Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về sự phát triển của Cty Xăng dầu HFC hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Xăng dầu HFC dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Xăng dầu HFC
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xăng dầu HFC Luận văn: Khái quát về sự phát triển của Cty Xăng dầu HFC
Giới thiệu công ty
Chi nhánh tại Nghệ An
Quá trình hình thành và phát triển
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ các giai đoạn phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Xăng dầu HFC tiền thân là Công ty Chất đốt Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 5009/QĐ-UB ngày 24/8/1978 trên cơ sở một số đơn vị thuộc Sở Thương nghiệp Hà Nội (nay là Sở Công thương Hà Nội), bao gồm:
Cửa hàng kinh doanh dầu hỏa thuộc Công ty Kim khí Hóa chất Hà Nội (và 04 hợp tác xã mua bán huyện ngoại thành)
Các cửa hàng kinh doanh than củi thuộc Công ty Vật liệu Kiến thiết Hà Nội.
Trong thời gian này, Công ty là một tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập, đầu tư và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước và thủ đô. Nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty do Sở Thương mại Hà Nội giao.
Trong quá trình hoạt động trước khi chuyển sang mô hình công ty Cổ phần, Công ty đã qua 3 lần đổi tên, thành lập lại và chuyển đổi mô hình hoạt động, cụ thể như sau:
- Công ty đổi tên thành Công ty Xăng dầu chất đốt Hà Nội theo Quyết định số 582/QĐ-UB ngày 27/3/1992 của UBND thành phố Hà Nội,
- Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 3306/QĐ-UB ngày 19/12/1992 của UBND thành phố Hà Nội.
- Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, trong đó Công ty Xăng dầu chất đốt Hà Nội là công ty con thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội theo Quyết định số 72/2004/QĐ-UB ngày 17/5/2004 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty Vận tải Hà Nội, thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Tháng 9/2006, Công ty chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Xăng dầu Chất đốt Hà Nội với 275 cổ đông sáng lập và tổng số vốn điều lệ là 21 tỷ đồng.
Tháng 3/2015, Công ty được công nhận là Thương nhân phân phối xăng dầu một trong những thương nhân phân phối đầu tiên trên toàn Miền Bắc.
Tháng 12/2017, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Xăng dầu HFC với tổng số vốn điều lệ là 61 tỷ đồng.
Là một doanh nghiệp của Thành phố Hà Nội, HFC hiện là Công ty cổ phần với vốn điều lệ 61 tỷ đồng, đang vận hành mạng lưới bao gồm 15 trạm xăng dầu tại Hà Nội, và 3 trạm khác tại Thái Nguyên, Hải Phòng và Nghệ An. Ngoài ra, HFC còn có trên 30 trạm cấp cố định và lưu động để phục vụ khách hàng thuộc khối vận tải hành khách công cộng của các công ty vận tải của Hà nội. Trong đó, có gần 100 tuyến xe với trên một ngàn xe bus tại Hà Nội đều sử dụng dầu nhờn Total do HFC cung cấp để vận hành bền lực mỗi ngày, tiêu thụ 80% lượng dầu nhờn Total trên hệ thống HFC, chủ yếu là dầu nhớt Diesel.
Với sự nỗ lực bền bỉ qua từng năm, đến nay HFC vẫn không ngừng phấn đấu khẳng định vị thế của một doanh nghiệp trong ngành xăng dầu nước nhà. Luận văn: Khái quát về sự phát triển của Cty Xăng dầu HFC
Các trạm xăng của HFC đã, đang và sẽ trưng bày và bán các dòng sản phẩm dầu nhờn Total nhằm đưa những dòng sản phẩm chất lượng tuyệt vời này tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Với chiến lược kinh doanh bền vững, luôn nỗ lực xây dựng hình ảnh đẹp, uy tín trong lòng khách hàng, HFC chắc chắn sẽ là địa điểm trưng bày lý tưởng, tin cậy cho Total.
Ngoài ra công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, dịch vụ đại lý môi giới bảo hiểm và bất động sản.
Tổng Doanh thu trung bình của Công ty 2 năm gần đây đạt trên 1.400 tỉ đồng/năm
Tổng sản lượng xăng dầu bình quân 2 năm gần đây trên 80.000m3/năm
Khối bản lẻ: Sản lượng xăng dầu trên 32.000m3/năm
Khối tiêu thụ công nghiệp và Đại lý Sản lượng xăng dầu trên 31.000m3/năm
Khối Vận tải hành khách công cộng: Dầu Diezen bán ra trên 17.000m3/năm
Ngoài ra, công ty nghiên cứu các phương thức hợp tác, liên kết và mở rộng hướng kinh doanh trong những lĩnh vực mới: chuyển đổi kinh doanh tại những địa điểm có ưu thế về diện tích hoặc không đủ điều kiện tiếp tục kinh doanh xăng dầu, nhằm khai thác có hiệu quả mạng lưới kinh doanh của Công ty.
Định hướng phát triển và đầu tư
Đối với lĩnh vực kinh doanh chính là xăng dầu, thị trường chính vẫn là khu vực thành phố Hà Nội và trọng tâm là bán lẻ xăng dầu.
Tiếp tục đầu tư trạm cung ứng xăng dầu đáp ứng 100% cho thị trường tiêu thụ xăng dầu trong nội bộ Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Tìm kiếm địa điểm hợp tác kinh doanh, thuê địa diểm, xây dựng mới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở ngoại thành Hà Nội, các khu đô thị mới và khu đô thị mở rộng.
Tiếp tục đầu tư xây dựng các trạm cung ứng xăng dầu cho các đơn vị vận tải, các công trình xây dựng và sản xuất xi măng trong nội ngoại thành Hà Nội.
Tìm kiếm mở rộng thị trường cung ứng xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu. cho các cơ sở sản xuất trong nội ngoại thành Hà Nội.
Thành viên ban lãnh đạo công ty
Hội đồng quản trị
- Chủ tịch Hội đồng quản trị – Ông Nguyễn Trọng Hậ
- Ủy viên Hội đồng Quản trị – Bà Nguyễn Thị Minh Hiền
- Ủy viên Hội đồng Quản trị – Ông Nguyễn Phi Thái
- Trưởng Ban Kiểm soát – Ông Nguyễn Công Lương
- Ủy viên Ban Kiểm soát – Ông Nguyễn Công Mạnh Hùng
- Ủy viên Ban Kiểm soát – Ông Cấn Duy Hưng
- Ông Nguyễn Trọng Hậu- Tổng Giám đốc Công ty
- Ông Nguyễn Phi Thái – Phó Tổng Giám đốc Công ty
- Bà Phan Thị Thùy Dương – Phó Tổng Giám đốc Công ty
Bảng 2.1. Tỷ lệ sở hữu vốn tại Công ty Cổ phần Xăng dầu HFC
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị kinh Doanh
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Luận văn: Khái quát về sự phát triển của Cty Xăng dầu HFC
Công ty Cổ phần Xăng dầu HFC là một công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ, trong đó hoạt động thương mại chiếm phần lớn. Đối tượng kinh doanh của công ty là hàng hoá, đó là những sản phẩm của công ty mua về để bán ra nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng của thị trường. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty gồm:
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan:
- Kinh doanh xăng dầu và nhiên liệu: xăng, dầu diesel, dầu lửa, dầu mazut, dầu mỡ bôi trơn và công nghiệp, gas, than và hàng công nghiệp tiêu dùng.
- Bán buôn than đá và các nhiên liệu rắn khác;
- Bán buôn dầu thô;
- Bán buôn dầu nhờn, mỡ nhờn, các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác
- Bán buôn khí đốt và các sản phẩm có liên quan
- Kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên phục vụ kinh doanh xăng dầu: cột bơm xăng, các loại ống dẫn và phụ tùng dùng trong xăng dầu.
- Kinh doanh công nghệ phẩm, điện máy, thực phẩm công nghệ, nông thổ sản. – Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe bus)
- Vận tải hành khách đường bộ khác. Chi tiết: Vận tải hành khách bằng xe bus nội tỉnh, liên tỉnh.
- Vận tải hàng hóa đường bộ.
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, cho thuê văn phòng.
- Nhà hàng và các dịch vụ thục vụ ăn uống phục vụ lưu động. Chi tiết: cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới).
- Dịch vụ ăn uống khác.
- Dịch vụ phục vụ đồ uống
- Dịch vụ lưu trú hàng ngày, chi tiết:
- Khách sạn;
- Biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
- Nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày;
- Nhà trọ, phòng trọ và các dịch vụ lưu trú tương tự.
- Hoạt động của các cơ sở thể thao
- Hoạt động của các câu lạc bộ thể thao
- Hoạt động thể thao khác
- Hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề.
- Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa phân vào đâu.
- Bán buôn đồ dùng gia đình, chi tiết:
- Bán buôn hàng gôm sứ, thủ tinh
- Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện;
- Bán buôn mày tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.
- Bán buôn thiết bị điện tử, linh kiện viễn thông
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy công nghiệp
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khác.
- Bán buôn thực phẩm.
- Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn chưa phân vào đâu.
- Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ ô tô, và các động cơ khác, chi tiết:
- Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ ô tô và các xe có động cơ khác: săm, lốp, ắc quy, đèn…
- Bán lẻ phụ tùng phụ trợ ô tô con.
- Đại lý phụ tùng và các bộ phận phụ trợ ô tô và các xe có động cơ khác
- Dịch vụ đại lý và môi giới bảo hiểm.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Luận văn: Khái quát về sự phát triển của Cty Xăng dầu HFC
Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và quản lý tốt quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, Công ty Cổ phần Xăng dầu HFC đã tổ chứ
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Cổ phần Xăng dầu HFC
Chức năng từng bộ phận trong bộ máy hoạt động của công ty:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có thầm quyền quyết định các vấn đề:
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, mức cổ tức thanh toán cho mỗi loại cổ phần.
- Bầu, bãi nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Các thẩm quyền khác theo điều lệ của công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thầm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm.
- Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo điều lệ Công ty.
- Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị, có các quyền và nhiệm vụ sau
- Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán, và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo điều lệ Công ty.
- Ban Tổng giám đốc: Gồm 3 người là 1 Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành và quản lý mọi hoạt động của công ty. Và có quyền và nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và đầu tư của Công Ty đã được thông qua.
- Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị.
- Kiến nghị số lượng các loại bộ phận quản lý mà công ty cần thuê.
- Các quyền và nhiệm vụ khác.
Khối phòng ban hỗ trợ kinh doanh
Các phòng ban trong công ty hoạt động trong mối quan hệ khăng khít hỗ trợ nhau phát triển. Phòng này là cơ sở cho phòng kia phát triển theo một phương hướng đã đề ra. Với việc bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ công nhân viên theo trình độ, tính chuyên nghiệp cao thì hiệu quả công việc, năng suất lao động cao sẽ ngày càng đáp ứng được tính khắt khe của thị trường. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Công ty kinh doanh theo đà ngày càng phát triển, từ đó thực hiện chỉ tiêu của công ty đã đề ra cho năm 2018 và có khả năng vượt chỉ tiêu.
Ban Hành chính – Nhân sự
- Quản lý về tổ chức hành chính tại công ty. Ban hành chính giúp giám đốc quản lý nhân sự văn phòng, tổ chức thực hiện hướng dẫn chính sách của người lao động và đường lối của Đảng, Nhà nước.
- Xây dựng kế họach về nhân sự trong từng thời kỳ.
Ban Kinh doanh
- Giúp giám đốc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, trực tiếp tổ chức khai thác nguồn hàng, tham gia và kinh doanh vận tải hàng hóa và kinh doanh mua bán hàng hóa.
- Lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn theo hợp đồng kinh tế, thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, đưa ra ý kiến đề xuất phát hiện những vấn đề chưa hợp lý, đồng thời tìm kiếm các đơn đặt hàng.
Ban Kỹ thuật – Dự án
- Xây dựng phương án thi công, phương án kỹ thuật cho các dự án, các loại phương tiện xe máy thiết bị thi công, các sản phẩm khác để tổ chức thực hiện trong toàn Công ty.
- Kiểm tra, xác định khối lượng, chất lượng, quy cách vật tư, mức hao phí lao động trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt.
- Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong quá trình sản xuất về mặt kỹ thuật, chất lượng, an toàn lao động, máy móc thiết bị và vệ sinh môi trường.
- Quản lý, bảo quản, sửa chữa, điều động toàn bộ xe máy thiết bị trong toàn Công ty. Lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị máy móc hàng quý, năm.
- Phối hợp với phòng Tổ chức hành chính xây dựng kế hoạch kiểm tra tay nghề, đào tạo, đào tạo lại, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Công ty.
- Quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên, lực lượng phòng chống cháy nổ trong phạm vi toàn Công ty. Luận văn: Khái quát về sự phát triển của Cty Xăng dầu HFC
Ban Tài chính –Kế toán
- Giám sát về tài chính, kiểm tra phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin kế toán một cách chính xác, kịp thời giúp giám đốc ra quyết định sản xuất kinh doanh.
- Giám đốc việc sử dụng vốn và quản lí việc sử dụng tài sản của công ty đảm bảo đúng mục đích yêu cầu và có hiệu quả.
- Mở các loại sổ sách, biểu mẫu kế toán, ghi chép phản ánh số hiện có tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Lập các báo cáo tài chính định kì đầy đủ, thực hiện nghiêm chỉnh việc trích nộp ngân sách. Trích và sử dụng đúng các loại quỹ theo quy định hiện hành.
- Lập các hoá đơn thực hiện thanh toán với các chủ hàng và đơn vị liên quan, trực tiếp quản lí nguồn thu, chi.
Ban Kế hoạch
- Lập, quản lý, theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Chủ trì thực hiện công tác đầu tư – xây dựng, đấu thầu – giao thầu. Xây dựng kế hoạch đầu tư sửa chữa và xây dựng mới cơ sở hạ tầng.
- Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty.
- Tham mưu, giúp việc cho cho lãnh đạo công ty trong công tác kế hoạch và các vấn đề kỹ thuật của dự án.
Ban Makerting
- Tìm sản phẩm thích ứng với nhu cầu khách hàng, của thị trường. Ban Marketing vừa nghiên cứu, thăm dò nhu cầu thị trường để vừa thỏa mãn tối đa nhu cầu; đồng thời tạo ra nhu cầu mới, làm thay đổi cơ cấu nhu cầu giúp cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn.
- Phân tích môi trường và nghiên cứu thị trường nhằm dự báo và thích ứng với các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, tập hợp thông tin để quyết định các vấn đề Marketing đảm trách.
- Tổ chức quá trình vận động hàng hóa giao cho người tiêu dùng, nhằm giải quyết trở ngại ách tắc, làm cho quá trình lưu thông suốt .
- Tổ chức, thực hiện, kiểm soát và đánh giá các chiến lược truyền thông thích hợp, chương trình kích thích tiêu thụ đảm bảo chất lượng toàn diện.
- Quản lý mối quan hệ giữa khách hàng và công ty bao gồm các chiến lược và hoạt động đồng thời giữa các bộ phận khấch hàng, bán hàng, quảng cáo tín dụng và thanh toán để đạt được các mục tiêu Marketing.
Ban kiểm soát nội bộ
- Tham mưu, đề xuất Ban lãnh đạo Công ty các biện pháp thiết lập trật tự, kỷ cương, hệ thống các quy chế, quy định trong các hoạt động sản xuất của Công ty;
- Xây dựng các quy trình kiểm tra, kiểm soát phù hợp với các quy định của pháp luật, Điều lệ Công ty nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý;
- Lập kế hoạch và triển khai việc kiểm tra, kiểm soát định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Công ty;
- Đánh giá kết quả thực hiện sau kiểm tra, kiểm soát; báo cáo, kiến nghị và đề xuất Ban lãnh đạo Công ty biện pháp xử lý, khắc phục các vấn đề không phù hợp và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện;
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với các hoạt động, chủ trương, chính sách và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty.
- Kiểm soát việc cung cấp thông tin, hồ sơ tài liệu cho các cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại Công ty theo địa chỉ của Tổng giám đốc;
- Tham gia các Tổ công tác chuyên môn có liên quan khi được yêu cầu;
Khối trực tiếp sản xuất kinh doanh
Có nhiệm vụ cung ứng hàng hoá ra thị trường nói chung và cho người tiêu dùng nói riêng.
Khối chi nhánh
Có nhiệm vụ cung ứng hàng hoá ra thị trường nói chung và cho người tiêu dùng nói riêng trên địa bàn các tỉnh thành trong cả nước có chi nhánh hoạt động. Luận văn: Khái quát về sự phát triển của Cty Xăng dầu HFC
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng hoạt động KD của Cty Xăng dầu HFC