Luận văn: Thực trạng mô hình nghiên cứu thị trường CK

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng mô hình nghiên cứu thị trường CK hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong kế toán của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

Chương này đề xuất mô hình nghiên cứu và trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu được thực hiện để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Cụ thể, chương này bao gồm các nội dung sau:

  • Đề xuất mô hình nghiên cứu của luận văn dựa trên các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đây đã trình bày trong chương 1 và chương 2, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
  • Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu;
  • Đo lường các biến trong mô hình;
  • Thiết kế nghiên cứu.

3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

3.1.1. Mô hình nghiên cứu

Sau khi tổng hợp các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng với nhiều cách đo lường và phạm vi nghiên cứu khác nhau, tác giả nhận thấy có một số nhân tố được đề xuất và kiểm định trong nhiều bài nghiên cứu (chẳng hạn như nhân tố về nợ vay, thù lao quản lý, nguy cơ kiện tụng…), giữa các bài nghiên cứu có một số nhân tố trùng nhau, một số nghiên cứu có sự bổ sung thêm các nhân tố mới. Dựa trên việc tổng hợp các bài nghiên cứu có liên quan này, cùng với các giải thích của lý thuyết nền tảng liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng, kết hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong luận văn của mình.

Trước tiên, tác giả nhận thấy phần lớn các nghiên cứu liên quan (chẳng hạn như nghiên cứu của Watts và Zimmerman, 1986; Ball và cộng sự, 2000; Watts, 2003a, 2003b; Ball và Shivakumar, 2005; Ball, và cộng sự, 2008, v. v.) đều sử dụng các nhân tố về quan hệ hợp đồng để giải thích việc áp dụng nguyên tắc thận trọng, bởi các nghiên cứu này cho rằng sự tồn tại và phát triển của nguyên tắc thận trọng xuất phát từ các mối quan hệ hợp đồng và ủy nhiệm của công ty. Ngoài ra, nghiên cứu của Qiang (2007), Lara và cộng sự (2009) v. v. chứng minh rằng quan hệ hợp đồng chỉ liên quan đến nguyên tắc thận trọng có điều kiện. Chính vì tầm quan trọng của nhân tố này đối với nguyên tắc thận trọng, tác giả lựa chọn đề xuất nhân tố này vào mô hình nghiên cứu trong luận văn của mình. Ảnh hưởng của quan hệ hợp đồng đến việc áp dụng kế toán được giải thích cụ thể dựa trên ba lý thuyết được trình bày trong phần trên, do vậy, dựa trên lập luận của các lý thuyết này, tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu các biến độc lập: đòn bẩy tài chính (thể hiện ảnh hưởng của nợ vay), thù lao quản lý, điều hành công ty. Luận văn: Thực trạng mô hình nghiên cứu thị trường CK

Đối với nhân tố quy định kế toán (accounting regulations) và thuế (taxation), nghiên cứu của Ball (2001), Ball và Shivakumar (2005), Basu (2005) và Qiang (2007) cho thấy rằng hai nhân tố này chỉ có liên quan đến nguyên tắc thận trọng không điều kiện mà không có sự liên quan đến nguyên tắc thận trọng có điều kiện. Hơn nữa, do những giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu để kiểm định, tác giả không đưa các nhân tố này vào mô hình nghiên cứu11. Chi tiết về phương pháp đo lường cũng như các giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu liên quan của từng nhân tố này được trình bày ở phần Phụ lục 2.

Đối với nhân tố nguy cơ kiện tụng, Qiang (2007) khẳng định rằng nhân tố này có liên quan đến cả hai loại nguyên tắc thận trọng. Nghiên cứu của Skinner (1994), Kasznik và Lev (1995), Skinner (1997) cũng đã chứng minh nguy cơ kiện tụng tạo ra động lực cho các nhà quản trị áp dụng nguyên tắc thận trọng ở mức độ cao hơn (để giảm nguy cơ kiện tụng). Do đó, tác giả cũng đề xuất đưa nhân tố này vào mô hình nghiên cứu của luận văn.

Như đã trình bày, việc đo lường nguyên tắc thận trọng không điều kiện cần nhiều dữ liệu và tính toán phức tạp hơn (được trình bày ở phần Phụ lục 2). Do đó, trong phạm vi giới hạn, luận văn này chỉ thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu đối với loại nguyên tắc thận trọng có điều kiện.

Trên cơ sở phân tích trên, mô hình nghiên cứu của luận văn có tổng cộng 4 nhân tố (biến độc lập) bao gồm: đòn bẩy tài chính, thù lao quản lý, điều hành công ty và nguy cơ kiện tụng và 1 biến phụ thuộc là mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Như vậy, mô hình nghiên cứu chính thức của luận văn như sau:

Đòn bẩy tài chính

Thù lao quản lý

Điều hành công ty

Mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng

Nguy cơ kiện tụng

Hình 3. 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

3.1.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu Luận văn: Thực trạng mô hình nghiên cứu thị trường CK

Căn cứ vào mô hình nghiên cứu đề xuất, kết quả của các nghiên cứu có liên quan trong bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng (Bảng 1.1), và mối liên hệ của các nhân tố đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng được trình bày trong phần lý thuyết nền tảng ở trên, tác giả xây dựng 4 giả thuyết như trong bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3. 1. Các giả thuyết nghiên cứu và mối quan hệ với các lý thuyết nền tảng có liên quan

Ghi chú:

Tác động cùng chiều;

Tác động ngược chiều.

3.2. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xây dựng mô hình nghiên cứu của luận văn

Dựa trên các lý thuyết nền tảng làm cơ sở cho việc áp dụng nguyên tắc thận trọng và các nghiên cứu trước đây có liên quan về đề tài nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu của luận văn.

Bước 2: Xây dựng thang đo

Để thực hiện các phân tích định lượng cung cấp các bằng chứng thực nghiệm kiểm định giả thuyết nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng thang đo cho các biến trong mô hình nghiên cứu. Các thang đo được xây dựng dựa trên các thang đo đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước.

Bước 3: Phân tích thống kê mô tả để tìm hiểu thực trạng áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết trên TTCK tại Việt Nam

Trước khi tiến hành các phân tích định lượng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu phát triển từ mô hình, tác giả thực hiện các thống kê mô tả đối với các dữ liệu nghiên cứu thu thập được, qua đó cung cấp các bằng chứng thực nghiệm để phân tích thực trạng áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết trên TTCK tại Việt Nam.

Bước 4: Phân tích hồi quy – kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Phân tích các dữ liệu thu thập được nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay, tức là tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu phát triển từ mô hình nghiên cứu để thực hiện mục tiêu chính của luận văn.

Bước 5: Phân tích, bàn luận kết quả nghiên cứu, nhận xét và đề xuất kiến nghị

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở bước 4, tác giả tiến hành phân tích các kết quả này với điều kiện đặc điểm của Việt Nam, đồng thời, so sánh kết quả với các nghiên cứu trước đây trên thế giới, từ đó đề xuất một số kiến nghị liên quan.

3.3. Đo lường biến trong mô hình Luận văn: Thực trạng mô hình nghiên cứu thị trường CK

3.3.1. Đo lường biến phụ thuộc: mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng

3.3.1.1. Các phương pháp phổ biến đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng

Sau khi tổng quan các nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng, tác giả nhận thấy có năm phương pháp chủ yếu12 được sử dụng để đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng, đó là:

  • Phương pháp của Basu (1997) với thước đo tính kịp thời không cân xứng (AT – asymmetric timeliness) của thu nhập (sau đây gọi tắt là phương pháp Basu),
  • Phương pháp của Ball and Shivakumar (2006) với thước đo dòng tiền dồn tích không cân xứng (AACF – asymmetric-accruals-to-cash-flow),
  • Phương pháp đo lường tỷ lệ giá trị sổ sách so với giá trị thị trường (MTB – Market-to-Book ratio),
  • Phương pháp của Penman và Trigger (2002) đo lường các khoản dự phòng ẩn (HR – Hidden Reserves),
  • Phương pháp của Givoly và Hayn (2002) đo lường các khoản dồn tích âm (NA – Negative Accruals).

Phụ lục 1 tóm tắt một số nghiên cứu cùng các phương pháp được sử dụng để đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng mà tác giả tổng hợp được đến thời điểm nghiên cứu. Theo đó, bảng 3.1 dưới đây thống kê tần suất sử dụng của từng phương pháp trong các nghiên cứu thực nghiệm này.

Mặc dù vẫn có một số phương pháp đo lường khác, nhưng năm phương pháp này được trình bày do tác giả nhận thấy chúng được áp dụng phổ biến nhất và có tác động đáng kể nhất trong các công trình nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng.

Bảng 3.2. Thống kê tần suất sử dụng các phương pháp đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng trong các nghiên cứu thực nghiệm tổng hợp được

Có thể thấy từ bảng 3.2 này rằng có sự khác biệt đáng kể trong tần suất sử dụng giữa các phương pháp, trong đó phương pháp Basu được sử dụng phổ biến nhất, phương pháp này được sử dụng trong 36 bài nghiên cứu (trên tổng số 53 bài tổng hợp được). Kết quả thống kê này cũng khẳng định thêm cho nhận định của Ryan (2006) cho rằng phương pháp đo lường AT của Basu là phương pháp phổ biến nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm về nguyên tắc thận trọng.

Phương pháp Basu có một số ưu điểm: (1) Phương pháp này được áp dụng phổ biến và được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu – trong gần 9 năm nó là phương pháp duy nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm để đo lường mức độ thận trọng. (2) Thước đo AT được chứng minh là phù hợp với các nghiên cứu so sánh quốc tế ở quy mô lớn.

Phương pháp của Ball and Shivakumar với thước đo AACF cũng dựa trên ý tưởng đo lường tính kịp thời không cân xứng của Basu, được xuất bản vào năm 2006 – 9 năm sau khi Basu xuất bản phương pháp đo lường của ông vào năm 1997. Tuy nhiên, AACF được xây dựng nhằm đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng của các công ty không niêm yết do các công ty này không có giá niêm yết (khắc phục nhược điểm của phương pháp Basu).

Khác với phương pháp Basu, thay vì đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng có điều kiện, các bài nghiên cứu áp dụng phương pháp MTB nhìn chung là nhằm ước lượng mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng không điều kiện. Chẳng hạn như, nghiên cứu của Lara và Mora (2004) sử dụng tỷ lệ MTB là một thước đo cho mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng không điều kiện và nhận thấy rằng công ty ở các nước châu Âu lục địa có mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng không điều kiện cao hơn (tỷ lệ MTB cao hơn) so với các công ty ở Anh.

3.3.1.2. Lựa chọn phương pháp đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng Luận văn: Thực trạng mô hình nghiên cứu thị trường CK

Một số nghiên cứu kế toán bày tỏ sự lo ngại về khả năng của phương pháp Basu trong việc đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng (chẳng hạn như nghiên cứu của Givoly và cộng sự, 2007). Tuy nhiên, cũng có nhiều bài nghiên cứu bảo vệ phương pháp đo lường này (chẳng hạn như nghiên cứu của Ryan, 2006; Ball và Kothari, 2006). Ryan (2006) lập luận rằng, tính kịp thời không cân xứng trong việc ghi nhận thu nhập là hậu quả trực tiếp nhất của nguyên tắc thận trọng có điều kiện. Ông đưa ra bốn đề xuất cụ thể để ước tính tính kịp thời không cân xứng và chứng minh rằng nó là một phương pháp phù hợp để đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng có điều kiện. Do đó, ông cho rằng phương pháp Basu vẫn nên được duy trì và được đánh giá là hữu ích trong các nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng có điều kiện.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng các nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy phương pháp Basu được sử dụng trong phần lớn các nghiên cứu, phương pháp này có cách giải thích đơn giản và trực tiếp cũng như có tính khả thi trong quá trình thu thập số liệu trong điều kiện nghiên cứu của luận văn, do đó tác giả lựa chọn phương pháp Basu để đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng.

Như vậy, luận văn sử dụng phương pháp đo lường tính kịp thời không cân xứng (AT – asymmetric timeliness) của Basu (1997) để đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng có điều kiện. Tính kịp thời không cân xứng đo lường sự khác biệt về độ nhạy cảm của thu nhập với các thông tin kinh tế bất lợi (tin xấu) và có lợi (tin tốt). Phương pháp này tập trung vào ngụ ý của nguyên tắc thận trọng rằng tin xấu sẽ được phản ánh trong thu nhập kịp thời hơn so với tin tốt. Mặc dù tính kịp thời của việc ghi nhận các sự kiện kinh tế đã được biết đến kể từ nghiên cứu của Warfield và Wild (1992), nhưng Basu (1997) là người đầu tiên liên kết tính kịp thời không cân xứng này với nguyên tắc thận trọng. Theo phương pháp này, các công ty có AT càng cao, thì mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng có điều kiện càng cao. Cụ thể, mô hình hồi quy Basu sau đây được sử dụng để đo lường mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng có điều kiện:

Trong đó:

Xt: Tỷ lệ thu nhập trên thị giá của mỗi cổ phiếu của công ty trong năm t, theo đó Xt = EPSt Pt

EPSt: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Pt : Thị giá cổ phiếu của công ty đầu năm t

Rt : Sự thay đổi giá của cổ phiếu trên thị trường của công ty trong năm t. Theo Parkinson (1980), Rt được đo lường bằng logarit tự nhiên của giá cổ phiếu tại thời kỳ t so với thời kỳ t-1. Cụ thể Rt được tính như sau: Rt = log(Pt) – log(Pt-1) = log(Pt/Pt-1)

Dt : Biến giả, có giá trị bằng 1 nếu sự thay đổi giá của cổ phiếu trên thị trường của công ty trong năm t là âm (Rt ≤ 0), và có giá trị bằng 0 trong trường hợp còn lại (Rt > 0).

Như đã trình bày, với nguyên tắc thận trọng, tin xấu sẽ được phản ánh trong thu nhập một cách kịp thời hơn so với tin tốt. Mô hình hồi quy Basu sử dụng thước đo Rt (sự thay đổi giá của cổ phiếu công ty trên thị trường) để làm chỉ báo cho tin tốt và xấu, đồng thời sử dụng biến giả D để tách hai loại tin này. Nếu tổng hợp ảnh hưởng của thông tin trong năm nhìn chung là tin xấu, giá cổ phiếu trong năm giảm (Rt ≤ 0) và ngược lại, nếu tổng hợp ảnh hưởng của thông tin trong năm nhìn chung là tin tốt, giá cổ phiếu trong năm tăng (Rt > 0).

Đối với tin tốt (Rt > 0), D có giá trị là 0 và hệ số của nó là β2. Đối với tin xấu (Rt ≤ 0), D có giá trị là 1 và hệ số của nó là β2+β3. Như vậy, hệ số β3 được sử dụng để đo lường sự khác biệt về độ nhạy của thu nhập của tin xấu so với tin tốt. Bởi vì tin xấu được phản ánh trong thu nhập kịp thời hơn so với tin tốt, Basu kỳ vọng độ nhạy của thu nhập trong các trường hợp Rt ≤ 0 (chỉ báo của tin xấu) cao hơn so với các trường hợp Rt > 0 (chỉ báo của tin tốt). Hệ số β3 đo lường tính kịp thời không cân xứng, tức là mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng có điều kiện. Hệ số β3 được kỳ vọng là dương (β3 > 0), β3 càng lớn, mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng của công ty càng cao.

3.3.2. Đo lường biến độc lập Luận văn: Thực trạng mô hình nghiên cứu thị trường CK

Mô hình nghiên cứu của luận văn bao gồm 4 biến độc lập. Tên biến, ký hiệu biến và phương pháp đo lường các biến độc lập này được chi tiết trong bảng 3.3 bên dưới như sau:

Bảng 3. 3. Phương pháp đo lường các biến độc lập

3.3.3. Đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng

Để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng có điều kiện, dựa theo nghiên cứu của Lara và cộng sự (2009), tác giả áp dụng mô hình kết hợp các chỉ báo cho từng nhân tố vào mô hình Basu như sau:

Trong đó: F là từng nhân tố trong bốn nhân tố được giả định là có ảnh hưởng đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong phần trên, các biến còn lại được đo lường theo như mô hình (1). Mô hình này được áp dụng riêng biệt cho từng nhân tố.

Trong mô hình này, các giá trị của hệ số β31 biểu thị cho mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng, theo đó, giá trị β31 càng cao, mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến việc áp dụng nguyên tắc thận trọng càng lớn.

Ngoài ra, để đo lường tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng, dựa vào mô hình của Lara và cộng sự (2009), tác giả sử dụng phương pháp kết hợp Basu với tất cả các nhân tố trong cùng một mô hình như sau:

Xt = α + β0Dt + β1DR + β01LEV + β11DLEV + β21RLEV + β31DRLEV + β02COM + β12DCOM + β22RCOM + β32DRCOM + β03GOV + β13DGOV + β23RGOV + β33DRGOV + β04LIT + β14DLIT + β24RLIT +

Trong đó, các biến trong mô hình được đo lường theo các phương pháp đã trình bày, các giá trị của hệ số β31, β32, β33, β34 biểu thị cho mức độ ảnh hưởng tương ứng của nhân tố đòn cân tài chính, thù lao quản lý, điều hành công ty, nguy cơ kiện tụng đến mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng.

3.4. Thiết kế nghiên cứu Luận văn: Thực trạng mô hình nghiên cứu thị trường CK

Dữ liệu được dùng cho các phân tích thực nghiệm trong luận văn này được thu thập từ BCTN (trong đó có bao gồm BCTC) của công ty. Ngoài ra, các dữ liệu về thị giá cổ phiếu của các công ty được thu thập trực tiếp trên website của CTCP VCCorp13.

Mẫu nghiên cứu của luận văn được thu thập trong giai đoạn 2014 – 2016. Tính đến thời điểm nghiên cứu, có tổng cộng 733 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán, trong đó có 344 công ty niêm yết trên HOSE và 389 công ty niêm yết trên HNX14. Luận văn sử dụng cách thức chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, theo đó tác giả lựa chọn những phần tử nào mà mình có thể thu thập được đầy đủ thông tin cho nghiên cứu thực nghiệm. Cụ thể, mẫu nghiên cứu được thu thập dựa trên các tiêu chí sau:

  • Các công ty hoạt động và niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX liên tục trong giai đoạn 2014-2016.
  • Kỳ kế toán năm của công ty là từ 1/1 đến 31/12 theo năm dương lịch và không thay đổi năm tài chính trong giai đoạn 2014-2016.
  • Công ty không thuộc các ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.
  • Nguồn thu thập dữ liệu. Xem http://s.cafef.vn/Lich-su-giao-dich-VNINDEX-1.chn#data
  • Theo số liệu từ website của Vietstock. Xem http://finance.vietstock.vn/doanh-nghiep-a-z/
  • BCTN của công ty có công bố đầy đủ các dữ liệu cần thu thập, giá thị trường của cổ phiếu công ty sẵn có ở một số thời điểm cần thu thập. Luận văn: Thực trạng mô hình nghiên cứu thị trường CK

Đầu tiên, tác giả thu thập BCTN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch HOSE và HNX liên tục trong giai đoạn 2014 – 2016, không bao gồm các BCTN của các công ty thuộc ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Trong quá trình thu thập dữ liệu, có một số phần tử của mẫu không bao gồm đầy đủ các dữ liệu cần thiết nên bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu chính thức. Do đó, mẫu nghiên cứu chính thức của luận văn bao gồm 233 công ty cho mỗi năm quan sát15, tức là bao gồm tổng cộng 699 quan sát trong giai đoạn 2014 – 2016. Bảng 3.4 bên dưới thống kê số lượng các công ty (được phân loại theo ngành) được lựa chọn cho mẫu nghiên cứu chính thức của luận văn. Việc phân ngành được dựa theo Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và tiêu chí phân ngành của HOSE. Để thuận tiện trong việc thảo luận và phân tích các kết quả, ngành D và F trong luận văn này đã được viết tắt. Cụ thể, tên đầy đủ của ngành D là “Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí” và tên đầy đủ của ngành F là “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác”.

Bảng 3. 4. Bảng phân ngành các công ty trong mẫu nghiên cứu

Thông tin các công ty trong mẫu nghiên cứu được trình bày ở Phụ lục 3.

Luận văn sử dụng các công cụ phân tích thống kê để phân tích dữ liệu, qua đó kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của luận văn. Các kết quả phân tích được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm STATA 13 và Excel 2013 và được trình bày trong chương tiếp theo của luận văn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên các nền tảng lý thuyết cùng với các công trình nghiên cứu liên quan đã trình bày ở chương 1 và chương 2, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của luận văn và phát triển các giả thuyết nghiên cứu phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam cũng như phù hợp với các giới hạn nghiên cứu của luận văn. Chương này cũng trình bày chi tiết phương pháp được thực hiện để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu của luận văn, theo đó, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Cụ thể, trước tiên, chương này trình bày quy trình nghiên cứu của luận văn: xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo cho các biến trong mô hình, tiến hành thu thập dữ liệu làm cơ sở để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm của luận văn (bao gồm việc phân tích thực trạng áp dụng nguyên tắc thận trọng và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra), và cuối cùng là đề xuất các kiến nghị liên quan sau khi đã có kết quả nghiên cứu.

Tiếp theo, cách thức thu thập dữ liệu và chọn mẫu nghiên cứu cũng được trình bày trong chương này. Dữ liệu được dùng cho các phân tích thực nghiệm trong luận văn được thu thập từ BCTN (trong đó có đính kèm BCTC) của công ty. Ngoài ra, các dữ liệu về thị giá cổ phiếu của các công ty được thu thập trực tiếp trên website của CTCP VCCorp. Mẫu nghiên cứu chính thức của luận văn bao gồm 233 công ty cho mỗi năm quan sát, tức là bao gồm tổng cộng 699 quan sát trong giai đoạn 2014 – 2016.

Chương tiếp theo của luận văn sẽ trình bày kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm, làm cơ sở để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Luận văn: Thực trạng mô hình nghiên cứu thị trường CK

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Giải pháp nguyên tắc thận trọng của các Cty trên TTCK

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x