
2.2.1. Hệ thống pháp luật về Luật sư và những quy định về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam
Việt Nam, từ năm 1930 trở về trước, người Pháp chiếm độc quyền trong hành nghề Luật sư. Ngày 25 tháng 5 năm 1930, toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh tổ chức Luật sư đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng. Sắc lệnh này lại mở rộng thêm cho các Luật sư không chỉ biện hộ cho thân chủ có quốc tịch Pháp mà cho cả thân chủ không phải là quốc tịch Pháp; không chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà cả toà Nam án. Người Việt Nam đầu tiên làm Luật sư là ông Phan Văn Trường, tốt nghiệp trường Đại học Luật ở Pháp và làm Luật sư tại Paris.
Thời kỳ độc lập sau năm 1945: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp. Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức các Đoàn Luật sư trong nước. Điều thứ 1 của Sắc lệnh ghi nhận: “Các tổ chức các đoàn thể Luật sư trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn tạm giữ như cũ.. Sắc lệnh ngày 25 tháng 5 năm 1930 quy định những tổ chức ấy vẫn tạm thi hành với các điều sửa đổi sau này”. Những điều sửa đổi bao gồm: điều 5 (Sắc lệnh 25/5/1930) thay bằng điều 3 (Sắc lệnh 46/SL) với những quy định chặt chẽ để được liệt danh vào bảng Luật sư tại Tòa Thượng thẩm Hà Nội hay Sài Gòn, đó là: có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nam, nữ; có bằng cử nhân luật; đã làm tập sự trong ba năm (kể từ ngày tuyên thệ) ở một Văn phòng Luật sư thực thụ trong nước; có hạnh kiểm tốt; được bằng chứng nhận đã hết hạn tập sự và đủ tư cách làm Luật sư thực thụ. Điều 4 của Sắc lệnh quy định về bầu Hội đồng Luật sư, hoặc Ban Luật sư thực thụ tùy theo địa hạt có mười văn phòng trở lên hay dưới mười văn phòng. Điều 5 của Sắc lệnh quy định những Luật sư đã tập sự được mười tám tháng thì Hội đồng Luật sư có thể cho phép tạm quản lý một văn phòng.Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Sau Hiệp định Genève năm 1954, Việt Nam bị chia cắt hai miền với hai chế độ khác nhau: miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam còn trong vòng kiềm tỏa của đế quốc Mỹ. Ở miền Bắc, ngày 31 tháng 12 năm 1958, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp thứ hai), trong đó điều 101 quy định: “Việc xét xử tại các Tòa án nhân dân đều công khai, trừ trường hợp đặc biệt do luật định. Quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo”. Ở miền Nam, trường Đại học Luật khoa Huế, Đà Lạt, Sài Gòn đào tạo nhiều cử nhân Luật, một số sinh viên tốt nghiệp cử nhân Luật được đào tạo để trở thành Luật sư và đã hành nghề. Trong các tòa Vi cảnh, tòa Sơ thẩm, tòa Đại hình, tòa Thượng thẩm đều có công tố viên và có Luật sư tranh luận, bào chữa bảo vệ thân chủ. Luật sư có quyền tham gia trong giai đoạn điều tra, giai đoạn tranh tụng trước tòa.
Thời kỳ sau khi thống nhất đất nước: Năm 1975 đất nước thống nhất, nghề Luật sư Việt Nam, vì nhiều lý do nên chưa tổ chức lại nhưng đến ngày 18 tháng 12 năm 1980, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua; quyền tự do dân chủ của công dân được khẳng định trong Hiến pháp, trong đó có điều 133 ghi nhận: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định. Quyền bào chữa được bảo đảm. Tổ chức Luật sư được thành lập để giúp bị can, bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”.
Tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, được sự đồng ý của Bộ Tư Pháp, ngày 30 tháng 4 năm 1984 đã ra Quyết định về tổ chức thành lập Đoàn Luật sư Hà Nội. Ngày 18 tháng 12 năm 1987, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Tổ chức Luật sư. Pháp lệnh này là một bước ngoặt quan trọng trong việc tổ chức Luật sư phù hợp giai đoạn phát triển kinh tế nhiều thành phần, đổi mới đất nước.
Ngày 15 tháng 4 năm 1992, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền bào chữa của Luật sư được khẳng định. Điều 132: “…Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức Luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa” [20].Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Ngày 25 tháng 7 năm 2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 37/2001/PL-UBTVQH10. Nội dung Pháp lệnh nổi bật một số điểm quan trọng, trong đó có Điều 8, điểm d quy định: không phải là cán bộ, công chức theo quy định pháp luật về cán bộ công chức. Điểm nổi bật khác: Luật sư là người có trình độ đại học Luật và tốt nghiệp khóa đào tạo nghề Luật sư ở Việt Nam hoặc nước ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận; xác định Đoàn Luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các Luật sư, còn tổ chức hành nghề Luật sư là Văn phòng Luật sư hoặc Công ty luật hợp danh; trong phạm vi toàn quốc sẽ có một tổ chức Luật sư do Chính phủ quy định, kết hợp chặt chẽ việc quản lý của nhà nước với việc tư quản của tổ chức Luật sư.
Đến ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội ban hành Luật Luật sư. Với luật này, nghề Luật sư được mở rộng hơn, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử phát triển nghề Luật sư. Luật đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, đã thừa nhận nghề Luật sư là một nghề luật mang tính chất dịch vụ trong và ngoài tòa án; nó gắn liền với số phận con người, có tính nhân bản sâu sắc và có tính quốc tế.
Sau 5 năm ban hành Luật Luật sư 2006, Luật Luật sư thực sự đã đi vào cuộc sống và đạt nhiều kết quả tốt. Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư không những đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ công lý, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân mà còn là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, để đáp ứng với tình hình thực tế phát triển và nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước, năm 2013 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư 2006 với những điểm mới tiến bộ hơn Luật Luật sư 2006, trong đó Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư đã bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm đối với Luật sư để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm pháp lý của Luật sư. Các hành vi được bổ sung cụ thể như sau: hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật; có lời lẽ, hành xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng; tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Bên cạnh hệ thống pháp luật về Luật sư, lần đầu tiên giới Luật sư Việt Nam có một Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành năm 2011 gồm 6 chương và 27 quy tắc. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư có giá trị là các chuẩn mực đạo đức của giới Luật sư, tạo cơ sở để Luật sư tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong sinh hoạt và hành nghề; là thước đó giúp Luật sư giữ gìn phẩm chất, uy tín của mỗi cá nhân; từ đó khiêm tốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề, góp phần nâng cao uy tín nghề nghiệp của giới Luật sư trong xã hội. Mỗi Luật sư phải lấy Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp này làm khuôn mẫu cho sự tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của Luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội. Đây cũng chính là một văn bản mang tính quy phạm nội bộ thể hiện rõ nét nhất cơ chế quản lý theo phương thức “tự quản kết hợp với quản lý nhà nước” của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Các tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với khách hàng là các tiêu chuẩn quan trọng nhất trong bộ quy tắc này. Bởi vì, mối quan hệ với khách hàng chính là “lửa thử vàng” đối với cá nhân Luật sư; uy tín, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư. Sự tiêu cực hay không tiêu cực của Luật sư đều xuất phát từ mối quan hệ này và nó có ý nghĩa chi phối các hành vi ứng xử khác trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội của Luật sư. Các tiêu chuẩn này liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Luật sư đối với khách hàng. Ðó là việc tận tâm thực hiện hết khả năng và trách nhiệm với khách hàng trong khuôn khổ pháp luật cho phép và phạm trù đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ bí mật quốc gia và bí mật của khách hàng; ngăn ngừa các thủ đoạn hành nghề không lương thiện, tự giác thực hiện các nghĩa vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích… Chẳng hạn, Quy tắc 6 quy định: Luật sư tôn trọng sự lựa chọn Luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng. Các tiêu chuẩn đạo đức trong mối quan hệ của Luật sư với đồng nghiệp thực chất là những quan hệ đạo đức, trong đó chủ yếu là thái độ ứng xử với nhau trong giới Luật sư. Tiêu chuẩn này đòi hỏi mỗi Luật sư phải coi uy tín của đồng nghiệp và uy tín của giới là uy tín của chính mình. Ðiều mình không muốn thì không được làm với đồng nghiệp. Các tiêu chuẩn đạo đức trong mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong bộ quy tắc có ý nghĩa bổ trợ cho thái độ ứng xử của cá nhân Luật sư. Còn mối quan hệ này đã được các quy phạm pháp luật liên quan điều chỉnh cụ thể. Ví dụ, quy định Luật sư không được: câu kết qua trung gian hoặc trực tiếp quan hệ với người tiến hành tố tụng (kể cả người tham gia tố tụng) nhằm mục đích lôi kéo họ vào việc làm trái pháp luật trong giải quyết vụ việc (Quy tắc 24). Ngoài ra, Bộ Quy tắc còn quy định các tiêu chuẩn về kỷ luật nghề nghiệp Luật sư.
2.2.2. Cách thức tổ chức một tổ chức hành nghề Luật sư Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Tổ chức hành nghề Luật sư bao gồm văn phòng Luật sư và công ty luật, được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Luật sư năm 2006 và Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012 và các quy định pháp luật có liên quan (Luật Doanh nghiệp, Luật bảo hiểm…). Văn phòng Luật sư do một Luật sư thành lập và được tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng Luật sư là Trưởng văn phòng, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng [14, Điều 33]. Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên của công ty phải là Luật sư.
2.2.2.1. Nhân sự
Luật sư sáng lập (Luật sư có vốn): Nếu là văn phòng Luật sư thì chỉ có một Luật sư có vốn. Đó là người đứng ra thành lập và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình cho hoạt động của văn phòng. Nếu là công ty luật thì Luật sư có vốn là những người cùng sáng lập và góp vốn. Số lượng các Luật sư có vốn thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số Luật sư của văn phòng. Các Luật sư góp vốn cũng phải chịu trách nhiệm cho hoạt động của văn phòng bằng toàn bộ tài sản của mình. Trách nhiệm của mỗi Luật sư góp vốn tới đâu phụ thuộc vào nội dung hợp đồng thành lập văn phòng. Thí dụ, theo hợp đồng thành lập văn phòng khi phải bồi thường thiệt hại thì mỗi thành viên phải chịu một phần bằng nhau hoặc không bằng nhau.
Luật sư cộng sự là những Luật sư không góp vốn. Những người này có thể làm việc trong văn phòng Luật sư theo một hợp đồng lao động với mức tiền lương cố định hoặc theo hợp đồng lao động không có mức tiền lương cố định. Thông thường trong một văn phòng Luật sư thì số lượng Luật sư cộng sự chiếm phần lớn số lượng Luật sư trong văn phòng. Trách nhiệm của Luật sư tập sự hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung hợp đồng lao động.Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Người tập sự bao gồm: người tập sự hành nghề Luật sư, Luật sư chính thức muốn học việc, sinh viên hoặc cử nhân luật muốn trở thành Luật sư. Những người này thông thường không được nhận lương, nhưng có thể nhận được hỗ trợ của văn phòng tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng với người tập sự đó. Ngược lại, văn phòng cũng có thể ký kết hợp đồng trong đó người tập sự phải trả cho văn phòng một khoản tiền cho thời gian tập sự. Cũng có những trường hợp người tập sự làm việc và được hưởng lương theo hợp đồng lao động. Khi đó quyền và nghĩa vụ của họ cũng giống như Luật sư cộng sự.
Nhân viên văn phòng: Nhằm đảm bảo hoạt động của văn phòng cần phải thiết lập bộ máy hành chính. Tùy theo quy mô của văn phòng mà bộ phận này có thể bao gồm: Thư ký, nhân viên tài chính, nhân viên kỹ thuật, thủ thư, lái xe, nhân viên vệ sinh… Đặc biệt nhân viên không thể thiếu được trong một văn phòng Luật sư, công ty luật là những thư ký chuyên nghiệp. Chính thư ký là người đầu tiên mà khách hàng gặp gỡ, làm nên bộ mặt và ấn tượng quan trọng về một văn phòng Luật sư. Vì vậy, bắt buộc thư ký là người có khả năng giao tiếp chuẩn mực: nghiêm túc, lịch sự, ân cần, chu đáo, bao giờ cũng tìm ra câu trả lời vừa lòng khách hàng. Ngoài ra thư ký cũng phải đảm bảo các yêu cầu về cách ăn mặc, trả lời điện thoại… Do vậy thư ký là người mà bộ phận hành chính nhân sự chú trọng nhất khi tuyển dụng và đào tạo. Tất cả các nhân viên hành chính làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Luật Lao động. Khi tuyển dụng nhân viên văn phòng cần chú trọng tiêu chí tin cậy để đảm bảo bí mật cho khách hàng cũng như bí mật nghề nghiệp.
2.2.2.2. Cơ sở vật chất
Địa điểm văn phòng: Xu hướng chung khi đặt địa điểm văn phòng là tìm nơi mặt đường dễ nhận thấy. Thực ra địa điểm văn phòng như vậy chỉ nhằm thu hút khách qua đường. Nhưng khi xã hội phát triển đến một mức độ nào đó thì yếu tố thu hút khách hàng lại là uy tín của văn phòng.Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Một địa điểm lý tưởng dành cho việc mở văn phòng là góp phần làm tăng uy tín của văn phòng. Một số yêu cầu cho địa điểm của việc mở văn phòng Luật sư có thể là:
- Gần khu trung tâm, thuận tiện: Khi địa chỉ của văn phòng rõ ràng, thuận tiện đi lại sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm đến với văn phòng, và họ sẽ không ngại ngần tìm đến trong những lần tiếp theo. Vị trí trung tâm của văn phòng cũng có nghĩa là thuận tiện đi lại, do đó giảm chi phí cho khách hàng khi đi lại đồng thời mang lại cho họ cảm giác văn phòng uy tín, thành đạt (nên mới có điều kiện thuê văn phòng ở khu trung tâm). Văn phòng gần khu trung tâm, thuận tiện đi lại giúp cho văn phòng Luật sư, công ty luật có nhiều khách hàng hơn.
- Yêu cầu kín đáo: Yêu cầu này tưởng chừng mâu thuẫn với yêu cầu trên nhưng thực ra lại rất phù hợp với tâm lý của khách hàng. Hầu hết mọi người khi có rắc rối về pháp luật thường không muốn cho mọi người biết điều đó. Đương nhiên họ không muốn ai nhìn thấy mình khi tìm đến văn phòng Luật sư, đặc biệt càng không muốn đối thủ cạnh tranh biết. Ngoài ra, văn phòng phải có phòng tiếp khách riêng, đảm bảo không cho bất cứ ai nghe thấy câu chuyện của khách hàng đối với Luật sư. Có như vậy khách hàng mới tin cậy và thoải mái khi trao đổi, không e ngại nói cho Luật sư biết các bí mật của mình.
- Môi trường xung quanh nghiêm túc: Môi trường xung quanh nghiêm túc có nghĩa là nơi đó không gần địa điểm ăn chơi, cờ bạc, mát xa… Yêu cầu này cũng rất quan trọng, nó mang lại ấn tượng cho khách hàng về một văn phòng nghiêm túc trong công việc.
- Trang thiết bị văn phòng: Một văn phòng không thể thiếu trang thiết bị, đặc biệt là trang thiết bị công nghệ thông tin.
- Máy tính cùng các phần mềm ứng dụng: Đó là điều kiện thiết yếu để các Luật sư và nhân viên văn phòng làm việc, lưu trữ thông tin về khác hàng và vụ việc. Phải trang bị các phần mềm ứng dụng như chương trình pháp luật ứng dụng với các mẫu đơn từ, các tiêu chuẩn soạn thảo văn bản… Những ứng dụng của công nghệ thông tin sẽ tạo ra hiệu quả cao cho hoạt động văn phòng. Xây dựng trang web riêng của văn phòng – công ty mình nhằm giới thiệu ra bên ngoài hoạt động của văn phòng… Hình thành hệ thống thông tin nội bộ: thông tin chung, thông tin kỹ năng nghề Luật sư, các mẫu văn bản, hệ thống các quy định pháp luật…
- Điện thoại: Phải đảm bảo nhận được các cuộc gọi đến của khách hàng. Tránh trường hợp máy bận hoặc không có người trực điện thoại. Do vậy văn phòng có thể trang bị hệ thống tổng đài lớn nhỏ tùy theo quy mô hoạt động của mình. Ngoài ra cần đảm bảo hệ thống máy Fax luôn thông suốt.
2.2.3. Trang phục Luật sư Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Trang phục là vẻ mỹ quan bên ngoài khi tiếp xúc giữa con người với con người. Trang phục của Luật sư rất quan trọng khi tiếp xúc với khách hàng, với cơ quan Nhà nước, và đặc biệt quan trọng trong vai trò của người phản biện. Do đó, Luật sư phải lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với từng ngữ cảnh xuất hiện, phù hợp với từng đối tượng tiếp xúc. Đối với khách hàng, Luật sư nên chuẩn bị cho mình trang phục lịch sự, đối với không gian phản biện tại phiên tòa, trang phục phải thể hiện nét trang trọng và uy nghiêm của nghề Luật sư.
Theo Nghị quyết số 12/NQ-HĐLSTQ ngày 27/2/2011 của Hội đồng Luật sư toàn quốc – Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thông qua về Trang phục Luật sư khi tham gia phiên tòa như sau: Kể từ ngày 10/10/2011, các Luật sư bắt buộc phải mặc trang phục thống nhất khi tham gia phiên tòa theo mẫu sau: áo veston và quần âu màu đen, áo sơ mi màu trắng do Đoàn Luật sư may tập trung hoặc các Luật sư tự may theo quy định của Liên đoàn; cà vạt màu xám lông chuột do Liên đoàn may thống nhất; huy hiệu có hình biểu tượng logo của Liên đoàn đeo trên ngực trái áo trang phục; trang phục thống nhất nêu trên áp dụng cho cả Luật sư nam và Luật sư nữ; mùa đông mặc đủ bộ trang phục, mùa hè có thể không mặc áo veston [12].
Đã từ lâu Viện kiểm sát và Tòa án đều đã có trang phục thống nhất cho cán bộ ngành mình khi tham gia phiên tòa, nhưng trước khi thành lập Liên đoàn Luật sư Việt Nam, giới Luật sư lại chưa có trang phục chung nên nhiều lúc việc ăn mặc của một số Luật sư còn chưa nghiêm túc. Do vậy, khi có trang phục chung, hình ảnh và vị thế của Luật sư chẳng những được nâng cao mà còn góp phần làm cho không khí phiên tòa thêm nghiêm trang.
Tóm lại, nghề Luật sư ở Việt Nam hiện nay cũng còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, do đó cũng thiếu thốn tính trang nghiêm, chưa đủ để tạo ra một nét văn hóa riêng trong nghề Luật sư.
2.3. Thực trạng các giá trị phi vật thể văn hóa pháp luật của Luật sư trong hoạt động hành nghề Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Đời sống pháp đình ở nước ta trở nên sôi động không chỉ bởi số lượng các vụ án hình sự với quy mô và tính chất nghiêm trọng được đưa ra xét xử ngày càng nhiều, mà còn thể hiện những bước phát triển quan trọng về tranh tụng dân chủ tại các phiên tòa với sự hiện diện của hai chủ thể tư pháp là Kiểm sát viên và Luật sư. Từ các vụ án hình sự lớn, điển hình như vụ Minh Phụng- Epco, vụ Trương Văn Cam, vụ Nguyễn Gia Thiều (Công ty Đông Nam), vụ Lầu Lý Sáng (Công ty Việt Hùng), vụ Nguyễn Kao Tường (Công ty Giày Hiệp Hưng), vụ Phạm Thị Út ở TP. Hồ Chí Minh, vụ Lã Thị Kim Oanh (Hà Nội), vụ án vườn điều (Bình Thuận), vụ án Phương Vicarent, vụ Nguyễn Quang Thường và Dương Quốc Hà (Công ty liên doanh dầu khí Việt-Xô và Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí), vụ Huỳnh Liên Thuận (Công ty Sinhanco ở Bà Rịa – Vũng Tàu), vụ án Nguyễn Lâm Thái (Đồng Nai)…, các Luật sư và những người tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa không chỉ làm tốt chức năng trong khuôn khổ luật định, mà còn đặt ra nhiều vấn đề pháp lý gây tranh cãi sôi nổi trong quá trình tranh tụng, đóng góp hoàn thiện pháp luật, thể hiện được một bước nét đặc sắc của văn hóa pháp đình.
Tuy nhiên, thực tế quá trình hình thành và phát triển nghề Luật sư ở Việt Nam từ sau khi giành được chính quyền năm 1945 gặp rất nhiều trở ngại khách quan và chủ quan, trong đó phải kể đến trong một thời gian dài, chúng ta chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ những người hành nghề luật có đủ tố chất nội lực về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, cũng như tầm vóc về mặt văn hóa pháp luật của Luật sư ngang tầm với đòi hỏi của xã hội. Một trong những nguyên nhân của thực trạng chưa bảo đảm tính văn hóa pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp xuất phát từ địa vị pháp lý của Luật sư chỉ được xác định là “người tham gia tố tụng”, hoạt động trong lĩnh vực được xã hội quan niệm là “bổ trợ tư pháp”, nên không có được tư cách độc lập trong hành nghề, có nhiều hạn chế, bất lợi trong việc tham gia tư vấn và tranh tụng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng.Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Có thể nói, đã có một “lỗ hổng” lớn trong ứng xử văn hóa nghề nghiệp Luật sư không chỉ bởi thiếu tính chuyên nghiệp, mà còn do gốc rễ nằm trong quan niệm chưa đúng về chức năng xã hội của Luật sư, một số Luật sư còn nặng chạy theo dịch vụ, xa rời các chuẩn mực pháp lý, đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp… Về mặt khách quan, việc phát triển “nóng” đội ngũ Luật sư ở nước ta thời gian qua đã bộc lộ những bất cập trong quá trình hành nghề, đã xảy ra một số trường hợp có một số Luật sư vi phạm pháp luật, bị khởi tố về mặt hình sự do hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân, pháp nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và vị trí của người Luật sư trong xã hội. Trong quá trình hành nghề, một số Luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ việc chưa thấu đáo, tham gia xét hỏi mang tính chiếu lệ, nên khi tư vấn hoặc phát biểu tranh luận, không đưa ra được những quan điểm và căn cứ pháp lý có tính thuyết phục, lời lẽ tranh luận chủ yếu là phản bác, thái độ thiếu sự tôn trọng đối với các cơ quan và những người tiến hành tố tụng. Có không ít Luật sư chưa nhiệt tình hoặc thiếu trách nhiệm trong việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi miễn phí cho các đối tượng vị thành niên, trường hợp bắt buộc phải chỉ định người bào chữa trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu… Vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức hành nghề Luật sư còn bộc lộ một số hạn chế, hoạt động còn phân tán, chưa thống nhất, chưa có được một tổ chức đại diện, bảo vệ lợi ích rộng rãi trên phạm vi toàn quốc cho các Luật sư Việt Nam. Do Luật Luật sư mới được ban hành, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh còn nhiều bất cập, tình hình quản lý về mặt Nhà nước và hoạt động của các tổ chức hành nghề Luật sư đã bộc lộ một số thiếu sót, vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các giá trị, hình ảnh đẹp đẽ của nghề nghiệp Luật sư.
Nhìn từ góc độ xã hội, quan niệm về thiên chức nghề nghiệp Luật sư còn rất phân tán, trong đó chưa tạo dựng được hình ảnh của người Luật sư trong chế độ ta như một người dấn thân vì nghĩa cử, phụng sự cho sự phát triển của xã hội. Các giá trị văn hóa nghề nghiệp chưa được định hình một cách rõ nét, chưa trở thành điểm tựa, nền tảng vững chắc cho mục tiêu cao cả của nghề Luật sư. Hơn nữa, Luật sư là người hành nghề chuyên nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, có hiểu biết pháp luật nên trước hết phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật.
2.4. Thực trạng văn hóa pháp luật của Luật sư ở một số quốc gia Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Trên thế giới, tùy vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, truyền thống pháp lý, nền tư pháp và nhu cầu dịch vụ pháp lý… của từng quốc gia, từng khu vực mà có sự khác nhau về vị thế, vai trò của Luật sư. Tuy nhiên là một nhân tố tích cực và vô cùng quan trọng của trào lưu giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, hoạt động vì con người … nên có những giá trị chung, phổ quát về vị thế, vai trò của Luật sư. Vị thế vai trò được thừa nhận chung của Luật sư là bảo vệ, bảo đảm công lý; bảo vệ con người với những giá trị cao đẹp của nó. Hoạt động của Luật sư góp phần đắc lực duy trì trật tự và phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội…
Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư được thể hiện dưới nhiều hình thức như tư vấn, bào chữa, bảo vệ cho bị can, bị cáo, các đương sự… đại diện bảo vệ cho cá nhân, tổ chức…
Bên cạnh những giá trị chung về vị thế và vai trò như vậy việc tôn trọng và thừa nhận chúng trong từng quốc gia và khu vực là không đồng nhất. Sự không đồng nhất trước hết bị chi phối bởi chế độ tư pháp. Có hai loại tư pháp chủ yếu hiện nay là nền tư pháp tranh tụng và nền tư pháp thẩm vấn (truy xét, xét hỏi…), ngoài ra còn có nền tư pháp XHCN, tư pháp Hồi giáo (chỉ có tồn tại trong một số ít quốc gia)
Tư pháp tranh tụng là loại tư pháp phổ biến, được đại đa số các nước trên thế giới áp dụng. Trong nền tư pháp tranh tụng có nhiều bộ phận, yếu tố tham gia tố tụng mang tính đối trọng, kiểm tra, giám sát và phản biện nhau.
Các bộ phận, yếu tố đó hoạt động tranh tụng trên cơ sở lấy tòa án làm trọng tâm và vừa là trọng tài giữ “cán cân công lý”. Thẩm phán là trọng tài khách quan, không nghiêng về bất cứ bên nào, là người giữ cân để đo sức nặng của lý lẽ và chứng cứ… mà các bên đối tụng đưa ra. Giá trị của lý lẽ và chứng cứ được đánh giá trên cơ sở các nấc thang và chuẩn mực pháp lý trong đó pháp luật phải phù hợp với lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
Ngay từ thời cổ đại, nền tư pháp tranh tụng đã được coi là nền tư pháp ưu việt nhất so với các loại tư pháp khác. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế và tiến bộ xã hội… nền tư pháp tranh tụng đang ngày càng phát huy vai trò tích cực của nó, một nền tư pháp tranh tụng hiện đại đã và đang là môi trương pháp lý cực kỳ quan trọng bảo đảm cho vị thế cao quý và vai trò của Luật sư là bảo đảm công lý, bảo vệ quyền, tự do… cho con người, cho Xã hội.Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
những nước có nền tư pháp tranh tụng, sự tham gia tố tụng của Luật sư được xem như là một đòi hỏi khách quan, một nhu cầu dịch vụ pháp lý thiết yếu của nhà nước của xã hội và của mọi công dân. Trong điều kiện như vậy, vị thế của Luật sư đươc tôn vinh, được coi là nghề cao quý và danh giá nhất. Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư luôn luôn được bảo đảm bằng pháp luật và được thực thi bằng các hoạt động, các biện pháp cụ thể của cơ quan nhà nước, của hệ thống công vụ và đội ngũ công chức. Luật sư hành nghề độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối và chịu sức ép từ phía cơ quan nhà nước. Trái lại, cơ quan nhà nước, tòa án… muốn giải quyết muốn xét xử một vụ việc nhất là vụ án hình sự thì bắt buộc phải có sự tham gia của Luật sư. Trong xét xử các vụ án, nếu không có sự tham gia của Luật sư thì các hoạt động công vụ coi như không có ý nghĩa, các phán quyết của tòa án sẽ không được tôn trọng, không có giá trị thi hành và phải bị bãi bỏ. Sự tham gia như vậy của Luật sư được xem như là một biện pháp cơ bản và hữu hiệu nhất để bảo vệ công lý, bảo vệ tự do, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức.
Thực tế ở những nước có nền tư pháp tranh tụng cho thấy trật tự pháp lý luôn được tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh. An toàn xã hội và an ninh cho cá nhân luôn luôn được bảo đảm. Hoạt động công vụ của bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức là trong sáng, minh bạch và khách quan…
Thực tiễn trên cũng cho thấy, ngoài các giá trị của một xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền… thì sự tham gia của Luật sư vào các giao dịch, vào quá trình xem xét giải quyết công việc, xét xử các vụ án kể cả án hành chính của bộ máy nhà nước của tòa án là một bảo đảm khách quan và hiện thực nhất. Nó nói lên vị thế và vai trò không thể thiếu của Luật sư trong một xã hội phát triển, văn minh và hiện đại.
Tư pháp thẩm vấn là loại tư pháp luôn đề cao vai trò và thẩm quyền của bộ máy nhà nước. Ưu quyền trong giải quyết tranh chấp, giải quyết vụ án… luôn thuộc về các cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp. Trong tư pháp thẩm vấn, cơ chế tranh tụng hầu như bị loại bỏ, có chăng sự tranh tụng chỉ chỉ là kịch tính mang ý nghĩa hình thức, chỉ tô vẽ thêm cho các quyết định, các phán quyết của cơ quan tư pháp.Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Trong điều kiện như vậy thì vai trò của Luật sư là hết sức mờ nhạt và không cần thiết. Giá trị và sự bảo đảm công lý trong quá trình tố tụng hoàn toàn phụ thuộc vào quyền quyết định của cơ quan tư pháp, của Thẩm phán và công chức tư pháp.
Thông thường, ở các nước thực thi nền tư pháp thẩm vấn đều có nền kinh tế chậm hoặc đang phát triển, tự do và tiến bộ xã hội còn ở mức thấp. Ở những nước này vẫn còn tình trạng bất bình đẳng, thiếu công bằng trước pháp luật, hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước, của công chức còn tùy tiện. Hệ thống pháp luật của những nước này thường đề cao và ngày càng mở rộng thẩm quyền của cơ quan nhà nước của bộ máy tư pháp, của tòa án…
Với một nền tư pháp như vậy, rõ ràng là vị thế và vai trò của Luật sư không được bảo đảm, nghề Luật sư không được tôn trọng. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay chỉ còn một số ít nước duy trì chế độ tư pháp này.
Tư pháp XHCN. Trước đây có cả một hệ thống các nước XHCN, các nước này theo chế độ tập quyền nhà nước XHCN (quyền lực nhà nước là tập trung, không phân chia nhưng có sự phân công và phối hợp trong quá trình thực thi ba quyền lập pháp hành pháp và tư pháp giữa các cơ quan nhà nước…). Hiện nay cũng chỉ còn lai một vài nước.
Nhìn bề ngoài, tư pháp XHCN giống như tư pháp thẩm vấn nhưng có sự khác biệt về bản chất. Tư pháp XHCN mang bản chất của nhà nước và pháp luật XHCN. Tuy nhiên do đề cao vai trò trách nhiệm của cơ quan nhà nước trên cơ sở coi trọng quyền của bộ máy nhà nước, của cơ quan tư pháp… nếu không có cơ chế, thiết chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, khoa học thì sẽ dễ dàng rơi vào quỹ đạo của nền tư pháp thẩm vấn. Ở những nước có nền tư pháp XHCN, vai trò của Luật sư chủ yếu được thể hiện ở hoạt động tư vấn pháp luật và tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật.Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
Kết luận chương 2
Từ những thực trạng trình bày trên đây cho thấy, rõ ràng vấn đề văn hóa pháp luật nói chung và văn hóa pháp luật của Luật sư nói riêng đã và đang là một nội dung, một phạm trù nghiên cứu khoa học vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu, luận giải vấn đề văn hóa pháp luật của Luật sư sẽ có tác dụng và ý nghĩa vô cùng to lớn cả về lý luận cũng như thực tiễn, vừa có tác dụng trước mắt cũng như lâu dài. Các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này một mặt nâng cao ý thức pháp luật, làm phong phú thêm các chuẩn đạo đức và ứng xử trong đời sống xã hội và đời sống pháp luật. Văn hóa pháp luật của Luật sư một khi được hình thành, thâm nhập vào thực tiễn của cuộc sống cũng như quá trình hành nghề Luật sư sẽ có tác dụng định hướng và tô đẹp thêm, tăng cường thêm yếu tố thẩm mỹ trong các hoạt động hành nghề của Luật sư. Với ý nghĩa như vậy, văn hóa pháp luật của Luật sư trở thành một yếu tố không thể thiếu được của một nền tư pháp văn minh hiện đại, một nền tư pháp của dân, do dân và vì dân, đồng thời góp phần vào sự nghiệp xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, dân chủ và hạnh phúc.
Như luận văn đã khẳng định, đã có một “lỗ hổng” lớn trong ứng xử văn hóa nghề nghiệp Luật sư không chỉ bởi thiếu tính chuyên nghiệp, mà còn do gốc rễ nằm trong quan niệm chưa đúng về chức năng xã hội của Luật sư, một số Luật sư còn nặng chạy theo dịch vụ, xa rời các chuẩn mực pháp lý, đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp… Về mặt khách quan, việc phát triển “nóng” đội ngũ Luật sư ở nước ta thời gian qua đã bộc lộ những bất cập trong quá trình hành nghề, đã xảy ra một số trường hợp có một số Luật sư vi phạm pháp luật, bị khởi tố về mặt hình sự do hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân, pháp nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và vị trí của người Luật sư trong xã hội. Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên là rất quan trọng, để xây dựng đội ngũ Luật sư Việt Nam đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của xã hội cũng như hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.Luận văn: Thực trạng Văn hóa pháp luật của Luật sư Việt Nam
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Giải pháp xây dựng Văn hóa pháp luật của Luật sư