Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm Zalo của công ty cổ phần VNG giai đoạn 2016- 2010 dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh ứng dụng tin nhắn Over the top (OTT)

2.1.1 Khái niệm OTT và sự phát triển của ứng dụng tin nhắn OTT Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Gần đây, khái niệm OTT tại Việt Nam được nhiều phương tiện truyền thông nhắc đến với sự nổi lên của những ứng dụng nhắn tin miễn phí như Line, Kakao Talk, Viber, Zalo… Tuy nhiên, ít người có thể hiểu rõ khái niệm OTT là gì?

OTT (Over the top) là giải pháp cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên nền tảng Internet. Lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất là cung cấp nội dung truyền hình qua giao thức Internet (IPTV) và các video theo yêu cầu (VOD) tới người dùng cuối. Ưu thế lớn nhất của công nghệ OTT là việc cho phép cung cấp nguồn nội dung phong phú và đa dạng theo yêu cầu của người sử dụng vào bất kì thời điểm nào và tại bất cứ nơi đâu chỉ với 1 thiết bị phù hợp có kết nối Internet. Ngoài ra, công nghệ này còn cung cấp nhiều loại công cụ tiện ích khác mang tính ứng dụng cao như: VoIP, Mạng xã hội, Live Broad Casting.

Một số ứng dụng OTT đang phổ biến hiện nay là:

  • Xem phim trực tuyến: Youtube,…
  • Mạng xã hội: Facebook, Twitter, Instagram,…
  • Ứng dụng tin nhắn liên lạc: Skype, Zalo, Viber,…

Như trình bày ở trên, ứng dụng OTT bao gồm rất nhiều mảng, tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả sẽ tập trung vào sự phát triển của thị trường ứng dụng tin nhắn OTT.

Theo nghiên cứu của CTO của Anh tính đến hết năm 2015, có 2 tỷ smartphone được kết nối trên toàn thế giới và sẽ tăng lên gấp 3 vào năm 2020. Sự tăng trưởng của smartphone kéo theo số lượng người tải và sử dụng các ứng dụng OTT. Trong lĩnh vực ứng dụng tin nhắn OTT, Whatapps đang dẫn đầu với 700 triệu người dùng, theo sau đó là Skpye với 300 triệu người và đứng thứ ba là Viber cùng 209 triệu người sử dụng. Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Trong phân tích về 4 xu hướng của OTT tại thị trường châu Á năm 2016, BMI chỉ ra rằng, với sự cải thiện về tốc độ 3G/4G như hiện tại thì đó là một yếu tố châm ngòi cho sự bùng nổ của ứng dụng OTT. Myanmar, Phillipin, Indonesia được đánh là miền đất hứa hẹn cho các nhà đầu tư ứng dụng OTT.

Tại Việt Nam thị trường ứng dụng OTT luôn được đánh giá cao và tiềm năng bởi Việt Nam có một số yếu tố tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp đầu tư:

Theo phân tích của Ericsson, đến cuối năm 2015, tỷ lệ thuê bao di động so với dân số Việt Nam đã đạt gần 150%. Trong kết quả phỏng vấn của họ, cứ 10 người sử dụng smartphone và Internet hàng tuần thì có 3 người hàng ngày luôn sử dụng các ứng dụng: mạng xã hội, trò chuyện trực tuyến, video xã hội.

Theo nghiên cứu của GFK thì đến hết năm 2016, số lượng điện thoại di động thông minh được tiêu thụ ở Việt Nam sẽ đạt mốc 20 triệu và tiếp tục đạt tốc độ tăng tưởng cao trong 3 năm tới.

Hạ tầng Internet tại Việt Nam đã khá hoàn chỉnh với chi phí đầu cuối khá thấp. Điều này giúp Việt Nam có tỷ lệ dùng internet và 3G cao.

Tuy nhiên, các ứng dụng OTT trong quá trình tăng trưởng của mình rất dễ gặp phải những rào cản dưới đây:

Nội dung: đó là vấn đề về bản quyền. Các nhà phát triển ứng dụng OTT có thể phải bỏ ra rất nhiều chi phí để mua bản quyền – một rào cản rất lớn.

Hạ tầng và công nghệ: khi người dùng xem video hay sử dụng ứng dụng nhắn tin sẽ tiêu hao rất lớn một nguồn tài nguyên về công nghệ. Do đó, mấu chốt quyết định sự thành hay bại trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn của các nhà đầu tư vào ứng dụng OTT là yếu tố hạ tầng và công nghệ.

Kênh thanh toán: đây là bài toán làm đau đầu rất nhiều các nhà đầu tư. Hình thức thanh toán phổ biến chủ yếu ở Việt Nam vẫn là SMS, thẻ điện thoại và chuyển khoản ngân hàng.  Hình thức thuận tiện nhất là SMS thì lại đang bị 3 nhà mạng lớn nắm giữ độc quyền. Điều này làm chi phí tăng cao, giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Truyền thông: khi mà chất lượng sản phẩm tương tự, gần đồng đều như nhau thì truyền thông là cứu cánh cho sự thành công. Chi phí dành cho truyền thông thường chiếm đến 50% giá trị sản phẩm. Có thể nói nó là một rào cản gia nhập lớn, mà chỉ có các ông to mới cạnh tranh được với nhau.

Như vậy, xét tổng thể 4 yếu tố trên, “kênh thanh toán” được coi là yếu tố khách quan và là khó khăn chung. 3 yếu tố còn lại phụ thuộc vào tiềm lực và cách vận hành của từng nhà cung cấp. Nói cách khác, 3 yếu tố này sẽ là điểm nhấn tạo ra sự khác biệt và thành công của mỗi ứng dụng.

Năm 2013 là năm chứng kiến sự bùng nổ của OTT và sự chạy đua giữa các nhà cung cấp OTT trong nước và nước ngoài, đặc biệt trong mảng ứng dụng tin nhắn trò chuyện: Zalo, Viber, Line, Kakao Talk, Wechat.

Đầu năm 2014, giữa lúc cuộc đua OTT đang khá nóng thì một tân binh mới Btalk của Bkav ra đời với khát vọng nâng cao chất lượng , mở rộng đối tượng sử dụng, trở thành phần mềm số 1 vượt qua Viber. Nhưng sau vài tháng chào đời, tân binh này đã không đủ sức để đấu lại với Zalo và Viber.

Giữa năm 2014 cho đến giữa năm 2015, thị trường OTT thực chất chỉ là cuộc đua song mã giữa Viber và Zalo bởi Line ( của Nhật Bản) và Kakao Talk ( của Hàn Quốc) đã tuyên bố rút khỏi thị trường.

Nhưng cuối cùng, Viber cũng phải rút lui vào tháng 7/2015 khỏi Việt Nam bởi sự lấn át của Zalo. Với sự am hiểu thị trường Việt kết hợp sự liên kết các sản phẩm trong hệ sinh thái của VNG, Zalo đã chiến thắng Viber, vươn lên vị trí số 1 với khoảng cách ngày càng xa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:   

===>>> Dịch Vụ Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh

2.1.2 Chiến lược kinh doanh của một số ứng dụng tin nhắn OTT tại Việt Nam

2.1.2.1 Viber Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Viber là một trong những ứng dụng OTT có mặt sớm nhất tại Việt Nam và nhanh chóng được người dùng tin cậy. Viber được thiết kế theo phong cách đơn giản nhất, tập trung vào nghe gọi.

Chiến lược của Viber khi vào Việt Nam là tập trung vào tính năng sản phẩm, quảng bá là một ứng dụng liên lạc trên mạng thay thế cho phương pháp gọi điện truyền thống.Chính tính năng này đã đánh trúng vào tâm lý người dùng Việt Nam thích sử dụng sản phẩm miễn phí.Ngoài ra, Viber cho phép người dùng liên lạc với người thân ở bất cứ đâu trên thế giới, điều này càng khiến nó trở nên được yêu thích.Line

Line cũng là một ứng dụng cho phép gọi điện, nhắn tin miễn phí. Lợi thế của Line chính là phần mềm chơi game và bộ sticker kèm hình ảnh vui nhộn được yêu thích ở nhiều nước châu Á.

Ứng dụng Line được ra mắt vào tháng 6/2011, sau thảm họa sóng thần và động đất tại Nhật Bản để phục vụ nhu cầu liên lạc của người dân nơi đây với người thân trên toàn thế giới. Để có thể đưa sản phẩm này trở thành một trong những ứng dụng được người Việt thường xuyên sử dụng, công ty chủ quản Line đã thực hiện các chương trình nhằm quảng bá và kết hợp với các nghệ sĩ hàng đầu, show truyền hình đang ăn khách, tạo ra sticker dành riêng cho người Việt nhằm khiến nó trở nên gần gũi hơn. Sau 2 tháng , Line đã đạt mốc 1 triệu người dùng.  Có thể nói, chiến lược của Line là địa phương hóa sản phẩm của mình kết hợp với nhiều tính năng bên trong giúp người dùng thỏa sức trò chuyện, giao tiếp với bạn bè.

2.1.2.2 Kakao Talk

Chính thức bước vào cuộc chiến OTT tại Việt Nam hồi đầu năm 2013, Kakao Talk tỏ ra khá bình tĩnh và không nhiều hoạt động quảng cáo rầm rộ như Line hay Zalo bấy giờ.

Kakao Talk cho rằng tôn chỉ truyền thông của hãng là tôn trọng bản sắc văn hóa quốc gia, thấu hiểu từng nhu cầu nhỏ nhất của người dùng mỗi nước. Thay vì áp dụng hoàn toàn và ồ ạt mô hình của Hàn Quốc tại thị trường Việt, Kakao Talk đi từng bước chậm chãi để xem phản ứng của thị trường, sau đó mới tiếp tục cho ra đời những tính năng tiếp theo.

Nhưng đến 8/3/2013, Kakao Talk đã bất ngờ tung ra TVC  dưới dạng 3D mô tả các tính năng cùng bộ sticker 8/3 ngộ nghĩnh, đáng yêu để thu hút người dùng là giới trẻ, ở độ tuổi teen. Trong khoảng thời gian tiếp theo, Kakao Talk liên tục xuất hiện trên các trang báo mạng, kênh truyền hình dành cho giới trẻ. Thông điệp họ muốn nhắm đến là gắn kết giới trẻ Việt Nam.

2.2 Giới thiệu về công ty cổ phần VNG và sản phẩm Zalo

2.2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần VNG Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Được thành lập từ năm 2004, Vina Game (VNG) được biết đến là công ty tiên phong trong lĩnh vực game online tại thị trường Việt Nam.

  • Trụ sở chính Hồ Chí Minh: 182 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11.
  • Chi nhánh văn phòng Hà Nội : Tầng 12a tòa nhà Sông Hồng, số 165 đường Thái Hà, Quận Đống Đa
  • Ban lãnh đạo công ty:
  • Ông Lê Hồng Minh: Tổng giám đốc
  • Ông Vương Quang Khải: Phó tổng giám đốc
  • Ông Nguyễn Hoành Tiến: Phó tổng giám đốc
  • Bà Lê Thị Ngọc Diệp: Phó tổng giám đốc
  • Lĩnh vực kinh doanh: các sản phẩm công nghệ, thương mại điện tử và game online.
  • Tính đến ngày 31.08.2016, vốn cổ phần của công ty cổ phần VNG là 330.902.300.000 VNĐ.

2.2.2 Sứ mệnh và tầm nhìn của công ty Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

VNG coi việc phát triển con người là nền tảng cho mọi hoạt động của tổ chức. Trong tương lai, VNG có thể thay đổi nhiều chiến lược kinh doanh, vận hành các sản phẩm mới, khám phá những lĩnh vực mới… Chính con người của VNG sẽ là tác nhân tạo ra những thay đổi này.

VNG tin vào sức mạnh của Internet và đặt cho mình sứ mệnh mang lại cho người sử dụng Internet những trải nghiệm ý nghĩa. Mỗi ngày, hàng triệu bạn trẻ Việt Nam giải trí, giao lưu kết bạn, mua sắm trực tuyến hay tham gia những hoạt động vì cộng đồng thông qua những sản phẩm của VNG, đó là cách VNG đã và đang tạo ra giá trị cho xã hội. VNG cũng hiểu rằng tiềm năng của Internet còn rất lớn, và không ngừng tìm kiếm những cách thức mới để Internet trở nên gần gũi hơn, mang lại nhiều thay đổi có giá trị hơn cho người Việt Nam. Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, không ngừng cải tiến công nghệ, đồng thời duy trì hiệu quả hiệu động của tổ chức, đó là điều VNG đang làm để theo đuổi sứ mệnh “Phát triển Internet để thay đổi cuộc sống người Việt Nam”.

Tầm nhìn của VNG là trở thành công ty Internet hàng đầu Việt Nam, xây dựng môi trường làm việc lý tưởng giúp mọi người phát triển sự nghiệp.

2.2.3 Chức năng nhiệm vụ các sản phẩm, dịch vụ chính

Trong giai đoạn hiện nay, VNG đang tập trung khai thác 4 mảng sản phẩm, dịch vụ chính:

Nội dung số và giải trí trực tuyến: với các sản phẩm nội dung số và giải trí trực tuyến, người dùng có thể cập nhật những thông tin mới nhất hay đơn giản là nghe những bản nhạc mà mình yêu thích và trải nghiệm những trò chơi trực tuyến hấp dẫn.

  • Công cụ nghe và tìm kiếm nhạc trực tuyến: Zing Mp3
  • Game trực tuyến

Liên kết cộng đồng: VNG bắt gặp niềm vui trong việc kết nối bạn bè và làm quen nhiều bạn mới. Vì vậy VNG đã nghiên cứu và phát triển các sản phẩm giúp cộng đồng mạng Việt Nam kết nối cùng nhau.

  • Zalo
  • Zingme

Phần mềm & Tiện ích: VNG mong muốn người dùng Internet Việt Nam có cơ hội được sử dụng những sản phẩm giải trí và các website uy tín với chất lượng nội dung tốt nhất.

  • Giải pháp quản lý phòng máy CSM
  • Danh bạ Internet Việt Nam : La bàn

Thương mại điện tử: VNG mong muốn tạo ra một nơi để mọi người có thể mua sắm trực tuyến một cách tiện lợi nhất, đưa khoảng cách con người đến gần nhau hơn.

  • Zalo Pay
  • Ứng dụng xem lịch chiếu, đặt vé xem phim: 123 phim
  • Ứng dụng đặt xe đường dài

Với quy mô gần 2000 nhân viên, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần VNG được thiết lập theo dạng cơ cấu ma trận:

Cao nhất là ban lãnh đạo: phụ trách định hướng, quản lý, theo dõi, giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty.

Tiếp theo là các PG1, PG2, PG3: chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra doanh thu cho công ty, thực hiện các chức năng chuyên trách như sau:

  • PG1: chuyên các game nhập từ nước ngoài về
  • PG2: chuyên các game tự sản xuất
  • PG3: chuyên các sản phẩm về giải trí xã hội, dịch vụ tiện ích

Dưới các PG là các GS, có chức năng tương tự như nhau, cạnh tranh trực tiếp với nhau.

Các bộ phận hỗ trợ bao gồm: tài chính, nhân sự, đối ngoại, thiết kế, kỹ thuật.

2.2.4 Các giai đoạn phát triển Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Sau hơn 10 năm thành lập, công ty cổ phần VNG đã trải qua 4 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 2004 – 2005: khởi nghiệp

Tháng 9/2004: 5 anh chàng trai đam mê game, với số vốn ít đã từng bước tìm hiểu về thị trường game online còn sơ khai tại Việt Nam.

Tháng 6/2005 : 9 tháng sau khi thành lập, VNG đã ký được hợp đồng đầu tiên với công ty Kingsoft để mang Võ Lâm Truyền Kỳ về quê nhà, mở đường cho kỷ nguyên game nhập vai tại Việt Nam. Trong vòng 1 tháng, Võ Lâm Truyền Kỳ đã tạo nên cơn sốt chưa từng với con số ấn tượng 20,000 PCU (lượng người chơi truy cập tại cùng một thời điểm).

Giai đoạn 2006 – 2008: tăng tốc

Tháng 6/2006 – Các quán cà phê Internet hào hứng đón nhận Cyber Station Manager (CSM) được VNG lắp đặt miễn phí nhằm giúp họ quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây cũng chính là thời điểm VNG bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực thương mại điện tử khi giới thiệu trang web 123Mua.

Tháng 12/2006 – VNG đã cán mốc 17 triệu USD doanh thu, gấp 6 lần năm 2005.

Tháng 3/2007 – VNG lọt vào top 50 công ty có môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam trong cuộc bình chọn do Navigos – AC Nielson tổ chức.

Tháng 4/2007 –VNG khánh thành trung tâm dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam, chính thức làm chủ việc lưu trữ thông tin cho toàn bộ sản phẩm của mình.

Tháng 4/2007 – Cùng thời điểm, phiên bản chạy thử Boom Online của VNG được thị trường casual game đón nhận và phản hồi rất tích cực với hơn 60,000 CCU.

Tháng 8/2007 – VNG tiến vào mảng kinh doanh web với việc cho ra mắt Zing MP3 và Zing Chat, không biết rằng thách thức và khó khăn đang chờ đợi phía trước.

Tháng 1/2008 – Giới trẻ có thêm sân chơi hấp dẫn sau khi Zing News ra mắt, “phủ sóng” toàn bộ các hoạt động thông tin giải trí cho lứa tuổi teen.

Tháng 8/2008 – Zing.vn trở thành trang web được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam theo xếp hạng của Alexa.

Tháng 9/2008 – Sau 4 năm mày mò, VNG đúc kết được sứ mệnh, tầm nhìn và 6 giá trị cốt lõi, coi đây là kim chỉ nam cho con tàu VNG tới năm 2014.

Tháng 12/2008 – Zing Play, một tập hợp các mini game cực kỳ hấp dẫn tiếp tục lôi cuốn các Zing fan.

Cuối 2008 – VNG đã mở rộng quy mô nhân sự lên tới hơn 1000 người để đáp ứng nhu cầu hoạt động trong thời kì bùng nổ này.

Sau thời gian thử nghiệm và phát triển một cách dàn trải, VNG rút ra nhiều bài học.Công ty đề ra chủ trương kinh doanh mới “Chỉ tập trung vào các sản phẩm chủ chốt”.

Giai đoạn 2009 – 2010: tiên phong Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Tháng 4/2009 – Zing.vn và CSM giành giải thưởng Sao Khuê do VINASA trao tặng.

Tháng 6/2009 – VNG triển khai hệ thống đánh giá năng lực phạm vi toàn công ty, làm nền tảng cho chiến lược phát triển nhân lực lâu dài. Người VNG cũng biết thế nào là “làm chủ thật sự” khi công ty công bố chương trình Quyền mua cổ phiếu cho nhân viên.

Tháng 8/2009 – Zing Me, dự án được hoàn thiện trong thời gian kỷ lục 6 tháng, ra mắt cộng đồng mạng. Đến cuối năm 2009, Zing Me đã có hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên hàng tháng.

Tháng 1/2010 – Sau 4 năm ra mắt, phần mềm CSM của VNG được sử dụng rộng rãi trên 95% số phòng máy cả nước.

Tháng 3/2010 – Game Thuận Thiên Kiếm của được bình chọn là “Game MMO đầu tiên được sản xuất tại Đông Nam Á”.

Tháng 4/2010 – Google AdPlanner công bố Zing.vn đạt hơn 1 tỷ lượt truy cập hàng tháng, một kỷ lục mới cho trang web có nhiều người truy cập nhất tại Việt Nam.

Tháng 5/2010 – VNG mở rộng công cụ thanh toán Zing Pay cho các dịch vụ kinh doanh trực tuyến ngoài VNG.

Tháng 5/2010 – VNG giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới, trẻ trung và năng động hơn.

Giai đoạn 2011 – nay: giá trị xã hội

Tháng 3/2011 – Ứng dụng Zing chính thức có mặt trên iTunes.

Tháng 4/2011 – VNG là doanh nghiệp duy nhất được vinh danh “Doanh nghiệp nội dung số có sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt Nam thành công nhất”.

Tháng 6/2011 – VNG vinh dự nhận 04 giải thưởng Sao Khuê 2011 do Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) trao tặng cho các sản phẩm nội dung số.  Tháng 7/2011 – Phần mềm quản lý phòng máy chuyên nghiệp CSM được chứng nhận đạt chuẩn quốc gia.

Tháng 8/2011 – Sau 2 năm ra mắt, Zing Me chính thức cán mốc 8 triệu người dùng.

Tháng 10/2011 – VNG nhận giải thưởng uy tín Top 200 thương hiệu Sao Vàng Đất Việt 2011.

Tháng 10/2011 – VNG hợp tác cùng Google để thúc đẩy sự phát triển của trình duyệt Chrome tại Việt Nam.

Tháng 11/2011 – VNG xuất khẩu thành công game trực tuyến “Ủn Ỉn” sang thị trường Nhật Bản.

Tháng 2/2012 – Cổng thông tin Zing.vn đứng đầu top 100 website Việt Nam với 16 triệu người dùng.

Tháng 3/2012 – Game trực tuyến “Khu vườn trên mây” sau 3 tháng ra mắt tại thị trường Trung Quốc đã nhận được giải thưởng “Game hải ngoại đột phá nhất” Tháng 3/2012 – VNG khai trương trụ sở chính lớn nhất từ trước đến nay, đánh dấu thương hiệu VNG.

Tháng 10/2012 – VNG ra mắt trang thương mại điện tử 123.vn theo mô hình B2C.

Tháng 3/2013 – VNG chính thức xuất khẩu game Galaxy Pirates sang thị trường Nhật Bản.

Tháng 4/2013 – Zini chạy thử phiên bản alpha.

Tháng 5/2013 – Sau 5 tháng ra mắt, Zalo cán đích 2 triệu người dùng

Tháng 7/2013 – VNG ra mắt thẻ đồng thương hiệu Vietinbank-VNG.

Tháng 10/2013 – VNG trở thành đối tác độc quyền của InMobi tại Việt Nam.

Tháng 2/2014 – VNG được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất trong ngành Internet, thương mại điện tử trong top “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” do công ty Anphabe và AC Nielsen thực hiện.

Tháng 3/2014 – Zalo đạt mốc 10 triệu người dùng.

Tháng 4/2014: VNG đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký tặng và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ ký tặng cho ông Lê Hồng Minh – Tổng Giám đốc VNG.

Tháng 5/2014: VNG được vinh danh “Doanh nghiệp phát triển nhanh toàn cầu tại khu vực Đông Á” tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở Manila, thủ đô Philippines.

Tháng 6/2014: VNG đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho những đóng góp vào Quỹ học bổng Vừ A Dính.

Tháng 11/2014: Zalo chính thức đạt 20 triệu người dùng cùng 250 triệu tin nhắn trao đổi qua hệ thống mỗi ngày.

Tháng 1/2015: Sau 7 năm đầu tư, học hỏi và nghiên cứu không mệt mỏi trong lĩnh vực phát triển (sản xuất) game online, Các sản phẩm trò chơi trực tuyến do VNG sản xuất phục vụ 11 triệu người/tháng ở hơn 200 quốc gia trên thế giới.

Tháng 3/2015: VNG tiếp tục lọt vào Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam do Anphabe và công ty nghiên cứu thị trường Nielsen thực hiện.

2.2.5 Giới thiệu về sản phẩm Zalo Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Ứng dụng Zalo của VNG sử dụng nền tảng công nghệ OTT, phát triển các tính năng:

  • Nhắn tin bằng giọng nói thoại: cho phép người dùng nói và gửi tin nhắn không cần dùng bàn phím
  • Gửi tin nhắn Real time: gửi tin nhắn siêu tốc và miễn phí
  • Lưu trữ, chia sẻ những khoảnh khắc trên trang mạng xã hội: kết hợp ứng dụng mạng xã hội để nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện nay của người
  • Trò chuyện nhóm: cho phép người dùng tạo và tham gia vào các nhóm trò chuyện
  • Tìm và kết nối bạn xung quanh
  • Giải trí: thư giãn với những trò chơi thú vị

Ra mắt từ cuối năm 2012, cho đến nay, Zalo trở thành ứng dụng OTT số 1 tại Việt Nam với 70 triệu người dùng.

2.3 Phân tích chiến lược kinh doanh của sản phẩm Zalo trong những năm gần đây

Tính đến nay, Zalo đã đạt được 70 triệu người dùng.Vậy, chiến lược gì đã giúp Zalo vượt qua mọi đối thủ ngoại sừng sỏ để vươn lên dẫn đầu bảng trong thị trường OTT?

Giai đoạn 2012 – 2014:

Trong thời gian đầu ra mắt, việc sử dụng chiến lược thâm nhập nhanh vào thị trường giúp Zalo đạt 1 triệu người dùng sau 3 tháng ra phiên bản chính thức. Zalo đã xác định rất rõ về khách hàng, sản phẩm của mình:

Chiến lược phát triển sản phẩm: tập trung nâng cao chất lượng của ứng dụng, tạo ra một ứng dụng tin nhắn thuần Việt nhưng chất lượng không hề thua kém các ứng dụng ngoại.Zalo lựa chọn tấn công trước vào phân khúc thị trường iOS – nơi được coi là thử thách khắc nghiệt bởi những khách hàng khó tính và bảo thủ nhất. Tại đây, Zalo đã chứng minh được vị trí của mình khi luôn đứng top 10 các ứng dụng miễn phí. Không cần nói nhiều, chính kết quả đó nói lên chất lượng của Zalo như thế nào.

Chiến lược khác biệt hóa:

  • Zalo tập trung vào phân khúc thị trường đại chúng. Trong khi các đối thủ chỉ tập trung vào các dòng điện thoại smartphone cao cấp, dùng 3G và wifi thì Zalo lại quan tâm đến cả các dòng máy điện thoại cấu hình thấp như Nokia, cho phép ứng dụng chạy tốt trên cả 2G lẫn 2,5G. Chính việc quan tâm đến đối tượng khách hàng dùng các dòng điện thoại không phải cao cấp khiến lượng người dùng Zalo tăng vọt. Đây là những người dùng trẻ, thường sử dụng máy điện thoại phổ thông nhưng lại rất quan tâm đến các dịch vụ nhắn tin OTT vì miễn phí.  Ngoài ra, khi ứng dụng chạy tốt trên 2G và 2,5G mà không cần 3G hay wifi, thì vùng phủ sóng có thể sử dụng Zalo rộng hơn nhiều các ứng dụng ngoại.
  • Tạo điểm khác biệt, nhấn mạnh vào những thông điệp thể hiện tính thuần Việt, mang đậm hồn Việt. Điều này diễn ra trong bối cảnh ứng dụng tin nhắn Wechat của Trung Quốc có tích hợp bản đồ “ đường lưỡi bò” khiến người Việt nâng cao tinh thần dân tộc “ người Việt dùng hàng Việt”. Ngoài ra, Zalo sử dụng hàng loạt những người nổi tiếng để truyền thông, các mẫu quảng cáo, TVC thể hiện đậm nét tính năng “ nhắn tin – gọi thoại 3s” cực độc đáo của Zalo.
  • Giai đoạn 2014 – 2015:

Đến năm 2014, khi Zalo đạt mốc 10 triệu người dùng, để tiếp tục giữ vững thị phần và tốc độ tăng trưởng, Zalo quyết định theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Lúc này, Zalo không đi theo chiến lược sản phẩm mà các ứng dụng ngoại đang áp dụng (thu phí, bán sticker,..) mà định hướng đến thương mại điện tử. Zalo có 2 điểm lợi thế đó là trao đổi trực tiếp và địa điểm. Điều này giúp người có nhu cầu mua các sản phẩm có thể tra cứu rất nhanh địa điểm nơi muốn mua hàng và chat trực tiếp với cửa hàng. Thương mại điện tử của Zalo đi theo mô hình C2C, tức là Zalo tạo ra một môi trường cho phép các chủ kinh doanh tạo ra các trang Zalo Official Account để kinh doanh các mặt hàng trên đó.

Giai đoạn 2015- nay:

Chiến lược của Zalo vẫn là tâp trung cải thiện sản phẩm, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm cốt lõi, phát triển mở rộng các dịch vụ gia tăng để tạo lợi thế cạnh tranh. Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Nâng cao chất lượng sản phẩm cốt lõi là dịch vụ chat: ngoài dịch vụ chat video, sẽ phát triển thêm các video livestreaming hay nội dung video và liên tục thay đổi, cập nhật tính năng mới.

Phát triển mở rộng các dịch vụ gia tăng:

  • Cung cấp các công cụ cho các doanh nghiệp, tổ chức , đơn vị phi lợi nhuận liên hệ với tập khách hàng quan tâm của mình. Ví dụ: tính năng tìm vị trí tiêm vắc xin mà Bộ Y Tế đã triển khai trên Zalo.
  • Các hình thức quảng cáo mới giúp danh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năng của mình.

Ngoài ra, từ tháng 8/2016, Zalo đã bắt đầu chiến lược mở rộng thị trường, đưa ứng dụng Zalo đến với người dùng Myanmar. Đội ngũ của Zalo từ lâu đã liên tục sang Myanmar để tìm hiểu về hành vi người dùng và nghiên cứu hạ tầng tại đây. Sau khi tìm hiểu về người dùng Myanmar, Zalo bắt đầu thêm vào gói ngôn ngữ bản địa Burmese, thậm chí, công nghệ bên trong ứng dụng cũng phải hiểu được tiếng của người Myanmar.Thị trường Myanmar hiện tại được đánh giá có sự tương đồng với Việt Nam năm 2012, khi Zalo ra mắt tại Việt Nam.

2.3.1 Những kết quả đạt được

Kết quả lớn nhất đầu tiên có thể kể đến chính là 70 triệu người dùng chỉ sau 4 năm phát triển.Zalo đã giữ vững được vị thế số 1 trong thị trường ứng dụng OTT tại Việt Nam.

Năm 2016, Zalo được định giá lên đến 900 triệu đô trên thị trường.Điều này giúp VNG trở thành 1 trong 2 doanh nghiệp của Đông Nam Á đạt mức định giá 1 tỷ USD.

Triển khai thành công một số dự án Official Account (OA) với các tổ chức, doanh nghiệp, tạo thêm tiện ích cho người dùng:

  • OA Bộ Y Tế triển khai dự án sổ tiêm chủng: dự án nhận được phản hồi tích cực từ phía các phụ huynh. Thao tác đơn gian, dễ dàng đặt lịch tiêm chủng cho con cái.
  • OA Điện lực Hồ Chí Minh: người dùng có thể tra cứu , theo dõi chỉ số điện thông qua tài khoản OA EVN để điều chỉnh việc sử dụng cho tiết kiệm.
  • OA Vietjet Air: khách hàng có thể đặt vé, check in trực tuyến thuận tiện, nắm bắt tình hình các chuyến bay.

Đối với thị trường Myanmar: đến tháng 10/2016 đã có 2 triệu người dùng, rất nhiều nghệ sỹ lớn tại đây cũng đang là thành viên tích cực của Zalo như: Nay Toe, Tun Tun, Thun Set.

Nhìn chung, sau 4 năm, Zalo đã có được những thành quả bất ngờ, khiến nhiều ứng dụng ngoại phải thán phục.

2.3.2 Những hạn chế Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, Zalo vẫn còn một số những hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện hơn, tập trung chủ yếu ở sản phẩm:

Chưa cho phép đăng nhập nhiều tài khoản trên cùng một điện thoại, điều này cũng là một bất tiện nếu người dùng muốn sử dụng nhiều tài khoản

Chưa hoàn thiện được giao diện và tính năng phiên bản máy tính và web. Do đó, Zalo cần cải thiện hơn nhiều để cạnh tranh với Facebook đang ngày một lớn mạnh.

Hệ thống Zalo Ad chưa hoàn thiện, khiến nhiều người sử dụng còn bỡ ngỡ, chưa biết cách tạo quảng cáo trên Zalo. Ngoài ra, cách tính phí bị đánh giá là đắt hơn so với Facebook.

Nghiên cứu và phát triển các tính năng sản phẩm tốt hơn chính là những điều Zalo cần chú ý để cạnh tranh với Facebook – gã khủng lồ trong thị trường OTT.

2.4 Xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm Zalo của công ty cổ phần VNG đến năm 2020

2.4.1 Xác định sứ mạng, mục tiêu của sản phẩm Zalo

Sứ mạng: Từ sứ mạng chung của VNG “Phát triển Internet để thay đổi cuộc sống người Việt Nam” kết hợp với sự phát triển và nhu cầu giải trí, mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng, Zalo sẽ tiếp tục theo đuổi sứ mạng là “ một mô hình nhắn tin kiểu mới”. Zalo sẽ là một phần mềm không chỉ đáp ứng tốt nhất nhu cầu giao tiếp, kết nối, chia sẻ mà còn giúp người dùng thực  hiện các hoạt động mua sắm, thanh toán một cách thuận tiện.

Mục tiêu:

  • Tiếp tục giữ vững vị trí số 1 trong thị trường ứng dụng OTT tại Việt Nam và chiếm 50% thị phần người dùng tại Myanmar bằng việc cải thiện các tính năng sản phẩm để chất lượng ngang bằng các sản phẩm của quốc tế.
  • Tăng doanh thu từ hệ thống quảng cáo, trở thành nguồn doanh thu chủ đạo của VNG, đạt mức 300 tỷ/năm vào năm 2020.

2.4.2 Phân tích yếu tố môi trường bên ngoài Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Môi trường vĩ mô

Các yếu tố pháp luật và chính trị:

Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những môi trường chính trị ổn định. Do đó, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp niềm tin trong việc đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, Zalo cũng đang được xây dựng như một mạng xã hội thu nhỏ, nơi người dùng có thể chia sẻ quan điểm cá nhân của mình. Chính điều này là cơ hội để kẻ xấu, phản động nói xấu chế độ Đảng Cộng Sản Việt Nam.Vì vậy, Zalo cần quan tâm đến vấn đề này và quản lý chặt chẽ hơn.

Sự ra đời của Zalo khiến cho các nhà mạng tại Việt Nam như Viettel, Mobiphone, Vinaphone đang phải chịu những tổn thất không hề nhỏ, mỗi năm ước chừng thất thoát lên đến hàng tỷ đồng.Họ tạo sức ép yêu cầu cần có những quy định pháp luật để tạo nên sự cạnh tranh công bằng. Nếu như chính phủ ra những điều luật yêu cầu phải thu phí đối với những ứng dụng OTT thì đây là một bất lợi rất lớn đối với Zalo.

Các yếu tố kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 10 năm gia nhập WTO    mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế . Trong hơn 10 năm, nền kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6.29%. Đây được coi là thành tựu hết sức quan trọng nếu xét trong điều kiện rất khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, sự biến động giá cả thế giới như hiện nay.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2015 là 2228 USD và 2016 là 2445 USD. Mức sống của người dân đã tăng cao dẫn đến nhu cầu mua sắm nhiều hơn. Đây là cơ hội để Zalo phát triển hệ thống quảng cáo cho các cá nhân và doanh nghiệp muốn kinh doanh, buôn bán các mặt hàng.Ngoài ra, khi mức sống tăng lên, số lượng người dùng smartphone cũng tăng, tạo thuận lợi cho việc dùng tăng người dùng ứng dụng Zalo.

Mặc dù vậy, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, đóng góp vào tăng trưởng còn hạn chế. Năm 2011, năng suất lao động bình quân của Việt Nam theo giá thực tế đạt mới đạt khoảng 2400 USD/người, thấp hơn nhiều so với mức năng suất lao động năm 2005 của các nước trong khu vực.  Năng suất lao động sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, có thể khiến các mục tiêu vươn ra nước ngoài của VNG bị ảnh hưởng.

Xu hướng sử dụng các ứng dụng OTT có mạng xã hội đang được nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh ưa chuộng trong hoạt động quảng bá sản phẩm, tiếp xúc với khách hàng.Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến hệ thống quảng cáo trên Zalo. Do đó, đây là động lực để Zalo cải thiện hệ thống quảng cáo của mình cho tốt hơn.

Các yếu tố văn hóa – xã hội

Những ứng dụng OTT mang đến cho người dùng những tính năng vượt trội, đáp ứng những nhu cầu hiện đại như giao tiếp, chơi game, nhật kí, tìm kiếm thông tin,…Những lợi ích to lớn đó của nó không thể phủ nhận, nếu không muốn nói là bức thiết, thậm chí hiện nay đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống của không ít người. Tuy vậy,trong  những ứng dụng OTT có mạng xã hội như Zalo, Facebook xuất hiện nhiều thông tin trái chiều mang tính tiêu cực , thông tin sai lệch, xuyên tạc sự thật gây ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, tệ nạn xã hội.

Rất nhiều định kiến về việc sử dụng các ứng dụng OTT quá nhiều là không tốt, nó mang lại nhiều tác động xấu, muốn tẩy chay việc sử dụng các ứng dụng này.Cuối năm 2016, hình ảnh thương hiệu của Zalo đã bị ảnh hưởng khi cơ quan công bố phá đường dây bán dâm qua Zalo ở Sài Gòn. Vì vậy, đội ngũ phát triển Zalo nên tìm hiểu và phát triển thêm các tính năng để hạn chế những yếu tố tiêu cực này.

Các yếu tố công nghệ

Công nghệ luôn là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt và vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, yếu tố này càng quan trọng hơn trong lĩnh vực ứng dụng OTT.Sự phát triển liên tục của công nghệ kèm theo nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người dùng tạo nên sự ép cho đội ngũ phát triển các ứng dụng OTT luôn phải tìm tòi ra những điểm mới nhằm thu hút người dùng hơn.

Trong những năm qua, ta có thể thấy Zalo đã không ngừng phát triển áp dụng công nghệ mới để đưa ra các tính năng: video call, tính năng shop cho những người kinh doanh, ….

Môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Sản phẩm cốt lõi của Zalo đó là tính năng chat, do đó, các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Zalo bao gồm các nhà mạng và các ứng dụng OTT tương tự.

Các nhà mạng: từ khi các ứng dụng OTT ra đời và được người dùng ưa thích, doanh thu của 3 nhà mạng lớn Viettel, Mobiphone, Vinaphone bị ảnh hưởng trầm trọng.

So với các nhà mạng, tính năng của ứng dụng Zalo có những điểm nổi trội như sau:

  • Miễn phí các tin nhắn văn bản và hình ảnh cùng cuộc gọi thoại
  • Cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng: mạng xã hội, trò chơi,…
  • Tuy nhiên, ứng dụng này cũng có những yếu điểm:
  • Phụ thuộc vào các nhà mạng: tốc độ đường truyền 3G, Internet, giá cước,…
  • Các cuộc gọi đôi lúc không ổn định do phụ thuộc đường truyền Internet.
  • Hình thức thanh toán điện tử tại Việt Nam còn hạn chế bởi những chính sách từ chính phủ cũng như các nhà phân phối ưng dụng.
  • Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Ở Việt Nam, Viber, Zalo, Line và Kakao Talk đã từng tạo nên cuộc đua căng thẳng trên thị trường OTT. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, 3 đối thủ này của Zalo đã đều phải rời khỏi Việt Nam.Đối thủ đáng gườm nhất bây giờ chính là ông lớn Facebook.

Theo thống kê của VNG, tính đến tháng 4.2016 Zalo có 50 triệu người đăng kí, vượt mặt xa Facebook Messenger, vốn chỉ mới có 38 triệu người dùng tại Việt Nam. Ta sẽ cùng so sánh Zalo và Facebook Messenger thông qua bảng sau:

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế

Công nghệ thay đổi theo từng phút từng giây, các sản phẩm công nghệ ra đời liên tục. Chỉ 10 năm trước, Yahoo còn đang là một gã khổng lồ không ai sánh được, thì nay, đã bị khai tử. Hay đơn giản, Facebook, sau vài năm phát triển đã trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới, cạnh tranh trực tiếp với Google. Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Trong tương lai, có thể sẽ có những ứng dụng OTT ngoại khác lại xâm nhập vào thị trường Việt Nam như Twitter hay Whatapp được Facebook mua lại. Đây đều là những sản phẩm công nghệ được đánh giá trên thế giới.Zalo cần nắm bắt và đón kịp xu thế công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

Sức ép của nhà cung cấp

Nhà cung cấp cho Zalo chính là các nhà mạng và các công ty viễn thông.

  • Các nhà mạng cung cấp những gói đường truyền 3G cũng như các phương thức thanh toán để thực hiện các giao dịch thương mại điện tử. Hiện nay, phương thức thanh toán chủ yếu tại Việt Nam đó là thẻ điện thoại và SMS. Vì vậy, Zalo đang bị chèn ép khi sử dụng các dịch vụ của nhà mạng, tỷ lệ chia sẻ doanh thu bị cao.
  • Các công ty viễn thông cung cấp gói đường truyền wifi và các dịch vụ về server. Để ổn định được chất lượng tin nhắn và cuộc gọi nhanh, tốt thì yếu tố về đường truyền và server là rất quan trọng. Nhưng hiện nay, Zalo có thể lựa chọn các nhà cung cấp server đặt ở nước ngoài. Điều này giúp Zalo giảm được vấn đề thụ động và chịu sức ép từ nhà cung cấp.
  • Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quyết định đến thành công của sản phẩm, thương hiệu.Một sản phẩm muốn có chỗ đứng trên thị trường là sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mang lại mức độ thỏa mãn cao nhất.Nhóm khách hàng chủ yếu của ứng dụng Zalo có độ tuổi từ 15-34. Chân dung người của đối tượng khách hàng mục tiêu của Zalo có thể được phác họa như sau:

Thói quen sử dụng Internet

Nhóm khách hàng mục tiêu của Zalo là giới trẻ, họ thường sử dụng Internet cho việc lướt web, truy cập mạng xã hội, check mail, chạy các ứng dụng .

Thói quen sử dụng smartphone:

Như vậy, có thể thấy rằng, thói quen chủ yếu của nhóm khách hàng này là nhắn tin và gọi điện.Chính vì thế,  Zalo luôn phải chú trọng vào nâng cao sản phẩm cốt lõi của mình, nếu không sẽ mất đi lượng người dùng lớn.

  • Ứng dụng ưa thích:
  • Trò chơi
  • Mạng xã hội
  • Xem phim
  • Nghe nhạc
  • Tỷ lệ sử dụng hệ điều hành di động:

Hãng nghiên cứu thị trường IDC đã công bố số liệu cụ thể về thị trường điện thoại di động tại Việt Nam: 

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, trong nhóm khách hàng của VNG, người dùng chủ yếu sử dụng hệ điều hành: Android, Windowphone, iOS.

Khả năng chi trả

Nghiên cứu của Niesel cho thấy đa số người dùng ở Việt Nam chưa sẵn sàng để chi trả một khoản tiền cho việc sử dụng các ứng dụng. Họ ưa thích việc trải nghiệm các ứng dụng miễn phí nhiều hơn.Đây là thói quen tiêu dùng đã có từ lâu ở Việt Nam.

Khách hàng mục tiêu của VNG đa phần đều có thói quen tiêu dùng như trên.Hơn thế nữa, trong nhóm đối tượng này, tỉ lệ học sinh, sinh viên chiếm đến 50%.Đây là thành phần có khả năng chi trả rất thấp.Đa số họ thường trải nghiệm những ứng dụng không mất phí.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của bộ phận Zalo được tác giả xây dựng trên cơ sở: (1) Quy trình xây dựng ma trận EFE đã được đề cập ở chương 1, (2) Kết quả xin ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thị trường ứng dụng OTT, (3) Những phân tích đánh giá ảnh hưởng của môi trường bên ngoài ở trên và (4) Điểm phân loại của các yếu tố do tác giả chấm điểm căn cứ vào kết quả điểu tra tại bộ phận Zalo.

Nhận xét: Với số điểm 3.06 > 2.5 thì có thể thấy bộ phận Zalo đã phản ứng tốt trước các yếu tố môi trường bên ngoài.

2.4.3 Đánh giá tình hình nội bộ bộ phận Zalo Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Nguồn nhân lực của bộ phận Zalo

Từ một nhóm nhỏ với nguồn nhân lực chủ yếu là người của các phòng ban khác trong VNG, đến nay Zalo đã có đội ngũ hùng hậu gần 500 người.

Độ tuổi lao động trung bình: 26 tuổi

Phân theo trình độ lao động:

  • Trình độ đại học và trên đại học: 90%
  • Trình độ cao đẳng , trung cấp: 10%

Nhìn chung, nguồn nhân lực của Zalo khá là trẻ và có trình độ chuyên môn cao. Đặc biệt, trong đội ngũ nhân viên của Zalo có những kỹ sư người nước ngoài, từng làm việc ở các công ty lớn như Facebook, Spotify. Với nhiều lập trình viên , Zalo Group là môi trường làm việc đáng mơ ước khi họ có cơ hội tìm hiểu sâu về lập trình di động, khám phá hệ thống phức tạp bên dưới cũng như học hỏi từ đội ngũ dày dặn kinh nghiệm.

Ở Zalo nói riêng cũng như VNG nói chung, nguồn nhân lực trẻ chiếm chủ yếu. Nhưng những người càng trẻ càng được tạo điều kiện để phát huy hết tài năng vì họ có cái nhìn mới mẻ, khác lạ, không bị chi phối bởi những kinh nghiệm trước đó.

Tình hình tài chính công ty

Do một số hạn chế về việc tiếp cận nguồn tài chính riêng của bộ phận Zalo, để đánh giá tình hình tài chính của Zalo, ta đánh giá chung tình hình tài chính của công ty cổ phần VNG.

Về cơ sở vật chất

VNG có trụ sở chính tại Hồ Chí Minh và văn phòng tại Hà Nội.Văn phòng của VNG được đánh giá là đẹp nhất trong các công ty công nghệ. Với nội thất được trang trí theo chủ đề của từng tầng, từng bộ phận, văn phòng VNG là quần thể kiến trúc sang tạo và đầy màu sắc.

Đặc biệt, VNG còn xây dựng phòng tập gym, khu giải trí cũng như căng tin riêng dành cho nhân viên nhằm đảo bảo tốt nhất sức khỏe để họ có thể làm việc năng suất cao.

Ngày 25/6/2016 vừa qua, VNG đã chính thức khởi công dự án VNG Campus – Văn phòng làm việc mới tại Hồ Chí Minh với diện tích hơn 2,2 hecta. Dự kiến vào khoảng tháng 11/2017, dự án sẽ hoàn thành và đây sẽ trở thành nơi làm việc mơ ước của rất nhiều người.

Các nhân viên làm việc tại VNG đều được trang bị thiết bị, máy móc đầy đủ. Mỗi người đều được cấp một máy tính riêng cũng như các thiết bị hỗ trợ cần thiết.

Tình hình vốn, tài sản và giá trị của doanh nghiệp:

Theo báo cáo tài chính quý IV năm 2016 thì tổng tài sản của công tuy cổ phần VNG hiện tại như sau:

  • Tổng tài sản năm 2015: 2.711.721.235.446 VND
  • Tổng tài sản năm 2016: 3.502.782.391.194 VND

Tính đến ngày 31.08.2016, vốn cổ phần của công ty cổ phần VNG là 330.902.300.000 VNĐ.

2.4.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Zalo trong 3 năm gần đây Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

Trong 3 năm trở lại đây, Zalo lớn mạnh không ngừng và bắt đầu đi vào hoạt động quảng cáo nhằm mang doanh thu về cho VNG.

Zalo đang được định giá ước lượng khoảng 900 triệu USD vào năm 2014. Con số này có thể tăng hơn bởi bây giờ, Zalo đã đạt mốc 70 triệu người dùng.

2.4.3.2 Hoạt động Marketing

Zalo luôn được biết đến là sản phẩm có hoạt động truyền thông Marketing rất rầm rộ.

Trong giai đoạn đầu ra mắt, Zalo quảng bá hình ảnh của mình thông qua những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn. Với thông điệp “ Nhắn gửi yêu thương” , Zalo xuất hiện khắp nơi trên các kênh quảng cáo: báo chí, tivi, biển quảng cáo ngoài trời, website online, xe buýt, mạng xã hội, tài trợ trong phim hay MV ca nhạc….

Ba năm trở lại đây, sau khi đã có thị phần và người dùng lớn, Zalo giảm dần các hoạt động quảng cáo giới thiệu về sản phẩm mà đi sâu vào việc làm thương hiệu, gắn kết sản phẩm với các hoạt động xã hội.

2.4.3.3 Hoạt động R&D

Là sản phẩm của một công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam nên hoạt động R&D luôn được Zalo đầu tư và chú trọng. Đội ngũ kỹ sư và lập trình viên của Zalo lúc nào cũng trong tâm thế tìm hiểu, phát hiện ra công nghệ mới để áp dụng cải thiện chất lượng sản phẩm. Điều này đã được minh chứng rất rõ ràng. Từ ngày mới ra mắt, Zalo còn bị đánh giá là ứng dụng OTT có chất lượng tin nhắn, cuộc gọi chưa ổn định, các giá trị gia tăng còn ít thì nay khi sử dụng OTT người dùng cảm thấy rất hài lòng .

2.4.3.4 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ

Dùng để đánh giá các thực trạng của doanh nghiệp, nhận biết các điểm mạnh cũng như điểm yếu nhằm giúp các lãnh đạo của bộ phận Zalo đưa ra những quyết định phù hợp và đứng đắn. Cơ sở cho mức điểm quan trọng và phân loại trong ma trận là sự kết hợp giữa lý thuyết và nhận định từ các chuyên gia được lấy theo số đông. Sau đây là bảng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của Zalo được tác giả xây dựng Luận văn: Khái quát về kinh doanh sản phẩm trên trên zalo

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Giải về xu hướng thị trường trong kinh doanh

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x