Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật thi hành án hình sự Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này. 

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoãn thi hành án hình sự hay còn gọi là hoãn chấp hành hình phạt là việc lùi thời gian bắt đầu thi hành hình phạt đã tuyên của người phải thi hành án vì lý do cụ thể theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những chế định thể hiện sự khoan hồng của pháp luật hình sự, tạo cho pháp luật không những mang tính răn đe phòng ngừa mà còn mang tính nhân đạo. Tính nhân đạo của chế định này được thể hiện ở việc các quy định trong chế định này hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người bảo vệ những quyền của con người như quyền được sống, quyền của trẻ em và quyền của phụ nữ. Chế định này góp phần vào việc tạo cho luật hình sự không những đanh thép mà còn mềm mại thấu tình đạt lý, góp phần vào việc đưa pháp luật hình sự Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn ngày càng tiến gần hơn với pháp luật thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế.Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Tuy nhiên trong quá trình thực thi những quy định về hoãn thi hành án vẫn còn xuất hiện những khó khăn vướng mắc cần xem xét và giải quyết dứt điểm như một số đối tượng không thuộc diện được hoãn thi hành án nhưng vẫn được hoãn hay những trường hợp nên được hoãn thi hành án nhưng quy định của pháp luật lại không đưa họ vào những trường hợp có thể được hoãn do đó không có căn cứ để xét hoãn cho họ. Hay như những khó khăn vướng mắc trong quá trình xem xét giải quyết thủ tục hoãn thi hành án. Do đó cần có những bổ sung căn cứ pháp lý cụ thể để các cơ quan có thẩm quyền thực thi một cách đồng bộ và thống nhất đảm bảo tính nhân đạo của chế định nhưng cũng không ảnh hưởng đến tính pháp chế và sự công bằng của mọi công dân khi áp dụng chế định hoãn thi hành án hình sự.

Với mục đích như vậy chế định hoãn thi hành án hình sự cần có được một hệ thống những quy phạm quy định từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể để được hoãn thi hành án. Để tránh tình trạng những người bị kết án có đủ điều kiện được hoãn thi hành án, cần được hoãn thi hành án, nên được hoãn thi hành án thì không được hoãn thi hành án. Còn những trường hợp không đủ điều kiện thì lại được hoãn thi hành án. Và trong tình hình hội nhập quốc tế như hiện nay pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của Việt Nam còn một nhiệm vụ nữa đó là đảm bảo tính tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Nhìn vào quy phạm pháp luật thi hành án của nước ta trong quá khứ và hiện tại thì thấy rằng vấn đề hoãn thi hành án đã được quan tâm nhiều hơn rất nhiều nhưng cũng cần có những nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

2. Tình hình nghiên cứu đề tài Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Liên quan tới đề tài, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu, tiêu biểu như: Bảo vệ quyền con người trong trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Iuật học, của Nguyễn Quan Hiền, 2008; Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn Huy Hoàn, 2005; Thực hiện pháp luật về quyền con người của phạm nhân, Luận án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn Đức Phúc, 2013; Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự, của Nguyễn Ngọc Chí, Tạp chí Khoa học, (Kinh tế – Luật), số 23, 2007. Về thi hành án hình sự thì có: Vũ Trọng Hách: Hoàn Thiện về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự, Luận án tiến sĩ Luật học, 2004. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác như các báo cáo tổng kết, tài liệu tập huấn, những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành có đề cập đến lĩnh vực hoãn thi hành án.

Nhìn chung cho đến nay tuy đã có một số công trình nghiên cứu đến một số lĩnh vực có liên quan đến những khía cạnh của hoạt động hoãn thi hành án hình sự. Thế nhưng chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về chế định hoãn thi hành án hình sự. Và đặc biệt là tính tương thích của pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam đối với pháp luật quốc tế về quyền con người. Trước yêu cầu đổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nhu cầu hội nhập quốc tế với việc nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống chế định hoãn thi hành án hình sự, có thể nói đề tài này sẽ đóng góp một cách thiết thực vào việc hoàn thiện chế định hoãn thi hành án hình sự nói riêng và hệ thống các quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự nói chung.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Mục đích nghiên cứu

Phân tích làm rõ thực trạng công tác hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp quy phạm pháp luật về hoãn thi hành án hình sự.

Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Hệ thống hóa lý luận chung về công tác hoãn thi hành án hình sự.
  • Nghiên cứu kinh nghiệm một số nước về quy định hoãn thi hành án hình sự.
  • Phân tích đánh giá thực trạng công tác hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam.
  • Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định hoãn thi hành án hình sự.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu

Công tác hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam (theo tên đề tài luận văn).

Phạm vi nghiên cứu

Công tác hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2013.

5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng Nhà nước và pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm; quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh chống tội phạm cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như lịch sử pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự, luật thi hành án hình sự, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học pháp lý chuyên ngành về thi hành án hình sự và hoãn thi hành án hình sự.

Các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ thực trạng công tác hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam; Phương pháp nghiên cứu so sánh nhằm làm sáng tơ hơn những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của công tác hoãn thi hành án hình sự; Phương pháp thống kê học để xử lý số liệu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Đây là một công trình vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong việc nghiên cứu và thực thi các chế định về hoãn thi hành án. Để từ đó có những kiến nghị sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở nước ta.

Về mặt lý luận

Luận văn là một công trình nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về hoãn thi hành án hình sự trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn áp dụng trong những năm qua ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện hơn về chế định hoãn thi hành án hình sự trong luật hình sự Việt Nam. Cụ thể, luận văn đã làm rõ các vấn đề chung về hoãn thi hành án; phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chế định này trong luật hình sự nước ta; làm sáng tƠ các quy định của ộ luật hình sự năm 1999 ộ luật tố tụng hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác về hoãn thi hành án hình sự. Luận văn còn nghiên cứu một số quy phạm về quyền con người trong pháp luật quốc tế. Từ đó đánh giá sự tương thích của chế định hoãn thi hành án – một chế định mang tính nhân đạo trong pháp luật hình sự- với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu các quy định về hoãn thi hành án của một số quốc gia. Qua đó chỉ ra những ưu điểm và cả những tồn tại, hạn chế trong những quy định của pháp luật về hoãn thi hành án hình sự và quá trình thực thi những quy định này; trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoãn thi hành án hình sự và nâng cao hiệu quả của những chế định trên.

Về mặt thực tiễn

Luận văn góp phần vào việc chuẩn hóa các thủ tục xem xét đề nghị và quyết định hoãn thi hành án cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm pháp luật ở khía cạnh lập pháp và thực tiễn áp dụng. Những phương hướng, giải pháp luận văn đưa ra có tính chất định hướng cho hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết việc hoãn thi hành án.

Cùng với đó, luận văn còn có ý nghĩa là tài liệu tham khảo cần thiết cho các nhà khoa học pháp lý, cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, các sinh viên và học viên cao học.

7. Kết cấu của luận vănLuận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoãn thi hành án hình sự.

Chương 2: Thực trạng, thực tiễn thi hành của pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam.

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả của những quy định này tại Việt Nam.

Chương 1NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

1.1.1.1. Khái niệm Thi hành án hình sự

1.1.1. Định nghĩa thi hành án hình sự

Hiện nay, trong khoa học luật thi hành án hình sự nói riêng và khoa học hình sự nói chung chưa có khái niệm cụ thể về thi hành án hình sự nhưng ta cũng có thể hiểu thi hành án hình sự như sau Thi hành án hình sự là việc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các trình tự thủ tục để thực thi các quyết định về hình sự của bản án hình sự như thi hành hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp.

1.1.2. Đối tượng của hoạt động thi hành án

Thi hành án hình sự là việc đưa ra thi hành một số hình phạt trong bản án hình sự đã có hiệu lực.

1.1.3. Chủ thể thi hành án hình sự Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Chủ thể thi hành án hình sự bao gồm chủ thể phỉ thi hành án hình sự và chủ thể chịu trách nhiệm thi hành án hình sự Chủ thể nào phải thi hành án hình sự. Chủ thể phải thi hành án hình sự là chủ thể đã bị Tòa án áp dụng một hay nhiều hình phạt được quy định trong bộ luật hình sự để trừng trị vì đã có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Chủ thể này phải thỏa mãn một số điều kiện sau:

Thứ nhất: Chủ thể này phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Chủ thể này bị kết án bởi một hay nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba: Hình phạt mà chủ thể đó phải thi hành cần phải có những trình tự và thủ tục cụ thể để thi hành.

Chủ thể chịu trách nhiệm thi hành án hình sự: Đó là những cá nhân tổ chức được luật giao nhiệm vụ thực thi các hoạt động thi hành án.

1.1.4. Nội dung của hoạt động thi hành án hình sự

Hoạt động thi hành án hình sự bao gồm nhiều hoạt động có thể diễn ra.

  • Ra quyết định thi hành án: Đây được coi là hoạt động đầu tiên của hoạt động thi hành án.
  • Thi hành quyết định thi hành án. Trong giai đoạn này do đặc thù của từng loại hình phạt có thể có những hoạt động như hoãn thi hành án, đình chỉ thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án có thể xảy ra.

1.2. Hoãn thi hành án hình sự Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

1.2.1. Khái niệm hoãn thi hành án hình sự

Tuy chưa có định nghĩa cụ thể về hoãn thi hành án hình sự nhưng hoãn thi hành án hình sự có thể được hiểu như sau: Hoãn thi hành án hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng trong một thời hạn nhất định việc thi hành án của người bị kết án nếu người bị kết án này chưa thi hành hình phạt đó và thỏa mãn những điều kiện theo luật định.

1.2.2. Đặc điểm hoãn thi hành án hình sự

  • Hoãn thi hành án chỉ được áp dụng khi người bị kết án chưa thi hành án.
  • Hoãn thi hành án chỉ áp dụng đối với một số hình phạt nhất định.
  • Hoãn thi hành án chỉ áp dụng đối với một số trường hợp nhất định.
  • Hoãn thi hành án hình sự được thực hiện bởi một số cơ quan có thẩm quyền.
  • Hoãn thi hành án phải tuân thủ theo những trình tự và thủ tục chặt chẽ.
  • Hoãn thi hành án là chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và là chế định nằm trong nhóm những quy phạm bảo vệ quyền con người.

1.2.3. Đối tượng hoãn thi hành án hình sự Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Đó là những người bị kết án có thể thỏa mãn một số trường hợp sau: Một là, người bị kết án đó phải chấp hành những hình phạt nhất định. Hai là, người bị kết án đó phải đáp ứng được những điều kiện theo luật định trong từng trường hợp cụ thể.

1.2.4. Vai trò, ý nghĩa của chế định hoãn thi hành án hình sự

  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật
  • ảo vệ quyền con người, quyền trẻ em, quyền phụ nữ.
  • ảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • Tạo hành lang pháp lý để cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình.
  • Thể hiện tính xã hội, tinh nhân đạo của pháp luật.

1.2.5. So sánh hoãn thi hành án hình sự với tạm đình chỉ thi hành án hình sự, chậm thi hành án hình sự.Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Hoãn thi hành án hình sự với Tạm đình chỉ thi hành án hình sự.

Giống nhau:

  • Hoãn thi hành án hình sự và tạm đình chỉ thi hành án hình sự đều nằm trong nhóm quy phạm về bảo vệ quyền con người.
  • Cùng được thực hiện theo những trình tự thủ tục chặt chẽ theo luật định.
  • Cũng tạo điều kiện cho người bị kết án được ở ngoài xã hội vì một số lý do theo luật định.
  • Những lý do để người phải thi hành án được hoãn thi hành án và tạm đình chỉ thi hành án là giống nhau.

Khác nhau:

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa hoãn thi hành án hình sự với tạm đình chỉ thi hành án hình sự

Hoãn thi hành án hình sự với chậm thi hành án hình sự.

Giống nhau: Đều đẩy lùi thời điểm bắt đầu thi hành án của người phải thi hành án

Khác nhau: Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa hoãn thi hành án hình sự

Là một trường hợp được pháp luật dự liệu  Không được dự liệu trong luật.

Được quy định cụ thể rõ ràng về đối Không có tượng, điều kiện, trình tự và thời gian.

Là một chế định nhằm bảo vệ pháp chế bảo vệ tính hiệu lực của bản án.

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam

Căn cứ phát triển của các quy định về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam ta có thể chia sự phát triển đó thành 03 thời kỳ.

1.3.1. Thời kỳ trước năm 1945

Đây là thời kỳ đất nước ta chịu sự thống trị của chế độ phong kiến và sau đó là chế độ thực dân phong kiến. Chính vì vậy tính nhân đạo trong pháp luật hình sự ở thời kỳ này không được xem trọng và những quy định mang tính nhân đạo như chế định hoãn thi hành án do đó cũng chưa được hình thành.

1.3.2. Từ năm 1945 đến năm 1985 Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Thời kỳ này do đặc thù đất nước phần lớn thời gian vẫn còn trong khói lửa chiến tranh do đó những quy định về thi hành án cũng còn rất đơn giản chỉ nằm trong một số quy phạm của bộ Tư pháp- khi đó có nhiệm vụ quản lý về việc thi hành án. Và giai đoạn này việc hoãn thi hành án không được đưa ra.

1.3.3. Từ năm 1985 đến năm 2010

Giai đoạn này đánh dấu bước phát triển vượt bậc của các quy định về hoãn thi hành án hình sự nói riêng và hình sự nói chung nhằm đáp ứng những yêu cầu của đất nước.

Đầu tiên phải kể đến đó là sự ra đời của ộ Luật hình sự năm 1985: Ở đây quy định về hoãn thi hành án được quy định trong phần chung của bộ luật hình sự với chỉ duy nhất 01 quy định về hoãn thi hành án tại Điều 69 bộ luật hình sự đó là hoãn thi hành hình phạt tù.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988: Theo quy định tại Điều 231 ộ luật tố tụng hình sự thì có 04 trường hợp có thể được hoãn thi hành án. §ã lµ tr-êng hîp người bị kết án bị ốm nặng, người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ, người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình và quân nhân vì nhu cầu công vụ.

Trong thời kỳ này còn có sự bổ sung một số quy định tai Điều 17 của Pháp lệnh thi hành án phạt tù và thông tư liên tịch số 03 ngày 30/06/1993.

Luật hình sự năm 1999 và những văn bản kèm theo: Tại Điều 61 ộ luật hình sự cũng quy định có 04 trường hợp được hoãn thi hành hình phạt tù đó là người bị kết án bị bệnh nặng, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Là người lao động duy nhất trong gia đình và, do nhu cầu công vụ.Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Nghị quyết 01 ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Nghị quyết số 02 ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Đến năm 2010 với sự ra đời của Luật thi hành án hình sự một đạo luật riêng điều chỉnh hoạt động thi hành án, và tại Điều 23 Luật thi hành án hình sự quy định về Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù cũng đã bổ sung thêm căn cứ pháp lý cho các hoạt động hoãn thi hành án hình sự.

1.4. Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của một số nước trên thế giới

1.4.1. Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của Trung Quốc

Điều 50 Luật hình sự cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định cụ thể về trường hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình. Ngoài ra bộ luật hình sự của Trung Hoa còn có quy định về trường hợp hoãn thi hành án đó là những trường hợp bị án bị kết án dưới 03 năm tù căn cứ tình tiết phạm tội và biểu hiện hối cải thì có thể được cho tạm hoãn thi hành án. Và trong thời gian nhất định nếu có những điều kiện phù hợp luật định thì có thể không phải thi hành án nữa.

1.4.2. Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của Liên bang Nga Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Tại Điều 82 Luật hình sự của Liên bang Nga quy định về Hoãn chấp hành hình phạt như sau: “Người bị kết án là phụ nữ đang mang thai, phụ nữ có con nhỏ dưới 14 tuổi, nam giới có con nhỏ dưới 14 tuổi đồng thời là người nuôi dưỡng duy nhất thì ngoài việc bị kết án tù trong thời hạn trên năm năm đối với các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến cá nhân, tòa án có thể hoãn chấp hành hình phạt cho tới khi con đủ 14 tuổi”.

Và tại Điều 398 của Luật tố tụng hình sự Nga thì lại quy định về hoãn thi hành án đối với một số hình phạt nhất định như thi hành lao động bắt buộc, lao động cải tạo, hạn chế tự do, bắt buộc hoặc tước tự do.

1.4.3. Pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của Mỹ

Tại Luật kiểm soát toàn diện hình phạt tù năm 1984 đã đưa ra những quy định tương đối cụ thể về những điều kiện để một người bị kết án được hoãn thi hành án hình sự. Và điều kiện để một người có thể được hoãn thi hành án đó là:

  • Lần phạm tội này phải là lần đầu
  • Phạm tội nhỏ (tội hành vi không nghiêm trọng).

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA VIỆT NAM VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

2.1. Thực trạng pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

2.1.1. Hoãn thi hành đối với những biện pháp tư pháp

Tại khoản 1 Điều 70 ộ luật hình sự quy định 02 biện pháp tư pháp để áp dụng trong những trường hợp cụ thể đó là giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng. Nhưng đối với trường hợp giáo dục tại xã phường thì việc hoãn thi hành án không đặt ra. Còn biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì được quy định tại điều 6 của nghị định 52/2001 điều luật này quy định 02 trường hợp có thể hoãn thi hành biện pháp giáo dưỡng đó là:

  1. Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp huyện trở lên chứng nhận;
  2. Có lý do chính đáng khác cản trở việc thi hành biện pháp giáo dưỡng được Trưởng Công an cấp huyện xác nhận.

2.1.2. Hoãn thi hành án đối với những hình phạt không phải là phạt tù

Do đặc thù của những hình phạt này nên việc nghiên cứu chế định hoãn thi hành án cũng chỉ tập trung vào một số hình phạt nhất định như các hình phạt tù và hình phạt tử hình. Tại Điều 58 của luật thi hành án hình sự đã quy định về Hoãn thi hành án tử hình. Theo quy định này sẽ có 03 căn cứ để hoãn thi hành án tử hình. Thứ nhất là người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 35 của luật hình sự, căn cứ này đã tương đối rõ ràng. Thứ hai đó là có lý do bất khả kháng, lý do bất khả kháng ở đây có thể do khách quan như thiên tai hay do điều kiện kỹ thuật hoặc cũng có thể do yếu tố con người như thành phần hội đồng thi hành án tử hình. Lý do thứ ba thì xuất phát từ mục đích tạo điều kiện cho người bị kết án có thể lập công chuộc tội.

2.1.3. Hoãn thi hành án phạt tù Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

2.1.3.1. Hoãn thi hành hình phạt tù chung thân

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Hoãn thi hành hình phạt tù chung thân được quy định tại Điều 61 ộ luật hình sự.

Trên thực tế tại Việt Nam tuy có hành lang pháp lý cho việc hoãn thi hành án đối với những trường hợp tù chung thân nhưng việc cho bị án bị kết án tù chung thân được hoãn thi hành án là rất ít.

2.1.3.2. Hoãn thi hành hình phạt tù có thời hạn

Theo quy định thì người bị kết án ngoài những điều kiện cụ thể ra thì họ cần phải thỏa mãn đồng thời những điều kiện chung sau đây:

Điều kiện đầu tiên là: Họ có nơi làm việc hoặc nơi cư trú ổn định.

Điều kiện thứ hai là: không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn.

Điều kiện thứ ba là: sau khi bị phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Sau khi đã thỏa mãn những điều kiện chung như nêu trên thì người bị kết án nếu thuộc một trong những điều kiện quy định dưới đây thì có thể được hoãn thi hành án.Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Một là, người bị kết án là lao động duy nhất trong gia đình.

Người bị kết án là lao động duy nhất trong gia đình là người có đủ những điều kiện sau:

Thứ nhất: Là người bị kết án không phải về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ hai: là người duy nhất trong gia đình đang lao động có thu nhập.

Thứ ba: nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì gia đình họ sẽ gặp khó khăn đặc biệt trong cuộc sống.Họ có thể được hoãn tối đa là 1 năm.

Hai là, người bị kết án đang bị bệnh nặng.

Theo quy định người bị bệnh nặng là người đang mắc một trong các bệnh mà mức độ nghiêm trọng của bệnh đó được liệt kê của tiểu mục trên ngoài ra có thể còn một số trường hợp khác vì trong hướng dẫn của nghị quyết ngoài phần liệt kê còn có “… ” có nghĩa là có một số những bệnh khác nếu bệnh đó cũng làm cho người bị kết án không thể đi thi hành án được.

Tình trạng bệnh của người bị kết án phải được chứng minh bởi Kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc nếu người bị kết án bị bệnh nặng và nếu phải đi chấp hành án sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ.

Người bị kết án đang bị bệnh nặng được hoãn đến khi sức khỏe hồi phục.

Ba là,người bị kết án đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Theo quy định thì phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không phân biệt là con đẻ hay con nuôi), nếu họ bị xử phạt tù lần đầu.

Và để hiểu rõ hơn từ đó đưa ra những nhận định về các quy phạm liên quan đến việc hoãn thi hành án vì lý do đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi ta cần xem xét cụ thể một số vấn đề sau: Thứ nhất là quy định về điều kiện đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Thứ hai là về thời hạn hoãn thi hành án đối với trường hợp đang mang thai hay nuôi con dưới 36 tháng Thứ ba là trong chế định hoãn thi hành án chưa có có quy phạm nào quy định về trường hợp nếu có vấn đề rủi ro xảy ra đối với đứa trẻ là trong quá trình hoãn thi hành án ví dụ trường hợp đứa trẻ qua đời

Bốn là, hoãn thi hành án vì lý do công vụ.

Theo quy định thì người bị kết án về tội ít nghiêm trọng và do nhu cầu công vụ, tức là do nhu cầu của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương cần thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù ngay thì chưa có người thay thế họ (có xác nhận bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó).

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam

2.2.1. Hoãn thi hành án đối với trường hợp áp dụng biện pháp tư pháp Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Qua quá trình thu thập tài liệu và thống kê số liệu trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn 05 năm tại Tòa án nhân dân tối cao về số liệu hoãn thi hành án đối với trường hợp đưa vào trường giáo dưỡng cho thấy trong vòng 05 năm không có trường hợp người chưa thành niên nào bị Tòa án áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng được hoãn thi hành án. Chính vì lẽ đó tác giả cũng chưa có những trường hợp thực tế để đánh giá và phân tích

2.2.2. Hoãn thi hành án đối với hình phạt không phải là hình phạt tù

Như đã phân tích ở phần thực trạng pháp luật về hoãn thi hành án đối với những hình phạt không phải là phạt tù, trong phần này chúng ta chỉ xem xét về thực tiễn áp dụng đối với trường hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình. Hoãn thi hành án đối với hình phạt tử hình trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình, nhưng do đặc thù của hình phạt này và nhằm đảm bảo tính bảo mật trong hoạt động nghiệp vụ nên số liệu về hoãn thi hành án tử hình không được công bố một cách công khai. Tuy nhiên trên thực tế cũng đã có những trường hợp hoãn thi hành án hình sự được các cơ quan có thẩm quyền thông báo như một hình thức tuyên truyền về tính nhân đạo pháp luật. Cũng có những trường hợp hoãn thi hành án tử hình gắn liền với một số những vi phạm pháp luật hoặc những sai sót trong quá trình quản lý phạm nhân.

2.2.3. Hoãn thi hành hình phạt tù

2.2.3.1. Hoãn thi hành hình phạt tù vì lý do bệnh nặng Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Đối chiếu những tài liệu trong hồ sơ thực tiễn với những điều kiện luật quy định để được hoãn thi hành án vì lý do bệnh tật ta có thể thấy một số vấn đề cần xem xét như sau:: Thứ nhất đó là thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án. Thứ hai là điều kiện hoãn thi hành án. Thứ ba là những tài liệu chứng minh điều kiện được hoãn thi hành án. Thứ tư là thời hạn được hoãn thi hành án.

Qua nghiên cứu hồ sơ hoãn thi hành án vì lý do bệnh tật ở trên và một số hồ sơ hoãn thi hành án khác thì thấy rằng trên thực tế khi giải quyết các hồ sơ hoãn thi hành án các cơ quan có thẩm quyền mà cụ thể ở đây là các Tòa án cũng đã có những vận dụng khá linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế mà vẫn đảm bảo được ý nghĩa của chế định hoãn thi hành án này.

2.2.3.2. Hoãn thi hành án vì lý do mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Qua nghiên cứu một số trường hợp hoãn thi hành án vì lý do trên thì thấy có một số vấn đề sau:

Thứ nhất, về thời hạn hoãn thi hành án đối với những bị án đang mang thai thì các Tòa án thường cho hoãn thi hành án với thời gian khoảng 6 tháng đến 9 tháng. Sau thời gian hoãn đó nếu người bị kết án đã sinh con thì Tòa án sẽ hướng dẫn họ làm các thủ tục tiếp theo để được tiếp tục hoãn thi hành án cho đến khi con của họ đủ 36 tháng tuổi.

Thứ hai, trường hợp người bị kết án đã sinh con và đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu đủ các điều kiện được hoãn thi hành án thì các Tòa án thường căn cứ vào giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh để cho người bị kết án đó được hoãn thi hành án đến khi con của họ đủ 36 tháng tuổi.

Thứ ba, về quản lý và giám sát người bị kết án thì hiện nay do căn cứ pháp lý chưa có nên hầu hết các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa có biện pháp giải quyết trong trường hợp người bị kết án tuy không còn nuôi con dưới 36 tháng tuổi nữa nhưng thời hạn hoãn thi hành án không còn.

2.2.3.3. Hoãn thi hành án vì lý do đang là lao động duy nhất trong gia đình Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Qua nghiên cứu những hồ sơ về hoãn thi hành án do bị án là lao động duy nhất có những điều kiện sau:

Đầu tiên là về điều kiện nơi cư trú hoặc nơi làm việc ổn định thì các hồ sơ hoãn đều xác định xem người bị kết án có nơi cư trú ổn định rõ ràng. Và cơ quan cung cấp thông tin về nơi cư trú này là Ủy ban nhân dân và công an cấp xã.

Điều kiện tiếp theo là không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng: Điều kiện này thì qua thể hiện trong thời gian ăn ở đó có hành vi vi phạm pháp luật nào khác không. Ý thức chấp hành pháp luật nói chung như thế nào.

Điều kiện thứ ba là không có căn cứ cho rằng họ bƠ trốn: Căn cứ này được chứng minh qua những tài liệu thể hiện họ thường xuyên ăn ở tại một địa chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền mời lên làm việc thì họ trình diện đúng thời gian và địa điểm.

Điều kiện thứ tư: Là người duy nhất trong gia đình đang lao động có thu nhập. điều kiện này được thể hiện bằng đồng thời 02 loại tài liệu.

  1. Loại tài liệu thứ nhất đó là tài liệu chứng minh người bị kết án đang có công ăn việc làm để tạo ra thu nhập.
  2. Loại tài liệu thứ hai thể hiện họ là người duy nhất trong gia đình đang có thu nhập

Nhưng trong một số trường hợp cho rằng nếu trong gia đình họ tuy có một hoặc một số người khác đang trong tuổi lao động nhưng những người đó không có bất kỳ thu nhập nào mà chỉ có người bị kết án là người lao động có thu nhập thì vẫn có thể cho người bị kết án được hoãn thi hành án.

2.2.3.4. Hoãn thi hành án vì lý do công vụ.Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Qua số liệu thống kê 05 gần đây (số liệu từ Tòa án nhân dân Tối cao) thì thấy rằng trong 05 năm không có bất kỳ trường hợp nào người bị kết án được hoãn thi hành án vì lý do cộng vụ. Lý do này xuất phát từ một số thực tế trong quá trình xử lý đối với cán bộ công chức nhà nước khi có những hành vi phạm tội khi bị cơ quan điều tra khởi tố bị can thì công chức đó thường sẽ bị xử lý hình thức kỷ luật là tạm đình chỉ công tác. Đến khi họ bị kết tội bởi một bản án có hiệu lực thì thông thường họ sẽ bị kỷ luật buộc thôi việc.

2.3. Cơ chế thực hiện pháp luật về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam

Cơ chế thực hiện pháp luật về hoãn thi hành án hình sự được thể hiện ở một số lĩnh vực sau:

  • Chủ thể có quyền đề nghị cho bị án được hoãn thi hành án bao gồm bị án, người thân thích của bị án, Cơ quan thi hành án hình sự, Viện kiểm sát, và Tòa án.
  • Cơ quan quyết định định là Tòa án nơi ra quyết định thi hành án.
  • Cơ quan giám sát các hoạt động này là Viện kiểm sát cùng cấp
  • Cơ quan có quyền kiến nghị hủy quyết định hoãn thi hành án là Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án đã ra quyết định hoãn thi hành án.
  • Sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong hoạt động hoãn thi hành án hình sự.
  • Cơ chế kiểm sát giám sát trong hoạt động hoãn thi hành án hình sự: Cơ chế giám sát trong lĩnh vực này chưa mang đến sự minh bạch và hiệu quả bởi chính sự phối hợp chặt chẽ đôi khi mang tính tình cảm giữa các cơ quan thực thi và cơ quan giám sát.

2.4. Một số đánh gi nhận xét về thực trạng của các quy định về hoãn thi hành án hình sự Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Qua phân tích những quy phạm pháp luật và thực tế áp dụng những quy định trên trong thực tế tác giả có một số đánh giá nhận xét về các quy định về hoãn thi hành án hình sự như sau:

Thứ nhất: Trong pháp luật hình sự nói chung và pháp luật về thi hành án hình sự nói riêng chưa có quy định như thế nào là hoãn thi hành án hình sự dẫn đến có những cách hiểu không thống nhất giữa các chủ thể dẫn đến việc áp dụng cũng không thống nhất. Điều này ảnh hưởng đến tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

Thứ hai: Theo quy định tại tiểu mục 7.1 mục 7 nghị quyết 01 ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định về một trong những điều kiện chung của người bị kết án có để có thể được xem xét để được hoãn thi hành án đó là sau khi bị kết án không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Thứ ba: Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 61- ộ luật hình sự thì đối với trường hợp này người bị kết án có thể được hoãn thi hành án đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Nhưng trong trường hợp người bị kết án đang mang thai thì không có căn cứ để xác định trường hợp này.Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Trường hợp người bị kết án được hoãn thi hành án vì đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nhưng thực tế họ lại không nuôi đứa trẻ trên nữa mà cho người khác nhận làm con nuôi. Hoặc trong trường hợp xấu đứa trẻ chết trước khi đủ 36 tháng tuổi thì người bị kết án vẫn còn thời hạn được hoãn nhưng thực tế thì căn cứ để được hoãn thi hành án đã không còn.

Thứ tư: Theo quy định tại tiểu mục 7.1 mục 7 nghị quyết 01 thì “không có căn cứ cho rằng họ bƠ trốn” quy định này không có căn cứ rõ ràng

Thứ năm: Trong luật hình sự Việt Nam không có khái niệm cụ thể về “tại ngoại” nhưng trong quy định về hoãn thi hành án hình sự lại đưa “tại ngoại” là một điều kiện chung để xem xét.

Thứ sáu: Trong trường hợp đứa trẻ chỉ còn duy nhất là người bố đẻ đang trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu bắt ông bố đó đi thi hành án thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của đứa trẻ và mục đích bảo vệ quyền trẻ em là không đạt được. Nhưng nếu không bắt đi thi hành án thì lại vi phạm nghiệm trọng luật tố tụng hình sự ảnh hưởng đến tính pháp chế XHCN. Chính vì vậy theo tôi đây cũng là quy định cần được nghiên cứu và bổ sung cho phù hợp để bảo vệ được tốt hơn quyền của trẻ em

Thứ bảy: Là việc quản lý đối với người bị kết án được hoãn thi hành án chưa phù hợp.

Thứ tám: Quy định về tài liệu hồ sơ đề nghị hoãn thi hành án cho người bị kết án mà không đưa ra điều kiện bắt buộc là cần có ý kiến của người bị kết án là không hợp lý.Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Thứ chín: Trường hợp bị án bị bệnh nặng được hoãn thi hành án đến khi “sức khƠe hồi phục”. Nhưng không có quy định như thế nào được coi là sức khƠe hồi phục, cũng không giao cho cơ quan nào có quyền đưa ra những kết luận đó là chưa hợp lý.

Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHẾ ĐỊNH HOÃN THI HÀNH ÁN Ở VIỆT NAM

3.1. Những định hướng và cơ sở của việc hoàn thiện các quy định về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam

Quan điểm của Đảng, nhà nước về cải cách tư pháp: Tại Nghị quyết 48-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của ộ Chính trị của ộ Chính trị đưa ra nhiệm vụ về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp. Về hoàn thiện chế định thi hành án nghị quyết này cũng nêu “Xây dựng ộ luật thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về tính nhân đạo trong việc thi hành án: Với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam cùng với những định hướng đúng đắn của ác Hồ, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam những tư tưởng nhân đạo đã được cụ thể hóa trong các quy phạm về thi hành án hình sự.

Từ lịch sử đến hiện tại: Chính sách khoan hồng này không phải đến nay trong pháp luật Việt Nam mới có mà nó đã có nguồn gốc từ rất sâu xa từ những văn bản pháp luật từ thời kỳ phong kiến và sâu xa hơn nữa là xuất phát từ bản chất của dân tộc có tinh thần nhân ái.Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Đến thời kỳ xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa thì với mong muốn xây dựng nhà nước của dân do dân và vì dân nên những chính sách nhân đạo lại càng được quan tâm hơn.

Từ nguyên tắc của thi hành án hình sự: Tại Điều 4 quy định về Nguyên tắc thi hành án hình sự đã nêu ” ảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án. “. Việc hoàn thiện chế định hoãn thi hành án hình sự nhằm mục đích thực hiện nguyên tắc trên.

Bảo vệ các quyền của con người qua các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Với vai trò là một chế định nằm trong nhóm các quy phạm bảo vệ quyền con người, chế định hoãn thi hành án hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam đã có tính tương thích khá cao đối với những quy định về quyền con người trong pháp luật quốc tế.

Cơ sở xây dựng luật thi hành án hình sự Việt Nam: Tại Nghị quyết 48-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của ộ Chính trị đã đưa ra nhiệm vụ về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ ra một nhiệm vụ là “Xây dựng ộ luật thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án”. Hoàn thiện bộ luật thi hành án đồng nghĩa với việc hoàn thiện các quy định về hoãn thi hành án hình sự.

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoãn thi hành án Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Thứ nhất: Cần luật hóa khái niệm về hoãn thi hành án hình sự để có căn cứ phân biệt hoãn thi hành án với những biện pháp tha miễn khác

Thứ hai: Cần bổ sung điều kiện hoãn thi hành án vì lý do con nhỏ hoặc mang thai cho biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Thứ ba: là quy định về điều kiện có thể được hoãn thi hành án đó là “Sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng”. Nhưng như tôi đã phân tích ở phần những vướng mắc thì để có căn cứ xác định một người có hành vi vi phạm pháp luật đến mức nghiêm trọng hay không thì cần phải có thời gian tính bằng nhiều tháng, do vậy sẽ không phù hơn với thủ tục giải quyết hồ sơ đề nghị xét hoãn thi hành án. Theo quan điểm của tôi thì quy định trên có thể thay thế bằng ” sau khi bị xử phạt không có căn cứ xác định người bị kết án có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng

Thứ tư: Theo quy định tại điểm 7.1 mục 7 nghị quyết 01 khi xem xét các điều kiện để cho bị án được hoãn thi hành án thì bị án đó phải thỏa mãn được điều kiện: “không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn”. “Họ” ở đây là người bị kết án, với những phân tích ở phần những vướng mắc tôi đã đưa ra những hạn chế của quy phạm này và tính cần thiết hay không của quy phạm này. Chính vì vậy tôi đưa ra kiến nghị là loại bỏ điều kiện này ra khỏi những điều kiện để được hoãn thi hành án và đưa vào thêm điều kiện về ý thức chấp hành pháp luật của bị án.

Thứ năm: Để khắc phục tình trạng này cũng như để đảm bảo tốt hơn quyền trẻ em theo công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia và ký kết thì tôi đưa ra kiến nghị về việc bổ sung đối tượng có thể được xem xét trong điều kiện nuôi con dưới 36 tháng tuổi bao gồm cả bố đẻ của đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi.Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Thứ sáu: Do đó theo tôi cần tách rời 02 trường hợp hoãn vì lý do đang mang thai và hoãn vì lý do đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thành 02 trường hợp riêng biệt để từ đó đưa ra những điều kiện cụ thể cho từng trường hợp

Thứ bảy: cần bổ sung quy định về hủy bỏ quyết định hoãn thi hành án khi căn cứ hoãn thi hành án không còn.

Thứ tám: Theo tôi nhất thiết phải làm rõ hai trường hợp tại ngoại đó. Và để phân biệt rõ hai trường hợp tại ngoại đó thì ta cần bổ sung quy định trong căn cứ hoãn là “Người bị kết án đang tại ngoại chưa đi chấp hành án” chứ không chỉ là “người bị xử phạt tù đang được tại ngoại” như quy định tại Điều 261 bộ luật tố tụng hình sự.

Thứ chín: Cụ thể là bổ sung vào phần tài liệu cần có trong hồ sơ đề nghị hoãn thi hành án văn bản thể hiện quan điểm của người bị kết án đối với việc xét hoãn thi hành án.

Thứ mười: Cần xây dựng những quy phạm tạo điều kiện để thành lập 01 cơ quan quản lý những người bị kết án những được hoãn thi hành án.

Thứ mười một: Cần xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan trên trong việc cung cấp những thông tin trên cho các chủ thể theo luật quy định là được đề nghị Tòa án giải quyết đơn xin hoãn thi hành án. Đồng thời cũng cần trao cho những cơ quan này quyền hạn về quản lý người bị kết án được hoãn thi hành án.

Thứ mười hai: Chính vì vậy theo tôi cần thay quy định về sức khỏe hồi phục bằng một khái niệm khác mà cụ thể ở đây là “sức khỏe đảm bảo việc thi hành án”.

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định hoãn thi hành án hình sự Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

  • Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức: Cần xây dựng hành lang pháp lý để xây dựng một cơ quan quản lý người bị kết án được hoãn thi hành án. Cơ quan này sẽ có nhiệm vụ chính là quản lý những người bị kết án được hoãn thi hành án. Đồng thời cơ quan này sẽ phối hợp với ủy ban nơi người bị kết án đang cư trú để quản lý chặt chẽ hơn.
  • Hoàn thiện về nhân sự:Hoàn thiện về nhân sự tại Tòa án: Ở Tòa án cấp huyện cần có một cán bộ chuyên trách đảm nhận nhiệm vụ này.

Hoàn thiện cơ quan quản lý người bị kết án được hoãn thi hành án. Cần có một cơ quan quản lý người bị kết án được hoãn thi hành án độc lập với thẩm quyền được đề nghị xem xét việc hoãn thi hành án hoặc đề nghị Tòa án hủy quyết định hoãn thi hành án nếu có căn cứ.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện chế định hoãn thi hành án hình sự có thể coi là một đòi hỏi bức thiết trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. bởi chế định hoãn thi hành án hình sự không chỉ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chung mà còn góp phần vào việc thực hiện những cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia và ký kết.

Trên thực tế hiện nay cho thấy việc giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hoãn thi hành án hình sự vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc và bất cập. Những vướng mắc và bất cập này ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu đảm bảo công bằng và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

Với mục tiêu là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, khắc phục những vướng mắc và bất cập còn tồn tại trong lĩnh vực hoãn thi hành án, luận văn đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị của các công trình khoa học khác. Từ đó luận văn phân tích có hệ thống những vấn đề về lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam; thông qua đó luận văn có những đánh giá và đề xuất nhằm hoàn thiện chế định này ở Việt Nam. Cụ thể luận văn đã đạt được một số mục tiêu sau:

  • Đưa ra khái niệm tương đối hoàn chỉnh về hoãn thi hành án hình sự, phân biệt hoãn thi hành án đối với một số trường hợp khác.
  • Phân tích những quy phạm pháp luật về hoãn thi hành án hiện tại cùng với việc xem xét các quy phạm pháp luật về hoãn thi hành án đã có từ trước. Từ đó xem xét tính truyền thống và tính lịch sử trong chế định hoãn thi hành án hình sự hiện hành.
  • Tham khảo các quy phạm pháp luật của một số nước có những bề dày về lịch sử lập pháp, bề dày về lịch sử phát triển cũng như có những điểm tương đồng về chính trị và văn hóa. Để từ đó có những so sánh để nêu bật lên tính hợp lý hay bất hợp lý của các quy phạm pháp luật về hoãn thi hành án hình sự của Việt Nam.
  • Nêu lên những vướng mắc hạn chế của các quy định về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam.
  • Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoãn thi hành án hình sự cả về hình thức lẫn nội dung.

Với thực trạng hiện nay là có rất ít các công trình khoa học nghiên cứu về để tài hoãn thi hành án hình sự (hiện nay ở cấp để tài luận văn chưa có một đề tài nào viết về hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam) tác giả mong muốn với việc chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong luật hình sự Việt Nam” sẽ đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc hoàn thiện các quy phạm liên quan đến việc hoãn thi hành án hình sự ở Việt Nam. Đồng thời tạo được một sức hút nhất định đối với các nhà khoa học giới chuyên môn và những người có tâm huyết quan tâm hơn đến chế định hoãn thi hành án hình sự. Một chế định có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền con người và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhà nước của dân do dân, vì dân.Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Luận văn: Lý luận trong luật thi hành án hình sự Việt Nam

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x