Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Giới thiệu về Vietinbank
2.2. Đánh giá thực trạng về hoạt động kinh doanh Vietinbank giai đoạn 2009-2012 Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
2.2.1.1. Vốn tự có
Trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang dè dặt với thị trường Việt Nam, thì cuối năm 2012, VietinBank đã ký kết Hợp đồng đầu tư chiến lược với The Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Ltd – ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, là thành viên chính của tập đoàn MUFG – tập đoàn tài chính đứng thứ 3 trên thế giới. Thương vụ bán 20% vốn thu về xấp xỉ 750 triệu USD được đánh giá là thương vụ M&A lớn nhất và thành công nhất tại Việt Nam từ trước tới nay. Sự kiện này không chỉ nâng uy tín, vị thế, sức mạnh của VietinBank lên tầm cao mới mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trước các nhà đầu tư quốc tế. Năm 2012 cũng là năm đánh dấu nhiều sự chuyển biến tích cực và đột phá trong việc thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại hóa bằng việc tiến hành ký kết triển khai dự án Corebanking và dự án hoàn thiện mô hình tổ chức và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Và đưa Vietinbank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh
2.1.1.2. Huy động vốn
Hoạt động huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động nguồn vốn vay từ các định chế tài chính trong nước và nước ngoài, vay từ NHNN, và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN.
Trong những năm qua, thị trường tiền tệ đã có nhiều biến động về lãi suất trong nước và quốc tế, lạm phát và cạnh tranh giữa các TCTD trong nước về huy động vốn đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và NHCTVN nói riêng. Mặc dù môi trường đầy thách thức, NHCTVN đã thành công trong việc tăng cường các hoạt động huy động vốn bằng cách áp dụng chiến lược huy động vốn với quan điểm đảm bảo hoạt động kinh doanh song song với việc tuân thủ các quy định hiện hành. Các chiến lược huy động vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam như sau:
- Phát triển các sản phẩm mới với sự hỗ trợ của các hoạt động khuyến mại có trọng điểm và tích cực quảng bá sản phẩm dịch vụ tới các cá nhân.
- Xây dựng và hoàn thiện các quy định về tiền gửi tiết kiệm, về phát hành giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng.
- Áp dụng các sản phẩm huy động mới trong thị trường nội địa và quốc tế, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, linh hoạt về thời hạn và lãi suất huy động như sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt, sản phẩm tiết kiệm lãi suất bậc thang theo thời gian và theo số dư tiền gửi, tiết kiệm lãi suất thả nổi, phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi v.v.,
Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt dựa trên yếu tố cung – cầu, cũng như lãi suất khác nhau giữa các chi nhánh của Ngân hàng. NHCTVN có hệ thống mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc nên có thể khai thác tối đa lợi thế của từng vùng, miền để huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả.
Vietinbank duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của ngân hàng nhà nước. đến thời điểm 31/12/2009, tiền gửi của khách hàng là 220.591 tỷ đồng tăng 26% so với thời điểm 31/12/2008, tốc độ tăng của năm 2010 là 54 %, đến năm 2011 là 420.212 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng vẫn tiếp tục phát triển, tăng 80.513 tỷ đồng, tốc độ tăng là 24% so với năm 2010, đạt 103% kế hoạch Đại hội cổ đông giao, trong đó có sự đóng góp lớn của tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn bằng cả VND ( 348.000 tỷ động chiếm 83% ) vàng – ngoại tệ.( 72.000 tỷ đồng chiếm 17 %). Thị phần huy động vốn của nền kinh tế đạt 11 %.. đến 31/12/2012, số dư huy động đạt 460 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 9,3% và đạt 107% so với chỉ tiêu kế hoạch ĐHĐCĐ.
Cùng với vai trò ngày càng quan trọng của tiền gửi bằng đồng nội tệ, NHCT đã mở rộng cơ cấu kỳ hạn của tiền gửi để đáp ứng nhu cầu khách hàng . Vietinbank đã tuân thủ đầy đủ các quy định của NHNN về tính toán và duy trì dự trữ bắt buộc tại NHNN.
2.2.2. Công tác tín dụng Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Các hoạt động tín dụng của Vietinbank bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN
Quán triệt mục tiêu tăng trưởng bền vững, Vietinbank bước đầu triển khai mô hình cấp tín dụng , quản trị rủi ro tập trung theo lệ quốc tế. Từ năm 2006 – 2009, tổng tài sản của NHCTVN đã tăng gần 2 lần, từ 135.442 tỷ đồng lên 243.785 tỷ đồng. Đến năm 2010, tổng tài sản của NHCTVN đạt trên 367.712 tỷ đồng, tăng 123.927 tỷ đồng, tốc độ tăng trên 50% so với năm 2009; dư nợ cho vay đạt trên 234.204 tỷđồng, tăng 71.034 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 43,53% so với năm 2009. Năm 2011 tổng tài sản đạt 293.434 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2010. tổng dư nợ cho vay khách hàng đến 31/12/2012 của VietinBank đạt 333 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với đầu năm – đây là kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế của ngành ngân hàng.
Hiệu quả của hoạt động tín dụng:
Thu nhập lãi và thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay tăng trưởng mạnh qua các năm: Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự từ hoạt động cho vay trong năm 2010 đạt mức 31.919 ngàn tỷ đồng, tăng 13.006 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng là 31,97% so với năm 2009. Năm 2011, thu nhập từ hoạt động cho vay đạt 55.775 ngàn tỷ đồng tăng 23.756 tỷ đồng, tốc độ tăng là 74% so với năm 2010. Năm 2012 là 39.663 ngàn tỷ đồng chiếm 78% tổng thu nhập.
Mức độ an toàn vốn – nợ xấu :
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro. CAR =[(Vốn cấp I + Vốn cấpII)/ (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)]* 100%
Chất lượng tín dụng: Năm 2009 và 2010, 2011 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Công thương Việt Nam chỉ ở mức 0,61%, 0,66%, 0,75%/ tổng dư nợ, thấp nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Năm 2011, toàn hệ thống Vietinbank không có nợ nhóm hai và nợ xấu. Tính đến 31/12/2012, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,46%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình toàn ngành. Hệ số an toàn vốn đạt 10,33%, cao hơn nhiều so với quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước.
2.2.3. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Doanh số mua ngoại tệ đạt 5,1 tỷ USD, tăng trưởng hơn 30% so với năm 2010, doanh số bán ngoại tệ cho khách hàng đạt 6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2010, giao dịch trên thị trường liên Ngân hàng năm 2011 của VietinBank đạt xấp xỉ 17 tỷ USD, vươn lên dẫn đầu thị trường với thị phần doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường Liên ngân hàng đạt gần 20% và đứng thứ 2 về thị phần giao dịch trên thị trường 1 với doanh số hơn 11 tỷ USD. Quy mô giao dịch tăng gấp 3 lần so với năm 2010 nhờ cải tổ phương pháp quản trị hệ thống và tăng cường công tác bán hàng trực tiếp. Doanh số giao dịch trên thị trường liên Ngân hàng năm 2012 của VietinBank đạt xấp xỉ 19 tỷ USD, vươn lên dẫn đầu thị trường với thị phần doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường Liên ngân hàng đạt gần 20% và đứng thứ 2 về thị phần giao dịch trên thị trường 1 với doanh số hơn 11 tỷ USD. Quy mô giao dịch tăng gấp 3 lần so với năm 2011
Tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế:
Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của VietinBank luôn tăng trưởng bền vững qua các năm, thị phần được giữ vững và tăng nhẹ. Năm 2011, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt hơn 28 tỷ USD, tăng 63% so với năm 2010. Thị phần chiếm khoảng 14% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước., phí tài trợ thương mại đạt 599 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2010. Khách hàng sử dụng các dịch vụ tài trợ thương mại của NHCTVN bao gồm các tập đoàn trong nước và quốc tế, như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng Công ty Xi măng. Năm 2012, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt hơn 32 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2011. Thị phần chiếm khoảng 14,6 % kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Doanh số thanh toán đạt 7.300 ngàn tỷ đồng. Doanh số thu phí đạt 447 tỷ đồng
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối:
Doanh số chi trả kiều hối của Ngân hàng Công thương Việt Nam năm 2010 là 1.220 triệu USD, chiếm khoảng 15% tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2010. 2011 đạt 1,3 tỷ USD tăng 16% so năm 2010, tháng 12/2011 Vietinbank thành lập công ty chuyển tiền toàn cầu. Bên cạnh sản phẩm chuyển tiền kiều hối truyền thống (điện Swift qua ngân hàng), Ngân hàng Công thương Việt Nam đã triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh như Western Union, Wells Fargo ExpressSend, Ngân hàng Công thương Việt Nam e-Remit, v.v. Thu nhập từ dịch vụ kiều hối bao gồm phí thanh toán 0,05%, tối thiểu 2USD/giao dịch cộng thêm 0,15% nếu rút tiền bằng ngoại tệ. Đối với dịch vụ chuyển tiền nhanh, phí dịch vụ trong khoảng 0,6% – 0,7% tổng số tiền chi trả.
2.2.4. Phát triển và giữ vững thị phần về dịch vụ ngân hàng:
Hoạt động kinh doanh thẻ: NHCTVN có kế hoạch trở thành ngân hàng phát hành thẻ hàng đầu Việt Nam bằng việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ với sự đa dạng về sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh với thương hiệu uy tín và phong cách chuyên biệt, coi chi nhánh là kênh chủ lực, đồng thời phát triển mạnh các kênh gián tiếp và kênh tự động NHCTVN chủ trương tăng cường phân phối các sản phẩm và dịch vụ thẻ tới khách hàng với việc coi chi nhánh là kênh chủ lực, đồng thời phát triển mạnh các kênh gián tiếp và kênh tự động. VietinBank tiếp tục dẫn đầu thị trường về thị phần thẻ ATM (11 triệu thẻ – chiếm 23% thị phần) và thẻ tín dụng quốc tế (gần 400 ngàn thẻ – chiếm 9,5% thị phần); và là ngân hàng có hệ thống POS đứng đầu thị trường.
Dịch vụ ngân hàng điện tử:
Là một phần trong Dự án hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã bắt đầu thực hiện cung cấp dịch vụ Internet Banking từ tháng 3/2005 , từ đó đến nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã liên tục hoàn thiện, bổ sung thêm một số dịch vụ mới như Ngân hàng Công thương Việt Nam At home cho phép khách hàng doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng tại nhà, dịch vụ SMS banking cho phép khách hàng thực hiện chuyển khoản giữa các tài khoản ATM trong cùng hệ thống, vấn tin tài khoản, lịch sử giao dịch cung như thông báo biến động số dư qua tin nhắn với độ bảo mật, an toàn cao bằng công nghệ tiên tiến và phương thức xác thực mạnh. Nhờ phát triển đầy đủ hơn các dịch vụ Ngân hàng điện tử qua IPAY, VBH, SMS banking đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách hàng, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử tăng cao với gần 2,6 triệu lượt khách hàng, luỹ kế đạt hơn 5 triệu lượt.
2.2.5. Kết quả đâu tư Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Hoạt động góp vốn:
Các hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết ngày càng được mở rộng và tăng trưởng. NHCTVN hiện đang góp vốn vào 06 công ty con và 01 công ty liên doanh. Giá trị sổ sách của các khoản góp vốn tính đến 31/12/2010 là 1.874 tỷ đồng, đầu tư vào công ty liên doanh là 1.522 tỷ đồng tính theo mệnh giá. Đối với hoạt động góp vốn liên doanh liên kết, giá trị ròng của các khoản đầu tư tính theo phương pháp vốn chủ sở hữu năm 2009, tỷ lệ tăng là 31,6%. Đến năm 2010, tỷ lệ này tăng 76,7%. Gía trị sổ sách của khoản góp vốn đến 31/12/2010 là 1.874 tỷ đồ 31/12/2011 là 2.924 tỷ đồng tăng 40% so với năm 2010.
Bên cạnh đó, NHCTVN còn đầu tư vào một số tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế khác với tỷ lệ cổ phần không chi phối, bao gồm NHTMCP Sài gòn Công thương, NHTMCP Gia Định, Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung Ương, Công ty CP Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam, và Công ty CP Xi măng Hà Tiên II, Cao su Phước Hòa, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam… Tại thời điểm 31/12/2010, tổng mức đầu tư vào các tổ chức này trị giá 186,446 tỷ đồng theo giá trị ghi sổ.
Hoạt động đầu tư chứng khoán và quản lý vốn khả dụng :
Ngoài các chứng khoán vốn nêu trên Vietinbank cũng mở rộng danh mục đầu tư vào các công cụ nợ như trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính quyền địa phương, trái phiếu NHTM, trái phiếu doanh nghiệp v.v. Tính đến 31/12/2010, số dư chứng khoán đầu tư (hoàn toàn là các công cụ nợ) của Ngân hàng là 46.977 tỷ đồng. Danh mục chứng khoán được đa dạng hóa bao gồm chứng khoán sẵn sàng để bán là 38.864 tỷ đồng và chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn 6.112 tỷ đồng. Đến 2011 số dư đầu tư trái phiếu là 67,8 ngàn tỷ đồng, tăng 9% so 2010 Tính đến cuối năm 2012, qui mô hoạt động đầu tư của VietinBank đạt giá trị 34,5 nghìn tỷ đồng và chiếm 26,7% tổng tài sản.
Hoạt động đầu tư được phát triển theo hướng tăng cường khả năng sinh lời. Tính đến cuối năm 2012, qui mô hoạt động đầu tư của VietinBank đạt giá trị 134,5 nghìn tỷ đồng và chiếm 26,7% tổng tài sản. Bên cạnh các sản phẩm đầu tư truyền thống, trong năm 2012, VietinBank đã triển khai thành công nhiều sản phẩm đầu tư hiện đại như quyền chọn lãi suất, hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ chéo, các sản phẩm phái sinh hàng hóa nhằm hỗ trợ phục vụ các nhu cầu về quản lý rủi ro lãi suất và tỷ giá của ngân hàng và khách hàng.
Về hoạt động trên thị trường liên ngân hàng: Đến 31/12/2012, đầu tư trên thị trường liên ngân hàng của Vietinbank đạt xấp xỉ 58 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,03% tổng danh mục đầu tư. VietinBank luôn giữ được trạng thái thanh khoản tốt, đóng vai trò tạo lập và hỗ trợ thanh khoản thị trường, đồng thời đóng góp lớn vào quy mô lợi nhuận của ngân hàng.
2.2.6. Thực trạng về mạng lưới hoạt động:
VietinBank giữ vị thế là NHTM có quy mô mạng lưới lớn thứ 2 tại Việt Nam với hơn một nghìn đơn vị trong cả nước. Khai trương thêm chi nhánh Berlin tại CHLB Đức và chi nhánh Lào trong năm 2012, khẳng định vị thế là ngân hàng dẫn đầu của Việt Nam trong việc đầu tư, mở rộng mạng lưới, hoạt động kinh doanh ra nước ngoài.
2.2.7. Thực trạng năng lực công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng .
Nhiều dự án CNTT quan trọng đã hoàn thành và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Đặc biệt, dự án thay thế Corebanking đã được chính thức khởi động ngày 17/12/2012, được kỳ vọng là giải pháp công nghệ tổng thể và tích hợp, cho phép VietinBank linh hoạt đáp ứng các nhu cầu khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động, đáp ứng chiến lược phát triển trong dài hạn của VietinBank.
2.2.8. Thực trạng nguồn nhân lực, năng lực tổ chức và quản lý Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động: VietinBank tích cực triển khai dự án hoàn thiện mô hình tổ chức và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực (ORP), từng bước đổi mới toàn diện cách thức tổ chức, mô hình hoạt động kinh doanh theo hướng hiện đại, cạnh tranh cao đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất.
Công tác cán bộ: VietinBank, tiếp tục đẩy mạnh củng cố, kiện toàn nhân sự quản lý các cấp; rà soát, bổ sung lực lượng cán bộ chất lượng cao thông qua các kỳ thi tuyển dụng; VietinBank tiếp tục khẳng định giá trị thương hiệu, thu hút đông đảo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam.
Tiền lương: trong điều kiện kinh tế khó khăn, VietinBank vẫn nỗ lực đảm bảo quỹ lương của người lao động được duy trì ổn định. Cơ chế giao kế hoạch và đơn giá tiền lương đối với các đơn vị tiếp tục được cải tiến, gắn tiền lương với các chỉ tiêu thi đua và với việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Dự án về xây dựng cơ chế tiền lương và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện công việc (KPIs) theo thông lệ quốc tế đã cơ bản hoàn thành trong năm 2012
2.2.9. Thực trạng về chất lượng dịch vụ :
Dịch vụ chăm sóc khách hàng: VietinBank chính thức triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng (Contact Center), cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp, chất lượng thông tin chuẩn
2.2.10. Vị thế thương hiệu, chiến lược xây dựng thương hiệu :
Hoạt động thông tin truyền thông không ngừng được đổi mới cả về nội dung, hình thức, kỹ thuật,… Đặc biệt, chuẩn bị kỷ niệm 25 năm xây dựng và phát triển, VietinBank đã xây dựng kế hoạch tổng thể và chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.2.11. Về quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất và thị trường: Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
VietinBank đã không ngừng nâng cao công tác quản trị điều hành vốn, quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất theo thông lệ quốc tế với các phần mềm, hệ thống quản lý hiện đại.
- Về quản lý rủi ro hoạt động: VietinBank đã có nhiều chuyển biến và tích cực đổi mới cơ chế theo hướng hoàn thiện mô hình tổ chức, khung quản trị rủi ro hoạt động theo Basel II. Hệ thống quản trị rủi ro hoạt động hàng đầu thế giới triển khai từ năm 2011 tiếp tục được vận hành ổn định, đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát rủi ro hoạt động.
- Công tác kiểm toán tuân thủ và kiểm toán giám sát hoạt động : Bộ máy kiểm toán nội bộ đã thực hiện chuyển đổi thành công mô hình mới nhằm đảm bảo tính độc lập, nâng cao chất lượng, góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phù hợp với mô hình thẩm định tín dụng. Các tồn tại trong công tác quản trị điều hành tại chi nhánh được chấn chỉnh kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chung
2.2.12. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Tựu trung, trong bối cảnh tình hình kinh tế trong và ngoài nước có những diễn biến phức tạp, NHCTVN vẫn giữ vững được vị thế tiên phong và ổn định thể hiện ở các mặt
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn 2009– 2012:
Do khuôn khổ của đề tài, tác giả đánh giá hiệu quả kinh doanh của Vietinbank dưới quan điểm BSC, với góc độ thống kê các số liệu và tổng hợp kết quả mà không nêu cụ thể từng bước đánh giá, trọng số và thang đo
2.3.1. Về các chỉ tiêu tài chính Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Chênh lệch giữa thu nhập và chi phí
Chênh lệch thu – chi từ năm 2009-2012 có sự tăng trưởng mạnh , chỉ có năm 2012 có sự giảm nhẹ so với năn liền kề vì đây là năm nền kinh tế suy giảm nhưng Vietinbank vẫn tăng trưởng bền vững, chênh lệnh thu có tốc độ tăng trưởng chênh lệch thu chi trung bình là 123%.
Hiệu suất sử dụng vốn:
Tiêu chí này khá lớn, cho thấy Vietinbank sử dụng vốn hiệu quả
Tỷ lệ tài sản sinh lời
Trong giai đoạn 2009 – 2012 thì năm 2009 là năm có tỷ lệ tài sản sinh lời thấp nhất chiếm 70% còn năm 2010 là năm có tỷ lệ tài sản sinh lời cao nhất chiếm 81%.
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng:
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng năm 2011 là cao nhất trong giai đoạn năm 2009 -2012, nguyên nhân là do trong năm này có biến động lãi suất vay rất lớn lãi suất đầu ra rất cao đến 21%/năm dẫn đến thu nhập từ lãi tăng mạnh.
Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng tại Vietinbank đang có sự tăng trưởng bền vững. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của Vietinbank đang có chiều hướng tốt, đồng thời cũng do nợ xấu chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trong 2 năm 2009 – 2010 nên chỉ tiêu này trong năm 2009- 2010 khá tốt , tuy nhiên năm 2012, n kinh tế bắt đầu bộc lộ yếu kém, đổ vở nên nợ xấu tăng gấp đôi nhưng cũng thấp nhất so với toàn nghành ngân hàng.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM
Năm 2010, Vietinbank chính thức áp dụng cơ chế mua bán vốn FTP, cơ chế này cho phép chi nhánh tính được Nim trên 1 đ vốn huy động cũng như cho vay. Nhìn chung tỷ lệ thu nhập lãi cận biên phát triển theo xu hướng tăng từ năm 2009 đến 2012 tăng đều qua các năm điều này cho thấy việc kiểm soát tài sản sinh lời của Vietinbank rất hiệu quả. Các chi nhánh tự cập nhật vào phần mềm FTP, các trưởng phòng giao dịch, phòng khách hàng đều có thể tính toán được hiệu quà khoản huy động và cho vay, từ đó linh động hơn trong việc quyết định huy động vốn ở mức nào, chi phí hoa hồng khuyến mãi, chi phí tiếp khách ra sao và quyết định ngay lãi suất cho vay để chào bán, tiếp thị cho khách hàng. Đương nhiên các quyết định này sẽ nằm trong khung sàn – trần của Vietinbank. Nim âm 2011 vẫn đạt cao nhất do biến động lãi suất và khan hiếm vốn trên thị trường do Bầu Kiên và các tòng phạm của ông gây ra cho hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung). Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ
Hoạt động dịch vụ qua các năm chỉ chiếm khoảng 7% tổng thu nhập lãi thuần, nhưng đây là nguồn thu có chi phí rủi ro thấp, chi phí cũng thấp nên Vietinban đang đẩy mạnh tỷ lệ này nên tỷ suất sinh lợi từ hoạt động dịch vụ rất lớn , tỷ lệ này năm sau luôn cao hơn năm trước song chưa chiếm
Tỷ lệ sinh lời hoạt động NPM
Phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ của Vietinbank, chỉ tiêu này đạt 76,5%, 74,2% vào năm 2009, 2010 và tiếp tục giữ ổn định 74.5% và 75,5% các năm tiếp sau.
Hệ số này khá tốt, khả năng sinh lời của vốn chủ sở cao, năm 2011 là năm Vietinbank lợi dụng vị thế đứng đầu trong thế mạnh về nguồn vốn giữa cuộc chay đua lãi suất các ngân hàng, nên tỷ lệ ROE năm 2011 đạt 26,7%
Tỷ suất doanh lợi
Cũng như ROA thì biến động của tỷ suất doanh lợi giai đoạn trên cũng diễn biến tương ứng. Tỷ suất doanh lợi của Vietinbank cũng đạt gần với ROA cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của Vietinbank tương đối tốt.
=> Nhìn chung các tiêu chí về phương diện tài chính được đánh giá tại thực trạng hoạt đông kinh doanh ở phần trên, tác giả nhận thấy các chỉ số tài chính của Vietinbank trong giai đoạn 2009 -2012 được thực hiện khá tốt. Căn cứ vào các nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản như tốc độ tăng lợi nhuận, thu từ dịch vụ ngân hàng, khống chế nợ xấu, doanh số thanh toán xuất nhập, huy động và cho vay, và các yếu tố ảnh hệ thống và phi hệ thống ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank, thì nhóm chỉ tiêu trên đều hoàn thành vượt mức đề ra nên xếp vào nhóm mạnh.
2.3.2. Phương diện về khách hàng
Các tiêu chí về phương diện khách hàng trong năm 2012 của Vietinbank được thực hiện khá tốt,cụ thể như sau:
- Tỷ lệ khách hàng truyền thống vẫn quan hệ: 75% sovới mục tiêu là 80%.
- Số lượng khách hàng mới tăng thêm: tính đến 31/12/2012, số khách hàng mới tăng thêm là 8.010.014 người – đạt 117% so với kế hoạch mục tiêu năm 2012. Trong đó, tỷ lệ tăng chủ yếu tập trung ở khách hàng cá nhân với các giao dịch về tài khoản,tiết kiệm và các dịch vụ ngân hàng điện tử – đạt 69% so với kế hoạch mục tiêu.
- Sự thỏa mãn của khách hàng: Theo kết quả thăm dò của bộ phận chăm sóc khách hàng được thực hiện trong năm 2012, thì mức độ thỏa mãn của khách hàng được chia theo đối tượng và theo các mảng dịch vụ như sau:
- Khách hàng là tổ chức: 83,3% thỏa mãn
- Khách hàng là cá nhân: 84% thỏa mãn
- Khách hàng vay: 81% thỏa mãn
- Khách hàng tiền gửi: 78,1% thỏa mãn.
- Khách hàng sử dụng các dịch vụ bán lẻ: 78% thỏa mãn.
Xét về tổng thể, báo cáo của bộ phận chăm sóc khách hàng cho biết tỷ lệ khách hàng thỏa mãn với các dịch vụ của VietinBank là 78.5%.
Tuy nhiên nếu đem chỉ tiêu này so với khu vực thì chỉ tiêu này của Vietinbank cực kỳ thấp ( số liệu mật do tổ chức tư vấn triển khai BSC tại Vietinbank khảo sát). Nên con đường chinh phục mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính số 1 Việt Nam, Vietinbank phải tăng cường các biện pháp nâng cao phương diện hài lòng của khách hàng vươn ra khỏi tầm trong nước.
=> Như vậy, trong nhóm các chỉ tiêu về phương diện khách hàng, chỉ tiêu tỷ lệ khách hàng truyền thống vẫn quan hệ, chỉ tiêu Số lượng khách hàng mới tăng thêm và chỉ tiêu Sự thỏa mãn của khách hàng được xếp vào nhóm Mạnh.
2.3.3. Phương diện về quy trình nội bộ Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Các tiêu chí về quy trình nội bộ như: Tỷ lệ sai sót tối đa khi cung cấp dịch vụ, đảm bảo thời gian cung cấp sản phẩm dịch vụ theo qui định về qui trình nghiệp vụ, tỷ lệ rủi ro tối đa liên quan đến tác nghiệp được qui định theo từng bộ phận theo qui trình nghiệp vụ liên quan.
Vietinbank là một trong những Ngân hàng có số lượng khách hàng khá lớn, đặc biệt là khách hàng về dịch vụ. Trung bình 1 ngày, một giao dịch viên của thực hiện khoảng 150-180 chứng từ, tỷ lệ sai sót tối đa xảy ra do bộ phận hậu kiểm trể nhất sau một ngày phát hiện đã thống kê trong năm 2012 là khoảng 3%-6%/Quý (qui định về qui trình nghiệp vụ cho phép tỷ lệ sai sót tối đa là 4%). Đây cũng là bộ phận có tỷ lệ sai sót lớn nhất do áp lực về khách hàngvà lượng chứng từ giao dịch quá nhiều. Ở các bộ phận khác, tỷ lệ sai sót ít hơn. Vídụ: Bộ phận thanh toán thẻ, tỷ lệ sai sót tối đa khoảng 1,5%/Quý – bao gồm cả các sai sót liên quan đến tiền mặt tại máy ATM, sai sót trong phát hành và thanh toán thẻ, bộ phận tín dụng, quản lý nợ tỷ lệ sai sót tối đa khoảng 0,5%….Các lỗi theo thống kê của kiểm soát khu vực từng cụm đánh giá hệ thống chỉ đáp ứng được 60% kỳ vọng – xếp vào nhóm trung bình.
Sau khi được nâng cấp, hệ thống máy tính và đường truyền nội bộ đã hỗ trợ các bộ phận tác nghiệp xử lý các chương trình nhanh hơn, thời gian thực hiện giao dịch được rút ngắn. Bên cạnh đó, thao tác thực hiện của nhân viên được chuẩn hóa, sắp xếp hợp lý giữa các bộ phận nên cũng giảm được thời gian giao dịch đồng thời tăng được khả năng kiểm soát các giao dịch. Hơn nữa, Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng và luân chuyển chứng từ phục vụ khách hàng của Vietinbank cũng nêu rõ yêu cầu đảm bảo thời gian cung cấp sản phẩm dịch vụ theo từng bộ phận. Đó cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại nhân viên hàng Quý.
Do vậy, ở hầu hết các bộ phận đều đã thực hiện tốt chỉ tiêu này. Riêng bộ phận dịch vụ ngân hàng, do lượng khách quá đông, có những nhân viên phải phụ trách nhiều mảng công việc, bị chi phối thời gian nên đôi lúc không đáp ứng đứng yêu cầu về thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Hoặc ở bộ phận tín dụng, có những truờng hợp vướng mắc về thủ tục hành chính và các chương trình tín dụng mới triển khai, còn nhiều bất cập, chưa phối hợp nhịp nhàng giữa khối trung ương với các Vietinbanknên không đảm bảo thời gian giải ngân cho khách hàng….. Ở chỉ tiêu này, Ban tổng giám đốc thống nhất đánh giá mức độ hoàn thành là 80% – xếp vào nhóm Khá.
Riêng tỷ lệ rủi ro tối đa liên quan đến tác nghiệp thì hệ thống thực hiện chưa tốt. Ở tất cả các bộ phận đều xảy ra các trường hợp rủi ro liên quan đến tác nghiệp ( thừa thiếu tiền tại quỹ, thừa thiếu tiền tại máy ATM, rủi ro từ các khoản vay, rủi ro trong thanh toán thẻ, rủi ro do hạch toán sai như chuyển tiền thừa….). Đặc biệt, bộ phận thanh toán thẻ, tín dụng, ngân quỹ là những bộ phận có tỷ lệ rủi ro liên quan đến tác nghiệp cao hơn so với mức tối đa theo qui định. Ở chỉ tiêu này, Vietinbank đánh giá mức độ hoàn thành ở mức 50% – xếp vào nhóm Trung bình.
Khách hàng của Vietinbank được thực hiện phân loại từng Quý theo từng nhóm liên quan đến từng mảng dịch vụ. Ví dụ: Khách hàng tiền gửi là cá nhân chia làm các phân đoạn: khách hàng kim cương (có số dư tiền gửi bình quân từ 05 tỷ đồng trở lên), VIP vàng ( có số dư tiền gửi bình quân 02 ->5 tỷ đồng ) khách hàng VIP bạc (có số dư tiền gửi bình quân từ 1 -> 02 tỷ), khách hàng thường (có số dư < tỷ đồng)… Khách hàng dịch vụ thẻ phân loại theo hạng thẻ phát hành, khách hàng tín dụng chia ra các phân đoạn khách hàng thể nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn, DN FDI…. Để việc quản lý và chăm sóc khách hàng phù hợp, trong từng phân đoạn khách hàng được chia thành nhiều nhóm nhỏ. Hiện nay, tất cả các bộ phận đều có các chương trình hỗ trợ để phân loại khách hàng, chấm điểm và xếp loại khách hàng. Trong năm 2012, 100% khách hàng được xếp hạng và phân loại. Việc phân loại khách hàng thường xuyên giúp cho bộ phận chăm sóc khách hàng cập nhật những biến động về giao dịch của khách hàng đồng thời thực hiện các chương trình chăm sóc phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng. Trong năm 2012, Vietinbank đã thực hiện nhiều chương trình nhằm duy trì và mở rộng các phân đoạn khách hàng, trong có có chương trình Hội nghị khách hàng, chăm sóc khách hàng thường xuyên, thu hút khách hàng mới, hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng và khảo sát sự thỏa mãn của khách hàng…. Do vậy, các chỉ tiêu về thực hiện phân loại khách hàng, các chương trình chăm sóc đối với từng phân đoạn khách hàng được xếp vào nhóm mạnh.
Trong năm 2012, Vietinbank đã phát triển 40 gói sản phẩm liên quan đến tín dụng (cho vay tiêu dùng trúng vàng, cho vay mua ô tô tặng phí trước bạ, các gói cho vay tín chấp trừ lương, cho vay ưu đãi với các DN xuất khẩu, các chương trình cho DN siêu nhỏ) và tích hợp thêm 20 tiện ích cho sản phẩm tiết kiệm truyền thống (khách hàng mở sổ tiết kiệm tại Vietinbankđược cung cấp luôn dịch vụ chứng minh tài chính cho con đi du học và thấu chi tài khoản tiền gửi… ) và 03 tiện ích cho dịch vụ Internet Banking (nạp tiền vào tài khoản di dộng trả trước của khách hàng VN – eTopup, gửi tiết kiệm online, dịch vụ thanh toán MobileBankplus trên điện thoại di động). Với nền tảng công nghệ hiện đại, việc tích hợp thêm các tiện ích trên các sản phẩm truyền thống và phát triển thêm các gói sản phẩm mới không phải là vấn đề khó khăn đối với .Nhóm các chỉ tiêu này được xếp vào nhóm điểm mạnh.
2.3.4. Phương diện về Đào tạo và phát triển Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Công tác cán bộ: VietinBank, tiếp tục đẩy mạnh củng cố, kiện toàn nhân sự quản lý các cấp, rà soát, bổ sung lực lượng cán bộ chất lượng cao thông qua các kỳ thi.
Các tiêu chí liên quan đến việc đào tạo và phát triển được Vietinbank thực hiện khá tốt. Trong năm 2012, 100% nhân viên mới được tham gia các khóa huấn luyện nhân viên mới của hệ thống, khoảng 91% nhân viên được bồi dưỡng nghiệp vụ mới, hơn 40% cán bộ quản lý được đi học tập trong nước. Các chương trình huấn luyện chung, thảo luận về chuyên môn nghiệp vụ, thi nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ mới được thực hiện thường xuyên theo định kỳ mỗi Quý; 100% nhân viên trong hệ thống được trang bị máy tính hiện đại và nối mạng nội bộ.
Tiêu chí về tỷ lệ nhân viên có thể khai thác hệ thống của Vietinbank trong năm 2012 mới đạt 90% so với mục tiêu là 100%. Lý do chủ yếu là còn một số nhân viên ở bộ phận hành chính, ngân quỹ do độ tuổi và trình độ hạn chế nên không tiếp cận được với hệ thống thông tin hiện đại và không khai thác tối đa được các thông tin phục vụ cho công việc. Các tiêu chí như: tỷ lệ nhân viên được huấn luyện, số chương trình đào tạo, số vụ sai phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, tỷ lệ máy tính được nâng cấp hiện đại và nối mạng nội bộ, tỷ lệ người lãnh đạo được đi học tập trong nước là các tiêu chí được xem là điểm mạnh tuy nhiên cần khai thác tối đa công nghệ thông tin vào các ngóc nghách của hoạt động ngân hàng.
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động mới, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng cả hệ thống đã cố gắng cải tạo để đáp ứng tốt nhất điều kiện làm việc cho nhân viên. Các chương trình phúc lợi được thực hiện thường xuyên nhằm động viên khích lệ tinh thần của nhân viên. Theo kết quả thăm dò của phòng hành chính nhân sự, 85% nhân viên thỏa mãn với điều kiện công việc tại Vietinbank. Đây cũng là các chỉ tiêu được xếp vào nhóm điểm mạnh.Và mục tiêu trong tương lai của Vietinbank là sẽ là ngân hàng đứng đầu trong tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, chỉ tiêu tỷ lệ những người quản lý được đi học tập ở nước ngoài thì Vietinbank thực hiện chưa tốt. Trong năm 2012, chỉ có 500/6.000 cán bộ quản lý được tham gia các lớp đào tạo ở nước ngoài – đạt 60% so với kế hoạch. Đây là chỉ tiêu được xếp vào nhóm điểm trung bình.
Các chỉ tiêu còn lại như các phong trào thi đua , tỷ lệ thực hiện tốt Bộ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng, các chương trình xã hội từ thiện thực hiện tốt. Trong năm 2012 Vietinbank đã triển khai 20 phong trào liên quan đến thực hiện văn hóa Vietinbank như hội thi văn nghệ, thể thao chào mừng 25 năm thành lập…, 13 chương trình thi đua về chuyên môn có hiệu ứng tốt gắn kết thiết thực với các nhiệm vụ chuyên môn.Các hoạt động xã hội từ thiện là một trong những mảng hoạt động được Ban lãnh đạo rất quan tâm. Mỗi năm, ngoài sự đóng góp tự nguyện của nhân viên mỗi tháng trích 4 ngày lương, Vietinbank còn trích Quỹ phúc lợi tham gia vào các chương trình xã hội.
Công tác phát triển mạng lưới: VietinBank giữ vị thế là NHTM có quy mô mạng lưới lớn thứ 2 tại Việt Nam với hơn một nghìn đơn vị trong cả nước. Khai trương thêm chi nhánh ở nước ngoài.
Về quản lý rủi ro hoạt động: VietinBank đã có nhiều chuyển biến và tích cực đổi mới cơ chế theo hướng hoàn thiện mô hình tổ chức, khung quản trị rủi ro hoạt động theo Basel II. Hệ thống quản trị rủi ro hoạt động hàng đầu thế giới triển khai từ năm 2011 tiếp tục được vận hành ổn định, đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát rủi ro hoạt động.
Sau khi dùng các công cụ BSC đánh giá kết quả thực tế đến 31/12/2012, ta có bảng KPIS đầy đủ như sau:
2.3.5. Đánh giá kết quả hoàn thành chiến lược của Vietinbank Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Phần trăm hoàn thành chiến lược của Vietinbank được tính theo công thức sau:
Hoàn thành chiến lược = (%TC+%KH+%HN+%DP) / L L là các chỉ tiêu đo lường, L = 27
Theo kết quả ở bảng số liệu 2…. và theo công thức tính toán, ta có kết quả phần trăm hoàn thành của các tiêu chí là:
- Tiêu chí Tài chính là 87%
- Tiêu chí Khách hàng là 84%
- Tiêu chí Quy trình nội bộ là 84%
- Tiêu chí Đào tạo và phát triển là 94%
Vậy phần trăm hoàn thành chiến lược của Vietinbank là 87,2 %.
Kết quả thực hiện được 87,2% đã phán ảnh đúng thực trạng của Vietinbank – một trong những có bề dày lịch sử so với các khác trong hệ thống đồng thời cũng là một trong những lớn có tiềm lực về nguồn vốn, công nghệ, con người trong khối các Ngân hàng cả nước
Nhìn bảng 2.7 ta dễ dàng nhận thấy phương diện đào tạo và phát triển được ngân hàng thực hiện tốt với kết quả 94%. Kết quả này đã có tác động tích cực đến phương diện khách hàng với kết quả đạt được là 84% và phương diện qui trình nội bộ với kết quả 84%. Điều này một lần nữa đã khẳng định đánh giá của tác giả ở các chương đầu: Phương diện đào tạo và phát triển là nền tảng quan trọng để xây dựng nên Ngôi nhà BSC. Cả 3 phương diện Đào tạo – Phát triển, Hoạt động nội bộ và Khách hàng đều được thực hiện tốt. Do vậy, kết quả về phương diện tài chính trong 9 tháng đầu năm 2012 đạt được 87% .
Có thể nói, trong điều kiện nền kinh tế có nhiều động như hiện nay, hệ thống tài chính Ngân hàng ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì sự ổn định. Những áp lực cạnh tranh, những biến động về tỷ giá, lãi suất, sự kìm chế của các chính sách và biện pháp can thiệp vĩ mô của Nhà nước….. là những thách thức mà không phải Ngân hàng nào cũng có thể vượt qua. Với hệ thống thẻ điểm cân bằng BSC, Ban lãnh đạo Vietinbank có thể dễ dàng nhận thấy những điểm mạnh và điểm yếu của mình đồng thời tìm ra được nguyên nhân thông qua mối quan hệ nhân quả trong bản đồ mục tiêu chiến lược để kịp thời khắc phục góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Vietinbank.
Qua bảng sồ liệu trên cho thấy, với quy mô, mạng lưới, bề giày hoạt động, Vietinbank đã vượt lên trên các ngân hàng quốc doanh và hoạt động hiệu quả, bền vững.
2.4. Những điểm mạnh, yếu, tồn tại và thành tích đạt được trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012
2.4.1. Những mặt đạt được và điểm mạnh của Vietinbank Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Hiệu quả kinh doanh tăng trưởng cao và bền vững qua các năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 8.168 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 43%/năm. Vốn chủ sở hữu đạt 52.000 tỷ đồng. Giai đoạn này, VietinBank nằm trong TOP 10 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập cao nhất. Các chỉ số an toàn vốn và hệ số sinh lời đều ở mức cao so với toàn ngành năm 2012, ROA đạt 1,7%; ROE 26,3%. Hệ số CAR tại 31/5/2013 đạt 14,21%. NHCTVN có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh an toàn, hiệu quả cao nhất toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
VietinBank cũng là ngân hàng đầu tiên mở rộng hoạt động cho vay khu vực ngoài quốc doanh, cho vay 5 thành phần kinh tế, thực hiện thí điểm nhiều chủ trương mới của Nhà nước, là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, các dự án trọng điểm quốc gia như dự án Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Dự án Khí – Điện – Đạm Cà Mau, Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Dự án Vệ tinh viễn thông Vinasat I, Mạng viễn thông 3G của tập đoàn Bưu chính Viễn thông và nhiều dự án lớn khác của tập đoàn, tổng công ty… và các lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích như xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa.… Hàng năm, VietinBank cung cấp hàng ngàn tỷ đồng cho vay đầu tư công nghệ, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phục vụ và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Với xuất phát điểm ban đầu là một NHTM quốc doanh, VietinBank tự hào thực hiện thành công chuyển đổi hoạt động theo mô hình cổ phần hóa với quá trình thực hiện nhanh, bài bản và thành công nhất trong các NHTM Nhà nước tại Việt Nam trên 2 phương diện: tốc độ tăng vốn điều lệ nhanh, cơ cấu cổ đông đa dạng và lớn mạnh nhất Việt Nam. Đến nay, vốn chủ sở hữu của VietinBank đạt trên 50 ngàn tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 32.661 tỷ đồng (gấp 130 lần so với số vốn điều lệ ban đầu được Nhà nước cấp vào năm 1996 khi thành lập lại theo mô hình TCT Nhà nước) với 2 cổ đông chiến lược là tổ chức tài chính quốc tế uy tín IFC và ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, có tầm cỡ hàng đầu thế giới là Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Ltd (BTMU). Giai đoạn 2009 (sau cổ phần hóa) đến nay, vốn chủ sở hữu của VietinBank tăng trưởng bình quân 39,8%/năm. Bằng nỗ lực phấn đấu vượt bậc, VietinBank đã tự chủ tăng vốn bền vững bằng nguồn lợi nhuận để lại qua các năm. Đây là một thành quả mà không nhiều tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp Nhà nước làm được.
Từ một ngân hàng quốc doanh chỉ tập trung ở nghiệp vụ ngân hàng đối nội, đến nay, VietinBank đã thiết lập quan hệ với gần 1.000 định chế tài chính của 90 quốc gia trên toàn thế giới, là thành viên chính thức của tổ chức thanh toán liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tổ chức thanh toán quốc tế về thẻ (VISA, MASTER), thành viên Hiệp hội Ngân hàng ASEAN và Hiệp hội Tài chính thuộc các nước APEC hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với chủ trương hội nhập sâu rộng, VietinBank thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới ra nước ngoài, tăng cường sự hiện diện và quảng bá thương hiệu VietinBank tới các nhà đầu tư nước ngoài. Đến nay, VietinBank đã mở 2 chi nhánh tại Đức, 1 Chi nhánh ở Lào. VietinBank cũng là NHTM đầu tiên của Việt Nam phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế và niêm yết giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore. Sự kiện này đã định vị thương hiệu VietinBank trên thị trường tài chính toàn cầu.
Năng động, sáng tạo áp dụng các cơ chế quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ, VietinBank đã cải tiến từng bước cơ cấu quản trị ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả điều hành quản lý vốn Nhà nước, tạo động lực cho các đơn vị, chi nhánh phát huy năng lực kinh doanh tối đa.
Sau 25 năm xây dựng và phát triển, VietinBank đã xây dựng được đội ngũ gần 20 ngàn cán bộ được đào tạo bài bản, trẻ trung, tâm huyết, năng động, sáng tạo. Trong đó, gần 80% cán bộ có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học hệ chính quy các trường đại học uy tín có chất lượng trong và ngoài nước, tăng 70% so ngày đầu thành lập. Độ tuổi trung bình của cán bộ là 35, trong đó 45,4%, dưới 30 tuổi; 41,4% từ 30 đến 50 tuổi và chỉ có 3% cán bộ trên 50 tuổi.
VietinBank là một đơn vị đi đầu trong việc thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về xóa đói giảm nghèo. Đến nay, VietinBank dành trên 3.000 tỷ đồng để thực hiện các chương trình an sinh xã hội trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, bao gồm các chương trình xây nhà, tài trợ công cụ sản xuất cho người nghèo, đồng bào vùng cao, vùng bị thiên tai, bão lũ; các chương trình khuyến học, trao học bổng cho học sinh nghèo, mồ côi cha mẹ, trẻ khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo; Đã nhận phụng dưỡng suốt đời 88 Mẹ Việt Nam Anh hùng; xây dựng nhiều công trình tưởng niệm, tổ chức nhiều hoạt động tri ân các anh hùng liệt sĩ có giá trị văn hóa tinh thần cao và nhiều công trình từ thiện ý nghĩa khác… Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Với các thành tựu nêu trên, VietinBank đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng xứng đáng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao tặng. Ngày 7/1/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể cán bộ, nhân viên VietinBank vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trong lễ kỷ niệm 25 năm xây dựng – phát triển, VietinBank vinh dự đón nhận 2 danh hiệu và phần thưởng cao quý đó là danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Độc lập hạng Nhất. Đây là phần thưởng vô cùng lớn lao và ý nghĩa đối với toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong hệ thống VietinBank, ghi nhận những nỗ lực vượt bậc, những đóng góp quan trọng của VietinBank đối với sự phát triển của đất nước.
Trong suốt quá trình hoạt động, VietinBank còn vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý khác như: 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 01 Huân chương Độc lập hạng Ba; 03 chi nhánh được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, hàng trăm giải thưởng, bằng khen, danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ban, ngành, các địa phương trao tặng. Nhiều năm liền được nhận các giải thưởng uy tín do các tổ chức trong nước và nước ngoài trao tặng. Liên tiếp trong 2 năm 2012 và 2013, VietinBank được bình chọn là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nằm trong Top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới do Tạp chí Forbes chuyên xếp hạng doanh nghiệp toàn cầu của Mỹ bình chọn và là doanh nghiệp nằm trong Top 500 thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới. VietinBank cũng đã được Tạp chí Tài chính châu Á bình chọn là ngân hàng huy động vốn tốt nhất Việt Nam.
2.4.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn 2009- 2012:
Mặc dù trong giai đoạn 2009- 2012, tất cả các chỉ tiêu hoạt động của Vietinbank đều có sự tăng trưởng vượt bậc, đều hoàn thành vượt chỉ tiêu do Đai hội đồng cổ đông đề ra cho từng năm. Tuy nhiên, trong xu thế cạnh tranh mạnh của ngành ngân hàng Việt Nam thì để nâng cao hiệu quả hoạt động, chiếm lĩnh thị phần thì Vietinbank cần xem xét lại những mặt còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh như sau:
Chưa linh hoạt trong cơ chế huy động vốn, cho vay so với các ngân hàng
Đối với hoạt động huy động vốn:
Chính vì là hệ thống ngân hàng thương mại lớn, nên các chính sách chăm sóc, thu hút khách hàng của Vietinbank còn cứng nhắc, chưa thật sự mềm dẻo cho từng đối tượng khách hàng nên so với các ngân hàng TMCP khác còn thua kém trong cơ chế chi phí hoa hồng , môi giới, tiếp khách chăm sóc khách hàng, điều này càng khó khăn hơn trong giai đoạn tiền gửi cạnh tranh gay gắt năm 2010 -2011. Mặc dù là NHTM quốc doanh có thương hiệu mạnh, nhưng trình độ dân trí ngày càng cao thì việc cạnh tranh bằng chính sách, dịch vụ cũng là một phần không nhỏ trong công tác huy động vốn.
Đồng thời, sau vụ bà Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt, lừa đảo các tổ chức, cá nhân lên đến 4.000 tỷ đồng , trong nhiều nguyên nhân có nguyên nhân hệ thống thanh toán của Vietinbank phân quyền cho trưởng trưởng phòng giao dịch khá lớn, lên đến 50 tỷ đồng và nhận tiền gửi của tổ chức với quy mô lớn hơn nhiều so với khả năng quản lý của trưởng phòng giao dịch. Công tác quản lý con dấu và xác nhận chứng từ có giá tại ngân hàng khá dễ dàng. Cho thấy, trong công tác quản lý huy động vốn tại phòng giao dịch còn khá lỏng lẻo.
Đối với hoạt động cho vay:
Trong công tác cho vay cầm cố chứng từ có giá trước giai đoạn này được khẳng định là an toàn và không rủi ro, tuy nhiên sau sự việc bà Huỳnh Thị Huyền Như nổ ra, thì hàng loạt khoản chiếm dụng lại xuất phát từ việc cầm cố chứng từ có giá như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi và hợp đồng ủy thác.
Đồng thời, tỷ trọng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trong lớn trong tổng thu nhập và trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tín dụng, sự chưa sẳn sàng của yếu tố con người và công nghệ, tập quán vay vốn tại Việt Nam cùng với khó khăn chung trong công tác tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế nên điều này ảnh hưởng lớn đến thu nhập của Vietinbank trong các năm tiếp sau.
Đào tạo và huấn luyện nhân viên
Do tác động của quá trình cạnh tranh, rất nhiều cán bộ giỏi của Vietinbank đã được các ngân hàng cổ phần, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài chiêu mộ, đặc biệt ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Một số cán bộ giỏi tại Vietinbank có đủ khả năng và trình độ chuyên môn để đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của Vietinbank nhưng trong họ thiếu đi sự nhiệt huyết và quan tâm đến Ngân hàng do chính sách lương, thưởng, phúc lợi của Vietinbank chưa thực sự không khiến họ phát huy hết khả năng của mình. Một số cán bộ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao như một số giám đốc chi nhánh của Vietinbank chưa thực sự có đủ năng lực quản lý, điều hành tốt. Chính vì vậy tình hình hoạt động kinh doanh tại một số chi nhánh của Vietinbank thật sự còn rất yếu kém, có chi nhánh hoạt động lỗ nhiều năm liên tiếp, gây ảnh hưởng cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.Đặc biệt là công tác đào tạo trưởng phòng giao dịch chưa được chú trọng trong khi phân quyền khá lớn cho các trưởng phòng này, dễ dẫn đến rủi roc ho hệ thống.
Từ năm 2009 đến nay, Vietinbank đã liên tục tung ra nhiều chiến dịch tuyển dụng mới nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao từ trong và ngoài nước và đã gặt hái nhiều thành công. Tuy nhiên, để nguồn nhân lực mới này phát huy hết tài năng, kinh nghiệm đã có của họ thì phải mất ít nhất 1 năm để họ nắm bắt hệ thống, quy trình vì hiện tại hệ thống, quy trình của Vietinbank vẫn chưa rõ ràng và cụ thể.
Vietinbank đã thực hiện tốt công tác đào tạo và huấn luyện đồng thời luôn tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên.Không chỉ đầu tư cho các hoạt động phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh, Vietinbank tích cực tham gia các hoạt động xã hội vì cộng đồng.
Tuy nhiên ở phương diện này còn một vấn đề là điểm yếu mà Vietinbank cần khắc phục. Đó chính là tỷ lệ cán bộ quản lý được đi đào tạo ở nước ngoài quá ít. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay và nhất là khi Vietinbank đã ký Hợp đồng đối tác chiến lược với nước ngoài, việc tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham gia các khóa đạo tạo ở nước ngoài là rất cần thiết. Thông qua các lớp đào tạo này, không chỉ nâng cao thêm về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ mà còn tiếp thu được những kinh nghiệm về tác phong làm việc và quản lý khoa học.
Thực trạng nhân viên không cùng nhìn về mục tiêu chiến lược nhằm mục đích sắp xếp các hoạt động kinh doanh hướng vào tầm nhìn và chiến lược của Vietinbank , cải thiện thông tin liên lạc trong và ngoài Vietinbank , giám sát hoạt động của Vietinbank dựa trên các mục tiêu chiến lược. Nó không mang đến cho các nhà quản lý và các quan chức cấp cao trong các NH một cái nhìn cân bằng hơn về toàn bộ hoạt động của Vietinbank .Sử dụng BĐCB để chuyển tầm nhìn và chiến lược của Vietinbank thành những mục tiêu cụ thể, những phép đo và chỉ tiêu rõ ràng thông qua việc thiết lập một hệ thống đo lường hiệu quả trong quản lý công việc. Những phép đo của phương pháp BĐCB thể hiện sự cân bằng giữa 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quá trình nội bộ, đào tạo và phát triển.
Hoạt động nội bộ
Hầu hết các tiêu chí về hoạt động nội bộ của Vietinbank đều tương đối tốt. Tuy nhiên có 2 điểm yếu cần khắc phục đó là cần phải giảm hơn nữa tỷ lệ sai sót khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ và giảm tỷ lệ rủi ro liên quan đến tác nghiệp. Việc khắc phục được những điểm yếu này sẽ làm tăng thêm chất lượng dịch vụ của Vietinbank và củng cố thêm uy tín và thương hiệu Vietinbank. Tại báo cáo tuân thủ hàng tháng, khối quản lý rủi ro thường thống kê lỗi tác nghiệp và chỉ ra cho từng nghiệp vụ tại từng chi nhánh hành đồng phòng ngừa khắc phục…từ đó tự nhận diện rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống, tự phòng ngừa.
Tiêu chí về khách hàng
Vietinbank đã có rất nhiều đổi mới về công tác khách hàng cũng như thay đổi về tác phong giao dịch với khách hàng. Do vậy, không chỉ giữ được lượng khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm được khách hàng mới. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng khách hàng mới vẫn còn nhiều hạn chế. Trên một địa bàn nhỏ với mật độ quá dày đặc các Ngân hàng như Thành phố thì việc tìm kiếm khách hàng mới không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Hơn nữa, các Ngân hàng TMCP tư nhân với qui mô nhỏ, khá linh hoạt trong các chính sách khách hàng và ít bị chi phối bởi những can thiệp vĩ mô của Nhà nước đang nhắm mục tiêu thu hút vào những khách hàng của Vietinbank. Do vậy, sự chia sẻ và thu hẹp thị phần là điều không thể tránh khỏi. Để đảm bảo được tiêu chí tăng trưởng khách hàng mới đòi hỏi Vietinbank phải nỗ lực nhiều hơn và có những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể. Điều này phản ánh rỏ số lượng khách hàng của hệ thống qua 4 năm 350 triệu người và con số này chỉ xoay quanh và không tăng trưởng nhiều so với tộc độ tăng trưởng khá tốt của Vietinbank.
Về chỉ tiêu tài chính
Những chỉ số tài chính với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch trên 90% đã khẳng định điểm mạnh của Vietinbank. Tuy nhiên,tỷ lệ thu phí dịch vụ còn khá thấp so với tổng thu nhập,
Về quản lý rủi ro hoạt động:
Tỷ lệ CAR chỉ mới tăng lên trong năm 2011- 2012 và vượt chỉ tiêu an toàn vốn theo quy định là 9%.Các năm trước đó chỉ tiêu này chưa đạt theo tiêu chuẩn Basell
Chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu đang là vấn đề Vietinbank cần phải nỗ lực nhiều hơn nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.Mặc dù, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbankvẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống nhưng để tránh những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, đây là vấn đề cần được ưu tiên xử lý. Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Đối với điều hành quản trị:
Chưa có công cụ đánh giá toàn diện, công cụ nâng cao dự hài lòng của khách hàng và nhân viên, đa dạng hóa tầm nhìn chiến lược, cần một phương pháp như BSC một phương pháp “3 trong 1”: 1 hệ thống đo lường hiệu suất, 1 công cụ truyền thông (hay giao tiếp) hiệu quả và là 1 phương pháp quản lý Chiến lược hữu hiệu trong tổ chức. Xuất phát từ vấn đề đã được phát hiện là phần lớn doanh nghiệp thất bại trong thực thi và quản lý Chiến lược của mình. Thẻ điểm cân bằng là một sự bổ sung rất tốt để có thể khắc phục được các hạn chế của các phương pháp khác
Vietinbank đã và đang áp triển khai BSC- KPI cho toàn hệ thống, tuy nhiên công cụ quản trị này còn vấp nhiều khó khăn:
Sự hiểu biết về BSC còn hạn chế
Thẻ điểm cân bằng là một công cụ khá mới và mới chỉ được áp dụng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Do vậy, những hiểu biết về Thẻ điểm cân bằng của đội ngũ lãnh đạo cũng như nhân viên tại Vietinbank rất hạn chế. Việc trình bày để Ban lãnh đạo, đội ngũ lãnh đạo cấp Phòng và toàn thể nhân viên hiểu rõ những lợi ích của BSC trong quản lý và thuyết phục Ban lãnh đạo ứng dụng BSC mất rất nhiều thời gian và công sức.
Việc thay đổi tư duy tính toán và đo lường dựa trên các chỉ số tài chính không dễ dàng.
Từ trước đến nay, mọi hoạt động của Vietinbank đều được đánh giá dựa trên các chỉ số tài chính hoặc qui về các chỉ số tài chính. Việc đánh giá này được sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống báo cáo tự động, việc theo dõi khá thuận tiện. Khi tiếp cận với BSC, nhiều bộ phận cảm thấy khó khăn khi phải thay đổi thói quen trongcông việc và cảm thấy việc đo lường các chỉ tiêu theo BSC quá phức tạp. Vì vậy, họ không sẵn sàng để tiếp nhận BSC.
Sự linh hoạt trong cơ chế hoạt động của Vietinbank còn hạn chế
Mặc dù Ngân hàng Vietinbank đã chuyển sang cơ chế cổ phần từ năm 2008, nhưng vẫn là Ngân hàng do Nhà nước nắm cố phần chi phối. Vì vậy, bên cạnh hoạt động doanh mà Hội đồng quản trị đã đề ra thì với hoạt động kinh doanh của Vietinbank vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, sẽ được đề cập trong chương 3 kinh doanh, Vietinbank còn phải thực hiện những nhiệm vụ chính trị để góp phần giữ ổn định thị trường tài chính tiền tệ. Việc phải cân bằng giữa mục tiêu kinh doanh và việc thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước là bài toán khó, làm hạn chế sự linh hoạt trong hoạt động kinh doanh nhằm giữ vững thị phần, thương hiệu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả giới thiệu về Vietinbank như quy mô, tài sản, mô hình hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
Qua nghiên cứu số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2009 -2012, tác giả nêu lên thực trạng hoạt động của Vietinbank trong giai đoạn này như thực trạng về vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mạng lưới, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin….và sử dụng phương pháp BSC nêu ở chương một để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank theo bốn phương diện.
Qua đó nêu ra điểm mạnh điểm yếu của Vietinbank sau khi xếp loại như:
Về phương diện khách hàng Vietinbank đạt 94% -> được xếp loại mạnh, tuy nhiên cũng còn nhiều tồn tại bất cập chưa linh hoạt trong cơ chế huy động vốn, cho vay so với các ngân hàng TMCP và còn chứa đựng nhiều rủi ro: phân quyền cho trưởng trưởng phòng giao dịch khá lớn, đối với hoạt động cho vay: còn chủ quan trong hoạt động cho vay cầm cố chứng từ có giá
Về phương diện đào tạo phát triển 78% -> được xếp loại mạnh, còn có hiện tượng bị chảy máu chất sám, hay một bộ phận nhỏ cán bộ lãnh đạo chưa đủ năng lực đáp ứng công việc đặc biệt là công tác đào tạo trưởng phòng giao dịch chưa được chú trọng trong khi phân quyền khá lớn cho các trưởng phòng này, dễ dẫn đến rủi ro ho hệ thống
Về quy trình nội bộ 84% có 2 điểm yếu cần khắc phục đó là cần phải giảm hơn nữa tỷ lệ sai sót khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ và giảm tỷ lệ rủi ro liên quan đến tác nghiệp và về chỉ tiêu tài chính đạt 100% -> hai tiêu chí này đều xếp loại mạnh
Trong quá trình phát triển của mình, Vietinbank đã đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng cao và bền vững của tổng tài sản, vốn tự có, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, để phấn đấu mục tiêu trở trành 1 trong những ngân hàng dẫn đầu thì Vietinbank phải từng bước hoàn thiện hơn qua một vài giải pháp thiển cận của em trong chương III. Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Vietinbank