Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng Marketing điện tử tại Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Hoạt động marketing điện tử trên thế giới và giải pháp phát triển marketing điện tử Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.3.1. Tình hình phát triển TMĐT và Marketing điện tử tại Việt Nam
Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hiện tại Việt Nam có khoảng 15 triệu người sử dụng Internet. Dự báo trong ba năm tới số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ tăng lên tới 30 triệu người. Thị trường rộng lớn đó cùng với tốc độ phát triển kinh tế sẽ là tiền đề cho sự phát triển của TMĐT trong những năm tới.
Bảng 2.1. Bảng số liệu về tình hình phát triển Internet tại Việt Nam tính đến tháng 02/2007
Mặc dù mới chỉ tiến hành kết nối mạng toàn cầu cách đây hơn 9 năm nhưng tốc độ phát triển của internet tại Việt Nam đạt mức cao trong khu vực. Nếu cách đây năm, tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực (2,23% ở Việt Nam so với 54,43% của Singapore) thì đến cuối năm 2005 khi con số này ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều giảm thì riêng Việt Nam lại tăng tới 1,43 lần. Với tốc độ này, Việt Nam đã cải thiện được vị trí của mình trong bảng xếp hạng về tỷ lệ người sử dụng Internet. Nếu như cuối năm 2005, Việt Nam đứng thứ 4 với tỷ lệ 12,89%, thì đến cuối năm 2006 Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 với tỷ lệ 18%, vượt qua cả các nước giàu có như Brunei (14,22%), Thái Lan (12,65%).[21] Đây là một kết quả khả quan cho thấy Internet ngày càng được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho việc tiến hành các hoạt động TMĐT cũng như hoạt động Marketing điện tử. Luận văn: Thực trạng Marketing điện tử tại Việt Nam
Hình 2.2. Tỷ lệ tăng trưởng Internet của các nước trong khu vực Đông Nam Á
Về mặt pháp lý thì năm 2006 là năm đầu tiên TMĐT được pháp luật thừa nhận chính thức khi Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có hiệu lực. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 222/2005/QĐ – TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ. [2, tr. 14] Với việc chính thức thừa nhận TMĐT thì hoạt động kinh doanh TMĐT đã tiếp tục được mở rộng ra những loại hình mới, trong đó tập trung đến việc cung cấp nội dung cho các phương tiện điện tử. Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng qua các thiết bị di động cũng tăng nhanh. Số lượng người tiêu dùng mua sắm qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là trong giới trẻ. Tâm lý và thói quen mua bán bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức mới của TMĐT. Loại hình giao dịch TMĐT doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) cũng phát triển khá nhanh. Kết quả điều tra của Bộ Thương mại cho thấy có tới 92% doanh nghiệp đã kết nối Internet. [22]
Số doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử B2B của Việt Nam cũng như của các nước đang tăng rất nhanh. Nhiều doanh nghiệp đã tìm được đối tác mới, hợp đồng mới qua các chợ “ảo” này. Việc sử dụng thư điện tử (email) trong giao dịch kinh doanh đã trở nên phổ biến. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Internet để cho mục tiêu mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua việc xây dựng các website. Ngoài ra các bộ ngành và các địa phương cũng đều đã tạo dựng website, các website này đã cung cấp nhiều thông tin đa dạng và cần thiết cho doanh nghiệp. Một số cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương đã bắt đầu cung cấp trực tuyến dịch vụ công ở mức đơn giản như cấp đăng ký kinh doanh điện tử, khai hải quan điện tử, đấu thầu mua sắm công, cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Tuy nhiên vẫn còn một số quy định bất hợp lý, cản trở sự phát triển của TMĐT và Marketing điện tử mà đã được các doanh nghiệp nhắc đến từ nhiều năm trước nhưng vẫn chưa được khắc phục như quy định về cấp phép thành lập website hay mua bán tên miền. Trong năm 2006, hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về TMĐT và Marketing điện tử cũng đã có chuyển biến mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Có thể nói năm 2005 là năm cuối cùng của giai đoạn TMĐT hình thành và được pháp luật chính thức thừa nhận tại Việt Nam. Trong năm 2006, TMĐT ở Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới và phát triển trên tất cả mọi khía cạnh từ chính sách, luật pháp, giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng như sự hỗ trợ đa dạng của các cơ quan nhà nước. Trong những năm tới, TMĐT ở Việt Nam có thể có những bước tiến đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại chung của cả nước.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing
2.3.2. Thực trạng ứng dụng TMĐT và Marketing điện tử tại một số doanh nghiệp Việt Nam Luận văn: Thực trạng Marketing điện tử tại Việt Nam
Hiện nay có khoảng 175.000 website của các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động với 59,3% sử dụng đường truyền ADSL. [22] Trong năm qua, các cơ quan nhà nước đã tích cực xây dựng nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm nhanh chóng tạo ra môi trường pháp lý cho TMĐT nói chung và Marketing điện tử nói riêng phát triển. Năm 2006 là năm có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phát triển TMĐT tại Việt Nam khi là năm đầu tiên có bộ luật Giao dịch điện tử và nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên triển khai “Kế hoạch tổng thể TMĐT giai đoạn 2006 – 2010”, với số lượng doanh nghiệp tham gia TMĐT tăng lên đáng kể. Tuy nhiên theo khảo sát của Bộ Thương mại công bố ngày 22/01/2007 nhân dịp tổ chức triển lãm ứng dụng Công nghệ thông tin truyền thông trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hiện nay số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam có website chiếm chỉ khoảng 20-25%, trong đó có tới 93,8% số website chỉ để giới thiệu về công ty. Tính năng giao dịch điện tử của các website này chỉ chiếm 27%. Tính ra, chỉ khoảng 5,4% đến 6% số doanh nghiệp sử dụng thương mại điện tử. Số website cho phép thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản chỉ chiếm trên 10%, phần lớn trong số này là các siêu thị trực tuyến và các website cung cấp dịch vụ du lịch, ngân hàng, bưu chính viễn thông.
Điều này có thể giải thích do cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao, thiếu vốn, ngành ngân hàng kém phát triển hệ thống pháp luật chưa đủ, lượng người dùng internet còn thấp.
Tuy nhiên theo Bộ Thương mại, nhận thức của các doanh nghiệp về TMĐT đang thay đổi nhanh. Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp có website riêng để quảng bá cho sản phẩm dịch vụ của mình cũng tăng lên đáng kể. Một số doanh nghiệp cũng đã thử nghiệm việc bán hàng trên mạng. Hiện ở Việt Nam đã có hơn 10 siêu thị trên mạng, trong đó có hai siêu thị ảo lớn nhất là Golmart (www.golmart.com.vn) của Công ty Uy Tín – GOL và VDC siêu thị (www.vdcsieuthi.vnn.vn) của công ty Điện toán và Truyền số liệu. Ngoài ra còn có siêu thị www.vietnamshop.com của công ty Rồng Thái Bình Dương, siêu thị www.bancanbiet.com của công ty Sài Gòn Liên Phương, www.sieuthitainha.com.vn của công ty TNHH dịch vụ và siêu thị tại nhà, www.camnangmuasam.com.vn của công ty tư vấn và đầu tư P.H.I, www.thienhoaelectric.com của trung tâm điện máy và nội thất Thiên Hoà…Hiện VDC siêu thị đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ với gần nhà cung cấp hàng hoá trên thị trường, phân phối chính thức các sản phẩm điện tử như LG, Electrolux, Sony, Panasonic, Sanyo, mỹ phẩm Pupa, Londa, Averin…Còn Golmart lại chuyên cung cấp vật tư, máy móc, trang thiết bị văn phòng phẩm, hàng tiêu dùng và các dịch vụ tặng quà theo yêu cầu. Vào tháng 5/2006, siêu thị ảo Golmart này đã thu hút hơn 30.000 khách hàng thường xuyên đặt hàng 2 lần/tuần và hơn 10.000 khách hàng vãng lai. [21] Luận văn: Thực trạng Marketing điện tử tại Việt Nam
Những hoạt động giao dịch, kinh doanh trên mạng mặc dù chưa thực sự phát triển do điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam chưa đủ đảm bảo, nhưng bất chấp những hạn chế này, các doanh nghiệp cũng đang rất nỗ lực ứng dụng những lợi ích của Marketing điện tử vào hoạt động kinh doanh. Một số doanh nghiệp như: Tổng công ty bưu chính viễn thông (www.vnpt.com.vn), hãng hàng không Việt Nam (www.vietnamir.com.vn), FPT (www.fpt.vn) là những doanh nghiệp tiêu biểu trong việc tiến hành các hoạt động Marketing điện tử tại Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam ra nhập mạng internet toàn cầu vào cuối năm 1997, đến nay đã có 17 nhà cung cấp dịch vụ internet(ISP), 6 nhà cung cấp dịch vụ kết nối internet(IXP). Một trong những bước phát triển thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam là website-siêu thị điện tử do Công ty phát triển phần mềm VASC mở ra vào tháng 12/1998. Thông qua website này, người tiêu dùng có thể mua bất kỳ vật gì qua mạng, từ cây kim tới chiếc xe hơi. Bên cạnh đó phải kể đến trang vàng internet của Việt Nam với các chuyên mục “Tiềm năng và triển vọng các tỉnh”, “100 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam-VNN TOP 100” và “Best ten” dành cho các doanh nghiệp Việt Nam, Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) hiện nay đã kết hợp với Công ty TNHH Thiên Phát khai trương siêu thị điện tử mang tên Việt Nam Cybermall, khách hàng có thể ngồi tại nhà mà vẫn mua sắm những sản phẩm mình cần. Nhưng hiện nay thực tế lượng khách hàng đặt mua hàng tại địa chỉ này còn rất ít, do thói quen và thị hiếu mua hàng hoá thương mại điện tử ở Việt Nam chưa phát triển. Nhưng đây sẽ là tiền đề cho tương lai, đồng bộ hoá kỹ thuật số và xã hội hoá tin học ở Việt Nam. Hiện nay trong phạm vi nội bộ, ngoài mạng internet còn có các mạng chuyên đề cung ứng thông tin kinh tế và tổ chức đầu mối thương mại như mạng Vitranet của Hội khoa học kinh tế Việt Nam, mạng Vitranet của Bộ Thương mại và mạng VCC net của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Bộ
Thương mại cũng đã triển khai dự án quốc gia về phát triển thương mại điện tử và thiết lập Tradepoint là đầu mối thương mại của thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội.
Hiện nay, một điều rất đáng mừng là hầu hết các doanh nghiệp đều đã thừa nhận những ích lợi do việc mở website mang lại. Lãnh đạo Công ty xuất nhập khẩu sách báo (thuộc Bộ văn hoá thông tin) cho biết, nhờ có website mà công tác xuất nhập khẩu sách báo đã có những thay đổi về chất, khắc phục được những trở ngại về khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước. Cụ thể, website www.xunhasaba.com.vn đã mang lại cho công ty này thêm khoảng 5% khách hàng mới kể từ khi hoạt động. Ngoài ra, sự xuất hiện của công ty trên internet đã góp phần đưa uy tín của công ty lên một tầm cao mới. Nhiều đề nghị hợp tác, làm ăn, thị trường mới cũng đã xuất hiện nhờ sự có mặt của website này. Mới đây nhất, một nhà sách mới mở tại Thành phố Hồ Chí Minh là Nhà sách Minh Khai cũng đã thành công nhờ việc bán được trên 1.000 cuốn sách các loại. Hiện nay mối quan tâm đến thương mại điện tử đang tăng lên hàng ngày trong bối cảnh thương mại điện tử bắt đầu triển khai và phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới dưới các hình thức và mức độ khác nhau theo từng khu vực và từng nước.
Trong các ứng dụng của Marketing điện tử trên thế giới thì hoạt động quảng cáo trực tuyến được coi là phát triển mạnh nhất. Tại Việt Nam, gần một năm nay, thị trường Quảng cáo trực tuyến hoạt động khá sôi động khi Internet tốc độ cao (ADSL) đã trở nên phổ cập hơn. Tuy nhiên, doanh số ước tính của năm 2006 cũng chỉ có thể đạt 64 tỷ đồng, tức là chỉ chiếm 0,5% thị phần. Với cộng đồng bạn đọc hơn 1,5 triệu người, tương đương 15,08% dân số, thì con số 64 tỷ đồng là khá nhỏ bé. Lý do khiến doanh số quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam vẫn còn thấp là do các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đúng mức tới thị trường này. Nếu dạo qua các trang báo điện tử trong nhóm hàng đầu ở Việt Nam hiện nay như Tuổi Trẻ, VnExpress, DânTrí, Vietnamnet, 24h.com.vn…, chúng ta cũng thấy các website này chỉ có hai hình thức quảng cáo chính là banner (dải băng quảng cáo) và pop-up. [27] Quảng cáo bằng banner ở Việt Nam mang tính định hướng còn thấp, các banner chỉ được “treo” lên cố định ở một chỗ, theo từng chuyên mục của website và nằm yên ở đó, không thay đổi dù nhiều khi bài viết nằm dưới nó liên quan rất ít, thậm chí không liên quan đến sản phẩm quảng cáo. Nhược điểm này đã được các công nghệ quảng cáo quốc tế khắc phục từ rất lâu. Chẳng hạn công nghệ AdSense của Google có thể “đọc” thông tin trên trang web và đưa lại các quảng cáo có liên quan đến nội dung của trang. Một yếu tố khác khiến quảng cáo trực tuyến của Việt Nam còn chưa hấp dẫn đó là sự nghèo nàn, đơn điệu về hình thức. Ngoài banner và pop-up, hầu như không thể tìm thấy loại hình quảng cáo nào khác. Trong khi đó trên thế giới, nguồn thu chính trong quảng cáo trực tuyến lại là dịch vụ tìm kiếm. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế thì quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới và có thể giành được thị phần đáng kể so với các loại hình quảng cáo truyền thống.
Hiện nay, Marketing điện tử đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Marketing điện tử mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, tuy nhiên với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải ứng dụng Marketing điện tử như một tất yếu khách quan. Để Marketing điện tử có thể phát triển, nhà nước cần có các chính sách và biện pháp hỗ trợ thúc đẩy việc ứng dụng hình thức kinh doanh mới này, đồng thời các doanh nghiệp cũng phải nhận thức và đánh giá đầy đủ những lợi thế của Marketing điện tử để từ đó có thể khai thác triệt để lợi ích mà marketing điện tử đem lại.
Trước những yêu cầu đó, chương ba sẽ đưa ra một số giải pháp cho Nhà nước và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động marketing điện tử tại Việt Nam. Luận văn: Thực trạng Marketing điện tử tại Việt Nam
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển Marketing điện tử tại Việt Nam