Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về Cty TNHH MTV Đường sắt phía nam hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Chiến lược kinh doanh Công ty TNHH MTV Đường sắt phía nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Giới thiệu tổng quan về vận tải đường sắt và các tác vụ vận tải
Vận tải đường sắt là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt và nó mang trong mình đầy đủ các đặc trưng của một ngành sản xuất vật chất. Luận văn: Khái quát về Cty TNHH MTV Đường sắt phía nam
Công cụ lao động trong ngành vận tải bao gồm phương tiện cố định và phương tiện di động, phát triển từ thô sơ, tự cung như xe đẩy tay, xe kéo, thuyền mái chèo… cải tiến dần thành các công cụ hiện đại hơn, lợi dụng được sức đẩy của thiên nhiên và động năng của phương tiện như xe đạp, thuyền buồm, xe máy, ô tô… cho đến các phương tiện hết sức hiện đại ngày nay, đó là tầu thủy chạy bằng năng lượng hạt nhân, tầu vũ trụ có tốc độ nhanh hơn tiếng động, là các thế hệ tầu hỏa cao tốc với tốc độ kỹ thuật trên 500 km/h… Các phương tiện có sức chuyên chở, độ an toàn và tiện nghi ngày càng cao hơn. Phương tiện cố định trong ngành vận tải cũng trải qua các giai đoạn phát triển từ hoang sơ, hoàn toàn lợi dụng thiên nhiên, lợi dụng luồng lạch, đường mòn… cho đến các tuyến đường cao tốc, các hầm xuyên núi, cầu vượt với độ dài vài cây số… từ không có tác động của con người đến việc quản lý chặt chẽ và tự động hóa toàn bộ quá trình di chuyển của phương tiện…
Phương tiện thông tin liên lạc trong ngành vận tải ngày càng hiện đại theo xu hướng giảm nhẹ, tiến tới loại trừ tác động của yếu tố chủ quan con người, đảm bảo độ an toàn chính xác cao nhất, thời gian tác nghiệp nhỏ nhất.Trước đây thông tin được truyền đi dưới dạng hiệu lệnh nghe nhìn thì nay được thực hiện bằng những công cụ hiện đại như thông tin số, định vị chạy tầu bằng vệ tinh mặt đất…
Đối tượng lao động của ngành vận tải cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn, có yêu cầu cao hơn về tốc độ, độ an toàn, tiện nghi và giảm giá thành trong quá trình chuyên chở. Trong thời kỳ phôi thai của ngành vận tải, nhu cầu phát sinh chủ yếu là vận chuyển hàng hóa trong cự ly nhỏ, khối lượng ít; các mặt hàng đa phần là nông sản mang đi đổi chác phục vụ nhu cầu sinh sống hàng ngày. Ngày nay với việc tổ chức chuyên môn hóa cao về sản xuất, đa dạng hóa về sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu chuyên chở trong ngành vận tải cũng trở nên phức tạp hơn về mặt hàng, về yêu cầu bảo quản, cự ly vận chuyển vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia nhưng thời gian chuyên chở lại phải đòi hỏi giảm đi5.
Ngoài hai đối tượng truyền thống là hàng hóa và hành khách, các Doanh nghiệp vận tải cần quan tâm thích đáng đến công tác dịch vụ vận tải thuần túy, vì đây là đối tượng mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Công tác dịch vụ vận tải bao gồm rất nhiều nội dung, từ tổ chức vận chuyển “từ kho đến kho”, “Ga đến ga ”đại lý vận tải, dịch vụ hàng hóa…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị kinh Doanh
2.2. Giới thiệu tổng quan về ngành Đường sắt việt nam Thời kỳ trước 1945 Luận văn: Khái quát về Cty TNHH MTV Đường sắt phía nam
Ngày 20 tháng 7 năm 1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ Ga Sài Gòn, vượt Sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức, đến Ga cuối cùng tại Trung tâm Thành phố Mỹ Tho đánh dấu sự ra đời của Ngành Đường sắt Việt Nam. Đến tháng 5 năm 1886 toàn bộ các cầu trên tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đã hoàn thành cho phép tàu chạy một mạch tới Mỹ Tho.
Năm 1902, Pháp xây dựng xong Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng; Năm 1902, Pháp xây dựng xong Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng; Năm 1906, Pháp xây dựng xong Đường sắt Hà Nội – Lào Cai; Năm 1931, Pháp xây dựng xong Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt; Năm 1933, Pháp xây dựng xong Đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh; Năm 1899 – 1936, Pháp xây dựng xong tuyến Đường sắt Bắc Nam
Thời kỳ từ 1945 đến 1954
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã Chính thức ký Quyết định thành lập Bộ Giao thông Công chính thuộc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có Sở
Giáo trình “Tổ chức vận chuyển hàng hóa và thương vụ trên đường sắt” nhóm tác giả khoa Kinh tế vận tải ĐH giao thông vận tải hà nội năm 2007
Hỏa Xa – Cơ quan Quản lý Nhà nước và khai thác về Đường sắt Việt Nam. Và từ đây, Hệ thống Đường sắt Việt Nam đã thực sự trở thành tài sản của người Việt Nam, phục vụ người dân nước Việt.
Giai đoạn 1954 – 1964
Trong 10 năm (1954 – 1964), Hệ thống Đường sắt miền Bắc đã được xây dựng và khôi phục lại với những tuyến đường chính là Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn. Những tuyến đường này đã có vai trò quan trọng phục vụ đi lại, khôi phục kinh tế miền Bắc trong nhiều năm thời điểm đó và còn phát huy tác dụng đến bây giờ. Một Tuyến Đường sắt khác được xây dựng là Hà Nội – Thái Nguyên với 164 km cũng hoàn thành trong giai đọan này.
Vận tải Đường sắt trong 10 năm (1954 – 1964) đã đảm nhận trên 20% khối lượng vận chuyển toàn ngành GTVT, thực hiện sản lượng luân chuyển hàng hoá trên 50%. Luận văn: Khái quát về Cty TNHH MTV Đường sắt phía nam
Công nghiệp Đường sắt được hình thành với một số chuyên ngành tuy còn hạn hẹp nhưng đã tự túc sản xuất được một số mặt hàng phục vụ ngành, nổi bật nhất là Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đã hình thành được nhiều phân xưởng quan trọng làm tiền đề cho công nghiệp đóng tàu Đường sắt sau này như phân xưởng sửa chữa đầu máy, đóng mới toa xe, rèn, đúc v.v… Đường sắt miền Bắc chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Hoa Kỳ và chi viện cho giải phóng miền Nam. Đây là thời kỳ đầu đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Ngành Đường sắt kể từ khi thành lập. Hai đặc điểm nổi bật của Ngành thời kỳ này là phục vụ sự nghiệp củng cố và phát triển kinh tế miền Bắc và chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam. Cũng trong giai đoạn này, Ngành Đường sắt đã nhận được một sự đầu tư đáng kể của Nhà nước và viện trợ giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc.
Thời Bao cấp
Giai đoạn 1975 – 1985, Đường sắt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Sự tàn phá của chiến tranh trong một giai đoạn dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống giao thông trong đó có đường sắt cả hai miền Nam, Bắc.
Thời đổi mới đến nay
Sau khi chuyển đổi cơ cấu và chuyển sang cơ chế thị trường, Đường sắt Việt Nam bắt tay vào Chương trình khôi phục và hiện đại hoá Đường sắt để Ngành Đường sắt trở thành một ngành vận tải hàng đầu của Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự tăng truởng kinh tế của đất nước và hoà nhập với các Đường sắt trong khu vực Đông Nam Á. Tiếp tục khôi phục và khai thác theo tuyến đường sắt cũ và đang nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt đôi để bảo đảm rút ngắn thời gian chạy tầu đồng thời nâng cao năng lực vận tải hành khách và hàng hóa nhằm đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày càng cao của xã hội.
Qua thống kê trên ta thấy sự tăng trưởng của các nhành vận tải có sự rất khác biệt và sự khác biệt này thể hiện rõ nhất là từ những năm 2004 trở đi, trong khi đó ngành vận tải đường bộ có sự tăng trưởng mạnh và khá ổn định và sau đó là đường sông và đường biển, ngành đường sắt có khối lượng vận tải giảm đi hàng năm kể từ năm 2005 nguyên do là công nghệ lạc hậu và sự thay đổi khá chậm so với các ngành vận tải khác, mức đầu tư của ngành đường sắt tương đối lớn và trong khi đó các ngành vận tải khác thay đổi nhanh và dễ bắt nhịp được với nền kinh tế thị trường tỷ lệ vốn đầu tư đa dạng được nhiều thành phần tham gia kinh doanh.
Bảng 2-1. Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải
Bảng 2-2. Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo thành phần kinh tế
Hình 2-2. Biểu đồ khối lượng vận chuyển theo thành phần kinh tế 7
Xét theo khối lượng vận của các thành phần kinh tế ta thấy thành phần ngoài nhà nước có tỷ trọng lớn nhất và liên tục tăng trưởng đều qua các năm,ta thấy thành phần kinh tế này hoạt động rất hiệu quả và năng động phù hợp với nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế nhà nước có tỷ trọng nhỏ hơn và tăng trưởng tương đối so với thành phần ngoài nhà nước nhưng đã giảm mạnh từ năm 2007 trở đi khu vực kinh tế này ngày càng hẹp dần do xu hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đó là một xu thế tất yếu hiện nay, ngoài ra còn có thành phần kinh tế nước ngoài tham gia vào thị trường vận tải nhưng chỉ duy nhất một năm 2003 có sự tăng trưởng một các đột biến còn lại giảm liên tục từ năm 2004 đến nay.
2.3. Giới thiệu chung Cty TNHH MTV Đường sắt phía nam Luận văn: Khái quát về Cty TNHH MTV Đường sắt phía nam
Cty Đường sắt phía nam được thành lập từ chi nhánh Cty Cp dịch vụ đường sắt khu vực I, tiền thân là Xí nghiệp dịch vụ vận tải và thương mại đường sắt phía nam, chuyên vận tải hàng hóa bằng đường sắt Bắc –Trung –Nam và hoạt động mua bán thương mại khác, cho thuê kho bãi,,,
Quá trình hình thành của Công ty
Năm 1999 Bộ giao thông vận tải quyết định thành lập Cty CP dịch vụ đường sắt khu vực I , tại 158 Lê Duẩn – Đống đa –Hà nội.
Năm 2000 thành lập chi nhánh Công ty tại Sóng thần tỉnh bình dương.
Năm 2003 đổi tên từ chi nhánh thành Xí nghiệp dịch vụ vận tải và thương mại đường sắt phía nam.
Năm 2012 chuyển đổi thành lập Cty TNHH MTV Đường sắt phía nam.
Chức năng nhiệm vụ và lãnh vực hoạt động của Công ty
Công ty có chức năng chính là vận tải hàng hóa ngoài ra còn có thêm hoạt động thương mại mua bán lân, bột đá, bán vé máy bay và tầu hỏa, cho thuê kho bãi. Những lãnh vực kinh doanh chính là vận tải hàng hóa bằng đường sắt trên toàn quốc, khách hàng của công ty hiện nay rất đa dạng từ công ty, cá nhân, các tổ chức khác,,,
2.4. Khái quát về tình hình Kinh doanh của Công ty
Trong những năm qua tình hình kinh doanh của công ty luôn luôn tăng trưởng doanh thu tăng liên tục hàng năm, từ chỗ một tuần có 3 đôi tầu chạy hiện nay con số này đã đạt 12 đôi chạy một tuần các tuyến Sài gòn – Hà nội, Sài gòn –Đà nẵng, Sài gòn Vinh, Quán hành –Diêu trì –Nha trang, khách hàng hiện nay có số lượng tương đối nhiều và chiếm thị phần lớn là các công ty có uy tín trên thị trường hiện nay, như Cty CP giao nhận vận tải Bia Sài gòn, Cty CP Sữa Việt Nam, Cty CP Sữa Nestle’, Cty Phân lân Lâm thao, Cty CP Đồng tâm, Cty TNHH Bia Việt Nam,,,vv.
Do tính an toàn và có lợi thế về giá thành nên lượng khách hàng vận chuyển ngày một nhiều có những khi không đáp ứng đủ cho khách hàng. Công ty đã và đang xây dựng kho bãi trên một số ga để hỗ trợ cho lãnh vực vận tải của mình.
Bảng 2-3. Kết quả kinh doanh 2008-2011
Bảng 2-4. so sánh một số chỉ tiêu các năm 2008-2011
Với chỉ tiêu doanh thu 2009 so với 2008 có phần giảm sút 8,7% do ảnh hưởng của tình hình kinh tế nói chung và tăng trở lại ở năm 2010- 2011,chỉ tiêu chi phí bán hàng doanh nghiệp đã giảm được đáng kể về chi phí này là 9,1% trong năm 2009, chi phí hoạt động tài chính luôn tăng do tình hình doanh nghiệp dử dụng vốn vay lớn đồng thời ngân hàng thường cho vay với lãi suất tương đối cao nhằm mục đích kiềm chế lạm phát của chính phủ làm cho tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận được tăng lên không đáng kể ở giai đoạn này. Tình hình năm 2010-2011 tỷ lệ doanh thu tăng lên hàng năm tăng 24-25% đây cũng là do chi phí đầu vào tăng lên tương ứng bởi giá cả thị trường xăng dầu liên tục tăng trong những năm này, chi phí bán hàng tăng 33-45% do doanh nghiệp tăng cường chi phí chiêu thị, hoa hồng cho khách hàng để thu hút khách hàng, tuy nhiên doanh nghiệp cũng đạt được tỷ lệ tăng về lợi nhuận một cách khả quan ở năm 2010-2011.
2.5. Các chiến lược Công ty đã thực hiện giai đoạn 2008 – 2011
2.5.1. Chiến lược kết hợp đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh 2008 Luận văn: Khái quát về Cty TNHH MTV Đường sắt phía nam
2.5.1.1. Cơ sở thực hiện và nội dung thực hiện.
Với tình hình kinh tế năm 2008 đang trong giai đoạn lạm phát cao sản xuất đình trệ do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch kinh doanh vận tải,cũng như các công ty khác phải vượt qua khó khăn và thách thức để tìm hướng đi cho mình. với lợi thế về số lượng đoàn tầu nhiều hơn nữa những mặt hàng được vận chuyển từ phía bắc và miền trung vào giảm sút mạnh, để tận dụng công suất vận chuyển Cty đã vạch ra chiến lược vừa kinh doanh vận tải hàng hóa vừa làm thương mại để tận dụng sức kéo của đoàn tầu khi lượng khách hàng giảm sút.
Công ty mua bột đá từ vinh chuyên chở vào Sài gòn để bán cho các khách hàng khu vực phía nam,phục vụ chủ yếu cho các công ty sản xuất sơn, sản xuất bột trét tường, thạch cao, sản xuất thức ăn gia súc,,, đồng thời mua bộ đá từ Hà nam chở từ Hà nội vào Sóng thần sau đó cung cấp cho vùng đồng bằng sông cửu long và các tỉnh miền tây nam bộ, chủ yếu được bán cho các khách hàng là nhà phân phối và đại lý.
Các khách hàng mua bột đá như;Cty sơn kelly more, Cty TNHH Sơn Tùng, Cty TNHH Seamaster, Cty TNHH Minh Lực, Cty TNHH Hà bình, Cty TNHH Minh lực, Cty CP Sammi, Cty TNHH Hậu phát,Cty TNHH Sơn Tison, Cty TNHH SX Tamy, Cty CP Hưng lợi phát,,,
2.5.1.2. Kết quả thực hiện.
Chiến lược này đã làm cho lấp được khoảng trống của các toa tầu do một số khách hàng bị giảm sút nhất là khu vực từ Vinh vào Sài gòn và từ giáp bát vào Sài gòn, tuy doanh số được giữ ổn định hơn nhưng do giá trị của hàng hóa thương mại là bột đá có giá trị thấp, công tác thu hồi nợ gặp khó khăn do khách hàng thường trả chậm, hàng hóa hư hỏng thiếu hụt nhiều nên tăng chi phí đền hàng đẩy giá vốn lên cao do vậy kết quả đạt được của hình thức kinh doanh này không có hiệu quả cao như mong muốn.
Bảng 2-5. So sánh kết quả kinh doanh vận tải và kinh doanh thương mại 2008
Qua kết quả trên thấy rằng tỷ lệ doanh thu của việc mua bán hàng thương mại chiếm 5,28% nhưng giá vốn hàng bán chiếm 5,52% và lợi nhuận gộp chỉ đạt 2,76% như vậy hiệu quả về lợi nhuận tương đối thấp hơn nữa các chi phí khác phải chịu như chi phí bán hàng,chi phí quản lý, chi phí tài chính thì hoạt động này dẫn tới lỗ.Với loại hình kinh doanh kết hợp này không mang lại hiệu quả do một phần
Công ty chưa có thị trường chưa đủ kinh nghiệm nên Ban giám đốc đã đi đến thay đổi hình thức kinh doanh này và thực hiện Chiến lược kinh doanh ưu tiên khách hàng lẻ giá cao cho năm 2009 và năm 2010.
2.5.2. Chiến lược ưu tiên khách hàng lẻ giá cao 2009-2010
2.5.2.1 Cơ sở thực hiện và nội dung thực hiện. Luận văn: Khái quát về Cty TNHH MTV Đường sắt phía nam
Năm 2009- 2010 Cty đã thay đổi chiến lược của mình giảm và cắt bỏ bớt không tham gia mua bán hàng hóa mà tập trung hơn vào thế mạnh vận tải bằng đường sắt, ban lãnh đạo đề ra phương hướng khoán cho các trung tâm kinh doanh thực hiện khai thác hàng hóa, do các trung tâm được bố trí đầy đủ nhân lực cho các bộ phận bao gồm Trung tâm Kinh doanh Miền nam – Trung tâm kinh doanh phía bắc –Trung tâm kinh doanh Đà nẵng – Trung tâm kinh doanh Miền trung ( Vinh ). Mỗi vùng miền có các đặc trưng khác nhau, do vậy để các trung tâm kinh doanh tự khai thác và thực hiện.Các Trưởng trung tâm chịu trách nhiệm về công tác tìm kiếm khách hàng và thu hồi công nợ,chiến lược này đã tận dụng được năng lực tự chủ của các trung tâm tự tìm kiếm nguồn hàng, quản lý khách hàng và kể cả nhân viên.
Khách hàng lẻ Trung tâm Miền nam bao gồm; Các khách hàng lẻ là cá nhân vận chuyển các mặt hàng Gạo – Đậu đỗ – Sơ dừa – T/ăn gia súc – Mè – Nước rửa chén – vỏ ga,,,
Khách hàng lẻ trung tâm Đà nẵng bao gồm : Đá lát – Quặng – Đá chẻ – Thạch dừa- Gạch ngói,,,
Khách hàng lẻ Trung tâm Vinh gồm : Ván gỗ – Xe máy – Bao bì-Bột đá,,,
Khách hàng lẻ Trung tâm Giáp bát : Thuốc tây – Chăn mền – Tủ điện – Quần áo -Thuốc lá – Đậu đỗ – Phân lân-Tạp hóa khác …
So sánh giữa giá của khách hàng lẻ và khách hàng thường xuyên nguyên cont nguyên toa thì giá cả của khách hàng lẻ luôn cao hơn từ 900.000- 1400.000 đồng /toa(cont) ở khu vực Miền nam vận chuyển ra còn đối với khu vực từ Miền bắc,Miền trung vận chuyển vào thì chỉ chênh lệch từ 300.000-700.00 đồng /toa(cont).Kết quả chỉ thực sự cao ở khu vực phía nam vì thường khách hàng lẻ mang tính chất mùa vụ thì giá thu cao và thu tiền ngay ít kéo dài thời gian, nên thường các khách hàng đi thường xuyên hay bị loại ra do giá cả thấp hơn do đó xảy ra vấn đề doanh thu không ổn định lâu dài và chỉ mang tính mùa vụ do vậy khi hết mùa vụ thì lại xảy ra vấn đề thiếu hụt hàng hóa làm doanh thu giảm sút, nếu giữ được doanh thu thì vấn đề giá cả lại bị xuống thấp do vậy thực sự chưa mang lại tính ổn định và bền vững.
Hình 2-3. Doanh thu thực hiện năm 2010-2011
Doanh số chủ yếu tăng ở trong quý 2 và quý 3 giảm đi ở quý 4 và quý 1 do tính mùa vụ của các khách hàng không thường xuyên này làm cho tính ổn định không cao do đó dẫn tới hiệu quả mất một số khách hàng thường xuyên do họ đã chuyển sang các đối tác khác hoặc loại hình vận chuyển khác.
2.5.3.Chiến lược ưu tiên khách hàng lớn 2011. Luận văn: Khái quát về Cty TNHH MTV Đường sắt phía nam
2.5.3.1.Cơ sở thực hiện.
Các chiến lược trên đã được thay đổi ở năm 2011 Cty đã bàn họp đề ra phương án kinh doanh theo hướng khác, chủ yếu tập trung vào vận tải đường sắt tâm điểm chú ý là những khách hàng lớn truyền thống bảo đảm được lượng hàng hóa đều đặn, giảm bớt rủi ro về kinh doanh, một số khách hàng là nhà trực tiếp sản xuất và phân phối sản phẩm như Cty CP Lâm thao, Cty CP Sữa Việt nam, Cty Bia và nước giải khát Việt nam, Cty CP Giao nhận Bia Sài gòn, Cty CP Nestle’, Cty CP Gạch Đồng tâm,,, Lợi thế của việc thu hút các khách hàng do vị trí các ga chính gần các khu công nghiệp lớn họ là những nhà sản xuất tiêu thụ sản phẩm luôn có tính ổn định cao, ngoài ra còn có một số khách hàng lớn là nhà chuyên cung cấp dịch vụ vận tải như Cty CP DHL, Cty TNHH Anh Tài, Cty DVVT Hoàng Kim,,,.
2.5.3.2. Nội dung thực hiện.
Với chiến lược hàng lẻ giá cao không ổn định được doanh thu do vậy ban lãnh đạo Công ty đã chuyển sang hình thức mới nhằm bảo đảm doanh thu đều hàng tháng/quý và giữ được các khách hàng ổn định cùng với mục tiêu thu hút các khách hàng có khối lượng vận chuyển lớn, khách hàng là nhà sản xuất có lượng hàng hóa ổn định và lâu dài, dùng các phương thức marketing thu hút những khách hàng này để bảo đảm cho doanh số luôn ổn định tạo ra tính bền vững trong kinh doanh với tỷ lệ khách hàng lớn và truyền thống ( hay còn gọi là khách hàng nền ) đạt tỷ lệ 70-80% doanh số, còn lại là khách hàng lẻ.
2.5.3.3. Kết quả thực hiện năm 2011
Bảng 2-7. so sánh khách hàng lớn và khách hàng lẻ
Qua kết quả thống kê trên thì lượng khách hàng có doanh thu trên 1,5 tỷ /năm chiếm 10,6% nhưng đã mang lại doanh thu chiếm tới 68,09 %, còn lại là khách hàng có lượng doanh thu nhỏ dưới 1,5 tỷ/năm chiếm tới 89,4% nhưng chỉ mang lại lượng doanh thu bằng 31,91%.
Tuy nhiên phương án này lại gặp vấn đề là khách hàng lớn thì thanh toán có phần chậm trễ hơn so với khách hàng nhỏ lẻ, với mức lãi suất khá cao ở việt như hiện nay vấn đề thu hồi nợ chậm sẽ đẩy chi phí lãi vay lên rất nhiều lần.Nhưng với lượng hàng hóa ổn định hơn giá cả bảo đảm do vậy trong năm 2011 cũng mang lại một số hiệu quả đáng khích lệ về lợi nhuận cũng như doanh số.
2.5.4. Chiến lược marketing từ 2008-2011
2.5.4.1. Cơ sở và nội dung thực hiện. Luận văn: Khái quát về Cty TNHH MTV Đường sắt phía nam
Với đặc thù của ngành vận tải đường sắt lượng khách hàng tuy không lớn nhưng tập trung rất đa dạng ở nhiều vùng miền khác nhau do vậy cần phải khai thác khách hàng là việc rất cần thiết đối với Công ty,khách hàng rất đa dạng với đủ các thành phần khác nhau từ cá nhân đến các Công ty đều tham gia trong quá trình vận chuyển hàng hóa do vậy Công ty đã có những chiến lược tìm kiếm khách hàng từ nhiều phương tiện và cách thức khác nhau.
Tìm kiếm khách hàng từ sự quan hệ quen biết của lãnh đạo,nhân viên,một phần từ các khách hàng giới thiệu qua, hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng ở các vùng miền khác nhau nhằm tạo mối quan hệ thân thiết hơn và tiếp thu những ý kiến của khách hàng. Mặt khác Công ty dùng nguồn thông tin qua báo chí viết bài quảng cáo cho hoạt động của mình ( như tạp chí Cộng sản, báo pháp luật,,,) tới năm 2010 đã lập riêng một trang Web quảng bá về hình ảnh và dịch vụ của mình (trang Web; duongsatphianam.com.vn ).
2.5.4.2. Kết quả thực hiện.
Từ chỗ vài chục khách hàng và chỉ chạy một tuần 4 đoàn tầu tới 2011 số lượng đoàn tầu đã tới 12 đoàn một tuần lượng khách hàng đã lên tới 150-160 khách hàng từ khắp các vùng miền khác nhau, hiện nay trang Web đã có lượng người truy cập đến 135.323 lượt xem. Kết quả doanh thu tăng lên đều hàng năm từ 165 tỷ của năm 2008 đến 235 tỷ của năm 2011.
Có thể thấy rằng các chiến lược của Công ty luôn thay đổi không ổn ổn trong một thời thời gian, như vậy phong cách quản lý của lãnh đạo luôn thay đổi theo cảm hứng chính vì vậy kết quả kinh doanh không mang tính ổn định, trong một thời gian ngắn các chiến lược luôn được thay đổi do vậy từ người lao động đến các cấp quản lý sẽ không bắt nhịp và làm quen được với môi trường kinh doanh, trong doanh thì các chiến lược phải trải qua một thời kỳ nhất định như vậy mới có được sự đúc kết được những kinh nghiệm và có có thời gian kiểm nghiệm được kết quả, điều thay đổi thường xuyên này dẫn đến đến sự thờ ơ của khách hàng vì nó sẽ có phần nào tạo ra sự mất ổn định trong việc đặt ra kế hoạch kinh doanh của họ.
Do vậy để có tính ổn định cao trong kinh doanh công ty cần có những chiến lược dài hạn mà mang tính chất ổn định thì sẽ có những kết quả cao hơn và làm cho khách hàng gắn bó nhiều hơn với công ty. Luận văn: Khái quát về Cty TNHH MTV Đường sắt phía nam
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng hoạt động KD của Cty Đường sắt phía nam