Luận văn: Khái quát về dịch vụ số tại Ngân hàng VIB

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về dịch vụ số tại Ngân hàng VIB hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB):

2.1.1. Thông tin tổng quan Luận văn: Khái quát về dịch vụ số tại Ngân hàng VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB), được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở ban đầu đặt tại 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nay đã chuyển về thành phố Hồ Chí Minh.

Các nghiệp vụ chính của VIB là huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn của NHNN và của các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; thực hiện hoạt động bao thanh toán; Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế trong phạm vi do NHNN quy định… và các nghiệp vụ ngân hàng khác.

VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 86 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ là 5.644 tỷ đồng. VIB có gần 4.000 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại 151 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh / thành trọng điểm trong cả nước. Với chiến lược tăng trưởng nhất quán “Quản trị tăng trưởng – Quản trị rủi ro – Quản trị hiệu quả”, VIB đã có mức tăng trưởng tín dụng và huy động vốn bền vững, an toàn qua các năm, từng bước dành được niềm tin của khách hàng và thị phần trên thị trường. Thị phần huy động của VIB chiếm 5% / thị phần huy động… Với tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 24% trong năm 2021, mảng bán lẻ của VIB luôn dẫn đầu thị trường, cho vay bán lẻ đóng góp gần 90% danh mục tín dụng trong đó 95% có tài sản đảm bảo. Trong đó, VIB nắm giữ thị phần lớn trong nhiều mảng sản phẩm dịch vụ như bancassurance, thẻ, vay mua nhà, ô tô, đóng góp tích cực vào tổng thu nhập hoạt động. Ngoài ra, với các dòng thẻ tín dụng mang lại lợi ích vượt trội cho mọi chi tiêu, công nghệ thẻ hiện đại, cùng hoạt động tiếp thị ấn tượng, sáng tạo, VIB đã một lần nữa khẳng định vị thế của một ngân hàng luôn dẫn đầu xu thế thẻ. Điều này góp phần giúp VIB liên tục thuộc top đầu ngành về tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng và bình quân chi tiêu trên thẻ.

VIB được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Commonwealth Bank of Australia (CBA) và Công ty CP Đầu tư Thương mại hệ thống Quốc tế (Nettra) nắm giữ 20% và 15% cổ phần tại VIB.

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, VIB luôn khẳng định vị trí tiên phong trong các dịch vụ và tiện ích online. Các công nghệ thanh toán hàng đầu mà VIB đã và đang phát triển đã giúp trải nghiệm thanh toán trực tuyến của khách hàng được dễ dàng, thuận lợi với thời gian ngắn kỷ lục trên thị trường. Khách hàng dễ dàng mở thẻ để thanh toán, mở tài khoản thanh toán, gửi tiết kiệm trực tuyến, chuyển tiền… và các dịch vụ ngân hàng khác 24/7 ngay tại nhà mà không phải đến chi nhánh ngân hàng, không cần gặp nhân viên cũng không cần hồ sơ giấy tờ. Những công nghệ đi đầu của VIB đã góp phần tích cực đẩy mạnh tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến người dùng và thúc đẩy phong trào xây dựng xã hội không tiền mặt do Chính phủ đề ra.

Năm 2017, VIB triển khai kế hoạch chuyển đổi từ VIB 1.0 thành VIB 2.0 trong giai đoạn 2017 – 2026 với định vị “Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam cả về chất lượng và quy mô”. Cho đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định rằng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ ngân hàng số, VIB càng lúc càng tiến gần đến mục tiêu này của mình hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm gần đây Luận văn: Khái quát về dịch vụ số tại Ngân hàng VIB

Bảng 2.1. Các chỉ số tài chính cơ bản của VIB trong giai đoạn 2017-2021

Trong đó, tổng tài sản đạt 123,2 nghìn tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) giao; lợi nhuận trước thuế đạt trên 1.405 tỉ đồng, tăng gấp đôi mức lợi nhuận của năm ngoái, Hoạt động ngân hàng cũng đạt hiệu quả khi có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) là 12,8%, tín dụng toàn ngân hàng VIB tăng mạnh, đạt mức 29% bao gồm cả dư nợ mua từ chi nhánh CBA HCM; tỷ lệ nợ xấu giảm, được kiểm soát dưới mức 3% (2,49% – giảm so với mức 2,58% vào cuối năm 2016).

Đối với VIB, năm 2017 là một năm bước ngoặt với các hoạt động chuyển đổi mạnh mẽ đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn hệ thống và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực. Với tất cả các khối kinh doanh đều vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, riêng khối ngân hàng bán lẻ đã tăng trưởng dư nợ bán lẻ ở mức 83% và tăng trưởng doanh thu cốt lõi 43%. VIB đã chuẩn hóa và công bố nhiều sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao, hai trong số đó là thế chấp và cho vay mua ô tô được coi những khoản có tính cạnh tranh nhất trên thị trường.

Năm 2018

Năm 2018 đánh dấu năm thứ 2 liên tiếp Ngân hàng đạt kết quả kinh doanh xuất sắc kể từ khi thực hiện chiến lược chuyển đổi từ cuối năm 2016 với tên gọi VIB 2.0. Sau một thời gian thay đổi mạnh mẽ và quyết liệt trên toàn hệ thống, VIB đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng về tổng tài sản, dư nợ cho vay, huy động và lợi nhuận. Với tổng tài sản đạt gần 140 nghìn tỷ, trong đó dư nợ cho vay vượt 100 nghìn tỷ, nằm trong nhóm ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản sinh lời cao nhất năm 2018 với mức tăng trưởng năm 2018 là 17%. VIB cũng là ngân hàng cho vay cá nhân tăng trưởng nhanh nhất trong số các ngân hàng, tăng 48% trong năm 2018, sau mức tăng trưởng 83% trong năm 2017. VIB kết thúc năm tài chính 2018 với kết quả xuất sắc ở tất cả các chỉ tiêu chính: tăng trưởng ổn định (huy động 23%, dư nợ 17%), đặc biệt là các chỉ tiêu hoạt động nhanh, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây và tiếp tục lập nhiều kỷ lục mới (tổng kết quả đạt 49%, lợi nhuận trước thuế 95%). Kết quả trên khẳng định sự phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững của mảng bán lẻ, trụ cột kinh tế chính tăng trưởng nhanh đã đóng góp phần lớn vào kết quả kinh doanh và giúp ngân hàng có bước chuyển mình toàn diện. Luận văn: Khái quát về dịch vụ số tại Ngân hàng VIB

Năm 2019

Năm 2019, tổng tài sản của VIB vượt 184 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Dư nợ cho vay của khối ngân hàng bán lẻ đạt 108,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 82% tổng dư nợ. Tháng 12/2012, VIB triển khai dịch vụ Internet Banking thế hệ mới, đây là kênh giao dịch ngân hàng từ xa đơn giản, an toàn và tin cậy, giúp khách hàng luôn chủ động trong việc quản lý thông tin tài khoản và thực hiện các giao dịch ngân hàng qua Internet 24/7 dễ dàng. Cũng trong năm 2012, dưới sự nỗ lực và học hỏi không ngừng của cán bộ nhân viên thuộc trung tâm công nghệ ngân hàng (BTS) đã được nghiên cứu phát triển và ra mắt thành công giải pháp bảo vệ mật mã (OTP) thay thế cho giải pháp thương mại trước đó. Với giải pháp này, VIB có thể tiết kiệm cho đơn vị kinh doanh hơn 1 triệu USD trong vòng 5 năm. Năm 2014, VIB trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tiếp cận khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng thông qua mạng xã hội bằng việc triển khai mô hình “chi nhánh trực tuyến”, cho phép người dùng trải nghiệm không gian giao dịch của VIB ngay trên Facebook và trở thành ngân hàng đầu tiên vượt hơn 100.000 người yêu thích trên Facebook. Bên cạnh đó, VIB cũng cho ra mắt tính năng trò truyện trực tuyến “Live chat” trên website và Facebook, trở thành kênh giao tiếp mới với khách hàng. Trong năm 2015, ứng dụng “My VIB” được bổ sung vào danh sách dịch vụ ngân hàng số và từ đó đến nay được cập nhật tính năng liên tục.

Cuối năm 2019, thu nhập lãi thuần đạt 6.213 tỷ đồng. Điều này chủ yếu do thu nhập lãi cho vay khách hàng tăng 37% so với năm 2018 ở mức 13.861 tỷ đồng. Kết quả này có được là nhờ cho vay khách hàng tăng trưởng ấn tượng, theo đó VIB tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong phân khúc thế mạnh này. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng khi đạt 1.797 tỷ đồng, gấp gần 2,5 lần so với năm 2018. Thành tích này là kết quả của việc triển khai mô hình tích hợp trong phát triển hoạt động phân phối bảo hiểm đưa thị phần bảo hiểm (Bancassurance) của VIB lên top đầu thị trường, với doanh thu phí từ bảo hiểm năm 2019 tăng gấp gần 4 lần so với năm trước. Một sản phẩm khác cũng là một nguồn thu quan trọng, đó là các sản phẩm thẻ tín dụng mới. VIB sẽ tiếp tục triển khai mô hình phát triển thẻ tín dụng đa kênh kết hợp với ngân hàng số, đồng thời đưa ra thị trường các dòng thẻ cạnh tranh với nhiều ưu đãi và tính năng ưu việt dành cho khách hàng. Tiêu biểu là gói giải pháp công nghệ thẻ Smart Card vào tháng 08/2019 tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường bao gồm dịch vụ Thẻ tín dụng điện tử (Virtual card), công nghệ Thẻ không tiếp xúc (Contactless) và dịch vụ mã PIN điện tử (Green PIN). Tiêu biểu là gói giải pháp công nghệ thẻ Smart Card vào tháng 08/2019 tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường bao gồm dịch vụ Thẻ tín dụng điện tử (Virtual card), công nghệ Thẻ không tiếp xúc (Contactless) và dịch vụ mã PIN điện tử (Green PIN).

Năm 2020

Tính đến 31.12.2020, tổng tài sản đạt 244.676 tỷ đồng, tăng trưởng 33% so với năm 2019. Trong đó dư nợ cấp tính dụng (bao gồm Cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 171.545 tỷ đồng, chiếm 70% trong tổng tài sản, tăng trưởng 29.4% so với năm 2019

Tổng vốn chủ sở hữu đạt 17.974 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2019. Năm 2020, VIB hoàn tất việc tăng vốn điều lệ bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20%, nâng mức vốn điều lệ từ 9245 tỷ đồng lên 11.094 tỷ đồng trong năm 2020. Với tốc độ tăng trưởng nhanh về lợi nhuận, đi kèm với việc chia cổ phiếu thưởng từ các quỹ và nguồn lợi nhuận giữ lại, chính sách cổ tức hợp lý, tăng trưởng ở các tài sản có chất lượng đã giúp VIB luôn đảm bảo tốt tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ CAR theo Basel II tính đến cuối năm 2020 ở mức 10.12% cao hơn mức quy định của NHNN là 8%. Luận văn: Khái quát về dịch vụ số tại Ngân hàng VIB

Mặc dù đại dịch Covid có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và thu nhập của ngân hàng, đặc biệt thu nhập lãi nói riêng, tuy nhiên với sự tăng trưởng mạnh về quy mô và chất lượng của dư nợ Khối ngân hàng bán lẻ, quản lý rủi ro chặt chẽ, đi kèm với chi phí vốn được quản lý hợp lý đã đưa thu nhập lãi thuần đạt 8496 tỷ đồng, tăng trưởng 37% trong năm qua. Trong đó, thu nhập lãi tăng trưởng 26% chi phí lãi chỉ tăng 17%.

Thu nhập ngoài lãi tiếp tục là điểm sáng của năm 2020, đặt 2719 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với năm 2020. Trong đó, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đóng góp 88% thu nhập ngoài lãi, đạt 2389 tỷ đồng trong năm 2020 và tăng trưởng 33% so với năm 2019. Kết quả này đạt được nhờ việc tiếp tục phát huy các sáng kiến dịch vụ sản phẩm mới cho khách hàng, đặc biệt là các tiện ích Ngân hàng số, giỡ vững vị trí top đầu trong thị trường Bancassurance (Phân phối bảo hiểm độc quyền qua kênh ngân hàng) và dẫn đầu thị trường thẻ về doanh số chi tiêu của khách hàng.

Năm 2021

Năm 2021 đánh dấu kết thúc giai đoạn 1 (2017-2021) hành trình chuyển đổi chiến lược 10 năm của VIB. Trong 5 năm qua, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng kép hàng năm đạt 63%, thuộc top đầu ngành ngân hàng. Kết quả tích cực của năm 2021 đã đóng góp vào hiệu quả tổng thể trong 5 năm chuyển đổi đầu tiên, đưa VIB trở thành ngân hàng vững mạnh về chất lượng và quy mô trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trong giai đoạn 2017-2021, các hoạt động chuyển đổi chiến lược và phát triển kinh doanh tập trung được dẫn dắt bởi các định hướng chiến lược đã mang lại những thành tựu nổi bật mang tính năng động và bền vững.

Bảng 2.2. So sánh các chỉ tiêu cơ bản của VIB trước khi chuyển đổi và sau khi kết thúc giai đoạn đầu của chuyển đổi (Đơn vị: tỷ đồng)

Theo báo cáo tình hình kinh doanh các năm giai đoạn 2017-2021 của VIB

Tăng trưởng mạnh mẽ hoạt động cho vay và huy động

Tỷ lệ tăng trưởng kép mảng tín dụng khoảng 25%/năm, quy mô tăng gấp 3 lần. Trong đó, theo định hướng và chiến lược chuyển đổi, tỷ lệ cho vay bán lẻ có sự dịch chuyển ấn tượng từ khoảng 20% tổng danh mục cho vay đầu năm 2016 lên tới gần 90% tính đến thời điểm cuối năm 2021. Về quy mô, số dư cho vay bán lẻ đã tăng hơn 6,5 lần.

Hiện tại, VIB đang là ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao nhất và tỷ lệ tăng trưởng bán lẻ cao nhất trong top 5 các ngân hàng TMCP tư nhân đang niêm yết.

Cũng theo chiến lược chuyển đổi, huy động tiền gửi khách hàng cá nhân là động lực chính với số dư tăng gần gấp 4 lần, tăng trưởng kép gần 30%/năm. Hiện số dư tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm hơn 66% tiền gửi khách hàng tại VIB. Tiền gửi không kỳ hạn ghi dấu ấn tích cực với mức tăng 54% trong năm 2021, trong đó tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng cá nhân tăng trưởng tốt, đạt 63%. Kết quả này đến từ việc gia tăng nhanh chóng lượng khách hàng tham gia Ngân hàng số MyVIB và nhóm khách hàng trả lương qua tài khoản trong năm vừa qua.

Dẫn đầu thị phần sản phẩm Bảo hiểm và dẫn đầu xu thế Thẻ tín dụng tại Việt Nam

Tuy chỉ mới gia nhập thị trường Bancassurance từ năm 2018, nhưng doanh thu đã nhanh chóng tăng gấp 5 lần, hiện nay mảng Bảo hiểm đang đóng góp gần một nửa trong cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng.

VIB hiện đang tiếp tục giữ vững vị trí số 1 thị trường về doanh số với thị phần lên tới 12% và trong nhiều năm liền dẫn đầu thị trường về năng suất bán hàng với doanh thu mỗi chi nhánh gấp đôi so với trung bình thị trường.

VIB đứng đầu về doanh thu và năng suất mỗi chi nhánh.

Hình 2.1. So sánh doanh thu/ Chi nhánh của VIB với một số ngân hàng tại Việt Nam

VIB liên tục cập nhật và nâng cấp các nền tảng giao dịch giúp khách hàng gia tăng tiện ích, giảm thời gian giao dịch và nâng cao trải nghiệm tại các điểm chạm, đặc biệt là trên các kênh số của Ngân hàng. Tính đến năm 2021, tổng số lượng khách hàng thường xuyên tăng 60% và số lượng giao dịch tăng 140% lên 75 triệu giao dịch so với năm 2020 trên nền tảng số.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, kênh ngân hàng số được tập trung phát triển trong những năm qua đã gia tăng nhiều tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là trong thời kỳ giãn cách xã hội do Covid-19 trong những năm gần đây. Số lượng giao dịch thanh toán 24/7 tăng hơn 800% trong năm 2021. Doanh số cho vay Tài trợ thương mại năm 2021 đạt 15.000 tỷ đồng, cao gấp 7 lần so với năm 2020.

Trong suốt quá trình hoạt động và chuyển đổi, VIB luôn đảm bảo tuân thủ các chỉ số quản trị rủi ro theo quy định của NHNN. Tính đến cuối năm 2021, các chỉ tiêu an toàn tài chính của VIB đều đảm bảo xung quanh mốc quy định cụ thể: Luận văn: Khái quát về dịch vụ số tại Ngân hàng VIB

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Thực trạng dịch vụ ngân hàng số tại Ngân hàng VIB

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x