Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Giải pháp chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận Lê Chân dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.2 Thực trạng và công tác chống gian lận thuế TNDN của các DN trên địa bàn quận Lê Chân
Quận Lê Chân là một trong những địa bàn trong cả nước đang trong quá trình đô thị hóa với sự mọc lên của nhiều xí nghiệp lớn tạo thành các khu công nghiệp. Kinh tế – xã hội phát triển nhanh, cuộc sống trở nên sôi động, nhờ đó mà sự phát triển của khu vực kinh tế NQD đều được tổ chức hoạt động dưới những loại hình doanh nghiệp khác nhau: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, HTX, tổ sản xuất, chi nhánh xí nghiệp và các loại hình doanh nghiệp khác. Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
Do được khuyến khích và hỗ trợ từ các cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh trên địa bàn phát triển ổn định, thu hút lao động và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động. Bên cạnh đó, các ngành nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, hỗ trợ cũng tiếp tục phát triển theo.
Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp lãnh đạo cũng như sự nỗ lực không ngừng của người dân trên địa bàn quận, trong những năm qua khu vực kinh tế NQD trên địa bàn quận đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Theo thống kê của Chi cục thuế quận Lê Chân, số doanh nghiệp phát sinh ngày càng tăng, song nhiều doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh đã có đơn xin nghỉ và giải thể doanh nghiệp; còn có một số hiện tượng doanh nghiệp tồn tại trên danh nghĩa, trốn thuế Nhà nước; chưa thực hiện đúng luật lao động về mua bảo hiểm xã hội cho người lao động; việc tranh chấp lao động ở một số doanh nghiệp đôi khi chưa được xử lý kịp thời, hiệu quả thấp.
Tuy còn nhiều những khó khăn, nhưng với mục tiêu xác định phát triển doanh nghiệp NQD là chiến lược, mang lại nguồn thu chủ yếu, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của quận, nên khu vực kinh tế này luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành trong toàn quận.
Từ khi pháp luật thuế TNDN được áp dụng vào thực tiễn, luật thuế GTGT, TNDN đã được triển khai trên địa bàn quận Lê Chân nhanh chóng và hiệu quả, thuế TNDN của các DN luôn có số thu tăng theo từng năm và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số thu NSNN.
Thuế TNDN là sắc thuế tạo ra nguồn thu lớn cho NSNN. Bởi vậy trong quy trình quản lý thuế TNDN thì quản lý thu thuế GTGT là một khâu quan trọng. NNT sẽ thực hiện nộp thuế vào NSNN tại Kho bạc Nhà nước, hoặc thông qua ngân hàng. Trong những năm qua Cục thuế TP Hải Phòng đã thực hiện tốt quy trình quản lý thu nộp thuế giữa cơ quan thuế – Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính.
Bảng 2.2 Kết quả thực hiện thu thuế TNDN các DN trong 5 năm (2015 – 2019)
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ đối tượng nộp thuế chưa chấp hành đầy đủ, không nộp đúng thời hạn ảnh hưởng đến số thu NSNN, đồng thời ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phấn đấu của Chi cục, hơn hết là ảnh hưởng đến ý thức chấp hành, tinh thần tự giác của các đối tượng nộp thuế trên địa bàn quân Lê Chân.
Số thu từ thuế TNDN đối với DN hàng năm thực hiện được thường dưới mức dự toán thu. Đặc biệt trong những năm gần đây, tỷ lệ thực hiện dự toán thu thuế TNDN đối với DN có phần suy giảm. Xuất phát từ thực trạng khó khăn khi thực hiện thu thuế TNDN, càng phải quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn công tác quản lý thuế TNDN và công tác chống gian lận thuế TNDN của các DN để đảm bảo số thu cho NSNN.
Biểu đồ 2.2: Biểu kết quả thu thuế TNDN DN giai đoạn 2015-2019
Tăng cường công tác chống gian lận thuế TNDN của các DN trên địa bàn quận Lê Chân, cần tập trung tăng cường công tác kiểm tra thuế.
Trong môi trường quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp, công tác kiểm tra, giám sát lại quá trình kê khai, tính thuế của các doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Công tác kiểm tra thuế được tiến hành theo hai bước:
Bước 1: Cán bộ thuế thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, khi phát hiện các yếu tổ rủi ro về thuế thì yêu cầu giải trình. Đối với thuế TNDN, hàng quý sau khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo quý, cán bộ thuế tiến hành kiểm tra, các chỉ tiêu kê khai trên hồ sơ khai thuế, đối chiếu doanh thu thuế thu nhập với doanh thu thuế GTGT trong kỳ, đối chiếu lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước, so với toàn ngành… nếu phát hiện những biểu hiện bất thường thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Trường hợp doanh nghiệp không giải trình được những điểm nghi vấn thì được chuyển sang bước 2.
Bước 2: Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Bộ phận kiểm tra trình Lãnh đạo Chi cục ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Trong quá trình kiểm tra, cán bộ thuế xác định lại các yếu tố liên quan đến việc ghi nhận doanh thu, ghi nhận chi phí, xác định lại những khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, xác định lại những khoản được ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…. Kết thúc quá trình kiểm tra, những nội dung kiểm tra được ghi nhận vào biên bản. Trường hợp phát hiện những hành vi phạm trốn thuế, gian lận thuế, bộ phận kiểm tra báo cáo Lãnh đạo Chi cục ra quyết định truy thu tiền thuế thiếu, tính phạt chậm nộp đối với tiền thuế thiếu và xử phạt vi phạm đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh
2.2.1 Hình thức gian lận thuế TNDN chủ yếu của các DN và các loại sai phạm về thuế Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
2.1.1.1. Gian lận về đối tượng nộp thuế
Trong quá trình hoạt động, nhiều DN không huy động được nguồn vốn, cũng như không giải quyết được các khó khăn về mặt tài chính và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước, rất nhiều DN đã bỏ khỏi trụ sở kinh doanh đã đăng kí kinh doanh, không làm thủ tục giải thể, đóng mã số thuế.
Phần lớn các doanh nghiệp bỏ trốn, Chi cục không thể thu hồi nợ đọng thuế do không thể xác định được địa chỉ của chủ DN.
Sau khi nợ thuế hàng tỷ đồng, nhiều chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuyên bố… nghỉ kinh doanh. Sau đó, một doanh nghiệp khác cùng chủ lại được lập ra và tiếp tục điệp khúc “nợ thuế, đóng cửa, thành lập doanh nghiệp mới…”.
Với chu kỳ “thành lập – giải thể – thành lập…” này, có hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn đã lợi dụng để trốn thuế TNDN.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế đóng góp rất lớn vào NSNN. Khi các doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động kinh doanh tác động không nhỏ tới việc đảm bảo thu NSNN.
Bảng 2.3 : Bảng tình hình biến động của DN qua 5 năm 2015-2019
Qua bảng trên có thể thấy số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn trong 5 năm 2015-2019 ngày càng tăng. Năm 2015 số lượng DN đang hoạt động là 1.256 chiếm tỷ lệ 92.83% tổng số DN. Năm 2016, số DN đang hoạt động trên địa bàn quận Lê Chân là 1.532, chiếm 93,47% tổng số DN. Số lượng nhỏ DN ngừng hoạt động hay bỏ trốn có thể do thua lỗ hoặc không huy động được nguồn vốn kinh doanh trong thời gian dài. Năm 2017, số doanh nghiệp đang hoạt động là 1926 doanh nghiệp, chiếm 98,4% tổng số doanh nghiệp. Năm 2018, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động là 2385 doanh nghiệp, chiếm 92.53% tổng số doanh nghiệp. Năm 2019, số DN đang hoạt động là 2776 doanh nghiệp, chiếm 90.79% tổng số doanh nghiệp, tuy vậy số doanh nghiệp ngừng hoạt động/bỏ trốn trong giai đoạn này vẫn tăng dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ cho thấy các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về kinh tế.
2.2.1.2 Gian lận về doanh thu Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh là doanh thu. Nó là nguồn thu của của các doanh nghiệp, là căn cứ để tính thu nhập chịu thuế, do đó có ảnh hưởng lớn đến số thuế TNDN phải nộp. Về nguyên tắc, các đơn vị tính thuế theo phương pháp kê khai phải phản ánh một cách trung thực, kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán và hóa đơn chứng từ, trên nguyên tắc ghi nhận doanh thu tính thuế. Nhưng doanh nghiệp vẫn hay mắc phải các sai phạm về doanh thu tính thuế. Thông thường là kê khai giảm doanh thu.
Ví dụ về gian lận doanh thu thuế tại một số ngành nghề:
- Đối với hoạt động xây dựng trường hợp vi phạm phổ biến thường gặp là: tổng doanh thu tính thuế TNDN theo năm tài chính điều này xảy ra là do một phần nguyên nhân là các công trình xây dựng đã quyết toán nhưng người nộp thuế không kê doanh thu tính thuế TNDN kịp thời theo thời điểm công trình được quyết toán, hoặc có trường hợp người nộp thuế đã viết hóa đơn nhưng chỉ kê khai 01 loại doanh thu thu tính thuế TNDN tại thời điểm viết hóa đơn, hoặc nếu có kê khai doanh thu tính thuế TNDN ở hai năm tài chính khác nhau, hạch toán thiếu doanh thu và chi phí giá vốn của các công trình đã có nghiệm thu bàn giao.
- Việc các DN kinh doanh về vật liệu xây dựng khi bán vật liệu xây dựng cho các hộ gia đình, cá nhân thường là không có hóa đơn nên dễ phát sinh các hoạt động mua bán hóa đơn.
- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS phải căn cứ vào hợp đồng bán căn hộ, nhà thấp tầng theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng để xác định doanh thu tính thuế; cần đặc biệt quan tâm đối với từng dự án đang trong giai đoạn huy động vốn chưa thực hiện bán theo luật kinh doanh bất động sản để xác định chính xác thời điểm xác định doanh thu chịu thuế.
Ví dụ như Công ty TNHH TM&DV K.L kinh doanh vật liệu xây dựng kê khai thiếu doanh thu hoạt động tài chính dẫn tới tăng doanh thu chịu thuế 103.4 triệu đồng, truy thu 17,4 triệu đồng. Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
Thông qua công tác kiểm tra tại trụ sở đơn vị, Chi cục thuế đã phát hiện một số trường hợp sai phạm về ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh như:
Ở một số doanh nghiệp thương mại mắc vi phạm: hạch toán vào doanh thu những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là doanh thu như qui định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách kế toán, báo cáo kế toán cao hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán; doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn doanh thu thực tế; doanh thu bán hàng trả chậm nhưng chỉ hạch toán doanh thu khi thu được tiền bán hàng; chuyển một số doanh thu đã thực hiện trong kỳ sang kỳ sau để làm chậm việc nộp thuế và dự phòng rủi ro cho kỳ sau; một số doanh nghiệp bán hàng, không hạch toán doanh thu mà bù trừ thẳng vào hàng tồn kho hoặc nợ phải trả; qui đổi tỷ giá ngoại tệ (doanh thu xuất khẩu) thấp hơn so với thực tế. Điển hình của vi phạm trên được phát hiện qua công tác kiểm tra tại trụ sở Công ty TNHH Minh Thành ngành nghề kinh doanh thương mại xuất khẩu năm 2015 và 2016 đã hạch toán doanh thu trên sổ sách theo giá FOB (giá giao tại tầu ở cảng Hải Phòng) trong khi hàng được bán theo giá CFR (giá giao tại cảng người mua) với tổng chênh lệch doanh thu không được ghi nhận khi tính thuế là 958.179.595 đồng; hạch toán tỷ giá ngoại tệ thấp hơn giá bình quân liên ngân hàng 8.170.594 đồng; không ghi nhận doanh thu bán hàng nội địa bán cho khách hàng không lấy hóa đơn 79.936.642 đồng. Chi cục Thuế quận Lê Chân đã truy thu thuế TNDN 239.544.900 đồng, phạt vi phạm hành chính và chậm nộp 49.844.3865 đồng.
Một số doanh nghiệp chưa tính tiền, chưa vào sổ các khoản tiền của doanh thu nhận trước, doanh thu bán chịu như Công ty TNHH Minh Tường, chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, qua đối chiếu giữa hợp đồng mua bán với sổ phải thu của khách hàng thấy: doanh nghiệp có nhận trước một khoản tiền hàng là 800.600.135 đồng nhưng lại không hạch toán vào doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp xuất vật tư để trao đổi, biếu tặng, xuất dựng nội bộ hay trả lương thưởng cho cán bộ công nhân viên nhưng không xuất hóa đơn bán hàng mà lại hạch toán thẳng vào chi phí trong kỳ hoặc xuất hóa đơn nhưng không hạch toán theo giá là giá cùng loại hoặc tương đương trên thị trường mà lại hạch toán đúng bằng giá nguyên liệu mua vào. Điển hình như trường hợp Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp Hải Đăng đã được kiểm tra như sau: kết quả kiểm tra tại đơn vị năm 2015 và năm 2016 cho thấy, doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra và doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế TNDN chênh lệch tăng so với báo cáo của đơn vị năm 2015 là 613.133.236 đồng và năm 2016 là 369.678.136 đồng. Nguyên nhân do đơn vị chưa xác định doanh thu của số lượng thành phẩm là gạch mà đơn vị đó xuất dùng nội bộ và xuất ủng hộ, hỗ trợ trong kỳ.
Một số đơn vị thi công xây lắp không ghi nhận đầy đủ, kịp thời các khoản doanh thu theo đúng thời điểm phát sinh doanh thu khi kết thúc công trình hoặc hạn mục công trình hoặc thời điểm khách hàng thanh toán tiền hàng mà để đến khi công trình hoàn thành bàn giao mới thực hiện ghi nhận doanh thu. Ngược lại một số đơn vị sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng như ngành đóng tầu, kết cấu thép có tính chất giống ngành xây dựng như sản phẩm có giá trị sản phẩm lớn có thời gian sản xuất của một sản phẩm kéo dài qua nhiều kỳ báo cáo tài chính, sản phầm nhưng chỉ được xác định doanh thu lập hoá đơn giao cho khách hàng khi hoàn thành bàn giao để khách hàng mang đi đăng ký sử dụng với cơ quan chức năng thì bị nhầm lẫn xác định doanh thu theo tỷ lệ để phân bổ cho các kỳ báo cáo tài chính… Ở một số doanh nghiệp thực hiện các đơn đặt hàng theo lô hàng có giá trị thanh toán lớn và qua nhiều kỳ kế toán, khách hàng đã thanh toán trước tiền hàng, bên bán hàng đã lập hoá đơn ghi nhận doanh thu nhưng không thực hiện phân bổ doanh thu phù hợp với chi phí khi xác định thuế TNDN. Những sai phạm về thời điểm xác định doanh thu nêu trên mặc dù không dẫn đến thất thu về thuế GTGT cho Nhà nước nhưng đã gây sai phạm về thời điểm phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, gián tiếp gây thất thu cho thuế TNDN do các doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế TNDN về thời giam miễn, giảm thuế và thời gian được thực hiện chuyển lỗ.
Để xác định được số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp thì cần phải xác định chính xác doanh thu tính thuế để tính thu nhập chịu thuế. Căn cứ để xác định doanh thu là hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán. Một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, do chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng nên việc điều tra doanh số rất khó khăn. Các doanh nghiệp này không phản ánh đúng giá cả hàng hoá khi tiêu thụ, hàng hoá tiêu thụ nhiều phản ánh ít, có những trường hợp bán nợ chưa thu tiền không kê khai thuế mà ghi là hàng tồn kho để có thuế âm. Hoặc nhập hàng về đã bán với giá thực tế rất cao nhưng phản ánh trên hoá đơn thì chỉ phản ánh với giá thấp hơn nhiều.
2.2.1.3 Gian lận về chi phí Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
- Cùng với doanh thu thì chi phí được trừ cũng là một trong những căn cứ quan trọng để xác định thu nhập tính thuế. Việc hạch toán chi phí và xác định chính xác chi phí được trừ góp phần đảm bảo doanh nghiệp tính đúng số thuế TNDN phải nộp. Tuy nhiên, để làm giảm số thuế TNDN phải nộp, doanh nghiệp tìm mọi cách để tăng chi phí lên hay hợp thức hóa các khoản chi phí mà doanh nghiệp không thực tế chi ra, hoặc thực tế có chi ra nhưng không được pháp luật thuế công nhận.
- Qua thực tế cho thấy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thương mại, hành vi gian lận thường là: Hạch toán và kê khai các khoản chiết khấu, giảm giá không đúng qui định. Xác định các nhà cung cấp nào được chiết khấu hoặc giảm giá do mua khối lượng lớn. Trong đó: Đối với việc hạch toán giá vốn có các hành vi, vi phạm sau đây: Không hạch toán giảm giá vốn tương ứng với hàng bán bị trả lại, Trích lập Dự phòng giảm giá hàng tồn kho không đúng qui định. Và đối với các doanh nghiệp sản xuất thì hành vi gian lận chi phí thường là : Theo dõi nguyên giá tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định không đúng qui định. Hạch toán thẳng vào chi phí trong kỳ các khoản chi nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ, không được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ; Doanh nghiệp hạch toán chi phí tiêu hao NVL vượt định mức, hạch toán chi phí hàng hủy do hư hỏng kém phẩm chất không đúng qui định; Xác định chi phí phát sinh chỉ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác (dùng cho phúc lợi; dùng cho cá nhân)
Ví dụ như Công ty TNHH CN T.M qua công tác kiểm tra phát hiện 14 hóa đơn không hợp pháp, yêu cầu giảm chi phí được trừ 79.6 triệu đồng, truy thu nộp NSNN 16.2 triệu đồng. Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
Qua công tác kiểm tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một số sai phạm về ghi nhận chi phí ở doanh nghiệp đã được phát hiện như:
- Hạch toán vào chi phí SXKD những khoản chi không có chứng từ hoặc có chứng từ nhưng chứng từ không hợp lý, hợp lệ. Hạch toán vào chi phí những khoản chi không đúng bản chất chi phí như: các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật; các khoản chi phí kinh doanh, chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức quy định; các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ….Khai gian số lượng người lao động trong đơn vị để ghi nhận tăng chi phí tiền lương làm giảm lợi nhuận trước thuế. Hạch toán vào chi phí những khoản chi mà thực tế chưa phát sinh trong kỳ kế toán (trích trước chi phí không có cơ sở trích trước hợp lệ, …).
- Hạch toán vào chi phí trong kỳ các khoản thực tế đã chi nhưng do nội dung, tính chất, độ lớn của khoản chi cần phân bổ cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh (chi phí cần phân bổ cho kỳ sau nhưng không phân bổ mà hạch toán hết vào chi phí kỳ này, …). Một số khoản thực tế đã chi nhưng vì chưa tập hợp đầy đủ chứng từ hoặc chứng từ bị thất lạc mà chưa phản ánh được những khoản chi này vào chi phí trong kỳ… Điển hình của những vi phạm trên được phát hiện qua kiểm tra tại Công ty CP Duy Anh năm 2015, đoàn kiểm tra đã phát hiện đơn vị khai man hồ sơ của 11 người lao động để ghi tăng chi phí tiền lương 528.000.000 đồng; ghi nhận chi phí các khoản phạt vi phạm hành chính, không có chứng từ hợp lệ 88.110.409 đồng. Chi cục thuế đã ra quyết định truy thu thuế TNDN là: 135.544.290 đồng; Số tiền phạt: 14.082.760 đồng.
- Đặc biệt, trong lĩnh vực XDCB các doanh nghiệp khai khống các loại chi phí không có hoá đơn như đất, đá, cát, nhân công, tạo dựng một bộ phận hành chính hết sức cồng kềnh… Đây là những chi phí bất hợp lý mà doanh nghiệp kê khai với mục đích trốn thuế. Và đối với một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa các loại chi phí chủ yếu như nhiên liệu cho xe chạy doanh nghiệp cũng không xác định mức tiêu hao được chính xác, chi phí không tương ứng với doanh thu. Qua kiểm tra tại Công ty TNHH đầu tư Hải Hà năm 2015, với những thủ đoạn: kê khai khống tiền công người lao động 198.500.000 đồng; hạch toán chi phí mua cát san lấp nền không có hóa đơn 987.718.200 đồng, sử dụng hóa đơn mua nhiên liêu khống để hạch toán chi phí 4.315.000 đồng; trích khấu hao xe ô tô riêng của giám đốc vào chi phí 120.000.000 đồng. Chi cục Thuế quận Lê Chân đã ra quyết định truy thu thuế TNDN là: 288.317.304 đồng; Số tiền phạt: 43.627.937 đồng đối với hành vị kê khai tăng chi phí không hợp lý làm giảm số thuế phải nộp.
Đứng trên góc độ quản lý thuế, căn cứ tính thuế là yếu tố cơ bản để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế cho NSNN. Tuy nhiên, việc quản lý căn cứ tính thuế gặp rất nhiều khó khăn mà chủ yếu là xuất phát từ phía NNT, vì việc xác định căn cứ tính thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Chính vì thế, để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý căn cứ tính thuế, chi cục thuế quận Lê Chân đã tiến hành quản lý theo ba nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý công tác kế toán doanh nghiệp, quản lý việc miễn giảm thuế và quản lý việc sử dụng hóa đơn chứng từ.
2.2.1.4 Gian lận qua nợ đọng thuế
Chi cục đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm then chốt của năm, thu hồi được tiền thuế nợ có ý nghĩa rất lớn vừa đảm bảo được thực hiện dự toán thu, vừa tạo lập sự công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh tạo bình đẳng trong xã hội. Ngay từ đầu năm Cục thuế TP Hải Phòng đã giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế, Chi cục đã xác đây là nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ thuế ngay trong tháng, các khoản nợ thuế kéo dài, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng dưới 5% trên tổng số thu ngân sách và đảm bảo chỉ tiêu thu hồi nợ cao nhất. Với các biện pháp tổ chức thực hiện quyết liệt ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm của Chi cục như chỉ đạo và giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế cho từng CBCC, phân tích tuổi nợ, phối hợp với các đội thuế gửi giấy mời, gửi thông báo, nắm bắt tình hình thực tế, khả năng tài chính cũng như xác minh tài khoản DN tại các Ngân hàng trên địa bàn; áp dụng đầy đủ trình tự các bước thu hồi nợ thuế.
Nguyên nhân của tình trạng nợ thuế là do hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục khó khăn, một bộ phận DN kinh doanh thua lỗ, phá sản, vay nợ ngân hàng lớn, dẫn đến không chấp hành nghiêm nghĩa vụ nộp NSNN. Bên cạnh đó, cũng còn có nhiều trường hợp cố tình chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước.
Mặt khác, việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế hiệu quả chưa cao là do thiếu cán bộ, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chưa kịp thời; một số ngân hàng chưa tích cực phối hợp hỗ trợ trích tiền từ tài khoản của DN để xử lý nợ thuế.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: các DN còn nợ thuế nhưng đã ngưng hoạt động, mất tích và hiện cơ quan Thuế chưa xác định được doanh nghiệp đó có còn tài sản để nộp tiền thuế hay không; một số DN đã phá sản nhưng không làm đầy đủ các thủ tục theo quy định nên chưa có đủ cơ sở xem xét xoá nợ thuế.
Bảng 2.4: Kết quả công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ
Giai đoạn 2015-2019 tổng thu từ quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ có sự gia tăng. Nguyên nhân của việc nợ đọng thuế TNDN tại các DN chủ yếu do hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục khó khăn, một bộ phận DN, cá nhân kinh doanh thua lỗ, phá sản, vay nợ ngân hàng lớn, dẫn đến không chấp hành nghiêm nghĩa vụ nộp NSNN. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng còn có nhiều trường hợp cố tình chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước. Kết quả năm 2019 đã lập và gửi 1013 lượt thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp, ban hành 311 Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế, Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với 23 DN. Năm 2017, tổng thu nợ đạt 32.916 tỷ đồng. Năm 2018, tổng thu nợ thuế đạt 25.565 tỷ đồng. Đến 31/12/2019 tổng số nợ thuế là 36.257 tỷ đồng đạt mức 2.42% trên tổng số thu ngân sách.
2.2.2 Công tác chống gian lận thuế TNDN đối với DN Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
Công tác quản lý thuế nói chung được thực hiện theo quy trình của Tổng cục thuế do đó có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các bước trong quy trình quản lý thu thuế cũng như sự phân công về chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban giúp cho công tác này đạt hiệu quả hơn.
Về công tác thực hiện quản lý người nộp thuế: Trong những năm qua, công tác kiểm tra đăng kí thuế đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, được thực hiện theo đúng quy trình của Tổng cục thuế quy định.
Bằng cách kiểm tra tất cả các hồ sơ đăng kí thuế, hồ sơ xin mua hóa đơn đồng thời với việc xuống trực tiếp kiểm tra tại doanh nghiệp về địa điểm kinh doanh, về trụ sở văn phòng, ngành nghề, loại hình kinh doanh, để so sánh đối chiếu với đăng kí kinh doanh và đăng kí thuế từ đó đánh giá tình hình chấp hành pháp luật của người nộp thuế.
Trong giai đoạn 5 năm 2015-2019 có thể thấy các DN đăng ký thuế tăng dần tuy nhiên vẫn còn một sô các doanh nghiệp chưa đăng ký thuế. Năm 2015, có 1216 DN đã đăng ký trên tổng số 1261 đạt tới 96,43%; Năm 2016 có 1.515 DN đã đăng ký trên tổng số 1.567 DN có 52 DN là chưa đăng ký thuế;
Năm 2017 có 1.898 DN đã đăng ký trên 1.961 DN đạt 96,79%. Năm 2018 có 2.371 DN đã đăng ký trên 2.432 DN đạt 97,49%. Năm 2019 có 2.970 DN đã đăng ký trên 3.025 DN đạt 98,18%. Có thể thấy số DN đăng ký thuế tăng dần, tỷ lệ DN đăng ký thuế trên tổng số doanh nghiệp cũng tăng dần, tuy nhiên vẫn còn tồn tại số doanh nghiệp chưa đăng ký thuế với cơ quan thuế.
Bảng 2.5 : Tình hình đăng ký thuế DN trên địa bàn quận Lê Chân
Về tình hình công tác kiểm tra:
Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế được thực hiện thường xuyên đối với hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ khai thuế, đánh giá sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
Công tác kiểm tra tại cơ quan thuế được cán bộ kiểm tra thực hiện theo các bước:
- Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ khai thuế
- Kiểm tra số liệu, căn cứ tính thuế
- Phân tích, đánh giá rủi ro và trọng yếu
- Đề nghị người nộp thuế giải trình
- Hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện yêu cầu giải trình
- Kiểm tra, xác thực thông tin giải trình
- Đánh giá tổng thể hồ sơ khai thuế và giải trình của người nộp thuế
- Đề xuất phương án xử lý
- Kết thúc kiểm tra
Hiện nay theo quy định của luật quản lý thuế thì các doanh nghiệp tự khai, tự tính, tự nộp thuế do vậy đòi hỏi tính tự giác cao của doanh nghiệp. Qua kiểm tra tờ khai thì hầu hết các doanh nghiệp đã kê khai chính xác các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế và nộp tờ khai đúng hạn chỉ còn một số ít các doanh nghiệp còn xảy ra tình trạng kê nhầm thuế suất, tính toán sai số thuế phải nộp. Công tác kiểm tra tờ khai đã phát hiện kịp thời những sai sót từ đó nhắc nhở và yêu cầu doanh nghiệp kê khai lại.
Số lượng hồ sơ được thực hiện kiểm tra tại bàn tăng dần qua mỗi năm và sau mỗi cuộc kiểm tra đã làm tăng thu đáng kể cho NSNN, điều này thế hiện Chi cục luôn cố gắng nâng cao số hồ sơ kiểm tra tại bàn, phấn đấu đạt yêu cầu đề ra.
Qua phân tích ta thấy, số thuế điều chỉnh tăng, giảm có xu hướng tăng qua các năm, một phần thể hiện kỹ năng và trách nhiệm của cán bộ quản lý nhưng qua đó cũng thể hiện chất lượng kê khai của người nộp thuế còn chưa cao.
Khi các công tác tuyên truyền hỗ trợ pháp luật thuế đến công dân rộng rãi, triệt để hơn, thì thực trạng trên cho thấy người nộp thuế vẫn chưa nâng cao ý thức về nghĩa vụ của mình, các hành vi trốn thuế phức tạp, tinh vi ngày càng tăng. Một bộ phận nhỏ là trình độ kế toán còn chưa đồng đều ở các vùng, dẫn đến những sai sót không đáng có. Nhiều người làm sai sẽ dẫn đến sai sót càng lớn. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu của NSNN, mà trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người nộp thuế.
Từ kết quả kiểm tra cũng cho thấy, các nội dung thuế cần tập trung đẩy mạnh quản lý hơn nữa, có những nghi ngờ, phát hiện ra những vi phạm mà cần phải tiếp tục kiểm tra ở trụ sở doanh nghiệp để làm rõ thêm, kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.
Công tác kiểm tra thuế tại bàn thực sự thể hiện được vai trò khi hạn chế tối đa việc thất thoát nguồn thu và đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người nộp thuế.
Hai đội kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế số 1 và số 2 đã tiến hành đôn đốc các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế, kiểm tra tờ khai thuế và so sánh, phân tích, đối chiếu các thông tin kê khai của người nộp thuế qua các kỳ và cũng so sánh với các đơn vị cùng ngành nghề kinh doanh nhằm xác định mức độ ổn định và tuân thủ của người nộp thuế nhằm phát hiện kịp thời những bất thường, đồng thời yêu cầu người nộp thuế giải trình ngay.
Kiểm tra tại trụ sở NNT:
Thu thập thông tin về hoạt động của DN :
- Xác định ngành nghề kinh doanh chủ yếu của DN tại thời kỳ kiểm tra để xác định nội dung kiểm, cách thức tiến hành kiểm tra cho phù hợp.
- Xác định mô hình hoạt động của DN.
- Cách theo dõi hoạt động, sổ sách, chứng từ của DN.
Công tác kiểm tra tại doanh nghiệp được tiến hành tại trụ sở người nộp thuế đối với các hồ sơ đã kiểm tra tại cơ quan thuế nhưng không đủ căn cứ ấn định thuế, doanh nghiệp không giải trình được, cơ quan thuế xuống cơ sở người nộp thuế để kiểm tra, xác minh.
Kiểm tra tại trụ sở NNT năm 2019: Số DN được kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: 576 DN đạt 101% KH năm tăng 2.5% so với cùng kỳ, số tiền thuế truy thu và phạt 21.7 tỷ đồng, tăng 23.5% so với cùng kỳ, giảm khấu trừ 3 tỷ đồng, số đã nộp NSNN 43 tỷ đồng.
Ngay từ đầu năm, Chi cục đã xây dựng kế hoạch kiểm tra để quyết định thời gian, nhân lực cho cả quá trình kiểm tra thuế TNDN. Trong cơ chế tự khai tự nộp việc xây dựng kế hoạch kiểm tra phải dựa trên các phương pháp kiểm tra, đặc biệt là kỹ thuật phân tích rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra. Chẳng hạn như là có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp biến động lớn, chi phí doanh nghiệp tăng cao…
- Trong công tác kiểm tra doanh thu cán bộ thuế chú trọng tới yếu tố kê khai giảm doanh thu như: Bỏ ngoài sổ sách kế toán một số khoản doanh thu và thu nhập, hạch toán sai chế độ kế toán để che giấu doanh thu, ghi giá bán trên hóa đơn, sổ sách thấp hơn giá bán thực tế…
- Trong công tác kiểm tra chi phí cán bộ thuế chú trọng tới yếu tố kê khai tăng chi phí được trừ như: Mua bán chứng từ của doanh nghiệp ma để kê khai khống chi phí, xác định chi phí sai định mức, phân bổ chi phí sai quy định, kê khai trùng để tăng chi phí TNDN…
Ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra: Tập trung vào xây dựng cơ sở dữ liệu về NNT, đảm bảo đầy đủ chính xác, có tính liên kết, đặc biệt là cơ sở dữ liệu về kinh tế đối với doanh nghiệp trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra. Chi cục đã vận hành và khai thác các thông tin để quản lý thuế ứng dụng hiện đại: Phần mềm phân tích thông tin rủi ro của người nộp thuế (TPR), ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS).
CNTT đã giúp công tác quản lý thuế được thực hiện tốt hơn, phục vụ cho việc sử dụng và khai thác dữ liệu tập trung, thống nhất dữ liệu giữa các bộ phận trong cơ quan quản lý thuế, giảm chi phí về quản lý hồ sơ bằng giấy, giảm thời gian nhập hồ sơ, đảm bảo tính kịp thời và chính xác cao.
Bảng 2.6:Tình hình kiểm tra hồ sơ khai thuế đối với DN địa bàn quận Lê Chân
Qua công tác kiểm tra tại bàn của Chi cục thuế quận Lê Chân có thể thấy số hồ sơ kiểm tra qua các năm tăng dần (Năm 2015 là 1.224 hồ sơ đến năm 2019 là 1.564 hồ sơ), số hồ sơ điều chỉnh tăng giảm giai đoạn 2015-2019 cho thấy công tác quản lý các DN trên địa bàn đã đạt được kết quả cao. Cũng qua công tác kiểm tra đã thu thuế nộp NSNN tránh thất thu thuế.
Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở DN tại quận Lê Chân
Số lượng DN trên địa bàn do Chi cục kiểm tra tại trụ sở của DN qua 5 năm 2015-2019 tăng từ 278 DN lên 528 DN cho thấy công tác kiểm tra tại trụ sở NNT ngày càng được siết chặt. Số thuế truy thu phạt qua các năm cũng tăng lên (Năm 2015 là 12.7 tỷ đồng, năm 2016 là 15.1 tỷ đồng, năm 2017 là 15.1 tỷ đồng, năm 2018 là 17.3 tỷ đồng, năm 2019 là 21.7 tỷ đồng) Số thuế nộp vào NSNN cũng tăng lên (Năm 2015 nộp NSNN 25,2 tỷ đồng, năm 2016 nộp NSNN 38.3 tỷ đồng, năm 2017 nộp NSNN 28.2 tỷ đồng, năm 2018 nộp NSNN 40 tỷ đồng, năm 2019 nộp NSNN 43 tỷ đồng).
Thuận lợi: Với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phần mềm hỗ trợ nộp hồ sơ khai thuế qua mạng giúp giảm tải công việc đối với cán bộ thuế, thông tin hồ sơ khai thuế được nhanh chóng thuận tiện, giảm chi phí và thời gian…
Khó khăn: công tác đôn đốc thuế chưa triệt để, chưa có biện pháp hữu hiệu, tình trạng người nộp thuế đến kỳ kê khai thuế nhưng không nộp hồ sơ khai thuế vẫn còn tồn tại. Chưa kịp thời xử lý vi phạm chậm nộp hồ sơ kê khai thuế, đặc biệt là kê khai qua mạng. Cơ sở dữ liệu về NNT đã được triển khai thực hiện tuy nhiên còn chưa rà soát, cập nhật đầy đủ, chính xác…
Về công tác quản lý hóa đơn: Hoá đơn là chứng từ theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ… Vì vậy, việc quản lý, sử dụng hoá đơn cần phải được quản lý thống nhất để đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân sử dụng cũng như quyền lợi của Nhà nước. Tuy nhiên tình trạng bán hàng hóa, dịch vụ không xuất hóa đơn; thành lập DN để mua bán hoá đơn, thu lời bất chính; không kê khai, kê khai không đúng nhằm trốn thuế, giảm số thuế phải nộp; sử dụng hóa đơn bất hợp pháp vẫn còn tồn tại. Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
Bảng 2.8: Bảng tổng kết hóa đơn gửi đi xác minh tại Chi cục
Bảng 2.9: Bảng tổng kết hóa đơn nhận xác minh tại Chi cục
Kết quả xác minh hóa đơn gửi đi trong 5 năm đã thu nộp NSNN nguồn thu đáng kể. Năm 2015, số lượng hóa đơn gửi đi cần xác minh là 4966 hóa đơn. Năm 2016, số lượng hóa đơn gửi đi cần xác minh là 6183 hóa đơn. Năm 2017, số lượng hóa đơn gửi đi cần xác minh là 6009 hóa đơn. Năm 2018, số lượng hóa đơn gửi đi cần xác minh là 6009 hóa đơnThu nộp NSNN. Con số này năm 2019 là 7561 hóa đơn. Theo đó số tiền truy thu và nộp phạt vào NSNN cũng có kết quả khả quan. Đặc biệt năm 2016 và năm 2019 có số tiền nộp NSNN lớn là 3.2 và 1.9 tỷ đồng.
Kết quả xác minh hóa đơn gửi đến trong 5 năm cho thấy số lượng hóa đơn gửi đi tương đối lớn khoảng 6204 hóa đơn. Sở dĩ HĐ đã xác minh năm 2016 lớn hơn so với HĐ cần xác minh là do cộng dồn tồn HĐ của năm trước. Thu nộp NSNN, năm 2015 đạt 419,2 triệu đồng từ truy thu thuế và phạt hành chính 27 triệu đồng. Năm 2016 đạt 886,5 triệu đồng từ truy thu thuế và phạt hành chính 48 triệu đồng. Năm 2017 đạt 312,5 triệu đồng thu thuế và phạt hành chính 22 triệu đồng. Năm 2018 đạt 375.6 triệu đồng thu thuế và phạt hành chính 37 triệu đồng. Năm 2019 đạt 440.6 triệu đồng thu thuế và phạt hành chính 29 triệu đồng.
Về công tác quản lý nợ đọng và cưỡng chế nợ thuế: Năm 2018 phát hành 2513 thông báo đôn đốc và phạt nộp chậm thuế NQD, ban hành thông báo quyết định sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế tới 438 DN nợ thuế NQD. Kết quả thu nợ đạt 8543 triệu đồng trong đó thuế NQD là 3557 triệu đồng. Năm 2019 phát hành 21.648 thông báo tiền thuế nợ với số tiền là chậm nộp 124,1 tỷ đồng, ban hành 22 quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tài khoản Ngân hàng đối với 14 DN và 2 quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Đề nghị cơ quan Công an quận hỗ trợ thu 40 hồ sơ nợ khó thu của các đơn vị bỏ kinh doanh. Đối chiếu điều chỉnh giảm nợ ảo 167 DN giảm nợ 10,1 tỷ đồng. Ban hành 1719 thông báo 07/QLN đối với DN. Ban hành 298 quyết định cưỡng chế tài khoản đối với 170 DN nợ với số tiền cưỡng chế 47,4 tỷ đồng, cưỡng chế hóa đơn với 14 DN và đề nghị Cục thuế, Chi cục thuế liên quan cưỡng chế đối với 16 DN. Kết quả đạt được sau cưỡng chế 4,5 tỷ đồng. Thông báo công khai các DN nợ trọng điểm lên phương tiện thông tin đại chúng 16 DN, sau công khai đã nộp tiền thuế nợ vào NSNN là 8,8 tỷ đồng, có 8 DN công bố thông tin đã nộp ngay vào NSNN là 5,7 tỷ đồng.
Về công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT:
Để thực hiện tốt công tác chống gian lận thuế TNDN của các DN, thời gian qua Chi cục thuế quận Lê Chân đã tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối với người nộp thuế để các DN hiểu rõ và tự giác chấp hành chính sách pháp luật thuế. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN, Chi cục thuế đã xác định việc nâng cao nhận thức của người nộp thuế là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt công tác thu thuế tại địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu được giao. Do vậy, Chi cục thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, với phương châm mỗi cán bộ thuế là một tuyên truyền viên, tổ chức các buổi gặp mặt với những doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Bên cạnh đó, Chi cục đã phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách thuế trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: phát thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT luôn được Chi cục quan tâm chỉ đạo cùng với hoạt động có hiệu quả của bộ phận “một cửa” đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ NNT, tạo thuận lợi cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Năm 2017, tổ chức 4 lớp tập huấn cho DN, 1 hội nghị đối thoại DN, truyền tải 73.366 lượt văn bản đến NNT, hướng dẫn giải đáp cho DN bằng văn bản 21 trường hợp, trực tiếp 623 trường hợp, qua điện thoại 483 trường hợp. Năm 2018, tuyên truyền trên đài truyền thanh phường 120 buổi, làm mới 10 bảng hiệu tuyên truyền “Tuyên ngôn ngành thuế”, gửi văn bản 3.045 lượt
DN, trả lời 42 văn bản cho NNT, hướng dẫn trực tiếp tại bộ phận một cửa 621 trường hợp, trả lời qua điện thoại 857 trường hợp, tổ chức đối thoại DN 4 buổi với tổng 300 trường hợp DN. Năm 2019, trả lời trực tiếp tại bộ phận một cửa 1057 lượt, qua điện thoại 896 cuộc, trả lời 55 công văn hỏi của NNT, tổ chức 6 lớp tập huấn cho 3.246 lượt DN và tổ chức 1 hội nghị với 200 DN. Năm 2017, tổ chức 4 lớp tập huấn cho DN, 1 hội nghị đối thoại DN, truyền tải 73.366 lượt văn bản đến NNT, hướng dẫn giải đáp cho DN bằng văn bản 21 trường hợp, trực tiếp 623 trường hợp, qua điện thoại 483 trường hợp.
2.3 Đánh giá công tác chống gian lận thuế TNDN Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
2.3.1 Kết quả đạt được
Về quản lý NNT: Việc quản lý NNT hết sức quan trọng, nó là cơ sở để giúp Chi cục quản lý tốt tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của các DN. Hiện nay, tại Chi cục công tác này được chú trọng, quan tâm. Các cuộc kiểm tra địa chỉ kinh doanh được phối hợp chặt chẽ cùng Công an quận. Thường xuyên tổ chức gặp mặt trao đổi vướng mắc của các DN, hỗ trợ NNT trực tiếp và qua email từ đó cũng nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT. Về quản lý thu nộp tính thuế: Các công tác kê khai kế toán thuế, kiểm tra thuế, công tác quản lý và cưỡng chế nợ tại Chi cục đã đạt được kết quả cao, góp phần không nhỏ trong công tác thu thuế TNDN vào NSNN, chống thất thu và ngăn chặn các hành vi gian lận thuế.
Công tác kiểm tra, quản lý nợ đọng cưỡng chế nợ có sự phối hợp các cơ quan chính quyền đại phương đã đạt được kết quả tốt, tình hình chấp hành nghĩa vụ vụ thuế của NNT được cải thiện. Các đội Kiểm tra thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Chi cục thuế rất chú trọng tới công tác giám sát việc thông báo phát hành hóa đơn, kê khai sử dụng hóa đơn, nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu sai phạm như: Sử dụng hóa đơn trước khi thông báo phát hành;
Đơn vị cố tình có hành vi vi phạm về hóa đơn (sử dụng hóa đơn không kê khai thuế, sử dụng hóa đơn có số lượng lớn, tên hóa đơn xuất ra ghi đa dạng mặt hàng có giá trị lớn nhỏ khác nhau).
Chi cục thuế đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Nhờ vậy ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp cũng tăng lên.
Công tác tổ chức, bồi dưỡng cán bộ thuế tại Chi cục thuế được chú ý hàng năm cán bộ thuế đều có cuộc thi nghiệp vụ thuế, lớp tập huấn chính sách mới do Cục thuế tổ chức do vậy trình độ của các công chức thuế được tăng lên, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý và chống thất thu thuế.
Việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế nên có thể quản lý được sát sao các hoạt động kinh doanh của người nộp thuế cũng như việc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp. CNTT được áp dụng sâu vào công tác quản lý thuế tại Chi cục. các phần mềm hiện đại như: Ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) và phần mềm phân tích thông tin rủi ro của người nộp thuế (TPR) đã góp phần giúp công tác quản lý tốt hơn. Giảm chi phí và thời gian cho cán bộ thuế cũng như NNT.
Chi cục thuế được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của cấp trên cùng với đó là sự phối hợp hoạt động có hiệu quả với các cơ quan nhà nước khác như Ngân hàng, Công an, Quản lý thị trường trong việc quản lý thu thuế.
Trong các chỉ tiêu số thu từ khu vực doanh nghiệp từ năm 2015 đến năm 2016 Chi cục thuế quận Lê Chân luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, cụ thể năm 2015 thu ngân sách 597.455 triệu đồng đạt 156%, năm 2016 thu ngân sách 721.266 triệu đồng đạt 110%. Năm 2017 đến 2019 đều hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách.
Với tinh thần trách nhiệm, bám sát quy trình quản lý, đội thuế luôn theo dõi được tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn, không để sót, chậm quản lý đối với các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp mới phát sinh đều hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp, 100% các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động kinh doanh đều được hướng dẫn thực hiện công tác đăng ký, kê khai nộp thuế. Công tác kiểm tra thuế đã được tăng cường, góp phần vào bình ổn thị trường, đặc biệt ở các đơn vị kinh doanh sắt thép, xăng dầu, xi măng. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT được nâng cao, chú trọng hơn, nên công tác thu thuế tiến hành được thuận lợi hơn và nâng cao được ý thức trách nhiệm của NNT.
2.3.2 Một số hạn chế, tồn tại Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
- Công tác tổng hợp, đánh giá phân tích nguồn thu hàng tháng tại các đội, các bộ phận chưa được quan tâm đúng mức, nhiều yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành thu thực hiện chưa đảm bảo thời gian, ảnh hưởng đến việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo.
- Triển khai thực hiện nộp thuế điện tử: Chưa hoàn thành chỉ tiêu về số chứng từ nộp điện tử, số thuế nộp điện tử.
- Công tác kiểm tra kê khai kế toán: công tác đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế chưa triệt để, chưa có biện pháp hữu hiệu, tình trạng người nộp thuế đến kỳ kê khai nhưng không nộp hồ sơ khai thuế vẫn tồn tại. Chưa kịp thời xử lý phạm chậm nộp hồ sơ khai thuế, đặc biệt các trường hợp kê khai qua mạng.
- Công tác quản lý nợ tuy có tiến triển nhưng số nợ vẫn tăng.
- Công tác kiểm tra: Kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT tăng cao so với 2018 nhưng vẫn chưa hoàn thành kế hoạch kiểm tra năm 2019.
- Ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS thao tác phức tạp, chưa hỗ trợ kịp thời yêu cầu của người dùng tại các bộ phận. Việc khai thác dữ liệu trên ứng dụng phục vụ công tác tổng hợp, đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nguyên nhân của hạn chế:
Thứ nhất, về mặt chính sách.
Nước ta còn đang trong quá trình cải cách chính sách thuế vì vậy trong giai đoạn này chính sách thuế còn thiếu sự ổn định, rõ ràng dẫn tới cách hiểu và áp dụng của cả cơ quan thuế và NNT đều có những điểm không đồng nhất và điều này tạo ra nhiều kẽ hở cho các hành vi gian lận thuế.
Chẳng hạn như: Việc chưa có qui định về việc lưu trữ sổ sách kế toán, hồ sơ khai thuế dưới dạng dữ liệu (kết xuất dữ liệu từ phần mềm kế toán và các hồ sơ khai thuế điện tử) để cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra thuế; Các văn bản về chế tài xử lý hóa đơn còn chưa bắt kịp với các dạng vi phạm về sử dụng hoá đơn dẫn đến có biểu hiện nhờn luật; Chưa có hệ thống định mức bình quân theo ngành nghề, hệ thống tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành, hệ thống giá…để làm cơ sở so sánh, ấn định thuế; Quy trình Kiểm tra thuế đang trong thời gian sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung chưa phù hợp nên trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn và bất cập; Vấn đề chuyển giá chưa được Luật hoá cụ thể, thiếu cơ sở pháp lý…
Hơn nữa, việc chưa có cơ chế, chính sách quản lý riêng cho khối các doanh nghiệp cũng tạo khó khăn cho cả cơ quan thuế và NNT, do đó tất yếu sẽ có nhiều sai phạm khi thực hiện pháp luật thuế. Ví dụ như theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện nay đã quy định thống nhất thời hạn nộp quyết toán thuế là 31/3 hàng năm đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động về mặt thời gian. Quy định về thời gian kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp theo Luật quản lý thuế thì chưa phù hợp đối với quy mô, tính chất của các loại hình kiểm tra do cơ quan thuế thực hiện đối với doanh nghiệp nhất là các cuộc kiểm tra toàn diện…
Bên cạnh đó, sự thay đổi hệ thống chính sách thuế cũng dẫn đến khó khăn cho cả cán bộ thuế và NNT trong việc cập nhật kịp thời những thay đổi để áp dụng đúng các quy định của pháp luật.
Trong pháp luật thuế cũng chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc cho các trường hợp cố tình không cung cấp tài liệu hoặc kéo dài thời gian cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra.
Thứ hai, về cơ sở dữ liệu, các ứng dụng công nghệ thông tin.
Hệ thống cơ sở dữ liệu của NNT hiện nay về mặt cơ bản đã phục vụ thiết thực cho công tác kiểm tra thuế. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số vướng mắc như: Ứng dụng TPR hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch kiểm tra tuy nhiên việc kết xuất dữ liệu mất khá nhiều thời gian và phải kéo dữ liệu theo từng địa bàn quản lý. Việc đánh giá rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra mới chỉ dựa trên thông tin nội bộ ngành, chưa có sự kết nối thông tin bên ngoài; Chưa có cơ chế và phương pháp hữu hiệu để thu thập phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu đối với thông tin từ các cơ quan hữu quan và đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông;… Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
Thứ ba, về nguồn nhân lực quản lý thuế.
Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ còn hạn chế đã đến hiệu quả công việc chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Hơn nữa, khối lượng công việc hiện nay là rất lớn đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ và năng lực tốt.
Mặt khác, công tác đào tạo kỹ năng cho các bộ kiểm tra chưa được triển khai thường xuyên, chưa chủ động và thiếu tính chuyên sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nâng cao cho cán bộ; Sự phối hợp giữa chức năng kiểm tra với chức năng quản lý nợ còn chưa chặt chẽ.
Nhận thức về hình thức kiểm tra của một số cán bộ còn chưa đổi mới, vẫn còn hiện tượng kiểm tra không tập trung theo dấu hiệu rủi ro, nhiều hồ sơ kiểm tra kéo dài thời gian. Vẫn còn quan niệm công tác kiểm tra tại trụ sở NNT là kiểm tra quyết toán thuế…
Thứ tư, về công tác phối hợp với cơ quan công an và các đơn vị ngoài ngành. Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng trong quản lý thu thuế chưa được thường xuyên, liên tục. Việc theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả phối hợp chưa đạt được yêu cầu cụ thể như: Chưa chủ động đề xuất các biện pháp giải quyết những vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện phối hợp; Cơ quan Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ còn chung chung, thiếu trọng tâm, dàn trải nhiều năm nên công tác cung cấp hồ sơ tài liệu cho cơ quan Công an gặp nhiều khó khăn; Chế độ trao đổi thông tin đối với các trường hợp đã được cung cấp hồ sơ chưa rõ ràng nên cơ quan Thuế không có cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác.Một số vụ việc đã đề nghị cơ quan Công an phối hợp điều tra xử lý còn tồn đọng chưa được phía cơ quan công an, trả lời, thông báo kết quả.
Thứ năm, về ý thức tuân thủ pháp luật của NNT
Nếu chỉ nói các nguyên nhân trên mà không nói đến bản thân các doanh nghiệp thì chưa đủ, vì đây là bộ phận chủ thể chủ yếu của hành vi gian lận thuế. Ngoài một số doanh nghiệp có hành vi sai phạm trong thực hiện pháp luật thuế do chưa nắm bắt, cập nhật được các văn bản pháp luật về thuế, kế toán thì còn có một bộ phận các doanh nghiệp mặc dù rất am hiểu về chính sách thuế, chính sách kế toán nhưng cố ý gian lận để làm lợi cho bản thân doanh nghiệp, đây là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng gian lận thuế. Có thể nói nếu mỗi đối tượng đều có ý thức tự giác trong việc chấp hành pháp luật và chính sách thuế của Nhà nước, thì gian lận thuế nói chung và gian lận thuế TNDN nói riêng sẽ gần như không tồn tại.
Ý thức tự giác, tự nguyện của các doanh nghiệp trong việc kê khai, nộp thuế mặc dù được nâng lên nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình tìm mọi cách để trốn thuế. Tình trạng các doanh nghiệp khi không được đôn đốc nhắc nhở thì không nộp tờ khai vẫn còn nhiều, tình trạng dây dưa nợ đọng tiền thuế còn khá phổ biến.
Bên cạnh đó, tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán ở các doanh nghiệp hiện nay còn rất sơ sài, chưa chú ý đến việc tổ chức công tác kế toán hợp lý và khoa học phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh, các kế toán viên thông thường là kiêm nhiệm, trình độ kế toán còn hạn chế cho nên nhiều chỉ tiêu trong tờ khai còn ghi sai, ghi thiếu, bỏ sót doanh thu còn khá nhiều.
Ngoài ra, việc cơ quan thuế chưa được trao quyền lực đủ mạnh để quản lý thuế như: Cơ quan thuế không có chức năng điều tra do đó không đủ căn cứ để xác định việc mua bán hàng hóa, doanh thu bỏ ngoài sổ sách là có thật hay không nên việc xử lý còn thiếu tính đồng bộ, khó có thể đi sâu để kết luận sai phạm … cũng là nguyên nhân gián tiếp làm gia tăng gian lận thuế ở các doanh nghiệp.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 đã giới thiệu đặc điểm của địa bàn nghiên cứu là quận Lê Chân, chi cục thuế quận Lê Chân, tổ chức bộ máy của chi cục thuế quận Lê Chân, tổng kết kết quả thu NSNN tại chi cục trong 5 năm 2015 – 2019. Đánh giá thực trạng công tác chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Lê Chân, các hình thức gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp chủ yếu của quân là: gian lận về đối tượng nộp thuế, gian lận về doanh thu, gian lận về chi phí, gian lận qua nợ đọng thuế. Đánh giá công tác chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp về các mặt thực hiện quản lý người nộp thuế, về công tác kiểm tra, công tác quản lý hóa đơn, quản lý nợ đọng và cưỡng chế nợ thuế, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Sau khi tiến hành đánh giá thực trạng công chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận Lê Chân, bài viết cũng tổng kết các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục. Từ những nguyên nhân được nêu ra này sẽ làm căn cứ đưa ra các biện pháp chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp tại chương 3. Luận văn: Thực trạng chống gian luận thuế trên địa Lê Chân
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Biện pháp chống gian luận thuế DN trên quận Lê Chân