Luận văn: Khái quát về cho học sinh sinh viên vay tại NHCSXH

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về cho học sinh sinh viên vay tại NHCSXH hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng Chính sách Xã hội Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Giới thiệu chung về tình hình cơ bản của thị xã Ba Đồn và Ngân hàng Chính sách xã hội Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Ngày 20/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Trạch để thành lập mới thị xã Ba Đồn và 06 phường thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Theo đó, thị xã Ba Đồn được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 16.318,28 ha diện tích tự nhiên, 115.196 nhân khẩu của huyện Quảng Trạch (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị trấn Ba Đồn và 15 xã: Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Phúc, Quảng Sơn, Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Tân, Quảng Thủy, Quảng Minh, Quảng Lộc, Quảng Hải, Quảng Hòa và Quảng Văn). Thị xã Ba Đồn có 16 đơn vị hành chính cấp xã (06 phường và 10 xã). Địa giới hành chính thị xã Ba Đồn có phía Đông giáp Biển Đông, Tây giáp huyện Tuyên Hóa, Nam giáp huyện Bố Trạch, Bắc giáp huyện Quảng Trạch.

Thị xã Ba Đồn là nơi hội tụ đầy dủ các tiền năng để phát triển kinh tế, có các tuyến giao thông huyết mạch đi qua, có QL1A, đường sắt và là nơi tiếp giáp trực tiếp với biển Đông, vì vậy khu vực này trở thành địa bàn trọng yếu về quốc phòng an ninh cũng như mối giao thương về kinh tế trong vùng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng

2.1.2. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình Luận văn: Khái quát về cho học sinh sinh viên vay tại NHCSXH

2.1.2.1. Giới thiệu chung

Tổ chức tiền thân của Ngân hàng Chính sách xã hội Thị xã Ba Đồn ngày nay là Ngân hàng NN&PTNT (NHNN&PTNT) huyện Quảng Trạch, đến năm 2003 NHCSXH huyện Quảng Trạch tách ra hoạt động riêng theo quy định của chính phủ.

NHCSXH huyện Quảng Trạch được thành lập theo quyết định số 351/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 05 năm 2003 và đến năm 2014 tách ra và đổi tên thành NHCSXH Thị xã Ba Đồn theo quyết định số 19/QĐ-HĐQT ngày 01 tháng 04 năm 2014 của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. NHCSXH Thị xã Ba Đồn là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của NHCSXH Việt Nam.

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của NHCSXH Thị xã Ba Đồn Luận văn: Khái quát về cho học sinh sinh viên vay tại NHCSXH

  • NHCSXH thị xã Ba Đồn được thành lập để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
  • Hoạt động của NHCSXH thị xã Ba Đồn không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
  • NHCSXH thị xã Ba Đồn được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
  • NHCSXH là một trong những đòn bảy kinh tế của nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn cho vay ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vương lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đóa giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu – nước mạnh – dân chủ – công bằng – văn minh.

2.1.2.3. Mô hình tổ chức và quản lý của NHCSXH Thị xã Ba Đồn

Bộ phận quản trị có 01 Ban đại diện HĐQT NHCSXH Thị xã và 16 Ban đại diện HĐQT NHCSXH xã phường gồm 26 lãnh đạo chủ chốt của chính quyền, đoàn thể cùng cấp và Chủ tịch UBND cấp xã, do đồng chí phó Chủ tịch UBND cùng cấp làm Trưởng Ban đại diện. Ban đại diện HĐQT có nhiệm vụ thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT và Ban đại diện HĐQT cấp trên, duyệt kế hoạch huy động vốn và cho vay trên địa bàn, tổ chức chỉ đạo và đôn đốc thực hiện hoàn thành kế hoạch tín dụng trên địa bàn, kiểm tra, giám sát các bên nhận ủy thác cho vay thực hiện đúng chính sách và chế độ nghiệp vụ theo quy định; phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội chỉ đạo thành lập các Tổ TK&VV. Luận văn: Khái quát về cho học sinh sinh viên vay tại NHCSXH

Ban Giám đốc gồm có 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc, có nhiệm vụ chỉ đạo, trực tiếp điều hành hoạt động của đơn vị theo nhiệm vụ được phân công;

Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng: Có trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược hoạt động của phòng giao dịch; xây dựng kế hoạch vốn trình chi nhánh cấp tỉnh, phân bổ, điều hành kế hoạch vốn đối với các xã, phường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ tín dụng trong toàn Thị xã; quyết toán kế hoạch tín dụng định kỳ 6 tháng, năm; báo cáo hoạt động tín dụng định kỳ cho đơn vị;

Tổ Kế toán – Ngân quỹ: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, quyết toán kế hoạch tài chính, quản lý các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ khác cấp trên chuyển về; tổng hợp, lưu trữ hồ sơ kế toán, chấp hành chế độ báo cáo; quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định về nghiệp vụ thu chi, vận chuyển tiền bạc;

Bộ phận phối hợp

NHCSXH thực hiện phương thức ủy thác một số nội dung công việc cho 4 tổ chức chính trị xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh). Với bộ máy chuyên trách gọn; thực hiện bình xét công khai tại các Tổ TK&VV; niêm yết công khai tại xã các chính sách cho vay của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn; cán bộ Ngân hàng giải ngân trực tiếp cho các hộ vay vốn tại các điểm giao dịch tại xã có sự chứng kiến của chính quyền địa phương, Hội đoàn thể, Tổ TK&VV. Hiện NHCSXH Thị xã đã ký kết các văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác về cho vay ủy thác đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với 4 tổ chức hội đoàn thể cấp Thị xã, 64 Hội cấp xã đã phối hợp cùng các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương xây dựng và kiện toàn được 345 Tổ TK&VV đã tập hợp và tạo cầu nối cho 7,3 ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn NHCSXH. Với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương và nhân dân các phường, xã, đến nay NHCSXH đã xây dựng được mạng lưới điểm giao dịch tại 16/16 xã, phường.

2.1.2.4. Một số kết quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình Luận văn: Khái quát về cho học sinh sinh viên vay tại NHCSXH

Tại NHCSXH thị xã Ba Đồn đã có các hoạt động cơ bản sau:

Về hoạt động huy động vốn:

Với đặt thù là một ngân hàng chính sách, NHCSXH nhận được nhiều hổ trợ từ chính phủ, chính quyền địa phương, ngân hàng nhà nước Việt Nam, và các ngân hàng thương mại với cam kết cung cấp vốn cho các chương trình cho vay hiện tại của NHCSXH. NHCSXH thị xã Ba Đồn đã triển khai huy động vốn từ hai nguồn chính, đó là:

  • Vốn huy động từ dân cư: NHCSXH tổ chức huy động vốn trên thị trường theo nguyên tác thương mại, có sự cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Lãi suất huy động trên nguyên tắc không vượt lãi suất huy động cùng loại của NHTM nhà nước trên địa bàn. Vì huy động với lãi suất thị trường trong khi cho vay với lãi suất ưu đãi nên nguồn vốn này phải được cấp bù từ NSNN. Do đó quy mô huy động nguồn vốn này phụ thuộc vào kế hoạch cấp bù từ NSNN hàng năm cho NHCSXH.
  • Nguồn vốn từ tổ tiết kiệm và vay vốn: Các hộ vay vốn muốn vay vốn phải gia nhập tổ TK&VV tại địa phương. Các thành viên trong tổ ngoài việc giúp đở nhau trong vay vốn, sử dụng vốn vay, trong sinh hoạt đời sống, còn có thể thực hiện tiết kiệm bằng cách gửi tiền tiết kiệm NHCSXH thông qua tổ. Việc thực hành tiết kiệm không bắt buộc nhưng được NHCSXH khuyến khích. Tiền gửi tiết kiệm gồm có tiền gửi ban đầu và tiết kiệm định kỳ.

Kết quả hoạt động huy động vốn của NHCSXH như sau:

Bảng 2.1. Huy động vốn của NHCSXH TX Ba Đồn 2014 – 2016

Từ bảng số liệu cho thấy, nguồn vốn huy động của NHCSXH thị xã Ba Đồn liên tục tăng trưởng qua các năm, nguồn vốn huy động tiết kiệm từ tổ TK&VV chiếm tỷ trọng lớn và năm 2016 nguồn huy động tiết kiệm dân cư tăng đáng kể, năm 2016 chiếm 42,72%. Nguồn tiền gửi dân cư tại NHCSXH thị xã Ba Đồn tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây là do nguồn tiền gửi ký quỹ lao động nước ngoài tăng mạnh.

Về hoạt động sử dụng vốn: Khi mới thành lập NHCSXH xã hội Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình mới chỉ thực hiện cho vay 2 chương trình cho vay là cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm. Với sự ra đời và hoạt động của NHCSXH các đối tượng cho vay đã được mở rộng, đáp ứng nhu cầu vay vốn cho nhiều đối tượng khác trên các lĩnh vực học tập, tạo công ăn việc làm, xuất khẩu lao động, cải thiện điều kiện sinh hoạt…, được các cấp Chính quyền và nhân dân nhiệt tình đón nhận. Đến 31/12/2016, đơn vị thực hiện 12 chương trình cho vay với tổng dư nợ là 305.518 triệu đồng với 11.482 khách hàng còn dư nợ, dư nợ bình quân 26,14 triệu đồng/hộ gia đình; nợ quá hạn đến 31/12/2016 là 378 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,12%/tổng dư nợ. Tổng dư nợ đều tăng qua các năm, năm 2015 là 237.001 triệu đồng tăng 13,1% so với năm 2014, đến năm 2016 đạt 305.518 triệu đồng tăng 28,91% so với năm 2015. Tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH Thị xã Ba Đồn là 0,12% thấp hơn bình quân chung của tỉnh 0,15%. Kết quả cụ thể từng chương trình cho vay đến 31/12/2016 như sau:

Chương trình cho vay hộ nghèo: Đây là chương trình nhận bàn giao từ NHNo&PTNT, là chương trình chiếm tỷ trọng lớn. Đến 31/12/2016 dư nợ đạt 53.798 triệu đồng, tổng số hộ còn dư nợ là 2.106 hộ, dư nợ bình quân là 25,5 triệu đồng/hộ; nợ quá hạn là 133,79 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,25%.

Cho vay đối với hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg: Đây là chương trình mới được triển khai cho vay từ tháng 05/2013 nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ nhanh. Đến 31/12/2016, dư nợ đạt 123.317 triệu đồng là chương trình có dư nợ cao nhất với 3.280 hộ còn dư nợ, nợ quá hạn là 0 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0%.

Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg: Đây là chương trình mới triển khai cho vay từ tháng 9/2015 nhưng đã có những tác động tích cực. Chỉ sau hơn 1 năm triển khai chương trình cho vay này, đơn vị đã giải ngân được 27.244 triệu đồng với 601 lượt hộ mới thoát nghèo vay vốn, bình quân vay 45,33 triệu đồng/hộ.

Chương trình cho vay HSSV theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg: Đến 31/12/2016 dư nợ đạt 23.281 triệu đồng, với 922 hộ vay được vay vốn.

Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg: Chương trình bắt đầu triển khai cho vay từ năm 2006. Đến 31/12/2016 dư nợ đạt 26.884 triệu đồng với 2.524 hộ còn dư nợ, nợ quá hạn 12 triệu đồng, chiếm 0,05% dư nợ. Chương trình này đã góp phần trong việc cải thiện điều kiện sống cho người dân, giúp cho người dân được sử dụng nguồn nước sạch, xóa bỏ những thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh, môi trường sống được đảm bảo.

Chương trình cho vay giải quyết việc làm: Đây là chương trình nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước từ năm 2003. Đến 31/12/2016 dư nợ đạt 8.238 triệu đồng với 353 khách hàng còn dư nợ, bình quân dư nợ 23,34 triệu đồng/khách hàng, nợ quá hạn 2,2 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,001%. Các dự án cho vay rất đa dạng, từ dự án kinh tế hộ gia đình, các dự án đầu tư hướng theo mô hình kinh tế trang trại đến các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luận văn: Khái quát về cho học sinh sinh viên vay tại NHCSXH

Chương trình cho vay đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài:

Đến 31/12/2016 dư nợ đạt 217 triệu đồng, nợ quá hạn là 116 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 53,5%. Đây là chương trình có chất lượng tín dụng thấp nhất trong các chương trình cho vay đang triển khai tại NHCSXH thị xã Ba Đồn. Nhiều hộ vay có lao động về nước trước hạn đang gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ ngân hàng.

Chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình bắt đầu triển khai cho vay từ năm 2007. Đến 31/12/2016, dư nợ đạt 31.651 triệu đồng với 846 khách hàng còn dư nợ, bình quân dư nợ 37,4 triệu đồng/khách hang, nợ quá hạn là 0 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0%.Chương trình đã góp phần hỗ trợ các hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để phát triển kinh tế.

Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, thời gian thực hiện chương trình 4 năm (2009-2012): Đến 31/12/2016, dư nợ đạt 3.545 triệu đồng với 447 hộ còn dư nợ, bình quân dư nợ 7,9 triệu đồng/hộ, tỷ lệ nợ quá hạn 0%, đã góp phần hỗ trợ các hộ gia đình nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai có điều kiện vay vốn sửa chữa nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và qua đó cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, chương trình được triển khai cho vay từ năm 2015: Đến 31/12/2016, dư nợ đạt 475 triệu đồng với 19 hộ còn dư nợ, bình quân dư nợ 25 triệu đồng/hộ, tỷ lệ nợ quá hạn 0%, mục tiêu nhằm thực hiện hổ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng nông thôn

Cho vay hộ nghèo xây nhà phòng tránh bão, lụt theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg: triển khai cho vay từ năm 2016, đến 31/12/2016 dư nợ đạt 6.450 triệu đồng, với 430 hộ còn dư nợ, bình quân dư nợ 15 triệu đồng/hộ. Chương trình này đã giúp cho người nghèo ở nhiều địa phương đã được hỗ trợ vốn để xây dựng nhà ở phòng chống bão, lụt.

Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi tránh lũ – QĐ 716/2012, đến 31/12/2016 dư nợ đạt 420 triệu đồng. Chương trình này góp phần hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vay vốn để tạo quỹ đất để sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ qua 3 năm (2014-2016)

Từ bảng số liệu trên ta thấy chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, HSSV, NS&VSMT nông thôn là các chương trình chiếm tỷ trọng lớn. Chương trình cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm, do mức vay vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời thị trường lao động nước ngoài hiện nay rất phức tạp nên số lao động đi xuất khẩu lao động trên địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình giảm.

Thông qua kênh cho vay ưu đãi, NHCSXH thị xã Ba Đồn đã góp phần cùng Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân toàn tỉnh hạn chế và đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế các tệ nạn xã hội ở bộ phận người lao động thất nghiệp do thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cải tạo nước sạch, vệ sinh, sửa nhà, cho con đi học,… đã góp phần an sinh xã hội, nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt.

Về hoạt động dịch vụ và thanh toán: Mặc dù trong điều lệ và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước cho phép NHCSXH được thực hiện các hoạt động dịch vụ Ngân hàng, nhưng do mới được thành lập, nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị còn hạn chế nên đến nay NHCSXH mới xây dựng được một hệ thống chuyển tiền điện tử tương đối hoàn chỉnh và bắt đầu hoạt động dịch vụ thanh toán trong nước. Các hoạt động dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh… hầu như chưa tổ chức triển khai. Đây là tình hình chung của hệ thống NHCSXH. Luận văn: Khái quát về cho học sinh sinh viên vay tại NHCSXH

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Thực trạng cho vay học sinh sinh viên tại NHCSXH

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x