Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ: bài học kinh nghiệm và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Thực trạng thị trường và tình hình hình ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ
2.1.1. Thực trạng thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế mô lớn nhất thế giới, đây là một nền kinh tế hỗn hợp, nơi mà các công ty, các tập đoàn lớn và các công ty tư nhân là những thành phần chính của nền kinh tế, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Hoa Kỳ. Kinh tế Hoa Kỳ cũng duy trì được năng suất lao động cao, GDP bình quân đầu người cao, khoảng 59.407 USD, mặc dù chưa phải cao nhất trên thế giới. Ngành bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ là một ngành kinh tế bao gồm các cá nhân và công ty tham gia vào việc bán thành phẩm cho người tiêu dùng cuối. Các chuỗi bán lẻ ở Hoa Kỳ đều giao dịch công khai trên sàn chứng khoán và tư nhân. Khoảng 2/3 tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ (GDP) xuất phát từ tiêu dùng bán lẻ. Theo Tổng cục Thống kê Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ hàng năm của Hoa Kỳ đã tăng bình quân 4,5% trong khoảng từ năm 1993 đến năm 2015. Tổng giá trị hàng hóa bán lẻ tại Hoa Kỳ năm 2016 ước đạt hơn 5.484 tỷ đô la (Plunkett Research, 2017).
Trong quá trình toàn cầu hóa, chuỗi bán lẻ lớn của Mỹ tiếp tục mở rộng phạm vi toàn cầu của họ bằng cách mở các cửa hàng ở các quốc gia trên khắp thế giới. Tính đến tháng 5 năm 2015, 15.7 triệu người đã được làm việc trong ngành Bán lẻ Mỹ theo Cơ quan thống kê Cục Lao động Hoa Kỳ. Mặc dù số lượng cửa hàng đóng cửa đáng kể và sự phá sản của công ty bán lẻ vào năm 2015, việc làm bán lẻ được mở rộng mỗi tháng vào năm 2015, ngoại trừ tháng 1. Điều này cho thấy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp bán lẻ Hoa Kỳ nói chung đang vượt trội hơn so với tổng thể của sự giảm sút và phá sản chuỗi bán lẻ cá nhân.
Bất kỳ doanh nghiệp nào bán hàng thành phẩm cho người dùng cuối được coi là một phần của ngành bán lẻ. Số liệu bán hàng và dữ liệu kinh tế đôi khi được báo cáo riêng cho các nhà hàng và các doanh nghiệp liên quan đến ô tô, nhưng theo định nghĩa thì chúng cũng được coi là thành viên của ngành bán lẻ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh
2.1.2. Đặc điểm của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ
Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ chịu sự chi phối của hệ thống phân phối nước này. Để hiểu rõ hơn về thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ, tác giả phân tích đặc điểm của kênh phân phối tại Hoa Kỳ và mối liên hệ cũng như các hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại thị trường này. Cụ thể, như trước đây, ở Hoa Kỳ chủ yếu tồn tại loại kênh phân phối truyền thống (conventional distribution channel) bao gồm một hoặc nhiều nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ độc lập với nhau và mỗi chủ thể trong kênh phân phối đó tìm cách tối đa hóa lợi nhuận của mình ngay cả khi phải hy sinh lợi nhuận của cả hệ thống. Trong hệ thống phân phối này, không một thành viên nào có nhiều ràng buộc hay kiểm soát đối với các thành viên khác, không có quy định rõ ràng chức năng của từng thành viên trong hệ thống cũng như cách thức để giải quyết xung đột giữa các thành viên trong hệ thống nếu có. Kênh phân phối theo kiểu này ngày nay còn rất ít mà được thay thế bởi hình thức kênh phân phối theo chiều dọc (vertical distribution channel). Kênh phân phối theo chiều dọc là kênh phân phối trong đó, nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ hoạt động như một thể thống nhất. Mỗi thành viên trong hệ thống có thể có sở hữu hay thỏa thuận với các thành viên khác hoặc có sức mạnh to lớn khiến cho các thành viên khác phải hợp tác. Hệ thống phân phối này có thể bị chi phối bởi nhà sản xuất, người bán buôn hay người bán lẻ. Có 3 lọai kênh phân phối theo chiều dọc chính như sau: Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
- Kênh phân phối chiều dọc theo hình thức công ty (Corporate VMS): là một kênh phân phối theo chiều dọc bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau của hoạt động sản xuất và phân phối dưới cùng một sở hữu đơn nhất. Việc phối hợp và giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên trong hệ thống có được là do các thành viên đó có chung sở hữu. Ví dụ, hơn 50% hàng hóa bán trong các cửa hàng của tập đoàn bán lẻ hàng tiêu dùng Sears được cung cấp bởi các công ty mà Sears sở hữu một phần hoặc toàn phần. Các cửa hàng của Harry & David Holdings, Inc. cũng bán đồ uống, kem, bánh ngọt do chính các cơ sở sản xuất của Harry & David cung cấp.
- Kênh phân phối chiều dọc theo thỏa thuận (Contractual VMS): là kiểu phân phối theo chiều dọc trong đó các thành viên độc lập ở những giai đoạn sản xuất và phân phối liên kết lại với nhau nhằm tiết kiệm chi phí đồng thời bán được nhiều hàng hóa hơn so với công ty đó hoạt động một mình. Sự phối hợp và giải quyết mẫu thuẫn giữa các thành viên có được nhờ sự thỏa thuận giữa các thành viên trong hệ thống. Nhượng quyền kinh doanh (Franchise organization) là quan hệ thỏa thuận phổ biến nhất, theo đó một thành viên trong kênh phân phối gọi là công ty nhượng quyền (franchisor) liên kết một vài giai đoạn trong toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối. Theo các nhà phân tích công nghiệp, cứ 8 phút, ở Hoa Kỳ lại có một cửa hàng bán hàng theo hình thức nhượng quyền kinh doanh được thành lập; cứ 12 cửa hàng kinh doanh bán lẻ lại có 1 cửa hàng kinh doanh theo hình thức này.
- Kênh phân phối chiều dọc theo kiểu quản lý, kiểm soát (Administered VMS): là kiểu phân phối chiều dọc trong đó các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối được phối hợp không phải bởi sở hữu chung hay thoả thuận, hợp đồng mà bởi quy mô và sức mạnh của một hoặc một vài thành viên nổi chội trong hệ thống phân phối đó. Ví dụ, các nhà sản xuất danh tiếng như General Electric, Procter & Gamble, Kraft có thể gây ảnh hưởng đến các công ty bán lẻ trong việc trưng bày hàng hóa, khuyến mại sản phẩm, các chính sách về giá cả….
Ngược lại, các tập đoàn bán lẻ lớn như Wal-Mart, Best Buy, Home Depot, Barnes & Noble có thể tác động ngược lại đến các nhà sản xuất cung cấp hàng cho họ.
Một loại hình kênh phân phối nữa cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây là loại hình phân phối theo chiều ngang (horizontal marketing system), trong đó 2 hoặc nhiều công ty ở cùng một tầng trong hệ thống phân phối liên kết lại với nhau để thực hiện công việc phân phối. Với việc liên kết này, các công ty có thể kết hợp nguồn lực về tài chính, sản xuất và tiếp thị để bán hàng tốt hơn so với việc công ty đó một mình tiến hành hoạt động bán hàng. Ví dụ, trong các cửa hàng của Wal-Mart, ta có thể tìm thấy đồ ăn nhanh của McDonald’s. Sự liên kết này cho phép McDonald’s có thể tận dụng được lượng khách hàng rất lớn của Wal-Mart đồng thời cũng tạo thuận lợi cho những khách hàng của Wal-Mart có thể ăn tại chỗ rồi tiếp tục đi mua hàng mà không phải đi đâu xa.
Nếu như trước đây, các công ty chỉ sử dụng một kênh phân phối để bán hàng tại một thị trường hay một phân đoạn thị trường thì ngày nay với sự đa dạng hóa khách hàng, ngày càng có nhiều công ty sử dụng hệ thống phân phối nhiều kênh (multichannel distribution system) hay còn gọi là hệ thống phân phối kép (hybrid marketing channel). Đây là hệ thống phân phối trong đó một công ty tạo ra cho mình hai hay nhiều kênh phân phối để với tới 1 hay nhiều phân đoạn thị trường khác nhau. Ví dụ, hãng máy tính IBM sử dụng rất nhiều kênh phân phối khác nhau để phân phối sản phẩm của mình cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Ngoài hệ thống cửa hàng trực tiếp của IBM, máy tính IBM cũng có mặt tại các cửa hàng bán lẻ khác; người tiêu dùng có thể mua máy tính IBM tại các hàng chuyên bán máy tính hoặc có thể mua từ những cửa hàng bán lẻ lớn như Wal-Mart, K-Mart… hoặc thậm chí họ có thể mua trực tiếp qua mạng trên website của công ty www.ibm.com. Sử dụng hệ thống phân phối nhiều kênh có cái lợi là có thể tiếp cận được nhiều loại đối tượng khách hàng song hệ thống phân phối kiểu này thường rất phức tạp và khó kiểm soát đồng thời có thể gây ra xung đột giữa các kênh trong cùng một hệ thống vì đều cạnh tranh để bán hàng. Chẳng hạn, khi IBM bắt đầu bán hàng trực tiếp qua mạng và qua điện thoại, các cửa hàng bán lẻ máy tính cho rằng đó là cạnh tranh không bình đẳng và đe dọa sẽ không bán hàng hoặc giảm lượng hàng bán của IBM.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức phân phối cũng có những thay đổi về chất. Ở Mỹ, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua máy tính Dell từ mạng của Dell hoặc từ trang web của các công ty bán lẻ khác như Best Buy, Compusa hay Circuitcity; vé máy bay có thể mua trực tiếp từ website của các hãng hàng không American Airlines, United Airlines.. hoặc có thể mua từ website của công ty dịch vụ du lịch trên mạng như Travelocity.com hay Cheapticket.com…; sách báo, băng đĩa nhạc có thể mua trên Amazon.com, hoa có thể mua trên 1-800-Flowers.com….Ngay cả những thứ hàng hóa cồng kềnh như đồ gỗ cũng có thể đặt mua trên mạng. Thương mại điện tử đang nổi lên và thay thế dần những hình thức mua bán truyền thống, thay thế dần những cửa hàng bằng gạch và vữa. Ngày càng có nhiều lọai hàng hóa dịch vụ được phân phối qua hình thức này và ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn hình thức mua hàng qua internet. Thương mại điện tử đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với nhà sản xuất và các đối tượng trung gian trong hệ thống phân phối (nhà bán buôn, bán lẻ). Để có sức cạnh tranh, các nhà sản xuất tất nhiên phải tìm cho mình những cơ hội mới để tiếp cận khách hàng như Internet hoặc bán hàng qua điện thoại, qua catalogue…
Tuy nhiên, phát triển những hình thức mới này lại đẩy họ phải cạnh tranh và nhiều khi đi đến mâu thuẫn với những kênh bán hàng truyền thống. Để giải quyết tình trạng này, các đối tượng trung gian trong hệ thống phân phối phải tìm cách để có thêm giá trị gia tăng của mình trong toàn hệ thống mà nếu người sản xuất muốn bán hàng trực tiếp cũng khó hoặc không thể tạo ra được giá trị gia tăng đó. Còn các nhà sản xuất, để tránh được mẫu thuẫn với những hệ thống bán hàng truyền thống đã thiết lập trước đây trong khi vẫn có thể phát triển hình thức bán hàng mới, họ phải có cách tiếp cận dung hòa và kết hợp giữa hình thức bán hàng cũ và bán hàng mới. Chẳng hạn, hãng máy tính HP sau khi nhận đơn hàng trực tiếp từ 3 mạng của hãng là Shopping Village, HP Commerce Center và Electronic Solutions Now thì HP lại đưa những đơn hàng này cho các nhà bán lẻ để họ hoàn tất đơn hàng, gửi hàng và nhận một phần hoa hồng. Bằng cách này, HP vừa có thể phát triển được cách thức bán hàng mới vừa duy trì được hệ thống bán hàng cũ và hạn chế xung đột giữa các kênh bán hàng khác nhau.
2.1.3. Phân tích ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ
Ứng dụng ERP đã trở nên phổ biến tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ, để phân tích cho nội dung này, tác giả lựa chọn những doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nổi bật và có ảnh hưởng lớn đến thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại quốc gia này. Bởi vì ứng dụng ERP không chỉ đơn giản là triển khai phần mềm ERP mà còn là quá trình quản lý quy trình kinh doanh theo tiêu chuẩn hiện đại. Tại Hoa Kỳ, các nhà bán lẻ hàng đầu như Walmart, Bestbuy, Amazon, Sears, Kohl’s, … đã thiết lập nên một quy trình kinh doanh hiện đại và là tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp bán lẻ khác học theo. Đồng thời, tác giả lựa chọn các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng trong nhóm ngành khác nhau tiêu chuẩn phân loại GICS® đã phân tích ở chương 1, các tình huống được phân tích được thu thập từ các case study trong các sách giáo trình và tham khảo về thương mại điện tử và quản trị hệ thống thông tin đã được phân tích trong phần mở đầu. Dựa vào các tiêu chí trên, tác giả đã lựa chọn phân tích thực trạng ứng dụng ERP tại chuỗi siêu thị điện máy Best Buy In., chuỗi cửa hàng bách hóa và thời trang Kohl’s, và chuỗi cửa hàng bán lẻ quà tặng cao cấp Harry & David Holdings, Inc. để phân tích như sau:
2.1.3.1. Ứng dụng ERP tại chuỗi siêu thị điện máy Best Buy Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
Giới thiệu về Best Buy
Công ty Best Buy có trụ sở tại Minneapolis, Hoa Kỳ, mã chứng khoán trên NYSE: BBY, là nhà bán lẻ hàng đầu của Bắc Mỹ về hàng điện tử tiêu dùng, máy tính cá nhân, phần mềm giải trí và thiết bị gia dụng. Công ty vận hành các cửa hàng bán lẻ và các trang web thương mại dưới tên Best Buy (BestBuy.com), Future Shop (FutureShop.ca); Magnolia Hi-Fi (MagnoliaHiFi.com), Media Play (MediaPlay.com), On Cue (OnCue.com), Sam Goody (SamGoody.com) và Suncoast (Suncoast.com). Công ty tiếp cận người tiêu dùng thông qua hơn các cửa hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ, Canada, Puerto Rico và Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ. Với 140.000 nhân viên và hơn 1.900 cửa hàng ở Mỹ, Canada và Mexico, Best Buy là nhà bán lẻ đồ điện tử tiêu dùng đa kênh lớn nhất thế giới.
Tiền thân của Best Buy là chuỗi cửa hàng Sound of Music (SoM) được thành lập vào năm 1969. Đến năm 1971, ông chủ công ty này mua lại phần hùn của đối tác, bắt đầu mở rộng hoạt động và đổi tên thành Best Buy (năm 1983), chuyên bán lẻ điện máy. Best Buy đã phát hành cổ phiếu ra công chúng khá thành công trên sàn Nasdaqvào năm 1985 và thu về 8 triệu USD. Đến năm 1987, họ tiếp tục mở được 24 siêu thị và doanh số lên đến 240 triệu USD. Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của Best Buy bao gồm 2 định hướng chính. Thứ nhất, họ mang đến cho khách hàng một hệ thống sản phẩm đa dạng với mức giá cạnh tranh nhất có thể. Thứ hai, Best Buy chủ động thực hiện các hoạt động M&A để nhanh chóng mở rộng quy mô đến những thị trường mới ngoài nước Mỹ. Việc mua lại công ty Geek Squad, một dịch vụ tư vấn kỹ thuật ở Mỹ, nhằm củng cố chất lượng hỗ trợ cho khách hàng, hay thâu tóm Magnolia Audio & Video, công ty chuyên về thiết bị nghe nhìn, để hoàn thiện hệ thống sản phẩm này chính là 2 ví dụ phản ánh rõ nét chiến lược này. Trong suốt nhiều năm, Best Buy phải cạnh tranh trực tiếp với một người khổng lồ khác là chuỗi bán lẻ Circuit City. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà đối thủ lớn nhất của Best Buy này đã phải công bố phá sản vào năm 2008. Một nghiên cứu của tổ chức William Blair & Company cho thấy Best Buy vào thời điểm đó đã nhanh chóng nắm được hơn 40% thị phần của Circuit City tại Mỹ.
Đến tháng 2/2009, Best Buy trở thành hệ thống bán lẻ điện máy lớn nhất nước Mỹ với thị phần nội địa lên đến 22%. Họ đồng thời cũng là hệ thống bán lẻ điện máy lớn nhất thế giới với hệ thống cửa hàng phủ khắp 4 châu lục. Hệ thống “mua sắm một cửa” – “one stop shop” của Best Buy bao gồm 6 nhóm ngành: điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị tin học, thiết bị giải trí và họ cũng đồng thời cung cấp các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa và hỗ trợ kỹ thuật khác. Best Buy hiện có khoảng 1.100 siêu thị trên khắp thế giới với hơn 140.000 nhân viên, đạt doanh số 49,7 tỉ USD (2010). Best Buy từng cải tổ lại mô hình siêu thị điện máy của mình theo hướng tập trung vào khách hàng. Một trong những điều chỉnh đáng chú ý là việc mở rộng nhóm khách hàng “các bà mẹ” ra tất cả nữ giới. Theo nghiên cứu, khách hàng nữ chi trung bình 68 tỉ USD/năm cho hàng điện tử và có tác động đến nam giới trong 89% các trường hợp mua hàng.
Phân tích ứng dụng ERP tại Best Buy
Best Buy triển hai ứng dụng ERP của SAP để mở rộng thị trường quốc tế
Vào những năm 2000, Best Buy liên minh với SAP như một phần quan trọng trong chiến lược tăng trưởng trong nước và quốc tế của nhà bán lẻ. Trên phạm vi quốc tế, nó sẽ tạo thuận lợi cho việc mở cửa và hoạt động của các cửa hàng ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico. Trên khắp hội đồng quản trị, nó sẽ giúp Best Buy quản lý tốt hơn các doanh nghiệp mới nổi và thị trường ngách. Theo thỏa thuận ngày 14 tháng 11 năm 2007, SAP cung cấp nền tảng quản lý tài nguyên doanh nghiệp cốt lõi (ERP) của nhà bán lẻ. Best Buy cũng sẽ sử dụng SAP cho các giải pháp Bán lẻ cho các chức năng bán lẻ cụ thể. Triển khai SAP trong nước sẽ bắt đầu tại Pacific Sales, công ty con của Best Buy ở Los Angeles. Trên thế giới, các sản phẩm SAP đầu tiên sẽ được thực hiện ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico. “Best Buy có nhiều kênh, nhiều nhãn hiệu và sự hiện diện quốc tế đang phát triển”, Robert Willett, CIO của Best Buy và Giám đốc điều hành của các hoạt động quốc tế trong một tuyên bố chuẩn bị. “Với một nền tảng toàn cầu duy nhất, chúng tôi có thể tiếp tục tập trung nguồn lực một cách chiến lược, phát triển thành công doanh nghiệp và cuối cùng là người ủng hộ tiêu dùng quốc tế cho các thiết bị điện tử tiêu dùng” (Garbato, 2007). Nền tảng ERP mà SAP cho Best Buy có nhiều ngôn ngữ, đa tiền tệ khả năng cũng như chức năng thông tin tích hợp. Hệ thống này phục vụ các bộ phận bán lẻ, bán hàng, chuỗi cung ứng, phân phối bán buôn, tài chính, nhân sự và hoạt động cửa hàng của đơn vị kinh doanh quốc tế.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, trong năm 2011 Best Buy đóng cửa tất cả các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, và rời thị trường châu Âu năm 2013. Công ty tin rằng việc rút khỏi thị trường quốc tế gần đây sẽ giúp tập trung hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi tại thị trường Mỹ.
Best Buy cải tiến hệ thống ERP để tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho, cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Quản lý kho hàng là hoạt động rất quan trọng đối với các nhà bán lẻ như Best Buy (BBY), GameStop GME), RadioShack (RSH) và Wal-Mart (WMT). Việc để hàng tồn kho ở mức cao, hay kiểm kê quá ít cũng không tốt vì công ty sẽ phải đối mặt với các vấn đề tồn kho liên quan đến các sản phẩm mà khách hàng đang có nhu cầu. Là một phần của chiến lược quay vòng, Best Buy cũng đang cải tiến các cửa hàng của mình và cố gắng khuyến khích lưu lượng cửa hàng mạnh mẽ hơn.
Vào năm 2014, công ty đã đưa ra một phần mới trên trang web của mình có tên là Best Buy Outlet, mở rộng khả năng hiển thị trực tuyến của kho hàng, có thể mua trực tuyến và mua tại cửa hàng. Công ty cũng đang tăng tỷ lệ phần trăm của sản phẩm trả về được chứng nhận bởi đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật. Những sản phẩm trả lại được chứng nhận này làm cho khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm.
Tỷ lệ khoảng cách hàng tồn kho và số ngày tồn kho là hai chỉ số được sử dụng để đánh giá việc quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu của Best Buy được cải thiện trong năm tài chính 2014 xuống còn 5,48 so với năm trước, cho thấy công ty đang di chuyển hàng tồn kho hiệu quả.
Một trong những mục tiêu tối ưu hóa của Best Buy là tránh tình trạng hàng tồn kho trực tuyến, đặc biệt là trong mùa lễ. Best Buy tăng tính sẵn có của hàng tồn kho bằng cách đưa ra ý tưởng từ kho đến 1.400 cửa hàng. Điều này đã giúp tăng doanh số bán hàng trực tuyến, như trước đây, sản phẩm chỉ được vận chuyển từ các cửa hàng được chọn. Best Buy đã phân bổ một số không gian lưu trữ để giới thiệu và bán hàng rào và trả lại hàng tồn kho, và nó cũng thải bỏ một số mặt hàng thông qua các kênh trực tuyến của nó.
Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2015, hệ thống ERP của Best Buy được cải tiến tập trung vào tối ưu hóa hàng tồn kho, tinh giản chuỗi cung ứng và hậu cần cũng như quá trình mua sắm của hãng. Kết quả là đến cuối quý 3 năm 2015 kết thúc vào ngày 1 tháng 11 năm 2014, công ty đã giảm được chi phí 965 triệu đô la thông qua chương trình năng suất kéo dài nhiều năm. Hãng giảm chi phí 350 triệu đô la vào năm tài chính 2014 bằng cách đóng cửa các cửa hàng hiệu suất thấp, thu hẹp lực lượng lao động và nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng. Best Buy dự kiến sẽ giảm chi phí thậm chí còn nhiều hơn với 1 tỷ đô la tiền tiết kiệm bằng cách giảm lợi nhuận, thay thế và thiệt hại của sản phẩm. Đồng thời, Best Buy giờ đây tập trung chủ yếu vào việc phát triển kinh doanh trực tuyến. Công ty đã mở rộng mạng lưới phân phối bán hàng trực tuyến với khái niệm “ship-from-store”, nó đã được triển khai tới 1.400 địa điểm. Ngoài ra, công ty còn phân bổ không gian lưu trữ cho các hạng mục tăng trưởng cao như điện thoại di động, đồ gia dụng và phụ kiện so với các sản phẩm có lợi nhuận thấp như âm nhạc và phim ảnh. Mục tiêu dài hạn của công ty là cung cấp biên lợi nhuận hoạt động từ 5 đến 6% (Bailey, 2015).
Doanh số bán hàng trực tuyến của Best Buy chiếm 13% trong tổng doanh thu năm tài chính 2014, tăng 20% so với tài khóa gần nhất. Để tăng lưu lượng truy cập web và tỷ lệ chuyển đổi web, Best Buy đang làm việc để tăng cường trải nghiệm của khách hàng bằng cách tăng tốc độ, cải thiện lượng hàng tồn kho và cung cấp giao hàng tận nhà tốt hơn. Công ty đã cải tiến trang web mua sắm trực tuyến bằng cách tăng cường công cụ tìm kiếm và cải thiện sự hấp dẫn trực quan của trang web, cũng như thông tin về giá cả và nội dung.
Để giải quyết các vấn đề về kho hàng liên quan đến doanh số bán hàng trực tuyến tại các trung tâm phân phối, Best Buy đã triển khai chiến lược từ kho hàng tại hơn 1.400 địa điểm. Điều này giúp tăng tốc độ phân phối và giảm các kịch bản không tồn kho. Chiến lược cũng dẫn đến một số lượng lớn các chuyển đổi trực tuyến. Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
Hệ thống Best Buy sử dụng để kiểm soát kho hàng được gọi là RSS (Retek Support System). Hệ thống này là tự kiểm soát tất cả kho hàng từ quá cao hoặc để giữ nó không giảm xuống mức quá thấp. Cân bằng các nhiệm vụ khác nhau của quản lý hàng tồn kho có nghĩa là chú ý đến tất cả các khía cạnh của bất kỳ kho hàng nào từ quá trình đặt hàng. Quan trọng nhất cho hệ thống này là phải hiểu được cần bao lâu để nhà cung cấp xử lý đơn hàng và thực hiện giao hàng. Quản lý hàng tồn kho cũng đòi hỏi sự hiểu biết chắc chắn về thời gian để các vật liệu chuyển ra khỏi hàng tồn kho được thiết lập. Best Buy sử dụng hệ thống ERP để kiểm soát kho hàng của họ. Hệ thống có chức năng đánh giá định kỳ, sắp xếp lại khoảng cố định hoặc hệ thống sắp xếp định kỳ, trong đó vị trí hàng tồn kho của một mặt hàng được xem xét định kỳ hơn là liên tục. Hệ thống RSS tính đến tài khoản hàng ngày của kho hàng. Tức là, mỗi khi một sản phẩm được bán, hệ thống sẽ loại bỏ nó khỏi hàng tồn kho và đặt hàng một sản phẩm khác vào cuối tuần cho lô hàng tiếp theo. Nhờ có hệ thống ERP, chuỗi cung ứng của Best Buy được cải thiện luồng thông tin. Các nhân viên bán hàng có thể truy cập vào thông tin chi tiết về cập nhật sản phẩm kể từ khi sản phẩm được sản xuất đến khi đến cửa hàng với hệ thống.
Best Buy hợp tác với Storis để cung cấp giải pháp ERP cho các nhà bán lẻ trên nền điện toán đám mây
Với kinh nghiệm triển khai hệ thống ERP cho chính doanh nghiệp mình, năm 2015, Best Buy đã hợp tác với STORIS để xây dựng Best Buy For Business nhằm cung cấp giải pháp công nghệ toàn diện cho các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng trên khắp thế giới. Được kết hợp với dịch vụ cá nhân cấp cao từ các nhà quản lý tài khoản chuyên dụng, Best Buy For Business cung cấp các giải pháp công nghệ toàn diện được thiết kế để thúc đẩy bán hàng, tăng năng suất và giữ cho công việc kinh doanh chạy trơn tru.
Thỏa thuận này cho phép STORIS cung cấp cho khách hàng của mình khả năng truy cập thuận tiện và chi phí cạnh tranh với nhiều loại phần cứng được đảm bảo là tương thích với STORIS, bao gồm bàn phím, máy in, màn hình, máy tính, thiết bị mạng và ổ đĩa cứng. Các thiết bị này thường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trên Cloud. Best Buy cũng có thể hỗ trợ các công ty lớn với các trung tâm dữ liệu và giải pháp máy chủ được xây dựng tùy chỉnh cho nhu cầu kinh doanh của họ với sự sẵn sàng truy cập vào phần cứng tương thích STORIS.
“Đây là cơ hội tuyệt vời để Best Buy có thể kết nối với một mạng lưới các nhà bán lẻ lớn”, Dan Wieczorek, Quản trị viên Tài khoản Chiến lược cao cấp của Best Buy cho Bán lẻ nói. “STORIS đang giúp chúng tôi xây dựng mối quan hệ bằng cách hợp tác với chúng tôi để cung cấp phần cứng với giá cả hợp lý.” (Storis, 2015).
Sự hợp tác này sẽ đảm bảo rằng khách hàng STORIS có phần cứng tích hợp hoàn toàn với các giải pháp phần mềm bán lẻ hàng đầu của ngành công nghiệp ngay từ đầu, điều này có lợi trong việc giảm thời gian thiết lập và đảm bảo tính tương thích. Phần cứng được chấp thuận của STORIS cũng đủ điều kiện cho kế hoạch mở rộng dịch vụ của Best Buy. Best Buy cung cấp các điều khoản Tài chính linh hoạt, thông qua Best Buy, cho các nhà bán lẻ muốn triển khai các giải pháp công nghệ mới mà không phải tốn nhiều chi phí trả trước.
Tóm lại, những nỗ lực cải tiến hệ thống ERP của Best Buy đã được triển khai nhằm tập trung vào giảm chi phí, tối ưu hóa hàng tồn kho, đẩy mạnh hoạt động bán hàng trên web, và nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua gia tăng tốc độ phần phối. Đồng thời, việc thay đổi chiến lược kinh doanh toàn cầu sang tập trung tại thị trường Hoa Kỳ giúp Best Buy giữ được vị trí số 1 về bán lẻ hàng tiêu dùng điện tử tại quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Đồng thời, với kinh nghiệm ứng dụng ERP, Best Buy hiện đẩy mạnh việc bắt tay với các nhà cung cấp giải pháp, phần mềm ERP để xây dựng và cung cấp giải pháp ERP cho các nhà bán lẻ trên toàn thế giới dựa trên nền tảng điện toán đám mây.
2.1.3.2. Ứng dụng ERP tại chuỗi cửa hàng bách hóa Kohl’s Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
Giới thiệu về Kohl’s
Theo Business Insider, cửa hàng bách hóa Kohl’s là điểm đến ưa thích của nữ giới khi mua sắm quần áo. Họ cũng đã có thời kỳ xuống dốc, nhưng giờ đây đang bật tăng trở lại mạnh mẽ nhờ chính sách hoàn trả linh hoạt. Kohl’s đã từng thành công lớn vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 với một công thức đơn giản: thương hiệu nổi tiếng, giá cả phải chăng và mua sắm thuận tiện. Nhưng sự phát triển của bán lẻ trực tuyến, những cuộc chạy đua giảm giá đến từ đối thủ và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trầm trọng mà bắt đầu vào cuối năm 2007 đã cắt giảm dần doanh thu của công ty.
Sau nhiều năm vật lộn trên thị trường cổ phiếu, quý IV/2014 đã ghi nhận sự trở lại ngoạn mục của Kohl’s với mức tăng doanh thu 3,7% và thu nhập ròng 10%, vượt qua cả đối thủ đầy khó chịu – Macy’s. Ngoài yếu tố khách quan đến từ sự phục hồi chung của nền kinh tế Mỹ, Giám đốc điều hành Kevin Mansell khẳng định sẽ quyết tâm đưa doanh thu lên 21 tỷ USD vào năm 2017 so với mức 19 tỷ USD của năm 2011, thời kỳ đánh dấu sự trì trệ của công ty đã ra đời từ những thập niên 60 của thế kỷ trước này. Chiến lược trọng tâm của Kohl’s khá quen thuộc: giới thiệu sản phẩm tuyệt vời, kinh nghiệm dễ dàng, kết nối cá nhân, tiết kiệm đáng kinh ngạc, cùng cuộc đua phần thưởng trở thành động lực tăng trưởng cho công ty. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Kohl’s sẽ tập trung vào thương hiệu quốc gia, mà hiện nay đang ngày càng phát triển nhanh hơn so với các nhãn hàng riêng và độc quyền như kiểu hoạt động của Macy’s. Nổi bật là các sản phẩm của Nike, Izod, Vera Wang, Puma và Jumping Beans từ Walt Disney (Campbell, 2015).
Phân tích ứng dụng ERP tại Kohl’s
Kohl’s ứng dụng Oracle Retail để tối ưu hóa hàng tồn kho và hiệu suất lưu trữ
Sau khi triển khai Oracle Commerce, Kohl triển khai ứng dụng Oracle Retail Merchandising System và Oracle Retail Price Management để hợp lý hoá và cải tiến hoạt động quản lý kho hàng, quản lý giá, và các hoạt động xúc tiến cho 1 triệu đơn vị lưu khó (SKUs), xác định các chủng loại và mặt hàng lớn hơn tại hơn 1.100 cửa hàng của Kohl’s trên toàn nước Mỹ (Shores, 2014).
Giải pháp bán lẻ của Oracle giúp các cửa hàng lớn tối ưu hoá mục và hiệu suất lưu trữ. Đối với các nhà bán lẻ cửa hàng bách hóa, những gì người tiêu dùng mua và khi họ mua nó khác nhau từ cửa hàng để lưu trữ tùy thuộc vào khu vực, thời tiết, nhân khẩu học, và các yếu tố như sự phổ biến của các đội thể thao địa phương. Cửa hàng bách hóa chuyên biệt của Kohl’s đang chuyển đổi rất nhiều hoạt động bán lẻ cốt lõi của mình để đáp ứng sự tăng trưởng gần đây và đảm bảo rằng cả kinh doanh mua sắm lẫn kinh nghiệm mua sắm trực tuyến đều phản ánh sở thích cá nhân của người tiêu dùng, dù họ ở đâu và mua sắm. Gần đây nhất, Kohl đã cải tổ lại hoạt động buôn bán, kiểm kê và giá cả cốt lõi của mình bằng việc tung ra một giải pháp Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
Quản lý bán hàng bán lẻ trực tuyến mới (Oracle Retail Merchandise Operations Management), cho phép nhà bán lẻ phối hợp một hệ thống thống kê thống nhất về hàng tồn kho để phục vụ khách hàng tốt hơn trên các kênh, và đơn giản hóa việc phân tích khách hàng.
Triển khai Oracle Retail là một phần của sự chuyển đổi thương mại lớn hơn nhằm hỗ trợ sự phát triển liên tục của Kohl và cho phép các nhóm tiếp thị và bán hàng dự đoán nhu cầu của khách hàng, xác định các cơ hội thị trường và đưa ra các sản phẩm mới và các chương trình khuyến mại trực tuyến và trong các cửa hàng. Bằng cách quản lý giá và khuyến mãi từ một dữ liệu thống nhất cung cấp sự phân tích sâu sắc, chính xác, thời gian thực từ nhiều nguồn, nhà quản lý sẽ đạt được hiệu quả với quy trình đặt giá khuyến mại nhanh hơn.
Công ty đang sử dụng Oracle Retail để quản lý giá cho tất cả các mặt hàng (SKU) trên cơ sở từng cửa hàng và cho trang web thương mại điện tử để bảo vệ lợi nhuận khi nhu cầu vẫn còn cao và để bù đắp và làm mới hàng tồn kho nếu cần. Để cung cấp một cái nhìn thời gian thực về nhiều biến số ảnh hưởng đến hiệu suất của cửa hàng và kho hàng, Kohl đã tích hợp Oracle Retail Merchandising với nhiều hệ thống hiện có. Bằng cách tận dụng các phương pháp hay nhất được xây dựng trong mô hình tham chiếu Oracle Retail, là một bộ sưu tập toàn diện các quy trình hàng đầu trong ngành nhằm hướng dẫn các hoạt động bán lẻ, Kohl đã tránh được các tuỳ chỉnh, đơn giản hóa việc đại tu hàng hóa và cho phép nâng cấp nhanh hơn trong tương lai. Kohl đã triển khai Oracle Exadata Database Machine để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động bán lẻ của mình và đảm bảo rằng các thương gia có thể truy cập nhanh vào các thông tin họ cần.
Sự chuyển đổi thương mại tại Kohl’s là bước đi quan trọng trong chiến lược dài hạn của nhà bán lẻ, thiết lập một nền tảng vững chắc, ổn định và có thể mở rộng để triển khai các giải pháp khoa học bán lẻ mới, tối ưu hóa và lập kế hoạch giúp xác định các cơ hội thị trường và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận.
Kế tiếp, kế hoạch của Kohl để thực hiện và sử dụng công nghệ dự đoán hàng đầu trong ngành công nghiệp, được nhúng trong Kế hoạch và Tối ưu hóa Hàng hóa của Oracle để điều chỉnh chính xác hơn các sản phẩm, phong cách và kích cỡ của nó để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại mỗi cửa hàng. Các giải pháp Bán lẻ của Oracle thể hiện sự mở rộng của các ứng dụng Oracle đã được sử dụng tại Kohl’s, bao gồm Oracle Commerce, các giải pháp quản lý tài chính PeopleSoft của Oracle và PeopleSoft Human Capital Management của Oracle; Một số thành phần của Oracle Fusion Middleware; Cơ sở dữ liệu Oracle; Và máy cơ sở dữ liệu Oracle Exadata.
Kohl’s ứng dụng ERP để phân tích khách hàng, nâng cao dịch vụ khách hàng.
Công ty đang làm việc với các công ty công nghệ cao bao gồm cả IBM và Oracle để có được một bộ dữ liệu phân tích khách hàng tốt hơn và sử dụng “thời gian thực” để theo dõi hành vi mua sắm trong cửa hàng. Kohl’s có kế hoạch chi thêm 1 tỷ USD để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong ba năm tới.
Vào năm 2013, Kohl đã chuyển các hoạt động thương mại điện tử sang Oracle Commerce để cung cấp gần 100% tính sẵn có và hỗ trợ doanh số bán hàng cao trong thời gian mua hàng tăng đột biến kèm theo các ngày lễ. Để cung cấp dịch vụ khách hàng khác biệt, Kohl cũng triển khai dịch vụ Oracle Service Cloud cho dịch vụ khách hàng web, liên hệ với trung tâm và quản lý tri thức. Việc triển khai cho phép Kohl giảm chi phí trong khi mang lại trải nghiệm khách hàng hấp dẫn thông qua các tính năng thoại, e-mail, chat và khả năng cobrowsing hỗ trợ hàng triệu tương tác web mỗi tháng và hơn 2.000 nhân viên của trung tâm liên lạc.
Cá nhân hoá marketing là một ưu tiên khác của Kohl’s. Dù thương mại trực tuyến vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thể ngành bán lẻ (6,4% tổng giá trị bán lẻ Mỹ), nhưng với thời trang thì đó là một câu chuyện khác (14% với thời trang nam và 15% với thời trang nữ). Do đó, khác với Pirch – hoạt động trong phân khúc nội thất – chú trọng đẩy mạnh cảm giác thực thì những công ty như Kohl’s sẽ cần hiện diện cả trong môi trường “thực” và “ảo”.
Kohl có cách tiếp cận “kiểm tra, học hỏi, phát triển” để tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Chương trình khách hàng trung thành là một thành công đặc biệt của Kohl’s. Hầu hết các đối thủ cạnh tranh, bao gồm JC Penney và Macy’s, cũng có chính sách này. Song dường như chỉ Kohl’s mới có kết nối thực sự đến khách hàng. Từ Yes2You đến Kohl’s Cash, với mỗi hóa đơn đến một giá trị nhất định, khách hàng sẽ được “nhận lại” một số tiền nhỏ (hiện nay, cứ mua 50 USD sẽ được “ghi nợ” 10 USD cho đợt mua sau) đã tạo nên cơn sốt thực sự trong khách hàng. Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
Ngoài ra, các chuỗi cửa hàng bách hóa Kohl’s còn hấp dẫn bởi chính sách hoàn trả tốt: Hoàn trả bất kỳ mặt hàng nào, bất cứ lúc nào, vì bất cứ lý do nào. Có giấy biên nhận? Bạn sẽ nhận được hoàn trả đầy đủ hoặc thậm chí đổi hàng. Không có giấy biên nhận? Không vấn đề gì. Kohl’s sẽ cung cấp cho bạn một khoản hoàn trả, đổi hàng hoặc Tín dụng hàng hóa. Đây là một nước đi rất khéo léo của Kohl’s, vừa tạo thế tự tin cho các sản phẩm của hãng, vừa tạo sự thoải mái cho khách hàng – những người hẳn nhiên sẽ không thích thú mấy chính sách “mua rồi miễn đổi lại” của Zulily.
Có thể nói, lịch sử của Kohl’s không quá hoành tráng, có cao trào, có đi xuống đầy nút thắt như nhiều công ty khác, nhưng chuỗi cửa hàng bách hóa này có thể bật tăng trở lại trong bối cảnh thị trường có quá nhiều đối thủ với bước đi tương tự cho thấy: có thể chiến lược của Kohl’s được gói gọn trong những công thức đơn giản, nhưng để trở thành một trong những công ty cách mạng hóa lại thị trường bán lẻ thì mỗi bước đi của Kohl’s lại không giản đơn chút nào.
Kohl’s đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử di động Kohl’s đang hướng tới “một hệ sinh thái công nghệ mới” với điện thoại di động, xã hội và trò chuyện tạo thành chiến lược kinh nghiệm khách hàng tiên tiến của nhà bán lẻ – bao gồm một ứng dụng sáng tạo dựa trên ứng dụng Chương trình khách hàng trung thành với 32 triệu thành viên. Với số lượng ngày càng tăng của các điểm tiếp xúc của khách hàng và sự mong đợi ngày càng tăng về thời gian đáp ứng dịch vụ khách hàng và tốc độ phân phối đơn đặt hàng, các nhà bán lẻ truyền thống cần phải nhanh nhẹn. Trọng tâm của Kohl’s là làm thế nào để làm cho kinh nghiệm của khách hàng trong môi trường kỹ thuật số đơn giản, dễ dàng hơn và liền mạch hơn, tìm hiểu xem khách hàng họ tìm gì và cần gì thông qua việc lắng nghe khách hàng. Cụ thể, cách để làm điều đó là thông qua phản hồi lấy ý kiến từ khách hàng để xem họ thích hoặc không thích – hoặc bằng cách thử nghiệm những nỗ lực mới trên thị trường và phát triển dựa trên thành công hay thất bại. Sự tập trung không ngừng này vào việc kiểm tra, học tập và phát triển mô hình kinh doanh mới.
Ứng dụng di động của Kohl’s bao gồm một chức năng ví điện thoại di động cho phép khách hàng theo dõi tất cả các phiếu mua hàng trong chính ứng dụng. Bằng cách đó, họ không phải lo lắng về việc quên một phiếu giảm giá, nhầm lẫn tiền mặt hoặc bỏ lỡ cơ hội tiết kiệm.
Kohl’s sử dụng ứng dụng điện thoại và email nhiều nhất, đồng thời xem xét khả năng di động, trò chuyện và các công nghệ khác để tạo ra một loại tương tác khác nhau. Trong dịch vụ khách hàng, Kohl’s tập trung nhiều vào cách tận dụng kỹ thuật số để cung cấp dịch vụ tự phục vụ tốt hơn, giảm các cuộc gọi và e-mail và tiếp tục cung cấp trải nghiệm mua sắm dễ dàng cho khách hàng. Chiến lược kỹ thuật số tại Kohl’s tập trung vào 3 ưu tiên: số 1 là tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng; số 2 là sự đổi mới trong suốt hành trình, liên tục điều chỉnh theo công nghệ để chiều lòng khách hàng, số 3 là tiếp tục thử nghiệm, thay đổi nhanh chóng, và tiếp tục tiến lên.
Kohl’s xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng Kohl’s có rất nhiều điểm dữ liệu cho phép phân tích những gì đang hoạt động dựa trên trải nghiệm của khách hàng và những gì không hiệu quả. Kohl’s tận dụng tất cả thông tin này để đưa ra các quyết định về kinh doanh cần phải cải tiến những gì, khắc phục những gì để khách hàng để có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh chóng. Kohl’s xây dựng cơ sở dữ liệu về những gì khách hàng đang tìm kiếm và họ đang mua gì. Với cơ sở dữ liệu rộng lớn này, Kohl’s có thể đưa ra quyết định về cách tổ chức cửa hàng theo cách tốt hơn để cung cấp cho khách hàng của mình trải nghiệm tốt nhất.
Các giải pháp của Oracle hỗ trợ nền tảng trải nghiệm khách hàng của Kohl’s bao gồm kohls.com, kích hoạt tất cả các thiết bị mà Kohl’s sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị di động và kiosk trong cửa hàng, tất cả các chức năng tìm kiếm được hỗ trợ bởi Oracle Endeca, dịch vụ khách hàng trực tuyến đang tận dụng nền tảng RightNow của Oracle. Kohl’s dự định đẩy mạnh tương tác thông qua các kênh kỹ thuật số để chia sẻ trên các trang web như Pinterest, Facebook và Twitter.
2.1.3.3. Ứng dụng ERP tại chuỗi cửa hàng tạp hóa trực tuyến Freshdirect Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
Giới thiệu về Freshdirect
FreshDirect là một cửa hàng tạp hoá trực tuyến cung cấp hơn 45.000 đơn hàng mỗi tuần cho khách hàng ở New York City, và một phần Long Island, Westchester County, New Jersey và Connecticut. Với doanh thu đạt tới 300 triệu đô la mỗi năm, công ty dường như trở thành một trong những ví dụ hiếm hoi của cửa hàng tạp hoá trực tuyến khởi nghiệp thành công và có lợi nhuận.
Hầu hết các cửa hàng tạp hoá trực tuyến khởi nghiệp từ đầu đều đã thất bại, trong khi các cửa hàng tạp hoá truyền thống lại khá thành công trong việc bán hàng trực tuyến thông qua các chuỗi cửa hàng thực của họ. Ví dụ điển hình là thất bại của cửa hàng tạp hoá trực tuyến Webvan ra đời năm 1999. Webvan tiêu tốn 1.2 tỷ đô la từ các nhà đầu tư để mở cửa hàng tạp hoá trực tuyến trên mười thị trường và phá sản vào năm 2001. Trong quá trình phát triển, FreshDirect cũng đã từng gặp khó khăn về mặt tài chính và vận hành mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến. Tới năm 2008, FreshDirect gặp các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng dịch vụ và buộc phải thay đổi để có thể tồn tại. FreshDirect bắt đầu đánh giá lại quy trình kinh doanh, nâng cấp website, sử dụng phần mềm ERP của SAP cải thiện hoạt động kinh doanh (Nguyễn Văn Thoan và cộng sự, 2015).
FreshDirect kiểm soát hoạt động logistics, và các công cụ thương mại điện tử để gia tăng khách hàng trung thành và giảm tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ. Có tới 65% trên tổng số khách hàng tiếp tục đặt hàng và trở thành khách hàng trung thành, giá trị đơn hàng trung bình đạt 100 đô la và đóng góp 80% doanh thu của FreshDirect. Theo một báo cáo gần đây của SEC, trong năm 2011 FreshDirect đã tăng thêm 50 triệu đô la vốn chủ sở hữu từ nhà đầu tư bên ngoài. FreshDirect hiện có khoảng 2.000 nhân viên, 250.000 khách hàng và đã thực hiện hơn 6.000.000 đơn đặt hàng (Laudon & Laudon, 2016).
Phân tích ứng dụng ERP tại Freshdirect
Trước khi cải tiến lại hệ thống ERP, Freshdirect gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến chất lượng hàng hóa và chất lượng dịch vụ khách hàng. Bất chấp mọi nỗ lực tập trung vào từng chi tiết tại các nhà xưởng, từ năm 2002 đến năm 2008 FreshDirect đã tiêu hết tiền mặt của các nhà đầu tư khi nó cố gắng vận hành theo kế hoạch kinh doanh mở rộng. Richard Braddock – CEO hiện tại của FreshDirect đã cho biết công ty đã gặp phải quá nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ như giao sản phẩm hỏng, giao hàng trễ, giao thiếu hàng… Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
Nếu một khách hàng gọi đến để than phiền, thì không có cách nào giúp những người vận hành ở FreshDirect tìm ra nguyên nhân hoặc gửi lại đơn đặt hàng trong chiếc xe tải tiếp theo. Cũng theo như Braddock, công ty đã thu hút được hàng nghìn khách hàng mới bao nhiêu thì lại mất khách hàng nhanh bấy nhiêu do chất lượng dịch vụ quá kém. Chi phí thu hút khách hàng mới rất đắt đỏ với các phương thức quảng cáo trực tuyến và giảm giá thành. 85% khách hàng đã đặt hàng từ 3 lần trở xuống ở FreshDirect đã ngừng mua sắm tại đây.
Nhận ra được các vấn đề trên, Freshdirect đã tiến hành nâng cấp hệ thống thông tin định hướng đến chất lượng dịch vụ khách hàng. Yếu tố thành công quan trọng nhất của FreshDirect đó là sức mạnh của hạ tầng công nghệ thông tin cho phép kết nối liền mạch giữa khách hàng trực tuyến tới hệ thống nhà kho, thanh toán, và sau đó là kiểm tra đơn đặt hàng. FreshDirect sử dụng phần mềm của SAP (hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp – ERP) để kiểm soát quá trình lưu kho, tạo lập báo cáo tài chính, đánh dấu sản phẩm để thực hiện đơn đặt hàng, và kiểm soát sản xuất chính xác tới mức báo cho người nướng bánh mì biết cần nướng bao nhiêu chiếc bánh mì mỗi ngày và ở nhiệt độ nào. Công ty sử dụng hệ thống băng tải tự động để giao hàng từ người sơ chế thực phẩm đến người đóng gói. Nhà quản lý có thể theo dõi từng đơn hàng và quá trình thực hiện đơn hàng mọi lúc nhằm phát hiện ra các sai sót. Cảnh báo được thiết lập một cách tự động để báo cho nhà quản lý về các vấn đề nổi cộm.
Ngày nay, nếu một chiếc xe tải đến muộn 15 phút hoặc một hộp xa lát bơ bị giao thiếu thì sẽ nhà quản lý sẽ tìm ra được nguyên nhân đến cùng. Hơn nữa, hệ thống báo cáo dữ liệu thời gian thực cũng cho phép FreshDirect chuyển các nguồn lực của mình tới các khu vực theo nhu cầu của khách hàng, nâng cao năng lực dựa trên mức độ tập trung của các khu vực giao hàng và tận dụng thời gian trống, dự đoán các sản phẩm sắp hết hàng và lên kế hoạch dự trữ trước (Laudon & Laudon, 2016).
Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của SAP cũng đem lại lợi ích về mặt tài chính cho FreshDirect bằng cách nâng cao lợi nhuận nhờ có việc cắt giảm chi phí trung gian phân phối và lợi ích từ chuỗi cung ứng rộng lớn của công ty. Hệ thống ERP mà SAP xây dựng cho FreshDirect có các đặc điểm:
- Được thiết kế theo từng phần nghiệp vụ (module) bao gồm quản lý đơn đặt hàng, quản lý hàng lưu kho, quản lý quá trình chế biến, quản lý phân phối và bán hàng.
- Có tính tích hợp chặt chẽ: Việc tích hợp các module cho phép chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, đảm bảo đồng nhất thông tin, giảm việc cập nhật xử lý dữ liệu tại nhiều nơi; cho phép quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu thời gian thực.
- Có khả năng phân tích quản trị: Hệ thống ERP cho phép phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ví dụ có thể phân tích chi phí nhập kho ứng với toàn bộ nguyên vật liệu, một đơn hàng, một nhà vận chuyển hay một sản phẩm… Hệ thống cũng có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua tổ hợp các chiều phân tích. Ví dụ phân tích hiệu quả kinh doanh sản phẩm cho từng kho hàng, dây chuyền sản xuất ứng với vùng thị trường của từng đơn hàng. Đồng thời, giúp FreshDirect có thể tăng cường liên kết và cộng tác với với các nhà cung ứng. FreshDirect không thu phí từ các nhà sản xuất cho không gian kệ trưng bày tại cửa hàng thực. Thay vào đó, FreshDirect yêu cầu nhà cung cấp hỗ trợ trong việc giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng và giảm giá thành. Để có thể khuyến khích nhà cung cấp giảm giá hơn nữa, FreshDirect thanh toán cho họ trong vòng 4 ngày kinh doanh sau khi giao hàng, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của ngành là 35 ngày. Qua đó giúp FreshDirect giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và nâng cao uy tín với cả khách hàng và nhà cung cấp (Nguyễn Văn Thoan và cộng sự, 2015).
Tóm lại, hệ thống ERP của SAP và các ứng dụng thương mại điện tử là tác nhân chính tạo làm thành công trong quá trình cải tiến chất lượng dịch vụ tại FreshDirect. Hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERP tại Freshdirect với quy trình hiện đại cho phép nhà bán lẻ quản lý hầu hết các hoạt động kinh doanh trên một hệ thống duy nhất, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính đến việc bán hàng, marketing, trao đổi với các đối tác và khách hàng. Hệ thống ERP cũng giúp Freshdirect cắt giảm chi phí, nâng cao tính chuyên nghiệp, đảm bảo tính đồng nhất trong hệ thống thông tin doanh nghiệp.
2.1.4. Đánh giá việc ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ
Các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ có những phương pháp triển khai ERP điển hình đó là (1) tự xây dựng, (2) mua trọn gói, và (3) thuê ứng dụng ERP trên nền đám mây. Các giải pháp mà các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ lựa chọn cho hệ thống ERP chủ yếu đến từ các nhà cung cấp SAP, Oracle, và Microsoft. Lợi ích mà các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ có được khi triển khai hệ thống ERP đó là: Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
- Nâng cao sức cạnh tranh trong ngành bán lẻ: bởi lẽ ngành bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ là cực kỳ cạnh tranh. Do đó, hệ thống công nghệ thông tin của của các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng phải được thiết kế để nâng cao năng lực cốt lõi, hậu cần. Hệ thống ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng đã giúp họ đạt được doanh số bán hàng được cải thiện, giảm chi phí hoạt động, chăm sóc khách hàng tốt hơn, đồng thời quản lý kho hàng, quản lý bán hàng thuận tiện trên nền tảng thông tin thống nhất và đồng bộ.
- Tinh gọn quy trình, nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng: Hệ thống ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng cung cấp thông tin về những sản phẩm trong kho hiện tại và nhận diện được những sản phẩm nào cần tăng cường trong kho để có thể vận hành cửa hàng thuận lợi hơn. Các nhà bán lẻ cũng có thể xác định số lượng của từng sản phẩm chi tiết được bán trong ngày và số lượng sản phẩm còn tồn đọng. Tất cả những chi tiết trên sẽ hỗ trợ các nhà bán lẻ đặt đơn hàng chính xác từ đó có thể hạn chế được tình trạng dư thừa và giảm thiểu sự lãng phí. Với hệ thống ERP, doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng có thể triển khai các giao dịch bán hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Các nhà quản lý có thể ngay lập tức truy cập giá cả, hàng tồn và địa điểm hàng tồn thông qua màn hình POS tùy chỉnh; truy cập thông tin khách hàng và xử lý nhiều phương thức thanh toán và các khoản thanh toán một phần tại thời điểm thanh toán; đẩy nhanh tiến độ thanh toán, hỗ trợ bán chéo sản phẩm và tăng doanh số thông qua việc giới thiệu các sản phẩm liên quan và triển khai các chương trình khuyến mãi tự động cho các khách hàng thường xuyên.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Hệ thống ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng cho phép doanh nghiệp thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng, mà sau này có thể được sử dụng cho việc quảng cáo, khuyến mãi… Hơn nữa, hệ thống ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng giúp các nhà bán lẻ tổ chức, đơn giản hóa và tự động các hoạt động và giao dịch hằng ngày tại cửa hàng, cũng như giảm công sức cho các hoạt động thủ công lặp đi lặp lại.
- Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động marketing, xúc tiến, quản lý giá thành hàng hóa: Hệ thống ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng hỗ trợ doanh nghiệp lên kế hoạch khuyến mãi, dự báo hiệu suất, và phân tích kết quả chương trình. Do đó, các nhà bán lẻ có thể mang lại ưu đãi cho khách hàng tại cửa hàng trong khi vẫn có thể hạn chế được sự ảnh hưởng của những hoạt động đó lên lợi nhuận của sản phẩm.
- Đẩy nhanh quá trình ra quyết định: Hệ thống ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng cho phép các nhà điều hành truy cập, phân tích và chia sẻ dữ liệu chi tiết hiện tại trên toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm nhiều địa điểm cửa hàng với hàng loạt các báo cáo linh hoạt. Hơn nữa, hệ thống cung cấp những thông số và chỉ số đo lường hiệu suất có sẵn, cho phép người dùng xem trực tiếp tại phần mềm hoặc thông qua các báo cáo lập sẵn.
Tóm lại, các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ nhận ra rằng quản lý khách hàng có thể mang lại lợi ích lâu dài cho họ. Do việc áp dụng những chiến lược tiếp cận không phải là dễ dàng, các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã triển khai hệ thống ERP định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm giúp các quy trình hoạt động suôn sẻ hơn.
2.2. Một số bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ
Thông qua việc phân tích thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Hoa Kỳ, và các tình huống ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp như Best Buy, Kohl’s, và Freshdirect, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng như sau:
2.2.1. Xác định rõ mục tiêu xây dựng hệ thống ERP Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
Trước khi xây dựng hệ thống ERP, các doanh nghiệp bán lẻ cần phải đánh giá được hệ thống quản lý và mục tiêu chiến lược kinh doanh ngắn, dài hạn. Từ đó biết doanh nghiệp của mình cần xây dựng ra sao, quản lý như thế nào để xác định được phạm vi triển khai, các bước thực hiện và sắp xếp nhân sự hợp lý nhất cho từng giai đoạn triển khai của dự án. Rõ ràng, các nhà quản lý của Freshdirect đã nhìn ra vấn đề họ gặp phải và xây dựng kế hoạch cải tổ, để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ. Mục tiêu trong trường hợp này của Freshdirect là kiểm soát kỹ khâu bảo quản hàng tươi sống, và đảm bảo giao hàng đúng nơi, đúng lúc, đúng khách hàng. Còn trong trường hợp của Best Buy, vào thời điểm đầu những năm 2000, khi mục tiêu của họ là mở rộng ra thị trường quốc tế, thì họ đã lựa chọn giải pháp có thể tích hợp, đa chức năng, đa ngôn ngữ, đa tiền tệ nhằm thỏa mãn yêu cầu này. Còn đối với trường hợp của Kohl’s, một doanh nghiệp với chuỗi cửa hàng bách hóa, thiên về thời trang, họ phải đối mặt với những thách thức của sự thay đổi của công nghệ, của Internet và cửa hàng trực tuyến như Amazon.
Do đó, việc thay đổi hệ thống thông tin, cụ thể là ERP nhằm đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, gia tăng trải nghiệm của khách hàng trực tuyến, kết hợp các kênh bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và website, là những mục tiêu mà Kohl’s đề ra hàng đầu đối với hệ thống ERP. Vậy các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng khác cũng vậy, khi muốn xây dựng một hệ thống thông tin tích hợp như ERP, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp cần xây dựng rõ ràng chiến lược kinh doanh điện tử, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin tích hợp, hệ thống ERP vào doanh nghiệp. Có như vậy, nhà bán lẻ mới có một yêu cầu rõ ràng cho nhà cung cấp giải pháp ERP, và các nhà tư vấn, triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, khâu khảo sát nhu cầu nhằm tìm ra những vấn đề khúc mắc còn tồn tại trọng doanh nghiệp của mình nhằm xây dựng lại quy trình nghiệp vụ, thay đổi cách làm việc và tinh chỉnh bộ máy trong công ty nhằm đạt được những hiệu quả và lợi ích khi triển khai phần mềm là rất quan trọng. Sau đó, việc quan trọng tiếp theo đó là các nhà quản trị cần bắt tay vào xây dựng, sắp xếp những quy trình nghiệp vụ trong công ty theo một cách khoa học. Các nghiệp vụ kế toán, mua hàng, bán hàng, kho… phải được giải quyết triệt để. Phần mềm ERP chỉ là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp, không có chức năng thay đổi bộ máy điều hành. Vì thế, để dự án thành công ngoài chuẩn bị ngân sách doanh nghiệp cần cải tiến, nâng cấp hạ tầng cơ sở, quy trình nghiệp vụ, danh mục, cơ cấu tổ chức để khi áp dụng ERP hệ thống sẽ hoạt động trơn tru và ổn định.
2.2.2. Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp để xây dựng hệ thống ERP Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
Thông qua việc phân tích 3 trường hợp của Best Buy, Kohl’s, và Freshdirect, tác giả rút ra rằng với mỗi loại hình bán lẻ, mặt hàng bán lẻ khác nhau, mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các nhà cung cấp giải pháp ERP phù hợp như SAP, Oracle hay các nhà cung cấp khác.
Việc nhà cung cấp có đáp ứng được nhu cầu hiện tại của công ty về hệ thống không là điều tất cả doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nên đưa cho các nhà cung cấp một danh sách các nhu cầu để họ có thể trình bày cách hệ thống ERP đáp ứng được yêu cầu này. Hơn nữa, doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng cũng nên nâng cao các yêu cầu đối với các đề xuất cho các dịch vụ tư vấn triển khai phần mềm, tư vấn tích hợp và tư vấn kinh doanh. Và đặc biệt quan trọng, doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng cần tìm hiểu liệu nhà cung cấp đó có hiểu thị trường và khách hàng của doanh nghiệp? Khách hàng đến cửa hàng mua trực tiếp hay online, khách hàng là phụ nữ hay nam giới, thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới là cao cấp hay bình dân, đó là các câu hỏi mà nhà cung cấp phải trả lời được trước khi triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp bán lẻ. Bởi lẽ có hiểu được thị trường và khách hàng, nhà cung cấp mới hiểu được quy trình kinh doanh của nhà bán lẻ để xây dựng hệ thống ERP cho phù hợp. Nếu nhà cung cấp hiểu được đặc tính ngành và nhóm khách hàng mà doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng đang hướng đến, họ sẽ biết được các thách thức khó khăn mà công ty đang đối mặt. Với kinh nghiệm làm việc với những khu vực kinh doanh đặc thù, nhà cung cấp tốt sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất cho hệ thống doanh nghiệp.
Định hướng công nghệ là tiêu chí giúp doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng bớt phí thời gian với những nhà cung cấp không phù hợp. Việc định hướng công nghệ được xem xét và quyết định bởi bộ phận IT của công ty. Có thể nói rằng đây thường là vòng loại cho nhà cung cấp trong một dự án vì các phần mềm phù hợp với hướng đi công nghệ của công ty là tiêu chí quan trọng nhất. Ví dụ, doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng muốn dùng công nghệ SAP hay công nghệ Oracle? Nếu công nghệ đang sử dụng có sự khác biệt thì doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng có chịu thay đổi không khi đã đầu tư một lượng lớn ngân sách vào nguồn lực công nghệ thông tin? Ngoài ra, đại diện mảng công nghệ thông tin của công ty nên thử những công cụ có sẵn từ nhà cung cấp để phát triển báo cáo, giao diện chương trình ứng dụng, và các công cụ phát triển độc quyền, đồng thời tham khảo những trường hợp ứng dụng thành công ERP của các doanh nghiệp trong cùng ngành ví dụ điện tử, thời trang, hay thực phẩm, xem những nhà cung cấp cho họ để có thể tham khảo và đánh giá các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp.
Tình huống phân tích ở trên cho thấy, mỗi nhà cung cấp có một tập khách hàng nhất định và có thế mạnh nhất định trong một số ngành hàng, và họ đã triển khai thành công cho khách hàng của họ. Ví dụ SAP triển khai thành công hệ thống ERP cho nhà bán lẻ thực phẩm tươi sống Freshdirect, hay Oracle triển khai thành công hệ thống ERP cho Kohl’s. Tương tự, tại các thị trường như Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng có thể tham khảo các case thành công và lựa chọn các nhà cung cấp giải pháp ERP phù hợp. Đồng thời, các doanh nghiệp bán lẻ cần phân tích rõ về quy trình kinh doanh, soạn sẵn một ‘kịch bản demo’ để đưa cho mỗi nhà cung cấp, sau khi đã chuẩn bị tốt, doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng có thể báo với những nhà cung cấp để chắc rằng họ hiểu và đồng ý với danh sách yêu cầu, kịch bản demo và quy trình đánh giá.
Một điều nữa mà doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc là khả năng tích hợp của giải pháp ERP với hệ thống của bên thứ 3. Đôi khi vì tính chất phức tạp của việc kinh doanh khiến cho doanh nghiệp khó có thể dừng lại ở duy nhất một nhà cung cấp. Chính vì thế, nếu bên thứ ba không thể tương tác tốt với nhà cung cấp ban đầu, rắc rối trong tương lai là điều không thể tránh khỏi. Đồng thời, khi đã triển khai thành công hệ thống ERP, các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ đồ điện tử với nền tảng công nghệ phát triển có thể triển khai cung cấp các dịch vụ tư vấn, xây dựng, hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ khác trong việc ứng dụng ERP (như trường hợp của Best Buy). Đồng thời, việc ứng dụng ERP không thể diễn ra trong một thời gian ngắn và đạt thành công ngay lập tức, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những kế hoạch phù hợp để có thể vận hành hệ thống trơn tru. Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
Với các doanh nghiệp có mô hình tập đoàn hoặc tổng công ty đa ngành, hệ thống ERP tổng thể cho doanh nghiệp bao gồm hai lớp phục vụ hai mức độ quản trị: lớp quản trị tập đoàn và lớp quản trị đặc thù của các đơn vị thành viên. Lớp quản trị tập đoàn gồm những quy trình nghiệp vụ xuyên suốt toàn doanh nghiệp hay hỗ trợ quản trị hợp nhất ở mức độ tập đoàn, ví dụ quản trị tài chính, quản trị nhân sự, và hệ thống báo cáo tổng hợp. Lớp quản trị ở các đơn vị thành viên gồm những quy trình nghiệp vụ phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh đặc thù như bán hàng, quản lý dự án, quản lý khách hàng…
Một hệ thống ERP tổng thể có thể bao phủ mọi quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống như vậy, cần có một lộ trình. Ưu tiên làm ERP với cấu phần nào trước, cấu phần nào sau phụ thuộc vào các điều kiện về thuận lợi, khó khăn và kế hoạch kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp. Có thể hai doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng cùng kinh doanh các mặt hàng giống nhau với quy mô tương tự, song một bên cần ưu tiên quản lý chặt chẽ về tài chính trên toàn chuỗi, bên kia lại đang khó khăn trong việc điều hành trung tâm phân phối, quản lý kho hàng như trường hợp của Freshdirect. Do vậy lộ trình làm ERP của hai doanh nghiệp bán lẻ này không thể giống nhau.
ERP cho mỗi doanh nghiệp được xây dựng trên điều kiện nghiệp vụ đặc thù của doanh nghiệp đó. Hiệu quả hệ thống ERP mang lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhà triển khai. Năng lực triển khai ERP bao gồm khả năng tư vấn theo ngành nghề, năng lực công nghệ và năng lực hỗ trợ. Vì thế để chọn được đơn vị triển khai ERP phù hợp cho doanh nghiệp mình thì các doanh nghiệp phải luôn cần cân nhắc thật kỹ.
2.2.3. Thay đổi và cập nhật hệ thống ERP theo xu hướng công nghệ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Với kinh nghiệm liên tục cải thiện để cung cấp trải nghiệm mua sắm dễ dàng cho khách hàng tại Kohl’s, tác giả nhận ra rằng các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm tập trung vào 3 ưu tiên của Kohl’s: số 1 là tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng; số 2 là sự đổi mới trong suốt hành trình, liên tục điều chỉnh theo công nghệ để chiều lòng khách hàng, và số 3 là tiếp tục thử nghiệm, thay đổi nhanh chóng, và tiếp tục tiến lên.
Đồng thời, công nghệ luôn luôn thay đổi, hệ thống ERP cũng đòi hỏi phải được liên tục cập nhật để phù hợp hơn với sự thay đổi của công nghệ cũng như nhu cầu của khách hàng.
Với hệ thống ERP, đơn hàng của khách hàng đi theo một lộ trình tự động hóa từ khi nhân viên dịch vụ khách hàng nhận đơn hàng cho đến khi giao hàng cho khách hàng và bộ phận Tài chính xuất hóa đơn. Do đó, việc lấy thông tin từ chung một hệ thống sẽ nhanh hơn hơn nhận thông tin rải rác từ các hệ thống khác nhau của từng phòng ban. Hệ thống phần mềm ERP giúp doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng theo dõi đơn hàng một cách dễ dàng, giúp phối hợp với bộ phận kho và giao hàng ở các địa điểm khác nhau trong cùng một thời điểm.
Tóm lại, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ là một thị trường có tính cạnh tranh cao, các doanh nghiệp bán lẻ hàng ngày phải đối mặt với sự sống còn trên thị trường, chính vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết. Có những doanh nghiệp đã thành công với hệ thống ERP, với ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh cả trực tiếp và trực tuyến như Best Buy hay Kohl’s, nhưng cũng không ít những doanh nghiệp thất bại hay suy giảm quy mô như Circus City, JC Penny. Việc ứng dụng ERP cũng không phải là một công việc nhất thời, mà đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải nỗ lực cải tiến hệ thống, đổi mới công nghệ, đổi mới quy trình kinh doanh cho phù hợp. Đồng thời, cần liên tục đánh giá thực trạng, khó khăn, thách thức, và cả các cơ hội nhằm giúp doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược kinh doanh điện tử phù hợp. Công nghệ thông tin và ERP là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ, song không thể thay thế các quy trình quản lý, các chiến lược kinh doanh phù hợp. Hệ thống ERP như một phần mềm khổng lồ, nó có khả năng làm được những việc về tài chính, nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng và rất rất nhiều những thứ khác. Nhưng làm chủ công nghệ, làm chủ giải pháp mới là điều quan trọng. Và các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng hàng đầu như Best Buy, Kohl’s, và Freshdirect đã làm được. Việc học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp thành công là cần thiết. Luận văn: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ