Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Giải pháp Marketing-mix tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Giới thiệu khái quát về khu du lịch và Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc

3.1.1. Khái quát về khu du lịch Hồ Núi Cốc

Thái Nguyên với lịch sử phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hóa từ lâu đã tạo nên những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng và có chất lượng dịch vụ cao như: khu du lịch Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, ATK Định Hóa,… Đặc biệt là Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc đã được đầu tư xây dựng từ những năm 1980. Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc đã phát huy được lơi thế vốn có của vùng đất này và ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh so với các khu du lịch khác trong tỉnh cũng như trong khu vực. Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, được tạo nên sau khi đập ngăn Sông Công được xây dựng từ năm 1973 đến năm 1982. Hồ gồm 1 đập chính dài 480m và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ khoảng 25km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới hơn 89 hòn đảo, có đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú ngụ của đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê, có đảo có đền Bà chúa Thượng Ngàn. Lòng hồ sâu trung bình 35m. Dung tích nước hồ khoảng 175 triệu m3. Hồ có khả năng khai thác từ 600 – 800 tấn cá/năm. Hồ Núi Cốc còn được ví như là 1 Vịnh Hạ Long thu nhỏ. Hồ Núi Cốc cách thành phốThái Nguyên 15 km về phía tây, cách Hà Nội chưa đến 100km về phía bắc, cách xa hẳn các khu công nghiêp̣, nên hoàn toàn phù hợp để thu hút khách du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp cũng như vui chơi giải trí cho nhân dân Hà Nội, Thái Nguyên và các vùng lân cận.

Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc được phân chia thành 3 khu:

  • Khu vực phía bắc Hồ Núi Cốc (Khu trung tâm) với: 160.000 m2.
  • Khu vực phía nam Hồ Núi Cốc diện tích: 75.500 m2.
  • Khu vực đảo văn hóa (Đảo núi Cái) với: 182.000 m2.

Các công trinh̀ nơi đây hầu hết đươc̣ tạo bởi bàn tay khối óc con người, từýtưởng của nhàđầu tư, các nhàthiết kếcùng với các nghê ̣nhân, đa ̃taọ dưng̣ đươc̣ những công trinh̀ vừa mang tinh́ dân gian vừa mang tính hiêṇ đai,̣ vừa lung linh huyền ảo vừa mang tinh́ hiêṇ thưc̣ làm tái taọ các câu truyêṇ huyền thoaịnơi đây…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing

3.1.2. Khái quát về Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ra đời trên tiền đề là Nhà nghỉ Công đoàn Hồ Núi Cốc trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên, theo Quyết định số 1520/TC-DC, ngày 28/7/1980 với 40 giường, để phục vụ cán bộ công nhân viên chức của Tỉnh theo chế độ bảo hiểm xã hội nghỉ dưỡng sức. Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường và đến năm 1993 chế độ bao cấp chấm dứt, Nhà nghỉ Công đoàn Hồ Núi Cốc đã chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước và đổi tên là: Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc, theo Quyết định số 497/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ngày 17/8/1993, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước. Kể từ đó doanh nghiệp đã làm cho khu du lịch Hồ Núi Cốc được đánh thức tiềm năng vốn có và bắt đầu để lại ấn tượng trong lòng du khách đến tham quan. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, theo Quyết định số 4992/QĐ – UB, ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Khách sạn du lịch công đoàn Hồ Núi Cốc được đổi thành Công Ty CổPhần Khách Sạn Du Licḥ Công Đoàn HồNúi Cốc.

Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc trong những năm tháng qua đã không ngừng đầu tư để biến đây trở thành khu du lịch sinh thái tiềm năng lớn, góp phần làm giàu cho quê hương. Tiềm năng du lịch của Hồ Núi Cốc bắt đầu từ ý tưởng con người, ýtưởng ấy được thực tiễn thôi thúc và huyền thoại hun đúc cho quyết tâm xây dựng lên một khu du lịch Hồ Núi Cốc hôm nay.

Tên giao dịch: Công Ty CổPhần Khách Saṇ Du Lịch Công Đoàn Hồ Núi Cốc.

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 1703000016 do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu Tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 02/01/2002.

Mã số huế: 4600 305 064

Vốn điều lê:̣7 tỷ đồng.

Điạ chỉ: Xa ̃Tân Thái – huyêṇ ĐaịTừ – tỉnh Thái Nguyên.

Điêṇ thoai:̣ 02803825312 – FAX: 02803825322.

Loaịhinh̀ doanh nghiệp: Công ty cổphần.

3.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Công ty hiện có các loại hình kinh doanh như sau:

Kinh doanh dịch vụ du lic̣h, điểm du lich,̣ khách sạn, nhà hàng.

  • Phục vụ các hội nghị, hội thảo quy mô lớn nhỏ, hội trường có sức chứa từ 50 đến 400 chỗ ngồi.
  • Hệ thống khách sạn từ 1 đến 3 sao với 250 phong nghỉ tiện nghi gồm phòng đơn, phòng đôi với trang thiết bị hiện đại. Tất cả các phòng đều được trang bị tủ lạnh mini, tủ sắt điện tử an toàn tự động; giường ngủ và phòng được thiết kế và trang trí tao nhã, đáp ứng đươc yêu cầu của hầu hết khách du lịch.
  • Hệ thống nhà hàng phục vụ theo nhu cầu của khách.

Kinh doanh dicḥ vu ̣vui chơi giải trí, thểduc̣ thểthao

Các công trình dịch vụ vui chơi giải trí phong phú, đa dạng:

  • Sân khấu nhạc nước 3000 chỗ ngồi biểu diễn vào tất cả các ngày trong tuần.
  • Công viên nước rộng hơn 2ha có nhiều loại hình: bể bơi, sông lười, câu trượt,…
  • Các trò chơi cảm giác mạnh
  • Vườn cá sấu, động vật hoang dã
  • Các khu động cổ tích và âm phủ, động huyền thoại cung, thuyết nhân quả,… sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ

Vâṇ chuyển khách du lịch trên hồ

Công ty cung cấp dịch vụ cho thuê tàu, thuyền đến thăm quan các đảo.

Mua bán hàng hóa phuc̣ vụ khách du licḥ

Khu vui chơi giải trí công cộng Chợ tình bán các loại hàng hóa lưu niệm, nông lâm thủy sản phục vụ du khách. Hiện tại, Công ty mới xây thêm 1 plazza… Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Kinh doanh du lịch lữ hành và các dịch vụ du lịch khác

Tổ chức các tuor du lịch từ Hồ Núi Cốc đến các điểm đến du lịch khác trong tỉnh như ATK-Định Hóa, Hang Phượng Hoàng,…

Xây dưng̣ cơ bản, nội thất công trình trong nội bộ Công ty

Công ty tự nâng cấp, sửa chữa các công trình xây dựng cơ bản, cắt tỉa, trồng mới cây xanh trong khuôn viên khu du lịch,…

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

  • Đại hội đồng cổ đông: Cổ đông của công ty gồm 154 người, có quyền biểu quyết về những quyết định cao nhất của Công ty, có quyền bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, sửa đổi, bổ sung điều lệ thông qua báo cáo hàng năm, quyết định tổ chức lại hay giải thể Công ty.
  • Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục tiêu chiến lược và quyền lợi của Công ty. Hội đồng quản trị Công ty quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định phương án đầu tư mở rộng thị trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh tổng giám đốc, giám đốc, quyết định cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý nội bộ, kiến nghị mức trả cổ tức, duyệt nội dung chương trình họp.
  • Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu ra, thành viên Ban kiểm soát có quyền kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong việc ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm để báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính xác thực của ghi chép, lưu giữ chứng từ, kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi cải tiến về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
  • Tổng giám đốc: Quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật, đúng điều lệ và quy chế của Công ty, trực tiếp phụ trách thị trường tiêu thụ, là người trực tiếp tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông và trước pháp luận về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh quản lý dưới quyền mình trong Công ty, quyết định lương phụ cấp đối với người lao động.
  • Phó Tổng giám đốc: Là người tham mưu, giúp việc cho Giám đốc hoàn thành nhiệm vụ mà Hội đồng quản trị giao. Công ty gồm 3 Phó Tổng giám đốc được Giám đốc ủy quyền và chịu trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý chuyên môn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kế hoạch sản xuất, chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, công tác an toàn lao động, an toàn cho khách. Thay mặt giám đốc điều hành khi giám đốc đi vắng. Báo cáo với giám đốc thường xuyên về hoạt động sản xuất kinh doanh mà mình quản lý.
  • Giám đốc tài chính: Tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động tài chính theo đúng pháp luật về kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm trước cơ quan tài chính cấp chủ quản về các nghiệp vụ mà mình ghi chép, kiểm kê đột xuất quỹ tiền mặt sau đó báo cáo cho tổng giám đốc theo pháp luật. Giám đốc tài chính thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, xây dựng quy trình và làm phiếu xuất, nhập vật tư, hàng hóa, thanh toán chi phí, thu hồi và lập bảng cân đối tài chính để thực hiện phương án kinh doanh, lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm, hoặc theo kế hoạch của nhà nước.
  • Tổ chức hành chính tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, soạn thảo các văn bản hành chính, giúp cân đối công tác lao động – tiền lương, thường trực giải quyết các việc về hành chính, duy trì chế độ đối với người lao động theo đúng nội quy ,quy chế của Công ty, quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên, thực hiện công tác văn thư, y tế cơ quan.
  • Bộ phận lễ tân

Chức năng:

  • Là bộ phận tiếp khách, là trung tâm nghiệp vụ của toàn bộ khách sạn, là đầu mối liên kết giữa khách và khách sạn là bộ phận phục vụ khách trong suốt quá trình từ khi khách đến cho tới khi khách rời khỏi khách sạn.
  • Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý và tổ chức kinh doanh, hàng ngày nắm bắt kịp thời các thông tin về nguồn khách, tình hình khách và nhu cầu của khách, cung cấp, căn cứ tham khảo để Ban giám đốc định ra và điều chỉnh sách lược kinh doanh của khách sạn. Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc
  • Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến tiếp khách, phục vụ khách và quản lý khách từ khâu đăng ký đến khi thanh toán với khách sạn. Đảm bảo đáp ứng được mục đích là phục vụ khách và quản lý kinh doanh tốt.

Bộ phận nhà hàng

  • Chức năng: Là bộ phận cung cấp đồ ăn, tổ chức thực hiện và đảm bảo phục vụ khách về đồ ăn, đồ uống, phục vụ các bữa tiệc, hội nghị, hội thảo tại khách sạn.
  • Nhiệm vụ: Làm ra những món ăn ngon, phục vụ chu đáo khách, lịch sự, tạo ra không khí thoải mái cho khách khi sử dụng dịch vụ.

Bộ phận buồng phòng

  • Chức năng: Làm công tác cung cấp và phục vụ các dịch vụ yêu cầu tại phòng nghỉ, đồng thời giám sát, theo dõi các thiết bị, cơ sở vật chất trong phòng để kịp thời báo cáo với cấp trên, giúp bộ phận lễ tân trong công tác nhận và trả phòng của khách.
  • Nhiệm vụ: Quản lý và vệ sinh toàn bộ hệ thống phòng ngủ, sẵn sàng đảm bảo phục vụ khách một cách tốt nhất khi khách đến, giúp khách luôn cảm thấy thoải mái như ở nhà.

Bộ phận bảo vệ

  • Chức năng: Đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ an toàn về người và tài sản trong toàn khu du lịch, đồng thời đảm bảo môi trường an toàn và thân thiện trong khách sạn giúp nhận và trả phòng một cách nhanh chóng và an toàn.
  • Nhiệm vụ: Bảo đảm an toàn trong khu vực khu du lịch, tạo môi trường thoải mái nhất, an toàn nhất khi khách đến. Kiểm tra các khu vực trong khu du lịch, đảm bảo an toàn cho khách cũng như cơ sở vật chất của khu du lịch, nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, phòng gian bảo mật, phòng cháy chữa cháy, sẵn sàng và đảm bảo phục vụ một cách tốt nhất khi khách đến khu du lịch.

Bộ phận cơ khí, điện nước

Chức năng: Thực hiện toàn bộ các công việc về bảo dưỡng sửa chữa các loại trang thiết bị, tài sản, công cụ lao động, hệ thống cơ sở hạ tầng, điện nước của khu du lịch.

Nhiệm vụ: Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị tài sản công trình của khu du lịch theo định kỳ. Mở sổ sách theo dõi chất lượng, thời gian bảo dưỡng các loại thiết bị và tài sản đó.

Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng và việc chấp hành quy tắc vận hành các trang thiết bị của các bộ phận và người trực tiếp quản lý sử dụng. Thực hiện bảo dưỡng làm cho các thiết bị luôn ở trong trạng thái hoạt động sẵn sàng 24/24 giờ mang tính lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Bộ phận giặt là

Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc về đồ giặt là của khách sạn và của khách. Ngoài ra còn có các đơn vị trực thuộc kinh doanh dịch vụ trực tiếp hạch toán theo hình thức báo cáo sổ và một hệ thống chợ lưu niệm, nhà hàng hoạt động theo hình thức khoán gọn. Hàng năm Ban lãnh đạo Công ty căn cứ kết quả kinh doanh năm trước lập kế hoạch thông qua Đại hội đồng cổ đông thường niên và giao kế hoạch cụ thể tới từng đơn vị, thực hiện cơ chế giám sát, tổng kết, thi đua khen thưởng, kỷ luật rõ ràng theo Điều lệ và Quy chế nội bộ của Công ty.

Tuy vậy, hiện nay Công ty chưa biên chế riêng Tổ cứu hộ, mà vẫn nằm trong tổ dịch vụ Công viên nước.

3.1.2.4. Nguồn nhân lực Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc thì đến cuối năm 2015 tổng số lao động trực tiếp trong các đơn vị du lịch tại vùng Hồ Núi Cốc là 526 lao động chủyếu làm viêc̣ taịcông ty cổphần khách saṇ du licḥ công đoàn HồNúi Cốc, trong đó trình độ trên đại học là 1 người, trình độ đại học là 77, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là 117 người, số còn lại 331 là lao động có trình độ từ sơ cấp trở xuống. Ngoài ra lực lượng lao động gián tiếp phục vụ trong lĩnh vực du lịch theo dạng lao động thời vụ thường xuyên được sử dụng là 400 người. Từ năm 2005 đến nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các Trường đại học, Cao đẳng và đơn vị chức năng tổ chức đào tạo cho đại đa số các cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực du lịch tại vùng Hồ Núi Cốc.

Nhìn chung, qua điều tra hiện trạng lao động và nghiên cứu thực tế về đào tạo lại lao động trong khu du lịch cho thấy: Mặc dù công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc những năm qua đã được quan tâm, nhưng so với nhu cầu phát triển du lịch hiện nay thì lực lượng lao động trong khu du lịch còn rất thiếu và yếu cả về số lượng cũng như chất lượng; Công ty vẫn còn thiếu cán bộ quản lý giỏi và nhân viên phục vụ có kỹ năng chuyên môn cao được đào tạo trong và ngoài nước, đặc biệt là thiếu cán bộ quản lý cấp cao, cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức quảng bá du lịch có chiến lược và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có bằng cấp, có ngoại ngữ giỏi.

Qua bảng số liệu cho ta thấy, số lượng lao động của Công ty có sự thay đổi trong 3 năm 2013, 2014 và 2015, song sự thay đổi này không lớn. Cụ thể là năm 2013 – 2014 số lượng lao động tăng 16 người, năm 2013 – 2014 số lao động lại tăng 4 người, số lượng lao động tăng thêm này chứng tỏ trong 3 năm liên tục 2012, 2013 và 2014 khách sạn Công đoàn đã mở rộng thêm quy mô.

Chất lượng lao động của Khách sạn qua 3 năm 2013, 2014 và 2015 có sự thay đổi rõ rệt theo xu hướng tăng lao động có trình độ Thạc sỹ, đại học và cao đẳng; giảm lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp, lao động chưa qua đào tạo, tăng số lao động trực tiếp và giảm số lao động gián tiếp. Cụ thể là lao động có trình độ thạc sỹ, đại học, cao đẳng năm 2013 – 2014 tăng 8 người, năm 2014-2015 tăng 5. So với năm 2013, năm 2014 lao động có trình độ trung cấp + sơ cấp tăng 1, năm 2015 giảm 6 lao động. Số lao động trực tiếp tăng đều trong cả 2 giai đoạn từ năm 2013 – 2014 là 15 lao động và năm 2014 – 2015 là 11 người.

Bảng 3.1. Lao động và cơ cấu lao động của Công ty

Lao động gián tiếp so với năm 2013, năm 2014 tăng 1 lao động, sang năm 2015 thì giảm 7. Điều này cho thấy công tác tuyển dụng và đào tạo lao động của khách sạn Công đoàn Hồ Núi Cốc đang đòi hỏi cao về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ nhân viên của Công ty phải luôn rèn luyện mình không ngừng.

3.1.2.5. Nguồn lực tài chính

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về cổ phần hoá Doanh Nghiệp Nhà Nước, công ty đã được chuyển đổi thành cổ phần hoá theo Quyết định số: 4992/QĐ-UB ngày 21/12/2001 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thái

Nguyên với ngành nghề đăng ký kinh doanh là: Dicḥ vu ̣du lich,̣ Khách sạn, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, vận chuyển khách trên hồ… vốn điều lệ ban đầu là 3,5 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động và phát triển đến nay Công ty đã nâng mức vốn điều lệ lên 7,0 tỷ đồng.

3.2. Thực trạng Marketing mix của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

3.2.1. Thực trạng các yếu tố cấu thành Marketing-mix của Công ty

3.2.1.1. Thực trạng chính sách Marketing về sản phẩm

Các sản phẩm của Công ty

Về du lịch lữ hành – tham quan:

  • Dịch vụ du thuyền trên hồ với 15 phương tiện lớn nhỏ. Du khách được đi tàu lướt trên mặt hồ lộng gió đến thăm Đảo Rắn, Đảo Cò và gần trăm hòn đảo lớn nhỏ thấp thoáng cùng sóng nước. Đặc biệt có Đảo Cái nơi lưu giữ nét đẹp của văn hóa độc đáo với khu trưng bày với trên 2.000 hiện vật giới thiệu các sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam qua các thời đại.
  • Dicḥ vu ̣tham quan các động Huyền thoaịnhư:
  • Đông̣ Huyền thoaịcung tái taọ lại câu truyện huyền thoaịvềnàng Công chàng Cốc: Chuyện xưa kể rằng, vùng đất in bóng núi Tam Đảo này là nơi sáng tạo một câu chuyện tình bi thương. Cốc là tên một ngọn núi cao, sừng sững hiên ngang. Công là tên dòng sông uốn lượn hiền hòa. Tên núi tên sông là tên một đôi trai gái. Chàng trai ở địa vị thấp hèn, cô gái là con quan lang, phìa tạo. Hai thân phận trái ngược, éo le dưới thời phong kiến sẽ không thể nên duyên vợ chồng. Mối tình không thành ấy đã đểmột người đau, nước mắt thành sông và một người chờ hóa thành núi. Dù cho mùa lũ con sông Công quằn quại cố dâng nước lên phía trái núi, nhưng núi vẫn riêng, sông vẫn riêng. Hai bờ sông Công hoa mua tím nở rực rỡ biểu tượng của một mối tình thủy chung.
  • Đông̣ thế giới cổ tích vàâm phủ, động huyền thoaị3 cây thông tái taọ những câu chuyện truyền thuyết đâṃ tính nhân văn mang tinh́ giáo duc̣ hướng thiêṇ vàlòng nhân ái của con người…
  • Dịch vụ du lịch văn hóa tâm linh: Công trình du lịch văn hóa tâm linh

“Thuyết Nhân quả” mới được đầu tư xây dưng̣ hoàn thành vàđưa vào sử dung̣ từ tháng 01 năm 2011 mang đâṃ nét văn hóa phương Đông. Khách du licḥ tới đây được chiêm ngưỡng một ngôi chùa (Chùa Thác vàng) nằm trong lòng Phật lớn nhất Việt Nam (đã được trung tâm sách kỷluc̣ -Vietking cấp bằng công nhận “ Bức tượng Phật lớn nhất ViêṭNam”), được tham quan lễ Phật và được nghe những điều Phật daỵ về Nhân- Quả.

Về dịch vụ nhà hàng, khách sạn:

  • Toàn khu vưc̣ Công ty có3 khách saṇ với gần 250 phòng, có 27% số phòng cao cấp, tuy vậy vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ du khách vào những ngày nghỉ lễ, cuối tuần. Chất lượng phòng nghỉ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của khách, nhất là khách nước ngoài, khách có nhu cầu sinh hoạt chất lương̣ cao.
  • Mạng lưới nhà hàng: Hiện nay có 3 nhà hàng lớn, với sức chứa khoảng 500 chỗ/nhà hàng; đồng thời có 20 nhà hàng vệ tinh (Công ty cho tư nhân thuê) để tham gia phục vụ.

Về dịch vụ vui chơi, giải trí

Hiêṇ nay, Công ty có nhiều loaịhinh̀ dicḥ vu ̣khác nhau. Các công trinh̀ nơi đây hầu hết đươc̣ tạo bởi bàn tay khối óc con người, từýtưởng của nhàđầu tư, các nhàthiết kếcùng với các nghê ̣nhân, đa ̃taọ dưng̣ đươc̣ những công trình vừa mang tinh́ dân gian vừa mang tinh́ hiêṇ đai,̣ vừa lung linh huyền ảo vừa mang tinh́ hiêṇ thưc̣ làm tái taọ các câu truyêṇ huyền thoaịnơi đây… Công ty trong những năm tháng qua đã không ngừng đầu tư để biến đây trở thành khu du lịch sinh thái tiềm năng lớn góp phần làm giàu cho quê hương. Tiềm năng du lịch Núi Cốc bắt đầu từ ý tưởng con người. Ý tưởng ấy được thực tiễn thôi thúc và huyền thoại hun đúc tạo nên quyết tâm biến thành hiện thực của Công ty. Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Các công trinh̀ dicḥ vụ, vui chơi giải tríphong phú, nhiều loaịhình khác nhau:

  • Sân khấu nhac̣ nước trên 3.000 chỗngồi biểu diêñ vào tất cảcác ngày trong tuần.
  • Hôị trường với sức chứa từ50 đến 400 chỗngồi.
  • Khu vui chơi giải trícông cộng, thểduc̣ thểthao phuc̣ vu ̣các lứa tuổi.
  • Chơ ̣tình mua sắm quàlưu niêṃ với gần 100 gian hàng.
  • Công viên nước rộng trên 2ha với nhiều tròchơi giải trí.
  • Vườn đông̣ vâṭhoang da ̃mang tính chất vùng miền.

Từnhững thưc̣ tế đó, cùng với xu hướng ngày các phát triển của xãhôịcũng như những yêu cầu của nền kinh tếhôịnhâp,̣ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí của nhân dân ngày càng cao, nên để đáp ứng được những yêu cầu mang tính thời đại như vậy, Hôịđồng quản trị Công ty trăn trở tìm hướng kinh doanh mang tính cách mạng, đó là tập trung cao độ cho hoạt động Marketing-mix.

Thực trạng chính sách Marketing về các sản phẩm của Công ty

Để làm rõ thực trạng chính sách Marketing về sản phẩm tại công ty, chúng ta phải đi sâu vào phân tích chính sách Marketing từng sản phẩm mà Công ty đã đưa vào hoạt động kinh doanh qua các nhóm sản phẩm:

Nhóm 1: Bao gồm các chương trình du lịch.

Công ty mới chỉ khai thác các chương trình du lịch kết hợp với các trường học, cơ quan trong địa bàn tỉnh, Hà Nội và một số tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Bắc Giang. Công ty chưa tổ chức được các tour du lịch nhắm đến các đối tượng khách hàng khác. Các tour du lịch còn lại là đều do các công ty lữ hình hợp tác với công ty cung cấp.

Hơn thế, mặc dù có tài nguyên du lịch cùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với diện tích mặt Hồ Núi Cốc rộng đến 25 km2, có 89 hòn đảo, có đảo cò, đảo dê… được ví như một Vịnh Hạ Long thu nhỏ, nhưng sản phẩm du lịch lữ hành, thăm quan ở đây vẫn nghèo nàn, đơn điệu. Hiện tại, chỉ có một tuor đi tàu nhỏ hoặc canô từ khu trung tâm đến khu đảo Cái cách trung tâm khoảng 5km về phía Đông Nam – nơi triển lãm giới thiệu các hiện vật sành sứ, đồng… là sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam qua các thời đại. Tham quan xong, khách trở lại trung tâm khu du lịch theo đường cũ, tàu cũ.

Theo chúng tôi, với 89 hòn đảo lớn, nhỏ, Công ty có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, Công ty có thể tổ chức trồng cây ăn quả tạo ra các đảo vải, đảo nhãn, đảo bưởi; nuôi các loại chim, thú tạo ra các đảo dê, đảo khỉ, đảo gà Đông Tảo,… Từ đó, tổ chức các tour du lịch, các đoàn khách với quy mô khách nhau ra thăm các đảo và thưởng thức các sản phẩm nuôi trồng tại đảo được chế biến thành các món ăn theo phong cách dân tộc, địa phương,… Làm được như thế, chắc chắn Du lịch Hồ Núi Cốc sẽ hấp dẫn hơn, thu hút và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của du khách.

Nhóm 2: Nhóm sản phẩm dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung kèm theo cho việc lưu trú.

Với nhóm sản phẩm này, công ty đang làm khá tốt với gần 200 phòng nghỉ gồm phòng đơn, phòng đôi với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 3 sao, có thể phục vụ tốt cho hầu hết các nhu cầu về chỗ ở của khách. Tuy nhiên, công ty còn chưa có các phòng hiện đại hơn đạt tiêu chuẩn từ 4 sao đến 5 sao để nhắm vào các đối tượng khách thượng lưu và khách nước ngoài. Các dịch vụ bổ sung kèm theo cho việc lưu trú như: massage, xông hơi, giặt là,… công ty đều có đầy đủ và thực hiện tương đối tốt.

Nhóm 3: Nhóm sản phẩm dịch vụ ăn uống

Hiện tại, công ty có 50 nhà hàng lớn nhỏ (nhà hàng của công ty và các nhà hàng do tư nhân, tổ chức thuê) phục vụ từ bình dân đến cao cấp. Đặc biệt có 3 nhà hàng lớn liền nhau với tổng sức chứa khoảng 2000 người phục vụ tốt cho tiệc cưới, tiệc sinh nhật,… Công ty có một đội ngũ đầu bếp phục vụ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp phục vụ tốt các món ăn truyền thống và các món ăn đặc trưng của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Tuy nhiên, các món ăn châu Âu và châu Á vẫn chưa được bổ sung vào trong thực đơn.

Nhóm 4: Nhóm dịch vụ vận chuyển bao gồm các phương thức vận chuyển Khách du lịch đến với khu du lịch chủ yếu bằng phương tiện cá nhân, xe bus,… chứ công ty chưa có phương tiện đưa đón khách đến trung tâm thành phố hoặc bến xe tỉnh. Đây là một điểm hạn chế mà công ty cần khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Nhóm 5: Hàng lưu niệm: hàng lưu niệm được bán trong khu du lịch chủ yếu là do các cá nhân thuê gian hàng ở đây tự in ấn chế tạo như: quần áo có in biểu tượng và dòng chữ Hồ Núi Cốc, các món đồ handmade,… Công ty nên lựa chọn, thiết kế ra một món đồ lưu niệm mang hình ảnh, thương hiệu của công ty để tặng cho khách du lịch khi đã đến và ra về để tạo ấn tượng sâu sắc cho du khách.

Nhóm 6: Tổ chức sự kiện

Với lợi thế của thiên nhiên ưu đãi, cùng với sự sáng tạo các sản phẩm du lịch tại Hồ Núi Cốc, Công ty đã tạo nên một không gian du lịch mang bản sắc riêng, có một không hai của vùng núi phía Bắc. Đây là điều kiện lý tưởng để Công ty tổ chức các sự kiện lớn cho địa phương, cho các ngành, cho nhiều đối tượng khác nhau.

Tuy nhiên, cho tới nay Công ty còn bỏ ngỏ, chưa có sự quan tâm, chưa khai thác tốt sản phẩm này. Hiện tại, sản phẩm này chưa phát triển, khai thác mang tính tự phát, không có tính chuyên nghiệp, mới chỉ tập trung khách bình dân, phần lớn các chương trình tổ chức ở đây là do cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê địa điểm. Đây là một điểm yếu của Công ty trong việc khai thác sản phẩm cần được khắc phục.

Nhóm 7: Gồm các dịch vụ bổ sung kèm theo như vui chơi giải trí, tư vấn và các hàng hoá khác.

Việc xây dựng và thực hiện các quy trình nghiệp vụ phục vụ khách hàng hợp lý nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của khách, đảm bảo cho khách được phục vụ đầy đủ, kịp thời, đúng yêu cầu là một phần quan trọng của chất lượng sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng.

Hiện tại, công ty đang kinh doanh nhiều loại hình sản phẩm du lịch. Trong mỗi loại hình sản phẩm du lịch đó đều có quy trình riêng để phục vụ khách một cách tốt nhất. Tuy nhiên, có một số quy trình chỉ lưu hành nội bộ cho cán bộ, nhân viên; còn một số quy trình công khai với khách để họ có thể kiểm chứng xem nhân viên có làm đúng quy trình hay không. Qua các quy trình đó có thể đánh giá được những sản phẩm công ty đang cung cấp đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của khách hay chưa.

Quy trình đón tiếp và sắp xếp chỗ ở cho khách

Công ty đã thực hiện một quy trình tương đối hoàn hảo chung cho tất cả các loại khách, trong đó cụ thể hóa đối với từng đối tượng khách đến nơi, sau đó mới đặt phòng và khách đặt phòng trước.

Thực hiện quy trình đón tiếp và sắp xếp chỗ ở cho khách có thể được sơ lược như sau:

Khách đến được nhân viên bảo vệ đón tiếp và mời khách vào Phòng lễ tân, tiếp theo Bộ phận Lễ tân nắm bắt nhu cầu đăng ký của khách. Từ đây Lễ tân có trách nhiệm phân 2 đối tượng khách (Khách có đăng ký trước và khách không có đăng ký trước).

Đối với mỗi đối tượng khách, Lễ tân có các công việc như sau:

Đối với khách có đăng ký trước:

Lễ tân kiểm tra hợp đồng đã đăng ký, cùng với trưởng đoàn bố trí phòng nghỉ cho từng người, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan và giao chìa khóa phòng nghỉ cho khách.

Có thể tóm tắt quy trình đón tiếp và sắp xếp khách theo sơ đồ sau:

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình đón tiếp và sắp xếp chỗ ở cho khách

Đối với khách không đăng ký trước: Lễ tân kiểm tra lại khả năng của khách sạn. Trường hợp còn phòng nghỉ, Lễ tân giới thiệu với khách về các loại phòng nghỉ và loại giá cả. Khi khách đồng ý đặt phòng, Lễ tân có trách nhiệm cùng với trưởng đoàn khách bố trí phòng nghỉ cho từng người, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan và giao chìa khóa phòng nghỉ cho khách, tương tự trường hợp trên. Đối với trường hợp khách không đồng ý đặt phòng hoặc hết phòng, Lễ tân có trách nhiệm chỉ dẫn cho khách có thể ra ngoài khu vực của khách sạn để thuê phòng nghỉ theo ý muốn của khách. Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Quy trình phục vụ vui chơi giải trí của khách

Công ty đề ra quy trình phục vụ các sản phẩm vui chơi, giải trí. Quy trình được thực hiện nghiêm túc trong nhiều năm cho thấy quy trình này tương đối hiệu quả. Có thể tóm tắt thành sơ đồ sau:

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình phục vụ vui chơi, giải trí của du khách

Các khả năng có thể xảy ra như sau:

  • Khách mua vé tại Phòng bán vé vào cổng được bố trí ở ngoài cổng ra vào. Khi khách mua vé vào cổng, du khách được tham quan và sử dụng một số dịch vụ như: được tham quan ngắm cảnh vật của cả khu du lịch như khu khách sạn, các hang động và vườn động vật hoang dã.
  • Khu vui chơi giải trí có rất nhiều các hình thức, địa điểm vui chơi khác nhau tùy theo nhu cầu của khách như Công viên nước, Bến thiên đường,… Những dịch vụ này được bán vé riêng đối với từng loại hình dịch vụ. Những dịch vụ này chưa được Công ty tổ chức hướng dẫn viên, do du khách tự tìm hiểu. Đó là những điểm yếu mà Công ty cần phải khắc phục.

Quy trình về sản phẩm phục vụ ăn uống

Trong dịch vụ ăn uống được Công ty chia ra đối tượng khách như sau:

Phục vụ khách đi lẻ, chưa đặt trước được bố trí như sau:

  • Nhân viên nhà hàng tiến hành đặt bàn ăn cho khách, bao gồm dao ăn, đũa, nĩa, thìa, khăn ăn, các đồ gia vị và các dụng cụ phục vụ ăn uống.
  • Trưởng nhà hàng chào đón và mời khách, hướng dẫn vị trí khách ngồi theo sở thích của khách cho phù hợp.
  • Nhân viên mang thực đơn và trả lời các câu hỏi của khách về món ăn, đồ uống và ghi lại nhu cầu thực đơn đã chọn của khách rồi chuyển về tổ bếp.
  • Sau khi chế biến xong, thức ăn được mang lên bằng khay ăn, bê thức ăn bằng tay trái, đặt bằng tay phải. Khi khách ăn, có một nhân viên đứng trực khi khách có yêu cầu phát sinh mới thì nhân viên này kịp thời đáp ứng.
  • Khi khách dùng xong bữa, nhân viên thu dọn toàn bộ dụng cụ rồi đưa món tráng miệng theo thực đơn.
  • Sau đó nhân viên mang hóa đơn để du khách kiểm tra và thanh toán. Nhân viên phục vụ tỏ lời cảm ơn và tiễn khách.

Phục vụ khách đi theo đoàn đã đặt trước được bố trí như sau:

  • Đối với khách đi theo đoàn đã đặt trước, nhà hàng đã nắm được thực đơn về ăn uống của khách, nên đã có kế hoạch và sự chuẩn bị trước.
  • Trưởng nhà hàng chào hỏi và dẫn khách vào bàn đã được sắp xếp trước.
  • Nhân viên phục vụ khách theo thực đơn đã đặt và các thao tác phục vụ tương tự như phục vụ khách chưa đặt.
  • Khi ăn xong, trưởng đoàn cùng với nhân viên phục vụ ký vào hóa đơn rồi chuyển cho bộ phận lễ tân thanh toán gộp vào các chi phí khách sạn.
  • Nhân viên, trưởng nhà hàng cảm ơn khách và tiễn khách.

Hình 3.4. Sơ đồ quy trình phục vụ ăn uống của du khách

Thực tế, công việc phục vụ ăn uống của khách nhìn chung được nhân viên thực hiện đúng quy trình, kịp thời, vui vẻ. Tuy nhiên, đôi khi vẫn còn một số khiếm khuyết cần khắc phục như sử dụng lời nói, từ ngữ cần nhẹ nhàng, thân thiện hơn. Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Quy trình về sản phẩm dịch vụ lưu trú

Cũng tương tự như các dịch vụ trên, dịch vụ lưu trú cho du khách được quy định rất cụ thể, có thể coi là một quy trình khép kín, có thể chia ra làm một số giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Nhân viên đón tiếp khách và bàn giao buồng cho khách.
  • Nhân viên trực phòng nhận thông tin về khách lưu trú trực tiếp từ bộ phận lễ tân.
  • Nhân viên đưa khách lên phòng, giới thiệu trang bị cùng với cách sử dụng, kéo rèm cửa sổ và hỏi khách về yêu cầu gì thêm. Sau đó giao chìa khóa cho khách.
  • Giai đoạn 2: Làm vệ sinh buồng hàng ngày và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của khách:
  • Làm vệ sinh buồng hàng ngày.
  • Nhận giặt là đồ của khách và của khách.
  • Đáp ứng các nhu cầu của khách trong trách nhiệm của bộ phận buồng, nếu không trong khả năng phục vụ thì liên hệ phối hợp với các bộ phận khác của khách sạn như: Đồ ăn tại buồng, các đồ dùng khác…
  • Giai đoạn 3: Kiểm tra và nhận bàn giao buồng từ khách
  • Nắm được thời điểm khách rời khách sạn và báo lại cho lễ tân. Giúp khách kiểm tra, thu, gói hành lý.
  • Kiểm tra trang thiết bị trong phòng đầy đủ, thiếu, hư hỏng. Nếu mất mát, hư hỏng báo lại cho lễ tân để giả quyết theo đúng quy định của khách sạn.
  • Tiếp nhận chìa khóa và tiễn khách ra khỏi buồng.
  • Giai đoạn 4: Làm vệ sinh sau khi khách trả buồng.

Sau khi khách rời khỏi buồng, nhân viên làm ngay vệ sinh buồng nghỉ để sẵn sàng đón khách mới.

Có thể tóm tắt thành sơ đồ sau:

Bảng 3.2. Ý kiến đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch HNC

Theo kết quả khảo sát trên cho thấy có tới 87,9% khách du lịch đánh giá chất lượng tổng thể của sản phẩm du lịch đạt mức trung bình, có 8,9% đánh giá đạt mức kém và chỉ có 3,2% đánh giá đạt mức tốt.

  • Dịch vụ lưu trú: Có 13,7% khách du lịch đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú đạt mức tốt, 74,2% đạt mức trung bình và 12,1% đạt mức kém.
  • Dịch vụ ăn uống: 12,2% khách du lịch đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống đạt mức tốt, 68,9% đạt mức trung bình và 18,9% đạt mức kém.
  • Dịch vụ lữ hành: 11% khách du lịch đánh giá chất lượng dịch vụ mua sắm đạt mức tốt, có 71,1% đạt mức trung bình và 17,9% đạt mức kém.
  • Dịch vụ vui chơi giải trí: 16,8% khách du lịch đánh giá chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí đạt mức tốt, có 72,1% đạt mức trung bình và 11,1% đạt mức kém.

Cơ sở vật chất chung (đường đi lại, điện, nước), môi trường sinh thái, an chính trị xã hội: 2,1% du khách đánh giá mức rất tốt, có 8,9% đạt mức tốt, 55,8% đánh giá mức trung bình và 33,2% đánh giá mức kém.

Như vậy, chất lượng sản phẩm du lịch được khách du lịch đánh giá ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao; sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng tuyến, điểm du lịch vẫn chưa rõ nét, chưa có tính mới mẻ, hấp dẫn khách du lịch, chưa thu hút được lượng khách có khả năng chi trả cao nhằm tăng doanh thu cho công ty.

3.2.1.2. Thực trạng chính sách Marketing về giá cả Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Giá cả là một trong những ưu tiên trong Marketing mix của Công ty, bởi đây là yếu tố đầu tiên khách hàng đặc biệt quan tâm. Ba vấn đề lớn liên quan đến giá là mục tiêu, chính sách và phương pháp định giá được Ban lãnh đạo Công ty hết sức chú trọng.

Trước hết về mục tiêu: Trong ngành dịch vụ du lịch luôn luôn có sự cạnh tranh khốc liệt nhất là khi nền kinh tế thị trường ở nước ta đã và đang có sự hội nhập quốc tế sâu sắc và rộng mở. Chính vì vậy, mục tiêu đặt ra trước tiên là chất lượng dịch vụ, thị phần ổn định và phát triển, đồng thời giữ vững thương hiệu vị thế đã tạo lập.

Đối với chính sách giá: Chính sách giá phải phù hợp với mục tiêu trên, vừa phải đảm bảo nắm bắt kịp thời giá thị trường mà các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng, vừa phải đảm bảo cho giá cả mà mình cung cấp là phù hợp.

Đối với phương pháp định giá: Trên cơ sở chung, Công ty áp dụng phương pháp định giá lấy Chi phí làm trọng tâm, cụ thể:

Giá sản phẩm = Chi phí sản xuất, tiêu thụ + lợi nhuận dự kiến.

Trong đó: Chi phí sản xuất, tiêu thụ bao gồm chi phí sản xuất, chi phí Marketing và chi phí phân phối. Lợi nhuận dự kiến là khoản thu nhập trước thuế.

Công ty sử dụng phương pháp định giá như trên cho phép tính toán đơn giản, nhanh chóng xác định được giá sản phẩm trong khoảng thời gian ngắn, nhiều người có thể tính toán và áp dụng cách này, đồng thời các đại lượng tạo ra sản phẩm và giá bán sản phẩm có khả năng kiểm soát. Tuy nhiên cách tính này chưa thật sự đầy đủ do không xác định được nhu cầu và phản ánh sự cạnh tranh của sản phẩm đối với các đối thủ khác.

Công ty ngay từ ban đầu công khai về chính sách giá rõ ràng, hợp lý với những yếu tố cấu thành sản phẩm dịch vụ. Giá cả được công khai tất cả các sản phẩm dịch vụ như lưu trú, vui chơi giải trí, tham quan, mua sắm… Giá cả có thể dễ dàng tham khảo thông qua các phương tiện truyền thông như internet, truyền hình, báo, đài, tạp chí…

3. Chính sách về giá của các loại dịch vụ vui chơi giải trí

Bảng 3.3. Giá các loại dịch vụ du lịch

Từ năm 2014 đến nay Công ty giữ nguyên các giá dịch vụ của năm 2013. Trong bảng số liệu cho thấy giá các dịch vụ vui chơi giải trí năm 2013 có sự thay đổi so với năm 2012. Cụ thể về giá dịch vụ vui chơi giả trí gồm Động ba cây thông, Vườn động vật hoang dã, Động huyền thoại cung, Động thế giới cổ tích và âm phủ được tính gộp với vé vào cổng Giá vé trọn gói 120.000đ/vé (Áp dụng cho người cao trên 1m). Giá 80.000đ/vé (Dành cho trẻ em). Trước đó năm 2012 giá vé vào cổng là 50.000đ/vé, còn giá dịch vụ vui chơi giải trí gồm Động ba cây thông, Vườn động vật hoang dã, Động huyền thoại cung, Động thế giới cổ tích và âm phủ chỉ từ 5.000đ – 15.000đ/vé.

Công ty cho rằng việc tăng giá từ 50.000đ/vé lên 120.000đ/vé cho cả 5 loại dịch vụ du lịch là có lợi cho du khách. Bởi vì nếu tính vé vào cổng và cộng với tham quan đủ dịch vụ du lịch tại khu này với mức giá năm 2012 thì tổng số tiền du khách bỏ ra tới 220.000đ/vé. Như thế, giá vé hiện nay đã giảm 100.000đ so với năm 2012. Một số dịch vụ du lịch khác không thay đổi giá hoặc thay đổi không nhiều, cụ thể:

Vé xuồng cao tốc tham quan trong Hồ từ 180.000đ lên 200.000đ/ chuyến, tăng 20.000đ. Vé vào công viên nước tăng 5.000đ/vé đối với cả người lớn và trẻ em. Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Công ty áp dụng giá cả dịch vụ du lịch theo đoàn từ 100 người trở lên được giảm 30% giá vé.

Đối với các Công ty du lịch và lữ hành, nhất là đối với đoàn chủ yếu là học sinh, sinh viên, giá vé được giảm từ 30% – 50%.

Nhận xét: Nhìn chung, giá cả dịch vụ vui chơi giải trí tương đối phù hợp với chất lượng các loại hình dịch vụ mà Công ty đã cung cấp. Tuy nhiên, Công ty cần bố trí nhân viên hướng dẫn du khách đi đến từng loại hình dịch vụ ngoài các sơ đồ hướng dẫn, tránh tình trạng để du khách tự đi tìm kiếm, gây không khí ồn ào, lộn xộn trong khu du lịch.

Chính sách về giá dịch vụ phòng nghỉ, khách sạn

Bảng 3.4. Bảng giá dịch vụ phòng nghỉ khách sạn của Công ty

Từ năm 2014 tới nay, Công ty vẫn giữ nguyên giá dịch vụ của năm 2013. Dịch vụ phòng nghỉ khách sạn của Công ty cũng có sự thay đổi năm 2013 so với năm 2012, trong đó giá phòng nghỉ qua đêm tăng lên 50.000đ đối với Khách sạn trung tâm; tăng 40.000đ nghỉ qua đêm và 30.000đ đối với nghỉ nhanh của Khách sạn Chợ tình ba cây thông.

Có thể nhận xét về giá phòng nghỉ khách sạn của Công ty còn cao nếu so sánh với giá phòng nghỉ của tư nhân, doanh nghiệp xung quanh khu du lịch Hồ Núi Cốc.

Do vậy, Công ty cần có chính sách giá phù hợp, linh hoạt, đồng thời có thể để nguyên giá nhưng chất lượng được nâng cao cho tương xứng với giá cả mà du khách chi trả.

Theo số liệu khảo sát nhanh bằng cách hỏi trực tiếp 190 khách du lịch về giá cả của sản phẩm du lịch so với chất lượng: Có tới 165 ý kiến cho rằng giá đắt so với chất lượng sản phẩm; Có 25 ý kiến cho là phù hợp và không có ý kiến nào cho là rẻ.

3.2.1.3. Thực trạng chính sách Marketing về phân phối

Hiện nay do đặc điểm của khu vực mà Công ty quản lý, nên Công ty sử dụng một số kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp như sau:

Kênh phân phối trực tiếp: Đây là kênh phân phối được Công ty sử dụng chủ yếu. Các sản phẩm được Công ty cung cấp trực tiếp đến với khách hàng. Sử dụng kênh phân phối này tạo điều kiện cho khách hàng chủ động giao dịch trực tiếp hoặc điện thoại trực tiếp với Công ty.

Ưu điểm loại kênh phân phối này mang lại sự hài lòng lớn của khách hàng với các dịch vụ của Công ty. Khách hàng sẽ được tận mắt cảm nhận các dịch vụ và cũng dễ dàng giải quyết những vấn đề còn chưa hiểu hay thắc mắc. Đối với doanh nghiệp thì kênh phân phối trực tiếp này mang lại lợi ích là giảm được chi phí trung gian khi tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù vậy, kênh phân phối này làm cho Công ty phải đảm nhận toàn bộ tổn thất, rủi ro phát sinh từ phía khách hàng.

Kênh phân phối gián tiếp: Hiện nay Công ty vẫn sử dụng kênh phân phối gián tiếp, nhưng chưa phải là kênh phân phối mang tính quan trọng. Một số năm, doanh thu bằng kênh phân phối này chiếm gần 10% tổng doanh thu của Công ty.

Công ty đã sử dụng phương pháp hợp tác với khoảng 20 công ty khác nhau ở Bắc Giang, Hà Nội, Bắc Ninh… như Viettravel, Minh Tam, Quang Anh… để thường xuyên đưa du khách đến khu du lịch này. Hiện tại Công ty chưa đặt văn phòng đại diện ở các vùng khác nhau trong và ngoài nước.

Hệ thống phân phối của Công ty có thể được minh họa bằng sơ đồ như sau:

3.2.1.4. Thực trạng về hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Công ty đã tiến hành xúc tiến quảng bá sản phẩm với nhiều hình thức và cách thức khác nhau, đảm bảo tính thống nhất và gia tăng hiệu quả của truyền thông, tạo ra sự nhận biết, cảm nhận ngay từ ban đầu của du khách đối với thương hiệu của khu du lịch là điểm dừng chân lý tưởng để nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi giải trí.

Logo của khu du lịch

Hình 3.7. Logo của Công ty CPKS Hồ Núi Cốc

Trước tiên, biểu tượng cho khu du lịch Hồ Núi Cốc được thể hiện bằng con thuyền đang bơi trên bề mặt mênh mông trong xanh của nước hồ, xa xa là rặng dãy núi Tam Đảo mờ trong màn sương sớm với sải cánh của cò trắng bay ngang mặt Hồ, tạo nên một không gian thoáng đãng và yên bình. Biểu tượng trên đã mang dấu ấn đối với nhiều du khách trong và ngoài nước về một hồ nước trong xanh trên núi – là cảnh tượng về không gian hiếm gặp ở Việt Nam.

Biểu tượng đó được Công ty in trên các quảng cáo, đồ lưu niệm, tờ rơi, áp phích, các văn bản giao dịch, các văn bản lưu hành nội bộ,… Khu du lịch Hồ Núi Cốc được Công ty quảng bá hình ảnh về phong cảnh, các dịch vụ bằng Video, trên một số báo, truyền hình trung ương và truyền hình của một số địa phương nhưng đây đã là hoạt động từ lâu của công ty. Với sự bùng nổ về công nghệ thông tin như hiện nay, Công ty đã bỏ qua một kênh hiệu quả khác để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng đó là thông qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Tweeter,… Ngoài ra, Công ty chưa lập trang Website, đây là một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian sớm nhất để các kế hoạch xúc tiến quảng bá sản phẩm đạt được hiệu quả cao hơn nữa.

Theo Ban lãnh đạo Công ty, hàng năm Công ty chi khoảng 2% doanh thu cho chương trình quảng bá.

  • Chương trình tham dự Hội chợ, triển lãm là một trong công cụ để quảng bá hình ảnh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, chương trình này chưa được Công ty quan tâm, chưa tham gia Hội chợ hoặc triển lãm từ khi thành lập đến nay.
  • Chương trình khuyến mãi: Đây là chương trình Công ty đã và đang quan tâm. Ngoài khuyến mãi du khách đi theo đoàn từ 100 người trở lên sẽ được giảm giá 30% giá vé; Công ty còn áp dụng các chính sách miễn giá tham quan cho các đối tượng trẻ em và người khuyết tật. Vé giảm giá 30% đối với người cao tuổi, thương bệnh binh. Vé giảm giá tới 65% đối với người có công. Vào dịp Lễ như 30/4; 1/5; 1/6; …Công ty giảm giá phòng nghỉ cho du khách, hoặc bổ sung một số dịch vụ. Ngoài ra, Công ty cũng áp dụng giảm giá dịch vụ vào những mùa thấp điểm (mùa đông).

Hình 3.8. Một số hình ảnh về khu du lịch Hồ Núi Cốc

Như vậy, ta có thế nhận thấy hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm đã được Công ty quan tâm. Tuy vậy, việc quảng bá vẫn còn một số hạn chế. Công ty cần phải tận dụng tất cả các tiến bộ của thông tin truyền thông để quảng bá sản phẩm, cần điều tra xem khách hàng biết tới khu du lịch Hồ Núi Cốc bằng con đường nào từ đó đưa ra được những đối sách hợp lý.

3.2.1.5. Thực trạng về con người – Đội ngũ cán bộ công nhân viên tại điểm đến Hồ Núi Cốc

Thực trạng về số lượng, cơ cấu và trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty cũng như của toàn bộ khu du lịch Hồ Núi Cốc đã được trình bày ở mục “3.1.2.4. Nguồn nhân lực” và được thể hiện ở “Bảng 3.1. Lao động và cơ cấu lao động của Công ty” (từ trang 52 đến trang 54). Ở đây chỉ phân tích về chính sách con người với tư cách là yếu tố cấu thành Marketing-mix của Công ty.

Đối với yếu tố con người trong hoạt động dịch vụ du lịch được coi là khâu mấu chốt mà Công ty luôn quan tâm. Công ty luôn coi con người là yếu tố quyết định thành bại trong kinh doanh. Là một Công ty dịch vụ du lịch, Công ty yêu cầu rất cao về tinh thần và thái độ phục vụ của nhân viên, lấy độ hài lòng của khách hàng làm tiêu chí đánh giá nhân viên của mình. Bởi vậy, nhân viên được bố trí ở tất cả các bộ phận: Phòng, ban, các bộ phận thuộc khu vui chơi, giải trí, khách sạn đều phải đạt được tiêu chí: Niềm nở, lịch sự, nhiệt tình, trung thực, tạo sự thân thiện với khách du lịch. Từ đó, tạo ra một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ du lịch. Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Đối với những nhân viên phục vụ du lịch ở các điểm kinh doanh mà các tổ chức, cá nhân thuê ở các khu phục vụ ăn uống, siêu thị… thì Công ty có quy định riêng theo hình thức nhượng quyền kinh doanh với cách thức hết sức cụ thể về giá cả, không được phép tạo ra sự chênh lệch giá các loại hàng hóa; phong cách đón tiếp khách, phong cách phục vụ, không gian cho phép phục vụ. Công ty rất nghiêm ngặt trong vấn đề chèo kéo, tranh giành khách….

Để tạo ra một đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, Công ty đã đầu tư phát triển chiều sâu về kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, trong đó đặc biệt ưu tiên đào tạo đối với hướng dẫn viên du lịch. Việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ được lãnh đạo Công ty hết sức quan tâm. Trong các khóa bồi dưỡng tổ chức định kỳ hàng năm của Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du lịch, của ngành du lịch, của Hiệp hội du lịch, Công ty đều dành thời gian, sắp xếp công việc để nhân viên được đi tham gia các khóa bồi dưỡng. Ngoài ra, hàng năm Công ty còn tổ chức thêm những lớp học bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên của từng bộ phận.

Công ty đặc biệt quan tâm đến việc tuyển dụng nhân viên gồm có nhân viên quản lý, nhân viên phục vụ. Tiêu chuẩn tuyển dụng đầu vào được lựa chọn rõ ràng, chặt chẽ, phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn gồm: Trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn về du lịch, ngoại hình, thái độ làm việc và kinh nghiệm chuyên môn. Đối với một số vị trí nhất định, Công ty còn có các bộ khung yêu cầu riêng. Như:

Lễ tân, hướng dẫn viên du lịch:

Có trình độ ngoại ngữ.

  • Có ngoại hình ưa nhìn: đối với nam cao từ 1m70 trở lên, đối với nữ cao từ 1m58 trở lên.
  • Không nói ngọng, nói lắp, không sử dụng từ ngữ địa phương.
  • Có trình độ chuyên môn về du lịch, ham học hỏi bổ sung kiến thức về du lịch.
  • Ưu tiên người có kinh nghiệm.
  • Các vị trí trưởng phòng, quản lý: Tốt nghiệp đại học trở lên, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng vị trí ứng tuyển, có trình độ ngoại ngữ.

3.2.1.6. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Từ năm 2013 Công ty tăng cường vốn, tiếp tục huy động vốn từ Ngân hàng, vốn liên doanh liên kết và các nguồn vốn khác để đầu tư mới và hoàn thiện các công trình còn đang thi công. Cụ thể: Tống số vốn đầu tư dự kiến: 120 tỷ đồng

Dự án xây Khu thương mại dịch vụ du lịch – khách sạn: Đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư là công trình xây dựng với quy mô 1,2 ha gồm các tổ hợp dịch vụ và trung tâm thương mại, khách sạn từ 3 đến 5 sao tại khu đất sát mặt đường từ cổng chính đến khách sạn Thái Dương, tổng số vốn đầu tư 59 tỷ đồng. Trong đó, vay ngân hàng: 41 tỷ đồng, vốn liên doanh: 18 tỷ đồng. Dự án khởi công vào tháng 2/2014 và đã đi vào hoạt động năm 2016.

Dự án đầu tư xây dựng Thế giới Thủy cung: là công trình đầu tư với quy mô trên 5.000 m2 liên doanh với đối tác, có tổng vốn đầu tư khoảng 60 tỷ đồng, Trong đó vốn vay ngân hàng 12 tỷ đồng, vốn góp liên doanh 48 tỷ đồng. Nội dung chính của dự án là trưng bày các loại động, thực vật sống ở nước ngọt và nước mặn, nội dung phụ trợ mở rộng thêm các kiến thức về biển, bảo vệ môi trường nước và môi trường biển – là dự án tương tác kết hợp cụm công nghệ cao với phổ cập giáo dục – là lớp học thực tập, ngoại khóa của học sinh, sinh viên – là trung tâm văn hóa du lịch và phổ cập giáo dục văn hóa du lịch.

Đầu tư hoàn thiện trò chơi giải trí cảm giác mạnh. Hoàn thiện thêm 2 trò chơi cảm giác mạnh với tổng vốn đầu tư 3,8 tỷ đồng nhằm tăng thêm dịch vụ vui chơi giải trí thu hút khách du lịch.

Đầu tư mua sắm trang thiết bị cho các khách sạn, nâng cao chất lượng phục vụ, đặc biệt là đối với khách hàng Núi Pháo là khách hàng thường xuyên và tiềm năng.

Đầu tư sửa chữa, nâng cấp khuôn viên trong toàn Công ty

Đầu tư nâng cấp, trang bị mới hệ thống tàu, thuyền, sau bài học nhãn tiền từ vụ chìm tàu du lịch ở Đà Nẵng.

Vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được thông qua bảng tài sản – nguồn vốn như sau:

Qua bảng cho thấy tổng tài sản qua các năm có sự tăng lên đáng kể. Năm 2013, tổng tài sản là 59.872 triệu đồng, sang năm 2014 là 73.806 triệu đồng tăng 23,27% tương ứng với mức tăng 13.934 triệu đồng, bước sang năm 2015 đạt 82.672 triệu đồng tăng hơn 12% so với năm 2014 tương ứng mức tăng là 8.866 triệu đồng. Điều này thể hiện rằng quy mô của công ty không ngừng được mở rộng.

Đầu tư của Công ty về cơ sở vật chất kỹ thuật gồm các nhà hàng khách sạn và các công trình vui chơi giải trí, Công ty rất quan tâm đầu tư các hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phụ trợ như bộ phận y tế gọn nhẹ đủ sức đảm nhận được sơ, cấp cứu. Đầu tư các mạng thông tin hữu dụng phổ thông như Internet, wifi, …

Ngoài mạng lưới nhà hàng khách sạn của Công ty, Công ty đã thực hiện cho thuê tư nhân để hình thành 20 nhà hàng tư nhân vệ tinh. Các hệ thống máy ATM, cây xăng, bưu điện… Công ty không phải đầu tư vì đã có các công ty khác đầu tư ở sát khu du lịch, rất tiện lợi cho nhu cầu tiêu dùng của du khách.

3.2.1.7. Thực trạng về môi trường điểm đến Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Môi trường sinh thái, môi trường sống

Về môi trường sinh thái: Hồ Núi Cốc với sự ưu đãi của thiên nhiên và bàn tay kiến thiết của con người đã tạo nên một quần thể sinh thái đa dạng với 89 hòn đảo lớn nhỏ, ở đây có cả các loại động thực vật sống trên cạn lẫn sống dưới nước. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa khai thác được hết những lợi ích, thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng nơi đây. Hiện tại, Công ty mới chỉ có các tour thuyền chở khách đến các đảo lớn, mà vẫn chưa tận dụng hết những tiềm năng của các đảo nhỏ trên mặt hồ. Tôi có một số kiến nghị tới Ban lãnh đạo công ty cân nhắc để tận dụng được hết những thế mạnh đó ở chương sau của luận văn này.

Về môi trường tại khu du lịch: với lượng khách đến với khu du lịch càng ngày càng tăng theo từng năm, số lượng rác thải của chính công ty và khách du lịch cũng tăng theo tương ứng. Để giải quyết vấn đề này, Công ty đã có đội ngũ chuyên dọn vệ sinh môi trường trong khuôn viên du lịch và trang bị thêm rất nhiều thiết bị vệ sinh khác; nhưng điều đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một lớn. Một lý do khác khiến lượng rác thải bị xả ra bừa bãi gây mất vệ sinh, thẩm mĩ cho khu du lịch là do ý thức của khách du lịch vẫn chưa được cao; Công ty cần tuyên truyền và nên có một số hình phạt hợp lý để răn đe những trường hợp không tuân thủ về quy định vệ sinh môi trường. Ngoài ra, các công trình vệ sinh trong khu du lịch xây dựng ở những vị trí chưa thật hợp lý và chưa được sự quan tâm đúng mức, vào những ngày trời nắng những khu này bốc mùi rất khó chịu.

Môi trường an ninh, trật tự an toàn xã hội

Công ty hiện đã có ban bảo vệ chuyên môn phụ trách vấn đề an ninh trật tự trong khu du lịch. Hiện tại, tình hình an ninh trật tự trong khu du lịch rất tốt, không còn nạn ăn xin ăn mày, trộm cắp, móc túi, cướp giật, chặt chém, chèo kéo khách hàng,… So với trước đây khoảng 5 năm, chính bản thân tác giả đã từng bị bán cho một suất cơm với giá đắt gấp 3 lần so với giá trị thực từ một nhà hàng được Công ty cho thuê để kinh doanh.

3.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

3.2.2.1. Số lượng khách du lịch đến với Công ty

Bảng 3.6. Kết quả về du khách đến Khu du lịch Hồ Núi Cốc

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đã cho thấy số lượt du khách đến với khu du lịch ngày càng tăng lên cả khách trong nước cũng như nước ngoài được thể hiện qua số liệu ở bảng trên. Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

3.2.2.2. Kết quả doanh thu và lợi nhuận của Công ty

Giai đoạn 2006 – 2011, trung bình mỗi năm, Công ty thu hút khoảng 300.000 lươṭkhách đaṭmức tổng doanh thu là21,8 tỷđồng, trong đókhách saṇ đat:̣ 2,8 tỷđồng, hiêụ suất khai thác phòng đaṭkhoảng 37%; Du licḥ sinh thái, du licḥ tâm linh đat:̣ 5,5 tỷđồng; Vui chơi giải trí đat:̣ 1,1 tỷđồng; tham quan đông̣ huyền thoai,̣ vườn thú: 2,7 tỷđồng, du licḥ thăm hồ: 1,5 tỷđồng, Nhac̣ nước, công viên nước: 5 tỷđồng, nhà hàng dicḥ vu:̣ 3,7 tỷđồng. Mức tăng trưởng binh̀ quân hàng năm đạt 18%.

Từ 2013 đếb 2015, tuy lượng khách đến khu du lịch Hồ Núi Cốc có tăng, nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhất là chi phí đầu vào tăng nhanh, nên lợi nhuận của Công ty bị giảm sút.

Bảng 3.7. Kết quả hoạt động kinh doanh

Từ số liệu 3 năm từ 2013 – 2015 cho thấy: Doanh thu thuần của Công ty có sự giảm sút, cụ thể là so với năm 2013, năm 2014 doanh thu thuần giảm 2.057 triệu đồng tương ứng 4,74%, năm 2015 tăng nhẹ so với năm 2014, cụ thể so với năm 2014 doanh thu năm 2015 tăng 3.160 triệu đồng tương ứng 7,64%.

Giải thích cho nguyên nhân giảm sút về doanh thu trong giai đoạn này là vì cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, những khó khăn lớn đến từ những yếu tố khách quan và nội tại, xu thế hội nhập, cạnh tranh khốc liệt, đã có những ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển ngành du lịch nói chung và tình hình hoạt động cũng như doanh thu của Công ty nói riêng. Bởi lẽ khi kinh tế gặp khủng hoảng, các nguồn thu nhập hạn hẹp, con người có xu hướng thu hẹp các nhu cầu của mình lại.

Ngoài ra, ảnh hưởng từ những khó khăn đó cũng kéo theo các khoản chi phí về nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng lên cụ thể giai đoạn 2013-2014 tăng 1.355 triệu đồng, giai đoạn 2015-2014 giảm 703 triệu đồng.

Từ những yếu tố trên khiến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề, các số liệu tài chính cho thấy cùng với đà giảm sút của doanh thu, và sự tăng lên của chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống nhanh chóng, so với năm 2013, lợi nhuận sau thuế năm 2014 giảm 2.136 triệu đồng tương ứng 25,67%, còn lợi nhuận sau thuế năm 2015 chỉ còn bằng khoảng 1 nửa so với năm 2013.

Nhìn hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua là tương đối tốt, vì tất cả các năm đều có lợi nhuận, tuy nhiên Công ty cần có những bước đi mạnh mẽ và chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng lợi nhuận.

3.3. Đánh giá chung về thực trạng Marketing-mix tại điểm đến của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

3.3.1. Những ưu điểm

Chiến lược chung Marketing hay Marketing-mix của Công ty đã tạo được sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các yếu tố cấu thành nhằm mục tiêu là hấp dẫn, thu hút khách hàng đến mua các sản phẩm dịch vụ du lịch của Công ty tại điểm đến Hồ Núi Cốc

Trong đó:

  • Về sản phẩm: Công ty đã kinh doanh hầu hết các loại hình dịch vụ du lịch thường có ở các điểm đến như: Du lịch lữ hành tham quan, nhà hàng khách sạn, vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm,… với các sản phẩm du lịch cụ thể tương đối đa dạng và phong phú… Một số sản phẩm như: đi tàu thăm đảo Cái, Huyền Thoại Cung… đã thể hiện sự cố gắng khai thác lợi thế và huyền thoại dân gian nàng Công, chàng Cốc của vùng Hồ Núi Cốc. Đã có những sản phẩm ăn uống, quà lưu niệm mang đậm sắc thái văn hóa của địa phương…
  • Về giá cả: giá bán của các sản phẩm dịch vụ du lịch của Công ty cũng như các doanh nghiệp được công ty nhượng quyền thương mại tại điểm đến Hồ Núi Cốc về cơ bản là hợp lý, phù hợp với chất lượng sản phẩm dịch vụ ở mức trung bình.
  • Về phân phối: Công ty sử dụng chủ yếu kênh phân phối trực tiếp đến khách hàng và bước đầu có sự liên kết với các công ty lữ hành của Hà Nội và một số tỉnh lân cận để đưa du khách đến du lịch Hồ Núi Cốc; Đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch để tổ chức một số sự kiện như Festival trà Thái
  • Về xúc tiến: Công ty đã cố gắng quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch của Hồ Núi Cốc đến công chúng trong và ngoài nước, đã xây dựng được logo của Công ty, có một số bài viết trên báo… Song, việc quảng bá xây dựng thương hiệu, quảng cáo, tuyên truyền, … còn hạn chế.
  • Về con người: Đã có đủ số lao động có tay nghề, có sức khỏe để cung ứng các sản phẩm du lịch đa dạng của Công ty.
  • Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tuy chưa được như kỳ vọng nhưng bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi giải trí của du khách. Một số công trình như chùa Thác Vàng đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.
  • Về môi trường: môi trường sống: nguồn nước, không khí, vệ sinh,… về cơ bản được bảo vệ, giữ gìn tương đối tốt. Môi trường an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và quản lý tốt, các tệ nạn xã hội cũng như hiện tượng tranh giành khách, “chặt chém” khách… đã giảm đáng kể.

Với các ưu điểm trên, nên trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn, du khách đến với khu du lịch Hồ Núi Cốc vẫn tăng.

3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

3.3.2.1. Hạn chế

Về sản phẩm

Công ty chưa có một chiến lược phát triển sản phẩm rõ ràng, hợp lý, trên cơ sở phát huy lợi thế khai thác tài nguyên du lịch của vùng hồ. Cụ thể: sản phẩm du lịch lữ hành còn đơn điệu (mỗi tuyến đi tàu thăm đảo Cái) mà nếu khai thác tốt tiềm năng rừng, nước, cảnh quan Hồ Núi Cốc với 89 hòn đảo lớn nhỏ thì du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh sẽ có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn hơn.

Công ty cũng chưa đa dang hóa được đội tàu vận chuyển du khách thăm hồ, các đảo trên hồ, nên chưa thỏa mãn được nhu cầu của du khách. Nếu các phương tiện vận tải đa dạng (tàu, canô, thuyền,…) với quy mô vận chuyển khác nhau, đảm bảo cho đoàn khách đông hơn 100 người hay đoàn lẻ 2 – 3 người cũng đều đi được, thì việc thỏa mãn nhu cầu của du khách sẽ tốt hơn.

Về giá cả:

  • Việc gộp một số dịch vụ vui chơi giải trí với vé vào cổng khu du lịch Hồ Núi Cốc là chưa hợp lý vì nó buộc những người đã đến nhiều lần không có nhu cầu sử dụng các dịch vụ đó vẫn phải trả tiền và làm giá vé vào cổng tăng cao, trở thành rào cản du khách có nhu cầu mua bán các sản phẩm dịch vụ khác ngoài vui chơi giải trí.
  • Giá cả của một số sản phẩm còn cao so với sản phẩm cùng loại trên địa bàn. Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

Về phân phối

Việc sử dụng các đại lý, môi giới còn hạn chế, nên việc thông tin và bán các sản phẩm dịch vụ du lịch của Hồ Núi Cốc chưa được thuận tiện và rộng khắp.

Về xúc tiến (giao tiếp – khuyếch trương)

Việc xây dựng thương hiệu du lịch Hồ Núi Cốc và quảng cáo, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để quảng bá thương hiệu, tuy có làm, nhưng chưa nhiều, chưa mạnh, việc sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại còn nhiều hạn chế. Vì thế, thương hiệu du lịch Hồ Núi Cốc chưa được biết đến rộng rãi ngay cả trong nước, trong khu vực và quốc tế.

Về con người

Trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên còn thấp so với các doanh nghiệp du lịch cùng quy mô, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên lễ tân khách sạn, hướng dẫn viên du lịch… Điều này ảnh hưởng đến tầm nhìn quản lý và chất lượng sản phẩm dịch vụ được cung ứng cho du khách.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Các phòng nghỉ, trang thiết bị phục vụ ăn, nghỉ, thăm quan chất lượng chưa cao. Một số thiết bị phòng nghỉ, vệ sinh xuống cấp, hư hỏng… chậm được thay thế, nên chất lượng dịch vụ bị hạn chế.

3.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất: tất cả những hạn chế nêu trên có nguyên nhân sâu xa là yếu tố con người.

Con người trong dịch vụ du lịch chẳng những là một trong các yếu tố cấu thành Marketing-mix (có nghĩa là để khách nhìn vào, đánh giá chất lượng dịch vụ, độ tin cậy và quyết định có mua sản phẩm dịch vụ mà con người đó cung ứng hay không?) mà còn là chủ thể của nhiều hoạt động khác.

Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý hạn chế thì tầm nhìn chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về sản xuất kinh doanh, trong đó có chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch cũng bị hạn chế.

Trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ của nhân viên phục vụ hạn chế thì chất lượng phục vụ, nhất là chất lượng hướng dẫn du lịch sẽ bị hạn chế.

Thứ hai: Nguồn lực tài chính của Công ty còn yếu và việc huy động vốn đầu tư từ các nguồn bên ngoài chưa được nhiều.

Thứ ba:Việc áp dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh còn hạn chế, nhất là chưa lập được Website và chưa sử dụng các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Tweeter …để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và các sản phẩm du lịch Hồ Núi Cốc chẳng những là một khiếm khuyết lớn trong xúc tiến Marketing du lịch mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả, hiệu quả kinh doanh giảm sút trong giai đoạn 2013 – 2015. Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Giải pháp hoàn thiện marketing tại Cty Hồ Núi Cốc

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x