Luận văn: Khái quát về dịch logistics ở thị trường miền Nam

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về dịch logistics ở thị trường miền Nam hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên thị trường miền Nam Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1.1. Tổng quan về miền Nam Việt Nam Luận văn: Khái quát về dịch logistics ở thị trường miền Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có diện tích 327.500 km2 với đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào và Campuchia; phía Đông giáp biển Đông. Việt Nam bao gồm 64 tỉnh thành và được chia thành 3 miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Miền Nam Việt Nam được chia thành vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 17 tỉnh và 2 thành phố. Vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc và phía Tây Bắc giáp với Campuchia, phía Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long và phía Đông, Đông Nam giáp với biển Đông và đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39.734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố kinh tế – xã hội khác. Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, 4 tỉnh, thành trên đều thuộc vùng Đông Nam Bộ, chiếm một diện tích khiêm tốn so với cả nước, nhưng đóng góp của 4 địa phương này đối với quốc gia là rất lớn và có những ảnh hưởng đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của cả nước – được gọi là “Tứ giác kinh tế trọng điểm

Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.564 km2, dân số 14 triệu người, mật độ dân số bình quân 597 người/km2. Vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh về công nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 chiếm đến 52,44% của cả nước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ chiếm 34%, thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân của vùng. Năm 2009, GDP thành phố Hồ Chí Minh chiếm trên 50,8% GDP trên toàn vùng, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 41,8%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ chiếm 64,63% toàn vùng, kim ngạch xuất khẩu chiếm 47,19%. Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, công nghiệp phát triển mạnh ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương. Đến nay, vùng Đông Nam Bộ có 89 khu chế xuất, khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 32.625 ha. Đặc biệt vùng có thế mạnh về cây công nghiệp (cây cao su) với sản lượng 723.700 tấn, xuất khẩu 680 tấn đạt kim ngạch 1 tỷ USD.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích 40.518,5 km2, dân số năm 2009 là 17.213.400 người, mật độ dân số 425 người/km2. Vùng có thế mạnh sản xuất lương thực, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, chăn nuôi gia cầm và trái cây. Theo thống kế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng GDP của khu vực đồng bằng sông Cửu Long bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10-12%, riêng 6 tháng đầu năm 2010 đạt 6,8%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 17,8 triệu đồng /năm; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 6,2 tỷ USD. Hiện tại, đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước, 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, trên 50% sản lượng thủy sản; 90% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Doanh Nghiệp

2.1.1.1. Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở khu vực Nam Bộ, có tọa độ địa lý từ 100 22’13’’ đến 11022’17’’ vĩ độ Bắc và 106001’25’’ đến 107001’10’’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp với tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông-Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây-Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Lợi thế vị trí địa lý của thành phố Hồ Chí Minh thể hiện bởi những yếu tố như: nằm trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long (vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước), vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (vùng sản xuất công nghiệp và cây công nghiệp lớn nhất cả nước). Điều này tạo nên sự giao thoa và hội tụ về kinh tế – văn hóa giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, tạo nên lợi thế to lớn về giao lưu kinh tế – văn hóa với các nước trong khu vực; vị trí địa lý TP. HCM đóng vai trò quan trọng trong thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; và là cửa ngõ giao lưu quốc tế thông qua biển Đông nên có nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế – xã hội quốc tế Luận văn: Khái quát về dịch logistics ở thị trường miền Nam

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của TP. HCM ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2009 và 17% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt mức khả quan do đóng góp từ tăng cả giá và lượng trước sự phục hồi phần nào của kinh tế thế giới so với năm 2009. Cụ thể, trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, dệt may đã vượt 10 tỷ USD kim ngạch, gạo đạt xấp xỉ 3 tỷ USD; thủy sản đạt kim ngạch gần 4,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm vượt 3 tỷ USD… Nhóm còn lại, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh gồm có sắt thép, hóa chất, cao su, phương tiện vận tải, hạt điều… Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô giảm mạnh gần 23%… Trong năm 2010, giá xuất khẩu bình quân tăng mạnh so cùng kỳ đã giúp kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 3,4 tỷ USD. Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã và đang có những chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, chế tạo từ 58,2% lên 62,3% so với cùng kỳ năm 2009 và giảm dần xuất khẩu hàng thô, có giá trị gia tăng thấp từ 15,9% xuống 11,3%. Kết quả khả quan trong xuất khẩu năm 2010 không chỉ góp phần vào tăng trưởng GDP cả nước mà còn giúp tiêu thụ hàng hóa, cải thiện đời sống của nhân dân và kết quả này là cơ sở để các cơ quan hữu quan tiếp tục phấn đấu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010, tạo nền tảng thuận lợi cho công tác điều hành, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xuất nhập khẩu trong năm 2011 và các năm tiếp theo.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của TP. HCM năm 2010 ước đạt khoảng 82,8 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2009. Trong tổng số 43 mặt hàng vẫn có 6 mặt hàng giảm kim ngạch so với cùng kỳ 2009 bao gồm ô tô nguyên chiếc các loại, phân bón, xe máy nguyên chiếc mỗi loại giảm từ 10% đến trên 20%,… Với các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, nhóm máy móc, thiết bị và nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng khá mạnh. Đáng chú ý là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; vải; chất dẻo nguyên liệu; nguyên phụ liệu dệt may; xơ, sợi dệt,… tăng rất mạnh, nhưng xăng dầu, phân bón giảm so với cùng kỳ. Nhập siêu cả năm 2010 ước đạt 12 tỷ USD, trước đó, kế hoạch đưa ra từ đầu năm là khoảng 14 tỉ USD, bằng 16,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn so với mức 22,5% của năm 2009. Cũng như xuất khẩu, giá nhập khẩu bình quân tăng so với cùng kỳ là một trong những nguyên nhân làm tăng kim ngạch nhập khẩu trong năm nay. Đóng góp vào mức tăng 12,7 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu 2010 so với năm 2009, có tới 5,3 tỷ USD tăng do yếu tố giá bình quân tăng, 7,4 tỷ USD tăng do tăng về lượng nhập khẩu. Giá nhập khẩu bình quân cũng tăng so với cùng kỳ và là một trong những nguyên nhân làm tăng kim ngạch nhập khẩu trong năm nay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2010 đã chững lại vào những tháng nửa cuối năm và tiếp tục thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nên tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm dần (Cục thống kê TP. HCM, 2010).

2.1.1.2. Tỉnh Bình Dương Luận văn: Khái quát về dịch logistics ở thị trường miền Nam

Với tọa độ địa lý 10o51′ 46″ – 11o30′ vĩ độ Bắc, 106o20′- 106o58′ kinh độ Đông, Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh, thành sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang), là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước. Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. HCM, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội toàn diện.

Năm 2010 mặc dù kinh tế thế giới còn tiềm ẩn những nguy cơ, khó khăn thách thức nhưng tình hình xuất nhập khẩu (XNK) của Bình Dương vẫn đạt được những kết quả khả quan. Giá trị kim ngạch XNK của Bình Dương chiếm trên 10% tổng kim ngạch XNK của cả nước. Trong cán cân XNK, Bình Dương tiếp tục xuất siêu trên 1 tỷ USD, trong bối cảnh cả nước vẫn liên tục phải nhập siêu thì đây là một thành quả khích lệ. Theo báo cáo từ UBND tỉnh, tổng giá trị kim ngạch XNK của Bình Dương trong năm 2010 ước đạt 8,294 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra (19,7%). Trong tổng giá trị kim ngạch XNK, khu vực kinh tế trong nước tăng 10,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 27,3%. Nếu đem so sánh với tình hình XNK chung của cả nước, kết quả này cho thấy XNK của Bình Dương trong năm 2010 đã vượt khó vươn lên một cách ngoạn mục. Như vậy, với trên 70 tỷ USD kim ngạch XNK của cả nước, Bình Dương đã đóng góp trên 8 tỷ USD, chiếm trên 10%. Điều đó cho thấy sự đóng góp của Bình Dương vào kết quả XNK chung là rất lớn, xứng đáng với vai trò của một tỉnh công nghiệp trọng điểm. Tính đến nay, Bình Dương đã có 1.600 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu trực tiếp vào 183 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó thị trường xuất khẩu lớn vẫn chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, Đài Loan, Nhật Bản… Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao như: Cao su (71,4%), hồ tiêu (49,4%), hàng điện tử (24,1%), dây điện và dây cáp (23,5%), sản phẩm gỗ, giày dép, dệt may… Đánh giá về sự tăng trưởng trong XNK cao là nhờ thị trường được mở rộng và doanh nghiệp tiếp tục ký được những hợp đồng lớn đối với các mặt hàng XNK chủ lực. Mặt khác, trong năm 2010, XNK của Bình Dương còn có được thuận lợi là EU đã bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng xe đạp Việt Nam. Lệnh dỡ bỏ thuế này đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vì trong 5 năm qua phải sản xuất cầm chừng. Đây là cơ hội để doanh nghiệp ngành xe đạp Bình Dương nói riêng cạnh tranh bình đẳng tại thị trường châu Âu ( Mai Xuân, 2010)

Với tổng số 14 KCN trên diện tích 3.180 ha, Bình Dương là tỉnh đi đầu trong phong trào phát triển KCN với các tên tuổi nổi tiếng như KCN Sóng Thần (I, II), KCN Việt Nam-Singapore, KCN Nam Tân Uyên… Số lượng container xuất nhập, ra vào tại các KCN tại Bình Dương trong Bảng 2-1 cho thấy mỗi năm các KCN cung cấp cho các cảng, các đơn vị vận tải một sản lượng hàng rất lớn có thể chiếm đến 20% tổng lượng hàng cả khu vực phía Nam.

Bảng 2-1: Ước tính số lượng container xuất nhập tại các KCN Bình Dương (TEU)

2.1.1.3. Tỉnh Đồng Nai Luận văn: Khái quát về dịch logistics ở thị trường miền Nam

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa – là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp TP. HCM, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; tài nguyên rừng và nguồn nước…Ngoài ra Đồng Nai còn phát triển thuỷ sản dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323km2 và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi….Lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên là điểm mạnh của tỉnh Đồng Nai trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Luận văn: Khái quát về dịch logistics ở thị trường miền Nam

Tổng sản phẩm quốc nội GDP Đồng Nai năm 2010 ước tăng 13,5% so với năm 2009, trong đó ngành công nghiệp-xây dựng tăng 14,7%, ngành dịch vụ tăng 14,7%, ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%. Qui mô GDP theo giá thực tế là 75.650 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh là 7,1 tỷ USD tăng 20,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn đạt 7,9 tỷ USD tăng 19,1 so với cùng kỳ (UBND Tỉnh Đồng Nai, 2010)

Bảng 2-2: Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Đồng Nai năm 2010

2.1.1.4. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, mặt còn lại giáp biển Đông với hơn 200 km bờ biển trong đó có 40 km là bãi tắm. Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tấm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa – Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới.

Năm 2010 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã có sự tăng trưởng khá. Tổng kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2009. Đây là lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó: doanh nghiệp trong nước đạt 293,16 triệu USD, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 797,64 triệu USD. Có 5 mặt hàng tăng trưởng cả về kim ngạch và sản lượng so với năm 2009 là: vải giả da, sản phẩm giả da, túi xách, dầu điều, thép. 3 mặt hàng tăng trưởng về kim ngạch, nhưng sản lượng giảm là: hải sản, cao su, hạt điều. Còn các mặt hàng khác giảm cả về kim ngạch và sản lượng. Thị trường xuất khẩu có xu hướng chuyển dịch từ châu Á sang châu Âu.

Tháng 3-2011, kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh 77,69 triệu USD, tăng 13,85% so với tháng trước và giảm 3,71% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh nghiệp trong nước nhập 2,19 triệu USD, tăng 21,4% so với tháng trước và giảm 66,93% so với cùng kỳ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 75,5 triệu USD, tăng 13,65% so với tháng trước, giảm 9,49% so với cùng kỳ. Tính chung quý I-2011, kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh 194,02 triệu USD, giảm 4,11% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh nghiệp trong nước 6,61 triệu USD, giảm 64,13%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 187,41 triệu USD, tăng 1,9%. Trong quý I-2011, kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh giảm 4,11% so với cùng kỳ chủ yếu do giảm nhập khẩu máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng. Riêng nhóm nguyên nhiên vật liệu và vật tư là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm đến 98,63%, tăng 4,8%. Một số mặt hàng nhập khẩu tăng cao là: thép, lúa mì, nguyên liệu giày da. Điều này cho thấy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài và gia công là chính, nên khi xuất khẩu của nhóm hàng này tăng thì nhập khẩu nguyên liệu cho nhóm này cũng tăng theo. (VLR, 2010)

Trên địa bàn tỉnh có 14 KCN được thành lập với tổng diện tích đất 8.800 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 6.000 ha. Sản lượng hàng xuất nhập theo Bảng 2-3 giao thương tại tỉnh cũng là rất nhiều và đầy tiềm năng cho dịch vụ logistics phát triển.

Bảng 2-3: Ước tính số lượng container xuất nhập tại các KCN Bà Rịa – Vũng Tàu (TEU)

2.1.2. Thực trạng hoạt động logistics trên thị trường miền Nam Việt Nam

2.1.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn: Khái quát về dịch logistics ở thị trường miền Nam

Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, TP. HCM được xây dựng trên giao lộ nối liền giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ cũng như nối liền với miền Bắc và miền Trung nên có một hệ thống giao thông ngày càng phát triển cả về đường bộ, đường sông, đường sắt cũng như đường hàng không. Chính vì vậy mà khối lượng vận chuyển hàng hoá của vận tải địa phương thành phố Hồ Chí Minh không ngừng gia tăng. TP. HCM cũng là một trung tâm quốc tế có đường bộ đi Campuchia; cảng Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất của thành phố đảm nhận 60-70% khối lượng vận chuyển quốc tế về hàng hoá và hành khách mỗi năm. Việc hệ thống song hành đường bộ-đường sắt liên Á ngang qua thành phố trong tương lai gần sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố nâng cao năng lực cũng như đa dạng hoá phương tiện vận chuyển quốc tế của mình. Thành phố cũng có một hệ thống kho tàng bến bãi rất phát triển đáp ứng nhu cầu vận chuyển liên vùng.

Là vị trí trung tâm hạt nhân của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh hàng năm đón nhận một khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá rất lớn qua đầu mối của thành phố, qua 4 phương thức vận chuyển : đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không; trong đó đường bộ luôn giữ vai trò chủ đạo. Các quốc lộ trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam nói chung đều đồng qui về trung tâm thành phố Hồ Chí Minh kể cả quốc lộ 51 cũng nối với TP. HCM qua quốc lộ 1A, lợi dụng cầu bắc qua sông Đồng Nai. Năng lực hoạt động của các cảng biển khu vực TP. HCM rất lớn và có chiều hướng gia tăng nhanh những năm gần đây. Tổng lượng hàng hoá thông qua các cảng khu vực TP. HCM đi các nơi tăng mạnh. Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm diện tích kho bãi chứa hàng hoá và trang thiết bị xếp dỡ của hệ thống các cảng cũng tăng lên và được hiện đại hoá đáng kể. Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có những cảng biển lớn như hệ thống cảng biển Vũng Tàu, cảng Sài Gòn. Trong đó cảng biển Sài Gòn là cảng lớn nhất vùng với 100 ngàn m2 kho và 325 ngàn m2 bãi chứa hàng (trong đó bãi chứa container rộng 25 ngàn m2), và với năng lực bốc dỡ theo thiết kế là 10 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 15.000-20.000 tấn. TP. HCM là một điểm chuyển tải chính giữa các hệ thống vận chuyển đường thủy nội địa với đường biển, đường bộ và đường sắt. Bên cạnh đó ngành hàng không trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam cũng phát triển nhanh chóng, trong đó đáng kể nhất là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay thành phố đang hình thành các hệ thống giao thông quan trọng như tuyến đường Xuyên Á, đại lộ Đông – Tây, cũng như việc mở rộng các tuyến đường trọng yếu trên địa bàn thành phố… sẽ góp phần thay đổi bộ mặt thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới.

Bên cạnh lợi thế vị trí địa lý thuận lợi và các qui hoạch phát triển cơ sở hạ tầng vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết như tồn tại vấn nạn kho bãi lãng phí trên địa bàn thành phố. Theo thống kê, TP. HCM có 77 kho bãi với tổng diện tích 317.362m2, trong đó các doanh nghiệp trung ương quản lý 33 kho với diện tích 198.413m2, các đơn vị của thành phố quản lý 44 kho với diện tích 118.949m2. Trong số 77 kho bãi này, có 23 kho sử dụng sai mục đích, cho thuê lại với diện tích 24.270,6m2 và 10 kho bỏ trống với diện tích 33.495,3m2; Kết cấu hạ tầng tuy có phát triển nhưng chưa theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đang ngày càng quá tải; Hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên vùng, liên quốc gia phát triển chậm, hạn chế liên kết phát triển liên vùng cũng như giảm khả năng phát huy nội lực của vùng; Việc phát triển hệ thống cảng biển chưa hợp lý trên địa bàn. Đường sắt chậm phát triển, gây tình trạng ách tắc tại một số cầu, bến; Các KCN, mạng lưới đô thị, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và rộng khắp, song quản lý xây dựng kém hiệu quả, thiếu sự gắn kết giữa phát triển KCN và phát triển đô thị, hạ tầng, thiếu tầm nhìn chiến lược về không gian và thời gian.

2.1.2.2. Tỉnh Bình Dương Luận văn: Khái quát về dịch logistics ở thị trường miền Nam

Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước. Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. HCM, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp – xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ.

Có lợi thế là nơi tập trung các công ty lớn với lượng hàng xuất nhập khẩu thường xuyên, các KCN tại Bình Dương là đích ngắm của các hãng tàu trong việc hình thành hệ thống kho bãi nhằm qui tập hàng xuất nhập cho các hãng tàu trước khi đưa về cảng để xuất tàu. Đơn cử ALP Logitsics mở kho tập kết hàng tại KCN Sóng Thần, Maersk Line cũng mở kho ngoại quan tại địa bàn này nhằm làm điểm giao nhận hàng cho các doanh nghiệp ngay trong KCN. Trên địa bàn có các trung tâm logistics đã được đưa vào hoạt động như: Trung tâm Logistics SGL tại KCN Sóng Thần của liên doanh Schenker Việt Nam và Gemandept; Trung tâm Logistics YCH-Protrade tại Thuận An, Bình Dương của liên doanh giữa Công ty SX XNK Bình Dương (Protrade) và Tập đoàn YCH, Singapore. Ngoài ra các công ty cung cấp dịch vụ vận tải container cũng nhắm đến các KCN trên địa bàn để đặt bãi tập kết phương tiện nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vận tải container của các doanh nghiệp trong KCN. Bên cạnh đó sự ra đời của các cảng cạn trong khu vực (Cảng Thạch Phước) cũng tạo nhiều thuận lợi và hạn chế chi phí bằng phương thức vận chuyển bằng sà lan về Cảng Cái Mép-Thị Vải. Cũng giống như các tỉnh thành khác, trên địa bàn tỉnh vẫn gặp phải các “nút thắt” về sự phát triển thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng phát triển của tỉnh

2.1.2.3. Tỉnh Đồng Nai Luận văn: Khái quát về dịch logistics ở thị trường miền Nam

Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Đồng Nai là tỉnh có diện tích trung bình mỗi KCN thuộc diện lớn nhất cả nước với 29 KCN trên diện tích 15.670 ha với các KCN như Biên Hòa I, II, KCN Nhơn Trạch I, II, III và KCN Amata…Có kho ngoại quan ICD Biên Hòa hàng xuất nhập khẩu trong tỉnh qui về đầu mối này để khai quan một cách dễ dàng và nhanh chóng trước khi đưa về cảng xuất tàu.

Ngoài ra, cảng Đồng Nai cũng là một đầu mối giúp giảm chi phí và thời gian thấp nhất từ việc vận chuyển bằng xe tải thay vì bằng sà lan trực tiếp xuống khu cảng lớn như Cái Mép. Có thể thấy trong tương lai gần, cơ hội cho phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh là rất lớn.

2.1.2.4. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa – Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới.

Kinh doanh lĩnh vực logistics trên địa bàn Tỉnh hiện tại được đánh giá cơ bản sau: Cơ sở hạ tầng Tỉnh hội tụ các tiền đề, lợi thế về phát triển ngành dịch vụ logistics như hệ thống cảng nước sâu phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế loại 1A, mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt đã được qui hoạch và từng bước đầu tư đồng bộ kết nối liên hoàn với mạng lưới giao thông khu vực thuận tiện, mở rộng đường quốc lộ 51, đường cao tốc Biên Hòa – Long Thành – Dầu Giây, đường liên cảng, hệ thống đường sắt đã được qui hoạch cùng sân bay quốc tế Long Thành. Tuy hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để phát triển nhưng hiện tại Tỉnh mới chỉ tập trung hệ thống cảng mà khu vực logistics vẫn còn rất nhỏ bé so với nhu cầu. Hạ tầng cơ sở vật chất đường bộ phục vụ việc chuyên chở container, hàng siêu trường siêu trọng, dòng lưu chuyển hàng hóa đã trở lên yếu kém và lạc hậu. Nguồn nhân lực phục vụ ngành logistics tại Tỉnh còn thiếu và chưa đồng bộ. Các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh chưa có đủ năng lực để xây dựng và triển khai các dự án logistics có giá trị gia tăng cao và mang tầm chiến lược. Các nguồn lợi lớn từ ngành dịch vụ logistics trên sân nhà chưa được các doanh nghiệp GNVT trong nước khai thác. Các doanh nghiệp của Tỉnh chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp vệ tinh như cho thuê kho bãi, làm đại lý hải quan, hay chỉ mới đáp ứng một phần của nhu cầu nội địa hoặc chỉ tập trung vào một vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ logistics. Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động còn hạn chế, khả năng tập trung nguồn lực, nhân lực, vật lực yếu và rời rạc. Luận văn: Khái quát về dịch logistics ở thị trường miền Nam

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh của GNVT Việt Nam

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x