Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2018 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Triệu Sơn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Triệu Sơn là huyện bán sơn địa nằm ở phía Tây – Nam tỉnh Thanh Hoá, ở vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng và miền núi:
Phía Bắc giáp huyện Thọ Xuân và huyện Thiệu Hoá.
Phía Tây giáp huyện Thường Xuân và huyện Như Thanh.
Phía Đông giáp huyện Đông Sơn.
Phía Nam giáp huyện Nông Cống.
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí huyện Triệu Sơn
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
Triệu Sơn đa dạng về địa hình cho phép phát triển nông nghiệp toàn diện, Mặt khác đặc điểm địa hình thường hay gây hạn hán, úng lụt các tiểu vùng trên địa huyện. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam chia làm hai vùng rõ rệt: Trung du – miền núi và vùng đồng bằng.
3.1.1.3. Khí hậu
Triệu Sơn thuộc vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hoá trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió phía Tây Nam khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa. Nhìn chung khí hậu thời tiết khá phù hợp cho sinh trưởng, phát triển cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.750 mm, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng này chiếm tới 85,6% lượng mưa cả năm.
3.1.1.4. Thủy văn
Triệu Sơn thuộc tiểu vùng thuỷ văn sông Chu với hai sông chính sông Hoàng và sông Nhơm diện tích lưu vực 23,62 km2. Trong mùa lũ tình trạng úng ngập ở các vùng ven sông Hoàng và sông Nhơm là khá nghiêm trọng. Sông Hoàng phần chảy vào huyện là 40 km, có đặc điểm bị uốn khúc, độ dốc thấp. tổng lượng dòng chảy cả năm qua huyện 594.106 m3. Hệ thống sông Chu cùng với hồ đập đã và đang đáp ứng nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đất Đai
3.1.1.5. Tài nguyên đất Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
Căn cứ số liệu điều tra năm 2000 của tỉnh Thanh Hoá theo phương pháp FAO- UNESCO, trên địa bàn huyện có 6 nhóm đất chính như sau:
Đất phù sa – Fluvisols (FL): Tổng diện tích là 18847,54 ha được chia thành các nhóm phụ và đơn vị phụ như sau:
- Đất phù sa biến đổi chua: Diện tích là 1.548,89 ha
- Đất phù sa biến đổi bảo hoà Bazơ: Diện tích là 5.456,42 ha
- Đất phù sa biến đổi kết von nông: Diện tích là 1.900,41 ha
- Đất phù sa biến đổi glây nông : Diện tích 934,43 ha
- Đất phù sa biến đổi chua glây sâu: Diện tích là 458,27 ha
- Đất phù sa bão hoà bazơ điển hình: Diện tích 146,64 ha.
- Đất phù sa glây chua: Diện tích 102,57 ha
Nhóm đất Glây- Gléyols (GL): diện tích là 376,08 ha . Phân bổ ở các nơi có địa hình bằng phẳng và trũng Nhóm đất đen: Điển hình đá lẫn nông diện tích là 1523,74 ha được hình thành tích luỹ xác hữu cơ từ các sườn đồi núi. đọng lại ở các thung lũng. Phân bố ở các xã đồi núi thấp, địa hình dốc cấp IV độ xói mòn khá mạnh, khó thoát nước thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp
3.1.2. Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế – xã hội
Phát triển kinh tế
Từ khi đổi mới kinh tế huyện Triệu Sơn có bước phát triển tương đối khá, các hoạt động dịch vụ thương mại đem lại nguồn lợi căn bản cho huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 10,5%. Cho đến năm 2018 tốc độ phát triển kinh tế của huyện đạt 11,50%. Trong đó: Công nghiệp xây dựng chiếm 26,70%; Nông – lâm nghiệp- thuỷ sản chiếm 42,10%; dịch vụ chiếm 31,20%.
Dân số, lao động
Dân số: Năm 2018 dân số toàn huyện là 225.167 người với 52.737 hộ, bình quân 4,27 người/ hộ. Dân tộc Kinh chiếm đa số với 98% dân số. Có 02 dân tộc ít người là dân tộc Mường, dân tộc Thái, cùng sinh sống trên địa bàn huyện Triệu Sơn, với 2% dân số. Năm 2015 dân số Nông nghiệp là 189.370 người, đến năm 2008 là 187.874 người (83,26% dân số toàn huyện), có 43.180 hộ chiếm 81,88% số hộ trên toàn huyện, bình quân 4,35 người/ hộ.
Lao động: Dân số Triệu Sơn thuộc loại có độ tuổi trung bình trẻ, số người trong độ tuổi lao động có chiều hướng tăng dần: Năm 2015 là 83.164 lao động Năm 2018 là 95.864 lao động Tỷ lệ lao động đang làm việc trên/ tổng số người trong độ tuổi lao động là 74,2% (số liệu năm 2018), số người không có việc làm ngày càng tăng. Lực lượng lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp, là 39,7%, chủ yếu làm việc ở các cơ quan nhà nước, lao động trong nông- lâm nghiệp chưa được quan tâm đào tạo và tiếp thu khoa học kỹ thuật.
Lao động nông nhàn chiếm khoảng 30% quỹ thời gian lao động, số lao động năm 2018 làm việc trong ngành sản xuất nông, lâm nghiệp chủ yếu khoảng 72.624 người chiếm tới 75% tổng số lao động đang làm việc, tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng, nhưng không lớn
3.1.3. Thực trạng phát triển hạ tầng Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
Giao thông:
Đến cuối năm 2018 toàn huyện có 16,5 km quốc lộ 47 đi qua đã được thảm nhựa chất lượng cao, tỉnh lộ 514, cầu Thiều đi Sao Vàng, tỉnh lộ 506 Nưa – Gốm, Tỉnh lộ 517, Tỉnh lộ 515, với tổng chiều dài là 58 km đã được nhựa hoá. Đường liên xã hơn 220 km, một số tuyến đường đã được rải nhựa và bê tông hoá. Một số tuyến đường còn lại được rải cấp phối, lúc mưa gió đi lại còn khó khăn.
Tóm lại: hệ thống giao thông trên địa bàn Triệu Sơn đã được đấu tư nâng cấp thành một mạng lưới hoàn chỉnh, tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các xã với các huyện lân cận.
Thuỷ Lợi:
Hệ thống các công trình thuỷ lợi được quan tâm đầu tư và đã phát huy tác dụng. Tổng diện tích lúa được tưới là 10600 ha, trong đó tưới chủ yếu bằng hệ thống thuỷ nông sông Chu 6251 ha, tưới chủ động bằng Hồ, đập (có 11 xã) 1767 ha trên một vụ. Tưới chống hạn bằng bơm điện là 1886 ha/ vụ, Cấp xã đảm nhiệm tưới là 13 xã, với diện tích là 606 ha/vụ. Ngoài ra còn có kênh tưới cấp 1 là 45 km, kênh tưới cấp 2 là 59 km, kệnh tưới cấp 3 kể cả các kênh trạm bơm là 43 km, kênh mương nội đồng hàng trăm km, các kênh tưới đã được kiên cố hoá đến cuối năm 2018 được gần 312 km phục vụ tưới cho hàng trăm ha lúa, màu, vườn tạp.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế – xã hội trong những năm qua cùng với sự gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, mức độ sử dụng đất rất khác nhau trong từng khu vực đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của huyện. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cùng với các chính sách hợp lý khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế; từng bước xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng…. theo dự báo trong tương lai sức ép đối với đất đai của huyện cũng sẽ rất lớn. Đây là vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của huyện và được thể hiện ở một số mặt sau: Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
Thuận lợi
- Kinh tế xã hội huyện những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất các ngành đều tăng cao, 3 chương trình kinh tế trọng điểm của huyện được tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Công tác kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý bảo vệ rừng được tăng cường, tổ chức được nhiều đợt truy quét lâm tặc trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng nên trong những năm qua chưa có vụ cháy rừng lớn xảy ra.
Quốc phòng – An ninh được giữ vững.
- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được chú trọng; Mặt trận các đoàn thể quần chúng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật.
Khó khăn
- Tiềm năng thế mạnh của địa phương chưa được khai thác triệt để, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả chưa được nhân rộng một cách hợp lý. Việc chỉ đạo phát triển CN – Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề ở nông thôn còn chậm, hiệu quả sản xuất của các hợp tác xã còn thấp, nhất là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
- Năng lực điều hành của chính quyền cơ sở và một số phòng ban còn yếu, thiếu năng động sáng tạo trong quá trình tham mưu, thiếu nhạy bén trong quá trình tổ chức thực hiện và điều hành sản xuất.
3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Triệu Sơn.
Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất là vấn đề để đảm bảo cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng đất từ đó đề ra phương hướng bố trí sử dụng đất hợp lý có hiệu quả. Triệu Sơn là huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh Thanh Hoá, với tổng diện tích đất tự nhiên là 29.004,53 ha trong đó:
- Đất nông nghiệp là 19.251,46 ha chiếm 66,37 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp là 9.445,57 ha chiếm 32,57 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng là 307,50 ha chiếm 1,06 % diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Triệu Sơn năm 2018
3.3. Tình hình chung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Triệu Sơn Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
3.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định, các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013. Trong thời gian qua UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai.
Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Luật đất đai của Chính phủ, của UBND tỉnh. UBND huyện Triệu Sơn đã tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, như: Bảng giá đất thời kỳ 2015-2019, Quyết định về quy định hạn mức đất ở, Quyết định thu hồi, quyết định giao đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền sử dụng đất nhằm góp phần đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương từng bước đi vào nền nếp, đúng pháp luật.
3.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Huyện Triệu Sơn đã thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc xác định địa giới hành chính ở cấp xã, phường, thị trấn thống nhất rõ ràng, xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.
Theo đó, đất đai được quản lý theo đơn vị hành chính trong toàn huyện gồm 36 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 364, đã cắm mốc giới thực địa và xác định trên bản đồ góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý điều hành chung trong toàn huyện.
3.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Công tác lập bản đồ địa chính.
Trên địa bàn huyện Triệu Sơn bản đồ địa chính được phân ra làm 5 giai đoạn: Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
- Giai đoạn thứ nhất lập theo Chỉ thị 299/TTg, việc đo vẽ hoàn thiện bản đồ hoàn thiện vào các năm 1984 và 1985, hồ sơ lưu trữ là bản đồ giấy và sổ giao ruộng đất.
- Giai đoạn thứ hai đo vẽ vào các năm 1992, 1993 hồ sơ lưu trữ thời kỳ này cũng đang là bản đồ giấy kèm theo sổ mục kê.
- Giai đoạn thứ ba được đo vẽ vào năm 2002 trên địa bàn 36 xã, thị trấn hồ sơ hoàn thiện lưu trữ dưới dạng bản đồ giấy, sổ mục kê và file số.
- Giai đoạn thứ tư vào năm 2010, 2011, 2012 trên địa bàn 36 xã, thị trấn, hồ sơ hoàn thiện và lưu trữ dưới dạng bản đồ giấy, sổ mục kê và file số.
Hệ thống bản đồ giấy lập theo Chỉ thị 299/TTg năm 1984, năm 1985, năm 1992, năm 1993 hiện nay còn chủ yếu để phục vụ công tác xác định nguồn gốc đất, loại đất để cấp giấy chứng nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, hệ thống hồ sơ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đã được lập nhưng chưa đầy đủ.
Hệ thống lưu trữ hồ sơ đất đai của công dân đã được theo dõi và cập nhật lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu.
Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Được thực hiện trong quá trình kiểm kê đất đai và được lập dưới dạng số. Thực hiện Kiểm kê đất đai năm 2010 và năm 2015, huyện Triệu Sơn đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hành chính trong toàn huyện theo đúng quy định của ngành.
Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Cấp huyện và các xã, thị trấn đã ứng dụng và xây dựng theo qui trình của việc lập bản đồ hiện trạng và trên nền bản đồ hiện trạng đã tiến hành lập bản đồ quy hoạch cho các cấp. Đến nay có 36/36 xã, thị trấn được xét duyệt quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
- Điều tra, đánh giá, phân hạng đất và định giá đất.
- Công tác đánh giá, phân hạng đất trên địa bàn huyện chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chỉ mới thực hiện thí điểm tại một số nơi trên địa bàn toàn huyện, nên việc sử dụng đầu tư, cải tạo và bồi bổ đất đai chưa được quan tâm đúng mức.
- Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn đã kịp thời chỉ đạo ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các phòng chuyên môn điều tra xây dựng bảng giá các loại đất trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4545/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc quy định bảng giá đất thời kỳ 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Việc định giá đất trên địa bàn huyện theo các quyết định của UBND tỉnh ban hành là căn cứ để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu lệ phí trước bạ, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất,…
3.3.4. Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định. Phần lớn các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội xây dựng mới đúng với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và định hướng phát triển đô thị, kiểu dáng kiến trúc ngày càng phong phú.
UBND huyện Triệu Sơn giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực tham mưu quản lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, việc quản lý quy hoạch còn hạn chế, chất lượng đạt được chưa cao nên việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, huyện vừa thực hiện quy hoạch sử dụng đất vừa thực hiện quy hoạch xây dựng do đó có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện quy hoạch, có nhiều công trình, dự án phải bổ sung quy hoạch mới thực hiện được các thủ tục giao đất nên thường bị kéo dài thời gian.
3.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Trước khi thành lập hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho các tổ chức; phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện thực hiện cho các hộ gia đình, cá nhân. Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
Sau khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Sự ra đời của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không chỉ hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của ngành theo luật định mà còn thúc đẩy công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính; đồng thời đưa công tác này ngày càng chuyên nghiệp hóa và đi vào nề nếp.
Về cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính.
Thực hiện Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Từ năm 2014 đến nay huyện Triệu Sơn đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý bộ hồ sơ địa chính: Bản đồ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất,… riêng sổ địa chính, sổ mục kê hiện nay chưa được cập nhật một cách đầy đủ và chưa kịp thời với lý do trong thời gian vừa qua trên địa bàn huyện Triệu Sơn khối lượng công việc rất lớn, có hơn hàng trăm dự án nên đã ảnh hưởng tới nội dung về cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính.
Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo số liệu Báo cáo của Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Triệu Sơn tính đến năm 2018 tổng diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ 88,43%.
Bảng 3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng của huyện Triệu Sơn đến năm 2018
Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện Triệu Sơn vẫn còn trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do các nguyên nhân chủ yếu sau: Các trường hợp sử dụng đất ở có nguồn gốc do UBND cấp xã giao đất trái thẩm quyền nhưng hiện nay không có giấy tờ để chứng minh đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách xã; các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp do quá trình chuyển đổi ruộng đất theo Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, đất nông nghiệp có nhiều biến động, trong khi đó công tác cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính thiếu đồng bộ nên phải đo đạc lại hệ thống bản đồ địa chính gắn với việc triển khai Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
3.3.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trơ, tái định cư khi thu hồi đất Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
Trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện Triệu Sơn việc bồi thường khi thu hồi đất là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu, hàng chục dự án lớn nhỏ diễn ra trên địa bàn huyện, đặc biệt trên địa bàn có dự án Cao tốc Bắc- Nam, dự án đường Nghi Sơn – Sao Vàng, mở rộng Tỉnh lộ 514, 517, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tạo công ăn việc làm cho các hộ dân là điều hết sức quan trọng, nhiều chủ trương chính sách đã được đưa ra để giải quyết kịp thời cho người dân có đất bị thu hồi.
3.3.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Trong những năm vừa qua việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở hết sức quan tâm. Người dân đã phần nào ý thức được quyền lợi nghĩa vụ của người sử dụng đất, do đó đã chủ động hơn trong việc đăng ký làm thủ tục hồ sơ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện có tất cả 36/36 xã thị trấn đã có bản đồ số.
3.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thống kê theo định kỳ hàng năm và kiểm kê theo định kỳ 5 năm; năm 2010 thực hiện theo Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai; năm 2015 thực hiện theo
Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2015, 2016 công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Kiểm kê đất đai năm 2015 đã hoàn thành, số liệu phục vụ kịp thời cho việc đánh giá tình hình sử dụng đất của các cấp, các ngành đặc biệt làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của huyện.
3.3.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
Trong những năm qua việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai cũng đã được nhận được sự quan tâm rất lớn của các cấp các ngành ở tỉnh và ở huyện. HuyệnTriệu Sơn là huyện đầu tiên trong toàn tỉnh được UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư trang thiết bị, vật chất kỹ thuật thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính về đất đai từ năm 2012. Đến năm 2016 toàn huyện đã hoàn thành việc cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính về đất đai cho toàn bộ 36/36 xã, thị trấn.
3.3.10. Quản lý tài chính về đất đai
Hệ thống thuế có liên quan đến đất đai hiện nay được xác định bao gồm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuế nhà đất và các khoản thu tiền sử dụng đất. Việc thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai của huyện được giao cho ngành thuế và căn cứ vào các văn bản của UBND tỉnh để tổ chức thực hiện. Hàng năm huyện đều trích lại một phần nguồn thu từ đất để đầu tư trở lại phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Các khoản thu liên quan đến sử dụng đất trên địa bàn huyện chiếm phần không nhỏ trong thu ngân sách, nguồn thu chủ yếu là thu tiền sử dụng đất từ việc giao và cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất. Việc giao đất và cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất tăng dần qua các năm.
3.3.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
Hàng năm tại các cuộc họp HĐND huyện, UBND huyện báo cáo trước HĐND huyện tình hình quản lý sử dụng đất trong đó có nội dung về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện.
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn huyện cơ bản được thực hiện tốt, đất được sử dụng đúng mục đích, đất được đăng ký về quyền sử dụng, được làm đầy đủ các thủ tục khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thực hiện các biện pháp bảo vệ đất,… đúng theo quy định của pháp luật về đất đai.
3.3.12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất đai trong những năm qua đã được các cấp, các ngành chú trọng. UBND huyện thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nói chung tình hình quản lý và sử dụng đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hiện nay ổn định và đúng theo kế hoạch được giao.
3.3.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
Vấn đề tuyên truyền, phổ biến giáo dục về đất đai cũng là một trong yếu tố được cấp ủy đảng hết sức quan tâm. Hàng năm Sở Tài nguyên & Môi trường cùng thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn, bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở, những chương trình hưởng ứng ngày môi trường thế giới được phát động một cách mạnh mẽ trên địa bàn toàn huyện. Hệ thống loa truyền thanh, truyền hình trên địa bàn huyện định kỳ có những buổi đăng tin phổ biến về quy định, hướng dẫn mới của pháp luật về đất đai cho người dân nắm được thông tin.
3.3.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết về khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
Do nhiều nguyên nhân, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai trên địa bàn các xã, thị trấn vẫn còn xảy ra. Nhiều công trình, dự án đưa vào quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa thực hiện nên việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện gặp nhiều khó khăn. Tình trạng gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng đất vẫn còn phổ biến; tính từ năm 2016 đến năm 2018, huyện đã tiếp nhận và xử lý 86 đơn thư khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.
Tranh chấp đất đai tập trung ở một số lĩnh vực như bồi thường, giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai trong nội bộ gia đình đòi chia quyền thừa kế.
Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai được UBND huyện kịp thời chỉ đạo các ngành, các cấp và các tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, kết quả đã hòa giải được nhiều vụ việc ngay ở cơ sở. Tuy nhiên, có những vụ việc hòa giải không thành ở cơ sở nên được UBND huyện tiếp tục giải quyết.
3.3.15. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Trước Luật Đất đai năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế.
Tình hình trên đã có chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây huyện tập trung triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, nhằm đơn giản thủ tục hành chính trong các giao dịch về quyền sử dụng đất của công dân. Luận văn: Thực trạng quyền sử dụng đất trên tại Triệu Sơn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Biện pháp cải thiện quản lý đất tại huyện Triệu Sơn