Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.2.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh về dịch vụ Ngân hàng điện tử
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 3 năm 2006. Luật giao dịch điện tử ra đời tạo ra hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Các giao dịch điện tử trong đó có các dịch vụ NHĐT được triển khai ứng dụng. Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
Ngày 09 tháng 06 năm 2006, Chính phủ ban hành nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử để hướng dẫn sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại và hoạt động liên quan đến thương mại. Trong nghị định quy định các chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia. Nghị định cũng là căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Vì vậy, Nghị định này được xem là một bước tiến lớn trong việc tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử và khuyến khích thương mại điện tử phát triển.
Nghị định 26/2007/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định quy định về chữ ký số và các nội dung liên quan đến việc sử dụng chữ ký số bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là cơ sở để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh, an toàn và sự tin tưởng của các giao dịch điện tử.
Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính.
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2007 nhằm dẫn giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Nghị định tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể và đảm bảo những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để các dịch vụ NHĐT phát triển một cách an toàn hiệu quả.
Quyết định số 04/2006/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 01 năm 2006 về việc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng. Quyết định đưa ra nhằm hạn chế rủi ro trong các giao dịch NHĐT.
Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT. Điều này là cơ sở để các ngân hàng xây dựng cho mình một quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng
2.2.2 Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
2.2.2.1 Giới thiệu về ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
Trong vòng 5 năm trở lại đây, dịch vụ NHĐT tại Việt Nam trở nên thân thuộc với các khách hàng trong nước. Sự dấn thân của công nghệ trong lĩnh vực tài chính khơi nguồn cho những yêu cầu ngày càng cao của các khách hàng trẻ, để tiết kiệm những chi phí về không gian và thời gian trong giao dịch hàng ngày. Ngày càng nhiều các ngân hàng chuyển hướng đầu tư cho các dịch vụ NHĐT để có thể song hành lâu dài hơn với khách hàng. Vì vậy, việc lựa chọn ra đâu là dịch vụ NHĐT lý tưởng đối với các khách hàng không hề đơn giản.
MB đã cho ra mắt dịch vụ NHĐT gọi là eMB từ cuối năm 2009, với nhiều ứng dụng mới được khai thác trên nền tảng của hệ thống công nghệ trên. Tiên phong tại Việt Nam trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ngân hàng trên nền tảng viễn thông, trong thời gian qua, MB và Viettel đã và đang mang lại nhiều giải pháp giao dịch tài chính tối ưu cho khách hàng. Nhiều sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao đã được hai bên phối hợp triển khai như gói Bank Plus với 3 dịch vụ chính là tài khoản Bankplus, thẻ Bankplus và Mobile Bankplus. Dưới đây là 10 tiện ích mà dịch vụ eMB dành cho các khách hàng:
- Chỉ cần vài thao tác đơn giản với chiếc máy tính được nối mạng internet, eMB cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến mọi lúc, mọi nơi.
- MB được bảo vệ bởi hệ thống bảo mật 3 lớp, gồm tên đăng nhập (do khách hàng tự đặt), mật khẩu và mã bảo mật (mật khẩu sử dụng một lần, được sinh ra từ các phương thức bảo mật), nhờ đó khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về tính an toàn khi giao dịch trực tuyến với eMB
- Hướng tới khách hàng yêu thích công nghệ, bên cạnh Hard Token đang được triển khai, MB đã tiên phong ứng dụng thành công phương thức bảo mật tiên tiến Mobile Token. Mobile Token là phần mềm được cài đặt ngay trên máy điện thoại của khách hàng, thuận tiện sử dụng bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, chi phí cho phần mềm bảo mật này rất thấp, không cần phải đầu tư lại như thiết bị phần cứng khi bị hết bin hoặc hư hỏng. Với giao diện thân thiện cùng ngôn ngữ tiếng Việt và chức năng “trợ giúp” khách hàng sẽ dễ dàng làm quen với công nghệ mới này.
- Với hạn mức chuyển khoản trong và ngoài hệ thống MB lên đết 2 tỷ đồng/ngày, eMB có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu thanh toán của khách hàng.
- Từ tháng 4/2010, MB đã đưa vào tiện ích Tài khoản điện tử. Với tiện ích này, khách hàng có thể chuyển từ tài khoản thường trên thẻ Active Plus sang tài khoản tiết kiệm điện tử để được hưởng mức lãi suất 6%/năm, mức lãi suất cao hơn rất nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn.
- MB hiện đang là đối tác thanh toán miễn phí các hóa đơn tiền điện và cước phí internet. Nhờ đó, khách hàng có thể yên tâm thực hiện các hoạt động thanh toán tiền điện và cước phí internet hàng tháng một cách nhanh gọn thông qua dịch vụ MB.
- Được xây dựng dựa trên nền tảng Core banking T24, eMB có khả năng mở rộng và nâng cấp thêm nhiều ứng dụng mới. Mới đây nhất, sau thành công của việc triển khai sản phẩm eMB Link, dịch vụ giao dịch trực tuyến dành cho các khách hàng doanh nghiệp, các đơn vị là định chế tài chính trong và ngoài nước với hạn mức tín dụng 2 tỷ đồng.
- MB tiếp tục triển khai dịch vụ chuyển kiều hối từ Mỹ về Việt Nam trực tuyến eMB Remit tại wedsite:www.embremit.com, cho phép chuyển tiền tối đa 5.000 USD/lần, với mức phí chỉ vỏn vẹn 10 USD/lần. Đây là dịch vụ chuyển kiều hối online đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đồng thời, đây là dịch vụ kiều hối có mức phí rẻ nhất và chỉ chiếm 10 phút để thực hiện, rút gọn tối đa những chi phí về thời gian và tiền bạc cho khách hàng.
- Trong năm vừa qua, MB đã liên kết với 3 liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam là Smartlink, VNBC và Banknet. Do đó, khách hàng sử dụng dịch vụ eMB có thể rút tiền tại hơn 8.000 máy ATM trên cả nước thuộc các ngân hàng nằm trong các liên minh thẻ trên.
- Nhằm gia tăng hơn nữa tiện ích cho khách hàng, trong tháng 11/2010, MB sẽ ra mắt sản phẩm “Tiết kiệm số”, được triển khai trực tiếp thông qua dịch vụ eMB. Các khách hàng đang sử dụng dịch vụ eMB có thể mở tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn thông qua dịch vụ trực tuyến thay vì phải ra quầy, nhờ đó tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí.
- Đặc biệt, tài khoản số có giá trị tương tự thẻ tiết kiệm thông thường, do đó khách hàng có thể mở không giới hạn số lượng tài khoản số của mình, với hạn mức tối thiểu là là 1 triệu đồng mỗi sổ dành cho khách hàng cá nhân và 50 triệu đồng mỗi sổ cho khách hàng doanh nghiệp, đồng thời được phép sử dụng tài khoản số này để cầm cố khi vay tiền tại MB.
- Kỷ niệm 1 năm ra mắt dịch vụ eMB, MB đang có chương trình khuyến mại hấp dẫn: miễn phí cài đặt Mobile Token và phí thường niên năm đầu cho các khách hàng đăng ký sử dụng eMB đến hết ngày 31/12/2010
- Ngày 10/12/2012: Trải nghiệm eMB toàn diện trên thiết bị di động. MB triển khai mở rộng phương thức sử dụng dịch vụ eMB. Theo đó, khách hàng có thể truy cập và sử dụng eMB thông qua trình duyệt web trên các điện thoại di động và máy tính bảng có kết nối Internet từ ngày 3/12. Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
- Các điện thoại di động thông minh (smartphone) như iPhone (iOS), các máy sử dụng hệ điều hành Android, Windows Mobile được khuyên dùng để hỗ trợ tốt nhất. Ngoài ra, MB cũng đã cho ra mắt phần mềm bảo mật Mobile Token phiên bản mới, hỗ trợ hầu hết các dòng điện thoại di động hiện nay như iOS (iPhone), Android, Windows Mobile, RIM (BlackBerry), Symbian (Nokia), các dòng máy hỗ trợ Java.
- Khách hàng đang sử dụng iPhone, điện thoại Android có thể tải về ứng dụng này từ App Store, Play Store (tên ứng dụng là Entrust IdentityGuard); sau đó, tới quầy giao dịch MB bất kỳ để kích hoạt. Khách hàng đang sử dụng điện thoại khác sẽ tải về ứng dụng theo đường dẫn do MB gửi đến điện thoại di động đăng ký sử dụng dịch vụ.
- Sự kết hợp giữa Mobile Token với tính năng Mobile Banking qua trình duyệt sẽ mang đến cho khách hàng giải pháp sử dụng Internet Banking toàn diện trên thiết bị di động.
- Ngày 01/7/2013, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) ra mắt dịch vụ MB.Plus và dịch vụ eMB phiên bản Mobile, giúp khách hàng có thêm lựa chọn để giao dịch ngân hàng trên điện thoại di động.
- Với dịch vụ MB.Plus, khách hàng nạp tiền điện thoại, mua thẻ, chuyển tiền, truy vấn thông tin tài khoản ngân hàng với thao tác đơn giản, thông minh như chính chiếc smartphone của mình. Dịch vụ áp dụng cho khách hàng sử dụng tất cả mạng viễn thông (Viettel, Mobifone, Vinaphone…).
- Khách hàng đang sử dụng dịch vụ eMB có thể sử dụng phiên bản Mobile dưới hình thức truy cập website: https://mbplus.mbbank.com.vn/ bằng chính chiếc điện thoại di động. Phiên bản Mobile tiện lợi, hỗ trợ đa dạng tiện ích thanh toán trên hầu hết tất cả thiết bị điện thoại di động, không cần cài đặt, chỉ cần có kết nối Internet.
Cũng trong thời gian này, với phiên bản Mobile, khách hàng đã có thể thanh toán hóa đơn (viễn thông, điện, internet), nạp tiền điện thoại di động (cho tất cả các mạng), mua vé máy bay trực tuyến trên dịch vụ eMB Plus.
Nhân dịp khai chương, MB miễn toàn bộ phí dịch vụ MB.Plus cho khách hàng đến hết 31/12/2013. Ngoài ra, từ ngày 01/07/2013 đến hết ngày 31/07/2013, khách hàng được hưởng chiết khấu ưu đãi 5% đối với dịch vụ nạp tiền cho thuê bao trả trước và trả sau (Topup) và mua thẻ điện thoại của tất cả các mạng di động trên dịch vụ MB.Plus.
Dịch vụ tiết kiệm số: là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn trả lãi cuối kỳ, theo đó, khách hàng mở tài khoản Tiết kiệm số và thực hiện chuyển tiền vào tài khoản đó thông qua dịch vụ eMB.
Năm 2015: MB ra mắt dịch vụ chuyển tiền qua Western Union. MB là đại lý ủy quyền chính thức của dịch vụ chuyển tiền Western Union tại Việt Nam, MB là một địa chỉ tin cậy cho những khách hàng muốn sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh tới hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ứng dụng công nghệ hiện đại giúp bạn trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng và an toàn nhất. Bạn có thể nhận được tiền gửi trong vòng vài phút từ người thân của mình ở cách nửa vòng trái đất, bằng VNĐ hoặc USD tùy theo tình trạng đơn vị tiền tệ sẵn có tại các địa điểm chi trả. Khách hàng không phải chịu bất kỳ loại phí nào khi nhận tiền. Trung tâm dịch vụ khách hàng MB 247 của MB luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc từ phía khách hàng về dịch vụ.
2.2.2.2 Các dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
Các gói sản phẩm dịch vụ NHĐT đang triển khai tại MB bao gồm:
Gói MB
Là kênh giao dịch tài chính ngân hàng thông qua Internet, được áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế. Chỉ với chiếc máy tính có kết nối Internet, thông qua tài khoản eMB được ngân hàng cung cấp, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch trực tiếp như kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm điện tử, thanh toán hóa đơn… mọi lúc, mọi nơi. Bao gồm các tính năng:
- Quản lý thông tin chung
- Truy vấn nhật ký truy cập
- Thay đổi mật khẩu
- Thay đổi thông tin cá nhân
- Liên hệ MB bằng email
- Tải thông tin về lịch sử hoạt động và giao dịch tài khoản
- Hoạt động tài khoản
- Truy vấn thông tin số dư tài khoản
- Truy vấn các giao dịch trong ngày
- Tìm kiếm giao dịch theo các điều kiện: loại giao dịch, số bút toán, giá trị giao dịch.
- Quản lý tài khoản
- Sao kê tiết kiệm
- Sao kê giao dịch ứng dụng
- Dịch vụ MB 247
- Biện pháp bảo mật
- Tên đăng nhập
- Mật khẩu
Gói MB Plus
Là dịch vụ thanh toán điện tử giúp người dùng có thể quản lý tài khoản cá nhân của mình ngay trên điện thoại di động sử dụng mạng Viettel. Bankplus được tích hợp trực tiếp trên sim Viettel, hiển thị trên mục Viettel Plus nên việc sử dụng dịch vụ này khá đơn giản. Sản phẩm này cùng với thẻ Bankplus tạo ra gói sản phẩm đồng bộ, cơ bản đáp ứng đầy đủ các nhu cầu giao dịch của KH như chuyển tiền, rút tiền, quản lý tài khoản…Bao gồm các tính năng:
- Các tính năng của gói MB
- Thanh toán:
- Chuyển tiền giữa các tài khoản của khách hàng
- Chuyển tiền trong cùng hệ thống MB
- Chuyển tiền ngoài hệ thống MB và có tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Citad
- Biện pháp bảo mật:
- Tên đăng nhập
- Mật khẩu
- Mã bảo mật
Dịch vụ SMS Banking
Dịch vụ SMS Banking: là dịch vụ giúp khách hàng có thể trực tiếp truy vấn thông tin về tài khoản của mình (kiểm tra số dư tài khoản, các giao dịch gần nhất…) hoặc nhận các thông tin của ngân hàng (thông tin tỷ giá, lãi suất…) ngay trên điện thoại di động của mình. Tính năng đăng ký chéo các sản phẩm dịch vụ NHĐT bằng cách soạn cú pháp tin nhắn SMS hoặc truy cập vào website eMB (hướng dẫn sử dụng xem phụ lục 6)
Dịch vụ BankPlus CA dành cho khách hàng doanh nghiệp.
Đây là dịch vụ NHĐT tại Việt Nam có tích hợp chứng thư số trong sim CA cho phép khách hàng doanh nghiệp ký các giao dịch NH ngay trên điện thoại di động. Theo đó, khách hàng doanh nghiệp có thể ký các giao dịch với độ bảo mật cao như nộp thuế nội địa, thanh toán cước viễn thông của Viettel, chuyển khoản đơn lẻ/chuyển khoản theo lô trong và ngoài hệ thống MB. Tra cứu số dư tài khoản, giao dịch mọi lúc mọi nơi một cách nhanh chóng hạn mức lên đến 5 tỉ đồng/ngày thông qua BankPlus CA. Bankplus CA là giải pháp giao dịch tài chính an toàn cho doanh nghiệp bởi việc sử dụng công nghệ xác thực người dùng bằng chứng thư số (chứng thực chữ ký số), bảo mật thông tin giao dịch, toàn vẹn dữ liệu và chống chối bỏ. Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
Dịch vụ thanh toán qua điện thoại
Theo đó, NHNN chấp thuận cho MB phối hợp với Viettel triển khai thí điểm mô hình dịch vụ thanh toán cho các khách hàng (là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng dịch vụ) theo Đề án dịch vụ đã đề xuất, cụ thể: (i) Các dịch vụ được thực hiện bao gồm: nộp tiền vào tài khoản mở tại MB hoặc tại ngân hàng khác; rút tiền từ tài khoản của khách hàng mở tại MB; chuyển khoản cho tài khoản tại MB hoặc tại ngân hàng khác; chuyển tiền cho người nhận bằng Giấy chứng minh nhân dân; (ii) Các hạn mức giao dịch của dịch vụ: Hạn mức thu tiền, chi tiền tối đa là 50 triệu đồng/ngày tại Quầy giao dịch Viettel và 20 triệu đồng/ngày qua Cộng tác viên Viettel; Hạn mức rút tiền mặt tối đa đối với khách hàng cá nhân là 5 triệu đồng/giao dịch và 20 triệu đồng/khách hàng/ngày; (iii) Phạm vi triển khai dịch vụ tại các điểm giao dịch do MB và Viettel lựa chọn, tập trung quảng bá và triển khai dịch vụ tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa; (iv) Thời gian thí điểm đến hết ngày 31/12/2015.
MB Money to Viet Nam
Năm 2015, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) vừa chính thức ra mắt Dịch vụ chuyển tiền kiều hối trực tuyến “MB Money to Viet Nam”. Đây là dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam qua mạng Internet giúp khách hàng đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài có thể dễ dàng chuyển tiền cho người thân ở Việt Nam một cách nhanh chóng, an toàn.Việc ra mắt dịch vụ chuyển tiền mới là nỗ lực của MB nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu tài chính của khách hàng, mở rộng kênh sử dụng và gia tặng tiện ích cho khách hàng. Với “MB Money to Viet Nam”, người chuyển tiền có thể dễ dàng thực hiện giao dịch bất kỳ nơi nào có internet mà không cần đến ngân hàng, người nhận ở Việt Nam nhận được tiền nhanh chóng với mạng lưới hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch của MB trên toàn quốc. Hiện dịch vụ chuyển tiền kiều hối trực tuyến “MB Money to Viet Nam” đang được MB triển khai tại 3 thị trường là: Anh, Đức và Úc.
2.2.2.3 So sánh dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng TMCP Quân Đội với các NHTM cổ phần khác Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, thương mại điện tử cũng phát triển theo hướng không biên giới trên toàn cầu. NHĐT ra đời là một tất yếu và sự phát triển của nó đem lại nhiều tiện ích cho cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác,… nhằm mục đích tạo ra nhiều dịch vụ tiện ích để thu hút khách hàng và đây cũng chính là lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng. Ngày càng nhiều các ngân hàng chuyển hướng đầu tư cho các dịch vụ NHĐT để có thể song hành lâu dài hơn với khách hàng. Vì vậy, việc lựa chọn ra đâu là dịch vụ ngân hàng điện tử lý tưởng đối với các khách hàng không hề đơn giản.
Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng thương mại đều phát triển dịch vụ NHĐT: về cơ bản các dịch vụ Hombanking, Phone banking, Mobile banking đều được triển khai và số lượng khách hàng đăng ký sử dụng ngày càng tăng qua các năm. Trong nhiều năm, Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB) đã định hình top 5 ngân hàng thương mại cổ phần (Nhà nước không nắm tỷ lệ sở hữu chi phối) hàng đầu tại Việt Nam. Các ngân hàng đã liên kết với các đối tác khác để triển khai cung cấp các dịch vụ thanh toán nằm trong NHĐT nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng.
Bảng 2.6: So sánh triển khai dịch vụ NHĐT của MB với các NHTM cổ phần
Call center: Là DVNH qua điện thoại, khách hàng có thể gọi đến ngân hàng bất cứ lúc nào để được nhân viên ngân hàng tư vấn và thực hiện cung ứng các DVNH, bao gồm: Cung cấp thông tin về các sản phẩm DVNH; Thực hiện các khoản thanh toán chuyển tiền; Tiếp nhận giải đáp các khiếu nại thắc mắc từ phía khách hàng. Vì vậy việc phát triển loại dịch vụ này sẽ đem lại cho khách hàng sự thuận tiện hơn nữa trong các giao dịch. Tuy nhiên, loại dịch vụ này dễ làm cho khách hàng lo lắng vì dễ bị giả mạo và ngân hàng phải có người trực 24/24.
Bảng 2.7: So sánh tính năng dịch vụ IB của MB với một số ngân hàng
Nghiên cứu so sánh các dịch vụ NHĐT của một số ngân hàng trong nước nhằm đánh giá các dịch vụ của các ngân hàng, từ đó là cơ sở để nắm được những mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp thích hợp hoàn thiện hơn việc cung ứng các dịch vụ này.
Năm 2014, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã vinh dự nhận được giải thưởng cao nhất NHĐT được yêu thích nhất Việt Nam, giải thưởng NHĐT được quan tâm nhất, top 5 Internet Banking và Mobile Banking được yêu thích nhất. Giải thưởng do báo Vnexpress tổ chức dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước và cố vấn chuyên môn Công ty cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink. Cũng theo kết quả bình chọn được công bố, 5 ngân hàng được vinh danh Top 5 Mobile Banking (ngân hàng di động) gồm: TP Bank, Sacombank, Vietcombank, Maritime Bank, Vietinbank. Và Top 5 Dịch vụ NHĐT được độc giả quan tâm gồm Sacombank, BIDV, VietinBank, MB, Techcombank.
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
2.3.1.1 Nghiên cứu định tính
Dựa trên cơ sở lý thuyết về NHĐT, dịch vụ NHĐT, phát triển NHĐT và nghiên cứu của Shorabi và cộng sự (2013) và nghiên cứu của Grandon và Pearson (2004), dàn bài thảo luận tay đôi (phụ lục 2) được xây dựng làm công cụ cho nghiên cứu định tính.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi với 10 người hiện đang sử dụng dịch vụ NHĐT tại MB. Bảng câu hỏi được hình thành sơ bộ cho nghiên cứu định lượng. Bảng câu hỏi này được dùng để khảo sát thử với 6 người có tài khoản cá nhân tại MB, có hoặc chưa sử dụng dịch vụ NHĐT tại MB nhằm xác định mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi lần cuối trước khi ra bảng câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng.
Kết quả nghiên cứu định tính như sau: 40 biến quan sát đo lường 6 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT đã có ý kiến các đáp viên chỉ còn 29 biến quan sát và cũng được sắp xếp trong 6 nhân tố và mô hình lý thuyết như đã trình bày trong chương 1 vẫn giữ nguyên. Một số biến quan sát được cũng thay đổi cho phù hợp với Việt Nam mà cụ thể là tại MB Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
Trong đó, nhân tố an ninh gồm 5 biến quan sát, nhân tố bảo mật gồm 4 biến, nhân tố sự tin tưởng gồm 7 biến, nhân tố lệ phí gồm 6 biến, nhân tố dễ sử dụng cảm nhận gồm 4 biến, nhân tố hữu dụng cảm nhận gồm 3 biến. Bốn biến quan sát nằm trong thang đo nhân tố phát triển dịch vụ NHĐT vẫn giữ nguyên.
Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm ba phần như sau:
Phần I: phần chọn lọc
Phần II: 29 biến quan sát được sắp xếp trong 6 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT cộng với 4 biến quan sát nằm trong thang đo phát triển dịch vụ NHĐT
Phần III: Thông tin cá nhân.
Từ kết quả hiệu chỉnh thang đo, bảng câu hỏi được điều chỉnh đề hoàn thiện dựa vào những ý kiến đóng góp của người trả lời. Thang đo Likert 5 điểm từ 1 đến 5 với mức ý nghĩa lần lượt từ “hoàn toàn không đồng ý” cho đến “hoàn toàn đồng ý” với các phát biểu trong bảng câu hỏi.
2.3.1.2 Phương pháp chọn mẫu
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì cần ít nhất 5 lần trên 1 biến quan sát. Trong nghiên cứu này có 33 biến quan sát, vậy cỡ mẫu cần thiết cho phân tích nhân tố khám phá ít nhất là 165 (33 x 5). Theo Tabachnick & Fidel, (1996) phân tích hồi qui một cách tốt nhất thì cỡ mẫu cần thiết phải là: n >= 8m + 50
Trong đó:
- n là cỡ mẫu, m là biến số độc lập của mô hình.
- Cỡ mẫu cho phân tích hồi qui là: 8 x 6 + 50 = 98
Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu này từ 160 trở lên. Do đó, cỡ mẫu chính thức cho nghiên cứu này (n = 196) là thích hợp
2.3.1.3 Phương pháp xử lý số liệu Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
Quá trình xử lý số liệu trên phầm mềm SPSS 16.0 theo 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha
Độ tin cậy của các thang đo được kiểm định thông qua công cụ Cronbach’s alpha. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên. (Nunnally và Burnstein, 1994)
Giai đoạn 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA
Mục đích của phân tích nhân tố khám phá để thu nhỏ và gom các biến lại nhằm đạt được giá trị hội tụ của các biến quan sát theo từng nhân tố và giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Điều kiện cần và đủ để áp dụng phân tích nhân tố là khi kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) với sig. < 0.05 và chỉ số KMO lớn hơn 0.5. Trong phân tích nhân tố phương pháp Principal components analysis đi cùng với phép xoay varimax thường được sử dụng. Sau khi xoay các nhân tố, hệ số tải nhân tố > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên. Ngoài ra, trị số Eigenvalues phải lớn hơn 1. Những nhân tố có Eigenvalues nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Giai đoạn 3: Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính
Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính để biết được cường độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ đó, kiểm tra được độ thích hợp của mô hình, xây dựng mô hình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết. Vấn đề chấp nhận và diễn giải các kết quả hồi quy được xem xét trong mối liên hệ với các giả thuyết nghiên cứu. Do đó mà trong phân tích hồi quy nhóm có kiểm định các giả thuyết của hàm hồi quy, nếu như các giả thuyết đó bị vi phạm thì các kết quả ước lượng các tham số trong hàm hồi quy không đạt được giá trị tin cậy.
2.3.2 Kết quả nghiên cứu Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
2.3.2.1 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha
Nhân tố an ninh có hệ số Cronbach’s alpha là 0,847 và các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3 (bảng số 7, phụ lục 5) nên đạt yêu cầu.
Nhân tố bảo mật có hệ số Cronbach’s alpha là 0,874 và các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3 (bảng số 8, phụ lục 5) nên đạt yêu cầu.
Nhân tố sự tin tưởng có hệ số Cronbach’s alpha là 0,856 và các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3 (bảng số 9, phụ lục 5) nên đạt yêu cầu.
Nhân tố phí dịch vụ có hệ số Cronbach’s alpha là 0,860 và các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3 (bảng số 10, phụ lục 5) nên đạt yêu cầu.
Nhân tố dễ sử dụng cảm nhận có hệ số Cronbach’s alpha là 0,803 và các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3 (bảng số 11, phụ lục 5) nên đạt yêu cầu.
Nhân tố hữu dụng cảm nhận có hệ số Cronbach’s alpha là 0,895 và các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3 (bảng số 12, phụ lục 5) nên đạt yêu cầu.
Nhân tố phát triển dịch vụ NHĐT có hệ số Cronbach’s alpha là 0,755 và các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3 (bảng số 13, phụ lục 5) đạt yêu cầu.
2.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT gồm 29 biến đạt yêu cầu phân tích Cronbach’s alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá
Kết quả phân tích nhân tố lần thứ nhất.
Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett’s với sig = 0.000 và chỉ số KMO = 0.860> 0.5 (bảng số 14a, phụ lục 5) cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp.
Tại các mức giá trị Eigenvalues > 1 với phương pháp rút trích Principal components và phép xoay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 29 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 67.914 (> 50%) đạt yêu cầu (bảng số 14b, phụ lục 5).
Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (bảng số 14c, phụ lục 5), các biến TT3, LP3, TT5, AN4, DD1, LP1 bị loại do có hệ số tải nhân tố của chúng chưa đạt yêu cầu (< 0.5). Do đó, việc phân tích nhân tố lần thứ hai được thực hiện với việc loại các biến này.
Kết quả phân tích nhân tố lần thứ hai
Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett’s với sig = 0.000 và chỉ số KMO = 0.852 > 0.5 (bảng số 15a, phụ lục 5) cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp.
Tại các mức giá trị Eigenvalues > 1, phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 23 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 74.157% (> 50%) đạt yêu cầu (bảng số 15b, phụ lục 5). Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
Kết quả tại bảng 2.9 (xem thêm bảng số 15c, phụ lục 5) cho thấy hệ số tải nhân tố của các biến này đều lớn hơn 0.5 đạt yêu cầu. Chênh lệch hệ số tải nhân tố của mỗi một biến quan sát đều lớn hơn 0.3 đạt yêu cầu
Dựa vào kết quả bảng ma trận xoay các nhân tố (bảng 2.9) lệnh Transform/Compute Variable/mean được sử dụng để nhóm các biến đạt yêu cầu với hệ số tải nhân tố > 0.5 thành sáu nhân tố.
Các nhân tố này được gom lại và đặt tên cụ thể như sau:
- Nhân tố 1: gồm 5 biến quan sát (TT1,TT2,TT4,TT6,TT7) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là nhân tố sự tin tưởng ký hiệu là TT.
- Nhân tố 2: gồm 4 biến quan sát (LP3,LP4,LP5,LP6) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là nhân tố phí ký hiệu là LP.
- Nhân tố 3: gồm 4 biến quan sát (BM1,BM2,BM3,BM4) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là nhân tố bảo mật ký hiệu là BM.
- Nhân tố 4: gồm 4 biến quan sát (AN1,AN2,AN3,AN5) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là nhân tố an ninh ký hiệu là AN.
- Nhân tố 5: gồm 3 biến quan sát (HD1,HD2,HD3) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là nhân tố hữu dụng cảm nhận ký hiệu là HD.
- Nhân tố 6: gồm 3 biến quan sát (DD2,DD3,DD4) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là nhân tố dễ sử dụng cảm nhận ký hiệu là DD.
Bảng 2.8: Ma trận xoay nhân tố lần 3
Phân tích nhân tố thang đo phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Thang đo phát triển dịch vụ NHĐT gồm 4 biến quan sát, sau khi đạt độ tin cậy bằng phân tích hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá. Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett’s với sig = 0.000 và chỉ số KMO = 0.749 > 0.5 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp.
Tại mức giá trị Eigenvalues = 2.327, phân tích nhân tố đã rút trích được 1 nhân tố từ 4 biến quan sát với phương sai trích là 58.169% (>50%) đạt yêu cầu.
Tất cả các hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hớn 0.5 đạt yêu cầu.
Lệnh Transform/Compute Variable được sử dụng để nhóm bốn biến PT1, PT2, PT3, PT4 thành biến Phát triển dịch vụ NHĐT ký hiệu là PT.
2.3.2.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
Kết quả phân tích nhân tố rút trích được sáu nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT. Mặc dù có sự loại một số biến nhưng vẫn không làm thay đổi tính chất của mỗi nhân tố và từng nhân tố vẫn không thay đổi. Do đó, mô hình nghiên cứu và các giải thuyết ban đẩu vẫn được giữ nguyên.
2.3.2.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Đánh giá độ phù hợp, kiểm định độ phù hợp của mô hình
Để kiểm định sự phù hợp giữa 6 nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là phát triển dịch vụ NHĐT, hàm hồi qui tuyến tính bội với phương pháp đưa vào một lượt (Enter) được sử dụng. Kết quả phân tích hồi qui lần tại bảng 2.10, các giá trị Sig. tương ứng với các biến TT, LP, BM, AN, HD, DD đều < 0.05. Vì vậy, có thể khẳng định các biến này có ý nghĩa trong mô hình.
Bảng 2.9: kết quả hồi qui
Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R square) = 0.569 (bảng số 18a, phụ lục 5). Điều này nói lên rằng mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 56.9%.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Kết quả kiểm định trị thống kê F, với giá trị sig = 0.000 (< 0.001) từ bảng phân tích phương sai ANOVA (bảng số 18b, phụ lục 5) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, sử dụng được. Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
Hiện tượng đa cộng tuyến
Đo lường đa cộng tuyến được thực hiện, kết quả cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) có giá trị nhỏ hơn 2 (bảng 2.10) đạt yêu cầu (VIF < 10). Vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội không có hiện tượng đa cộng tuyến, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình.
Kiểm định các giả định hồi quy
Giả định liên hệ tuyến tính
Kiểm tra bằng biểu đồ phân tán scatter cho phần dư chuẩn hóa (Standardized residual) và giá trị dự doán chuẩn hóa (Standardized predicted value). Kết quả cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên qua đường thẳng qua điểm 0 (hình 2, phụ lục 5) không tạo thành một hình dạng nào cụ thể. Như vậy, giả định liên hệ tuyến tính được thỏa mãn.
Giả định phương sai của sai số không đổi
Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman (bảng số 19, phụ lục 5) thấy giá trị sig của các biến độc lập là TT, LP, BM, AN, HD, DD với giá trị tuyệt đối của phần dư (ABSRES) khác không. Điều này cho thấy chúng ta không thể bác bỏ giả thiết Ho, nghĩa là phương sai của sai số không đổi. Như vậy, giả định phương sai của sai số không đổi không bị vi phạm.
Giả định phần dư có phân phối chuẩn
Kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư (hình 1, phụ lục 5) cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình mean gần = 0 và độ lệch chuẩn Std. = 0.984 tức là gần bằng 1). Như vậy, giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Giả định không có tương quan giữa các phần dư
Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) được dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Đại lượng d có giá trị từ 0 đến 4. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy giá trị d = 1.878 (bảng số 18a, phụ lục 5) nằm trong vùng chấp nhận nên không có tương quan giữa các phần dư. Như vậy, giả định không có tương quan giữa các phần dư không bị vi phạm. Vì vậy, mô hình hồi quy tuyến tính trên có thể sử dụng được.
Phương trình hồi quy tuyến tính bội
Với tập dữ liệu thu được trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và dựa vào bảng kết quả hồi quy tuyến tính bội (bảng 2.9), phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT như sau:
PT= 0.246*TT + 0.133*LP + 0.125*BM + 0.166*AN + 0.147*HD + 0.297*DD
Các biến độc lập (Xi): TT, LP, BM, AN, HD, DD
2.3.2.5 Tổng kết kết quả kiểm định các giả thuyết Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy phát triển dịch vụ NHĐT chịu tác động của 6 nhân tố: sự tin tưởng (TT), phí dịch vụ (LP), bảo mật (BM), an ninh (AN), hữu dụng cảm nhận (HD), dễ sử dụng cảm nhận (DD). Do đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5,H6 được chấp nhận.
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định các giả thuyết.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về NHĐT, dịch vụ NHĐT, phát triển NHĐT và nghiên cứu của Shorabi và cộng sự (2013) và nghiên cứu của Grandon và Pearson (2004), sáu nhân tố và các biến quan sát của mỗi nhân tố được xây dựng sơ bộ để đo lường mức độ ảnh hưởng đến triển dịch vụ NHĐT (trình bày tại chương 1).
Trải qua thảo luận tay đôi với 10 người hiện đã sử dụng dịch vụ NHĐT tại MB trên địa bàn TP.HCM và khảo sát thử 6 người có tài khoản tại MB, thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT được xác định chính thức cho nghiên cứu định lượng.
Kết quả nghiên cứu định tính, có 29 biến quan sát thuộc sáu nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT và 4 biến quan sát đo lường phát triển dịch vụ NHĐT tại MB. Trong đó, nhân tố an ninh gồm 5 biến quan sát, nhân tố bảo mật gồm 4 biến quan sát, nhân tố sự tin tưởng gồm 7 biến quan sát, nhân tố phí dịch vụ gồm 6 biến quan sát, nhân tố dễ sử dụng cảm nhận gồm 4 biến quan sát, nhân tố hữu dụng cảm nhận gồm 3 biến quan sát và nhân tố phát triển dịch vụ NHĐT gồm 4 biến quan sát.
Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, 29 biến thuộc sáu nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT và 4 biến quan sát đo lường thang đo phát triển dịch vụ NHĐT đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và các thang đo lường đều đạt tiêu chuẩn cho phép (hệ số tin cậy Cronbach’s alpha ≥ 0.6). Tổng cộng có 29 biến thuộc sáu nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút trích được 6 nhân tố với 23 biến quan sát và 4 biến đo lường phát triển dịch vụ NHĐT sau khi phân tích nhân tố khám phá vẫn giữ nguyên.
Kết quả hồi quy tuyến tính bội cho thấy cả 6 nhân tố đều có ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT tại MB. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển dịch vụ NHĐT dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa là dễ sử dụng cảm nhận (DD) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.297; tiếp đến lần lượt là nhân tố sự tin tưởng (TT) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.246; nhân tố an ninh (AN) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.166; hữu dụng cảm nhận với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.147; phí dịch vụ với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.133; bảo mật (BM) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.125.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã giới thiệu quá trình hình thành, phát triển của MB, các sản phẩm dịch vụ và dịch vụ NHĐT mà MB cung cấp, kết quả hoạt động kinh doanh của MB và so sánh dịch vụ NHĐT mà MB cung cấp với các ngân hàng khác.
Qua kết quả nghiên cứu định lượng đã xác định cả 6 nhân tố bao gồm: An ninh, Bảo mật, Sự tin tưởng, Chi phí, Dễ sử dụng cảm nhận và Hữu dụng cảm nhận đều có tác động đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Đây chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp và sẽ được trình bày chi tiết trong chương 3 tiếp theo đây. Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn Giải pháp phát triển ngân hàng điện tử tại MB Bank