Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát phương pháp nghiêm cứu cửa hàng tiện lợi hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Văn hóa kinh doanh tại chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart tại Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Quy trình nghiên cứu
Để xây dựng được quy trình nghiên cứu, người nghiên cứu cần dựa trên những yếu tố cơ bản như: Vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, kỹ năng và sở trường của người nghiên cứu, khả năng thu thập dữ liệu của người nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, v.v.. Các bước cơ bản để xác định quy trình nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin được nêu ra như sau:
2.1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu Luận văn: Khái quát phương pháp nghiêm cứu cửa hàng tiện lợi
Việc kinh doanh không chỉ đơn thuần là tạo ra lợi nhuận và còn tạo ra được nhiều giá trị vật chất, giá trị tinh thần không những cho chủ thể mà cho cả cộng đồng. Việc phát huy những giá trị văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của từng chủ thể kinh doanh sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững không những cho chủ thể mà còn cho nền kinh tế. Vì vậy, ngay từ giai đoạn đầu tiên trong việc xây dựng đề cương nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu của mình là VHKD.
Sau khi đã xác định được vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu bao gồm các giáo trình, các luận văn, luận án, các tài liệu, sách báo, bài viết liên quan đến văn hóa và VHKD để tổng thuật lại các kiến thức cơ sở về lý luận cho nghiên cứu của mình. Công tác này đã được thực hiện tại Chương 1.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh
2.1.2. Xác định khoảng trống, thu hẹp phạm vi nghiên cứu và tìm câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả tổng thuật tài liệu, tác giả tiến hành tìm ra khoảng trống cần nghiên cứu, với các tài liều tác giả thu thập được thì chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách thuyết phục về bản sắc văn hóa Việt Nam trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa, trong một ngành vốn đang rất sôi động và có mức độ cạnh tranh khốc liệt với sự xuất hiện hàng loạt các ông lớn của nước ngoài ngay tại Việt Nam, đó là ngành bán lẻ.
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, do hạn chế về thời gian, năng lực nghiên cứu, khả năng thu thập tài liệu cũng kinh phí thực hiện, tác giả xác định cần phải thu hẹp phạm vi nghiên cứu của đề tài cả về không gian, thời gian và lựa chọn đối tượng cụ thể để nghiên cứu. Cụ thể ở đây, chính là tìm ra những biểu hiện VHKD tại chuỗi cửa hàng tiện ích VinMart+ tại Hà Nội, từ đó rút ra những biểu hiện VHKD nào cần được hoàn thiện và những vấn đề nào VinMart+ cần phải thay đổi, tổ chức thực hiện để tiếp tục giữ vững lợi thế cạnh tranh độc tôn trên chính thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là câu hỏi nghiên cứu của luận văn.
Câu hỏi 1: Những biểu hiện VHKD tại chuỗi cửa hàng tiện ích VinMart+ tại Hà Nội như thế nào?.
Câu hỏi 2: Chuỗi cửa hàng bán lẻ VinMart+ cần những giải pháp nào để hoàn thiện và phát triển VHKD nhằm giữ vững lợi thế cạnh tranh độc tôn trên thị trường Việt Nam.
2.1.3. Xác định phương pháp nghiên cứu Luận văn: Khái quát phương pháp nghiêm cứu cửa hàng tiện lợi
Như vậy sau khi hoàn thành Chương 1, hoàn thành việc xác định đề tài nghiên cứu, tổng thuật được tài liệu, xác định được khoảng trống nghiên cứu và đặt ra được câu hỏi nghiên cứu cho đề tài. Để nhận diện được phương pháp nghiên cứu cho luận văn, tác giả phải xem xét dựa trên những yếu tố cơ bản như: Vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, kỹ năng và sở trường của người nghiên cứu, khả năng thu thập dữ liệu của người nghiên cứu, v.v.
Với câu hỏi nghiên cứu như đã nêu ở phần trên, ta có thể thấy nội hàm
các câu hỏi này đều mang tính chất mô tả, liệt kê, đối chiếu, tìm hiểu thực tế, đánh giá cảm tính, kết hợp các quan điểm đã được các nhà nghiên cứu trước đây đã thực hiện trong các tài liệu dạng chữ mà tác giả đã thu thập để tìm ra các biểu hiện đặc trưng của VHKD mang bản sắc Việt Nam. Việc đánh giá chủ yếu bằng cảm tính dùng để giải thích, đưa ra nhận định cá nhân về những lợi thế cạnh tranh đã mang đến những thành công nhất định cho doanh nghiệp cụ thể trên địa bàn Hà Nội. Cách đánh giá bằng cảm tính như trên cũng phù hợp với sở trường của tác giả trong công việc hàng ngày chủ yếu là đọc các bản báo cáo đã được các bộ phận phân tích sẵn và đưa ra các ý kiến tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn.
Các yếu tố nêu trên cùng với sự hạn chế trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, trình độ nghiên cứu, khả năng tài chính, thời gian dành cho nghiên cứu, tác giả nhận định rằng những biểu hiện nêu trên là phù hợp với đặc trưng cơ bản của phương pháp nghiên cứu định tính và tác giả lựa chọn phương pháp định tính là phương pháp nghiên cứu luận văn này.
2.2. Quy trình nghiên cứu định tính
Để thực hiện việc nghiên cứu luận văn bằng phương pháp định tính,
Thông thường trong nghiên cứu khoa học thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Xác định được đề tài nghiên cứu rộng, tổng thuật tài liệu, xác định khoảng trống nghiên cứu, thu hẹp phạm vi nghiên cứu và tìm câu hỏi nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu; Luận văn: Khái quát phương pháp nghiêm cứu cửa hàng tiện lợi
Bước 2: Các tác giả nghiên cứu sẽ thực hiện việc thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, đồng thời tiến hành thiết kế nhật ký quan sát, thực hiện quan sát. Từ các kết quả thu thập thông tin, tác giả tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu, xác định các vấn đề cần giải quyết;
Bước 3: Căn cứ kết quả phân tích, các vấn đề được đưa ra, tác giả tiến hành viết báo cáo kết quả nghiên cứu, đề ra giải pháp để giải quyết các vấn đề đã nêu ra tại bước 2.
- Xác định đề tài nghiên cứu
- Tổng thuật tài liệu nghiên cứu và thực tiễn
- Xác định khoảng trống nghiên cứu
- Hình thành khung lý thuyết
- Xác định phương pháp nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu Thứ cấp
- Thu thập dữ liệu Sơ cấp
- Phân tích xử lý dữ liệu
- Đề xuất kiến nghị và giải pháp
Như vậy, Bước 1 tác giả đã thực hiện tại Chương 1 và tại mục 2.1 của Chương 2 này và đã xác định được phương pháp nghiên cứu cho luận văn. Tác giả sẽ tiến hành trình bày phương pháp tiếp cận thu thập và xử lý dữ liệu và viết báo cáo kết quả tại các tiểu mục sau đây.
2.2.1. Thu thập dữ liệu
Các bước thu thập dữ liệu bao gồm xác định phạm vi nghiên cứu, thu thập thông tin qua các cuộc phỏng vấn, các quan sát phi cơ cấu, các văn bản, tài liệu, các bản ghi chép nguyên gốc, v.v. Có hai dạng dữ liệu, đó là số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Căn cứ vào mục đích sử dụng dữ liệu cho luận văn, số liệu thứ cấp thu thập được phân loại thành ba nhóm cụ thể cùng với cách tiếp cận và cách xử lý phù hợp như sau:
Nhóm tài liệu khoa học: Luận văn: Khái quát phương pháp nghiêm cứu cửa hàng tiện lợi
Nhóm tài liệu này là các giáo trình, sách, báo, tài liệu xuất bản về Văn hóa nói chung và VHKD nói riêng; Các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực Văn hóa đã được công bố hay các bài báo đã được đăng tải trên tạp chí hay trên các trang thông tin điện tử, hoặc trong thư viện của các trường đại học.
Mục đích sử dụng của nhóm tài liệu này chủ yếu tác giả sử dụng để củng cố kiến thức, xây dựng nên hệ thống cơ sở lý luận khoa học về văn hóa và VHKD, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, tìm ra khoảng trống nghiên cứu xác định được tính mới trong lý luận cũng như thực tiễn. Đặc biệt, thông qua việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, tác giả xác định khung nghiên cứu làm cơ sở cho việc xác định trọng tâm để quan sát và phân tích các biểu hiện VHKD mang bản sắc dân tộc theo quan niệm người Việt tại Doanh nghiệp mục tiêu.
Các nguồn tiếp cận loại tài liệu này là mua ngoài thị trường, mượn tại thư viện trường, hoặc tải về từ các trang thông tin, tạp chí uy tín.
Nhóm tài liệu do cơ quan Nhà nước ban hành:
- Nhóm tài liệu này là các văn bản quản lý Nhà nước, các tài liệu thống kê quốc gia, các báo cáo về số liệu kinh tế xã hội được ban hành về lĩnh vực hoạt động kinh doanh bán lẻ.
- Mục đích sử dụng nhóm tài liệu này dùng để tổng hợp cho phần cơ sở thực tiễn của đề tài, xu hướng phát triển của ngành kinh doanh bán lẻ hay những bài học kinh nghiệm từ các hoạt động kinh doanh bán lẻ toàn cầu và Việt Nam, tổng quan và các nhận định, đánh giá về doanh nghiệp, v.v.
- Các nguồn tiếp cận loại tài liệu này là mượn từ các thư viện và tải về từ các trang web của cơ quan quản lý Nhà nước
Nhóm tài liệu có thông tin về doanh nghiệp:
- Nhóm tài liệu là các văn bản, thông tin nội bộ doanh nghiệp; các bài báo thu thập được trên internet viết về doanh nghiệp, doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp, v.v.
- Mục đích sử dụng những tài liệu này dùng để có góc nhìn khách quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các chương trình, chiến dịch trong các khía cạnh hoạt động SXKD khác, đặc biệt tập trung vào các tài liệu liên quan đến các biểu hiện xuất phát từ các yếu tố VHDN, việc thực hiện trách nhiệm xã hội, tinh thần doanh nghiệp của VinMart+ cho việc phân tích đánh giá các biểu hiện VHKD mà phương pháp quan sát không đánh giá được.
- Có hai nguồn tiếp cận loại tài liệu này là từ nguồn cấp ra từ doanh nghiệp (bản cứng, bản số) và từ nguồn khai thác trên mạng internet.
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp Luận văn: Khái quát phương pháp nghiêm cứu cửa hàng tiện lợi
Với phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập số liệu sơ cấp là thực hiện quan sát, lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn sâu với mục đính làm rõ và đánh giá được các biểu hiện VHKD đã được nhận diện từ các tài liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp được thể hiện dưới dạng bản scan số hóa các tài liệu, bản ghi quan sát, các file media phỏng phấn hoặc các đoạn phim ngắn. Việc thu thập số liệu sơ cấp trong khuôn khổ luận văn này cần thực hiện theo quy trình sau:
Xác định mục tiêu quan sát
Mục tiêu quan sát là các biểu hiện VHKD và nhận diện các biểu hiện VHKD tại các mẫu được chọn theo phương pháp xác suất hệ thống trong tổng thể 723 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên địa bàn Hà Nội.
Xác định quy mô mẫu quan sát
Để trả lời câu hỏi luận văn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, tức là một nghiên cứu sử dụng việc quan sát và mô tả các biểu hiện văn hoá kinh doanh của chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart+ và đánh giá mức độ tương đồng qua cảm nhận người quan sát.
Quá trình xác định cỡ mẫu được xác định bằng 2 cách:
Cách 1: Kinh nghiệm thực tế về xác định cỡ mẫu trong loại hình nghiên cứu mô tả với N<10.000 là 10%. Với tổng số cửa hàng VinMart+ tại địa bàn Hà Nội là 723 ta xác định cỡ mẫu không ít hơn 72 mẫu để quan sát.
Cách 2: Sử dụng công thức đối với tổng thể nhỏ (đã xác định được tổng thể)
Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn.
Như vậy, bằng công thức này với sai số tiêu chuẩn xác định ±10%, ta có kết quả cỡ mẫu không ít hơn 88 mẫu để quan sát.
Qua hai cách tính, cùng với các điều kiện hạn chế như hạn chế về thời gian quan sát, hạn chế về kinh phí tổ chức khảo sá, tác giả xác định được cỡ mẫu yêu cầu không ít hơn 88 mẫu.
Phương pháp chọn mẫu
Mặc dù, các cửa hàng được bố trí trải rộng trên diện tích rộng lớn có mật độ khác nhau, tuy nhiên tính chất các cửa hàng VinMart+ được thiết kế, bố trí theo tiêu chuẩn chung của hệ thống, tính tương đồng cao và để gia tăng độ tin cậy, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu xác suất hệ thống theo quy luật toán không thể tự ý thay đổi. Cụ thể:
- Cơ cấu phân bố các cửa hàng VinMart+ tại 07 các quận nội thành trung tâm: với số lượng cửa hàng là 281/723, chiếm 40% số lượng toàn cửa hàng tại Hà Nội, lựa chọn bước nhảy n=6; ta được số mẫu là 47.
- Cơ cấu phân bố các cửa hàng VinMart+ tại 05 quận mới thành lập và các huyện ngoại thành: với số lượng cửa hàng là 442/723, chiếm 60% số lượng toàn cửa hàng tại Hà Nội, lựa chọn bước nhảy n=9, ta được số mẫu là 50.
Như vậy, sau khi xác định chọn mẫu bằng phương pháp xác suất hệ thống ta được tổng số mẫu là 97 cao hơn cỡ mẫu tính toán yêu cầu (88).
Người quan sát sẽ thực hiện việc 01 lần quan sát với các thời điểm khác nhau cho một mẫu và lựa chọn đối tượng là các nhân viên, khách hàng phù hợp điều kiện khách quan, chủ quan, sự hợp tác của đối tượng cụ thể vv, theo phương pháp phi ngẫu nhiên thuận tiện.
Xác định thời điểm quan sát
Việc quan sát sẽ được thực hiện tại nhiều khung giờ có nhiều khách hàng đến cửa hàng để chuẩn bị cho bữa cơm gia đình. Cụ thể:
- Sáng từ 07h00 – 09h00: Đây là khung thời gian khách hàng đến để mua sắm để chuẩn bị cho bữa trưa và tiêu dùng trong ngày.
- Chiều từ 16h00 – 18h00: Đây là khung thời gian khách hàng thường đến để mua hàng cho tiêu dùng vào buổi tối cùng ngày.
- Tối từ 19h00 – 21h00: Đây là khung thời gian khách hàng thường đến để mua hàng cho tiêu dùng bổ sung trong buổi tối cùng ngày hoặc để chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Xác định cách thức tiếp cận để quan sát
Trước tiên, người nghiên cứu quan sát từ xa từ bên ngoài cửa hàng, sau đó tiếp cận bên trong cửa hàng để quan sát nội thất gian hàng, hàng vi, thái độ của nhân viên và tiến hành phỏng vấn sâu đối tượng.
Sàng lọc các biểu hiện để ghi chép
Như mô hình đã được đưa ra tại Chương 1, người quan sát có thể tìm ra được các biểu hiện VHKD mang bản sắc văn hóa dân tộc bằng việc quan sát lối sống và kiểu kinh doanh có văn hóa của chủ thể kinh doanh (được phân biệt thành 5 nhóm biểu hiện tương ứng với 5 yếu tố cấu thành nên VHKD) thể hiện được sự nhạy cảm, tinh tế trong quan hệ kinh doanh, giàu nghĩa khí và có ý thức dân tộc cao của chủ thể kinh doanh. Các biểu hiện VHKD được đánh giá cao thì chứng tỏ chủ thể kinh doanh đó đã tạo biết vận dụng văn hóa dân tộc với mức độ cao và đã tạo ra nhiều sản phẩm có văn hóa cho xã hội. Vì vậy, trong quá trình quan sát, để nhận diện ra được các biểu hiện VHKD mang bản sắc dân tộc, cần thực hiện sàng lọc.
Để phục vụ cho người quan sát thực hiện việc sàng lọc, xác định biểu hiện cần tập trung quan sát và xây dựng được cấu trúc Nhật ký quan sát, trên cơ sở các đặc điểm của các biểu hiện VHKD tác giả đề xuất tiếp mô hình bốn bước để tìm ra các biểu hiện của VHKD mang bản sắc văn hóa Việt Nam như hình 2.1 dưới đây: Luận văn: Khái quát phương pháp nghiêm cứu cửa hàng tiện lợi
Bước 1: Quan sát tổng thể
Tại bước này, tác giả tiến hành quan sát và ghi nhận các biểu hiện xuất phát từ năm yếu tố cấu thành nên VHKD tại một số cửa hàng VinMart+ được chỉ định.
Bước 2: Loại bỏ các biểu hiện không có ý nghĩa tích cực
Chúng ta biết rằng “các biểu hiện từ các yếu tố VHKD của chủ thể chỉ có ý nghĩa và được xem xét là biểu hiện VHKD khi chủ thể tham gia vào thị trường và tạo ra giá trị vật chất, tinh thần có văn hóa được xã hội chấp nhận” (Dương thị Liễu, 2013, trang 43). Bước xem xét này hoàn toàn phù hợp với đặc trưng riêng của VHKD đã nêu ở phần Cơ sở lý luận, theo đặc trưng này, chỉ khi chủ thể tham gia vào thị trường thì mới có những biểu hiện về VHKD. Tuy nhiên, không phải biểu hiện nào cũng được gọi là biểu hiện VHKD nếu nó không phản ảnh kiểu kinh doanh có văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, không mang lại lợi ích tích cực cho xã hội. Đối với những biểu hiện này, chúng ta không cần xem xét đánh giá xem chúng có thể mang lại bản sắc văn hóa cho chủ thể đó hay không. (Ví dụ: hành động xả thải của Miwon ra kênh Thị Nghè không dùng để xem xét là bản sắc VHKD của các doanh nghiệp Đài Loan).
Bước 3: Loại bỏ các biểu hiện VHKD không do chủ thể kinh doanh sáng tạo ra.
Một số biểu hiện VHKD không do chủ thể kinh doanh sáng tạo ra trong quá trình SXKD, không phù hợp với trình độ kinh doanh của chủ thể thì cũng không được nhận diện là các biểu hiện VHKD tích cực của chủ thể. Bước đánh giá này hoàn toàn phù hợp với đặc trưng riêng thứ hai của VHKD đã nêu ở phân trên. Cụ thể hơn, ta có thể thấy nhiều doanh nghiệp mặc dù đã tham gia vào thì trường, các sản phẩm được thị trường chấp nhận và mang lại lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh đã sử dụng sao chép các biểu hiện VHKD từ các doanh nghiệp thành công đi trước một cách máy móc, không hoàn toàn phù hợp với đặc thù riêng của mình, không phải là sản phẩm mà chủ thể kinh doanh đó tạo ra để theo đuổi giá trị mà họ đã lựa chọn. Do đó những biểu hiện “sao chép” này nên không phản ánh đúng phong cách, tài năng, đạo đức, thói quen và văn hóa của doanh nhân, dẫn đến các biểu hiện có thể “quá rộng”, hoặc “kệch cỡm”, v.v. Những biểu hiện này, chúng ta cũng không xem xét là biểu hiện VHKD của chủ thể có thể mang lại bản sắc văn hóa cho doanh nghiệp đó hay không. Ví dụ: Thực hiện 5S là một trong những biểu hiện của Văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang áp dụng mô hình 5S không mang lại hiệu quả và giá trị thực sự cho doanh nghiệp. Một trong những lý do của sự không thành công là do mô hình này chưa phù hợp với ý thức, trình độ, tác phong của cac thành viên trong tổ chức từ cấp lãnh đạo đến người lao động, tức là biểu hiện của việc thực hiện 5S chưa phải là sản phẩm do họ tạo ra (hoặc làm cho phù hợp) để cổ súy cho lối kinh doanh mà họ đã lựa chọn. Hay nói cách khác, lối kinh doanh mà họ đang có chưa đạt đến trình độ để áp dụng mô hình 5S thành công.
Bước 4: Nhận diện các biểu hiện mang bản sắc văn hóa dân tộc
Một số những biểu hiện VHKD được nhận diện là VHKD của chủ thể, nếu được đánh giá cao về cách thức thực hiện, mức độ vận dụng, hệ thống các giá trị, bản sắc văn hóa, các chuẩn mực, quan niệm hành vi của văn hóa dân tộc thì chủ thể kinh doanh được nhận diện là đã tạo được VHKD mang bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta có thể thấy các biểu hiện VHDN ở cấp độ này không những các biểu hiện VHKD đã được chủ thể sáng tạo ra và phù hợp với trình độ chủ thể mà nội hàm của nó còn đậm đà các giá trị truyền thống dân tộc thì các biểu hiện đó đã được nâng tầm tạo ra bản sắc riêng biệt cho VHKD của chủ thể. Nếu xét Biểu hiện mang bản sắc dân tộc Việt Nam thì bước này theo khái niệm của Dương Thị Liễu ta cần xem xét các biểu hiện của VHKD của chủ thể có thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế trong quan hệ kinh doanh, giàu nghĩa khí và có ý thức dân tộc như thế nào.
Như vậy, sau khi sử dụng mô hình này, kết quả sau sàng lọc cho phép tác giả tập trung quan sát vào các biểu hiện cụ thể, từ đó có thể nhận định được Chủ thể kinh doanh đó có số lượng các biểu hiện VHKD mang bản sắc dân tộc như thế nào, độ đậm đà bản sắc và độ phủ toàn diện (trên các yếu tố cấu thành nên VHKD) và Chủ thể đó có được nhìn nhận đã tạo dựng được bản sắc VHKD riêng của mình hay không. Thực tế quan sát cho thấy, số lượng các biểu hiện VHKD từ khi quan sát tổng thể qua từng bước sàng lọc sẽ giảm dần về số lượng nhưng giá trị của các biểu hiện VHKD cũng sẽ tăng lên.
Đây cũng là cơ sở để tác giả xây dựng được cấu trúc nhật ký quan sát sau khi đã tiến hành quan sát tổng thể và tiến hành các 3 bước sàng lọc đầu tiên và nhận diện ra các biểu hiện mang bản sắc văn hóa dân tộc bằng kết quả quan sát và đánh giá cuối cùng.
Ghi chép số liệu và cấu trúc nhật ký quan sát
Trước khi đến thực địa tác giả và nhóm quan sát dự định cách ghi chép dữ liệu, đề xuất nêu rõ những biểu hiện cần ghi chép, sử dụng bản ghi chép quan sát theo mẫu để ghi chép và thống nhất các quy trình ghi chép số liệu. Trong quá trình quan sát, tác giả thường xuyên tham gia và kiểm tra quá trình quan sát để góp ý và thảo luận điều chỉnh trong quá trình quan sát. Ngoài các nội dung đã được xây dựng từ trước như thời gian, địa điểm, v.v., bản ghi chép sẽ đưa ra một số biểu hiện mà người quan sát phải suy đoán, sử dụng cảm giác, linh cảm, ghi nhận về sự ấn tượng hay thành kiến về một hành vi hay sự việc. Luận văn: Khái quát phương pháp nghiêm cứu cửa hàng tiện lợi
- Mục đích Nhật ký quan sát: Được sử dụng để người quan sát ghi nhận và đánh giá tại chỗ các biểu hiện VHKD được thể hiện qua các yếu tố cấu thành nên VHKD tại cửa hàng mẫu.
- Cấu trúc nhật ký quan sát
Nội dung chính của Nhật ký quan sát ngoài các nội dung cơ bản như mục đích quan sát, họ tên người quan sát, địa điểm, thời gian quan sát và phần nội dung quan sát.
Theo Dương Thị Liễu các yếu tố cấu thành nên VHKD gồm 5 yếu tố, tuy nhiên do còn nhiều hạn chế khách quan và chủ quan, tác giả chỉ tiến hành quan sát các biểu hiện VHKD mang bản sắc dân tộc xuất phát từ yếu tố Văn hóa ứng xử của nhân viên tại cửa hàng VinMat+ tại Hà Nội, các biểu hiện từ các yếu tố khác như biểu hiện về giá trị, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân tác giả sử dụng các tài liệu sơ cấp để hoàn thành luận văn. Như vậy, cấu trúc nội dung quan sát về văn hóa ứng xử sẽ bao gồm 02 nhóm chính, bao gồm Nhóm những hành vi ứng xử có văn hóa và Nhóm những thái độ ứng xử có văn hóa.
Đối với nhóm những hành vi ứng xử có văn hóa, người quan sát thường chỉ ghi nhận thực trạng các hành vi, mà không đánh giá, mà tập trung ghi nhận thực trạng kèm theo đánh giá mức độ nhạy cảm và tinh tế của các biểu hiện thuộc nhóm thái độ ứng xử có văn hóa của nhân viên đối với khách hàng và ghi nhận biểu hiện thái độ hài lòng của khách hàng ngay sau đó. Việc thực hiện đánh giá mức độ biểu hiện tác giả sử dụng thang đo Linkert cùng với 5 mức điểm như sau:
- Luôn luôn thực hiện/rất hài lòng: 5 điểm.
- Thường xuyên thực hiện/hài lòng: 4 điểm.
- Thỉnh thoảng thực hiện/tương đối hài lòng: 3 điểm.
- Hiếm khi thực hiện/không hài lòng: 2 điểm.
- Không bao giờ thực hiện/hoàn toàn không hài lòng: 1 điểm.
Để xây dựng được bản Nhật ký quan sát, tác giả xin đề xuất cấu trúc Nhật ký quan sát với những nội dung và cách ghi cụ thể được trình bày tại bảng 2.1 dưới đây:
2.2.2. Phân tích, xử lý số liệu
2.2.2.1. Sắp xếp và xử lý số liệu Luận văn: Khái quát phương pháp nghiêm cứu cửa hàng tiện lợi
Số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp sau khi được thu thập sẽ được sắp xếp phân chia thành các nội dung về kinh tế xã hội, văn hóa, VHKD, ngành bán lẻ, doanh nghiệp quan sát, v.v.. Sau khi loại bỏ các tài liệu trùng lặp nội dung, ưu tiên các tài liệu được cập nhật mới hoặc được nghiên cứu gần nhất, tác giả tiến hành nghiên cứu các tài liệu để tìm những nội dung, thông tin cần thiết làm cơ sở thực hiện luận văn. Các thông tin, kiến thức tin cậy và cập nhật nhất sẽ được đối sánh, lựa chọn để làm cơ sở định hướng, căn cứ nghiên cứu hoặc được trích dẫn đưa vào luận văn. Những kiến thức, mô hình hay số liệu có thể được thiết lập, chuyển đổi thành hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ v.v..
Các dữ liệu thứ cấp được phân tích để phục vụ cho hai nội dung:
- Nội dung thứ nhất là cơ sở lý luận để thực hiện nghiên cứu;
- Nội dung thứ hai là các thông tin về doanh nghiêp bao gồm cả các thông tin liên quan đến các biểu hiện VHKD của đối tượng quan sát mà việc quan sát, hoặc phỏng vấn không thể hiện hoặc khó thể hiện rõ ràng như các biểu hiện về Văn hóa doanh nhân, các tài liệu về đạo đức doanh nhân, vv…
Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp sẽ được sắp xếp thành các dạng để đưa ra các giải pháp xử lý khác nhau như tài liệu chữ, ảnh chụp, bản ghi âm, các đoạn clip, v.v. Các dạng số liệu sơ cấp được định dạng và xử lý như sau:
- Các dữ liệu là các tài liệu dạng chữ như các bản ghi chép hiện trường quan sát, nhật ký quan sát, bản ghi phỏng vấn, v.v. Các tài liệu này được chụp số hóa nếu sử dụng Nvivo, trong trường hợp của luận văn này do chưa có điều kiện tiếp cận được phần mềm Nvivo, tác giả sử dụng phần mềm excel để tổng hợp, tính toán và lập đồ thị để đánh giá. Kết quả cụ thể được thể hiện tại phần Phụ lục.
- Các dữ liệu là các ảnh chụp bên trong và bên ngoài các cửa hàng mục tiêu quan sát, các hình ảnh sưu tầm trên mạng internet, các hình ảnh thu thập được từ doanh nghiệp cung cấp, v.v. Các dữ liệu này, được chọn lọc để đưa vào minh họa luận văn, đảm bảo tính chân thực và bản quyền.
- Các đoạn video ngắn quay quá trình phỏng vấn, ghi nhận khuôn mặt của khách hàng làm bằng chứng cho việc nhận định sự hài lòng của khách hàng sau khi mua hàng, v.v. Các tài liệu này được lưu giữ tại ổ cứng để phục vụ nghiên cứu, đối chứng khi cần thiết.
2.2.2.2. Đọc và sàng lọc dữ liệu Luận văn: Khái quát phương pháp nghiêm cứu cửa hàng tiện lợi
Sau khi đã tập hợp, phân loại dữ liệu, tác giả tiến hành đọc toàn bộ dữ liệu để cảm nhận chung về thông tin, suy nghĩ về ý nghĩa khái quát. Từ đó, đưa ra các ý tưởng chung, lựa chọn cách thức “mã hóa” số liệu để có được độ sâu, độ tin cậy của số liệu.
2.2.2.3. Phân tích, mô tả và tổng hợp dữ liệu
Sau khi đã “mã hóa” dữ liệu thành các dạng khác nhau như bảng so sánh, đồ thị, vv… tác giả tiến hành viết thành lời các mã hóa này. Đây là các mô tả liên quan đến việc trình bày chi tiết thông tin về đối tượng quan sát, con người, địa điểm, sự kiện, v.v., trong bối cảnh để phát hiện ra các chủ đề mới trong nghiên cứu cùng với sự liên kết các chủ đề thành một mạch quan điểm hay mô hình lý thuyết. Cách thức trình bày bản mô tả, các chủ đề có thể bằng các minh họa cụ thể, các trích dẫn, quan điểm cá nhân, các bảng biểu, hình ảnh (như một mô hình quá trình lý thuyết cơ sở, minh họa thực địa nghiên cứu, bảng mô tả tổng hợp quan sát, v.v.) và cuối cùng tác giả đưa ra nhận định tổng hợp về kết quả phân tích hay là ý nghĩa của dữ liệu. Các nhận định trên có thể được diễn đạt từ sự am hiểu của người nghiên cứu, hoặc câu hỏi mới được suy ra từ sự so sánh các phát hiện từ tư liệu thu thập được.
2.2.3. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Căn cứ vào kết qua thu thập, xử lý dữ liệu tác giả tiến hành phân tích, nhận định và cụ thể hóa bằng việc các báo cáo kết quả nghiên cứu. Bước này sẽ chia thành hai nội dung: (i) Nội dung thứ nhất là thực trạng các biểu hiện VHKD của chủ thể kinh doanh được nghiên cứu (Chương 3); (ii) Nội dung thứ hai là những đề xuất giải pháp mà chủ thể kinh doanh được nghiên cứu cần thực hiện nhằm hoàn thiện và phát triển VHKD (Chương 4).
Tóm tắt Chương 2
Như vậy tại Chương 2, sau khi phân tích và lựa chọn được vấn đề nghiên cứu, thu hẹp phạm vi và tìm ra khoảng trống cũng như những câu hỏi nghiên cứu, tác giả đã xác định được Phương pháp nghiên cứu, từ đó đã xây dựng được quy trình nghiên cứu định tính với 3 bước cơ bản. Từ đây, tác giả đã tiến hành quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp và thực hiện phân tích dữ liệu để tìm ra các biểu hiện VHKD tại VinMart+. Đặc biệt, để tìm ra các biểu hiện văn hóa ứng xử của nhân viên VinMart+ đối với khách hàng tại cửa hàng tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát, lấy ý kiến chuyên gia với phương pháp chọn mẫu xác suất hệ thống và cỡ mẫu là 97/723 cửa hàng tại Hà Nội của VinMart+. Cuối cùng, dựa trên các đặc điểm của VHKD, tác giả cũng đã đưa ra được mô hình bốn bước sàng lọc để nhận diện ra các biểu hiện VHKD để xây dựng cấu trúc nhật ký quan sát làm cơ sở cho việc tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp sau này. Luận văn: Khái quát phương pháp nghiêm cứu cửa hàng tiện lợi
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Luận văn: Tổng quan chung về chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart