Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát đa dạng hóa dịch vụ tại Ngân hàng PNB hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm Luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm Luận văn thì với đề tài Luận văn: Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của PNB.
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Phương Nam (PNB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, PNB chính thức đi vào hoạt động. Luận văn: Khái quát đa dạng hóa dịch vụ tại Ngân hàng PNB
Với số vốn ban đầu 10 tỷ đồng. Năm đầu, Ngân hàng Phương Nam đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng; dư nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258 triệu đồng. Với mạng lưới tổ chức hoạt động là 01 Hội sở và 01 chi nhánh.
Trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường còn non trẻ và sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997), Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh. Theo chủ trương đó, Hội đồng Quản trị ngân hàng đã đề ra những chiến lược tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển sau này của Ngân hàng Phương Nam:
Phát triển năng lực tài chính lành mạnh, vững vàng đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế.
Xây dựng bộ máy quản lý, điều hành có năng lực chuyên môn giỏi, đạo đức tốt và trách nhiệm cao. Bảo đảm cho mỗi bước đi của Ngân hàng Phương Nam luôn đúng hướng, an toàn và phát triển bền vững. Luận văn: Khái quát đa dạng hóa dịch vụ tại Ngân hàng PNB
Trải rộng mạng lưới hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, góp phần tạo động lực tích cực cho phát triển kinh tế – chính trị – xã hội của từng khu vực, đưa Ngân hàng Phương Nam trở thành ngân hàng đa phần sở hữu lớn mạnh theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân. Theo chiến lược đó, Ngân hàng Phương Nam đã tiến hành sáp nhập các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 1997 – 2003:
- Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đồng Tháp năm 1997.
- Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Nam năm 1999.
- Năm 2000 mua Qũy Tín Dụng Nhân Dân Định Công, Thanh Trì, Hà Nội.
- Năm 2001 sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú.
- Năm 2003 sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ.
Bằng niềm tin vững chắc và lòng nhiệt huyết của Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ nhân viên năng động và có tinh thần trách nhiệm. Trải qua nhiều thăng trầm, đến tháng 06/2023 Ngân Hàng TMCP Phương Nam có 90 Chi Nhánh, Phòng Giao Dịch và đơn vị trực thuộc tọa lạc trên khắp phạm vi cả nước; Vốn điều lệ đạt hơn 2.500 tỷ đồng, và tổng tài sản hiện tại đạt 30.000 tỷ đồng. Những thành tích đáng khích lệ được xã hội, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá và trao tặng bằng khen.
Các giải thưởng về thương hiệu bao gồm: “Thương hiệu Việt Nam tốt nhất” báo điện tử Vietnamnet trao tặng ngày 28/8/2020; “Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam” năm 2019; “Thương hiệu Vàng” do Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trao tặng; “Thương hiệu Việt yêu thích 2023” do bạn đọc Báo SGGP bình chọn vào 18/08/2023; “Thương hiệu bền vững toàn quốc 2023” do Hội Sở Hữu trí tuệ Việt Nam, Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh doanh, Công ty Cổ phần Hợp tác Đầu tư Việt Nam đã phối hợp tổ chức trao tặng vào ngày 23/8/2023.
Các giải thưởng về hoạt động dịch vụ ngân hàng bao gồm: “Sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2023” về dịch vụ tiết kiệm tại PNB do báo Sài Gòn tiếp thị tiến hành khảo sát và xếp loại; “Giải thưởng về thanh toán quốc tế 2020” do HSBC trao tặng; “Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế” do Citi Bank trao tặng ngày 28/8/2020; “Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2021” của BVQI – Vương quốc Anh ngày 30/10/2022;
Các giải thưởng về quy mô doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh gồm: Giải thưởng “Sao Vàng đất Việt 2023” do Trung ương Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao tặng sáng 2/9/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Danh hiệu “Doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam Vàng năm 2022” do hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức và trao tặng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính – Ngân Hàng
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của PNB từ năm 2019 đến tháng 06/2023. Luận văn: Khái quát đa dạng hóa dịch vụ tại Ngân hàng PNB
Theo Bảng 2.1 ta thấy, qui mô tổng tài sản của PNB tăng cao, liên tục qua các năm. Năm 2019 là 9.115.814 triệu đồng tăng 87,91% đạt 17.129.590 triệu đồng vào năm 2020, tăng nhẹ 21,20% trong năm 2021 chỉ đạt 20.761.516 triệu đồng (do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2020) và năm 2022 đã bứt phá với tốc độ là 70,86% đạt 35.473.137 triệu đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2023 đạt 41.110.422 triệu đồng. Đây là một nỗ lực rất lớn của PNB đang trong thời kỳ tăng vốn mạnh mẽ và sử dụng đồng vốn rất có hiệu quả, lợi nhuận sau thuế đạt những kết quả rất ấn tượng trong thời gian qua với tốc độ tăng trưởng ổn định 31,72% trong năm 2020, giảm sút đáng kể 38,51% vào năm 2021 chỉ đạt 117.065 triệu đồng, nhưng năm 2022 đạt 248.140 triệu đồng tăng đến 111,97% và 210.822 triệu đồng vào thời điểm 30/06/2023 đạt 58% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2023 là 362.284 triệu đồng. Kết quả này đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước thông qua thuế và các khoản phải nộp, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Để thấy rõ hơn vấn đề này ta phân tích các chỉ tiêu chi tiết trong Bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2 Chi tiết về chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (ĐVT: Triệu đồng)
Kết hợp Bảng 2.1 và Bảng 2.2 cho thấy quy mô tài sản tăng tương đối cao (87,91% năm 2020, 21,20% năm 2021, và 70,86% năm 2022) trong khi đó lợi nhuận sau thuế tăng ở mức thấp 31,72% năm 2020, sụt giảm trong 2021 và tăng đột biến trong năm 2022 111,97%, đã làm cho lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm. Như vậy, sự tăng trưởng tài sản của quá nóng, có thể gây rủi ro cho hệ thống nhưng PNB đã kiểm soát được vào năm 2022 và những năm tiếp theo, PNB có khả năng sinh lời rất tốt.
Theo Bảng 2.2, thu nhập của PNB chủ yếu là từ thu nhập lãi ròng và các khoản thu nhập ngoài lãi bao gồm phí dịch vụ, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ, đầu tư chứng khoán và từ các hoạt động khác. Trong đó, thu nhập từ lãi ròng chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 50%) trong tổng thu nhập. Mặc dù tỷ trọng này giảm dần theo các năm (năm 2019 chiếm 79,57%, năm 2020: 71,81%, năm 2021: 50,99%, năm 2022: 54,23%) nhưng vẫn mức cao, trong khi đó thu nhập từ các khoản phí dịch vụ ngoài lãi chiếm tỷ trọng rất nhỏ và tăng dần theo các năm (năm 2019: 2,12%, năm 2020: 2,47%, năm 2021: 3,26%, năm 2022: 6,36%), ngoài ra các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán cũng tăng lên qua các năm nhưng tỷ lệ không đáng kể. Riêng năm 2021 ảnh hưởng khủng khoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp đã thu hẹp thậm chí đóng cửa sản xuất, gây khó khăn trong vấn đề tăng trưởng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay, thu nhập từ lãi có sự sụt giảm (giảm 22,85% so với năm 2020) đã kéo theo thu nhập sau thuế của PNB giảm đáng kể (38,58% so với 2020). Điều đó nói lên rằng, trong cơ cấu thu nhập ròng của PNB, thu nhập ròng từ lãi chiếm tỷ lệ chủ yếu nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, những chỉ tiêu thu nhập khác chiếm tỷ trọng nhỏ có tăng trưởng cao cũng không bù đắp nổi phần sụt giảm này. PNB nên có giải pháp cụ thể để thay đổi tỷ trọng này.
Phân tích khả năng sinh lời của PNB
Theo bảng 2.3, tỷ lệ lãi ròng trên tổng tài sản bình quân ngày càng giảm, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản bình quân ngày một tăng, đây là một dấu hiệu rất tốt trong việc cơ cấu lại tài sản để ưu tiên phát triển các dịch vụ mang lại thu nhập ngoài lãi.
Trong giai đoạn 2019 đến nay, PNB luôn nỗ lực tăng vốn điều lệ bằng nhiều biện pháp khác nhau: năm 2005: 580 tỷ đồng, năm 2019: 1.290 tỷ đồng, năm 2020: 1.434 tỷ đồng, năm 2021: 2.027 tỷ đồng, năm 2022: 2.56 tỷ đồng. Hệ số ROA cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản tại PNB chưa được cải thiện tốt trong các thời kỳ tăng vốn.
Đồng thời, hệ số ROE thể hiện sự giảm sút đi đôi chút lợi ích của cổ đông PNB vì khả năng sinh lợi của PNB chưa tăng kịp với tăng vốn điều lệ. Luận văn: Khái quát đa dạng hóa dịch vụ tại Ngân hàng PNB Luận văn: Khái quát đa dạng hóa dịch vụ tại Ngân hàng PNB
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng PNB