Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Chiến lược kinh doanh của Tổng công ty ĐTPT & QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long đến 2020 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu long được Bộ Giao thông vận tải thành lập theo quyết định số 1589/QĐ-BGTVT trên cơ sở chuyển đổi Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Sửa chữa cầu đường 715 và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Khai thác cầu Cần Thơ, tổ chức và hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con, là công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động, được mở tài khoản tại các ngân hàng và Kho bạc Nhà nước; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nhiệm vụ và nghĩa vụ hợp pháp của Ban QLDA Mỹ Thuận theo quy định của pháp luật;, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với 2 công ty con,thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư các dự án Ban QLDA Mỹ Thuận đang quản lý, và một số nhiệm vụ khác do Bộ GTVT giao hoặc phân cấp ủy quyền; trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý dự án, sản xuất kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại công ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết”.

Tên gọi tiếng Việt: Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Cửu Long Corporation for Investment, Development and Project Management of Transportation Infrastructure.

Tên viết tắt: Tổng công ty Cửu Long

Trụ sở chính: 127B Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 84-8-38410088; Fax: 84-8-38411872.

Công ty có một số chi nhánh:

  • Chi nhánh Hà Nội tại Hà Nội: Số 97, Đường Trần Quốc Toản, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Chi nhánh Cần Thơ tại Cần Thơ: 2/34 Đường Trần Văn Khéo, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
  • Trung tâm IMC tại thành phố Hồ Chí Minh: 127B Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số công trình trọng điểm của Tổng công ty Cửu Long, bảng 2.1

Bảng 2.1. Một số công trình trọng điểm của Tổng công ty Cửu Long

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:   

===>>> Dịch Vụ Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cửu Long CIPM Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Theo Quyết định số 1589/QĐ-BGTVT ngày 20/07/2011, “Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại các ngân hàng và kho bạc nhà nước; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nhiệm vụ và nghĩa vụ hợp pháp của Ban QLDA Mỹ Thuận; thực hiện các quyền và nghĩa của chủ sở hữu đối với

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Sửa chữa cầu đường 715 và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Khai thác cầu Cần thơ theo quy định của pháp luật ; thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư các dự án Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đang quản lý, một số nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước, nhiệm vụ khác do Bộ Giao thông vận tải giao hoặc phân cấp, ủy quyền; trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý dự án, sản xuất kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết ”.

2.1.2. Ngành, nghề kinh doanh chính

  • Đầu tư, xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác các dự án hạ tầng giao thông và các dự án hạ tầng khác theo mọi hình thức;
  • Quản lý, khai thác, sử dụng, thu phí, duy tu, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng các tuyến đường cao tốc và các công trình giao thông đường bộ khác;
  • Quản lý, kinh doanh và kêu gọi nguồn vốn đầu tư để phát triển hạ tầng;
  • Đầu tư tài chính; mua, bán, chuyển nhượng vốn trong các dự án đầu tư, chuyển nhượng dự án đã và đang đầu tư theo quy định của pháp luật nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn;
  • Bán, khoán, cho thuê, chuyển nhượng công trình, dự án và cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật ;
  • Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản;
  • Xây dựng, khai thác, kinh doanh các loại hình dịch vụ tại khu vực lân cận và dọc theo các công trình hạ tầng như: kinh doanh khách sạn, nhà hàng, đại lý bán xăng, quảng cáo, vật liệu xây dựng; trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe;
  • Tư vấn quản lý, điều hành dự án xây dựng các công trình hạ tầng ;
  • Tư vấn kỹ thuật giao thông vận tải, kiểm định chất lượng công trình;
  • Nghiên cứu, lập đề xuất đầu tư, báo cáo đầu tư, dự án đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông;
  • Khảo sát, thiết kế, giám sát, tổ chức thi công các công trình xây dựng hạ tầng giao thông.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty ĐTPT & QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long bao gồm:

  • Các công ty con và các công ty phụ thuộc:
  • Công ty TNHH MTV QL&SCCĐ 715
  • Công ty TNHH MTV QL&KT cầu Cần Thơ
  • Chi nhánh tại Hà Nội
  • Chi nhánh tại Cần Thơ
  • Trung tâm IMC tại Tp.HCM
  • Các công ty liên kết:
  • Công ty Cổ phần BT20-Cửu Long
  • Công ty cổ phần TMDV và Truyền thông Cửu Long
  • Các phòng chức năng và bộ phận trực thuộc:
  • Văn phòng
  • Tài chính kế toán
  • Tổ chức cán bộ
  • Đầu tư – Kinh doanh
  • Quản lý xây dựng
  • Tổ CNTT
  • Các Phòng Quản lý dự án:
  • Phòng QLDA Cần Thơ – Vàm Cống
  • Phòng QLDA 1
  • Phòng QLDA 5
  • Phòng QLDA 6
  • Phòng QLDA Cao Lãnh

Cơ cấu tổ chức của Cửu Long CIPM được thể hiện như sau:

  • Hội đồng thành viên
  • Ban kiểm soát
  • Tổng Giám đốc
  • Các Phó Tổng giám đốc
  • Các công ty liên kết

Công ty Cổ phần BT20-Cửu Long

Công ty cổ phần TMDV và Truyền thông Cửu Long

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của CIPM

Trong cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty thì Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc có quyền hạn và nghĩa vụ cao nhất.

  • Hội đồng thành viên : Thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng Công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao, Hội đồng thành viên có quyền ban hành, giám sát, xem xét phê duyệt phản ánh do Tổng Giám đốc đề nghị. Nhiệm kỳ của các thành viên trong Hội đồng quản trị là 5 năm .
  • Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
  • Tổng Giám đốc: do Bộ trưởng Bộ giao thông bổ nhiệm miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trước Bộ trưởng Bộ Giao Thông và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng Công ty. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất Tổng Công ty.
  • Có 7 phó Tổng giám đốc là người giúp việc Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực của Tổng công ty theo phân công của Tổng giám đốc.
  • Văn phòng và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của Tổng Công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc điều hành công việc.
  • Các đơn vị thành viên của Tổng công ty:
  • Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty.
  • Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.
  • Các đơn vị hành chính sự nghiệp.
  • Các công ty liên doanh.

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động và phát triển của Tổng công ty ĐTPT & QLDA Hạ tầng Giao Thông Cửu Long

2.2.1. Tình hình Tài chính Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Vốn điều lệ chưa được cấp, đồng thời cũng chưa có các khoản vay đầu tư nên tình hình cân đối tài chính lành mạnh. Tuy nhiên, khả năng huy động vốn thấp do chưa có vốn Chủ sở hữu làm đối ứng.

Cơ chế quản lý Tài chính đối với các khoản thu nhập từ Quản lý dự án và Quản lý thu phí: Mặc dù được Bộ GTVT cho phép các khoản thu nói trên trở thành doanh thu của đơn vị (v/b số 6577/BGTVT-TC ngày 14/10/2011 và số 4421/BGTVT-TC ngày 7/6/2012) nhưng trong thực tế các KBNN địa phương vẫn đang kiểm soát chi toàn bộ mà chưa được coi là doanh thu thực sự làm cho doanh nghiệp mất tính chủ động trong việc sử dụng doanh thu từ các nguồn nói trên do vậy, chưa phát huy được mặt mạnh, tính linh hoạt của doanh nghiệp trong sử dụng nguồn vốn để đầu tư phát triển Hạ tầng

2.2.2. Mô hình tổ chức hoạt động Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Mô hình tổ chức gồm đơn vị sự nghiệp trong doanh nghiệp (Tổng công ty có các Ban QLDA là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng công ty để thực hiện quản lý các dự án do Bộ GTVT hoặc chủ đầu tư khác ủy thác nhiệm vụ Chủ đầu tư cho Tổng công ty) đã cho thấy là phù hợp, vừa kế thừa & phát huy được năng lực, kinh nghiệm trong công tác QLDA, vừa chủ động hơn về tài chính theo mô hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là mô hình mang tính chất thí điểm lần đầu trong Bộ Giao thông vận tải nên cần tiếp tục hoàn thiện về thể chế, cơ chế đặc thù để Tổng công ty có thể hoạt động hiệu quả & bền vững.

Về tổ chức bộ máy, đã cơ bản hoàn thành chuyển đối về tổ chức, nhân sự. Cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ; các phòng, ban, bộ phận đã bố trí theo yêu cầu công việc mà không phình tổ chức quá mức cần thiết. Nhờ đó, Tổng công ty đã cơ bản duy trì được thu nhập & ổn định đời sống cho người lao động trong giai đoạn chuyển đổi. Tuy nhiên, do vừa mới hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp nên cần thời gian để theo dõi, đánh giá, hoàn thiện tổ chức, nhân sự, công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính …Với Công ty mẹ, chuyển sang hoạt động theo mô hình mới đã có được một số lợi thế nhất định và cũng còn còn một số các tồn tại ở các mặt sau:

  • Thay vì chỉ trông chờ vào nguồn vốn do Nhà nước bố trí như trước đây, nay Tổng công ty đã chủ động hơn trong việc huy động các nguồn vốn để đầu tư; có thể trực tiếp vay vốn để đầu tư hoặc vay lại nguồn ODA các công trình hạ tầng có khả năng thu hồi vốn.
  • Với nhiệm vụ kế thừa trách nhiệm của Ban QLDA Mỹ Thuận trước đây để thực hiện nhiệm vụ Quản lý dự án đã tạo cho Tổng công ty một vị thế khá đặc biệt; đã tạo được niềm tin trong những bước đầu kêu gọi đầu tư. Nhiều nhà Tài trợ đã đến tìm hiểu mô hình và ửng hộ Tổng công ty trong việc tìm kiếm hỗ trợ nguồn vốn để đầu tư hạ tầng Giao thông.
  • Với sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của sự nghiệp – doanh nghiệp, mô hình mới đã có tác dụng tích cực trong hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác với các đối tác trong & ngoài nước để phát triển dự án đầu tư. Bước đầu nhận thấy, mô hình này sẽ phù hợp với xu thế Nhà nước đang tích cực kêu gọi nguồn vốn đầu tư ngoài Ngân sách cho phát triển hạ tầng. Cụ thể, với dự án đường cao tốc Trung Lương – Cần Thơ, Tổng công ty đang tích cực xúc tiến đầu tư theo hướng kết hợp nguồn ODA & đầu tư tư nhân. Hoặc các dự án trên tuyến vành đai 3 Tp.Hồ Chí Minh, nơi có lưu lượng xe tập trung, có các vị trí đất thuận lợi, nên sẽ thích hợp với việc kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác Công – Tư (PPP), hiện Tổng công ty đang chuẩn bị lập công ty cổ phần để huy động vốn đầu tư công tác GPMB theo hình thức BOT/BT cho dự án Tân Vạn- Nhơn Trạch và vay ODA ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc cho công tác Xây lắp + Tư vấn.
  • Có thể chủ động tìm kiếm công việc Tư vấn QLDA cho các dự án ngoài Bộ GTVT để tạo doanh thu, tạo công ăn việc làm cho CBCNV. Đây là hình thức phù hợp trên thị trường xây dựng các dự án lớn tại Việt nam (đặc biệt tại Tp.Hồ Chí Minh), đều thực hiện hợp đồng Tư vấn quản lý dự án.
  • Công tác QLDA đã có tác dụng hỗ trợ đối với nhiệm vụ “Đầu tư” trong thời gian đầu thành lập Tổng công ty. Thực tế hiện nay mọi nguồn chi cho hoạt động của bộ máy Công ty mẹ, chi cho công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư… đều từ nguồn chi phí QLDA, nếu không có nguồn thu này Tổng công ty không có nguồn lực để duy trì hoạt động như hiện nay. Như vậy, bằng công tác QLDA đã tạo được mối quan hệ “hữu cơ” giữa hai nhiệm vụ QLDA & Đầu tư.

Đánh giá tổng quát sau khi thành lập đến nay (dù khoảng thời gian này còn rất ngắn) cho thấy việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ “Ban quản lý dự án” sang mô hình Tổng công ty là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh hiện nay.

Một số mặt tồn tại

Do Tổng công ty ra đời trong giai đoạn khó khăn về Tài chính (toàn cầu & trong nước), lại chưa được cấp vốn điều lệ trong thực tế vì vậy chưa phát huy được hết các lợi thế của mô hình này.

Mô hình hoạt động của Tổng công ty chưa có tiền lệ nên dẫn đến sự khó khăn trong áp dụng các quy chế hiện hành về quản lý Tài chính, cấp phát vốn, vay vốn, cơ chế lương, phụ cấp.

2.2.3. Hiệu quả đầu tư các Dự án

Các dự án tham gia đầu tư phát triển chỉ đang trong giai đoạn huy động vốn & lập Phương án Tài chính nên chưa có số liệu đánh giá hiệu quả đầu tư. Hiện tổng công ty đang triển khai chuẩn bị đầu tư các dự án:

  • Dự án đường cao tốc Trung Lương- Cần Thơ: Đây là dự án trọng điểm của Tổng công ty. Hiện đang tập trung cùng tư vấn JICA nghiên cứu đầu tư trước đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận theo phương thức BOT có sự tham gia của các Nhà đầu tư Nhật.
  • Dự án thành phần 4 – Xây dựng đoạn tuyến nối QL91 & tuyến tránh Tp.Long Xuyên thuộc dự án Kết nối khu vực TT ĐB Mêkông: Nghiên cứu đầu tư theo hình thức BOT (Nhà nước bù một phần doanh thu).
  • Dự án xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch thuộc Vành đai 3 – Tp.Hồ Chí Minh: Huy động nguồn vốn xã hội hóa thực hiện công tác GPMB (BOT trên khu vực Tp.Hồ Chí Minh & BT trên khu vực tỉnh Đồng Nai).

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động Tổng công ty ĐTPT& QLDA Hạ Tầng Giao Thông Cửu Long

2.3.1. Những thành tựu bước đầu đã đạt được Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Đã duy trì được sự đoàn kết nội bộ, cơ bản kiện toàn tổ chức và chuyển đổi thành công bộ máy hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Công tác quản lý dự án được kế thừa & phát triển tốt, tạo nguồn doanh thu chính cho Tổng công ty trong giai đoạn đầu thành lập.

Bước đầu đã gây dựng thành công thương hiệu “Cửu Long CIPM” thể hiện qua các kết quả cụ thể như:

Tăng cường sự tin tưởng, uy tín với các Nhà tài trợ ADB, EDCF, JICA…

Đồng thời, trong bối cảnh nguồn ODA đang giảm dần, bằng uy tín và sự năng động của mình, bước đầu Tổng công ty đã mở rộng & thiết lập được mối quan hệ với các tổ chức Quốc tế (CDB, KDB, USTDA, Ấn Độ…), tạo được thương hiệu trong việc xúc tiến đầu tư.

Kêu gọi được một số Nhà đầu tư góp vốn thành lập các Doanh nghiệp dự án thực hiện các dự án được Bộ GTVT giao làm Chủ đầu tư, Nhà đầu tư;

Đã từng bước xóa bỏ tâm lý “bao cấp” về nguồn vốn trong nội bộ Tổng công ty. Nâng cao tính chủ động trong xúc tiến đầu tư, tìm kiếm huy động nguồn vốn để chuẩn bị đầu tư, phát triển cũng như đầu tư dự án hạ tầng.

Đã khuyến khích, động viên được sức trẻ sáng tạo, năng động, nhiệt huyết với công việc thông qua việc đổi mới cơ chế tiền lương nhằm tương xứng với năng lực thực tế, trách nhiệm và nhiệm vụ được giao, xóa dần cơ chế “sống lâu lên lão làng” trong chính sách tiền lương; đã mạnh dạn bổ nhiệm các cán bộ trẻ có năng lực, khơi dậy phong trào thi đua trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng & hiệu quả công việc.

Đã mạnh dạn phát huy, tận dụng lợi thế của doanh nghiệp, lựa chọn những lĩnh vực không đòi hỏi nguồn vốn lớn để triển khai thực hiện. Đã tham gia đấu thầu Tư vấn quản lý Dự án Metro số 2 Tp.Hồ Chí Minh; đề xuất & triển khai kinh doanh khai thác dịch vụ dọc tuyến các công trình hạ tầng giao thông… Đến nay các công việc này đã bước đầu có kết quả khả quan. Đặc biệt, việc khai thác hạ tầng dọc tuyến đang là 1 lĩnh vực bỏ trống trong Ngành, việc khai thác tốt dịch vụ dọc tuyến sẽ mở ra hướng mới trong việc tạo nguồn thu để đầu tư phát triển và duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng.

Với những ưu điểm như vậy, chiến lược kinh doanh ở Tổng công ty Cửu Long đã đem lại một số kết quả sau:

2.3.1.1. Công tác QLDA Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Vẫn là nhiệm vụ chính, trọng tâm và cũng là nguồn thu chính của Tổng Công ty Cửu Long giai đoạn 2013 – 2015. Năm 2013 là năm khó khăn đối với nguồn vốn xây dựng cơ bản nhưng dưới sự chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, Ban điều hành Tổng công ty và sự nỗ lực, đoàn kết của CBCNV, Tổng Công ty Cửu Long đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do Bộ GTVT giao, cụ thể như sau:

  • Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng MêKông:
  • Tham gia thương thảo, hoàn tất các thủ tục và Chính phủ Việt Nam đã ký các Hiệp định vay với ADB và Chính phủ Öc cho dự án cầu Cao Lãnh, tuyến nối Cao Lãnh – Vàm Cống (OCR từ ADB: 410tr USD, Grant từ AusAID: 128 tr AUD) ngày 16/10/2013.
  • Đã hoàn thành nhiệm vụ lựa chọn nhà thầu xây lắp và ký hợp đồng với các nhà thầu thi công cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống;
  • Đã tổ chức khởi công xây dựng cầu Vàm Cống ngày 10/9/2013 và khởi công cầu Cao Lãnh ngày 19/10/2013.

Về các dự án khác đang được triển khai như:

Hành lang ven biển phía Nam giai đoạn I (SCCP1), Dự án ITS, Cầu Cần Thơ, Nam Sông Hậu, dự án tuyến N2,… được triển khai thực hiện đúng tiến độ, chất lượng đảm bảo và thủ tục chặt chẽ theo quy định.

Cụ thể:

  • Với Dự án đường hành lang ven biển phía Nam: Triển khai thi công dự án đảm bảo yêu cầu, khối lượng thi công đến nay đạt 75%. Hiện này đang phấn đấu thông xe đoạn tuyến tránh Tắc Cậu (6,52km) trong đó có 2 cầu đặc biệt lớn là cầu Cái lớn và cầu Cái bé trước Tết âm lịch 2014 phục vụ nhân dân không phải đi phà Tắc Cậu trong dịp tết Giáp ngọ 2014 theo đúng kế hoạch Bộ giao.
  • Với Dự án N2 (đoạn Củ Chi – Đức Hòa và Thạnh Hóa – Mỹ An): Hoàn thành, thông xe dự án.
  • Do khó khăn chung nên một số dự án sử dụng vốn TPCP phải dừng hoặc giãn tiến độ; nguồn vốn bố trí cho các dự án ODA vẫn còn thiếu nên ảnh hưởng đến tiến độ của dự án nhất là vốn đối ứng để chi trả thuế VAT đã làm ảnh hướng đến nguồn vốn lưu động để thực hiện dự án của nhà thầu (do nhà thầu phải ứng vốn để trả thuế VAT thì mới giải tỏa được vật tư, nguyên vật liệu để thi công). Nguồn chi phí để duy trì hoạt động bộ máy của Công ty Mẹ chủ yếu từ nguồn chi phí quản lý các dự án (có nguồn vốn ODA, NSNN, TPCP..) được trích và mọi hoạt động tuân thủ theo kiểm soát thu chi của Kho bạc NN.

2.3.1.2. Công tác chuẩn bị đầu tư

Dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ- Rạch Sỏi: Tham gia thương thảo, chuẩn bị các nội dung và Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định vay với EDCF ngày 5/4/2013 với khoản vay 200 tr USD.

Dự án đường hành lang ven biển phía Nam-– Giai đoạn 2: Đã tổ chức lập dự án đầu tư, làm việc với các nhà tài trợ và ADB đã cam kết cung cấp vốn thực hiện TKKT và đang xem xét cấp vốn cho dự án.

Do bị hạn chế về “Vốn điều lệ” nên Tổng công ty chưa triển khai được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh một cách đúng nghĩa; một số dự án mới đang bắt đầu chuẩn bị các phương án tài chính, kế hoạch kinh doanh…

2.3.1.3. Công tác giải ngân Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Giải ngân năm 2013 đạt 3.282 tỷ đồng đạt 477% kế hoạch được giao, cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Công tác giải ngân năm 2013 của Tổng công ty Cửu Long

2.3.1.4. Công tác kêu gọi đầu tư

Vốn điều lệ hiện nay mới được cấp 74,315/1.500 tỷ đồng nên việc triển khai nhiệm vụ Đầu tư các dự án gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với dưới sự chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, Ban điều hành Tổng công ty và sự nỗ lực, đoàn kết của CBCNV, Tổng Công ty Cửu Long đã đề xuất và được Bộ GTVT chấp thuận cho triển khai, thành lập các Công ty Dự án để triển khai Đầu tư:

  • Công ty Cổ phần TMDV và Truyền thông Cửu Long (Cửu Long góp vốn bằng thương hiệu chiếm 5% vốn điều lệ): Công ty bước đầu tập trung nhiệm vụ tuyên truyền quảng cáo về ATGT trên tuyến cao tốc Tp.HCM – Trung Lương, cầu Cần Thơ; Công ty CP VNT – Cửu Long  (Cửu Long chiếm 10% vốn điều lệ).
  • Công ty CPĐT đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ (Cửu Long chiếm 49% vốn điều lệ).
  • Thành lập Trung tâm Tư vấn Cửu Long IMC: Tổng Công ty Cửu Long đã liên kết với Công ty CDM Smith (Mỹ) đấu thầu quốc tế trúng thầu và thực hiện Hợp đồng Tư vấn QLDA tuyến METRO số 2 của Tp.Hồ Chí Minh (Gói thầu CS1, giá trị 8,9 triệu USD).

Tổng công ty đã tham gia đầu tư dự án khôi phục cải tạo QL20 (dự án BT20) đoạn từ Bảo Lộc – Lâm đồng theo hình thức xây dựng chuyển giao. (Cửu Long tham gia 10% vốn điều lệ ), hiện đã ký hợp đồng với Ngân hàng Goldman Sachs (G.S) để cấp vốn cho dự án

Trong năm 2013, Tổng công ty đã làm việc với ADB, JICA, EDCF, AusAID… để chủ động đề xuất dự án, làm việc với nhà tài trợ kêu gọi vốn đầu tư để triển khai các dự án như sau:

Hoàn tất các thủ tục để ký các Hiệp định vay vốn: Hiệp định vay ODA của ADB cho Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Chuẩn bị dự án xây dựng đường vành đai 3 Tp.Hồ Chí Minh (12,58 triệu USD).

Với Dự án Tân Vạn – Nhơn Trạch: Đã triển khai lập dự án đầu tư, làm việc với các nhà tài trợ và EDCF và đã có Thư cam kết cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD cho dự án.

Kêu gọi vốn cho Dự án Hành lang ven biển phía Nam giai đoạn 2: dự kiến vốn OCR của ADB 287 tr USD, phần vốn còn lại dự kiến từ chính phủ Hàn quốc (thông qua EDCF) và Chính phủ Öc (thông qua Vụ Đối ngoại và Thương mại thuộc Sứ quán Úc – DFAT);

Kêu gọi vốn (dự kiến vốn ODA của CP Nhật Bản theo chương trình đăng ký là đợt 1 tài khóa 2014) cho dự án tuyến nối 2,7km từ đại lộ Võ Văn Kiệt vào cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Trung Lương;

Tiếp tục kêu gọi vốn và thống nhất phương án Tài chính cho dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và các dự án khác đã được Bộ GTVT giao.

2.3.1.5. Công tác quản lý, khai thác Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Tổ chức thu phí: Tổng công ty ký hợp đồng đặt hàng với Tổng cục ĐBVN tổ chức thu phí tuyến cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Trung Lương. Kế hoạch thu đến tháng 10/2013 đạt 341 tỷ đồng/Kế hoạch 375 tỷ đồng, dự kiến cả năm đạt 100% kế hoạch.

Quản lý bảo trì: Các công ty 715, cầu Cần Thơ đã trực tiếp ký hợp đồng đặt hàng với Khu QLĐB VII thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, duy tu bảo trì các tuyến cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Trung Lương, cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, tuyến Nam Sông Hậu, QL54.

2.3.1.6. Công tác bán khoán chuyển nhượng các công trình

Ngày 15/11/2013, đã tổ chức bán đấu giá thành công quyền thu phí đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Trung Lương và Bộ GTVT đã có QĐ số 3743/QĐ-BGTVT ngày 20/11/2013 về việc phê duyệt kết quả bán đấu giá quyền thu phí.

2.5.1.7. Công tác tổ chức cán bộ

Tổng công ty đã chú ý tăng cường kỹ sư giỏi, mạnh dạn trong sử dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, kết hợp sử dụng lực lượng hiện có với bổ sung từ tổng công ty và bên ngoài tạo ra một đội ngũ cán bộ vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có kinh nghiệm quản lý và trình độ chuyên môn cao.

2.3.1.8. Công tác đời sống, tiền lương Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Tiếp tục ổn định đời sống vật chất, tinh thần của CBCNV; cải thiện điều kiện làm việc chung; trụ sở Tổng công ty đã được nâng cấp khang trang; trang bị các thiết bị văn phòng hiện đại đáp ứng được điều kiện làm việc.

Tiền lương của CBCNV được đảm bảo. Các hợp đồng lao động được kiểm tra, ký kết đảm bảo ổn định tư tưởng cho người lao động; chi thưởng lễ, tết được duy trì. Các chỉ tiêu cụ thể đạt được là:

  • 100% CBCNV được đảm bảo việc làm.
  • 100% CBCNV được mua bảo hiểm y tế.
  • 100% CBCNV được đóng Bảo hiểm xã hội.
  • 100% CBCNV được mua Bảo hiểm thất nghiệp.
  • Thu nhập bình quân ổn định ở mức khoảng
  • Công ty mẹ: 10.500.000 đồng/người/tháng;
  • Công ty QL&KT cầu Cần Thơ: 4.700.000 đồng/người/tháng;
  • Công ty QL&SC Đường bộ 715: 7.700.000 đồng/người/tháng

Việc trợ cấp khó khăn đột xuất, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ, học tập kết hợp với thăm quan… được cơ quan và công đoàn tiếp tục duy trì.Tiền lương của CBCNV được đảm bảo. Các hợp đồng lao động được kiểm tra, ký kết đảm bảo ổn định tư tưởng cho người lao động; chi thưởng lễ, tết được duy trì.

2.3.1.9. Công tác quản lý tài chính

Đây là khâu đầu tiên và cũng là cuối cùng của chu kỳ sản xuất. Công tác hạch toán, phân tích hoạt động kinh tế, phản ánh chính xác, kịp thời sẽ giúp cho lãnh dạo công ty thấy được hiệu quả của từng công trình để có được những phương hướng quản lý thích hợp hơn.

Trong những năm qua, công tác tài chính đã thực hiện rất tốt những mặt sau:

  • Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán.
  • Thực hiện tốt các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và cấp trên.
  • Đưa vào nề nếp chế độ ghi chép, cập nhật hoá đơn chứng từ của từng công trình.
  • Hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của các thành viên thuộc đơn vị theo đúng quy định về tài chính.
  • Đáp ứng các yêu cầu liên quan tới vấn đề tài chính cho các đội, công trình. Tuy nhiên công tác tổ chức vẫn còn một số hạn chế như:
  • Việc vận dụng chính sách thuộc lĩnh vực tài chính vào doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường chưa linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đội sản xuất của đơn vị.
  • Việc hướng dẫn đào tạo cán bộ quản lý thực hiện các quy định về chế độ tài chính chưa thật cụ thể, sâu sát. dẫn tới một số cán bộ quản lý còn lúng túng trong việc thực hiện các chế độ tài chính.

2.3.2. Những tồn tại trong kế hoạch hoạch định chiến lược của Tổng công ty

2.3.2.1. Tồn tại khách quan Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Chủ trương huy động nguồn vốn “Xã hội hóa”

Sau gần hai năm khai thác tạm thời, không thu phí; bắt đầu tư ngày 25/02/2012 đường ôtô cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Trung Lương chính thức tổ chức thu phí theo TT14 của Bộ TC. Qua bốn (04) tháng thu phí tuyến cao tốc này, một thực tế khách quan là:

  • Tổng mức đầu tư Dự án: 9.900 tỷ Đ (mặt bằng giá của các năm 2005 – 2008).
  • Kinh phí thu từ thu phí: Dao động từ 30 – 30,5 tỷ Đ/tháng.
  • Kinh phí duy tu, bảo trì tuyến đường: khoảng 4 tỷ Đ/tháng.
  • Kinh phí phục vụ công tác thu phí: khoảng 2,1 tỷ đ/tháng (7%).
  • Dư luận xã hội: Yêu cầu phải điều chỉnh (giảm) giá thu.
  • Tổng mức thu được từ thu phí (sau khi trừ các khoản chi phí): 326,4 tỷ Đ/năm Theo các quy định, cơ chế hiện hành… nếu việc đầu tư tuyến đường cao tốc trên theo hình thức BOT thì Nhà đầu tư cần có khoản vốn chủ sở hữu khoảng 1.400 tỷ Đ và vốn vay là 8.500 tỷ Đ. Với mức Lãi suất huy động khoảng 9 – 10%/năm thì mức thu 326,4 tỷ Đ/năm từ thu phí là không thể đủ để trả lãi vay (mới đảm bảo được khoảng 40% yêu cầu của mức lãi vay Ngân hàng + vốn Chủ sở hữu).

Một thực tế cho thấy việc huy động nguồn vốn đầu tư BOT chỉ phù hợp với phạm vi ngắn (tuyến đường/cầu), tổng mức đầu tư vừa phải, lưu lượng xe tập trung. Điểm qua một số dự án, cụ thể :

  • Dự án đầu tư đầu tư cầu Cỏ May trên QL51 : Nhà đầu tư chỉ đầu tư xây dựng cầu Cỏ May nhưng được thu phí với lượng xe lưu thông trên gần 70km của tuyến QL51 sau khi nâng cấp.
  • Dự án An Sương – An Lạc (14km, là nơi tập trung xe vì nằm tuyến đường vành đai 2 của Tp.Hồ Chí Minh): Nhà đầu tư được thu phí với lượng xe lưu thông trên cự ly gần 140km từ Long Khánh (Đồng Nai) đến cầu Mỹ Thuận trên QL1A.
  • Trạm thu phí trên Xa lộ Hà nội: Nằm ở vị trí đắc địa trong GIVT thuộc vào bậc nhất Việt Nam cộng với được hưởng lợi từ các nguồn đầu tư Hạ tầng Giao thông khác (cầu Phú Mỹ, đường Nguyên Văn Linh, tuyến Đông – Tây…).

Các Dự án nêu trên, nếu xem xét kỹ lưỡng thì phần vốn Nhà đầu tư phải bỏ ra chỉ ở mức 10 – 15% so với tổng mức đầu tư của toàn bộ tuyến đường & vô hình chung Nhà nước đã hỗ trợ ở mức 85 – 90%, do vậy các Nhà đầu tư này đã thành công khi thực hiện đầu tư theo hình thức BOT đối với các dự án nêu trên. Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Như vậy, với các thực tế khách quan :

  • Tổng số đầu xe trên toàn quốc: Số lượng rất nhỏ, thể hiện ngay trên hướng vận tải từ Tp.Hồ Chí Minh về miền Tây Nam Bộ (là hướng vận tải có lưu lượng lớn nhất Việt Nam hiện nay) cũng chỉ đạt mức khoảng 30.000PCU/ngày, đêm.
  • Giá thu phí: Sức ép của dư luận Xã hội nên không thể tăng cao quá mức.
  • Có nhiều tuyến giao thông không thu phí cùng khai thác theo cùng hướng vận tải.
  • Giá thành xây lắp ở khu vực ĐBSCL cao do phải xử lý đất yếu và hạn chế nguồn cung cấp Vật liệu XD đảm bảo chất lượng.
  • Cơ chế, chính sách: Gò bó, giáo điều thiếu thực tế; hệ thống văn bản Pháp luật chồng chéo; hệ thống tổ chức quản lý phức tạp nhiều ý kiến và không rõ ràng, minh bạch về trách nhiệm;…thì cần phải xem lại Chủ trương huy động nguồn vốn “xã hội hóa” để xây dựng Hạ tầng giao thông. Nếu không có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước (vốn, cơ chế chính sách…) thì không thể thành công (cụ thể qua thực tế đầu tư, thu phí của đường ôtô cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Trung Lương).

Địa bàn hoạt động

Tổng công ty Cửu Long: Được thành lập do cấp cơ sở đề xuất và được sự xem xét thống nhất của Lãnh đạo Bộ GTVT cùng các Bộ ngành liên quan và chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ nên ngay trong nội bộ Bộ GTVT và đặc biệt là tập thể Lãnh đạo Bộ cũng còn có một vài ý kiến chưa thống nhất ủng hộ cao. Việc này đã ảnh hưởng lớn đến quá trình thành lập & hoạt động của Tổng công ty trong thời gian vừa qua.

Do vậy, cho đến thời điểm hiện nay, hoạt động của Cửu Long CIPM vẫn chỉ được phép “bó gọn” trong danh mục phạm vi các dự án đầu tư Hạ tầng giao thông mà Ban QLDA Mỹ Thuận đã được Bộ GTVT giao trước đây; theo đó là phạm vi, địa bàn hoạt động không được phát triển. Nhiều Dự án tuy lớn nhưng quá trình thực hiện không được ổn định, bị điều đi chuyển lại nhiều lần gây ảnh hưởng tiêu cực khi kêu gọi đầu tư.

Những yếu tố khách quan, không thuận lợi khác

Bên cạnh những cơ hội phát triển, cũng không ít các yếu tố có tính thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển của Tổng công ty :

  • Các quy định về bảo lãnh, quy định về nợ công của Chính phủ ngày càng thắt chặt, làm hạn chế khả năng tham gia đầu tư, vay vốn.
  • Thời điểm thành lập & đi vào hoạt động của Cửu Long CIPM trùng vào thời điểm mà tình hình Tài chính thế giới có nhiều biến động bất lợi, ảnh hưởng đến các nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam cùng khả năng đảm bảo nguồn Đối ứng của Chính phủ…
  • Môi trường pháp lý về đầu tư hạ tầng giao thông chưa rõ ràng, đặc biệt là đầu tư theo hình thức PPP, hạn chế sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài còn bị nhiều loại “rào cản” khi tiếp cận thị trường xây dựng hạ tầng giao thông trong nước.
  • Đặc biệt, Nhà nước chưa có tiền lệ cho việc thành lập loại hình Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực đầu tư vốn, quản lý dự án và khai thác Hạ tầng để phục vụ phát triển Hạ tầng giao thông xã hội.
  • Cơ chế pháp lý trong công tác GPMB còn nhiều tồn tại, nhiều điểm không rõ ràng thậm chí còn bị mâu thẫu trong quá trình áp dụng… thường làm chậm tiến độ dự án dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư.

2.3.2.2. Các tồn tại chủ quan

Mô hình tổ chức và trách nhiệm “Chủ sở hữu”

Mô hình tổ chức của Tổng Công ty: là sự chuyển đổi mang tính thí điểm do vậy mô hình hoạt động của Tổng công ty đến nay vẫn chưa được cụ thể, rõ ràng. Hơn nữa, trong thời gian qua do chủ trương trong chỉ đạo của Bộ GTVT về trách nhiệm tổ chức quản lý khai thác; trách nhiệm quản lý kêu gọi nguồn vốn đầu tư…. có một số thay đổi so với chủ trương ban đầu trong Đề án thành lập nên đã ảnh hưởng đến định hướng, xác định & củng cố Mô hình phát triển Tổng công ty.

Việc thực hiện trách nhiệm “Chủ sở hữu” của Bộ GTVT và các Cục, Vụ thuộc Bộ chưa được quy định cụ thể, chưa có Địa chỉ cụ thể để chủ trì xử lý các nội dung thuộc trách nhiệm của “Chủ sở hữu”. Đồng thời cũng chưa thể hiện được rõ nét trách nhiệm của “Chủ sở hữu” trong thực tế, hầu như doanh nghiệp phải tự “bơi” trong quá trình hoạt động. Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của Tổng công ty Cửu Long được ghi 1.500 tỷ đồng, trong đó đã đầu tư 1.398,58 tỷ đồng cho Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, phần giá trị còn lại 101,42 tỷ đồng là giá trị tài sản của các đơn vị sáp nhập. Cho đến nay, ngoài khoản thu phí cầu Cần Thơ (từ 01/01/2012), Tổng công ty vẫn chưa được Nhà nước cấp vốn điều lệ và đến nay TTCP mới cho phép thực hiện Thẩm định giá các Tài sản hình thành từ các dự án cầu Cần Thơ, đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Trung Lương và tài sản đã giao cho Ban QLDA Mỹ Thuận đang quản lý để chuyển thành vốn điều lệ. Riêng về định giá Trụ sở làm việc & các khu đất hình thành từ các dự án (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất được ghi thu ghi chi) phải tiếp tục làm việc với các Địa phương và báo cáo TTCP xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

Ngoài ra, việc sử dụng nguồn vốn điều lệ theo hướng dẫn của Bộ TC chỉ được sử dụng cho dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ cũng làm cho việc đầu tư, sản xuất kinh doanh thiếu linh hoạt & chủ động.

Do chưa có vốn nên công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư (lập quy hoạch, lập dự án đầu tư, đề xuất đầu tư…) cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài. Việc góp vốn vào các Công ty liên kết, cổ phần của Tổng công ty hiện nay chủ yếu bằng “thương hiệu” trên danh nghĩa để cam kết chứ chưa thực sự có vốn để đầu tư. Việc không có vốn thực sự góp vào các Doanh nghiệp dự án đã gây không ít khó khăn trong công tác điều hành, triển khai thực hiện dự án.

Trong điều kiện Chính phủ thắt chặt quản lý nợ công, giảm đầu tư công do đó không có Ngân sách để cấp vốn điều lệ, đồng thời các chính sách quy định hiện hành về quản lý doanh nghiệp, tài chính, đất đai… còn nhiều điểm chồng chéo, ràng buộc cứng nhắc; thêm vào đó là tư duy thủ cựu của một số Cán bộ tham mưu trong các Cơ quan có thẩm quyền về xử lý tài chính, tài sản & tâm lý “sợ trách nhiệm”… dẫn đến sự khó khăn về giải pháp xử lý vốn điều lệ, không khuyến khích được tính năng động phát triển của Doanh nghiệp.

Quy chế Tài chính Tổng công ty

Căn cứ V/b số 6577/BGTVT-TC ngày 14/10/2011 của Bộ GTVT về góp ý Quy chế tài chính của Tổng công ty Cửu Long. Hội đồng thành viên Tổng công ty đã ban hành Quyết định số 909/QĐ-CIPM-HĐTV ngày 01/11/2011 về việc ban hành “Quy chế quản lý tài chính tạm thời” áp dụng tại Tổng công ty Cửu Long.

Bước đầu, Quy chế tài chính đã tạo thuận lợi trong việc hoạt động của Tổng công ty, tuy nhiên tồn tại hiện nay là việc sử dụng chi phí Quản lý dự án, chi phí quản lý các Trạm thu phí… vẫn đang phải xử lý thủ tục qua Kho bạc Nhà nước, chưa được chủ động sử dụng như “doanh thu” của Doanh nghiệp.

Những mặt hạn chế khác

  • Tồn tại tư tưởng “bao cấp” về việc làm và thiếu tính chuyên nghiệp trong hoạt động. Một bộ phận không nhỏ CB-CNV trong Công ty mẹ cũng như Công ty con vẫn chậm bắt nhịp được với hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, với phong cách làm việc chuyên nghiệp và ý thức tự giác chấp hành quy định trong quản lý.
  • Đại bộ phận Công ty mẹ đã quen với mô hình đơn vị sự nghiệp, nay đang phải quen dần với mô hình quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực Quản lý và Đầu tư Tài chính. Hầu hết các thành viên Ban Lãnh đạo vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực QLDA. Tồn tại này là một khó khăn trong tư duy đinh hướng trong đầu tư phát triển và khai thác hạ tầng tạo nguồn thu để tiếp tục hỗ trợ đầu tư.
  • Chưa thực sự nhận được sự ủng hộ, tin tưởng trong tập thể Lãnh đạo Bộ GTVT: Là sự chuyển đổi mang tính thí điểm do vậy mô hình hoạt động của Tổng công ty vẫn có một số ý kiến chưa được cụ thể, rõ ràng ngay từ tập thể Lãnh đạo Bộ GTVT, các Cục Vụ chức năng… việc này đã ẩn chứa sự bất lợi đến công ăn việc làm của tập thể CB-CNV Tổng công ty sau khi chuyển đổi.
  • Chế độ tiền lương hiện tại của người Lao động là chưa tương xứng với yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ; các chế độ phúc lợi, thu nhập của người lao động còn thấp so với các Doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ĐTPT & QLDA Hạ tầng Giao thông Cửu Long

2.4.1 Các nhân tố bên ngoài Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

2.4.1.1 Môi trường vĩ mô

Ảnh hưởng của pháp luật chính trị

Mặt thuận lợi trước tiên phải kể đến là sự ổn định về chính trị, thể chế quản lý kinh tế, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách đã được ban hành từng bước đồng bộ hoá và đang phát huy tác dụng. Đã tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách đổi mới quản lý Doanh nghiệp nhà nước. Triển khai thực hiện nhiều văn bản pháp luật theo hướng tăng cường quản lý nhà nước và xác định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; đề cao trách nhiệm, phát huy tính tự chủ và công khai minh bạch của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Đã triển khai đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 – 2015, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và cung ứng các dịch vụ công thiết yếu, quốc phòng an ninh. Thực hiện tái cơ cấu từng tập đoàn và tổng công ty, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động, xác định nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đẩy mạnh cổ phần hóa, đổi mới quản trị doanh nghiệp, tăng cường kiểm soát nội bộ và công tác quản lý cán bộ. Hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước có bước được cải thiện. Doanh nghiệp nhà nước cơ bản thực hiện được vai trò nhiệm vụ được giao. Quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế, điều này khuyến khích các doanh nghiệp phấn đấu để phát triển. Tiếp tục vận hành theo cơ chế thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, dần dần vươn lên đứng vững bằng đôi chân của chính mình và ngày càng lớn mạnh. Chính sách phát triển giao thông đường bộ của ngành giao thông vận tải làm cho ngành giao thông nói chung và Tổng công ty Cửu Long nói riêng thuận lợi hơn.

Bên cạnh những thuận lợi, những thay đổi về chủ trương, chính sách nhà nước và của ngành giao thông vận tải cũng đặt ra nhiều thách thức cho Tổng công ty Cửu Long. Thách thức lớn nhất là việc chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp hoạt động theo luật nhà nước, giảm dần sự bảo hộ của Nhà nước làm cho Tổng công ty cũng phải gặp sự cạnh tranh tương đối gay gắt trên thị trường. Thứ hai là hệ thống pháp luật vẫn chưa hoàn toàn đồng bộ do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan. Đặc biệt, hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng cũng có những bất cập cần sửa đổi và đang được sửa đổi. Đáng chú ý nhất trong giai đoạn này là luật đấu thầu và việc chấp hành luật đấu thầu của người mời thầu cũng như các nhà thầu. Hiện nay càng nhiều các hợp đồng xây dựng liên kết với nước ngoài, hợp tác để đòi hỏi công nghệ và hợp tác cùng phát triển nhưng những chính sách và văn bản hướng dẫn cụ thể để vấn đề đầu tư xây dựng cởi mở thông thoáng nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư và chiến lược phát triển lâu dài cho ngành xây dựng còn hạn chế;

Ảnh hưởng của kinh tế

Về tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này có dấu hiệu phục hồi nhẹ . Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu đề ra (5,5% ) nhưng cao hơn mức tăng (5,25% ) của năm trước. Cơ cấu nhóm nghành kinh tế tiếp tục dịch chuyển ổn định theo hướng tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm xuống , tỷ trọng của hai nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng lên. Lạm phát được kiểm soát ở mức 6,04% thấp nhất kể từ 10 năm gần đây. Đất nước phát triển, đời sống nhân dân tăng cao, đầu tư cho xây dựng cơ bản nhiều, đây chính là những thuận lợi chính thúc đẩy sự phát triển của nhóm ngành công nghiệp và xây dựng.

Tuy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này có dấu hiệu phục hồi nhưng khả năng tăng trưởng còn bấp bênh cộng thêm ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong khu vực. Điều này gây ra không ít khó khăn cho tiến độ thi công công trình của Tổng công ty do thiếu hụt nguồn vốn;

Ảnh hưởng của văn hóa, xã hội

Về mặt xã hội khi bước vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có những nền tảng cơ bản về cơ sơ hạ tầng. Mặt khác, dân số ngày càng tăng cũng đòi hỏi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, nhà ở, giao thông vận tải …đây là tác lực tích cực của Tổng công ty trong giai đoạn này. Bên cạnh đó ngành này có thể sử dụng và thu hút nhân lực từ trình độ phổ thông đến kỹ sư, thạc sĩ…

Ảnh hưởng về vị trí địa lý

Về vị trí địa lý Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế, nằm ở khu vực đang phát triển sôi nổi và có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Bên cạnh đó, nền văn hóa đặc sắc, phong phú cũng tạo sức hấp dẫn với khách du lịch. Vì vậy đây cũng là động lực để phát triển ngành xây dựng nói chung và Tổng công ty Cửu Long trong kế hoạch xây dựng các đường cao tốc xuyên Bắc Nam, các cầu nối giữa các tỉnh

Ảnh hưởng dân số

Mặt khác, nguồn nhân lực của ngành xây dựng cũng có những khó khăn: Đa số lực lượng lao động trong ngành xây dựng đến từ nông thôn nên nhiều lao động chưa qua đào tạo bài bản, sức khỏe không đồng đều, ý thức chấp hành kỹ luật công nghệ chưa cao, thiếu chu đáo cẩn thận;

Ảnh hưởng khoa học công nghệ

Về khoa học công nghệ ngày càng phát triển, những dây chuyền máy móc cũ có thể bị lạc hậu một cách nhanh tróng. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi người ta vận dụng điện tử tin học vào tất cả các lĩnh vực thì tốc độ phát triển và mức chi phối của công nghệ ngày càng mãnh liệt, đặc biệt là các nước đang phát triển. Do không có nguồn vốn, do các thiết bị cũ khấu hao chưa đủ… người ta không muốn thay đổi công nghệ mới, và chính điều này làm cho nghèo càng nghèo hơn. Đối với Tổng công ty Cửu Long do thiết bị máy móc thường có giá trị lớn, khi thay đổi lại đòi hỏi phải đồng bộ, nên tác lực công nghệ là một khó khăn đáng lưu tâm.

2.14.1.2. Môi trường ngành Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Trong môi trường ngành kinh tế Tổng công ty hầu như không phân tích đến. Yếu tố mà được Tổng công ty quan tâm nhất chính là các khách hàng là chủ đầu tư đối với các công trình xây dựng, đã chỉ ra các sức ép từ phía khách hàng như: khả năng ép giá, khả năng chiếm dụng vốn. Đồng thời Tổng công ty cũng xác định cho mình được đối thủ cạnh tranh như: Tổng công ty xây dựng đường cao tốc Việt Nam (Vec)

2.4.1.3 Kết luận về phân tích môi trường bên ngoài, xác định các cơ hội, mối đe dọa của Tổng công ty ĐTPT và QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long

Các cơ hội

  • Vị trí địa lý thuận lợi là một trong những khu vực phát triển nhanh và ổn định nhất thế giới, nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng vững chắc
  • Khoa học công nghệ phát triển tác động tới xây dựng
  • Nhận được sự ủng hộ mạnh mẻ của Chính Phủ và các nhà đầu tư vào một số công trình lớn
  • Trình độ dân trí cao.
  • Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng

Các mối đe dọa

  • Chính sách pháp luật của Nhà nước thay đổi thường xuyên.
  • Kế hoạch sản xuất kinh doanh bị phụ thuộc
  • Đối thủ cạnh tranh mạnh

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Bảng 2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của Tổng công ty

Nhận xét: Theo kết quả của ma trận EFE ở trên, tổng số điểm là 2,78 cho thấy Tổng công ty chỉ ở mức trung bình về các vấn đề chiến lược của họ ứng phó có hiệu quả với các yếu tố bên ngoài

2.4.1.4. Các nhân tố bên trong Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Quản lý và Lãnh đạo

Theo QĐ số 1589/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT, Tổng công ty Cửu Long được thành lập với mô hình công ty mẹ – công ty con. Công ty mẹ – Tổng công ty ĐTPT & QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty gồm: Hội đồng thành viên , Tổng giám đốc và kiểm soát viên. Mô hình công ty mẹ – công ty con về cơ bản giúp Tổng công ty Cửu long đổi mới mô hình hoạt đông kinh doanh theo hướng tích cực. Mô hình tổ chức gồm đơn vị sự nghiệp trong doanh nghiệp đã cho thấy là phù hợp, vừa kế thừa và phát huy được năng lực, kinh nghiệm trong QLDA, vừa chủ động hơn về tài chính theo mô hình doanh nghiệp.Tuy nhiên, Mô hình tổ chức của Tổng Công ty là sự chuyển đổi mang tính thí điểm do vậy mô hình hoạt động của Tổng công ty đến nay vẫn chưa được cụ thể, rõ ràng. Hơn nữa, trong thời gian qua do chủ trương trong chỉ đạo của Bộ GTVT về trách nhiệm tổ chức quản lý khai thác; trách nhiệm quản lý kêu gọi nguồn vốn đầu tư…. có một số thay đổi so với chủ trương ban đầu trong Đề án thành lập nên đã ảnh hưởng đến định hướng, xác định & củng cố Mô hình phát triển Tổng công ty và việc thực hiện trách nhiệm “Chủ sở hữu” của Bộ GTVT và các Cục, Vụ thuộc Bộ chưa được quy định cụ thể, chưa có địa chỉ cụ thể để chủ trì xử lý các nội dung thuộc trách nhiệm của “Chủ sở hữu”. Đồng thời cũng chưa thể hiện được rõ nét trách nhiệm của “Chủ sở hữu” trong thực tế, hầu như doanh nghiệp phải tự “bơi” trong quá trình hoạt động.

Chức năng lãnh đạo thực hiện tương đối tốt. Đội ngũ lãnh đạo là những người có năng lực, trình độ, dày dặn kinh nghiệm gắn bó lâu năm với Tổng công ty. Hội đồng thành viên ủy quyền cho Tổng giám đốc trong các hoạt động hoạch định cũng như điều hành … đã tạo cho Tổng giám đốc phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo Tuy nhiên cho đến nay ban lãnh đạo chưa thiết lập được chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh phù hợp với mô hình và điều kiện hoạt động

Nguồn nhân lực

Nhân lực được xem làm một yếu tố tạo nên sự thành công của Doanh nghiệp.

Tính đến tháng 11/2013 Tổng số lao động cuả Tổng công ty Cửu Long là 639 người. Tuổi đời bình quân trên 35 tuổi. Lao động trên đại học là 20 người chiến 3%

Tổng số lao động, trình độ đại học và cao đẳng là 224 người chiếm 35%, lực lượng trung cấp, sơ cấp nghề là 202 người chiếm 31%. Lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ cao và luôn được bồi dưỡng, hoàn thiện kiến thức để quản lý điều hành dự án. Nhiều người là cán bộ lâu năm của công ty có nhiệt tình trong công tác, kinh nghiệm trong làm việc, thi công các công trình. Đội ngủ chuyên nghiệp, đã thực hiện nhiều công trình trọng điểm phía Nam, đặc biệt là khu ĐBSCL nên có sẵn đội ngũ Cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong quản lý dự án, am hiểu tình hình khu vực Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

Trong đó:

Bảng 2.4. Tổ chức nhân sự Tổng công ty Cửu Long

Tiền lương trung bình của công nhân viên khá cao, đây là động lực thúc đẩy công nhân viên phấn đấu làm việc, nâng cao tay nghề để ở lại công ty lâu dài. Bên cạnh đó đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên cũng được công ty hết sức quan tâm. Đó chính là những động lực chính, khuyến khích sự đóng góp nhiệt tình công sức cùng đồng lòng phấn đấu cho mục tiêu lâu dài của công ty

Sản xuất kinh doanh

Các sản phẩm dịch vụ tạo ra nguồn thu cho Tổng công ty bao gồm:

  • Quản lý dự án xây dựng các công trình hạ tầng.
  • Đầu tư phát triển công trình hạ tầng.
  • Quản lý, khai thác công trình Hạ tầng Giao thông.

Tổng công ty đã xác định được công tác Quản lý dự án là nhiệm vụ trước mắt tạo nguồn thu ổn định cho hoạt động của bộ máy Công ty mẹ và làm cơ sở cho cho việc triển khai các nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, tổ chức quản lý khai thác thu phí các công trình giao thông tạo nguồn đầu tư trở lại cho hạ tầng giao thông vì vậy Tổng công ty đã tiếp tục phát huy thế mạnh sẵn có trong công tác này để hoàn thành tốt các nhiệm vụ do Bộ GTVT giao.

Makerting

Makerting chưa thực sự được chú trọng trong hoạt động của Tổng công ty một phần là do sự bao cấp của Nhà nước. Điều này khiến cho Tổng công ty thụ động trong việc hoàn thiện mình

Tài chính

Tính riêng năm 2013, vốn điều lệ của Tổng công ty mới được ghi từ nguồn thu phí cầu Cần Thơ là 92,464 tỷ đồng/1.500 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại thì vốn điều lệ của Tổng công ty (công ty mẹ) chỉ mới được ghi 110,683 tỷ đồng/1.500 tỷ đồng, trong đó:

  • 18,149 tỷ đồng là vốn điều lệ của 2 công ty thành viên;
  • 74,315 tỷ thu phí cầu Cần Thơ;
  • 18,129 tỷ đồng từ nguồn tiền tài sản trên đất, từ tài sản cố định và CCDC.

Như vậy, trong số vốn điều lệ nêu trên chỉ có nguồn 74,315 tỷ đồng là vốn thực có thể hoạt động nên rất khó khăn để triển khai các hoạt động kêu gọi xúc tiến đầu tư. Mặt khác, để giải quyết vấn đề cấp bách phải hoàn thành nhằm phục vụ cho khai thác bauxite nhôm của dự án BT QL20 nên Tổng công ty đã đóng góp 24,15 tỷ đồng từ vốn điều lệ vào Công ty BT20 Cửu Long để thực hiện nghĩa vụ của Nhà đầu tư theo quy định. Do đó, số vốn điều lệ còn lại rất hạn chế để có thể triển khai được công tác đầu tư khác.

Năng lực thiết bị

Do vốn điều lệ của các Công ty thành viên rất thấp, trong khi việc ghi vốn Kế hoạch phải chờ đợi mất nhiều thời gian & thủ tục nên rất khó khăn trong huy động vốn để thực hiện các công tác duy tu bảo dưỡng các công trình cầu dây văng, đường cao tốc. Hơn nữa, với các công trình có tính chất kỹ thuật cao này đòi hỏi phải có thiết bị, công nghệ hiện đại mới thực hiện được nhưng các đơn vị cũng gặp khó khăn về vốn đầu tư nên hiệu suất lao động thấp. Mặt khác hệ thống tiêu chuẩn, định mức, áp dụng cho công tác duy tu bảo dưỡng của cầu Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận, đường cao tốc hiện chưa được ban hành mà đang sử dụng các qui định tạm thời, chắp vá…Các vấn đề này đang là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên.

Xác định điểm mạnh, điểm yếu của Tổng công ty và ma trận các yếu tố bên trong

Điểm mạnh

  • Đội ngủ lãnh đạo là những người có năng lực, trình độ, dày dặn kinh nghiệm
  • Chi phí tiền lương cho người lao động cao
  • Tài chinh và huy động vốn : Được sự quan tâm, đầu tư của nhà nước và các tổ chức nước ngoài
  • Mô hình tổ chức gọn nhẹ

Điểm yếu

  • Công tác xây dựng ké hoạch phát triển còn nhiều bất cập
  • Trình độ của cán bộ nhân viên còn hạn chế,
  • Ma trận các yếu tố bên trong

Bảng 2.5. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của Tổng công ty

Nhận xét: Qua đánh giá môi trường bên trong của Tổng công ty ta thấy Tổng công ty số điểm quan trọng là 2,95. Như vậy, môi trường nội bộ của Tổng công ty

Tóm tắt chương 2

Qua chương 2 chúng ta có thể thấy được ưu điểm, nhược điểm những thành tựu đạt được và hạn chế mà Tổng công ty cần rút ra cho mình bài học kinh nghiệm quí báutrong quá trình xây dựng và phát triển sắp tới. Việc xây dựng chiến lược và các giải pháp thực hiện thành công các chiến lược đó thực sự là vấn đề cấp thiết hiện nay của Tổng công ty . Vấn đề đặt ra sẽ được giải quyết ở chương 3 Luận văn: Phân tích môi trường kinh doanh của tổng công ty

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x