Luận văn: Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ: bài học kinh nghiệm và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.3. Thực trạng ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam

2.3.1. Thực trạng thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam Luận văn: Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ

Năm 2016, doanh thu bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam ước tính đạt 2.670.500 tỉ đồng (tương đương khoảng 118 tỉ đô la Mỹ), tăng 10,2% so với năm trước, theo số liệu của Tổng cục Thống kê. Kết quả doanh thu và mức tăng trưởng này được các nhà phân tích nhận định là khá cao so với nhiều thị trường khác trong khu vực. Theo Tổng cục thống kê, doanh số bán lẻ mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng đến 13%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,4%; may mặc tăng 10,6%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 1,7%,… so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, rõ ràng thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước đang tiếp tục tăng trưởng và có doanh số lớn hơn khá nhiều so với dự báo mà nhiều nhà bán lẻ và các công ty tư vấn quốc tế đưa ra trước đây. Nối tiếp những năm trước, năm 2016 tiếp tục chứng kiến sự mở rộng mạng lưới, đa dạng mô hình kinh doanh cũng như thâu tóm hệ thống kinh doanh của các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng,… mà phần nổi trội vẫn nghiêng về các nhà đầu tư nước ngoài (Hùng Lê, 2017).

Ví dụ, Tập đoàn bán lẻ Central Group đã mua chuỗi bán lẻ siêu thị Big C Việt Nam của Casino (Pháp), đã công bố các kế hoạch đầu tư và kinh doanh dài hạn tại thị trường Việt Nam nhằm tăng gấp đối số lượng siêu thị, trung tâm thương mại Big C trong vòng 5 năm tới. Theo chiến lược của tập đoàn này, đến năm 2021 Central Group sẽ đầu tư thêm các trung tâm thương mại mới để nâng gấp đôi đại siêu thị Big C so với con số hiện hữu là 34, đồng thời nâng cấp các điểm bán Big C hiện hữu trở thành các trung tâm thương mại (commercial complex) bán lẻ cao cấp, hiện đại.

Còn Tập đoàn TCC (Thái Lan), sau khi hoàn tất thương vụ mua lại chuỗi Cash & Carry ở Việt Nam của tập đoàn Metro đã cho đổi tên thành Công ty Mega Market Việt Nam và đang sử dụng thương hiệu MM Mega Market để kinh doanh. Cùng với đó là hàng loạt sự thay đổi về cơ cấu hàng… Các nhà kinh doanh cho rằng, nhà bán lẻ này về lâu dài sẽ ưu tiên dành nhiều diện tích hơn cho hàng hóa từ Thái Lan.

Bên cạnh đó, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khác như Aeon, Auchan, Lotte,… cũng đang tiếp tục đẩy mạnh mở rộng hệ thống nhằm gia tăng thị phần.

Điểm nổi bật là mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi (mở cửa 24 giờ/ngày) đang phát triển rất nhanh ở nước ta hiện nay nhưng hầu như chỉ có doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh, không có doanh nghiệp trong nước như các thương hiệu Circle K, Shop & Go, B’s mart, Family Mart, Ministop,… với số lượng cửa hàng đã lên hàng trăm đơn vị mỗi thương hiệu. Ngoài ra, có thông tin một nhà bán lẻ lớn trên thế giới theo mô hình này là 7-Eleven đang chuẩn bị bước chân vào thị trường trong nước. Họ đang lên kế hoạch mở hàng trăm cửa hàng trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nước ngoài có lợi thế về kinh nghiệm, tài chính và khả năng chịu đựng thua lỗ lâu dài, cuộc chiến này ngày càng khốc liệt, đẩy doanh nghiệp nội địa vào thế khó khăn. Đối với doanh nghiệp bán lẻ nội địa, dù thị trường cũng chứng kiến sự phát triển mạng lưới kinh doanh và đa dạng mô hình bán lẻ của Saigon Co.op, VinGroup, Satra,… nhưng lại dần lu mờ những cái tên quen thuộc; hay bị đổi chủ, thu hẹp, gắn với tên nước ngoài như Maximark, Citimart, Fivimart,…

Các chuyên gia đánh giá các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng nước ngoài có kinh nghiệm kinh doanh lâu năm hơn doanh nghiệp trong nước, mang theo những trải nghiệm mua sắm mới cho người tiêu dùng cùng cách phục vụ, truyền thông hiệu quả nên tạo được sự hấp dẫn cho người tiêu dùng. Luận văn: Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ

Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM công bố trước đây, lượng hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam sản xuất từng đạt 80-90% ở các kênh bán lẻ hàng tiêu dùng; thậm chí có những đơn vị đã coi hàng Việt Nam là sự lựa chọn duy nhất. Tuy nhiên, khảo sát sơ bộ vào năm 2016 tại một số hệ thống bán lẻ có yếu tố nước ngoài cho thấy tỷ lệ hàng ngoại đang chiếm đa số. Hàng Việt Nam bảo đảm chất lượng không khó vào siêu thị của doanh nghiệp trong nước, nhưng lại gặp nhiều trở ngại khi muốn đưa vào siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài (Hùng Lê, 2017).

Về cơ bản, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng vì thị phần bán lẻ ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ và phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Chính vì thế, có thể nói thị phần bán lẻ hiện đại Việt Nam còn đang bị bỏ ngỏ khá nhiều.

Theo dự báo đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại sẽ nâng tỷ lệ lên 45%, cả nước sẽ có khoảng 1.200-1.300 siêu thị, số trung tâm thương mại cũng tăng lên trên điểm và cửa hàng tiện ích lên đến hàng ngàn hay hàng chục ngàn… Các nhà bán lẻ ngoại đang tấn công mạnh vào thị trường bán lẻ tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.

Tóm lại, theo báo cáo đánh giácủa Bô ̣Công Thương: Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn về sức mua với hơn 60% dân số đang ở độ tuổi lao động và có khả năng chi trả cao. Thi ̣trường sôi đông̣ nhưng đi kèm với đólàsư ̣cạnh tranh khốc liêṭdo cósư ̣góp măṭcủa rất nhiều các đaịgia trong ngành, đứng trước những thách thức đó các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam cần có những hành động thiết thực và nhanh chóng. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua ứng dụng các phương pháp quản trị hiện đại và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin là yêu cầu câp thiết đối với doanh nghiệp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:   

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2.3.2. Tình hình ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam

Theo kết quả điều tra của Hiệp hội Thương mại điện tử và công nghệ thông tin năm 2017, thực trạng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nói riêng triển khai ứng dụng nhóm phần mềm chuyên sâu ở mức nâng cao như quản lýkhách hàng (CRM), quản lýchuỗi cung ứng (SCM) vàquản tri ̣nguồn lưc̣ doanh nghiệp (ERP) còn kháít doanh nghiệp sử dung̣. Nhiǹ chung nhóm doanh nghiệp lớn vẫn cótỷlệ sử dung̣ các phần mềm cao hon doanh nghiệp vừa vànhỏ. Ngoài nhóm phần mềm vềtài chính kếtoán thìcác mức độ chênh lệch sử dung̣ các phần mềm giữa doanh nghiệp lớn vàdoanh nghiệp vừa và nhỏ làrất cao, đặc biệt là đối với các phần mềm ERP thìđộ chênh lệch có thể lên gấp 4 lần (VECOM, 2017).

Để làm rõ tình hình ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (xem phụ lục 1,2) và đã tổng kết được các nhận định sau:

Ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam những năm gần đây ngày càng trở nên sôi đông̣. Trong môi trường kinh doanh hiêṇ đai,̣ các doanh nghiêp̣ trong linh̃ vưc̣ bán lẻđối diêṇ với 2 thách thức lớn ảnh hưởng đến lơị ich́ kinh tếvàkhảnăng tồn taịlâu dài. Thách thức kép đóbao gồm:

Sư ̣canḥ tranh khốc liêṭcủa thi ̣trường: Đểgiành chiến thắng trước đối thủ canḥ tranh, nhàbán lẻphải thưc̣ sư ̣hiểu nhu cầu mua sắm của khách hàng tiêu dùng vàphản hồi môṭcách kip̣ thời.

Áp lưc̣ điều tiết: Đểđáp ứng đươc̣ khảnăng điều tiết, nhàbán lẻcần cócơ chếthông tin đồng bô,̣trong suốt trong toàn bô ̣tổchức, hê ̣thống báo cáo nghiêp̣ vu ̣ kip̣ thời hỗtrơ ̣lanh̃ đaọ ra các quyết đinḥ mua/bán. Luận văn: Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ

Thách thức kép này đòi hỏi doanh nghiêp̣ bán lẻcần cómôṭcơ chếkiểm soát thông tin chăṭche,̃ đồng bô ̣hỗtrơ ̣toàn bô ̣các cấp trong mô hình kinh doanh. Môṭ hê ̣thống ERP toàn diêṇ nhằm tich́ hơp̣ hê ̣thống thông tin, loaịbỏdữliêụ dư thừa vàcung cấp các báo cáo kip̣ thời. Nhu cầu ứng dụng giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước đang trở nên bức thiết, do phải quản lý nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhiều cửa hàng, nhiều loại hình nghiệp vụ. Mặt khác, nếu không có những giải pháp quản lý chuyên nghiệp như ERP, họ sẽ dễ bị “đè bẹp” bởi các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đang rục rịch đến Việt Nam.

Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng ứng dụng ERP còn rất thấp: Theo kết quả điều tra của VECOM năm 2017, riêng đối với ngành bán lẻ hàng tiêu dùng, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng ERP chỉ đạt 11%, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp lớn có ứng dụng ERP chiếm 38%, tỷ lệ này ở doanh nghiệp vừa và nhỏ là 13%.

Doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nước ngoài có lợi thế ứng dụng

ERP vượt trội: Những doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nước ngoài có quy mô lớn, córất nhiều lơị thếcanḥ tranh so với các doanh nghiêp̣ ViêṭNam về ứng dụng ERP nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. Ho ̣có thuâṇ lơị vềvốn vàtrình độ quản trị hơn doanh nghiệp Viêṭ. Công ty me ̣là những đaị gia bán lẻ toàn cầu, trường vốn vàthể hiện rõchiến lươc̣ chiụ lỗnhiều năm đểxây dưng̣ mang̣ lưới, đôị ngũvàthương hiêụ. Ho ̣cómức đô ̣chuyên nghiêp,̣ mức đô ̣đảm bảo uy tiń vàrất nhiều lơị thếkhác. Khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, họ xây dựng hệ thống ERP ngay từ đầu một cách chuyên nghiệp và bài bản. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam phải làm từ đầu, đôi khi gặp rất nhiều khó khăn và thất bại trong việc triển khai hệ thống ERP.

Đứng trước thách thức lớn đó, những doanh nghiêp̣ bán lẻ hàng tiêu dùng ViêṭNam cần phải có đông̣ thái tich́ cưc̣ nhằm cải tiến những điểm haṇ chếcủa mình như: nâng cao phương thức quản tri,̣sự ổn định của nguồn hàng, chất lương̣ hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cắt giảm lang̃ phído hê ̣thống quản tri ̣rời rac̣ và thông tin thiếu kip̣ thời… Sức ép này cũng làdip̣ đểcác doanh nghiêp̣ xem laịmô hình kinh doanh của mình, chủđông̣ phát triển theo hướng chuyên nghiêp̣ vànâng cao năng lưc̣ canḥ tranh.

Để làm rõ hơn thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam, tác giả lựa chọn một số doanh nghiệp bán lẻ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng như chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng điện máy, thời trang… Trong số các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng đã triển khai ứng dụng ERP và công bố thông tin về tình hình triển khai, tác giả đã lựa chọn được một số tình huống như sau:

2.3.2.1. Ứng dụng ERP tại Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh Luận văn: Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ

Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh ban đầu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy tính – linh kiện, thiết bị giải trí số, thiết bị văn phòng và điện thoại di động. Từ năm 2009, công ty mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ điện tử, điện lạnh, thiết bị gia dụng với hệ thống Siêu thị điện máy.

Trước khi ứng dụng ERP (trước năm 2007), do mặt hàng kinh doanh của Trần Anh khá đa dạng gồm hơn 2.500 chủng loại mặt hàng với giá trị hàng tồn kho trung bình khoảng 15 – 20 tỷ đồng, công ty gặp phải khó khăn trong việc quản lý kho hàng và bán hàng. Mỗi ngày, Trần Anh đón hơn 4.000 lượt khách hàng với khoảng 1.000 đơn mua hàng. Dù đã đưa phần mềm kế toán và quản lý kho vào ứng dụng nhưng nếu muốn xem báo cáo về hàng tồn kho thì vẫn phải đợi đến cuối ngày mới có được báo cáo. Như vậy hình thức bào cáo ngày sẽ không đem lại hiệu quả trong lĩnh vực quản lý kinh doanh. Việc nhập hàng theo từng cửa hàng nhưng lại không có liên hệ giữa các cửa hàng khác nên việc nắm bắt thông tin về số lượng bán và hàng tồn kho của cửa hàng gặp khó khăn, việc đáp ứng hàng cho các cửa hàng không thể năm bắt được, nhiều trường hợp cung cấp thừa hàng cho cửa hàng là điều khó tránh khỏi trong khi các cửa hàng khác đang thiếu. Hàng tồn kho nhiều và thiếu cân đối giữa các kho, Trần Anh thường vấp phải tình trạng kho bên cửa hàng này còn nhưng cửa hàng kia lại thiếu, không đủ cung cấp cho khách hàng. Hạn chế phân tích kinh doanh vì báo cáo về tình trạng tồn kho, số lượng sản phẩm bán được phải đợi đến cuối ngày nên việc phân tích kinh doanh rất khó khăn, dẫn đến khó nắm bắt được xu hướng nhu cầu của khách hàng để cung cấp sản phẩm. Khó phân tích chi tiết lãi/lỗ của từng mặt hàng và hiệu xuất kinh tế. Với số lượng hàng lưu kho quá lớn, báo cáo lại chỉ có được vào cuối ngày nên việc quản lý hàng tồn kho gặp khó khăn và hơn thế nữa nó ảnh hưởng tới phí tổn bảo hành mà công ty phải chịu.

Thực trạng sau khi ứng dụng ERP: Trước những khó khăn mà công ty gặp phải, đặc biệt trong vấn đề quản lý tồn kho. Đồng thời nhận thức được những thuận lợi từ việc ứng dụng ERP. Trần Anh đang từng bước trong giai đoạn triển khai ERP và đã đạt được những thành công nhất định. Thực trạng triển khai ERP của Trần Anh là sự kết hợp hài hòa của công nghệ, nguồn nhân lực, quy trình và yếu tố ngân sách. Hiện tại hệ thống này chạy trên mạng VPN toàn công ty, với các bộ phận: cửa hàng, phòng kế toán, kinh doanh, kho, bảo hành và kỹ thuật. Điều này đã đáp ứng được nhu cầu kết nối toàn công ty, cung cấp các tính năng quản trị, dịch vụ bán hàng, các nghiệp vụ tài chính và quản lý văn phòng phục vụ cho công tác quản lý điều hành tập trung và hiệu quả. Những công nghệ hiện đại được ứng dụng ở Trần Anh đã góp phần tạo ra sự chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành và tạo hiệu quả tối ưu trong công việc.

2.3.2.2. Ứng dụng ERP tại Công ty cổ phần quốc tế LCC Luận văn: Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ

Công ty cổ phần quốc tế LCC chuyên phân phối, bán lẻ mỹ phẩm. Ban lãnh đạo của LCC gồm nhiều người am hiểu về công nghệ nên ngay từ khi thành lập, công ty đã sử dụng rất nhiều phần mềm nghiệp vụ để trợ giúp hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi hoạt động của công ty mở rộng, lượng hàng hóa phải quản lý ngày một lớn, những giải pháp nhỏ mà công ty đang dùng bộc lộ một số điểm yếu. Thứ nhất, cơ sở dữ liệu sau khi sử dụng một thời gian xảy ra hiện tượng “tràn” dữ liệu (đầy bộ nhớ, xử lý chậm). Thứ hai là khó khăn trong việc liên kết các dữ liệu tại các chuỗi siêu thị ở những vị trí địa lý xa nhau (rất khó quản lý, gây hao phí nhân lực). Thứ ba, trong quản lý về mặt kế toán, LCC phải mất rất nhiều thời gian tập trung, phân tích dữ liệu từ những phần mềm khác rồi đưa vào phần mềm kế toán, khiến tính chính xác khó bảo đảm và thời gian kéo dài triền miên. Thứ tư là khó khăn trong quản lý cả về kinh doanh cũng như hiệu quả làm việc của hệ thống nhân sự. “Vì vậy, công ty đã tìm đến giải pháp ERP với tiêu chí: khắc phục những bất cập hiện tại, giảm thời gian làm việc, giúp quản lý chặt chẽ mọi vấn đề liên quan đến công việc”, ông Nguyễn Đăng Khoa, phó tổng giám đốc LCC cho biết.

Tình huống ứng dụng ERP tại công ty Trần Anh và LCC cho thấy, đặc thù của ngành phân phối, bán lẻ là quản lý nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhiều cửa hàng, nhiều nghiệp vụ (kế hoạch nhập hàng, xuất hàng, giao hàng, thu chi tài chính, đổi – trả lại sản phẩm…), nên nhu cầu ứng dụng ERP là rất cấp thiết. Hơn nữa, từ khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào WTO, rất nhiều tập đoàn bán lẻ đã đến Việt Nam. Cạnh tranh càng gay gắt nên việc ứng dụng ERP để tăng sức cạnh tranh là cần thiết. Trên thế giới đã có rất nhiều tập đoàn bán lẻ đa quốc gia và một số đã có mặt ở Việt Nam như Metro, Media Mart, Bourbon (Big C) và tất nhiên họ đều đã sử dụng ERP để quản lý. Do vậy, các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc đẩy mạnh ứng dụng ERP và khai thác hiệu quả hoạt động của hệ thống này.

2.3.3. Đánh giá việc ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Na

2.3.3.1. Thuận lợi trong việc ứng dụng ERP

Hiện nay, hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP đã không còn xa lại đối với các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực ERP cho doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng như SAP, Oracle, Microsoft đã có mặt tại Việt Nam, cùng với các nhà cung cấp dịch vụ, tư vấn, và triển khai như ITG, TRG, FIS… hoạt động rất năng động và hiệu quả, góp phần giúp cho doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam có điều kiện tiếp cận và triển khai các giải pháp ERP cập nhật và thuận lợi hơn so với trước đây. Luận văn: Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ

Hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam nói chung, và tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nói riêng đã được cải thiện đáng kể trong vòng 10 năm vừa qua. Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Việt Nam đủ khả năng phát triển, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia.

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn và phục hồi chậm nhưng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam như: Samsung, LG, Panasonic, Canon, Intel… Các doanh nghiệp phần mềm tiếp tục giữ vững thị trường xuất khẩu, dịch vụ CNTT phát triển khá, đa dạng các loại hình dịch vụ. Tổng doanh thu công nghiệp CNTT tiếp tục đạt mức cao, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng GDP cũng như xuất khẩu của cả nước. Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: CNTT là công cụ kỳ diệu mà chúng ta không thể không ứng dụng. Những việc khác chúng ta có thể làm từ từ chậm lại 1 năm, 1 tháng nhưng CNTT với tốc độ phát triển như vậy cho nên nếu chúng ta chỉ lỡ 1 ngày, 1 tuần có khi bằng người khác cả năm và hãy làm sao để CNTT tạo điều kiện cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người tưởng chừng không có điều kiện tiếp cận những gì tiên tiến nhất của nhân loại.

“Theo thống kê, CNTT của nước ta trong năm qua có tốc độ tăng trưởng 16%. Việt Nam cũng đứng trong top 5 nước tăng trưởng CNTT nhanh nhất thế giới. Trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm “thuê ngoài”, Việt Nam còn đứng đầu thế giới. Chưa kể, 1 loạt hiện tượng những cá nhân, doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) mới của chúng ta có những sản phẩm được cả thế giới thừa nhận”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh (Quỳnh Nga, 2015).

Tại Việt Nam, các công ty liên doanh hoặc có vốn đầu tư nước ngoài là những đơn vị đầu tiên ứng dụng ERP. Với ngân sách hàng năm dành cho phát triển hệ thống không nhỏ, các chuyên gia công nghệ thông tin tại những doanh nghiệp này luôn nắm rõ đặc điểm nghiệp vụ tại công ty mình. Vì vậy, khi triển khai một phân hệ mới, họ có điều kiện mời chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm về chuyên môn, biết cách ứng dụng những thông lệ tốt nhất được sử dụng trên thế giới vào giải pháp chuyên ngành tại doanh nghiệp.

Phân tích về hiệu quả ERP, chuyên gia đến từ công ty công nghệ thông tin cho biết “Cái lợi đầu tiên mà nó đem lại chính là con người bởi nó làm thay đổi tư duy làm việc của mọi vị trí trong mỗi doanh nghiệp. Ứng dụng một hệ thống quản lý hiện đại, ban lãnh đạo doanh nghiệp có được thông tin nhanh chóng và chính xác. Các cấp quản lý có thể tối ưu hóa năng suất lao động tại mỗi công đoạn”. Hơn nữa, nhận thức của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam hiện nay về ERP đã thay đổi, hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị nguồn lực doanh nghiệp, việc triển khai ứng dụng ERP chỉ còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ phát triển của doanh nghiệp, chứ không bị giới hạn bởi nhận thức của lãnh đạo nữa, đây cũng là một điểm thuận lợi vô cùng quan trọng cho việc đẩy mạnh ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay.

2.3.3.2. Khó khăn trong việc ứng dụng ERP Luận văn: Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ

Ngoài vấn đề lớn nhất là vốn đầu tư cho ERP rất lớn, thì các khó khăn về sự khác biệt của hệ thống kế toán, trình độ của nhà tư vấn, triển khai giải pháp ERP, nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn về ERP, thời gian triển khai dự án ERP lâu và thường kéo dài khiến cho việc ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.

Chi phí đầu tư cho hệ thống ERP rất lớn:

Đây là có lẽ là vấn đề đầu tiên các doanh nghiệp quan tâm và cũng là cản trở dễ thấy nhất. Các hệ thống ERP có lịch sử và bề dày thành công trên thế giới đều rất đắt đỏ. Ngoài chi phí tư vấn, triển khai phần mềm, doanh nghiệp còn phải trả khoản tiền bản quyền tương đối lớn cho nhà sản xuất ERP ngoại, ước chừng thêm số tiền bằng số tiền cho nhà tư vấn triển khai phần mềm. Vì vậy tổng chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cho dự án triển khai sản phẩm ERP lên rất cao. Đối với doanh nghiệp cỡ trung ở Việt nam chi phí này cũng đã có thể lên tới vài trăm ngàn USD. Dự án trang bị ERP có chất lượng cao rẻ nhất cũng phải có giá trị khoảng vài chục ngàn USD. Đây không phải là 1 món đầu tư nhỏ đối với doanh nghiệp. Hiện nay chi phí có thể là khó khăn và rào cản lớn nhất. Luận văn: Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ

Song, đó là câu chuyện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp chưa có nhu cầu thực sự vì hệ thống hiện tại của họ vẫn đáp ứng tốt với quy mô kinh doanh của công ty. Chỉ khi hệ thống không thể đáp ứng được nhu cầu, gây ra lỗi hoặc thậm chí thất thoát, lúc đó công ty sẽ biết được đã đến lúc đổi sang 1 hệ thống mới. Đối với doanh nghiệp lớn, câu chuyện lại hoàn toàn khác hẳn. Chi phí cho hệ thống ERP là rất cao, nhưng doanh nghiệp lớn hoàn toàn có khả năng chi trả, và giá của hệ thống ERP này cũng chưa bằng các thất thoát vô cùng lớn của công ty nếu không áp dụng ERP. Nếu hệ thống quản lý cũ gặp trục trặc và gây ra ngưng trệ, thậm chí sai sót, hơn ai hết, ban lãnh đạo công ty biết rằng việc này ngốn rất nhiều doanh thu. Nếu không có một hệ thống tốt, chẳng mấy chốc mà doanh thu không bù nỗi chi phí, lợi nhuận sẽ bị thay thế bằng thua lỗ. ERP là giải pháp dài hạn, mang tính chiến lược và có tầm nhìn xa.

Khác biệt về hệ thống kế toán Việt nam và hệ thống kế toán trên phần mềm

Điều thứ hai các doanh nghiệp thường cân nhắc là hệ thống kế toán. Các sản phẩm ERP bao giờ cũng có một module quan trọng là module kế toán tổng hợp. Thường thì module kế toán nhận rất nhiều dữ liệu từ các modules khác trong phần mềm ERP và đặt các hạch toán tự động. Điều các doanh nghiệp lo lắng là sự khác nhau còn thể hiện ở hệ thống tài khoản kế toán, các quy trình xử lý và quản lý tài chính kế toán như chế độ kế toán thuế, các quy định về kết chuyển, phân bổ chi phí và xác đinh kết quả kinh doanh… giữa chuẩn kế toán Việt Nam và kế toán trên phần mềm. Băn khoăn này sẽ được các nhà tư vấn triển khai loại bỏ. Họ sẽ đảm bảo tất cả những sự tương thích này sau khi đã được nhà sản xuất phần mềm chuyển giao công nghệ về phần mềm ERP sẽ triển khai.

Trình độ của nhà tư vấn, triển khai sản phẩm ERP còn khác nhau

ERP là phần mềm rất lớn và phức tạp. Nắm được các chi tiết về cách xử sự của phần mềm trong các chức năng và các hoàn cảnh tác nghiệp đã là một việc khó khăn. Biến đổi phần mềm sao cho phù hợp với những yêu cầu nảy sinh hoặc áp vào một doanh nghiệp đặc biệt nào đó lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, thông thường nhà cung cấp hệ thống ERP sẽ cung cấp luôn những tư vấn, triển khai cho doanh nghiệp. Tương tự với vấn đề tương thích của kế toán Việt Nam và kế toán phần mềm, nhà cung cấp hệ thống ERP sẽ có dịch vụ tùy chỉnh hệ thống theo nhu cầu và bản chất của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo khó khăn rất lớn khi bắt buộc phải thay đổi một số quy trình hoạt động cơ bản hoặc nền tảng nào đó trong hệ thống.

Để làm được điều này, các nhà tư vấn triển khai các sản phẩm ERP cần phải có trình độ nghiệp vụ và tin học rất cao. Vì vậy khi triển khai ERP, đôi khi doanh nghiệp phải thay đổi chính mình để phù hợp với phần mềm. Điều này đôi khi tốt cho doanh nghiệp vì có thể đưa vào doanh nghiệp các quy trình quản lý mới nhưng cũng nhiều khi gây khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp không phù hợp với thói quen, cách tổ chức công việc… Vì vậy, để tìm được nhà cung cấp ERP chuyên nghiệp có trình độ mới chính là yếu tố tiên quyết để tận dụng tối đa đầu tư vào ERP chứ không phải là giá cả.

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ mơ hồ rằng “Cần phải tin học hoá doanh nghiệp”, hoặc đi theo trào lưu hội nhập nên sốt sắng trong việc nâng cấp hệ thống quản lý của mình bằng việc mua phần mềm ERP. Trong khi ERP thực sự là một hệ thống phức tạp có nhiều khái niệm trừu tượng không dễ gì có thể hiểu được nhanh và quyết định triển khai. Thực tế, các doanh nghiệp Việt nam hiện nay đang có nhu cầu nhiều hơn về dịch vụ tư vấn ERP. Hiện tại trong lĩnh vực này thì “cung” đang thấp hơn nhiều so với “cầu” vì không có nhiều công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn này. Tuy vậy, doanh nghiệp có thể tham khảo tư vấn trực tiếp từ chính các công ty cung cấp giải pháp ERP.

Thiếu nhân sự triển khai ERP:

Khi triển khai ERP, nguồn nhân lực chiếm vị trí hàng đầu. Hầu hết tất cả các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam khi triển khai ERP đều gặp khó khăn trong vấn đề nhân sự. Nhóm nghiệp vụ bao gồm những người sử dụng là các cán bộ tác nghiệp hàng ngày, thuộc các phòng ban chức năng như kế toán – tài chính, kế hoạch, cung ứng vật tư, bán hàng, bộ phận sản xuất, và nhóm kỹ thuật bao gồm các cán bộ nhân viên thuộc bộ phận phụ trách về CNTT, nhân sự của cả hai nhóm này hầu như đều thiếu kiến thức chuyên môn ERP.

Thời gian triển khai và sử dụng ERP kéo dài hơn so với dự định:

Có thể do quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ sẵn sàng sử dụng hệ thống, văn hoá làm việc của doanh nghiệp,… khiến cho việc triển khai ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thường kéo dài.

Tóm lại, chính với những lợi ích to lớn như trên, mặc dù phải đối mặt rất nhiều thách thức, rủi ro khi triển khai dự án ERP, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng đã và đang sẵn sàng đầu tư cho triển khai ERP ở doanh nghiệp mình. Do đó, vấn đề quan trọng ở đây là các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng cần nhận diện những thách thức và rủi ro đó để có những phương pháp tiếp cận phù hợp khi triển khai ERP. Luận văn: Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Giải pháp tăng cường quản trị nguồn lực doanh nghiệp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x