Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank

 

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Tăng cường hoạt động Marketing huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 

Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả xây dựng các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

  • Thực trạng hoạt động marketing huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn thời gian qua như thế nào?
  • Nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động Marketing huy động vốn của
  • Giải pháp nào tăng cường hoạt động Marketing huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Marketing

2.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Trong luận văn tác giả tập trung nghiên cứu cả thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp:

  • Nguồn thông tin thứ cấp: Nguồn thông tin thứ cấp được tác giả thu thập trực tiếp tại ngân hàng: thông tin liên quan đến kết quả hoạt động của ngân hàng, thông tin liên quan đến hoạt động Marketing trong huy động vốn của ngân hàng đã được công bố. Nguồn dữ liệu được tác giả thu thập trong giai đoạn 2014-2016
  • Nguồn thông tin sơ cấp: Nguồn thông tin sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách khảo sát các khách hàng của ngân hàng thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Nội dung khảo sát sẽ tập trung vào nghiên cứu đánh giá của khách hàng về từng thành phần trong nội dung Marketing 7P tại ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn về Marketing trong huy đông vốn của ngân hàng.Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank

Để tiến hành khảo sát, tác giả xây dựng phiếu điều tra và gửi phiếu điều tra qua email đến các khách hàng của ngân hàng. Tính đến thời điểm cuối quý IV năm 2016, số lượng khách hàng của dịch vụ huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn là là 2.921 khách hàng bao gồm: 2.032 khách hàng cá nhân, 754 khách hàng doanh nghiệp, 135 khách hàng tổ chức khác. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu có hạn, tác giả không thể thực hiện gửi phiếu điều tra đến tất cả các khách hàng của ngân hàng. Vì vậy, tác giả lựa chọn hình thức chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất. Công thức chọn mẫu được dựa trên nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đình Thọ và Mai Trang (2007). Nhóm tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007) cho rằng số mẫu tối thiểu cho một thang đo nghiên cứu là 5 mẫu. Số lượng thang đo nghiên cứu là Vậy, cỡ mẫu tối thiểu là 27 *5 = 135 mẫu. Tuy nhiên, cỡ mẫu nghiên cứu càng lớn thì độ tin cậy của nghiên cứu càng cao. Do điều kiện nghiên cứu có hạn, nên tác giả, nghiên cứu với cỡ mẫu là 300 mẫu. Tổng số phiếu mà tác giả phát ra là 300 mẫu, số phiếu thu về là 289 phiếu và có 9 phiếu không hợp lệ. Vậy, tác giả nghiên cứu với quy mô mẫu là 280 mẫu. Bảng dưới đây mô tả chi tiết về mẫu nghiên cứu:

Bảng 2.1: Bảng mô tả chi tiết về mẫu nghiên cứu

Bảng số liệu trên cho thấy cỡ mẫu mà tác giả phát ra là phù hợp với tỷ lệ khách hàng của từng nhóm đối tượng nghiên cứu.

2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank

Thông tin sau khi thu thập được tác giả xử lý bằng phần mềm Word, Excel.

Phần mềm Word được sử dụng để liệt kê các thông tin dưới dạng biểu đồ để người đọc có thể quan sát và so sánh các thông tin một cách dễ dàng, theo dõi được sự thay đổi theo từng giai đoạn nghiên cứu.

Phần mềm Excel được sử dụng để tính toán các dữ liệu thu thập từ ngân hàng: các dữ liệu liên quan đến hoạt động Marketing và thực trạng của hoạt động Marketing tại ngân hàng. Tác giả sử dụng phần mềm Excel để thống kê nhóm dữ liệu này dưới dạng bảng biểu thông qua các phép tính toán cơ bản nhằm so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu.

Ngoài ra phần mềm Excel còn được sử dụng để tính toán kết quả khảo sát khách hàng dưới dạng bảng biểu để xác định mức điểm trung bình về đánh giá của khách hàng đối với từng câu hỏi khảo sát.

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank

Các nguồn dữ liệu sau khi thu thập được từ ngân hàng và được thống kê dưới dạng bảng biểu, đồ thị, hoặc sử dụng phần mềm SPSS để xử lý được tác giả sử dụng các phương pháp phân tích sau để tiến hành phân tích:

Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích và so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu trong các bảng biểu và đồ thị qua từng thời kỳ để thấy được diễn biến thay đổi của nhóm chỉ tiêu nghiên cứu.

Phương pháp thống kê mô tả: Bằng việc sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu, tác giả sử dụng phương pháp thông kê mô tả để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về từng nội dung của hoạt động Marketing trong công tác huy động vốn tại ngân hàng. Bằng việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và các quy ước về mức điểm trung bình của kết quả phân tích nhằm xác định các mức độ hài lòng của khách hàng trong từng thang đo của nghiên cứu. Các mức độ hài lòng được dựa trên các nghiên cứu đi trước và được quy ước như sau:

  • Trung bình từ 1,00-1,80- Mức kém – Trung bình từ 1,81-2,60- Mức yếu
  • Trung bình từ 2,61-3,40- Mức trung bình – Trung bình từ 3,41-4,20 – Mức khá
  • Trung bình từ 4,21 -5,00 – Mức tốt

2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá kết của của việc tăng cường các hoạt động marketing huy động vốn của ngân hàng thương mại, cần xem xét các chỉ tiêu:

2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động marketing trong công tác huy động vốn của Chi nhánh Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank

Thị phần nguồn vốn huy động

Thị phần là phần thị trường mà ngân hàng thương mại chiếm lĩnh được trong cung cấp các dịch vụ, sản phẩm huy động vốn. Ngân hàng nào chiếm được thị phần cung cấp sản phẩm lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường. Đây là thước đo đánh giá hoạt động marketing trong kinh doanh ngân hàng nói chung và kinh doanh dịch vụ huy động vốn nói riêng.

Thị phần = Tổng số vốn huy động của ngân hàng / Tổng doanh số huy động vốn của thị trường

Số lượng khách hàng

Khách hàng là những người sử dụng các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng thương mại. Những khách hàng này bao gồm: khách hàng cũ, khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng, khách hàng mới.

Trong hoạt động marketing huy động vốn, các ngân hàng thương mại luôn nỗ lực giữ chân khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới. Số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng càng nhiều thì ngân hàng càng có vị thế trên thị trường và hoạt động marketing huy động vốn của ngân hàng càng được tăng cường.Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank

Hệ số sử dụng vốn, gia tăng cho vay

Dư nợ cho vay bình quân

Hệ số sử dụng vốn trong kỳ  =

Nguồn vốn huy động

Hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng là việc Ngân hàng cho vay bao nhiêu đồng trên một đồng vốn huy động. Hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng cao cho ta thấy doanh thu từ hoạt động sử dụng vốn cao, ngược lại nếu hệ số này thấp cho thấy tình trạng kết đông vốn. Nếu Ngân hàng nằm trong tình trạng kết đông vốn thì phải có biện pháp “giải tỏa” kịp thời và giải pháp được các Ngân hàng lựa chọn là trái phiếu Chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc để làm giảm tình trạng ứ đọng vốn.

Hệ số sử dụng vốn càng tiến gần đến 1 càng tốt, có nghĩa là Ngân hàng khai thác triệt để nguồn vốn huy động (điều kiện đảm bảo là giới hạn an toàn đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh khoản…

2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing trong công tác huy động vốn Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank

Về giá cả

chỉ tiêu này, tác giả tổng hợp và so sánh mức giá cả huy động vốn của Agribank chi nhánh Bắc Kạn với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn để đánh giá lợi thế trong chính sách giá cả mà chi nhánh áp dụng.

Thang đo được sử dụng để đánh giá như sau:

Bảng 2.2 Thang đo về giá cả sản phẩm huy động vốn

Lãi suất các gói huy động là đa dạng, phong phú, phù hợp với nhiều. Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank

  • LS1 yêu cầu của khách hàng Lãi suất các gói huy động là cạnh tranh so với các sản phẩm tương tự
  • LS2 của ngân hàng khác
  • LS3 Có nhiều gói lãi suất linh động để khách hàng dễ dàng lựa chọn
  • LS4 Lãi suất các gói huy động là cạnh tranh so với các kênh đầu tư khác

Về sản phẩm

Để đánh giá chính sách sản phẩm của Agribank chi nhánh Bắc Kạn, tác giả sẽ nghiên cứu về các sản phẩm huy động vốn do chi nhánh triển khai để xem xét mức độ đa dạng của sản phẩm tại Chi nhánh.

Thang đo được sử dụng để đánh giá như sau:

Bảng 2.3 Thang đo đánh giá sản phẩm huy động vốn của Chi nhánh

Về hoạt động xúc tiến

Để nghiên cứu chỉ tiêu này, tác giả sẽ đánh giá các hoạt động xúc tiến mà Agribank chi nhánh Bắc triển khai để thu hút khách hàng, giới thiệu các sản phẩm huy động vốn đến đối tượng có nhu cầu.

Thang đo được sử dụng để đánh giá như sau:Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank

Bảng 2.4 Thang đo đánh giá hoạt động xúc tiến tại Chi nhánh

Về hệ thống mạng lưới

Để đánh giá nội dung này, tác giả tổng hợp hệ thống kênh phân phối, các phòng giao dịch của Chi nhánh để đánh giá khả năng phục vụ khách hàng về các sản phẩm huy động vốn của Chi nhánh.

Thang đo được sử dụng để đánh giá như sau:

Bảng 2.5 Thang đo đánh giá hệ thống mạng lưới của Chi nhánh

Về chiến lược con người

Để đánh giá nội dung này, tác giả thống kê, phân tích số lượng nguồn nhân lực tại Agribank chi nhánh Bắc Kạn, đồng thời đánh giá các hoạt động đào tạo để xem xét chiến lược con người nhằm tăng cường hoạt động marketing trong công tác huy động vốn của Chi nhánh

Thang đo được sử dụng để đánh giá như sau:Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank

Bảng 2.6 Thang đo đánh giá chiến lược con người của Chi nhánh

Về quy trình dịch vụ

Nội dung này, tác giả sẽ đánh giá quy trình triển khai, cung cấp dịch vụ, sản phẩm huy động vốn đến khách hàng. Bên cạnh đó, tác giả sẽ phân tích thời gian chờ đợi của khách hàng để đánh giá hiệu quả trong triển khai dịch vụ.

Thang đo được sử dụng để đánh giá như sau:

Bảng 2.7 Thang đo đánh giá quy trình cung cấp dịch vụ của Chi nhánh

Cơ sở vật chất

nội dung này, tác giả đánh giá hệ thống cơ sở vật chất, các điểm giao dịch, bàn ghế, website…Từ đó phân tích mức độ đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất để tăng cường marketing trong công tác huy động vốn của Chi nhánh

Thang đo được sử dụng để đánh giá như sau:

Bảng 2.8 Thang đo đánh giá hệ thống cơ sở vật chất của Chi nhánh

Nội thất, bàn ghế, phòng chờ tại các điểm giao dịch là đẹp mắt, sạch sẽ Website của ngân hàng được thiết kế bắt mắt, thông tin đầy đủ Nhân viên Chi nhánh luôn ăn mặc gọn gàng, lịch thiệp Biển tên, quảng cáo của các điểm HĐV dễ nhận biết.Luận văn: Phương pháp Marketing tại Agribank.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Thực trạng Marketing tại Agribank

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x