Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới của Cty FPT hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần chứng khoán FPT dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT
2.2.1. Thực trạng hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán FPT Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới của Cty FPT
Hoạt động môi giới là một trong những hoạt động cơ bản và được hình thành ban đầu tại FPTS. Ngay từ khi mới ra đời, hoạt động môi giới chứng khoán đã được FPTS xác định là mũi nhọn trong hoạt động của mình.
Quy trình hoạt động môi giới:
Bước 1: Mở tài khoản
Để bắt đầu giao dịch chứng khoán tại FPTS, Khách hàng cần thực hiện mở Tài khoản giao dịch chứng khoán. Tài khoản này dùng để giao dịch, quản lý tiền và chứng khoán. Tài khoản đó có thể là tài khoản thông thường hay tài khoản ký quỹ. Tài khoản thông thường dùng cho các giao dịch thông thường còn tài khoản ký quỹ dùng cho giao dịch ký quỹ. Sở dĩ phải có hai loại tài khoản như vậy là vì yêu cầu quản lý đối với hai loại tài khoản này khác nhau, trong đó tài khoản ký quỹ liên quan đến việc cầm cố, phong tỏa chứng khoán kỹ quỹ và cho khách hàng vay tiền để giao dịch chứng khoán nên cần có sự theo dõi, quản lý chặt chẽ.
Khách hàng có thể lựa chọn một trong những phương thức sau:
- Mở tài khoản tại Sàn giao dịch: Khách hàng liên hệ quầy Tài khoản. Khách hàng mang theo CMND (bản gốc, còn hạn sử dụng) tới FPTS để ký hợp đồng mở tài khoản.
- Đăng ký mở tài khoản trực tuyến: Khách hàng thực hiện theo trình tự sau: Khách hàng đăng ký thông tin mở tài khoản tại EzOpen- Đặt lệnh mở tài khoản trực tuyến; FPTS gửi email tới khách hàng xác nhận việc tiếp nhận thông tin; Khách hàng in Hồ sơ mở tài khoản, ký tên và gửi kèm 01 bản sao CMND (bản gốc, còn hạn sử dụng) bằng đường thư tới FPTS để ký hợp đồng mở tài khoản. Khách hàng chỉ cần ký hợp đồng với FPTS lần đầu, các lần thay đổi thông tin tiếp theo có thể thực hiện trực tuyến hoặc thông qua Phòng Dịch vụ khách hàng.
- Mở tài khoản thông qua Đại lý của FPTS
Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng
Hiện nay, FPTS cho phép khách hàng đặt lệnh thông qua 3 hình thức:
Tại sàn giao dịch, qua điện thoại và qua Internet.
Tại Sàn giao dịch
- Bước 1: Lấy Phiếu lệnh tại Sàn giao dịch.
- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin và ký vào Phiếu lệnh
- Bước 3: Chuyển Phiếu lệnh cho cán bộ môi giới
- Bước 4: Nhận lại liên 2 của Phiếu lệnh từ cán bộ môi giới
Qua điện thoại
Bước 1: Gọi điện thoại trực tiếp đến số máy (84.4) 773 7068 hoăc̣ (84.4) 275 8000 tại Hà Nội và (84.8) 255 5699 tại TP.Hồ Chí Minh
Bước 2: Cung cấp những thông tin theo thứ tự sau cho cán bộ môi giới:
- Số tài khoản
- Tên chủ tài khoản
- Loại lệnh (mua, bán, hủy, sửa)
- Mã chứng khoán
- Số lượng chứng khoán giao dịch
- Mức giá
- Mật khẩu được tạo ra bởi Thiết bị xác thực người dùng – Token card.
Qua Internet – EzTrade
- Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://eztrade.fpts.com.vn
- Bước 2: Nhập Tên truy cập và Mật khẩu truy cập..
- Bước 3: Để thực hiện giao dịch, khách hàng điền đầy đủ thông tin lệnh đặt và mật khẩu giao dịch hoặc mật khẩu được tạo ra bởi Thiết bị xác thực người dùng – Token card
- Bước 4: Gửi lệnh.
Bước 3: Thực hiện lệnh cho khách hàng
Nhân viên giao dịch có trách nhiệm kiểm tra lại lệnh của khách hàng xem chứng khoán đó được mua bán trên thị trường nào (phi tập trung hay tập trung). Sau đó, các lệnh mua bán chứng khoán sẽ được chuyển trực tiếp đến phòng giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống công nghệ thông tin nối trực tiếp từ công ty chứng khoán tới các Sở giao dịch. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới của Cty FPT
Bước 4: Xác nhận cho khách hàng
Sau khi lệnh đã được thực hiện, CTCK sẽ gửi xác nhận lệnh cho khách hàng thông qua email, tin nhắn SMS với các nội dung bao gồm loại cổ phiếu giao dịch, số lượng giao dịch thành công, giá khớp lệnh, giá trị giao dịch, phí giao dịch, thuế đối với giao dịch bán chứng khoán.
Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch
Hoạt động bù trừ giao dịch diễn ra vào cuối ngày giao dịch. Hoạt động thanh toán bù trừ giao dịch bao gồm việc đối chiếu giao dịch và bù trừ các kết quả giao dịch. SGDCK sẽ tiến hành bù trừ trên cơ sở nội dụng lệnh của các CTCK vào hệ thống. Việc bù trừ kết quả giao dịch sẽ kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán. Các chứng từ này sẽ được gửi cho các CTCK và là cơ sở để thực hiện thanh toán và giao dịch chứng khoán.
Bước 6: Thanh toán và giao nhận chứng khoán
Theo quy trình thanh toán hiện nay, đến 9h00 ngày T+3 chứng khoán và tiền về đến tài khoản. CTCK hạch toán và xác nhận tiền, chứng khoán vào tài khoản của từng khách hàng.
Hiện nay, quy trình và cơ chế hoạt động môi giới của các CTCK tương tự nhau, tuy nhiên tại FPTS nổi bật với một số đặc trưng:
Hoạt động môi giới được tự động hóa gần như hoàn toàn: Các bước công việc tại FPTS đã được tự động hóa gần như hoàn toàn và hầu như mọi giao dịch (từ mở tài khoản, lưu ký, đặt lệnh mua bán, ứng trước, giao dịch ký quỹ, thực hiện quyền, chuyển tiền, đến truy vấn số dư, sao kê tài khoản…) khách hàng đều có thể thực hiện online. Khách hàng khi thực hiện giao dịch chỉ cần làm theo các hướng dẫn cụ thể, chi tiết và rất dễ sử dụng trên hệ thống của FPTS. Việc này đảm bảo mọi giao dịch đều được thực hiện chính xác đúng như yêu cầu của NĐT và không có sai sót do lỗi con người làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các NĐT. Mặt khác, các khách hàng tại FPTS có thể thực hiện mọi giao dịch online 24/7 từ bất cứ địa điểm nào.
FPTS hết sức chú trọng tới tính công bằng, minh bạch cho mọi nhà đầu tư. Chính vì thế, từ trước đến nay FPTS không có “Phòng khách VIP” như nhiều CTCK khác. Các lệnh được chuyển vào sàn theo đúng trật tự thời gian (kể cả trước kia khi mà còn truyền lệnh thủ công vào các sàn).
Nguồn vốn cung cấp cho hoạt động margin khá dồi dào.
Cơ chế quản lý tài khoản rõ ràng, minh bạch: Tại FPTS, tài khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán của các NĐT hoàn toàn độc lập với tài khoản tiền của Công ty. FPTS đã yêu cầu các ngân hàng xác nhận tài khoản này là tài khoản chuyên dùng, chỉ được sử dụng để thanh toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng. Mọi NĐT mở tài khoản tại FPTS có thể tra cứu online số dư cũng như sao kê chi tiết giao dịch tiền, chứng khoán phát sinh bất kể lúc nào. Hàng ngày, FPTS đều thực hiện đối chiếu dữ liệu với các ngân hàng để đảm bảo số liệu chính xác. Từ khi thành lập đến nay chưa có bất cứ sự sai lệch hay khiếu nại nào về tài khoản tiền của NĐT. Trung tâm Lưu ký (VSD) đã thực hiện quản lý thông tin sở hữu chứng khoán chi tiết đến từng NĐT và đến nay cũng chưa từng có sự sai lệch nào trong tài khoản của khách hàng.
Đảm bảo mức thấp nhất xung đột lợi ích với khách hàng: Ngay từ khi mới thành lập, FPTS đã ban hành quy định đạo đức nghề nghiệp đối với toàn thể cán bộ, nhân viên của Công ty. Ngoài việc phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức kinh doanh chung, hành vi ứng xử…, thì cán bộ, nhân viên của FPTS không được đầu tư, kinh doanh chứng khoán (trừ trường hợp mua cổ phần của FPTS theo chính sách của Công ty hoặc được Tổng giám đốc chấp thuận và công bố trước khi giao dịch). Đặc biệt là nhân viên môi giới không được chấp thuận với các giao dịch chứng khoán trên sàn, vì xung đột quyền lợi trực tiếp với chính khách hàng của mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Doanh Và Quản Lý
2.2.2. Phân tích chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán FPT Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới của Cty FPT
Chỉ tiêu định lượng:
Số lượng tài khoản khách hàng:
Theo số liệu thống kê của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), trên TTCK Việt Nam hiện có khoảng 1,37 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán với số lượng các CTCK hoạt động môi giới trên thị trường là 105 CTCK. Với quy mô TTCK Việt Nam còn rất nhỏ (vốn hóa khoảng 60 tỷ USD) nhưng số lượng CTCK là quá lớn so với quy mô thị trường khiến cho việc cạnh tranh, lôi kéo khách hàng giữa các CTCK là rất lớn. Sau 08 năm thành lập và hoạt động, hoạt động môi giới của công ty FPTS luôn được chú trọng phát triển và được thể hiện ở số lượng tài khoản khách hàng tăng liên tục qua từng năm.
Biểu đồ 2.3. Số lượng tài khoản khách hàng giai đoạn 2007 – 2014
Tính đến cuối năm 2014, số lượng tài khoản giao dịch của công ty là 93.050 tài khoản, chiếm đến 7,16% tổng số tài khoản của cả TTCK Việt Nam và là CTCK có số lượng tài khoản lớn nhất thị trường. Điều đó cho thấy sự thành công trong việc phát triển khách hàng, mở rộng thị phần trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các CTCK. Trong những năm khủng hoảng kinh tế 2008, 2009, 2010 công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng số lượng tài khoản ấn tượng với mức tăng gần 100% mỗi năm. Những năm gần đây dù tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự vươn lên chiếm thị phần của các CTCK khác nhưng lượng tài khoản khách hàng tăng thêm hàng năm vẫn đạt ổn định khoảng 10.000 tài khoản mỗi năm. Điều này thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty cũng như sự phát triển ổn định trong hoạt động môi giới.
Phí môi giới:
Phí môi giới là phí mà khách hàng phải trả khi thực hiện giao dịch mua hoặc bán và được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị giao dịch. Hiện nay, phí dịch vụ áp dụng đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch (Upcom) áp dụng tại FPTS như sau:
Bảng 2.2. Biểu phí dịch vụ môi giới chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch (Upcom) tại FPTS
So với các CTCK khác, phí giao dịch đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán Upcom là khá thấp. Đặc biệt là với phí giao dịch qua internet chỉ mức 15%/năm là thấp nhất thị trường, hiện tại chỉ có công ty CPCK Vndirect có mức phí tương đương. So với các CTCK khác, kể cả các CTCK có thế mạnh về vốn như Vndirect, Kim Long, HSC,… phí giao dịch thấp nhất cũng chỉ đạt 0,25%/năm.
Đối với chứng khoán chưa niêm yết, mức phí giao dịch như sau:
Bảng 2.3. Biểu phí dịch vụ môi giới chứng khoán chưa niêm yết tại FPTS
So với các CTCK khác, mức phí giao dịch cổ phiếu OTC của công ty FPTS ở mức trung bình. Chủ yếu công ty đẩy mạnh hoạt động ở mảng cổ phiếu đã niêm yết. Như vậy, xét trên mặt bằng các CTCK ở Việt Nam thì mức phí của FPTS là rất cạnh tranh, tạo lợi thế cho công ty trong việc phát triển khách hàng.
Giá trị tài sản của khách hàng:
Cùng với số lượng tài khoản khách hàng tăng lên, giá trị tài sản của khách hàng bao gồm tiền mặt và cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ cũng tăng lên đáng kể.
Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản khách hàng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2015
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
Biểu đồ 2.4. Giá trị tài sản khách hàng tại FPTS từ năm 2008 đến T6/2015
(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của FPTS từ năm 2008 đến 2014 và báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm 2015)
Có thể thấy giá trị tài sản khách hàng có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm. Đặc biệt là năm 2010 giá trị tài sản của khách hàng tăng gấp đôi so với năm trước đó cho thấy đây là giai đoạn thu hút mạnh mẽ khách hàng và lượng tiền đổ vào đầu tư chứng khoán trong giai đoạn này rất lớn.
Doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán:
Hoạt động môi giới là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty. Cùng với số lượng tài khoản và giá trị tài khoản tăng lên, doanh thu môi giới cũng tăng lên.
Biểu đồ 2.5. Doanh thu hoạt động môi giới từ năm 2007 đến năm 2014
Doanh thu môi giới của công ty FPTS tăng mạnh trong giai đoạn 2009, 2010. Đây là giai đoạn chính phủ tung ra gói kích thích kinh tế và là những năm phát triển bùng nổ của thị trường, với khối lượng và giá trị giao dịch bình quân ngày tăng gấp 3 lần so với năm liền trước. Tuy nhiên sang tới năm 2011, do những khó khăn chung của nền kinh tế và tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ khiến TTCK gặp khó, NĐT ít tham gia TTCK khiến doanh thu môi giới của FPTS giảm chỉ còn hơn 30% doanh thu năm 2010. Đến năm 2012 và 2013, TTCK dần phục hồi, khối lượng và giá trị giao dịch tăng trở lại do đó doanh thu môi giới tăng nhẹ trở lại. Năm 2014 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của TTCK, dữ liệu thống kê cho thấy, bình quân mỗi ngày có 123,5 triệu chứng khoán, tương đương 2.171 tỷ đồng được giao dịch, tăng 90,4% về khối lượng và 104,3% về giá trị so với năm 2013. Nhờ đó, doanh thu môi giới của công ty đã tăng vọt.
Tỷ trọng doanh thu môi giới trong tổng doanh thu:
Từ khi thành lập tới nay, doanh thu từ hoạt động môi giới luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty FPTS.
Bảng 2.5. Tỷ trọng doanh thu môi giới trong tổng doanh thu
Trong nhiều năm, doanh thu từ môi giới thường chiếm trên 30% tổng doanh thu của FPTS. Chỉ duy nhất những năm 2011, 2012, 2013 là những năm thị trường suy yếu, thanh khoán mỗi phiên giao dịch thấp. Bản thân FPTS cũng phải thu hẹp hoạt động môi giới và doanh thu đến được chủ yếu là doanh thu khác mà cụ thể là đến từ hoạt động tiền gửi ngân hàng nhằm bảo toàn vốn trong bối cảnh khó khăn.
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng doanh thu môi giới trong tổng doanh thu năm 2014
Năm 2014, tỷ trọng doanh thu từ mảng môi giới của công ty đạt 38% tương ứng với giá trị trên 98 tỷ đồng. Đây là một con số khả quan, chứng tỏ hoạt động môi giới là thế mạnh và là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận chính của FPTS. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới của Cty FPT
Thị phần môi giới của CTCK:
Chỉ tiêu thị phần môi giới có thể nói là chỉ tiêu quan trọng nhất cho thấy hiệu quả hoạt động môi giới chứng. Chỉ tiêu này phản ánh thực chất giá trị, khối lượng giao dịch của khách hàng tại công ty và được các Sở giao dịch chứng khoán công bố thường xuyên hàng quý. Thứ hạng của các công ty trong bảng xếp hạng thị phần môi giới có thể tạm nhận định đây cũng là thứ hạng xếp loại các CTCK. Sau 2 năm thành lập cho tới nay, công ty FPTS luôn nằm trong top 10 thị phần môi giới trên cả hai sàn TP Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Đây là thành tích cho thấy hoạt động môi giới của công ty luôn đạt hiệu quả cao.
Biểu đồ 2.7. Thị phần môi giới của FPTS trên sàn HOSE
Trên sàn HOSE, giá trị giao dịch rất lớn và thị phần của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm và ổn định từ 2013 đến nay. Đây là giai đoạn rất nhiều CTCK không cạnh tranh nổi, không đạt chỉ tiêu an toàn tài chính do Ủy ban chứng khoán quy định và nằm trong diện tái cấu trúc, giải thể, tạm ngừng hoạt động … Đây cũng là giai đoạn một loạt các CTCK nhỏ đã bị xử phạt, cảnh cáo do có hành vi chiếm dụng, sử dụng trái phép tiền và chứng khoán của khách hàng. Do đó, rất nhiều khách hàng đã rút khỏi các CTCK nhở và chuyển sang các CTCK lớn, có uy tín trong đó có FPTS. Đây cũng là cơ hội cho FPTS nâng cao thị phần, thu hút khách hàng rất tốt.
Biểu đồ 2.8. Thị phần môi giới của FPTS trên sàn HNX
Trên sàn HNX, giá trị giao dịch thấp hơn so với sàn HOSE do các cổ phiếu vốn hóa lớn chủ yếu tập trung tại sàn HOSE. Trên HNX, FPTS cũng luôn nằm trong top 10 thị phần và ổn định qua các năm (trên 4% từ năm 2009).
Chỉ tiêu định tính:
Qua quá trình hoạt động, hoạt động môi giới của FPTS được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao như:
- Hệ thống giao dịch trực tuyến tốt, thân thiện và dễ sử dụng cùng rất nhiều sản phẩm tiện ích, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
- FPTS không đẩy mạnh hoạt động tự doanh chứng khoán niêm yết mà chủ yếu chỉ mua cổ phần lô lẻ của NĐT. Do đó, công ty không bị mâu thuẫn quyền lợi với khách hàng. Từ đó các báo cáo, thông tin phân tích và tư vấn khách hàng hoàn toàn chỉ phục vụ khách hàng và mang tính khách quan, tạo được sự tin tưởng của Nhà đầu tư.
- Hoạt động môi giới của FPTS không liên quan đến các đội làm giá, nhân viên môi giới FPTS cũng không hô hào khách hàng theo theo đội lái, chú trọng đầu tư bền vững, bảo toàn tài sản cho khách hàng, không đầu tư mạo hiểm, đây là nền tảng tạo dựng niềm tin lâu dài, đặc biệt đối với các NĐT nghiêm túc, chuyên nghiệp.
- Quản trị rủi ro tốt nên không xảy ra tình trạng nợ xấu đối với hoạt động cho vay ký quỹ. FPTS luôn tuân thủ tốt các quy định về quản trị rủi ro, hoạt động bán giải chấp chứng khoán được thực hiện tự động, đúng tỷ lệ nên không bị ảnh hưởng bởi nhân tố con người. Lịch sử hoạt động của FPTS chưa từng bị xử phạt do vi phạm các quy định trong hoạt động kinh doanh.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT
2.3.1. Những thành tựu đạt được Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới của Cty FPT
FPTS là một CTCK với số năm hoạt động ngắn, lại được hình thành đúng giai đoạn bùng nổ thành lập các CTCK (giai đoạn 2005-2007). Tuy nhiên sau 8 năm hoạt động, những thành tích đạt được của FPTS hiện nay là đáng ghi nhận. Trong hoạt động môi giới, công ty đã lọt vào Top 10 CTCK có thị phần lớn nhất từ năm 2009 (chỉ 2 năm sau khi hoạt động) và luôn trong Top 10 từ đó đến nay. Hoạt động môi giới của FPTS không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, thu hút ngày càng nhiều NĐT cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước mở tài khoản giao dịch. Với các chỉ tiêu đánh giá ở phần thực trạng, có thể thấy hoạt động môi giới của FPTS đã phát huy hiệu quả cao, mức độ phát triển tốt, là hoạt động chính và mang lại lợi nhuận lớn cho công ty FPTS. Thông qua hoạt động môi giới, công ty đã tạo dựng được uy tín lớn trên thị trường và là nơi đặt niềm tin của NĐT trên TTCK Việt Nam. Một số ưu điểm chính trong hoạt động môi giới của FPTS là:
- Hệ thống công nghệ thông tin tốt, tự động hóa cao khiến tốc độ thực hiện nhanh, chính xác, hiếm sai sót.
- Uy tín tốt, đảm bảo tài sản cho khách hàng, không phát sinh sai phạm, khiếu kiện.
- Vốn lớn, hỗ trợ rất tốt khi khách hàng có nhu cầu vay ký quỹ để mua chứng khoán.
- Văn hóa công ty và đạo đức, trình độ nhân viên tốt, ít có xung đột lợi ích với khách hàng.
Kết quả đạt được:
- Số lượng khách hàng nhiều nhất trong các CTCK ở VN (hiện nay có gần 100.000 tài khoản).
- Thị phần luôn đạt trong top 10 CTCK có thị phần lớn nhất (liên tục từ năm 2009 đến nay).
- Hoạt động margin an toàn, tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Hoạt động môi giới của công ty FPTS chưa phát triển so với yêu cầu, điều này thể hiện ở việc so sánh một số chỉ tiêu về hoạt động môi giới so với một số CTCK cùng trong top 10 thị phần như CPCK Sài Gòn (SSI), CPCK TP Hồ Chí Minh (HSC), CPCK Bảo Việt (BVSC),…như sau:
Bảng 2.6. So sánh một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động môi giới với một số công ty chứng khoán khác
Như vậy, mặc dù là CTCK có số lượng tài khoản khách hàng lớn nhất và một số chỉ tiêu đã vượt kế hoạch đề ra nhưng nhưng so với các CTCK khác cùng nằm trong top 10 thị phần môi giới thì các chỉ tiêu kết quả hoạt động môi giới của FPTS còn khiêm tốn như: Thị phần thấp so vơi quy mô số lượng tài khoản, doanh thu thấp, số lượng nhân viên môi giới nhỏ.
2.3.2.2. Nguyên nhân Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới của Cty FPT
Nguyên nhân chủ quan
Đây là những nhân tố xuất phát từ chính nội tại công ty như:
- Quy mô công ty còn khiêm tốn, mức vốn điều lệ của công ty trên 800 tỷ đồng, chỉ nằm trong top 20 CTCK có vốn điều lệ lớn nhất. Với mức vốn điều lệ như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và phát triển các nghiệp vụ của công ty. Đặc biệt trong những năm tới khi thị trường phát triển, các sản phẩm phái sinh và giao dịch T+0 đều yêu cầu có vốn điều lệ tối thiểu trên 800 tỷ đồng mới được triển khai các nghiệp vụ thì quy mô vốn của FPTS hiện tại chỉ vừa đủ đáp ứng, chưa tạo được lợi thế so với các CTCK khác.
- Định hướng phát triển, chủ trương của công ty chưa chú trọng đẩy mạnh mạng lưới, tăng thị phần. Công ty không tuyển dụng thêm nhiều môi giới. Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của công ty giữ nguyên từ năm 2010 đến nay, không được mở rộng.
- Nhân viên môi giới của công ty FPTS vừa ít về số lượng vừa kém về chất lượng. Số lượng nhân viên môi giới ít hơn rất nhiều so với các CTCK lớn khác (hiện tại tổng Broker của FPTS khoảng 80 người, trong khi đó VNDS, HSC số lượng gấp 3,4 lần và vẫn liên tục tuyển dụng thêm). Trình độ nhân viên môi giới vẫn chưa đồng đều, số người có chứng chỉ hành nghề môi giới mới chỉ đạt 17 người trên tổng số 197 cán bộ nhân viên, một sự chênh lệch lớn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ nhân viên môi giới đa số trong độ tuổi từ 23 đến 27 tuổi nên kinh nghiệm tiếp xúc, chăm sóc khách hàng chưa cao, trình độ nghiệp vụ còn yếu.
- Hoạt động cho vay ký quỹ là hoạt động hỗ trợ rất mạnh cho hoạt động môi giới. Tuy nhiên tại FPTS tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hoạt động margin (chỉ cho vay đối với các mã chứng khoán được phép của HOSE, HNX; tỷ lệ vay tối đa 50%) cũng là một cản trở đối với tỷ lệ thị phần. Vì khá nhiều khách hàng muốn có một tỷ lệ vay cao, cùng với việc vay thế chấp bằng các mã chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ. Trong điều kiện thực tế hiện nay là hầu như CTCK nào cũng lách luật vấn đề này thì đây rõ ràng là lực cản rất lớn, khó giữ chân được khách hàng thích đầu cơ, lướt sóng.
- Do quá phụ thuộc vào công nghệ, hoạt động giải chấp, cung cấp tiền vay giao dịch ký quỹ (margin) chỉ sử dụng phần mềm máy tính tuy chính xác và tốc độ cao, tự động bán chứng khoán khi giá giảm đến ngưỡng quy định nhưng lại quá cứng nhắc, thiếu linh hoạt và khiến khách hàng bị thiệt hại đối với những trường hợp cổ phiếu sụt giảm trong ngắn hạn nhưng hồi phục ngay. Đây cũng là điểm khiến nhiều khách hàng không hài lòng và chuyển sang các CTCK nơi họ có thể thỏa thuận với công ty chứng khoán và tự chịu rủi ro.
Nguyên nhân khách quan
Đây là những nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty, do đặc thù của TTCK Việt Nam:
- TTCK Việt Nam còn non trẻ, còn rất nhiều yếu tố chưa được hoàn thiện, nhiều sản phẩm giao dịch còn chưa được phép thực hiện như thông lệ quốc tế như bán khống, sản phẩm phái sinh, giao dịch T0,…
- Hoạt động cạnh tranh gay gắt với các CTCK khác do số lượng CTCK quá lớn. Hiện nay số lượng CTCK được thu hẹp từ 105 công ty xuống còn 81 công ty, tuy nhiên giá trị vốn hóa thị trường quá nhỏ dẫn đến lợi nhuận thu được thấp trong khi chi phí hoạt động của CTCK lớn khiến các công ty phải không ngừng tìm kiếm, phát triền khách hàng và tranh giành, lôi kéo khách hàng của nhau.
- Nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam gồm rất nhiều thành phần, trong đó phần lớn lại là NĐT cá nhân với kiến thức và trình độ còn hạn chế, thích đầu tư lướt sóng, ngắn hạn, coi đầu tư chứng khoán như sòng bạc nên rất dễ bị ảnh hưởng, thiệt hại dưới các tin đồn, thông tin chưa được kiểm chứng, dễ bị các đối tượng thao túng, làm giá lợi dụng.
- Môi trường pháp lý còn thiếu hoàn chỉnh và chưa đồng bộ: Hiện tại văn bản cao nhất quy định về chứng khoán và TTCK là Luật chứng khoán 2007 ra đời đã 8 năm trong khi TTCK Việt Nam phát triển rất nhanh, nhiều biến động. Hàng năm, các cơ quan quản lý ban hành rất nhiều nghị định, thông tư mới tác động đến TTCK. Đây là lẽ tất yếu bởi TTCK Việt Nam vẫn đang trong quá trình trưởng thành và cần rất nhiều năm để theo kịp TTCK thế giới. Trong bối cảnh như vậy, hoạt động của CTCK và đặc biệt là hoạt động môi giới bị ảnh hưởng rất nhiều, phải thay đổi và thích nghi qua từng năm. Luận văn: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới của Cty FPT
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển môi giới chứng khoáng tại Cty FPT