Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát về các Cty cao su trên sàn chứng khoán hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Hiệu quả tài chính của các công ty cao su niêm yết trên sàn chứng khoán dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1 Tổng quan về các Công ty cao su niêm yết trên SGDCK TP.HCM
Bốn công ty cao su niêm yết trên SGDCK TPHCM đều trực thuộc sự quản lý của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam được thành lập theo quyết định 248/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm hình thành tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và quyết định số 249/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập công ty mẹ – Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Luận văn: Khái quát về các Cty cao su trên sàn chứng khoán
2.1.1.1 Công ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa
Vốn điều lệ 813 tỷ, hoạt động theo giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần lần đầu vào ngày 03/03/2008. Công ty đ ng trên địa bàn Xã Phước Hòa -Huyện Phú Giáo -Tỉnh Bình Dương, Tên giao dịch Quốc tế : PhuocHoa Rubber Joint stock Company
Công ty CP cao su Phước Hòa, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam(VRG) được thành lập năm 1993. Đến tháng 12 năm 2007, công ty tiến hành cổ phần hoá, trong đ nhà nước (đại diện là tập đoàn cao su Việt Nam) chiếm cổ phần chi phối với 67% vốn điều lệ. Công ty được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TPHCM vào năm 2009 với mã chứng khoán là PHR. Hiện tại vốn điều lệ của PHR là 813 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là trồng và chế biến mủ cao su để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tổng diện tích vườn cao su của PHR hiện nay đạt 15.300 ha, trong đ diện tích khai thác năm 2013 là 9.500 ha. Luận văn: Khái quát về các Cty cao su trên sàn chứng khoán
Tính thanh khoản cao cũng giống như các công ty cao su thiên nhiên niêm yết khác, cơ cấu cổ đông của PHR rất tập trung với tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư tổ chức chiếm 86%, trong đ VRG nắm giữ tỷ lệ chi phối 67%. Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 19,3% trong đ c 2 tổ chức nắm tỷ lệ lớn là Halley Sicav (6,1%) và Asia Value Investment Limited (6,2%). Điểm đáng chú ý là 2 tổ chức này chỉ mới tăng tỷ lệ sở hữu lên trên 5% trong năm 2013. Các nhà đầu tư trong nước hiện đang nắm giữ 10,6% tương đương khoảng 8,4 triệu cổ phiếu.Với khối lượng cổ phiếu có thể giao dịch khá lớn nên cổ phiếu PHR có tính thanh khoản cao nhất trong các công ty cao su niêm yết.
Cơ cấu chủng loại chế biến:
- SVRL,SVR3L
- SVR CV 50, SVR CV 60
- SVR 10, SVR 20
- Latex HA, Latex LA
- Chiếm 15-17% tổng sản phẩm
- Chiếm 50 -55% tổng sản phẩm
- Chiếm 20-23% tổng sản phẩm
- Chiếm 10% tổng sản phẩm
Thị trường xuất khẩu:
- Châu Á: Japan, China, Taiwan, Korea, India…
- Châu Âu:Germany,Turkey,Italy,France,Belgium,Spain, Greece, Czech Republic
- Châu Mỹ: United State, Brazil, Canada, Argentina, Mexico…
- Australia.
- Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9002 từ tháng 8/2000, đến nay đã chuyển đổi thành hệ thống quản lý TCVN ISO 9001-2008
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
2.1.1.2 Công Ty CP cao su Đồng Phú Luận văn: Khái quát về các Cty cao su trên sàn chứng khoán
Vốn điều lệ 430 tỷ, hoạt động theo giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần lần đầu vào ngày 28/12/2006, công ty đ ng trên địa bàn Xã Thuận Phú Huyện Đồng Phú – Tỉnh Bình Phước Tên giao dịch Quốc tế : DongPhu Rubber Joint stock Company.
Tiền thân là đồn điền Phú Riềng, kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1927. Là vùng đất đỏ Bazan có khí hậu và địa chất phù hợp với phát triển cây cao su.Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, từ một nông trường với diện tích 3.000 ha cây cao su già cỗi bị bom đạn tàn phá, đến nay Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú đã c diện tích trên 10.000 ha cao su, với gần 8.000 ha vườn cây đang cho khai thác.
Diện tích vườn cây cao su thuộc quyền quản lý của 6 nông trường: Nông trường cao su An Bình, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành,Thuận Phú ,Tân Hưng.
Cùng hai nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại của Malaysia, và Cộng hòa Liên ban Đức
Nhà máy chế biến Tân Lập: Chuyên sản xuất mủ Latex (kem) công suất: 6.000 tấn/năm Công nghệ tiên tiến của tập đoàn Wesftalia (CHLB Đức).Sản phẩm của nhà máy gồm Latex HA, Latex LA.
Nhà máy chế biến Thuận Phú: Chuyên sản xuất mủ khối SVRL, SVR 3L, SVR 10, SVR20, SVRCV50, SVRCV60. Công nghệ tiên tiến của Malaysia. Công suất 16.000 tấn/năm.
Cơ cấu sản phẩm:
- SVR L, SVR 3 L Chiếm 43% tổng sản phẩm
- SVR CV 50, SVR CV 60 Chiếm 5% tổng sản phẩm
- SVR 10, SVR 20 Chiếm 20% tổng sản phẩm
- Latex HA, Latex LA Chiếm 32% tổng sản phẩm
Về Thị trường tiêu thụ:
Công ty cổ phần cao su Đồng Phú đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 từ những năm 1999, năm 2009 đã chuyển đổi sang phiên bản ISO 900:2008; sản phẩm của công ty luôn có chất lượng tốt và ổn định, thoả mãn được các yêu cầu khắt khe của khách hàng, trong đ c những khách hàng truyền thống là các tập đoàn chế tạo vỏ xe hàng đầu thế giới như Michelin, Mitsubishi, .. và các tập đoàn Safic Alcan, Tea Young…. Với gần 86% tổng sản phẩm của công ty cổ phần cao su Đồng Phú được xuất khẩu trực tiếp đi các nước như: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản…
2.1.1.3 Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh Luận văn: Khái quát về các Cty cao su trên sàn chứng khoán
Vốn điều lệ 300 tỷ, hoạt động theo giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần lần đầu vào ngày 28/12/2006. Công ty đ ng trên địa bàn Xã Hiệp Thạnh –Huyện Gò Dầu – Tỉnh Tây Ninh. Tên giao dịch Quốc tế : TayNinh Rubber Joint stock Company.
Tiền thân là đồn điền cao su của Pháp, tháng 04/1975 được cách mạng tiếp quản lấy tên là nông trường quốc doanh cao su Tây Ninh. Năm 1981, nông trường được nâng cấp lên thành công ty lấy tên là công ty cao su Tây Ninh, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Đến năm 2006, công ty tiến hành cổ phần hoá và từ ngày 28/12/2006, công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần cao su Tây Ninh, sau đ được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
TPHCM vào năm 2007 với mã chứng khoán là TRC. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là trồng và thu hoạch mủ cây cao su để chế biến và xuất khẩu. Hiện nay, TRC là một trong những đơn vị có diện tích trồng cao su ở mức trung bình trong ngành cao su Việt Nam, nhưng c năng suất và hiệu quả nằm trong nhóm các công ty tốt nhất trong ngành. Cơ cấu cổ đông TRC khá tập trung với tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư tổ chức chiếm 91,6%, trong đ tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) nắm giữ 60%. Các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài chiếm 30% trong được 2 tổ chức nắm tỷ lệ lớn là Templeton (5,5%) và Balestrand (4,8%). Các nhà đầu tư cá nhân chỉ nắm giữ 5,4% và còn lại 3% là cổ phiếu quỹ do đ tính thanh khoản của cổ phiếu TRC là rất thấp.
Cơ cấu sản phẩm:
- SVR L, SVR 3 L
- SVR 10, SVR 20
- Latex HA, Latex LA
Về Thị trường tiêu thụ:
- Chiếm 10% tổng sản phẩm
- Chiếm 20% tổng sản phẩm
- Chiếm 70% tổng sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của TRC đã c sự thay đổi đáng kể trong các năm gần đây. Nếu như trong năm 2011 tỷ lệ xuất khẩu chiếm 41% doanh thu thì đến năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 31% và trong năm 2013 chỉ còn 21%. Nguyên nhân của sự thay đổi về cơ cấu tiêu thụ này là do TRC chủ động đẩy mạnh tiêu thụ trong nước khi quy định về mức thuế xuất khẩu 3% dành cho mủ latex được áp dụng vào năm 2012. Gần đây mức thuế xuất khẩu latex đã được điều chỉnh xuống còn 1% áp dụng từ đầu năm 2014, do đ TRC sẽ sớm tăng cường phát triển thị trường xuất khẩu trở lại.
Hiện tại công ty có 3 nhà máy chế biến với 4 dây chuyền sản xuất (1dây chuyền sản xuất mủ nước được cải tạo từ năm 1994, 1 dây chuyền đầu tư năm 1997, 1 dây chuyền sản xuất mủ tạp đầu tư năm 2001 và 1 dây chuyền sản xuất mủ ly tâm đầu tư năm 2003) với tổng công suất 30.000 tấn/năm
2.1.1.4 Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình
Vốn điều lệ 172,6 tỷ, hoạt động theo giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần lần đầu vào ngày 05/12/2003 công ty đang trên địa bàn Xã Hòa Bình – Huyện Xuyên Mộc – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tên giao dịch Quốc tế : HoaBinh Rubber Joint stock Company. Luận văn: Khái quát về các Cty cao su trên sàn chứng khoán
Giấy CNĐKKD: Số 4903000095 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp ngày 22/4/2004. Đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 15/8/2011. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 96.000.000.000 đồng. Hiện tại là 172.609.760.000 đồng.
Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 02/5/2004. Ngành nghề kinh doanh của công ty: Trồng cây cao su, cà phê, điều.Khai thác, thu mua và chế biến mủ cao su (SVR CV60, SVR CV50, SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20). Mua bán nông sản thô chưa chế biến (lông động vật, da chưa thuộc, sữa tươi, các lọai rau củ hạt, tơ, len thô, mủ cao su,…);Mua bán nông sản sơ chế
Công ty cổ phần cao su Hoà Bình được thành lập theo quyết định số 5360/QĐ-TCCB ngày 05/12/2003 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc chuyển nông trường cao su Hoà Bình và nhà máy chế biến cao su Hoà Bình – Bộ phận doanh nghiệp Nhà nước công ty cao su Bà Rịa thành công ty cổ phần.
Văn phòng công ty đặt tại Ấp 7, xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh 120 km đường bộ, rất thuận tiện đường giao thông đi lại, thương mại, phát triển công nghiệp, dịch vụ…
Công ty quản lý hơn 5.000 ha cao su và 01 nhà máy chế biến với công suất hơn 6.000 tấn/năm. Hàng năm, công ty cổ phần cao su Hoà Bình khai thác bình quân trên 5.000 tấn mủ cao su; thu mua trên 1.000 tấn.
Cơ cấu sản phẩm: SVR CV50 (0,6%), SVR CV60 (22%), SVR 3L (62%), SVR 10 (15%), TP khác (0,4%).
Thị trường tiêu thụ
Sản phẩm của công ty cổ phần cao su Hoà Bình được xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác xuất khẩu đến các nước thuộc Châu Á, Châu Âu, và Châu Mỹ. Đặc biệt, khách hàng Trung Quốc và Đài Loan là những khách hàng thường xuyên của công ty, hàng năm, gần 1/3 sản lượng được xuất khẩu trực tiếp sang nước này. Công ty luôn năng động trong việc tìm thị trường mới góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho công ty, đồng thời cũng thường xuyên giữ mối quan hệ với các đối tác cũ bằng việc ký các hợp đồng bán hàng dài hạn. Công ty luôn đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu, vì thế luôn được các đối tác tin tưởng.
2.1.2 Tình hình niêm yết của các Công ty cao su Luận văn: Khái quát về các Cty cao su trên sàn chứng khoán
2.1.2.1 Công ty CP cao su Phước Hòa
Công ty CP cao su Phước Hòa niêm yết cổ phiếu ngày 04/08/2009 tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM và chính thức giao dịch ngày 18/08/2009. Vốn điều lệ 813 tỷ đồng. Mã cổ phiếu giao dịch trên sàn Hose : PHR
Số lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu : 81.300.000 CP, giá phiên giao dịch đầu tiên ngày 18/8/2009 là 43.200 đ/cp
Bảng 2.1: Tình hình giá trị vốn hóa của PHR
Số lượng cổ phiếu qua các năm không thay đổi, giá trị vốn hóa của PHR tăng dần qua từng năm, và xuống thấp vào năm 2014. Nguyên nhân là do giá cao su năm 2014 giảm mạnh dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, tỷ suất lợi nhuận đã giảm theo sự mất giá của cao su, từ đ giá cổ phiếu trên thị trường cũng giảm theo.
2.1.2.2 Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú
Công ty cổ phần cao su Đồng Phú niêm yết và chính thức giao dịch cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11 năm 2007. Vốn điều lệ hiện nay 400 tỷ đồng, với mã giao dịch trên sàn Hose là DPR.
Số lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu : 40.000.000 CP, giá phiên giao dịch đầu tiên ngày 30/11/2007 là 99.000 đ/cp
Tháng 3 năm 2010, công ty đã phát hành thêm 3000.000 cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của công ty từ 400 lên 430 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Tình hình giá trị vốn hóa của DPR
Giá trị vốn hóa của DPR được định giá cao nhất vào thời điểm năm 2012, và đến năm 2014 là xuống thấp nhất so các năm, số lượng cổ phiếu không thay đổi. Nguyên nhân là do giá cao su năm 2014 giảm mạnh dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, tỷ suất lợi nhuận đã giảm theo sự mất giá của cao su, từ đó giá cổ phiếu trên thị trường cũng giảm theo.
2.1.2.3 Công ty CP cao su Tây Ninh Luận văn: Khái quát về các Cty cao su trên sàn chứng khoán
Công ty cổ phần cao su Tây Ninh niêm yết và chính thức giao dịch cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 24/07/2007. Vốn điều lệ hiện nay 300 tỷ đồng, với mã giao dịch trên sàn Hose là TRC.
Số lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu : 30.000.000 CP, giá phiên giao dịch đầu tiên ngày 24/7/2007 là 145.000 đ/cp
Bảng 2.3: Tình hình giá trị vốn hóa của TRC
Giá trị vốn hóa của TRC được định giá giống như DPR cao nhất vào năm 2012 và thấp nhất năm 2014, số lượng cổ phiếu không thay đổi. Nguyên nhân là do giá cao su năm 2014 giảm mạnh dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, tỷ suất lợi nhuận đã giảm theo sự mất giá của cao su, từ đ giá cổ phiếu trên thị trường cũng giảm theo.
2.1.2.4 Công ty Cổ phần Cao su Hoà Bình
Là đơn vị đầu tiên trong tổng công ty cao su Việt Nam (nay là tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam) thực hiện việc cổ phần hoá vườn cây kết hợp với Nhà máy.
Ủy Ban chứng khoán Nhà Nước ban hành QĐ số 81/QĐ-UBCK ngày 22/11/2006 cho phép công ty CP cao su Hòa Bình được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, ngày 28/12/2006 công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch chứng khoán TPHCM). Vốn điều lệ hiện nay 172,6 tỷ đồng. Mã cổ phiếu giao dịch trên sàn Hose : HRC
Số lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu : 9.600.000 CP, giá phiên giao dịch đầu tiên ngày 26/12/2006 là 142.000đ/cp
Bảng 2.4: Tình hình giá trị vốn hóa của HRC
Giá trị vốn hóa cao nhất là năm 2013 và thấp nhất năm 2012, số lượng cổ phiếu không thay đổi. Nguyên nhân năm 2012 giá thị trường của cổ phiếu HRC bị định giá thấp nguyên nhân là do năm 2012 cơn bão số 01 ngày 01/4/2012 đi qua vườn cây, làm gãy đổ trên 85.000 cây cao su, tương đương thiệt hại diện tích khai thác khoảng 300 ha, làm giảm sản lượng khai thác mủ khoảng 30 tấn tương đương làm giảm doanh thu khoảng 20 tỷ đồng. Từ đó giá cổ phiếu bị xuống thấp trong năm 2012. Luận văn: Khái quát về các Cty cao su trên sàn chứng khoán
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Thực trạng hiệu quả tài chính của các Cty Cao Su