Luận văn: Khái quát về quyền sử đất tại huyện Bù Gia Mập

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về quyền sử đất tại huyện Bù Gia Mập hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát về địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

2.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,433 km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Campuchia.Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thị xã Đồng Xoài, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741.

Tỉnh có diện tích 6.871,5 km2, gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Dân số 905.300 người, mật độ dân số đạt 141 người/km2 (theo số liệu thống kê năm 2018), gồm nhiều dân tộc khác nhau (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,9%) sinh sống trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn (92 xã, 14 phường và 5 thị trấn) thuộc 8 huyện, 3 thị xã. Cụ thể như sau: Thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long, thị xã Bình Long và các huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng. Luận văn: Khái quát về quyền sử đất tại huyện Bù Gia Mập

Bình Phước đang là điểm đến lý tưởng và môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt chính sách mở, ưu đãi và thông thoáng. Tỉnh có tài nguyên phong phú, quỹ đất sạch dồi dào, giao thông thuận tiện, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là vựa rốn cây công nghiệp và hàng nông sản … đã và đang là thế mạnh “hút” nhà đầu tư.

Huyện Bù Gia Mập

Vị trí địa lý

Bù Gia Mập là huyện mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Bù Gia Mập theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sauk khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Bù Gia Mập còn lại 08 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm: Bình Thắng,

Đa Kia, Phước Minh, Phú Nghĩa, Phú Văn, Đức Hạnh, Đăk Ơ, Bù Gia Mập. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 106.428.15ha (bằng 15,49% diện tích của toàn tỉnh Bình Phước). Trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Bù Gia Mập cách thị xã Đồng Xoài 65km, cách thành phố Hồ Chí Minh 180km về phía Nam.

Bảng 2.2: Các đơn vị hành chính huyện Bù Gia Mập

Huyện Bù Gia Mập có tọa độ địa lý (Theo hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 3o):

  • Từ 110 49’24” đến 12017’57” vĩ độ Bắc;
  • Từ 106044’22” đến 107014’19” kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được xác định như sau:

Phía Nam giáp huyện Phú Riềng và thị xã Phước Long.

Phía Đông giáp huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông và huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Phía Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia và huyện Bù Đốp, huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước.

Điều kiện tự nhiên:

Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa bậcthềm phù sa cố, từ núi cao đến trung bình thấp, có xu hướng nghiêng khá rõ từ Bắc Đông Bắc xuống Nam Tây Nam với độ cao thay đổi từ 200m đến 500m. Nhìn chung, hầu hết đại hình tương đối dốc và bị chia cắt mạnh, đỉnh bằng thoải, sườn dốc thể hiện đặc trưng của phun trào bazan cổ, xen giữa dạng địa hình chính vừa nêu là những thung lũng nhỏ hẹp kéo dài với quy mô nhỏ, đây cũng là một trở ngại cho việc bố trí sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp.

  • Độ dốc <30 có 29.263 ha, chiếm 27,5% diện tích tự nhiên.
  • Độ dốc từ 30 – 80 có 14.791 ha, chiếm 13,9% diện tích tự nhiên.
  • Độ dốc từ 80– 150 có 24.918 ha, chiếm 23,4% diện tích tự nhiên.
  • Độ dốc từ 150– 200 có 9.045 ha, chiếm 8,5% diện tích tự nhiên.
  • Độ dốc >200 có 28.412 ha, chiếm 26,7% diện tích tự nhiên. Khí hậu

Đối với Bù Gia Mập, là khu vực nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu với vĩ độ từ 11º49’24”- 12º17’57”, trong vùng chịu ảnh hưởng của 2 luồng tínphong chính, Tây Nam và Đông Bắc. Nhiệt đọ bình quan cao đều quanh năm (260C), tổng diện tích ôn đới (9.3600C), số giờ nắng cao (khoảng 2.500 giờ/ năm), trong đó có đến 7 tháng có số giờ nắng lớn hơn 200 giờ/tháng, năng lượng bức xạ cao.

Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 11. Xu thế thời gian mưa và lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, tổng lượng mưa/năm đạt khoảng 2.300 mm (chiếm 90% lượng mưa cả năm). Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau với tổng số ngày trong mùa khô từ 155 – 170 ngày, nhiệt độ cao và nắng nhiều cũng thúc đẩy quátrình phân giải và khoáng hóa các hợp chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ làm giảm lượng hữu cơ trong đất nếu bề mặt đất không được che phủ tốt.

Chế độ thủy văn

Trên địa bàn huyện có Sông Bé chảy qua theo hướng Bắc Đông Bắc chảy xuống Nam Tây Nam, đây là chi lưu lớn nhất của hệ thống song Đồng Nai. Sông Bé có chiều dài khoảng 350km và diện tích lưu vực là 7.650km2. Phần chảy qua Bù Gia Mập có chiều dài 166km với diện tích lưu vực khoảng 4.000km2. Phụ lưu với Sông Bé trên địa bàn huyện còn có suối Đắk Huýt dài 80km, suối Đắk Lum dài 50km, suối Đắk Lấp dài 9km và rất nhiều suối nhỏ. Nhìn chung, do yếu tố địa hình dốc và bị chia cắt mạnh nên về mùa mưa thường xuất hiện những trận lũ quét gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và môi trường cũng như cơ sở hạ tầng vùng ven sông, suối.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Công

2.1.2. Đặc điểm hành chính – Dân cư Luận văn: Khái quát về quyền sử đất tại huyện Bù Gia Mập

Dân số toàn huyện tính đến năm 2018 là 74.874 người, có mật độ dân số thưa (năm 2018 có mật độ dân số 73 người/km2, trung bình toàn tỉnh Bình Phước là 141 người/km2).

Bảng 2.2: Dân số và mật độ dân số huyện Bù Gia Mập

Mật độ dân số phân bố không đều, xã Đa Kia là nơi có mật độ dân số cao nhất là 154 người/km2, gấp hơn 7 lần so với nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã Bù Gia Mập (21 người/km2), tuy nhiên có sự chênh lệch về tổng diện tích tự nhiên giữa các đơn vị hành chính.

Bù Gia Mập là huyện có nhiều đồng bào dân tộc với 23 dân tộc anh em hiện đang sinh sống, chiếm hơn 36,74% dân số toàn huyện, đa số là người S’tiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày,…vì thế Bù Gia Mập có nhiều nét văn hóa của đồng bào dân tộc Xtiêng.

Đồng bào các dân tộc ít người ở huyện Bù Gia Mập rất cần cù chịu khó lao động, song thiếu kinh nghiệm, tình độ học vấn và chuyên môn thấp. Phần dân số còn lại phần lớn là dân mới đến lập nghiệp và di dân tự do, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, chưa ổn định, chất lượng lao động còn thấp (khoảng 89% chưa qua đào tạo).

2.1.3. Tình hình phát triển Kinh tế – Văn hóa – Xã hội

Với sự nỗ lực của toàn huyện, tình hình kinh tế – xã hội duy trì phát triển ổn định, góp phần đạt phần lớn các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, công tác phòng chống lụt bão, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng đã được thực hiện tốt, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chuyển biến tích cực; sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng trưởng khá, thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra, đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy mạnh. Quy mô và mạng lưới giáo dục tiếp tục được mở rộng, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên. An sinh xã hội được bảo đảm, các chính sách xã hội đối với người nghèo, gia đình chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, được kịp thời và đúng quy định.

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp – Xây dựng: 44,18%; Thương mại – Dịch vụ và Du lịch: 10,36%; Nông, lâm, ngư nghiệp: 45,46%. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2018ước đạt: 599,821 tỷ đồng, trong đó thu theo dự toán phát sinh ước thực hiện là 92,870 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 32,2 triệu đồng,tỷ lệ hộ nghèo còn11,76%, toàn huyện có 88,8% thôn ấpvà 97% hộ gia đình đạt danh hiệu ấp, khu phố văn hóa, hộ gia đình văn hóa; tỷ lệ hộ dùng điện đạt trên 96,8%.

2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Bù Gia Mập

2.1.4.1. Lợi thế cho việc khai thác sử dụng đất Luận văn: Khái quát về quyền sử đất tại huyện Bù Gia Mập

Huyện Bù Gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước là một trong 08 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – đây là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh và khá năng động, có hệ thống thương mại dịch vụ phát triển mạnh và là vùng có số lượng và mật độ dân số cao, có thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, đặc biệt là mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Vì vậy, Bù Gia Mập nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung sẽ là nơi đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của vùng, đặc biệt với những sản phẩm nông nghiệp chủ lực có tỷ suất hàng hoá cao dẫn đầu toàn vùng như: cao su, điều, tiêu…

Bù Gia Mập là vùng đất rộng người còn thưa, bình quân đất tự nhiên và đất nông nghiệp rất cao, vấn đề đô thị hoá chưa cao, chưa thực sự tạo sức ép đến sử dụng đất như các địa phương khác. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển xây dựng.

Huyện Bù Gia Mập có bình quân đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên đầu người cao so với vùng Đông Nam Bộ và cả nước, ngoài ra vấn đề đô thị hoá chưa cao, chưa thực sự tạo sức ép mạnh mẽ đến vấn đề SDĐ đất ở ngược lại Bù Gia Mập có khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ôn hoà thuận lợi cho việc bố trí SDĐ. Có quỹ đất đa dạng, tầng đất dày, thuận lợi cho phát triển cây lâu năm. Đó là tiền đề tạo ra các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm phục vụ công nghiệp, hàng hoá xuất khẩu chiến lược hàng đầu của quốc gia như: cao su, tiêu, điều… và một số mặt hàng khác như đại gia súc,..nên nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp lại cao đồng nghĩa với nhu cầu cấp GCNQSDĐ diện tích đất nông nghiệp cao.

Về kinh tế – xã hội: trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu, giữ được tăng trưởng khá. Đến nay, các ngành sản xuất có mức tăng trưởng cao và sự chuyển dịch cơ cấu hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng. Sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền kịp thời, nhân dân giàu truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo, hăng say lao động, góp phần không nhỏ trong việc khai thác,quản lý sử dụng đất đai, phát triển kinh tế địa phương.

2.1.4.2. Hạn chế ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng đất

Huyện Bù Gia Mập có cơ sở hạ tầng thiếu và chưa đồng bộ, là vùng có trình độ dân trí còn thấp. Bên cạnh đó, xuất phát điểm về kinh tế còn thấp, đi từ sản xuất nông nghiệp là chính; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, công nghiệp và dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp; cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, trường học, bệnh viện, tuy đã được phát triển song còn thiếu, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao. Vì vậy còn phải đầu tư lớn cho những lĩnh vực kết cấu hạ tầng này. Vấn đề sử dụng đất ở tuy có tăng nhưng vẫn ở mức thấp so với các huyện khác trong tỉnh dẫn đến diện tích đất ở được cấp GCNQSDĐ chưa cao.

Lao động giản đơn còn chiếm đa số, thiếu lao động có kỹ thuật. Dân cư sống trên địa bàn huyện phần lớn mới đến lập nghiệp và di dân tự do, đời sống của một số bộ phận nhân dân vẫn còn chưa ổn định và còn gặp không ít khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa, khả năng tích lũy tái đầu tư cho sản xuất rất hạn chế, trình độ dân trí thấp chưa nhận thức được tầm quan trọng của GCNQSDĐ nên chưa đăng ký cấp GCNQSDĐ tạo bất lợi cho công tác quản lý đất đai.

2.2. Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Bù Gia Mập Luận văn: Khái quát về quyền sử đất tại huyện Bù Gia Mập

2.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện

Hệ thống sổ bộ

Bên cạnh việc lưu trữ các thông tin hồ sơ địa chính bằng các phần mềm chuyên dụng thì hệ thống sổ bộ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lí thông tin giúp cho việc lưu trữ, tìm kiếm hồ sơ dễ dàng. Kết quả thống kê số lượng sổ bộ địa chính cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Bảng thống kê số lượng sổ bộ địa chính

Số lượng sổ bộ địa chính (quyển)

Hệ thống sổ bộ trên địa bàn được quản lý, cập nhật thường xuyên đầy đủ phản ánh chi tiết thông tin thửa đất và thông tin về người sử dụng đất theo xã, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, hệ thống hồ sơ địa chính hiện nay chưa đồng bộ giữa các cấp do hệ thống sổ bộ của huyện Bù Gia Mập bao gồm cả các sổ bộ được lập theo thông tư 29/2004/TT-BTNMT và các thông tư cũ trước đó lẫn các sổ bộ được lập theo thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Trong thời gian tới cần đẩy nhanh triển khai công tác hoàn thiện hồ sơ địa chính đồng bộ dữ liệu giữa các cấp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính

Việc đo đạc lập bản đồ địa chính cho toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Bù Gia Mập được chú trọng đầu tư, huyện áp dụng bản đồ địa chính chính quy (theo tọa độVN2000) trên địa bàn gồm 08 xã với tổng số 611 tờ bản đồ. Giữa hệ thống bản đồ và công tác cấp Giấy chứng nhận luôn luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn kết chặt chẻ với nhau, quan trọng không thể thiếu. Với kết quả thống kê trên đã làm căn cứ để phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện đồng thời là dữ liệu quan trọng cho việc thành lập hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, phục vụ cho công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất, đền bù bồi thường về đất đai…

Hệ thống thông tin đất đai dạng số

Để công tác cấp GCNQSDĐ diễn ra nhanh hơn, rút gắn thời gian trong quá trình kiểm tra thông tin đất đai, cập nhật chỉnh lý biến động cũng như lưu trữ thông tin đất đai Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Bù Gia Mập đã áp dụng các phần mềm chuyên dụng để phục vụ công tác quản lý và cấp GCNQSDĐ. Các công cụ phần mềm đã góp phần hoàn thiện và giúp cho công tác cấp giấy CNQSDĐ tại địa bàn đạt hiệu quả tốt hơn.

  • Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  • Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu 2011-2015 của huyện Bù Gia Mập đã được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt tại Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 31/12/2013.
  • Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Bù Gia Mập đến nay vẫn đang trong quá trình thực hiện, có chậm so với thời gian quy định tại Điều 51 Luật Đất đai 2013. Nguyên nhân chậm là do phải đợi chỉ tiêu sử dụng đất của cấp trên phân bổ về.
  • Việc lập Kế hoạch sử dụng đất của huyện Bù Gia Mập đã được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt qua các năm:
  • Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Bù Gia Mập đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1775/QD-UBND ngày17/8/2015;
  • Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Bù Gia Mập đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1007/QD-UBND ngày 28/4/2016;
  • Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Bù Gia Mập đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 336/QD-UBND ngày 15/2/2017;
  • Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Bù Gia Mập đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 335/QD-UBND ngày 06/2/2018;

Thông qua báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu 2011-2015, so với chỉ tiêu cho thấy: Đất nông nghiệp được duyệt theo Quyết định số 2670/QĐ-UBND 31/12/2013đến năm 2015 là 95.349,64 ha, nhưng kết quả thực hiện cao hơn 1.927,15 ha, đạt 102,02 % so với quy hoạch. Đất phi nông nghiệp được duyệt đến năm 2015 là 10.838,67 ha, nhưng kết quả thực hiện thấp hơn 1.687,32 ha, đạt 84,43% so với quy hoạch. Nguyên nhân là do rất nhiều dự án chưa được triển khai thực hiện vì thiếu vốn (thắt chặt đầu tư công), bên cạnh đó công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện còn chậm, chưa đúng tiến độ.

Nhìn chung, địa phương đã có nhiều cố gắng trong tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất được duyệt, các dự án từng bước được triển khai, công tác thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất được tích cực thực hiện; tuy nhiên vẫn còn một số tiêu chí chưa phù hợp và đạt được còn thấp so với chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất được duyệt, đặc biệt là các chỉ tiêu đất phi nông nghiệp. Chỉ tiêu sử dụng đất là phân bổ tương đối phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện; đáp ứng được nhu cầy sử dụng đất của các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để địa phương thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong quá trình thẩm tra hồ sơ đang đề nghị cấp GCNQSDĐ thì quy hoạch sử dụng đất là một trong các cơ sở để xét duyệt cấp GCNQSDĐ nhằm xác định đúng loại đất được công nhận, phù hơp hay không phù hợp với quy hoạch từ đó xem xét có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ hay không. Ngược lại, khi chủ sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận thì trên giấy chứng nhận có đầy đủ thông tin thửa đất số, tờ bản bồ, diện tích đất, diện tích nhà, loại đất,.. các thông tin này giúp thuận lợi hơn trong việc kiểm tra quy hoạch của thửa đất khi chủ sử dụng đất thực hiện tiếp thủ tục chuyển nhượng hoặc kiểm tra quy hoạch để chuyển mục đích sử dụng đất giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được chặt chẽ, quỹ đất được đưa vào sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả.

2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Luận văn: Khái quát về quyền sử đất tại huyện Bù Gia Mập

Về diện tích: Theo số liệu kiểm kê đất đai tính đến 31/12/2018 huyện Bù Gia Mập có tổng diện tích tự nhiên là 106.428,15 ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích97.276,79 ha (chiếm 91,40% DTTN) và nhóm đất phi nông nghiệp 9.151,35 ha (chiếm 8,60% DTTN), nhóm đất chưa sử dụng không còn.Nguyên nhân do huyện Bù Gia Mập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Huyện đang phấn đấu tăng tỷ lệ đất phi nông nghiệp và giảm tỷ lệ đất nông nghiệp để khắc phục chỉ tiêu đất phi nông nghiệp chưa đạt được trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015. Thúc đẩy địa bàn phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Về thổ nhưỡng: theo bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000, toàn huyện Bù Gia Mập gồm có 4 nhóm đất chính, với 6 đơn vị bản đồ đất, cụ thể như sau:

Bảng 3.4: Các đơn vị phân loại đất ở huyện Bù Gia Mập

Đất nông nghiệp

Theo số liệu thống kê sử dụng đất tính đến năm 2018cơ cấu sử dụng đất của huyện không đồng đều, diện tích đất nông nghiệp là 97.276,79 ha (chiếm 91,40% diện tích tự nhiên). Chủ yếu là đất trồng cây lâu năm chiếm ưu thế (chiếm 43,79%), chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi được quan tâm chú trọng phát triển giúp ngành sản xuất có mức tăng trưởng cao và sự chuyển dịch hợp lý.

Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đất phi nông nghiệp trong những năm qua đã không ngừng tăng thêm. Theo thống kê, hiện nay tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện là 9.151,35 ha, chiếm 8,60% diện tích tự nhiên. Cơ cấu các nhóm đất phi nông nghiệp khá hợp lý, huyện cũng đã và đang đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp và không gian đô thị. Luận văn: Khái quát về quyền sử đất tại huyện Bù Gia Mập

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY    

===>>> Luận văn: Thực trạng chứng nhận SD đất tại huyện Bù Gia Mập

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x