Luận văn: Khái quát dịch vụ ngân hàng điện tử tại MB Bank

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát dịch vụ ngân hàng điện tử tại MB Bank hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quân Đội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội

Ra đời năm 1994 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100283873 ngày 30/9/1994 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và Giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14/9/1994 của NHNN Việt Nam hội sở chính đặt tại Số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội; với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp Quân đội, với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, chủ yếu là từ vốn góp của các cổ đông sáng lập cùng với 25 nhân sự, ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã không ngừng phát triển. Quá trình tăng vốn điều lệ được thể hiện cụ thể qua các giai đoạn như sau: Luận văn: Khái quát dịch vụ ngân hàng điện tử tại MB Bank

  • Năm 2005, vốn điều lệ lên 450 tỷ đồng
  • Năm 2006, vốn điều lệ lên 1.045,2 tỷ đồng
  • Năm 2007, vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng
  • Năm 2008, MB tăng vốn điều lệ lên 3.400 tỷ đồng.
  • Năm 2009, MB hoàn thành việc tăng mức vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng.
  • Năm 2010, vốn điều lệ đạt 7.300 tỷ đồng.
  • Vốn điều lệ của MB tính đến thời điểm 31/12/2012 đã đạt 10.000 tỷ đồng.
  • Năm 2013 vốn điều lệ 11.256 tỷ đồng
  • Năm 2014 vốn điều lệ 11.594 tỷ đồng

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, MB đã tạo dựng được cho mình các giá trị văn hóa cốt lõi, tạo nên một nét văn hóa riêng có của nó. Giá trị cốt lõi đó là đoàn kết – kỷ luật – tận tâm – thực thi – tin cậy – hiệu quả. Đồng thời, là một công ty niêm yết, MB luôn ý thức duy trì và nâng cao tính hiệu quả và minh bạch trong công tác quản trị, hướng tới áp dụng những thông lệ quốc tế về quản trị tốt nhất, đảm bảo quyền lợi chính đáng và sự bình đẳng cho các cổ đông. Ở MB rất tự hào vì có một đội ngũ lãnh đạo, cán bộ nhân viên đoàn kết, thống nhất, một cơ cấu cổ đông vững mạnh và không có lợi ích nhóm trong ngân hàng.

Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng thuận tiện cho khách hàng và với tầm nhìn 2020 cùng với các sáng kiến, các chương trình triển khai với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới, McKinsey.

Sứ mệnh: vì sự phát triển đất nước, vì lợi ích khách hàng (Khách hàng được hiểu là bao gồm khách hàng bên ngoài, khách hàng nội bộ, cán bộ nhân viên, cổ đông và các đối tác).

Triết lý kinh doanh: MB luôn tận tâm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng, đối tác, cổ đông, cán bộ nhân viên và cộng đồng – xã hội.

Thời gian qua, MB nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2013 do Chính phủ trao tặng, Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong hai năm liên tiếp 2013 và 2014 do Tạp chí The Asian Money trao tặng… Đây cũng là doanh nghiệp nhận giải thưởng “World Class 2014″ vào tháng 8, giải thưởng cao nhất của Tổ chức Chất lượng châu Á – Thái Bình Dương (APQO) trao cho một doanh nghiệp tại mỗi quốc gia.

Năm 2014, MB được The Asian Banker trao giải “Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam – Strongest Bank in Vietnam 2014″ tại Boston, Mỹ. Danh hiệu “Ngân hàng mạnh nhất” được Tạp chí Asian Banker – tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên thế giới, đưa vào bình chọn bắt đầu từ năm 2007. Việc chấm giải dựa trên bảng điểm chi tiết và minh bạch về hoạt động tài chính, kinh doanh hàng năm của các ngân hàng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Luận văn: Khái quát dịch vụ ngân hàng điện tử tại MB Bank

MB Hồ Chí Minh là chi nhánh đầu tiên tại khu vực Hồ Chí Minh được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4113012868 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. HCM cấp ngày 16/07/1996. MB HCM từ một ngân hàng nhỏ, chưa tên tuổi tại khu vực phía nam với một trụ sở giao dịch duy nhất tại 18B Cộng Hòa, Q. Tân Bình nay đã trở thành một ngân hàng có một vị thế nhất định trong hệ thống các NHTM tại khu vực phía nam với 5 điểm giao dịch trên TP.HCM.

MB HCM định hướng hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng trên nền công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích cao cho khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng

2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng TMCP Quân Đội

  • Hoạt động trung gian tiền tệ khác.
  • Hoạt động bao thanh toán.
  • Cung cấp các dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
  • Kinh doanh ngân hàng theo các quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam.
  • Ngân hàng lưu ký.
  • Kinh doanh Trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật.
  • Gia công, chế tác vàng.
  • Kinh doanh mua, bán vàng.
  • Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của Pháp luật.

Năm 2000, thành lập 2 thành viên là Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội MBS) và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội MBAMC.

Năm 2003, MB tiến hành cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực.

Năm 2004, là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.

Năm 2005, MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) về việc thanh toán cước viễn thông của Viettel và đạt thỏa thuận hợp tác với Citibank.

Năm 2006, thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội (HFM), nay là Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Capital). Triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin core banking T24 của Tập đoàn Temenos (Thụy Sỹ)

Năm 2008, MB tái cơ cấu tổ chức, tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức trở thành cổ đông chiến lược.

Năm 2009, Ra mắt Trung tâm dịch vụ khách hàng 247.

Năm 2010, Khai trương chi nhánh đầu tiêntại nước ngoài (Lào).

Năm 2011, Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HSX) từ ngày 1/11/2011. Khai trương thành công Chi nhánh quốc tế thứ hai tại PhnomPenh – Campuchia. Nâng cấp thành công hệ thống CoreT24 từ R5 lên R10.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn: Khái quát dịch vụ ngân hàng điện tử tại MB Bank

2.1.3.1 Dịch vụ huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động qua các năm giai đoạn 2011-2014 của MB đều tăng lên. Tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng huy động vốn đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong những năm gần đây, trung bình là 27%/ năm, trong đó huy động nguồn vốn từ khách hàng cá nhân là 30%/ năm và các tổ chức kinh tế là 20%/ năm.

Bảng 2.1. Tăng trưởng nguồn vốn huy động từ KH tại MB từ 2011-2014

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo thường niên MB các năm 2011-2014 Năm 2014, huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng 23% so với năm 2013 (đạt 167.609 tỷ đồng). Chính sách huy động vốn linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, bám sát chính sách của NHNN, nhu cầu khách hàng (tính đến ngày 31/12/2014 MB có 1,8 triệu khách hàng). Sản phẩm huy động đa dạng, phù hợp địa bàn vùng miền, phân khúc khách hàng như: sản phẩm Nhân An, tiết kiệm thực gửi Campuchia, tiết kiệm 12 tháng linh hoạt, tiết kiệm Mobile

Những số liệu trên cho thấy mảng dịch vụ huy động vốn từ khách hàng cá nhân ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động chung của ngân hàng, góp phần tạo lập nguồn vốn dồi dào, ổn định và bền vững, làm nền tảng để triển khai các mảng hoạt động khác.

Tăng trưởng nguồn vốn huy động

 Hình 2.1:Tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng tại ngân hàng MB (2011-2014)

Về phương án sử dụng vốn chủ sở hữu, kết quả này hầu như không có sự khác biệt so với phương án sử dụng vốn sau tăng vốn, tuy nhiên khoản mục đầu tư kinh doanh khác thêm gần 1.000 tỷ đồng nữa sẽ tăng lên 2.548 tỷ đồng. Luận văn: Khái quát dịch vụ ngân hàng điện tử tại MB Bank

Bảng 2.2: Chi tiết sử dụng vốn của MB năm 2014-2015

Năm 2015, MB dự kiến tăng trưởng tài sản từ 8-10%; huy động vốn dân cư, tổ chức kinh tế tăng trưởng khoảng 8%; Dư nợ cho vay 13-15%; lợi nhuận trước thuế khoảng 3,250 tỷ đồng (riêng ngân hàng là 3,150 tỷ đồng) và cổ tức 10%. Vốn điều lệ tăng từ 11.594 tỷ đồng lên 16.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu dưới 3% (năm 2014 là 2,73%).

Hình 2.2: Tổng tài sản của MB năm 2011-2014

Năm 2013, tổng huy động vốn (thị trường 1 và thị trường 2) đạt 159.690 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012, trong đó huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư (riêng ngân hàng) đạt 136.654 tỷ, tăng 16% so với năm 2012, hoàn thành 105% kế hoạch năm 2013. Chú trọng huy động vốn bền vững từ dân cư, tích cực triển khai các sản phẩm mới gia tăng tiện ích cho khách hàng “tiết kiệm tích lũy thông minh”, “tiết kiệm cho con”, “tiết kiệm số”…

Quan hệ chặt chẽ các khách hàng truyền thống, khách hàng quân đội, phục vụ lực lượng vũ trang. Xây dựng sản phẩm chuyên biệt cho đối tượng quân nhân, cán bộ nhân viên Quốc phòng với nhiều sản phẩm đa dạng như: Tiết kiệm Quân nhân, cho vay Quân nhân… Tổ chức thành công các chương trình tri ân khách hàng, chương trình Hội thảo Khách hàng Quân đội tại khu vực miền trung, khu vực miền nam…

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Năm 2013, tăng trưởng tín dụng bền vững, hiệu quả, lấy chất lượng tín dụng quyết định tăng trưởng. Tổng dư nợ tín dụng (bao gồm dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 90.217 tỷ, tăng 18% so với năm 2012.

Năm 2014, phát triển tín dụng theo hướng tăng trưởng bền vững, chú trọng chất lượng, dịch chuyển mạnh theo hướng bán lẻ. Dư nợ cho vay đạt 100,569 tỷ, tăng 15% so với 2013. Trong đó, dư nợ cho vay riêng ngân hàng đạt 100.571 tỷ, tăng 14% so với 2013, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân ngành (˜13%).

  • Định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, ưu tiên phát triển khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), duy trì hợp lý nhóm khách hàng, chú trọng khách hàng doanh nghiệp lớn tầm trung (CIB Midcorp).
  • Phát triển tín dụng theo định hướng của Ngân hàng nhà nước ưu tiên: nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao (Đồng hành cùng doanh nghiệp lúa gạo; Gói tín dụng ưu đãi cho khách hàng Midcorp, Chung sức cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ, VND lãi suất linh hoạt, Sản phẩm Cho vay VND Lãi suất ưu đãi)…
  • MB luôn chú trọng kiểm soát và quản lý chất lượng nợ chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu đạt 2,45% (luôn nhỏ hơn 2,5%). Triển khai quyết liệt nhiều giải pháp quản lý, cơ cấu, thu hồi nợ, bám sát mục tiêu xử lý nợ xấu trong năm.

2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ Luận văn: Khái quát dịch vụ ngân hàng điện tử tại MB Bank

Năm 2011, hoạt động dịch vụ có nhiều bước tiến với việc cho ra mắt rất nhiều sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như: phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử eMB, BankPlus, eCom; sản phẩm tài khoản MB VIP… Đặc biệt, đã khai trương và cung cấp cho khách hàng sản phẩm tư vấn tài sản (MB Private) với dịch vụ tài chính cao cấp…

  • Bảo lãnh: số dư bảo lãnh 31/12 đạt 13.059 tỷ, tăng so với đầu năm 2.893 tỷ tương đương 28,4%.
  • Thanh toán quốc tế của MB đạt kết quả khả quan: doanh số TTQT cả năm đạt 5,96 tỷ USD, chiếm 2.7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước và tăng 9% so với 2010.
  • Thẻ: tổ chức phát hành chính thức thẻ Visa vào đầu năm 2011. Tổng số thẻ phát triển mới trong năm đạt 151.468 thẻ (trong đó VISA: 5.618 thẻ), lũy kế đến 31/12/2011 là: 534.719 thẻ, hoàn thành 116% kế hoạch năm.
  • Kiều hối: doanh số cả năm đạt 220 triệu USD, hoàn thành 146% kế hoạch năm, tăng 176% so với 2010.

Năm 2012, ngân hàng đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thông qua việc phát triển nhiều sản phẩm liên kết, ứng dụng công nghệ như: triển khai Bankplus cho chuỗi Vinamilk và đối tượng Smart Sim, tiết kiện số trên eMB, dịch vụ chuyển tiền online hợp tác với Viettel, sản phẩm tài khoản số đẹp… Luận văn: Khái quát dịch vụ ngân hàng điện tử tại MB Bank

  • Doanh số thanh toán quốc tế đạt 6.240 triệu USD, tăng 5% so với năm 2011, đạt 105% kế hoạch.
  • Doanh số thanh toán quốc tế đạt 6.240 triệu USD, tăng 5% so với năm 2011, đạt 105% kế hoạch.
  • Doanh số kiều hối đạt 385 triệu USD, tăng 75% so với năm 2011, hoàn thành 110% kế hoạch.
  • Thẻ số phát triển mới đạt 145.345 thẻ, lũy kế cuối kỳ đạt 680.064 thẻ, hoàn thành 83% kế hoạch. Phát triển mới 512 POS, lũy kế đạt 1.106 POS, hoàn thành 150% kế hoạch. Phát triển mới 61ATM, lũy kế cuối kỳ đạt 388 ATM, hoàn thành 61% kế hoạch. Tổng thu thuần dịch vụ đạt 733 tỷ đồng, tăng 14% so với 2011, chiếm tỷ trọng 9,38% trong tổng thu nhập hoạt động.

Năm 2013, tổng thu thuần dịch vụ đạt 739 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng thu nhập hoạt động:

  • Các hoạt động đạt kết quả tốt. Số dư bảo lãnh đạt 19.082 tỷ đồng. Doanh số Thanh toán quốc tế khoảng 7,35 tỷ USD, tăng 18% so với 2012. Doanh số kiều hối đạt 885 triệu USD, tăng 130% so với năm 2012 (đứng Top đầu các ngân hàng thương mại cổ phần).
  • Hoạt động ngân hàng điện tử và thẻ đều tăng trưởng tốt (thẻ ATM tăng khoảng 65%, Bankplus tăng 153%, eMB tăng 36%).

Năm 2014, Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 950 tỷ, tăng trưởng 29% so với 2013. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của ngân hàng đạt kết quả tích cực: i) Số dư bảo lãnh đến 31/12/2014 đạt 27.913 tỷ tăng 47% so với cùng kỳ; ii) Doanh số thanh toán quốc tế đạt 6.540 triệu USD, tăng 2% so với 2013; iii) Hoạt động thẻ, ngân hàng điện tử: Bankplus đạt 1.823.786 user (tăng 46%), eMB đạt 81.722 user (tăng 21%). Thẻ lũy kế đạt 1.622.539 thẻ ATM (tăng 45%)…

Năm 2012, MB có tổng tài sản đạt trên 175 nghìn tỷ đồng với Vốn điều lệ đạt 10.000 tỷ đồng, các chỉ tiêu tăng trưởng về huy động và dư nợ cao gấp nhiều lần mức trung bình của ngành, lợi nhuận tăng trưởng 18%, đạt 3.090 tỷ đồng và đứng đầu trong nhóm NHTM cổ phần.

Năm 2013, MB có lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 3.022 tỷ, trong đó riêng ngân hàng đạt 2.940 tỷ. Các chỉ số hiệu suất sinh lời ROA đạt 1,28%, ROE đạt 16,31%, EPS đạt 2.145 đồng/cổ phiếu.

Năm 2014 là năm thứ ba liên tiếp MB giữ vị trí dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP về lợi nhuận và các chỉ tiêu chất lượng (ROA, ROE). Các chỉ số hiệu suất sinh lời ROA đạt 1,31%, ROE đạt 15,8%, EPS đạt 2.136 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt 10,07%. Lãi trước thuế MB group đạt 3.174 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận riêng ngân hàng đạt 3.003 tỷ đồng, đứng đầu các ngân

ROE: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Vốn CSH bình quân (%)

ROA: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản bình quân (%)

Nhìn chung, qua 4 năm từ 2011 đến 2014, các chỉ tiêu ROA và ROE tiếp tục nằm trong tốp dẫn đầu NHTM tại Việt Nam.

Lợi nhuận trước thuế của MB

Hình 2.3: Lợi nhuận trước thuế của MB từ năm 2011-2014

Năm 2014, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MB đạt 3.174 tỷ đồng, vượt 2,38% kế hoạch. Tổng tài sản đạt 200.489 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước. Tăng trưởng tín dụng đạt 15%, huy động vốn tăng 23%. Tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức 2,73% – thấp hơn so với trần 3,5% được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông 2014.

Như vậy, năm 2014, MB đã nỗ lực hoàn thành cơ bản cam kết đã đưa ra trong Đại hội cổ đông 2014, trong đó đã hoàn thành cơ bản mục tiêu kinh doanh, hoàn thiện về thể chế, tổ chức, kinh doanh an toàn, bảo toàn và phát triển vốn, chia cổ tức cho các cổ đông như kế hoạch đã đề ra.

Trong năm 2014, một số nội dung công việc đã được Đại hội đồng cổ đông quyết định nhưng chưa đạt được tiến độ đề ra do vướng những vấn đề về pháp lý như việc triển khai các thủ tục tăng vốn điều lệ cho cổ đông chiến lược trong và ngoài nước, đưa MIC trở thành công ty con của MB. Việc triển khai Đề án kênh liên kết với Viettel và các sáng kiến chiến lược trọng yếu cần đẩy mạnh hơn nữa. Hội đồng Quản trị MB cam kết sẽ chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ các vấn đề trên trong năm 2015 và mong nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý, các Quý vị cổ đông để hoàn thành các mục tiêu này.

Mục tiêu trong năm 2015 của MB là hoàn thành chỉ tiêu chiến lược 5 năm từ 2011-2015 đảm bảo nằm trong top 5 trong hệ thống ngân hàng thương mại. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 3.250 tỷ đồng, trong đó riêng ngân hàng mẹ 3.150 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức khoảng 10%, tương đương năm 2014. Đồng thời phát triển thêm 3 triệu khách hàng mới trên nền tảng mối quan hệ hợp tác với cổ đông chiến lược Viettel để cùng phát triển các ứng dụng ngân hàng hiện đại.

Bảng 2.5. Khả năng thanh khoản của MB

Năm 2013, MB tuân thủ tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 11%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn là 12,8%. Thanh khoản ngân hàng được duy trì tốt. Nợ xấu kiểm soát chặt chẽ (<2,5%).

Năm 2014, MB cũng là ngân hàng tuân thủ tốt các quy định của Ngân hàng nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn đạt 10,07% và tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để vay trung, dài hạn chỉ ở mức 19,03%. Luận văn: Khái quát dịch vụ ngân hàng điện tử tại MB Bank

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:  

===>>> Luận văn: Thực trạng ngân hàng điện tử tại ngân hàng MB Bank

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x