Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về tín dụng tại Ngân hàng TMCP MB Bank hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Mỹ Đình dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội là ngân hàng TMCP được thành lập và đăng ký tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo Giấy phép Hoạt động số 100/NH-GP ngày 17 tháng 10 năm 2018 do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp, thay thế Giấy phép Hoạt động số 0054/NH-GP ngày 14 tháng 9 năm 1994. Thời gian hoạt động của Ngân hàng theo giấy phép là 99 năm kể từ ngày 14 tháng 9 năm 1994. Ngân hàng đang hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng kí Doanh nghiệp số 0100283873 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 30 tháng 9 năm 1994 và giấy phép thay đổi lần thứ 44 ngày 5 tháng 12 năm 2019. Luận văn: Khái quát về tín dụng tại Ngân hàng TMCP MB Bank
Mục tiêu ban đầu của Ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp quân đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, Ngân hàng Quân đội đã gặt hái được nhiều thành công. Ngân hàng không những đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Quân đội mà còn phục vụ hiệu quả các thành phần kinh tế đóng góp vào sự phát triển của khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Phương châm hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội :
Trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực; đảm bảo lợi ích cho cả hai bên khách hàng và ngân hàngbằng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích và ưu việt.
- Không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế thị trường và nhu cầu của khách hàng.
- Đảm bảo tiện ích ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối thuận tiện; Đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các cổ đông.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng
2.1.1.2. Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi nhánh Mỹ Đình Luận văn: Khái quát về tín dụng tại Ngân hàng TMCP MB Bank
Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Mỹ Đình (MB Mỹ Đình) là đơn vị trực thuộc ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập ngày 03/04/2007 có trụ sở tại tầng 1 và tầng 2 Nhà B Tòa nhà HH4 Sông Đà Twin Tower, đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội với giấy phép hoạt động kinh doanh số 0100283873-037.
MB Mỹ Đình được thành lập với mục đích mở rộng mạng lưới kênh phân phối, tăng thị phần cho Ngân hàng TMCP Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Là một chi nhánh hoạt động lâu năm, MB Mỹ Đình hoạt động đã có uy tín trên địa bàn. Nằm trên địa bàn đông dân cư thuận lợi cho việc tiếp cận với khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế tại địa bàn cũng như các địa bàn lân cận tuy nhiên số lượng khách hàng còn tương đối hạn chế so với thời gian hoạt động của chi nhánh và hoạt động tín dụng chủ yếu vẫn là cho vay các khách hàng truyền thống trên địa bàn. Do vậy việc nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh là một vấn đề chiến lược giúp chi nhánh khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn cũng như đóng góp chung vào sự lớn mạnh của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Mỹ Đình
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của MB Mỹ Đình bao gồm:
- Giám đốc MB Mỹ Đình
- Nhân viên tư vấn tài chính (PFC)
- Nhân viên tiếp thị và phát triển khác hàng (A/O)
- Nhân viên dịch vụ khách hàng vay (LOAN CSR)
- Kiểm soát viên giao dịch
- Nhân viên dịch vụ khách hàng
- Giao dịch viên (TELLER)
Sơ đồ tổ chức hoạt động trên giúp chi nhánh: tạo hiệu quả tác nghiệp cao, phát huy ưu thế của việc chuyên môn hóa từng bộ phận, đơn giản hóa việc đào tạo (khi ngân hàng thay đổi các quy định hoặc có nhân viên mới tuyển dụng), tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của hội sở đối với chi nhánh.
Tuy nhiên, với sơ đồ tổ chức này, thì chi nhánh đôi khi có mâu thuẫn giữa các bộ phận (bộ phận kinh doanh và giao dịch) khi chi nhánh đề ra các chỉ tiêu, các chiến lược; thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận; đổ trách nhiệm thực hiện mục tiêu chung cho cấp quản lý cao nhất. Để một món vay được giải ngân và thu hồi được nợ gốc và lãi, thì sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận là cần thiết nên sơ đồ tổ chức hoạt động này có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của chi nhánh.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng hoạt động tín dụng của MB Mỹ Đình Luận văn: Khái quát về tín dụng tại Ngân hàng TMCP MB Bank
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn hoạt động, trong khi MBBank áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung và cơ chế mua bán vốn thông qua giá FTP. Mặt khác, trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh cũng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các Ngân hàng TMCP khác như: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…..
Chính vì vậy, công tác huy động vốn của Chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn. Để xây dựng nền tảng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, MB Mỹ Đình đã luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Chi nhánh đã vận dụng linh hoạt các sản phẩm tiền gửi, các chương trình khuyến mại phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như: tiết kiệm dự thưởng; tiết kiệm tích lũy bảo an; tiết kiệm bậc thang v.v… để thu hút khách hàng đến với Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng luôn theo sát các diễn biến của thị trường và nhu cầu sử dụng vốn, cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng giảm nguồn có chi phí cao, tăng nguồn có chi phí thấp và thực hiện kết hợp cân đối các kỳ hạn, loại tiền huy động, giữa huy động và sử dụng vốn để tăng hiệu quả quản lý tài sản nợ có.
Bảng 2.1. Số dư huy động vốn
Biểu đồ 2.1: Số dư huy động vốn tại Chi nhánh
Nguồn vốn huy động không ngừng tăng qua các năm và sự tăng trưởng trên là minh chứng cho nỗ lực của Chi nhánh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn Luận văn: Khái quát về tín dụng tại Ngân hàng TMCP MB Bank
Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro song cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Thực hiện việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh đã thực hiện song song giữa tăng trưởng tín dụng với các biện pháp hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo an toàn, phát triển bền vững.
Chi nhánh đã thực hiện triệt để, đồng bộ các biện pháp, đạt mức tín dụng trong phạm vi giới hạn được giao trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, lĩnh vực kinh doanh cần mở rộng tín dụng và thực hiện cơ cấu lại dư nợ, cơ cấu lại khách hàng, đảm bảo phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn. Chi nhánh cũng đã thực hiện tốt việc gia tăng vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn, xác định chính xác kỳ hạn nợ, hạn chế tối đa việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ.
Giai đoạn 2017-2021, MB Mỹ Đình đã hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm phát triển hoạt động tín dụng. Dưới đây là dư nợ tín dụng của Chi nhánh qua các năm
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng tại MB Mỹ Đình
Nếu năm 2017, dư nợ tín dụng đạt 989 tỷ đồng thì năm 2019 và 2020 con số này là 1567 tỷ đồng và 2596 tỷ đồng, tăng tuyệt đối 578 và 1607 tỷ đồng. Đây là một nỗ lực vượt bậc của chi nhánh trong việc phát triền nền khách hàng tín dụng, đặc biệt trong năm 2021 khi Chi nhánh tiếp cận và thực hiện cấp tín dụng cho hàng loạt khách hàng lớn, có uy tín trên thị trường gồm các Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp tư nhân lớn như Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty Cổ phần VTC Truyền thông trực tuyến (VTC Online), Nhựa Song Long,Công ty Cổ phần Logistic Hàng không, Tập đoàn MIK Group…
Một tín hiệu tích cực trong hoạt động tín dụng là nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng giảm từ năm 2020. Chi nhánh đã có các biện pháp tích cực trong hoạt động thu hồi nợ xấu như thành lập tổ xử lý nợ chuyên trách, chuyển nợ của công ty con về cho công ty mẹ quản lý và trả nợ….
Nhìn lại toàn cảnh hoạt động tín dụng, MB Mỹ Đình đã có sự chuyển biến tích cực, từ việc lựa chọn nhóm khách hàng tiềm năng, đến thẩm định, đánh giá và quyết định cho vay. Hoạt động tín dụng khởi sắc là tiền đề cho việc tăng lợi nhuận của chi nhánh.
2.2.3. Hoạt động dịch vụ khác Luận văn: Khái quát về tín dụng tại Ngân hàng TMCP MB Bank
Chi nhánh ra đời hướng đến mục tiêu ngân hàng bán lẻ hiện đại. Trong cơ cấu nguồn thu của các ngân hàng hiện đại trên thế giới, thu nhập từ tín dụng chỉ chiếm khoảng 40%, còn 60% là thu nhập từ dịch vụ. Nhờ vậy các ngân hàng này giảm thiểu được rủi ro từ cho vay, nâng cao hiệu suất doanh lợi, tạo sức cạnh tranh cho các ngân hàng. Chi nhánh luôn xác định đây là mục tiêu, nhiệm vụ hết sức nặng nề mà mình cần hướng tới. Tuy ra đời muộn, là một chi nhánh còn non trẻ, Chi nhánh luôn nỗ lực không ngừng mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ đa dạng như: thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ kiều hối, SMS Banking, dịch vụ thẻ, Internet banking… đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng ra tăng của khách hàng. Nhờ việc mở rộng đa dạng hoá các dịch vụ tiện ích, nguồn tu từ các dịch vụ này đem lại ngày một lớn, bổ sung nguồn thu cho chi nhánh ngoài nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Cơ cấu các nguồn thu dịch vụ của chi nhánh được thể hiện như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu thu dịch vụ ròng Chi nhánh giai đoạn 2017 – 2021
Dịch vụ bảo lãnh được triển khai đầy đủ tất cả các loại hình bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh chất lượng hợp đồng, bảo lãnh thanh toán;
Dịch vụ thanh toán: không ngừng cải tiến tốc độ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Thanh toán trong nước đã cải tiến, đa dạng hoá kênh chuyển tiền, cải tiến công nghệ, giảm thời gian, đảm bảo an toàn, chính xác, hiệu quả trong mội giao dịch;
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ gắn với thanh toán quốc tế: đảm bảo an toàn và tăng trưởng mặc dù thị trường ngoại hối có nhiều giai đoạn diễn biến căng thẳng, biến động thất thường;
Thực hiện thanh toán lương tự động qua tài khoản cho 18 đơn vị với tổng số cán bộ khoảng 6.500 người, từ đó bán chéo sản phẩm, đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ, SMS Banking, Internet banking…;
Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống, Chi nhánh đã và đang tăng cường tiếp thị triển khai mở rộng các dịch vụ mới: thanh toán vé máy bay jestar, ví điện tử VN mart, Western Union, Direct banking, MB Ageas Life, đại lý nhận lệnh giao dịch chứng khoán, điểm thu ngân sách nhà nước…
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Với phương châm hiệu quả an toàn trong tăng trưởng, Chi nhánh dần khẳng định vị trí của mình trên địa bàn, mở rộng kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu tài sản, cơ cấu hoạt động, nguồn thu, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra, tiết kiệm trong chi tiêu nội bộ, thực hiện đúng định mức theo quy định của Ngân hàng TMCP Quân đội.
Kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2021 có thể được đánh giá là tương đối khả quan so với cùng kì năm trước và so với kế hoạch đặt ra. Các chỉ tiêu quy mô bước đầu dã có mức tăng trưởng hợp lý. Huy động vốn đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Hầu hết các chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng đều biến động theo chiều hướng tích cực
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh giai đoạn 2017 – 2021
Các đơn vị đã nỗ lực phấn đấu, tìm các giải pháp để hoàn thành kế hoạch kinh doanh chung của cả chi nhánh. Đặc biệt về công tác tăng trưởng huy động vốn và tín dụng đã có những bước đột phá nhất định. Thu dịch vụ ròng cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch giao. Chênh lệch thu chi năm sau cao hơn năm trước, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng hiệu quả, năng suất hoạt động ngày càng tăng, lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người tăng trưởng tốt. Luận văn: Khái quát về tín dụng tại Ngân hàng TMCP MB Bank
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: