Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại NH Nam A Bank hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của Nam A Bank
2.1.1. Giới thiệu về Nam A Bank
- Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á
- Tên giao dịch quốc tế: NAM A COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
- Tên viết tắt: NAM A BANK
- Vốn điều lệ đến ngày 31/08/2011: 3.000.000.000.000 (Ba ngàn tỷ) đồng
- Địa chỉ trụ sở chính: 97 Bis Hàm Nghi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (84.8) 3829 9408 Fax: (84.8) 3822 2706
- Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh:
- Giấy phép số 0026/NH-GP ngày 22/08/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Quyết định số 463/CP-UB ngày 01/09/1992 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
- Giấy đăng ký kinh doanh số 059027 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 27/01/2011 (thay đổi lần thứ 25);
- Hoạt động chính của ngân hàng: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển; Vay vốn các TCTD khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanh; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; Thực hiện hoạt động bao thanh toán.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng
2.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Luận văn: Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại NH Nam A Bank
Nam A Bank chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992 theo quyết định số 0026/NHGP ngày 22/08/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 3 hợp tác xã tín dụng An Đông, Thị Nghè và Tân Định. Nam A Bank là một trong những NHTMCP đầu tiên được thành lập sau khi pháp lệnh về ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới kinh tế. Khởi đầu với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng cùng với 50 cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động chủ yếu ở các quận ven thành phố Hồ Chí Minh, phạm vi kinh doanh đơn điệu. Qua 19 năm hoạt động, Nam A Bank đã có những thay đổi đáng kể cùng với những thành tích đáng khích lệ. Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động của Nam A Bank ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín ngày càng được nâng cao. Vốn điều lệ tính đến ngày 31/08/2011 đạt 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản lên đến hơn 16.000 tỷ đồng, hệ thống mạng lưới đã phát triển lên 51 điểm giao dịch (bao gồm 1 Hội sở, 13 chi nhánh và 37 phòng giao dịch) cùng 1 công ty trực thuộc với số lượng nhân viên trên 980 người đang làm việc trên toàn hệ thống giao dịch của Nam A Bank trải dài từ Bắc đến Nam. Như vậy, so với thời điểm mới thành lập, vốn điều lệ đã tăng gấp 600 lần và số lượng cán bộ nhân viên tăng gấp 20 lần.
Mục tiêu hiện nay của Nam A Bank là phấn đấu thành một trong những ngân hàng hiện đại của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc, an toàn, hiệu quả và không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cộng đồng, xã hội.
Đứng trước những thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội phát triển trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những NHTMCP mạnh tại Việt Nam, Nam A Bank đang xây dựng các chiến lược như:
- Đẩy mạnh tăng trưởng bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng;
- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững;
- Xây dựng ngân hàng trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của hệ thống ngành ngân hàng Việt Nam;
- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả;
- Quyết tâm xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh;
- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông;
- Tích cực xây dựng “Văn hóa Nam A Bank” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết nội bộ toàn hệ thống một cách xuyên suốt và cục bộ. Phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực.
Cùng với các chiến lược nêu trên, Nam A Bank luôn chú trọng hoạt động với phương châm “An toàn, phát triển, hiệu quả và bền vững” nhằm mang lại “Giá trị vượt thời gian” cho khách hàng.
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua Luận văn: Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại NH Nam A Bank
2.2.1. Tăng trưởng vốn điều lệ qua các năm
Nam A Bank được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng trên cơ sở hợp nhất 3 hợp tác xã tín dụng An Đông, Thị Nghè và Tân Định. Quá trình tăng trưởng vốn điều lệ của Nam A Bank được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Quá trình tăng trưởng vốn điều lệ của Nam A Bank từ khi thành lập đến nay
Hiện cơ cấu vốn cổ phần của Nam A Bank chỉ gồm các cổ đông là tổ chức và cá nhân trong nước, chưa có sự tham gia của các cổ đông nước ngoài.
2.2.2. Tình hình huy động vốn
Tương tự như các NHTM Việt Nam khác, huy động vốn là hoạt động truyền thống của Nam A Bank. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, nguồn vốn huy động của Nam A Bank có sự tăng trưởng qua các năm. Với hệ thống mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng, lãi suất huy động được điều chỉnh phù hợp và phong cách phục vụ của nhân viên ngày càng tốt hơn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Nam A Bank rất khả quan.
Hoạt động huy động vốn của Nam A Bank được phân loại và quản lý theo nhóm khách hàng, theo thời hạn gửi và theo loại tiền huy động.
2.2.2.1. Cơ cấu vốn huy động của Nam A Bank theo đối tượng huy động Luận văn: Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại NH Nam A Bank
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tượng
Bảng cơ cấu huy động vốn nêu trên cho thấy, xét về lượng thì nguồn huy động từ tiền gửi của cá nhân và TCKT qua các năm tuy có tăng đáng kể nhưng về tỷ trọng trên tổng vốn huy động từ năm 2008 đến năm 2009 có sự giảm sút rõ rệt từ 76,08% xuống còn 47,70%. Mặc dù từ năm 2009 đến nay tỷ trọng này đã được cải thiện, cụ thể là tỷ trọng huy động vốn từ tiền gửi của cá nhân và TCKT trên tổng vốn huy động chiếm 52,24% năm 2010 và chiếm 57,51% tính đến cuối quý II/2011, nhưng mức gia tăng này không nhiều. Dù vậy, đây vẫn được xem là một nỗ lực của Nam A Bank vì xét trong bối cảnh cạnh tranh lãi suất huy động giữa các NHTM trong thời gian gần đây thì việc gia tăng thị phần huy động là rất khó khăn. Kết quả này là do Nam A Bank có được những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các sản phẩm huy động mới như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm lợi ích vượt trội,…sau khi hệ thống ngân hàng lõi Corebanking bắt đầu vận hành kể từ tháng 06/2010. Ngoài ra từ năm 2010 đến nay, Nam A Bank đã bắt đầu chú trọng đến các hoạt động thu hút tiền gửi từ khách hàng, cụ thể đã triển khai các chương trình khuyến mãi: “Tri ân khách hàng”; “Đồng hành tiết kiệm – Tăng cao lợi tức”; “Khuyến mãi mùa hè”; “Đón xuân – Rước lộc”; “Nhiều giao dịch – Triệu niềm vui” và “Số dư càng cao – Quà tặng càng lớn” (dành cho sản phẩm ví điện tử). Những chương trình này đã góp phần mang lại kết quả khả quan trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các TCKT.
Cơ cấu tiền gửi đã có sự thay đổi đáng kể trong thời gian qua theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi thanh toán, giảm tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong lượng tiền gửi của TCKT và dân cư. Cụ thể tỷ trọng tiền gửi thanh toán năm 2010 so với năm 2009 tăng từ 9% lên 29,2%, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm từ 90% giảm còn 70,6% và cơ cấu này gần như không đổi tính đến hết 6 tháng đầu năm 2011, trong đó tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Bên cạnh việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các TCKT, số liệu về tình hình huy động tiền gửi, tiền vay từ TCTD trong nước qua các năm cho thấy, xét về lượng thì trong vòng 3 năm trở lại đây Nam A Bank đã có sự huy động tăng vọt từ nguồn này với tỷ trọng luôn chiếm trên 33% tổng vốn huy động. Luận văn: Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại NH Nam A Bank
Ngoài ra, trong năm 2009 với nỗ lực vượt bậc, số dư tiền gửi tại Nam A Bank đạt 9.444 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cuối năm 2008. Đến cuối năm 2010, tổng vốn huy động tăng lên 11.089 tỷ đồng, bằng 117,42% tổng số huy động năm 2009. Và tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2011, số dư tiền gửi đạt 12.649 tỷ đồng. Kết quả này thể hiện niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu Nam A Bank đã được nâng lên.
Bảng 2.3: Phân loại tiền gửi khách hàng theo đối tượng huy động
Xét về tốc độ tăng trưởng, nhận thấy năm 2008 là năm Nam A Bank có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong các năm qua với tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng đạt 4.479.572 triệu đồng, chỉ tăng 0,63% so với năm 2007, trong đó: huy động từ thị trường I (cá nhân và TCKT) là 3.419,57 tỷ đồng, tăng 21,63% và huy động từ thị trường II (TCTD) là 1.060 tỷ đồng, giảm 35,37% so với năm trước, tuy nhiên Nam A Bank vẫn đảm bảo thanh khoản và giữ vững an toàn trong hệ thống. Sang năm 2009, tốc độ tăng trưởng đã có sự chuyển biến đáng kể với tổng huy động từ tiền gửi khách hàng đạt 7.885,07 tỷ đồng, tăng đến 76,02% so với năm 2008, trong đó huy động từ thị trường II tăng vượt trội lên 218,86% so với năm trước. Nhưng từ năm 2010 đến nay, tốc độ tăng trưởng lại chuyển hướng giảm nhiều so với năm 2009 (từ 76,02% xuống còn 22,88% và tính đến hết 6 tháng đầu năm 2011 tốc độ này chỉ đạt 18,88%), trong đó cả tốc độ tăng trưởng huy động từ thị trường I và II đều giảm, đặc biệt là từ thị trường II.
Như vậy đối với thị trường II, tuy tốc độ tăng trưởng giảm mạnh so với năm 2009 nhưng nhìn chung từ năm 2010 đến nay hoạt động huy động vốn từ thị trường này vẫn có những dấu hiệu khả quan. Hầu hết các NHTM trong nước và các NHTM Nhà nước đã thực hiện tái cấp hoặc mở mới hạn mức giao dịch với Nam A Bank, trong đó có các ngân hàng nước ngoài như: HSBC, Shinhanbank,… Hạn mức giao dịch tiền tệ và ngoại hối trong năm 2010 được xem là đầy đủ và nhiều nhất so với các năm trước, đây là bước tiến của Nam A Bank trong giao dịch tiền tệ và ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng. Vì vậy, từ năm 2010 đến nay thanh khoản của Nam A Bank được giữ vững, các tỷ lệ về bảo đảm an toàn trong hoạt động được duy trì theo quy định.
2.2.2.2. Cơ cấu vốn huy động từ thị trường I (cá nhân và TCKT) của Nam A Bank theo kỳ hạn
Xét theo thời hạn huy động tiền gửi của khách hàng từ thị trường I, Nam A Bank tiến hành huy động với nhiều kỳ hạn tương đối đa dạng và linh hoạt (từ không kỳ hạn, 1 tuần,…, 1 tháng đến 36 tháng), trong đó nguồn vốn huy động ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cụ thể, năm 2008, huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng 98,79%, trung và dài hạn chiếm 1,21% trong tổng huy động; năm 2009, huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng 99,40%, trung dài hạn chiếm 0,6% trong tổng huy động; năm 2010, huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng 85,30%, trung dài hạn chiếm 14,70% trong tổng huy động. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tỷ trọng huy động ngắn hạn là 90,24% và tỷ trọng huy động trung dài hạn là 9,76%.
Từ số liệu trên cho thấy trong thời gian qua huy động vốn ngắn hạn tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng đã có chiều hướng giảm, trong khi đó tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn gia tăng đáng kể. Có thể xem đây là một tín hiệu tốt trong hoạt động huy động vốn của Nam A Bank. Dù vậy, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động, Nam A Bank cũng cần phải đưa ra những định hướng cụ thể để điều chỉnh cơ cấu huy động này sao cho phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn.
2.2.2.3. Cơ cấu vốn huy động từ thị trường I (cá nhân và TCKT) của Nam A Bank theo loại tiền Luận văn: Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại NH Nam A Bank
Xét theo loại tiền, vốn huy động từ thị trường I được cơ cấu theo hướng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng và phù hợp với từng thời kỳ thông qua công cụ lãi suất và tỷ giá. Hiện Nam A Bank huy động vốn với các loại tiền khác nhau: VND, vàng và ngoại tệ, trong đó tiền gửi VND luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, năm 2008, huy động tiền VND chiếm tỷ trọng 82,68%, ngoại tệ chiếm 7,70% và vàng chiếm 9,62%; đến năm 2009, huy động tiền VND chiếm tỷ trọng 87,94%, ngoại tệ chiếm 4,64% và vàng chiếm 7,42%; sang năm 2010, huy động tiền VND chiếm tỷ trọng 84,08%, ngoại tệ chiếm 6,98% và vàng chiếm 8,94%. Đến thời điểm cuối quý II/2011, tỷ trọng huy động tiền VND là 83,33%, tỷ trọng huy động ngoại tệ là 8,56% và tỷ trọng huy động vàng là 8,11%.
Nhìn vào cơ cấu huy động vốn phân theo loại tiền của Nam A Bank trong thời gian qua, có thể thấy cơ cấu này tương đối ổn định và không có sự tăng giảm mạnh về huy động đối với từng loại tiền qua các năm. Điều này vừa cho thấy tính chủ động của Nam A Bank trong việc huy động theo loại tiền cho phù hợp với nhu cầu hoạt động kinh doanh, vừa thể hiện nhu cầu loại tiền vay vốn của khách hàng tại Nam A Bank không có sự biến chuyển lớn.
2.2.3. Tình hình cho vay
Theo đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam, tín dụng là mảng hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu của các NHTM. Để thuận lợi trong công tác quản lý và hoạch định chiến lược phát triển, các sản phẩm tín dụng của Nam A Bank được phân loại và quản lý theo thời hạn, đối tượng vay và mục đích của khoản vay theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước.
Tổng sử dụng vốn kinh doanh của Nam A Bank tính đến 31/12/2008 đạt 5.280,08 tỷ đồng, tăng 8,53% so với đầu năm, trong đó hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 3.749,65 tỷ đồng, tăng 38,94% so với năm trước. Năm 2009, tổng vốn sử dụng đạt 9.912 tỷ đồng, tăng 87,74% so với năm 2008, trong đó hoạt động tín dụng đạt 5.013 tỷ đồng, tăng 33,69% so với đầu năm. Năm 2010, tổng vốn sử dụng đạt 11.948 tỷ đồng, tăng 20,54% so với năm 2009 và tương tự các năm trước, dư nợ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu với 5.302 tỷ đồng, nhưng chỉ tăng 5,77% so với đầu năm. Điều này là do trong năm 2010, Nam A Bank thực hiện tái cơ cấu dư nợ nhằm mục đích an toàn, nâng cao chất lượng và phát triển tín dụng bền vững cho thời kỳ tới. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng vốn sử dụng đạt 12.545 tỷ đồng, trong đó hoạt động tín dụng là 4.759 tỷ đồng.
Nhìn chung, trong thời gian qua dư nợ tín dụng của Nam A Bank luôn có sự tăng trưởng qua các năm, điều này thể hiện được hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Trong đó, cơ cấu dư nợ được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu hoạt động và đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
2.2.3.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn vay Luận văn: Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại NH Nam A Bank
Ngoài việc triển khai các sản phẩm tín dụng theo nhu cầu của khách hàng, việc cân đối thời hạn giữa vốn huy động và dư nợ tín dụng luôn được Nam A Bank chú trọng, nhằm đảm bảo sự an toàn và tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh. Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của Nam A Bank đang dần chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Điều này là do chủ trương của Nam A Bank về việc tăng cường cho vay đầu tư phát triển sản xuất và đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật. Chi tiết cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn vay
2.2.3.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng vay
Đối tượng khách hàng vay của Nam A Bank tương đối đa dạng, bao gồm cá nhân, kinh tế cá thể và pháp nhân thuộc mọi loại hình kinh tế.
Đối với nhóm khách hàng cá nhân và kinh tế cá thể: Được xác định là nhóm khách hàng mục tiêu, dư nợ tín dụng đối với hoạt động cho vay cá nhân luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ của ngân hàng (chiếm trên 51% năm 2008, trên 54% năm 2009, 2010 và tại thời điểm 30/06/2011). Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Nam A Bank đã đa dạng hóa các hình thức tín dụng cá nhân, bao gồm: cho vay xây dựng, sửa chữa nhà, mua nhà và nền nhà; cho vay tiêu dùng; cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cho vay chiết khấu, cầm cố sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá; cho vay mua xe, v.v…
Đối với khách hàng doanh nghiệp: Nam A Bank đặc biệt chú trọng vào các công ty TNHH – loại hình doanh nghiệp phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây (tỷ trọng cho vay khoảng 25% tổng dư nợ trở lên), kế tiếp là đối tượng cho vay thuộc nhóm khách hàng là công ty cổ phần (tỷ trọng cho vay trên 10% tổng dư nợ).
2.2.3.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo chất lượng tín dụng
Song song với việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng dư nợ, Nam A Bank vẫn thường xuyên chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng của các khoản vay để đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Trong thời gian qua, chất lượng tín dụng của Nam A Bank luôn được kiểm soát trong giới hạn an toàn cho phép. Nợ đủ tiêu chuẩn đạt tỷ lệ cao và duy trì trong nhiều năm (trung bình đạt trên 94% tổng dư nợ của ngân hàng). Các khoản nợ từ nhóm 2 – 5 được hạn chế ở mức thấp.
Tuy nhiên, từ những số liệu cụ thể dưới đây có thể nhận thấy tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn qua các năm có xu hướng giảm, đặc biệt là tại thời điểm cuối quý II/2011 tỷ trọng này giảm còn 92,42%. Điều này đồng nghĩa với tỷ trọng của các khoản nợ từ nhóm 2 – 5 có sự gia tăng tương ứng là dấu hiệu không tốt cho hoạt động kinh doanh và thể hiện chất lượng tín dụng tại Nam A Bank đã có dấu hiệu suy giảm cần có biện pháp khắc phục nhằm hạn chế phát sinh rủi ro.
2.2.3.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền
Xét theo loại tiền, cũng như các ngân hàng khác, dư nợ tín dụng chủ yếu của Nam A Bank là cho vay VND, chiếm tỷ trọng bình quân trên 87% tổng dư nợ tín dụng trong những năm gần đây, trong khi cho vay ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng bình quân trên 4,8% và cho vay vàng là 7,5% tổng dư nợ tín dụng.
2.2.4. Tình hình hoạt động dịch vụ Luận văn: Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại NH Nam A Bank
2.2.4.1. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Nam A Bank chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế và điều hòa trạng thái ngoại tệ. Trong năm 2008, tuy ảnh hưởng mạnh bởi tình hình biến động của giá vàng và tỷ giá đồng đô la đã gây ra không ít khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc kinh doanh ngoại hối nhưng ngân hàng đã thu lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối là 7,5 tỷ đồng, tăng 294,74% so với năm 2007. Năm 2009, do chính sách tỷ giá thay đổi thường xuyên khiến cho các ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và Nam A Bank cũng không ngoại lệ với mức thua lỗ từ hoạt động này là 14,4 tỷ đồng. Đến năm 2010, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng bị tác động bởi các hạn chế về hoạt động kinh doanh vàng tài khoản (ngừng từ tháng 03/2010), hạn chế trong hoạt động cho vay vàng mua nhà và kinh doanh vàng miếng…theo Thông tư 22/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, so sánh số liệu cuối năm 2010 với năm 2009, nhận thấy hoạt động tuy bị ảnh hưởng nhưng vẫn tạo ra bước khởi sắc với lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối đạt được trên 8,1 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2011, lợi nhuận đạt được từ kinh doanh ngoại hối là trên 1,5 tỷ đồng thấp hơn 31,82% so với lợi nhuận đạt được tại cùng kỳ năm trước.
Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối của Nam A Bank được thể hiện cụ thể theo bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.7: Hoạt động kinh doanh ngoại hối qua các năm
2.2.4.2. Hoạt động dịch vụ
Trong những năm gần đây, tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Nam A Bank có sự gia tăng về lượng theo thời gian, cụ thể: năm 2008, thu nhập này đạt 10.983 triệu đồng, tăng 60,80% so với năm 2007; năm 2009, mức thu này tăng lên 17.443 triệu đồng, tăng 58,82% so với năm 2008; đến cuối năm 2010, thu nhập từ hoạt động dịch vụ có bước nhảy vọt lên 40.311 triệu đồng, tăng 131,10% so với năm 2009, và trong 6 tháng đầu năm 2011, mức thu đạt được là 10.195 triệu đồng.
Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm trên tổng thu nhập của Nam A Bank thì không có sự chênh lệch đáng kể qua các năm và mức tỷ trọng này vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của các ngân hàng khác trong hệ thống (trong 3 năm gần đây, mức tỷ trọng cao nhất đạt được là 3,26%). Luận văn: Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại NH Nam A Bank
Bảng 2.8: Doanh thu từ các loại hình hoạt động dịch vụ trong 2 năm gần đây và trong 6 tháng đầu năm 2011
Theo bảng số liệu trên, nhận thấy có sự biến chuyển nhanh về doanh thu từ các loại hình hoạt động dịch vụ của Nam A Bank từ năm 2009-2010. Trong khi, doanh thu từ dịch vụ thanh toán, tư vấn và dịch vụ khác tăng nhiều về lượng thì ngược lại doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh và ngân quỹ lại giảm. Bên cạnh đó, trong năm 2010 nhìn nhận sự đóng góp về doanh thu từ nghiệp vụ ủy thác, đại lý và dịch vụ bảo quản tài sản (tuy nhiên các khoản đóng góp này là không đáng kể).
Sang năm 2011, tình hình doanh thu từ các loại hình hoạt động dịch vụ trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước có sự biến chuyển tốt với mức tăng là 36,08%, trong đó, có sự gia tăng tốt về doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán, bảo quản tài sản và dịch vụ khác. Bên cạnh đó, doanh thu từ dịch vụ ngân quỹ và dịch vụ tư vấn lại giảm, đặc biệt là sự giảm mạnh về doanh thu của dịch vụ tư vấn, một dịch vụ yêu cầu khả năng chuyên môn và tính chuyên nghiệp cao.
Tóm lại, về cơ bản hoạt động dịch vụ của Nam A Bank vẫn có những tín hiệu tốt trong những năm gần đây.
2.2.5. Tình hình phát triển mạng lưới hoạt động
Từ khi thành lập đến nay, Nam A Bank đã phát triển được mạng lưới hoạt động trải dài từ Bắc đến Nam với các điểm giao dịch phần lớn được triển khai và hoạt động tập trung tại các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Bình Phước, Bình Dương,… Hiện mạng lưới hoạt động của Nam A Bank có 51 điểm giao dịch, trong đó bao gồm 1 Trụ sở chính, 13 Chi nhánh, và 37 Phòng giao dịch. Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác số lượng điểm giao dịch hiện có của Nam A Bank vẫn còn thấp và mức độ bao phủ chưa rộng khắp mà chủ yếu mang tính tập trung tại một số khu vực nhất định, điều này sẽ gây khó khăn trong việc mở rộng thị phần hoạt động, cũng như thu hút thêm khách hàng mới.
Bảng 2.9: Tình hình phát triển mạng lưới hoạt động qua các năm
Theo số liệu về tốc độ tăng trưởng nêu trên, có thể nhận thấy tốc độ mở rộng mạng lưới hoạt động của Nam A Bank trong những năm gần đây bị chựng lại, số lượng điểm giao dịch tăng thêm qua các năm giảm dần và gần như không tăng. Vì vậy trong tương lai, để dễ dàng tiếp cận khách hàng và mở rộng thị phần hoạt động, Nam A Bank cần chú trọng hơn trong việc thúc đẩy phát triển mạng lưới hoạt động.
Ngoài ra, từ giữa năm 2010 khi hệ thống Corebanking đi vào hoạt động, Nam A Bank đã đẩy mạnh triển khai phát hành thẻ Nam A Card với tổng lượng thẻ phát hành tính đến ngày 31/08/2011 đạt 2.987 thẻ, lắp đặt và đưa vào sử dụng 19 máy ATM, 64 máy POS trên toàn hệ thống ngân hàng. Thực hiện kết nối với các hệ thống thẻ Banknetvn, VNBC và Smartlink. Đồng thời, cuối tháng 08/2011 Nam A Bank được chứng nhận là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Với chứng nhận này, trong thời gian tới Nam A Bank có thể mở rộng thị trường thẻ thông qua việc phát hành các loại thẻ quốc tế MasterCard như: thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ trả trước quốc tế. Các loại thẻ này hiện có thể giao dịch toàn cầu tại hơn 1,9 triệu máy ATM và 32,2 triệu điểm chấp nhận thẻ.
2.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh Luận văn: Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại NH Nam A Bank
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Nam A Bank trong thời gian qua được thể hiện theo các số liệu và chỉ tiêu dưới đây:
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu chính về hoạt động kinh doanh của Nam A Bank trong những năm gần đây
Nhìn chung, năm 2008 là năm thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng chứng kiến những biến động nhất định về lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tình hình lạm phát,… gây ảnh hưởng đến định hướng hoạt động và khả năng cung ứng dịch vụ của các ngân hàng. Mặc dù Nam A Bank vẫn có những bước tăng trưởng khá tốt về khả năng huy động vốn và hoạt động tín dụng cũng như chỉ tiêu tổng tài sản và tổng thu nhập kinh doanh. Nhưng lợi nhuận trước thuế có bước sụt giảm đáng kể (87,98%) so với năm 2007. Đây là năm Nam A Bank có kết quả hoạt động kinh doanh thấp nhất trong thời gian gần đây. Kết thúc năm 2009, kết quả hoạt động kinh doanh của Nam A Bank đã có sự tăng trưởng trở lại, thể hiện ở quy mô tổng tài sản, nguồn vốn huy động cũng như kết quả lợi nhuận đều tăng so với năm 2008. Đến cuối năm 2010, tình hình hoạt động kinh doanh có dấu hiệu hồi phục, đặc biệt là các chỉ tiêu về tổng thu nhập kinh doanh, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế xét về lượng là cao nhất trong các năm qua. Bước sang năm 2011, tình hình hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm rất khả quan, tất cả các chỉ tiêu chính đều tăng so với số liệu tại cùng kỳ của năm trước, đồng thời mức gia tăng của từng chỉ tiêu đều cao. Điều này cho thấy nỗ lực của Nam A Bank và kỳ vọng về kết quả khả quan trong tương lai.
Xem xét về cơ cấu thu nhập của Nam A Bank qua các năm, có thể thấy thu nhập từ lãi và các khoản thu tương tự chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập của Nam A Bank (thấp nhất là 86,62% năm 2010), trong khi đó thu nhập từ hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoại hối chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Điều này thể hiện nguồn thu chính trong hoạt động kinh doanh của Nam A Bank trong thời gian qua chủ yếu dựa hoạt động tín dụng (dễ phát sinh rủi ro), chưa chú trọng mở rộng, phát triển nguồn thu từ phí hoạt động dịch vụ (không phát sinh nhiều rủi ro). Đây là vấn đề quan trọng mà Nam A Bank phải nhìn nhận và thay đổi trong định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ trong thời gian tới.
2.3 Vị thế của Nam A Bank so với một số NHTM khác
2.3.1. Về vốn điều lệ
Đến ngày 30/06/2011, vốn điều lệ hiện có của Nam A Bank là 3.000 tỷ đồng đạt mức vốn tối thiểu theo quy định của Chính Phủ tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 đối với các NHTM. Dù vậy, nhưng khi so sánh với các NHTMCP khác trong hệ thống thì số vốn điều lệ của Nam A Bank vẫn còn ở mức thấp. Điều này thể hiện tiềm lực tài chính còn yếu và gây hạn chế về khả năng đầu tư công nghệ cũng như các trang thiết bị hiện đại làm cơ sở phát triển sản phẩm dịch vụ mới tiên tiến theo kịp với xu thế hiện nay.
2.3.2. Về huy động vốn Luận văn: Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại NH Nam A Bank
Tính đến cuối quý II/2011, tổng vốn huy động của Nam A Bank là 12.649.129 triệu đồng, trong đó huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế là 7.274.348 triệu đồng. Theo số liệu thể hiện trong bảng dưới đây, có thể thấy tổng huy động vốn 06 tháng đầu năm 2011 của Nam A Bank thấp hơn so với các NHTM khác. Đồng thời, nếu xét riêng nguồn vốn huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế của các ngân hàng đang so sánh, cụ thể: Sacombank huy động được 76.159.312 triệu đồng, Eximbank 58.206.118 triệu đồng, SCB 43.825.740 triệu đồng, SHB 33.145.155 triệu đồng, OCB 10.518.350 triệu đồng, Navibank 12.535.063 triệu đồng, thì cũng dễ nhận thấy phần lớn những con số này đã lớn hơn so với tổng vốn huy động của Nam A Bank. Như vậy xét về thị phần, hoạt động huy động vốn của Nam A Bank chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng. Nhìn nhận thực trạng này, Nam A Bank cần tìm biện pháp để phát triển hơn nữa về uy tín, thương hiệu, cũng như tập trung mở rộng hoạt động và tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường để có thể cạnh tranh với các NHTM khác.
2.3.3. Về tình hình cho vay
Tổng dư nợ tín dụng của Nam A Bank tính đến cuối quý II/2011 đạt 4.759.383 triệu đồng. Tương tự tình hình huy động vốn, tình hình cho vay của Nam A Bank cũng thấp hơn so với các NHTM khác, điều này một phần do bản thân nguồn vốn dùng để tăng trưởng tín dụng đã bị hạn chế từ tình hình huy động vốn nêu trên. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp thu hút khách hàng, Nam A Bank cần xây dựng cho mình năng lực tài chính và nguồn vốn dồi dào ổn định để có thể mở rộng hoạt động tín dụng một cách bền vững và phát triển.
2.3.4. Về hoạt động dịch vụ
Trong 06 tháng đầu năm 2011, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Nam A Bank đạt 10.195 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,87% tổng thu nhập. Qua xem xét tình hình hoạt động dịch vụ của một số NHTM khác, nhận thấy thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Nam A Bank theo số tuyệt đối cũng như mức tỷ trọng chiếm trong tổng thu nhập đều thấp hơn so với các ngân hàng này. Như vậy, Nam A Bank cần tập trung hơn nữa trong việc đẩy mạnh phát triển kinh doanh hoạt động dịch vụ. Luận văn: Khái quát về sản phẩm dịch vụ tại NH Nam A Bank
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: